"Chợ Đầu Mối" về Giáo Dục tại Việt Nam
A Clearinghouse on Education in Viet Nam
Ý kiến nhận xét
09/12/2014 | Lê Đỗ Huy | Bản tin số 42

Cha mẹ trải chiếu cho con một chỗ trong biên chế, tốt nhất là thay chính họ, sẽ vô cùng thuận lợi. Chuyện "mang tai mang tiếng" (của các sếp đặt con thay mình) bị chính sự thực dụng của thị trường đè bẹp.

23/03/2016 | Dennis J. Bernstein | Bản tin số 42

The American Public School system is dying a slow death. And many leading educators feel it is being poisoned by a drumbeat toward privatization – marketed as choice – along with a regimen of useless, costly, and sometimes racist testing programs that cater to a privileged class. Indeed, the battle cry for the last two administrations is choice/charter schools and privatization.

02/09/2015 | Theo VOV | Bản tin số 36

Giáo sư Toán học người Pháp, người đã giành giải thưởng Fileds Toán học 2010 chia sẻ câu chuyện về việc giữ chân nhân tài.
Theo thống kê, trong 40 năm qua, đã có 228 lượt học sinh Việt Nam dự thi các kỳ Olympic Toán quốc tế. Các học sinh Việt Nam đã giành 52 huy chương vàng, 94 huy chương bạc, 67 huy chương đồng, 1 giải thưởng đặc biệt và Việt Nam luôn được vinh danh là một trong những quốc gia có nhiều tài năng toán nhất trên thế giới. Thế nhưng, theo thời gian, ít người trong số những tài năng toán học này ở lại Việt Nam mà phần lớn các nhà Toán học Việt Nam lại chọn làm việc ở nước ngoài.

02/09/2015 | Phương Dung | Bản tin số 36

Để có thể "sánh vai với các cường quốc năm châu", GS Nguyễn Mại, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, cho rằng, câu chuyện này phải bắt đầu từ giáo dục, làm sao đào tạo ra được một thế hệ thanh niên có ý chí, có nền tảng và phương pháp làm việc tốt. Việt Nam cũng cần học hỏi các nước đã thành công trên thế giới để tìm hướng đi cho mình.

02/09/2015 | Nguyễn Quang Dy | Bản tin số 36

Tôi nhớ cách đây lâu lắm rồi, có một vị lãnh đạo cao cấp (hình như là cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đáng kính) đã có một nhận xét đầy ấn tượng là "chất lượng giáo dục nước ta rớt nhanh như nhảy dù". Eo ôi! Không biết bây giờ dù đã rớt đến đâu? Việt Nam có rất nhiều trường đại học nhưng tại sao chẳng có lấy một trường nào lọt được vào danh sách được xếp hạng trong khu vực? Câu chuyện tụt hậu về kinh tế (bao nhiêu năm so với các nước khác) chẳng lẽ không liên quan gì đến tụt hậu về chất lượng giáo dục và đào tạo?

29/09/2015 | NGÂN ANH | Bản tin số 36

Ông Nguyễn Minh Thuyết lý giải tại sao các trường ĐH, CĐ lại nở rộ, để rồi dẫn đến tình trạng không ít trường rơi vào cảnh sống dở chết dở như hiện nay.

22/09/2015 | NGỌC HÀ - MINH GIẢNG | Bản tin số 36

Việc "bùng nổ" số lượng trường ĐH ở VN đặt ra vấn đề chất lượng ĐH, các chuyên gia giáo dục đưa ra một số giải pháp.
TS Phạm Thị Ly :Phải nhìn vào những nghịch lý đang tồn tại: Thứ nhất, mặc dù số trường còn ít nếu so tỉ lệ dân số như đã nói trên, các trường vẫn đang thiếu nguồn tuyển. Thứ hai, mặc dù tỉ lệ vào ĐH còn thấp, cử nhân ra trường vẫn thất nghiệp. Thứ ba, nhiều cử nhân thất nghiệp, các doanh nghiệp vẫn thiếu người. Vì vậy không thể không nghĩ rằng đang có một khoảng cách khá xa giữa những gì các trường đang làm và những gì xã hội thật sự cần.

22/09/2015 | NGỌC HÀ - MINH GIẢNG | Bản tin số 36

Thống kê của Bộ GD-ĐT dựa trên số liệu đăng ký tuyển sinh ĐH, CĐ 2015 của các trường cho thấy hiện cả nước có khoảng 480 trường ĐH, CĐ - tăng gấp đôi số trường so với 14 - 15 năm về trước.
Đáng nói, nếu tính trong 10 năm từ 2001 đến 2011, số trường tăng lên chủ yếu ở khối trường công lập với mức tăng trưởng thêm đến 170 trường, trong khi số trường ngoài công lập mới chỉ gần 60 trường. Khu vực ĐBSCL dù điều kiện kinh tế - xã hội còn rất hạn chế cũng có đến 43 trường ĐH, CĐ, vùng núi phía Bắc có 52 trường. Địa phương có nhiều trường ĐH, CĐ nhất hiện nay là Hà Nội với 114 trường, tiếp đến là TP.HCM với 74 trường...

03/09/2015 | Theo Dân Việt | Bản tin số 36

70 năm đã trôi qua chúng ta đã thu hút và sử dụng nhân tài người Việt ở nước ngoài như thế nào, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế hội nhập hiện nay, để xây dựng đất nước? Nhân dịp 70 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2.9, phóng viên NTNN đã phỏng vấn chuyên gia giáo dục Trần Đức Cảnh về vấn đề này.
"Chúng ta phải thẳng thắn nhìn nhận rằng chiến tranh đã lùi vào quá khứ hơn 40 năm. Cùng một lịch sử chiến tranh, đất nước còn chia cách nhưng Hàn Quốc đã trở thành 1 trong 4 con rồng châu Á. Điều gì đã xảy ra trong giai đoạn hơn 40 năm qua, khiến ta không thể phát triển dù chỉ bằng một nửa của Hàn Quốc. Bài học nào để thế hệ trẻ rút kinh nghiệm cho việc phát triển đất nước trong 10-20 năm tới."

31/8/2015 | GS. NGND NGUYỄN LÂN DŨNG | Bản tin số 36

GS. Nguyễn Lân Dũng cho rằng, đã đến lúc phải nhìn thẳng vào chất lượng giáo dục, vào giáo dục yếu kém, vì thực tế Việt Nam không phải là dân tộc lười học.