"Chợ Đầu Mối" về Giáo Dục tại Việt Nam
A Clearinghouse on Education in Viet Nam
THƯ TÒA SOẠN - EDITOR’S NOTE

Chào các em sinh viên và quí đồng nghiệp,

Thở phào một cái.  Mùa thi tốt nghiệp THPT đã xong.  Năm nay thi kiểu mới, và không phải thi “hiệp nhì” vào đại học như các năm trước. 

Tỉ lệ đậu THPT năm nay cũng thấp hơn các năm trước: khoảng 92% thay vì 98% như mọi năm.  Có lẽ như vậy trung thực hơn.

Chúc mừng các tân khoa đã xong một chặng đường đời tương đối thoải mái, khá đẹp, và hầu hết được bố mẹ “lo” cho cả.  Ba mươi năm sắp tới của các em sẽ gay go hơn với những quyết định về ngành học, chọn nghề, tìm việc, may ra thì sẽ hạnh phúc với người bạn đời, rồi đến nuôi dạy con cái, vững tiến với sự nghiệp … Và quan trọng nhất trong giai đoạn sắp tới là phải tự đứng vững một mình, và sống vui được với chính bản thân mình.

Mong các bạn đừng quên chữ quan trọng nhất trong đời là biết nói “Không” và chúc các bạn đạt được một lối tư duy độc lập.

Vũ-Đức Vượng.

27/5/2015 | Vũ Minh

"Giáo dục là một quá trình giúp một đứa bé thành người, và mọi người đều phải có cơ hội đạt được mục đích của chính mình, chứ không phải chỉ rập theo một khuôn mẫu".

Những ngày cuối tháng 5, khi học sinh cả nước háo hức chuẩn bị nghỉ hè, thì ngành giáo dục trong nước lẫn cộng đồng quốc tế lại xôn xao với bài toán lớp 3 siêu khó. Thầy cô “nát óc”, báo chí nước ngoài “khóc ròng”, GS. Toán học Ngô Bảo Châu thì “xin khất”, thậm chí thốt lên: "Chắc chỉ có mỗi cách là mò cua, may ra thì bắt được ốc!". Hiện, chỉ cần gõ cụm từ ghép (có thể không chính xác) "vietnam math 3 grade" sẽ cho ra rất nhiều website nước ngoài đưa tin cùng hàng nghìn bình luận của độc giả mỗi trang. Và "bài toán virus" này vẫn đang tiếp tục nóng lên từng ngày bởi đáp án chính xác và đầy đủ vẫn là một... câu trả lời bí ẩn.

Trong khi đó, ngày 13/5/2015, ngành giáo dục Việt Nam bất ngờ và vui mừng khi nhận được kết quả xếp hạng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), trong đó xếp hạng Việt Nam đứng thứ 12 về chất lượng giáo dục toàn cầu, trong khi các nền giáo dục được coi là có chất lượng tốt như Úc, Anh, Mỹ, Thụy Điển lại xếp sau.

 

Học sinh châu Á được huấn luyện “trả bài” giỏi lắm!

Ngay sau khi kết quả của OECD được công bố trên báo chí Việt Nam, thông qua một số nguồn tin nước ngoài, PV Báo Công lý đã liên hệ với Giáo sư Vũ Đức Vượng (nguyên Giám đốc Chương trình giáo dục tổng quát tại trường Đại học Hoa Sen, hiện định cư ở Mỹ), tuy nhiên khi đó ông  tạm thời không đưa ra lời bình luận cụ thể về bảng xếp hạng này. Song ông đã thẳng thắn trả lời: “Kết quả này không lạ!”.


GS. Vũ Đức Vượng. Ảnh: VNN

Lý giải cho điều này, Giáo sư cho biết: “Đây chỉ là một cuộc thi, mà học sinh Việt cũng như châu Á thì đã được huấn luyện từ mẫu giáo để “trả bài” giỏi lắm, trong khi học sinh Âu - Mỹ được dạy để tự tư duy, khám phá và đánh giá nhiều hơn là để trả bài”.

“Nhưng nó vẫn không trả lời được tại sao học sinh - sinh viên của ta khi ra trường vẫn còn chật vật lắm mới tìm được chỗ đứng trong xã hội.  Vì cuộc đời không chỉ có toán và lý!”, Giáo sư Vũ Đức Vượng nói thêm.

Mới đây, nhân việc bài toán “siêu khó” lớp 3 gây bão trên cộng đồng mạng trong nước và quốc tế, GS. Vũ Đức Vượng đã đưa ra một vài đánh giá về bảng xếp hạng của OECD, về bài toán, và về câu chuyện giảm tải - một vấn đề vẫn luôn nóng trong ngành giáo dục Việt Nam mỗi khi năm học mới bắt đầu và mỗi mùa thi đến.

Về xếp hạng của OECD đặt Việt Nam vào hàng thứ 12/76 quốc gia, GS. Vũ Đức Vượng cho biết: “Thường thường, tôi không coi những loại xếp hạng như thế này là quan trọng hay chính xác lắm (như PISA, hay US News xếp hạng các đại học v.v…) vì chúng chỉ đo một vài khía cạnh dễ đo lường còn “lờ đi” những yếu tố quan trọng khác của học thuật hay sự trưởng thành của học sinh, sinh viên.  Mà tôi luôn coi việc biết cách học và biết thành người là hai điều quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người.

Do đó, kết quả OECD công bố - chỉ đo hai môn toán và khoa học, trong bối cảnh làm bài thi - không đo được cái thực tế của học sinh ở tuổi 15, nên tầm quan trọng cũng rất hạn chế.  Đọc cho vui thì không sao, nhưng nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo nghĩ điều này chứng minh nền giáo dục của Việt Nam đang tiến triển tốt thì sẽ nguy to cho cả nước, và nhất là cho các em học sinh, sinh viên hiện nay cũng như thế hệ sắp tới”.


Bảng xếp hạng chất lượng giáo dục của OECD.

 

Giáo dục không phải là một Thế vận hội

Việc bài toán lớp 3, GS. Vũ Đức Vượng cho rằng nó có vẻ “thách đố” hơn là kiểm tra tiến độ học. Tự nhận bản thân không phải là một người thầy chuyên về Toán, Giáo sư chỉ xin “góp ý” về mảng sư phạm.

Theo GS. Vũ Đức Vượng, giáo dục không phải là một Thế vận hội (Olympics) để học sinh thi đua và chỉ có một huy chương vàng. Giáo dục là một quá trình giúp một đứa bé thành người, và mọi người đều phải có cơ hội đạt được mục đích của chính mình, chứ không phải chỉ rập theo một khuôn mẫu.
“Giáo dục phải là khuyến khích chứ không thách đố”, Giáo sư khẳng định. Theo ông, người giáo viên, nhất là ở bậc Tiểu và Trung học, biết và từng trải nhiều hơn học sinh của mình, nên cán cân thầy - trò không thăng bằng và các thầy cô không cần phải chứng minh là mình giỏi hơn trò.  Ngược lại, giáo viên có trách nhiệm khai sáng cho các em, chứ không cần tạo nên những rào cản hay thách đố. 

“Ta có thể hình dung như mỗi lớp, mỗi thầy cô lại mở thêm một cửa sổ cho các em, để các em từ đó học thêm được về xã hội và về chính mình. Tôi nghĩ đó là thiên chức và cũng là trách nhiệm của các giáo viên”, GS. Vũ Đức Vượng bình luận.

Xung quanh câu chuyện về bảng xếp hạng chất lượng giáo dục Việt Nam của OECD, về những “bài toán” hóc búa mà “thi thoảng” phụ huynh lại “kêu than” trên facebook hay nhờ bạn bè “trợ giúp”, không riêng gì bài toán lớp 3 “nát óc” vừa qua, PV cũng đã trao đổi với GS. Vũ Đức Vượng về “giảm tải” - vấn đề “nóng hổi” của ngành giáo dục nước nhà.


Bài toán "gây bão" cộng đồng mạng trong nước và quốc tế

Giáo sư cho rằng “giáo trình cho học sinh - sinh viên ở Việt Nam quá tham lam, quá nhồi nhét, trong khi cách dạy và cách học mới là những hành trang chúng ta sẽ áp dụng suốt đời thì lại bị coi thường, nếu không nói là bị loại ra khỏi giáo trình”. Đồng thời, theo ông, các giáo trình và sách giáo khoa của ta còn quá nhiều những kiến thức đã lỗi thời, gây nên tình trạng quá tải không cần thiết như hiện nay.

Tuy nhiên, GS. Vũ Đức Vượng nhấn mạnh: “Nhưng quan trọng hơn cả vẫn là cái sư phạm phong kiến, cổ hủ, trù dập làm cho học sinh dốt đi thay vì phát triển các kỹ năng và kiến thức cần cho cuộc sống của một con người văn minh, bình thường...”.

Nhưng quan trọng hơn cả vẫn là cái sư phạm phong kiến, cổ hủ, trù dập làm cho học sinh dôt đi thay vì phát triển các kỹ năng và kiến thức cần cho cuộc sống của một con người văn minh, bình thường.  Và chế độ lương bổng, biên chế, kiểm soát chặt chẽ, cũng như truyền thống háo danh, ham mê bằng cấp, chuộng hình thức đã tạo nên một nền giáo dục tham nhũng có thể nói nhất thế giới. (*)

Việc xếp hạng của OECD dựa trên điểm toán và khoa học của học sinh ở độ tuổi 15 tại các nước và vùng lãnh thổ, không phân biệt các nước phát triển và đang phát triển trong đánh giá. Tuy nhiên, đáng chú ý, kết quả này dựa trên cuộc khảo sát PISA  năm 2012 ( Program International Student Assessment) và TIMSS  năm 2011 (Trends in International Mathematics and Science Study)  của 76 nước  trên thế giới tham dự.

Ở lứa tuổi lớp 3 vẫn còn mải vui, mải chơi thì bài toán này là quá sức với các con. Bản thân các thầy cô còn thấy khó, huống chi là các con còn quá nhỏ như vậy. Tôi cho rằng, việc ra một đề toán như vậy hoàn toàn không cần thiết.

Tối nào tôi cũng kèm con học, song quả thật có những bài toán tôi còn phải đánh vật. Thậm chí, có những kiến thức Tiếng Việt, từ xưa chúng tôi vẫn nói “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, nhưng chúng tôi vẫn nắm chắc kiến thức. Giờ thay đổi cách gọi, chẳng hạn trước có danh từ, động từ, tính từ, giờ thì thay vào đó là từ chỉ sự vật, sự việc, từ chỉ hành động…

Các con cứ rập khuôn, chỉ “ngoài khuôn” cái là không biết. Đến tôi cũng không biết giải thích sao cho con hiểu, dù theo sát kiến thức con học từ lớp 1 và tham khảo thêm ý kiến từ các cô. Con học không tập trung khiến tôi dễ nổi cáu, quát mắng, thậm chí còn đánh. Đánh mắng con xong, lại cảm thấy ân hận…”.

Chị Thảo Hương (P. Nghĩa Tân, Cầu Giấy)

Vũ Minh

( LTS: Bài này đã được đăng trên báo Công Lý ngày 27-5-2015 –trừ phần in đậm (*) bị đục bỏ. T.N. cho đăng lại đầy đủ để bạn dọc tiện tham khảo: Link bài )

18/7/2015 | Phạm Thị Ly

Bản ngắn hơn đăng trên Báo Người Lao Động ngày 18.07.2015 với tiêu đề "Trường tư đang tự buộc mình"

Trong một bài viết trước đây, chúng tôi có nói tới việc vấn đề sống còn đối với các trường ngoài công lập (NCL) trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay là nâng cao hiệu quả hoạt động. Bài này trình bày những quan sát sâu hơn về chủ đề trên và khuyến nghị một số giải pháp khả thi với các trường.

Thời gian vừa qua, khi các trường NCL gặp nhiều khó khăn trong tuyển sinh, có những ngành phải đóng cửa vì không tuyển đủ người học, chúng ta đã nghe nhiều đến những luận điểm đòi hỏi sự “bình đẳng công tư” trong GDĐH, nhấn mạnh rằng các trường công đang được hưởng nhiều ưu đãi về nguồn lực, thêm vào đó là những ưu thế có sẵn nhờ uy tín và lịch sử hoạt động lâu dài, khiến cán cân lợi thế nghiêng hẳn về phía các trường công lập, và làm cho các trường NCL đã khó càng thêm khó.

Thế nhưng, ít ai nói rằng, các trường NCL cũng đang có những ưu thế mà các trường công không có được. Có thể nói, những trường tư thành công chính là những trường đã tận dụng được những ưu thế đó để tạo ra sự khác biệt. Có những ưu thế ai cũng thấy, như được tự chủ về mức thu chi, được hưởng một mức độ tự chủ lớn hơn trong việc quyết định nhân sự, nhất là nhân sự quản lý cao cấp. Nhưng có những ưu thế khác không kém phần quan trọng, thậm chí có thể nói còn quan trọng hơn thế nhiều, mà ít ai lưu ý tới, đó là sự tự chủ trong việc tạo ra một thiết chế quản lý năng động hơn, linh hoạt hơn, và hữu hiệu hơn. Điều đáng tiếc là có rất ít trường tư tận dụng được ưu thế này.

Trái lại, các trường tư hiện nay, vừa tự phát vừa tự giác sao chép gần như nguyên si mô hình quản lý của trường công. Nói tự phát là vì phần lớn giảng viên nhân viên, cũng như đội ngũ trưởng khoa và ban giám hiệu của các trường NCL hiện nay xuất thân từ trường công hoặc có thời gian dài làm việc trong các trường công, đã mang theo kinh nghiệm của họ vào trường tư và lặp lại cách làm đó. Nói tự giác là vì nhiều trường tư cảm thấy tự ti, yếu thế trước các trường công lập vốn có hàng trăm năm kinh nghiệm hoạt động và uy tín, đã chủ động bắt chước cách làm của các trường này.
Đáng lẽ các trường NCL cần thấy rằng nếu họ bắt chước cách làm của các trường công lập, họ chắc chắn sẽ thua cuộc, bởi họ đang lặp lại điểm yếu của trường công trong lúc không có những ưu thế mà trường công đang có. Trong khi đó, nếu họ tập trung vào những điểm mạnh của họ mà các trường công lập đã không có được, thì họ mới tạo ra được ưu thế của riêng mình, mới tạo ra được những sản phẩm độc đáo và đứng vững được trên thị trường đầy cạnh tranh.

Trong hai mươi năm qua, các trường công cũng như tư đã đáp ứng với sự thiếu hụt nguồn lực bằng một trong hai chiến lược chính: hoặc là nhằm vào phân khúc “hàng chợ”, giá rẻ chất lượng thấp, sản phẩm chủ yếu là tấm bằng, những thành quả đi cùng tấm bằng như năng lực tư duy, kiến thức, thái độ sống, v.v. không có giá trị gì đáng kể; hoặc là nhằm vào phân khúc “hàng hiệu”, dựa vào đối tác nước ngoài, mở ra các chương trình liên kết, học phí cao ngất để đổi lấy bằng “ngoại”, còn những giá trị đi cùng thì khác nhau rất nhiều tùy theo lương tâm nghề nghiệp của đối tác. Phân khúc thứ nhất đã gần như bão hòa, mà tín hiệu rõ nhất là 174 ngàn cử nhân thất nghiệp thống kê trong Quý 4 năm 2014. Phân khúc thứ hai bị hạn chế vì thu nhập của người dân nhìn chung còn thấp, và chất lượng của những tấm bằng nửa nội nửa ngoại đó có giá trị không đồng đều, do vậy uy tín của nó trên thị trường vẫn còn là một dấu hỏi.

Hàng chợ giá bèo và hàng hiệu giá cao đều đã tới hạn. Có một phân khúc vẫn còn đang trống: hàng thật giá phải chăng. Muốn sản xuất được hàng thật với giá phải chăng, thì điều tiên quyết là bộ máy quản lý phải thực sự hiệu quả.

 

Mua dây mà buộc lấy mình

Thật đáng ngạc nhiên khi các trường ĐH tư hiện nay đang vận hành trong một cơ chế quan liêu và kém hiệu quả không thua gì trường công. Trường NCL ở Việt Nam hiện nay, về bản chất không khác gì các doanh nghiệp tư nhân, tức là hướng tới thị trường và chịu sự điều tiết của thị trường. Trong lúc các doanh nghiệp tư nhân đã có tiến bộ rõ rệt trong việc cải tiến cách thức quản trị, thì các trường ĐH vẫn còn quản lý con người và công việc chẳng khác nào cách đây vài chục năm.

Về cơ bản, cách quản lý này không dựa trên lòng tin và không dựa trên những công cụ đánh giá hiệu quả một cách xác đáng. Bởi không tin nên phải có nhiều thủ tục rườm rà, mặc dù trong thực tế những thủ tục này không hề làm giảm thất thoát, trái lại chỉ sản sinh một tác dụng ngược: nó hình thành văn hóa đối phó và tiêu tốn rất nhiều thời gian của tất cả các bên. Ít ai biết tiếc nguồn lực thời gian: nếu chúng ta không phí thì giờ vào những thủ tục vô nghĩa, chúng ta đã có thể làm được khối lượng gấp đôi những việc mình đang làm. Có thể điều này phần nào giải thích cho sự kiện năng suất làm việc của người Việt thấp nhất trong khu vực, chỉ bằng 1/15 so với Singapore. Điều này đặc biệt quan trọng đối với lao động hàn lâm, chính vì vậy, một số trung tâm xuất sắc đã phải tạo ra một cơ chế đối phó có tính hệ thống: họ thiết lập một bộ phận chuyên nghiệp để làm các loại thủ tục giấy tờ và tài chính, giúp người làm khoa học không phải bận tâm đến những vấn đề đó và tập trung cho lao động chuyên môn của họ. Bởi thiếu một thước đo kết quả hoạt động xác đáng, nên cách quản lý hiện nay không ghi nhận được sự đóng góp của từng cá nhân, không khích lệ những sáng kiến đổi mới, và trong thực tế là cản trở những nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả.

 

Làm thế nào để tháo gỡ?

“Chúng ta không thể giải quyết một vấn đề bằng chính lối tư duy đã tạo ra vấn đề đó” (Albert Enstein), vì vậy, các trường cần nhận thức rõ một điều là, những gì chúng ta đạt được hôm nay chính là kết quả của cách làm mà chúng ta đang thực thi; và không có cách nào thay đổi được kết quả hoạt động nếu chúng ta không thay đổi cách làm.

Đánh giá những chỗ bất hợp lý trong các quy trình hiện hành và đề xuất những cách thức quản trị mới phù hợp với hiện trạng không phải là một việc dễ dàng. Nó không chỉ đòi hỏi tầm nhìn và quyết tâm của lãnh đạo, mà còn đòi hỏi một sự suy xét thận trọng dựa trên nghiên cứu những kinh nghiệm quản trị hiệu quả và dựa trên sự am hiểu về cách thức quản trị hiện có, cùng với những điều kiện cụ thể về con người, nguồn lực, và văn hóa tổ chức của từng trường, từng đơn vị.  Vì vậy, nó cần những năng lực và tri thức chuyên môn không phải ai cũng sẵn có.

Điều đáng nói hơn là, cũng ít có ông chủ bà chủ trường tư nào đánh giá đúng tầm quan trọng của những năng lực và tri thức chuyên môn cần cho việc cải thiện chất lượng hoạt động. Hiện đang có những công ty tư vấn là những đơn vị chuyên nghiệp trong việc nghiên cứu ứng dụng nhằm tìm kiếm những giải pháp cải thiện hiệu quả hoạt động của tổ chức. Họ có những chuyên gia được đào tạo bài bản và dày dạn kinh nghiệm thực tế. Có thể nói những gì họ có thể mang lại cho các trường là vô giá. Thế nhưng, khách hàng của họ hầu như chỉ bao gồm các tổ chức quốc tế, như WB, AusAID, NUFFIC, ADB, etc…khi những tổ chức này cần tư vấn hoặc nghiên cứu ứng dụng cho các dự án của họ ở Việt Nam, mà chưa có một trường ĐH nào, công cũng như tư, biết dùng đến năng lực chuyên môn của họ và đánh giá đúng giá trị của những năng lực chuyên môn ấy.

Chính vì vậy, mặc dù có toàn quyền thiết lập một hệ thống tuyển chọn nhân sự, nhiều trường tư vẫn không thực sự thu hút được người giỏi hoặc tạo điều kiện để tài năng của họ được sử dụng. Khi trường công được tự chủ về tài chính, học phí sẽ tăng, và họ sẽ có điều kiện trả lương tốt hơn cho giảng viên. Mức lương tương đối cao hơn trường công ở các trường tư hiện nay sẽ không còn sức thu hút như trước nữa. Trong bối cảnh đó, những trường thu hút được tài năng sẽ là những trường không chỉ trả một mức lương xứng đáng, mà còn tạo ra được một môi trường làm việc tích cực trong đó giảng viên được tôn trọng, được phát huy năng lực, và những đóng góp của họ được ghi nhận một cách thích đáng.

Tạo ra một môi trường làm việc như vậy là điều trong tầm tay của các trường, và đó chính là ưu thế cạnh tranh của trường NCL. Nó sẽ tạo ra năng suất lao động, tạo ra một môi trường khích lệ sự sáng tạo và khơi gợi cảm hứng, và tất cả những điều này sẽ đặt dấu ấn lên sản phẩm mà họ tạo ra, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của họ.

Vấn đề trong tháng
06/02/2015 | Vân Trường
1

TT - Câu chuyện có thật vừa được Trường THPT Long Bình, huyện Gò Công Tây (một trường vùng sâu của tỉnh Tiền Giang) thực hiện từ học kỳ II năm học 2014-2015 này.

07/02/2015
2

TTO - Một học sinh lớp 7, từng có 5 năm làm lớp trưởng tâm sự như vậy trong một bài viết gởi TTO, ngay sau bài Trả "lương" cho... lớp trưởng ( đăng trên Tuổi Trẻ 6-2).
Theo em, nếu được trả lương, sẽ nảy sinh trường hợp lớp trưởng sẽ làm việc như một cái máy, làm chỉ để được giảm nửa số tiền học phí mà không thực hiện trọng trách của một lớp trưởng bằng trái tim.
Sự đố kị, ganh ghét giữa các bạn trong lớp sẽ xảy ra và ai cũng mong muốn mình được nhận vai trò lớp trưởng cho dù bạn ấy có năng lực hay không. Lúc ấy, trong lớp sẽ rất hỗn loạn, không theo nề nếp, quy củ vì ai cũng nghĩ “việc gì em phải ngoan ngoãn hay làm tốt để bạn ấy được tiền”

07/02/2015 | Lập Xuân
3

TTO - Lớp trưởng, theo thực tế hiện nay, đang giúp cho giáo viên trong việc giữ trật tự, nề nếp, thúc đẩy các bạn tham gia các phong trào hoạt động bên cạnh việc học kiến thức ở trường

08/02/2015 | Văn Như Cương
4

TTO - Quả thật tôi hết sức băn khoăn khi đọc bài viết về một “sáng kiến” chuyện trả "lương" cho lớp trưởng và dự định nhân rộng cách làm này ở Tiền Giang.

08/02/2015 | Hoàng Hương
5

TT - Trong 46 ý kiến bạn đọc phản hồi trên Tuổi Trẻ Online hai ngày qua về đề tài này không chỉ có bạn đọc phản đối mà cũng có nhiều bạn đọc ủng hộ.
Trong khi đó các chuyên gia, nhà giáo đề nghị nên có hình thức khen thưởng hoặc trao học bổng để động viên lớp trưởng.

09/02/2015 | Nguyễn Hoàng Chương
6

TT - “Trả lương” cho lớp trưởng là cách làm hay nhưng cũng còn không ít băn khoăn.

09/02/2015 | Văn Trương
7

TTO - Theo TS Trần Thanh Đức (nguyên giám đốc Sở GD-ĐT, hiện là phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang), các trường THPT ở Tiền Giang làm đại trà trả "lương" cho lớp trưởng từ 10 năm trước.

09/02/2015 | Phan Anh Kiệt
8

TTO - Với diễn đàn "Có nên trả "lương" cho lớp trưởng", TTO nhận được thư của hai mẹ con chị Trâm Quyên (TP.HCM). Con trai chị đã từng năm năm làm lớp trưởng.

Tớ & Cậu: CHỦ QUYỀN KINH TẾ

Mới buổi sáng mà sao cậu đã đăm chiêu thể?

Tớ lại thấy cậu có vẻ giận ai nữa là khác

Cả hai đều đúng.  Tớ vừa lo nghĩ, vừa tức giận với cái đất nước này

Vậy thì phải chia sẻ đi; giữ trong bụng một mình cậu bị tẩu hỏa nhập ma đấy

Người mình đã mất gần hết chủ quyền kinh tế ngay trên đất mình rồi

Cậu có lo nghĩ quá không đấy? Cho vài ví dụ đi

Bắt đầu bằng cái đơn giản nhất là thức ăn nhé.  Đi ăn bát phở bò, mình có thường ăn bò Việt Nam nữa không?

Giờ thì ít rồi; mình nhập bò Úc, bò Mỹ nhiều hơn sản xuất trong nước

Sữa bò cũng vậy chứ gì? Khoảng 80% là sữa bột nhập từ bên ngoài, về Việt Nam pha chế ra thành “sữa tươi”

Năm ngoái tớ còn đọc ở đâu thấy cả nước Việt Nam chỉ có khoảng 160,000 con bò sữa; nhưng đến gần nửa số sữa sản xuất không dùng được vì không đạt chuẩn

Rồi đến các món “ăn nhanh”, có bao nhiêu thương hiệu nước ngoài đã tràn ngập thị trường mình? KFC, McĐô, Pizza Hut, Burger King, Swenson, Starbucks, Baskin Robins, Gloria Jeans

Ngay cả đến “Phở 24” nhà mình cũng đã vào tay bọn gì đó ở Phi rồi

Kẹo bánh và nước ngọt thì đa số vào tay Indo, Mã Lai và Thái

Cao hơn một bậc, siêu thị cũng thế; chỉ còn mỗi cái Co-Op Mart là của người Việt; những cái khác không Hàn thì cũng Thái

Cứ tưởng tượng những cái siêu thị mà chính bọn mình cũng đi mua hàng, tụi nó giúp tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm từ các nước như Nhật, Hàn, Thái, Mã Lai

Và vì thế kinh tế tụi nó mới tăng trưởng

Mấy năm sau này còn hiện tượng mới là các “cửa hàng tiện ích” (convenient stores), sạch sẽ hơn chợ Việt Nam, giá cao hơn một tí nhưng tiện hơn nhiều vì nhiều chỗ mở 24/24.  Người Việt mình chưa có chuỗi nào thì phải

Các cậu vẫn còn đi xem phim chứ? Có ai còn chui vào rạp Việt Nam nữa không? Hay là chìa ra hơn 100,000 để ngồi ghế rộng rãi, thoải mái, sạch sẽ, điều hòa lạnh cóng và xem phim Mỹ mới ra lò

Cậu nói đúng đấy.  Không Lotte thì cũng Galaxy hay Megastar, CGV

Một phần cũng vì phim Việt lâu nay dở quá, chẳng mấy ai muốn đi xem

Hồi năm ngoái còn có cái phim gì … “Sống Cùng Lịch Sử” kỷ niệm 60 năm trận Điện Biên Phủ; ế ơi là ế

“Rừng Na-Uy” và “Nước” là 2 phim gần đây được lancer dữ lắm, với đạo diễn tên tuổi, mà xem vẫn dở ẹc

Thực tế vẫn là TV thì chiếu phim Hàn, phim Tầu liên miên còn rạp thì đa số là phim Mỹ.  Chủ quyền về nghệ thuật thứ bẩy còn gì nữa?

Ngay cả những sản phẩm của mình cũng bị nước ngoài sở hữu rồi bán lại cho mình mới đau chứ

Ý cậu nói gì?

Tớ vốn ghét Karaoke, nhưng tháng trước có một cô bạn mình muốn quen thân hơn, nên khi nàng rủ đi karaoke với nhóm bạn của nàng, tớ cũng hí hửng đi để nghe nàng hát

Thế thì sướng rên mé đìu hiu đi chứ đau ở chỗ nào?

Các cậu không đi karaoke nữa à?  Tớ thấy bài hát thì Việt nhưng nếu muốn hát karaoke thì phải dùng đĩa của Arirang.  Tớ hát chung với cô nàng một bài nhạc Trịnh mà lòng mình đau hơn lời nhạc

Ngược lên cái “food chain” tí nữa nhé: bao nhiêu người Việt bây giờ vào siêu thị chọn gạo Thái Lan về ăn?  Dọc đường muốn ăn múi mít, các cậu sẽ gặp mít Việt hay mít Thái?

Ừ nhỉ.  Bao nhiêu viện nghiên cứu nông nghiệp của nước mình đã làm mất bao nhiêu giống truyền thống của Việt Nam?

Ở một nước phát sinh từ lúa nước mấy nghìn năm trước, thế mà đến nay phải nhập hạt giống từ nước ngoài… Có thấy viện sĩ nông nghiệp nào từ chức vì xấu hổ đâu?

Cá ba-sa đặc sản của miền đồng bằng sông Cửu Long, cũng vì tham mà bây giờ mất giống.  Vào  nhà hàng tìm mỏi mắt mới có món cá kho tộ này.  Ngoài Hà Nội thì kể như không thể nào

Không những nhập giống mà ngay đến phân bón, thuốc diệt sâu, thức ăn cho tôm, cá, nuôi trong hồ, gà vịt nuôi trên cạn … nhất nhất đều phải mua từ ngoài vào

Rốt cuộc các bác nông dân nhà mình cũng chỉ là người làm công, không có cách nào ngóc đầu lên được.

Mất mùa hay tôm cá chết vì bệnh, gà chết vì dịch thì không nói làm gì; nhưng ngay cả được mùa cũng vẫn thua vì bị phá giá.  Chỉ có bọn bán giống, bán phân bón, bán thức ăn chăn nuôi và bọn thương lái là cầm dao đằng chuôi: được thua gì bọn nó vẫn lời

Thê thảm thật.  Bán mặt cho đất, bán lưng cho giời nhưng vẫn bị bóc lột như thời phong kiến

Ra ngoài vòng thực phẩm, công nghệ và các dịch vụ khác cũng chẳng khấm khá gì hơn

Vì không minh bạch và không có kiểm toán nghiêm túc, cái gọi là thị trường chứng khoán Việt Nam không khác gì canh bạc bịp, do một bọn mafia da vàng thao túng

Chỉ nhìn vào một góc dịch vụ là ngành phân phối thư từ, bưu kiện: các công ty Việt Nam chỉ làm thợ nhận và giao hàng cho các công ty nước ngoài

Đúng vậy, các DHL, FedEx, TNT, v.v… chém không nương tay, nhưng tiền lời quay về văn phòng chính chứ công nhân Việt chỉ làm công thôi. 

Ngay cả Bưu Điện VN cũng chỉ giao và nhận hàng chứ không có mạng lưới phân phối ra ngoài nước

Vậy mà Bộ GT-VT vẫn bi bô đòi xây sân bay Long Thành làm trạm trung chuyển cho vùng Đông Nam Á. 

Đến ngay những sản phẩm mà ta hãnh diện xuất khẩu mạnh, công ty và thợ Việt cũng chỉ là nhân công cho các tập đoàn nước ngoài

Nghĩa là sao?

Công ty liên quốc gia, tụi nó subcontract cho công ty Việt, cty Việt tuyển và quản lý nhân viên để sản xuất cho tập đoàn nước ngoài

Tụi nó gửi hàng cắt may sẵn theo thiết kế của nó, thợ mình chỉ lắp ráp cho đúng tiêu chuẩn rồi gửi đi

Ngay cả đến sợi chỉ, cái kim, cái cúc áo, sợi dây giầy…  nhất nhất đều từ bên ngoài

Thợ ta chỉ ăn tiền công thôi.  Các việc phân phối, định giá bán, quảng cáo cho thương hiệu … và dĩ nhiên là tiền lời cũng chỉ về công ty chủ nước ngoài

Làm tớ nhớ đến có một chuyến sang Hungary, người bạn đưa mình đi cái Asia Mall cho biết “sức mạnh kinh tế của người Việt trên đất Hung” thế nào

Hầu hết các nước Đông Âu, từ Nga cho đến Đông Đức xưa, đều có những malls như thế: sạp bán kiểu chợ trời… bao nhiêu dân nhập cư lậu sống nhờ cái “sức mạnh kinh tế” này

Hôm ở Hung tớ mới thấm thía đau.  Cửa hàng trong khu này hầu hết là của người Việt, nhưng cái quái đản là hàng hóa thì lại toàn hàng Tầu.  Chỉ có tí chút cà phê, trà của Việt Nam

Nghĩa là dân Tầu bên Trung quốc có công ăn việc làm, sản xuất những mặt hàng đó, rồi dân Việt khắp nơi trên thế giới đứng ra bán lẻ

Và dĩ nhiên kẻ thâu lợi nhất vẫn là đám công ty quốc doanh hay tư nhân, không thành vấn đề, nhưng là công ty Tầu

Vậy người mình mặc nhiên thành thợ bán hàng cho Trung quốc ư?

Chính xác. 

Thế thì tớ cũng chia buồn, chia lo, và chia tức với cậu về chuyện nước ta đang mất chủ quyền kinh tế

Chưa hết đâu.  Nhưng hôm nay vậy là đủ rồi.  Lần khác sẽ nói chuyện WTO và TPP

 

Tin thời sự:

Chiêm ngưỡng tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng lớn nhất nước

09/03/2015

(TNO) Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng (nằm tại Núi Cấm, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) dự kiến sẽ khánh thành nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam (24.3.1975 - 24.3.2015).
Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng được khởi công xây dựng vào năm 2009. Công trình lấy nguyên mẫu chân dung Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ (quê xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, Quảng Nam) - người có 11 người con, cháu là liệt sĩ.

Cụm tượng đài được thi công theo bản vẽ của họa sĩ Đinh Gia Thắng trên diện tích xây dựng hơn 15 ha, với tổng mức đầu tư hơn 411 tỉ đồng.

“Tau vẫn còn ấm ức con Mụ Cả”

Tin tức trong tháng
05/02/2015 | DAN TRI
1

Các số liệu cung cấp bởi Sở Di trú và Bảo vệ Biên giới mới đây đã cho thấy quốc gia bị huỷ visa nhiều nhất là Trung Quốc, với 1,120 trường hợp; theo sau đó là Việt Nam ( 896 trường hợp ); Hàn Quốc ( 787 trường hợp ); Ấn Độ ( 548 trường hợp ); Thái Lan ( 400 trường hợp ); Indonesia ( 321 trường hợp ) và Malaysia ( 308 trường hợp ).
Năm ngoái, Úc đón nhận 583,714 sinh viên nước ngoài, trong đó chiếm số lượng đông nhất là Trung Quốc (153,155 sinh viên), Ấn Độ (62,346 sinh viên), Việt Nam (29, 584 sinh viên) và Singapore (8,438 sinh viên).

04/02/2015 | VĂN CHUNG
2

Khá nhiều điều đặc biệt được GS Trần Văn Nhung (Tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước) cho biết tại lễ trao quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2014.

Sáng nay 4/2, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước (HĐCDGSNN) đã công bố Quyết định và trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư (GS,PGS) năm 2014 cho 644 người.
Năm 2014, có 822 ứng viên nộp hồ sơ đăng ký xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS tại 89 HĐCDGSNN cơ sở, trong đó có 92 ứng viên GS và 730 ứng viên PGS. Qua 3 vòng sàng lọc, bỏ phiếu, HĐCDGSNN đã xét, công nhận 59 GS và 585 PGS mới của đợt năm 2014.

04/02/2015 | VŨ TRUNG
3

Sáng 4/2, tại Đà Nẵng, hơn 400 cán bộ quản lý giáo dục các tỉnh, lãnh đạo các trường ĐH, CĐ ngành sư phạm tham dự hội thảo "Nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục của các trường sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông" do Bộ GD-ĐT tổ chức.

06/02/2015 | VAN CHUNG
4

Để minh chứng cho điều này, ông Nhung dẫn ra các số liệu liên quan. Cụ thể, ông Nhung cho biết, từ năm 1976 cho đến hết năm 2014, sau 38 năm, tổng số GS, PGS đã được công nhận ở nước ta là 11.097, gồm có 1.628 GS và 9.469 PGS, trong số đó nhiều người đã mất và về hưu.
Dân số nước ta hiện nay là 90 triệu người. Theo thống kê năm 2013 của Bộ GD-ĐT, tổng số sinh viên ĐH là 1.730.000, số giảng viên ĐH là gần 74.630, trong đó có 4.155 GS, PGS.

15/02/2015 | Hồng Hạnh
5

Bộ GD-ĐT vừa công bố kết quả khảo sát các ngành đào tạo ở 147 trường Cao đẳng. Theo đó, có 681 ngành đào tạo không đảm bảo điều kiện như không có sinh viên trong 3 năm; không đủ 4 thạc sĩ…
Xem danh sách 681 ngành thuộc 147 trường cao đẳng không đáp ứng điều kiện theo quy định TẠI ĐÂY.

11/02/2015 | Minh Luân – Bích Thanh
6

Nhiều trường phổ thông ngoài công lập đang trong tình trạng “thoi thóp” vì không có người học. Năm học 2014 - 2015 đã có 3 trường THPT ngoài công lập tại TP.HCM xin tạm ngưng hoạt động.

11/02/2015 | Văn Đức - Duy Tuấn
7

Không ít trường nghề ở Hà Tĩnh được đầu tư cả chục tỷ đồng, thậm chí có trường cả trăm tỷ với cơ sở vật chất hiện đại được đưa vào sử dụng đã nhiều năm nhưng vẫn phải hoạt động "cầm chừng" vì không hút được học viên.

14/02/2015 | Huy Hà
8

Quy chế thi tốt nghiệp THPT quốc gia và quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ9. năm 2015 dự kiến được Bộ GD&ĐT chính thức ban hành vào đầu tháng hai. Tuy nhiên, đến ngày 13/2, Bộ GD&ĐT vẫn chưa ban hành được quy chế và tiếp tục phải chỉnh sửa.

27/02/2015 | Ngan Anh
9

2 quy chế quan trọng về kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ cuối cùng cũng đã được ban hành trong sự chờ đợi đến… mỏi mòn của thí sinh, phụ huynh tới các nhà trường.
Ngoài việc giải quyết khâu tuyển sinh năm 2015, các quy chế này sẽ tác động như thế nào tới sự thay đổi này với giáo dục đại học, giáo dục phổ thông?

27/02/2015 | Van Chung
10

Trao đổi với VietNamNet chiều 27/2, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho rằng, việc ban hành hai quy chế thi và tuyển sinh mới sẽ có tác động lớn tới việc dạy - học ở phổ thông và đại học.
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga:"Việc đa dạng hóa tổ hợp các môn xét tuyển sẽ góp phần thay đổi cách dạy và học ở phổ thông. Những học sinh học lĩnh vực tự nhiên cũng sẽ phải có kiến thức xã hội và ngược lại, chứ học sinh không chỉ học để thi theo khối thi truyền thống như trước, vì Bộ yêu cầu các tổ hợp môn thi phải có toán hoặc văn. Kiến thức của các em sẽ tổng quát hơn và không còn học lệch như trước".

26/02/2015 | Van Chung
11

Ngày 26/2, Bộ GD-ĐT chính thức công bố quy chế kỳ thi THPT quốc gia và quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ 2015 với nhiều thay đổi so với dự thảo trước đó.

27/02/2015 | Hồng Hạnh
12

Tuyển sinh ĐH,CĐ 2015 có nhiều thay đổi mới thí sinh cần nắm rõ: Cách thức tuyển của từng trường, nguyện vọng xét tuyển, cách thức xét tuyển, tuyển sinh tại các trường tổ chức tuyển sinh riêng...

01/03/2015 | Đăng Duy - N.Hiền
13

Hai ngày sau khi Bộ GD-ĐT công bố quy chế một kỳ thi quốc gia đã có không ít băn khoăn về những điểm mới thực thi trong năm 2015.
Năm nay, mỗi thí sinh có 4 giấy chứng nhận kết quả thi, theo quy định phiếu đăng ký xét tuyển có ghi rõ đợt xét tuyển, nhưng nhiều trường ĐH băn khoăn không hiểu giấy chứng nhận kết quả thi có ghi rõ đợt xét tuyển bổ sung thứ mấy không hay chỉ là chứng nhận kết quả thi một cách chung chung.

28/02/2015 | VĨNH HÀ - NGỌC HÀ - VÂN ĐỖ
14

TT - Các chuyên gia từ Bộ GD-ĐT và hai ĐHQG đã giải đáp nhiều băn khoăn về những điểm mới nhất của kỳ thi và tuyển sinh ĐH.
Sáng 27-2, buổi giao lưu trực tuyến giải đáp “nóng” những vấn đề liên quan hai quy chế tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ vừa được Bộ GD-ĐT ban hành đã thu hút gần 500 câu hỏi của thí sinh và phụ huynh.

26/02/2015 | Ngoc Ha
15

TT - Việc đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển của thí sinh năm nay sẽ khác biệt thế nào so với các năm trước đây?
Năm 2015 là năm đầu tiên thực hiện kỳ thi THPT quốc gia vừa dùng kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa dùng để xét tuyển ÐH.

24/02/2015 | Ngoc Ha
16

TT - Đó là mức lệ phí dự kiến sẽ được áp dụng cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 với những thí si.nh sử dụng kết quả thi để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.
Như vậy, thay vì mức lệ phí thi tuyển sinh mọi năm đóng theo số trường, ngành mà thí sinh đăng ký dự thi, năm 2015 thí sinh sẽ đóng lệ phí thi theo từng môn dự thi có giá trị xét tuyển vào ĐH, CĐ.

01/02/2015 | Trần Huỳnh
17

TT - Thủ tướng vừa ký quyết định phê duyệt đề án đổi mới cơ chế hoạt động của Trường ĐH Tôn Đức Thắng giai đoạn 2015-2017.

02/02/2015 | Ha Đông
18

TT - Trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa) vừa tổ chức lễ công bố quyết định đào tạo trình độ tiến sĩ và bổ nhiệm chức danh phó giáo sư năm 2014.
Từ năm 2007, Trường ĐH Hồng Đức được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo trình độ thạc sĩ. Bảy năm qua, trường đã đào tạo, cấp bằng thạc sĩ cho 265 học viên; hiện có 348 học viên đang theo học 10 chuyên ngành thạc sĩ.
Vừa qua, Bộ GD-ĐT cho phép nhà trường được đào tạo trình độ tiến sĩ hai chuyên ngành là văn học VN và khoa học cây trồng.

11/02/2015 | Hạ Anh - Kim Khang
19

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã nói chuyện với hàng ngàn giảng viên, sinh viên về chuyện "đổi mới giáo dục phổ thông" trong suốt 2 giờ không nghỉ giải lao chiều nay, 11/2.
“Diễn giả" Nguyễn Vinh Hiển cho biết, ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới với hai khâu then chốt là đổi mới quản lý giáo dục và phát triển đội ngũ nhà giáo

25/02/2015 | Ngoc Ha
20

TTO - Đây là số lượng chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ năm 2015 mà Bộ GD-ĐT vừa công bố.
1.300 chỉ tiêu dự kiến được phân bổ theo các nước đào tạo: Anh (80), Australia (100), New Zealand (50), Hoa Kỳ (100), Canada (40), Pháp (190), Đức (190), Bỉ (45), Nga (30), Nhật Bản (130), Trung Quốc (100), Singapore (40), Hàn Quốc (30) và 175 chỉ tiêu được gửi đi đào tạo tại các nước khác.
Đề án 911 do Thủ tướng Chỉnh phủ phê duyệt đã đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ đào tạo bổ sung được ít nhất 20.000 tiến sĩ, trong đó có khoảng 10.000 tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài tại các trường ĐH có uy tín trên thế giới, giúp tăng tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ĐH Việt Nam.
Thời hạn nộp hồ sơ trước ngày 31-3.

27/02/2015 | Hồng Hạnh
21

Dân trí Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo tuyển sinh đi học tại Trung Quốc diện Hiệp định năm 2015 với 62 suất học bổng toàn phần du học với 3 trình độ là đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
Tổng số có 62 suất học bổng toàn phần, ứng viên trúng tuyển sẽ được hưởng quyền lợi sau: Chính phủ Trung Quốc cấp: Học phí, bảo hiểm y tế, chỗ ở, sinh hoạt phí hàng tháng; Chính phủ Việt Nam cấp: Vé máy bay một lượt đi và về, phí đi đường, phí làm hộ chiếu, visa và cấp bù sinh hoạt phí hàng tháng.

FEB. 13, 2015 | MAÏA de la BAUME
22

PARIS — Assia Djebar, an Algerian-born writer and filmmaker whose widely admired work explored the plight of women in the male-centric Arab world, died here on Feb. 7. She was 78.
Her death, at a Paris hospital, was announced by the Académie Française, which elected Ms. Djebar a member in 2005. In a statement, President François Hollande hailed Ms. Djebar as “a woman of conviction, whose multiple and fertile identities fed her work, between Algeria and France, between Berber, Arab and French.”

FEB. 10, 2015 | JONATHAN SOBLE
23

TOKYO — Kenji Ekuan, a Japanese industrial designer whose instantly recognizable soy sauce bottle — red-capped and elegantly teardrop-shaped — became one of his country’s most ubiquitous postwar exports, died here on Sunday. He was 85.
Mr. Ekuan was a prolific and widely lauded designer whose work shaped products closely associated with modern Japan, including Yamaha motorcycles and a bullet train used in the country’s Shinkansen high-speed rail network.

FEB. 24, 2015 | SAM ROBERTS
24

Tonya Gonnella Frichner, a lawyer and professor from upstate New York who became a global voice for Native Americans in forging common ground with the world’s indigenous peoples, died on Feb. 14 at her home in Union City, N.J. She was 67.
The niece of a chief of the Onondaga Nation of the Iroquois Confederacy, Ms. Frichner founded the American Indian Law Alliance and served as North American regional representative to the United Nations Permanent Forum on Indigenous Issues.

FEB. 25, 2015 | SAM ROBERTS
25

During World War II, he ran away to join the Marines, but was sent home the next day because he was just 14. He enlisted in the Army three years later and, bemedaled with four Silver Stars, four Bronze Stars and four Purple Hearts, became the most decorated enlisted man during the Korean War. He volunteered for service in Vietnam, where, as a lieutenant colonel, he earned a Silver Star, two Bronze Stars, an Air Medal and an Army Commendation Medal in only 58 days of combat.
And then, on April 4, 1969, Anthony B. Herbert, the Army poster boy from the Pennsylvania coalfields, was abruptly relieved of his command.

FEB. 27, 2015 | ANTHONY DePALMA
26

The Rev. Theodore M. Hesburgh, the former president of the University of Notre Dame who stood up to both the White House and the Vatican as he transformed Catholic higher education in America and raised a powerful moral voice in national affairs, died late Thursday in South Bend, Ind. He was 97.
As an adviser to presidents, special envoy to popes, theologian, author, educator and activist, Father Hesburgh was for decades considered the most influential priest in America. In 1986, when he retired after a record 35 years as president of Notre Dame, a survey of 485 university presidents named him the most effective college president in the country.
Father Hesburgh further inflamed his conservative critics by leading a group of Catholic educators to assert a degree of doctrinal independence from Rome. Meeting at the Holy Cross retreat in Land O’Lakes, Wis., in 1967, the group issued a landmark policy statement declaring that the pursuit of truth, not religious indoctrination, was the ultimate goal of Catholic higher learning in the United States. That position had implications for what could be taught at the universities and who could be hired to teach, issues that remain contentious.

FEB. 15, 2015 | TERRENCE RAFFERTY
27

Louis Jourdan, a handsome, sad-eyed French actor who worked in films and on television in Europe and the United States for more than 50 years, as a romantic hero in movies like “Gigi” and later as a suave villain in movies like “Octopussy,” died on Friday at his home in Beverly Hills, Calif. He was 93.
Mr. Jourdan had a reserved, quiet manner that lent his performances an aura of mystery and even of melancholy and that served him well in both sympathetic and unsympathetic roles.

JAN. 29, 2015 | HARESH PANDYA
28

R. K. Laxman, a fixture of Indian society whose satirical comic strip featuring a character he called the Common Man appeared daily on the front page of The Times of India for more than five decades, died on Jan. 26 in the western Indian city of Pune. He was 93.
The Common Man was the star of “You Said It,” which Mr. Laxman created in 1951. Wearing a dhoti and a checkered coat, with a bushy mustache, a few wisps of hair, a bulbous nose on which perched a pair of glasses, and thick eyebrows that were permanently raised, the Common Man observed the contradictions, ironies and paradoxes of the world around him with a bewildered look but without ever uttering a word.
Political hypocrisy was Mr. Laxman’s favorite target. “I am grateful to my leaders for keeping my profession flourishing,” he once remarked. “Alarmingly, the politicians walk, talk and behave as though they were modeling perpetually for the cartoonist.”

FEB. 12, 2015 | CHRIS BUCKLEY
29

HONG KONG — He was as obstinate as a Hunan mule, the Chinese leader Deng Xiaoping said. China’s reformist officials and liberal intellectuals came to detest him, and he often fought them with equal venom.
Deng Liqun, who died on Tuesday in Beijing at 99, was a senior Communist Party propaganda and ideology official who began the 1980s as a powerful proponent of change, yet became one of the most vehement and divisive foes of China’s liberalization.

FEB. 27, 2015 | VIRGINIA HEFFERNAN
30

Leonard Nimoy, the sonorous, gaunt-faced actor who won a worshipful global following as Mr. Spock, the resolutely logical human-alien first officer of the Starship Enterprise in the television and movie juggernaut “Star Trek,” died on Friday morning at his home in the Bel Air section of Los Angeles. He was 83.

FEB. 4, 2015 | RICHARD GOLDSTEIN
31

Charlie Sifford carried a dream when he returned home from World War II, an Army veteran of the Battle of Okinawa: He wanted to be a professional golfer.
The son of a factory worker, he had caddied as a youngster at his whites-only hometown country club in Charlotte, N.C. — earning 60 cents a day and giving 50 to his mother — and at age 13 he sometimes broke par when caddies were allowed to play the course on Mondays. By his mid-20s he was a top-flight player.
Sifford did encounter hostility, plenty of it, as he pursued his ambition, but he also did not quit, and as he neared 40 — an age when most golfers on the PGA Tour are winding down their careers — he broke pro golf’s racial barrier, becoming in 1960 the first black player in a PGA Tour event.
Sifford died on Tuesday at 92 in a hospital in Cleveland, not far from his home in Brecksville, Ohio.

FEB. 11, 2015 | ASHLEY SOUTHALL
32

Bob Simon, an award-winning CBS News correspondent whose career spanned nearly 50 years and many major international conflicts, was killed in a car crash in Manhattan on Wednesday. He was 73.
Mr. Simon joined CBS News in 1967 as a reporter and assignment editor in New York, where he covered unrest on college campuses, urban riots and the Democratic and Republican National Conventions. He found his niche as a war reporter covering the Vietnam War.

Nghiên cứu tư liệu
#VALUE!
1

Nearly 80% of professors are men, while just a fifth of vice-chancellors are women,
White males are clinging on to the best paid jobs in universities, while equality initiatives are struggling to gain ground, according to a study by the Equality Challenge Unit (ECU).
Data collected last academic year by the ECU, a charity that advises universities on diversity issues, suggests that 78.3% of professors are men, while only 4% of black academic staff are professors.

Feb. 27, 2015 | Steph Cha
2

In her debut novel, "She Weeps Each Time You're Born," the Saigon-born poet guides us through the history of modern Vietnam with a deft mix of folklore, magical realism and stories of struggle and hardship that feel yanked right out of history.
Pantheon: 288 pp., $24.95

Black Film Center/Archive Blog
3

"INDOCHINA: TRACES OF A MOTHER

This film documents a little-known chapter in African, Asian and French colonial history and the personal story of Christophe, a Beninese-Vietnamese orphan that returns to Vietnam to look for his long-lost mother.
Between 1946 and 1954, more than 60,000 African soldiers were enlisted by France to fight the Viet Minh during the First Indochina War. Pitted against one another by circumstances, African and Vietnamese fighters came into contact, and a number of African soldiers married Vietnamese women. Out of these unions, numerous mixed-race children were born.
Director Idrissou MORA-KPAI is an independent documentary filmmaker and producer who graduated from Konrad Wolf University of Film and Television Art in Potsdam-Babelsberg, Germany.

FEB. 3, 2015 | ALEXANDRA ALTER
4

For more than half a century, “To Kill a Mockingbird” has stood apart as a singular American literary masterpiece, a perennial best seller that has provoked countless classroom discussions about racial and social injustice. It brought instant and overwhelming fame to its enigmatic author, Harper Lee, who soon retreated from the spotlight to her native Monroeville, Ala. She never published another book, leaving her millions of fans yearning for more.
Now, at age 88, Ms. Lee has revealed that she wrote another novel after all — a sequel of sorts to “To Kill a Mockingbird,” featuring an aging Atticus Finch and his grown daughter, Scout.

11/02/2015 | LARRY ROHTER
5

As the war in Vietnam recedes deeper into history, replaced in the American consciousness by more recent conflicts in places like Iraq and Afghanistan, its lessons also seem to fade. That amnesia is what the film director and producer Rory Kennedy is trying to counteract in “Last Days in Vietnam,” one of five nominees for the Oscar for best feature-length documentary.

Ý kiến nhận xét
FEB. 6, 2015 | KEVIN CAREY
1

I went on the university’s website to look for some kind of data or study indicating how much students at George Washington were actually learning. There was none. This is not unusual, it turns out. Colleges and universities rarely, if ever, gather and publish information about how much undergraduates learn during their academic careers.
Instead of focusing on undergraduate learning, numerous colleges have been engaged in the kind of building spree I saw at George Washington. Colleges compete to hire famous professors even as undergraduates wander through academic programs that often lack rigor or coherence. Campuses vie to become the next Harvard — or at least the next George Washington — while ignoring the growing cost and suspect quality of undergraduate education.

08/02/2015 | Nguyễn Đình Lộc
2

Dưới đây là bài viết gửi tới mục Du học của bạn Nguyễn Đình Lộc, DHS ngành Kinh tế quốc tế- ĐH Khoa học ứng dụng Karelia (Joensuu, Phần Lan) với mong muốn gửi gắm đến bạn đọc, đặc biệt là các bạn mong muốn học tập tại các quốc gia phát triển, trong đó có Phần Lan.

Feb. 24, 2015 | Sara Zaske @sarazaske
3

An American mom finds some surprising habits
Contrary to stereotypes, most German parents I’ve met are the opposite of strict. They place a high value on independence and responsibility. Those parents at the park weren’t ignoring their children; they were trusting them. Berlin doesn’t need a “free range parenting” movement because free range is the norm.

12/02/2015 | Tuệ Nguyễn – Lê Duy
4

Chiều 11.2, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển có buổi nói chuyện với cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội về đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo.
Trao đổi với giảng viên, sinh viên nhà trường, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng các trường sư phạm cấp thiết phải đổi mới. Những lần đổi mới trước đây, dư luận vẫn nói nhiều về việc hệ thống trường sư phạm đi sau các trường phổ thông, lần này sẽ khắc phục tình trạng này.

24/02/2015 | Chi Mai
5

Trong năm 2014, liên tiếp có thông tin học sinh Việt Nam tham dự các cuộc thi âm nhạc quốc tế được giải cao. Đáng chú ý là những học sinh này 100% được đào tạo ở Việt Nam.
TS Tạ Quang Đông, Học viện Âm nhạc Việt Nam, người trực tiếp dẫn 4 đoàn học sinh đi thi, đã chia sẻ về việc đào tạo các tài năng âm nhạc của Việt Nam.

FEB. 11, 2015 | Frank Bruni
6

I’m not sure where “Lear” fits into work force needs.
The debate over the rightful role of college goes a long way back. Michael Roth, the president of Wesleyan University, documented as much in his 2014 book, “Beyond the University: Why Liberal Education Matters.” He noted that Thomas Jefferson exalted learning for learning’s sake, while Ben Franklin registered disdain for people who spent too much time in lecture halls.

FEB. 4, 2015 | LAURA PAPPANO
7

“To be competitive, you have to prepare early,” said Steven Gilhuley, principal of Howard T. Herber Middle School, who is leading the effort. Mr. Gilhuley wants students so familiar with the SAT that “when they take it for real their anxiety is down.”
But district officials stop short of giving the Preliminary SAT practice exam to students in middle school or pressing them to take the SAT before high school. They are tested so much already, Mr. Gilhuley explained.

Feb. 3, 2015 | David Colquhoun
8

A two stage-system where some universities focus on teaching and others become postgrad institutions would save money and be more egalitarian
The system of highly specialist honours degrees might have been adequate when 5% of the population studied for a degree, but it seems quite inappropriate when50% do so.

Trà dư tửu hậu
03/02/2015 | Nguyên Hà
1

TT - Dạy lớp 5 hơn chục năm nay, tôi và đồng nghiệp khổ vì những số liệu, thông tin trong sách giáo khoa quá cũ.
Ðành rằng ngày nay công nghệ thông tin phát triển, giáo viên chỉ cần vài cái nhấp chuột trên mạng là có ngay tư liệu mình cần.
Thế nhưng, không phải giáo viên nào cũng tích cực tìm tòi tư liệu, cũng làm được; không phải nơi nào cũng có điều kiện thuận lợi để tìm kiếm số liệu. Và nói thật thẳng thắn rằng còn không ít giáo viên lơ là trong vấn đề này, vẫn bám sách giáo khoa. Chưa kể giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, miền núi thì việc cập nhật thông tin hết sức khó khăn.

05/02/2015 | Hà Ánh
2

Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Hội Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, nhìn nhận: “Có thể nói vấn đề giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh rất khó với GV. Số lượng GV có thể dạy bằng tiếng Anh thực sự không cao, có những khoa chỉ đếm trên đầu ngón tay. Còn về chất lượng, GV đạt trình độ C1 đúng nghĩa cũng không nhiều.

01/03/2015 | HỮU KHÁ
3

TT - Theo chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, Sở GD-ĐT TP cần nghiên cứu đưa ngay môn tiếng Nhật vào dạy ở hệ thống các trường phổ thông trong năm học 2015-2016.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cùng các sở, ban ngành của TP vừa có cuộc làm việc với Tập đoàn FPT để triển khai các hệ thống phục vụ xây dựng TP thông minh, đào tạo nguồn nhân lực để tạo ra sản phẩm công nghệ cao, công nghệ phần mềm.

06/02/2015 | Quý Hiên
4

Trao đổi với Tiền Phong, ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác Học sinh Sinh viên, Bộ GD&ĐT cho biết hiện Bộ này đã có kế hoạch nhằm đưa hoạt động tư vấn tâm lý đi vào bài bản, chuyên nghiệp và trở thành một phần không thể thiếu của cơ sở giáo dục.

05/02/2015 | VAN CHUNG
5

TS Phan Quốc Việt cho biết đã đọc bài báo góp ý về bộ sách "Thực hành kĩ năng sống" do ông làm chủ biên.

Trao đổi với VietNamNet, TS Việt cảm ơn thầy giáo Trần Trung Huy đã tìm ra một số khiếm khuyết của sách, tuy nhiên cũng nói thêm "các thầy cô có được đào tạo kĩ năng sống bao giờ đâu".

07/02/2015 | VAN CHUNG
6

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Công Hinh cho biết, nếu để những xuất bản phẩm nội dung được xem là có sai sót và không phù hợp được đưa vào nhà trường thì trách nhiệm thuộc về giáo viên và thủ trưởng các cơ sở giáo dục.

Ông Hinh cho biết: “Đối với những xuất bản phẩm mà nội dung được xem là có sai sót do NXB Giáo dục xuất bản thì NXB Giáo dục phải chịu trách nhiệm.
Đối với những xuất bản phẩm mà nội dung được xem là có sai sót và không phù hợp được đưa vào nhà trường thì theo khoản 1 Điều 5 và khoản 5 Điều 6 của Thông tư 21 nêu trên, trách nhiệm thuộc về giáo viên và thủ trưởng các cơ sở giáo dục”.

27/02/2015 | Kim Anh - Kim Hiền
7

PGS.TS Nguyễn Đức Hinh - Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội:
Tại Việt Nam, sau khi học xong 6 năm và có trong tay tấm bằng Đại học thì có thể hành nghề được. Tuy nhiên, tại các nước khác, thời gian đào tạo cho một người có thể khám chữa bệnh cho người dân là không dưới 9 năm, thậm chí có nước 13-14 năm.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng mong muốn mở thêm trường Đại học Y vì nước ta có hơn 90 triệu dân mà hiện nay mới có hơn 10 trường đào tạo bác sĩ. Trong khi đó ở hầu hết các nước trên thế giới trung bình từ 2-3 triệu dân thì có một trường Y.

27/02/2015 | Thu Lương
8

Theo GS.TS. Tạ Thành Văn, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội khẳng định, chất lượng đào tạo sau đại học ở ĐH Y Hà Nội là “sản phẩm có thương hiệu”, tuy nhiên vẫn chưa được như mong muốn vì đầu tư cho sau ĐH còn khiêm tốn. Kinh phí đào tạo cho một bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 giống kinh phí đào tạo cho một sinh viên đại học. Trong khi các thạc sỹ, tiến sĩ đều phải làm một luận văn, nhưng kinh phí hầu như không có.
Mỗi năm, ĐH Y Hà Nội đào tạo khoảng 400 cao học, 100 tiến sĩ, 100 bác sĩ chuyên khoa 2 và 400 bác sĩ chuyên khoa 1 nhưng nguồn đầu tư rất khiêm tốn, do vậy dẫn đến chất lượng đào tạo chưa được như mong muốn. Theo GS.TS. Tạ Thành Văn, muốn nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực cho ngành Y cần có 2 giải pháp là tăng tỉ suất đào tạo và giảm chỉ tiêu đào tạo.

15/02/2015 | Hoàng Kim Oanh
9

Có một nghịch lý mà nhiều nhà giáo dục và quản lý không thể không thừa nhận: Sự chậm bước của giáo dục ĐH trước những đổi thay về chương trình và sách giáo khoa phổ thông các cấp hiện nay.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - từng nhận định: “Chúng ta đã 3 lần cải cách giáo dục nhưng cả 3 lần đều không động đến giáo dục ĐH, giáo dục nghề nghiệp. Đây là điều cực dở, cần tránh lặp lại”. Ý kiến này hoàn toàn đúng với việc giảng dạy văn học nước ngoài (VHNN) cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học trong các trường sư phạm hiện nay.

FEB. 28, 2015 | By DAVID L. KIRP
10

Escuela Nueva is almost unknown in the United States, even though it has won numerous international awards — the hyper-energetic Vicky Colbert, who founded the program in 1975 and still runs it, received the first Clinton Global Citizenship prize. That should change, for this is how children — not just poor children — ought to be educated.
It’s boilerplate economics that universal education is the path to prosperity for developing nations; the Nobel-winning economist Joseph E. Stiglitz calls it “the global public good.” But while the number of primary school-age children not in class worldwide fell to 57.2 million in 2012 from 99.8 million in 2000, the quality of their education is another matter. Escuela Nueva offers a widely adaptable model, as Unesco has described it.

01/02/2015 | Hoàng Hương
11

TT - Cả chuyên gia, nhà quản lý và chính các giáo viên đều nhận định như vậy sau học kỳ đầu tiên thực hiện thông tư 30 về đánh giá học sinh tiểu học bằng nhận xét.
Tôi đề nghị lãnh đạo Bộ GD-ĐT hãy thử xuống trường tiểu học làm giáo viên một tuần xem chúng tôi đang cực khổ đến cỡ nào! Các vị lãnh đạo hãy thử nghĩ xem: tại sao hàng triệu giáo viên tiểu học than vãn về thông tư 30?

08/02/2015 | Duy Tuyên
12

Những giờ ra chơi, nhiều giáo viên tiểu học không còn thời gian để nghỉ ngơi, gặp gỡ đồng nghiệp trò chuyện mà thay vào đó là vùi đầu, vắt óc suy nghĩ những lời nhận xét. Hơn nữa việc không ra bài tập ở nhà, học sinh sẽ bị thui chột tư duy…

07/02/2015 | Hoài Nam
13

Việc bỏ đánh giá bằng điểm số thay bằng nhận xét vào trường học đang gặp nhiều vướng mắc với áp lực quá tải cho giáo viên. Nhưng điều này không hẳn xuất phát từ sự lúng túng của đội ngũ nhà giáo.

14/02/2015 | Hồng Hạnh
14

Ngày 13/2, Thanh tra Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố kết luận thanh tra về hoạt động tuyển sinh, đào tạo, liên kết đào tạo của Trường ĐH Y Dược Hải phòng từ năm 2010 đến nay.

06/02/2015 | Nigel Carrington
15

Public debate on higher education has become obsessed with funding, but there are some facts that are rarely mentioned. The value of universities to the UK is enormous, generating £72bn in value to the UK economy in 2014 on a turnover of £27.3bn. To put that into perspective, the acclaimed UK computer games sector turned over £1.7bn. And they create enormous value indirectly.

05/02/2015 | Claire Shaw
16

Universities should stop demanding extra cash from the public purse and use their resources more wisely, says the head of a leading private university.
Money raised from tripling tuition fees has probably been used to boost pension funds, research and vice-chancellors’ pay – anything but enhance the experience of undergraduate students, says Carl Lygo, vice-chancellor of BPP University.

05/02/2015 | LE HUYEN
17

Sở GD-ĐT TP.HCM thông báo mức thưởng tết Nguyên đán Ất Mùi đối với giáo viên, cán bộ, công nhân viên thành phố là 1,2 triệu đồng/người.

06/02/2015 | Duy Tuyên
18

Đến hẹn lại lên, mỗi dịp Tết đến, khi nhiều ngành, nhiều đơn vị thông báo chuyện thưởng Tết thì đối với những thầy cô giáo, đề tài thưởng Tết chẳng có gì mới mẻ và không hỏi cũng biết câu trả lời…

10/02/2015 | VĂN CHUNG
19

Trong chuyến thăm, trao quà cho giáo viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn của 4 tỉnh miền núi phía Bắc, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận chia sẻ những chuyến đi xa, đến vùng khó khăn luôn để lại trong ông nhiều niềm vui, kỉ niệm khó quên cũng như có thông tin tốt để ngành chủ động đổi mới.
Ngày 10/2, tại Trường PTDTBT THCS Cổ Linh (huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn), Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận trao quà cho giáo viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn của các tỉnh Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái và Điện Biên.
Cũng trong ngày, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trao tặng tượng trưng 20 tấn gạo cho học sinh ở các vùng khó khăn các tỉnh Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái và Điện Biên, mỗi tỉnh 5 tấn.

10/02/2015 | LÊ HUYỀN
20

Ông Lê Lâm, hiệu trưởng Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn liệt kê một loạt các thông số trong năm qua như chỉ tiêu tuyển sinh 1800, lượng thí sinh đăng kí dự thi 300 em, lượng sinh viên nhập học 100 em, trường có hơn 100 cán bộ giảng viên rồi buông “thế này là biết tình hình như thế nào".

15/02/2015 | Duyên Anh - Tiểu Bảo - Nhã Hằng
21

Đã định chọn một vấn đề gì “vui vẻ trẻ trung” cho đề tài Tết nhà giáo, chợt nhận điện thoại của thầy hiệu trưởng thân quen ở một trường liên cấp ven biên thuộc xã vùng sâu huyện Cao Lộc (Lạng Sơn), hỏi thăm tình hình tết nhất ở Thủ đô.
Tiện thể hỏi chuyện thưởng Tết, thầy cười bảo chuyển đề tài. Tò mò hỏi kỹ, bên kia đầu dây vọng lại tiếng thở dài: Điều kiện trường thì anh biết rồi, địa phương cũng khó khăn lắm, lấy đâu kinh phí mà thưởng Tết. Cũng cố lo cho anh em mỗi người gói quà trăm nghìn mà cũng đang đau đầu đây.

02/01/2015 | Hải Ninh, phóng viên RFA
22

Mới đây, nữ đạo diễn Hoàng Điệp bỗng dưng được người yêu phim trong nước và ngoài nước biết đến nhờ giành được một loạt giải thưởng quốc tế cho bộ phim Đập cánh giữa không trung. Bộ phim giành được giải phim đầu tay hay nhất ở LHP Venice và giải của ban giám khảo trong liên hoan phim Nantes mới đây. Thành công của chị khiến người ta bắt đầu để ý hơn tới những phụ nữ trẻ làm phim.

FEB. 26, 2015 | CHOE SANG-HUN
23

South Korea’s Constitutional Court on Thursday struck down a 62-year-old law that made adultery an offense punishable by up to two years in prison, citing the country’s changing sexual mores and a growing emphasis on individual rights.
“It has become difficult to say that there is a consensus on whether adultery should be punished as a criminal offense,” five of the court’s nine justices said in a joint opinion. “It should be left to the free will and love of people to decide whether to maintain marriage, and the matter should not be externally forced through a criminal code.”

Feb. 2, 2015 | Alison Phipps
24

We have heard a lot lately about how UK universities have a problem with sexual violence. Nicole Westmarland, writing in the Telegraph, cited a YouthSight poll which found that one in three female students had experienced sexual assault or unwanted advances, and described institutional inaction as a “national embarrassment”.

FEB. 5, 2015 | LOUISE GREENSPAN and JULIANNA DEARDORFF
25

As mothers of young girls, we see this phenomenon and fret over the implications. Early puberty can lead to eating disorders, depression, substance abuse, early sexual activity and, later in life, breast cancer. But as doctors, we wince at misleading stories that blame substances that are not likely to bear the primary responsibility — hormones in our meat or soy in our diets, for instance. The real culprits include two problems that are often overlooked:obesity and family stress.

FEB. 6, 2015 | ADAM GRANT and SHERYL SANDBERG
26

This is the sad reality in workplaces around the world: Women help more but benefit less from it. In keeping with deeply held gender stereotypes, we expect men to be ambitious and results-oriented, and women to be nurturing and communal. When a man offers to help, we shower him with praise and rewards. But when a woman helps, we feel less indebted. The reverse is also true. When a woman declines to help a colleague, people like her less and her career suffers. But when a man says no, he faces no backlash. A man who doesn’t help is “busy”; a woman is “selfish.”

FEB. 6, 2015 | Claire Cain Miller
27

We know that women are underrepresented in math and science jobs. What we don’t know is why it happens.
There are various theories, and many of them focus on childhood. Parents and toy-makers discourage girls from studying math and science. So do their teachers. Girls lack role models in those fields, and grow up believing they wouldn’t do well in them.

FEB. 6, 2015 | Claire Cain Miller
28

Male professors are brilliant, awesome and knowledgeable. Women are bossy and annoying, and beautiful or ugly.
These are a few of the results from a new interactive chartthat was gaining notice on social media Friday. Benjamin Schmidt, a Northeastern University history professor, says he built the chart using data from 14 million student reviews on the Rate My Professors site. It allows you to search for any word to see how often it appeared in reviews and how it broke down by gender and department.

FEB. 6, 2015 | THE ASSOCIATED PRESS
29

Lawmakers in Warsaw on Friday approved a European convention against domestic violence following a stormy parliamentary debate, in which many said the convention threatened traditional family structures. The lawmakers voted 254-175 with eight abstentions to empower President Bronislaw Komorowski to sign into law the 2011 Council of Europe’s convention on combating violence against women and domestic violence.

FEB. 27, 2015 | MICHAEL FORSYTHE
30

HONG KONG — A Hong Kong woman convicted of beating and threatening her Indonesian maid was sentenced to six years in prison on Friday, in a case that focused attention on the treatment of domestic servants here.
Law Wan-tung, 44, was found guilty earlier this month of assaulting Erwiana Sulistyaningsih, 24, who cleaned her house and lived in a closet in her apartment for eight months. During the trial, Ms. Erwiana recounted the various ways she said Ms. Law abused her, including shoving a vacuum cleaner tube into her mouth, fracturing two of her teeth with a blow to the face, putting her on a diet of bread and rice and forcing her to urinate into a plastic bag or bucket to avoid dirtying the toilet.

FEB. 10, 2015 | MICHAEL FORSYTHE
31

HONG KONG — She claimed that her employer kicked her and beat her with a vacuum cleaner pipe. She said that she was given only one bottle of water a day to minimize toilet breaks, was forced to sleep on the floor and became emaciated for lack of food.
On Tuesday, a court here agreed, vindicating Erwiana Sulistyaningsih, a domestic servant from Indonesia, by finding her former employer, Law Wan-tung, guilty of 18 charges. They included inflicting “grievous bodily harm,” assault and failure to pay wages. Ms. Law, 44, now awaits sentencing at the end of this month. She faces up to seven years’ imprisonment.
Ms. Erwiana’s trial was closely watched in Hong Kong, where more than 300,000 domestic servants, mostly from Indonesia and the Philippines, work for expatriates and native residents.

27/02/2015 | Quynh Nhu
32

(TNO) Cựu ca sĩ nổi tiếng Gary Glitter đang phải đối mặt với nguy cơ sống những năm tháng cuối đời trong tù khi bị tuyên phạt 16 năm vì xâm hại tình dục nữ sinh, tờ Guardian đưa tin ngày 27.2.

FEB. 3, 2015 | JULIE SCELFO
33

SEX Classification as male or female or, rarely, intersex (not exclusively male or female). Sex is usually assigned based on external anatomy but is determined by characteristics like chromosomes, hormones and reproductive organs.
GENDER Roles, behaviors and activities that a given society considers appropriate for males or females. “Sex” and “gender” are often mistakenly used interchangeably.

28/02/2015 | Elena Favilli
34

Silicon Valley elites like to think they’re miles ahead of the rest of the world. But when it comes to openness toward women, they are as behind as everyone else.

FEB. 5, 2015 | ASHLEY SOUTHALL and TAMAR LEWIN
35

Harvard University has adopted a ban on professors’ having sexual or romantic relationships with undergraduate students, joining a small but growing number of universities prohibiting such relationships. The move comes as the Obama administration investigates the handling of accusations of sexual assault at dozens of colleges, including Harvard.

FEB. 11, 2015 | EMILY BAZELON
36

Clougherty and Lonsdale had been dating over the previous couple of weeks, while he was her assigned mentor for an undergraduate course at Stanford called Technology Entrepreneurship, Engineering 145. The limited-enrollment class offered a combination of academics, business skills and access to Silicon Valley that has made Stanford the most-sought-after university in the country, with the most competitive undergraduate admissions and among the highest donations. More than any other school, Stanford is the gateway to the tech world, and computer science is the most popular major. Each year, new young multimillionaires are minted, some just months after graduation.

FEB. 6, 2015 | IAN AUSTEN
37

OTTAWA — The Supreme Court of Canada on Friday struck down laws banning physician-assisted suicide for patients with “grievous and irremediable” medical conditions.
“The prohibition on physician-assisted dying infringes the right to life, liberty and security of the person in a manner that is not in accordance with the principles of fundamental justice,” the court wrote, adding that an absolute ban was not needed to ensure that vulnerable people are not coerced “to commit suicide at a time of weakness.”

FEB. 5, 2015 | MOTOKO RICH
38

Teach for America, the education powerhouse that has sent thousands of handpicked college graduates to teach in some of the nation’s most troubled schools, is suddenly having recruitment problems.
For the second year in a row, applicants for the elite program have dropped, breaking a 15-year growth trend. Applications are down by about 10 percent from a year earlier on college campuses around the country as of the end of last month.

Feb. 4 2015 | Cory Zurowski
39

The White House rolled out its budget earlier this week. It included language that would tighten what's called the 90/10 Rule, which prohibits for-profit schools from getting more than 90 percent of their revenue from federal aid.
For-profit higher ed is currently a $33 billion annual industry. Eighty percent of its cash comes from taxpayers.

FEB. 10, 2015 | THE EDITORIAL BOARD
40

For-profit colleges that burden students with crippling debt — often while giving them useless credentials in return — are luring veterans who receive G.I. Bill benefits to take advantage of a loophole in federal law. On the merits, a proposal in President Obama’s 2016 budget that would close this destructive loophole deserves unanimous support in Congress. But because the for-profit industry has considerable power in Washington, veterans may be let down.

FEB. 27, 2015 | ASTRA TAYLOR
41

THIS week a group of former students calling themselves the Corinthian 15 announced that they were committing a new kind of civil disobedience: a debt strike. They are refusing to make any more payments on their federal student loans.
Along with many others, they found themselves in significant debt after attending programs at the Corinthian Colleges, a collapsed chain of for-profit schools that the Consumer Financial Protection Bureau has accused of running a “predatory lending scheme.” While the bureau has announced a plan to reduce some of the students’ private loan debts, the strikers are demanding that the Department of Education use its authority to discharge their federal loans as well.

06/02/2015 | Victoria Colliver
42

Facebook founder and CEO Mark Zuckerberg and his wife, Dr. Priscilla Chan, are donating $75 million to San Francisco General Hospital to help fund critical equipment and technology for the new public hospital, which is scheduled to open at the end of the year.
The donation to the San Francisco General Hospital Foundation, the hospital’s fundraising arm, is expected to be announced Friday. It is the largest single gift to the hospital since the foundation’s creation in 1994, and hospital officials believe it is the largest single private gift from individuals to a public hospital in the nation.

03/02/2015 | Đăng Nguyên
43

(TNO) Trường ĐH Hoa Sen vừa công bố chỉ tiêu dự kiến năm 2015. Theo đó, trường tuyển 2.430 chỉ tiêu cho 21 ngành bậc ĐH và 200 chỉ tiêu cho 5 ngành bậc CĐ. Ngoài ra, trường dành 70 chỉ tiêu liên thông CĐ lên ĐH.

13/02/2015 | Quốc Phong
44

(TNO) Một phó giáo sư (PGS) ngành trồng trọt vừa được công nhận học hàm ở Đại học Thái Nguyên tâm sự trên báo rằng để duy trì đam mê khoa học, anh phải làm thêm nhiều việc, kể cả trái nghề để có thêm tiền lo cho gia đình và phụ giúp công tác của chính mình. Bởi lương PGS như anh bây giờ không bằng phân nửa lương của học trò anh vừa ra trường, đi làm cho doanh nghiệp.

14/02/2015 | Phan Hậu
45

(TN Xuân) Tốt nghiệp thủ khoa ngành kinh tế ở Anh, học tiến sĩ ở Mỹ, Nguyễn Chí Hiếu (30 tuổi) bỏ công việc có thu nhập hàng nghìn USD, những lời mời gọi và cơ hội thăng tiến ở nước ngoài để về nước dạy học, giúp sinh viên Việt Nam “săn” học bổng du học.

02/02/2015 | NGUYỄN THẢO
46

Nghệ sĩ chèo Thúy Ngần chia sẻ: “Mỗi lần lên sân khấu, diễn viên đóng vai chính được bồi dưỡng theo quy định của Nhà nước là 100 nghìn đồng. NSƯT như tôi thì được thêm 30 nghìn nữa. Còn diễn viên mới vào, chỉ nhận 70%, tức là 70 nghìn đồng”.

26/02/2015 | Quách Yến (Theo Guardian)
47

Kết quả cuộc khảo sát của Hiệp hội Giáo viên và Giảng viên (ATL) dành cho thực tập sinh và giáo viên mới cho thấy trong số những người đang cân nhắc ý định bỏ nghề thì có tới 76% lấy lý do khối lượng công việc.

FEBRUARY 9, 2015 ISSUE | JAMES SUROWIECKI
48

It’s no secret that the years since the Great Recession have been hard on American workers. Though unemployment has finally dipped below six per cent, real wages for most have barely budged since 2007. Indeed, the whole century so far has been tough: wages haven’t grown much since 2000. So it was big news when, last month, Aetna’s C.E.O., Mark Bertolini, announced that the company’s lowest-paid workers would get a substantial raise—from twelve to sixteen dollars an hour, in some cases—as well as improved medical coverage. Bertolini didn’t stop there. He said that it was not “fair” for employees of a Fortune 50 company to be struggling to make ends meet. He explicitly linked the decision to the broader debate about inequality, mentioning that he had given copies of Thomas Piketty’s “Capital in the Twenty-first Century” to all his top executives. “Companies are not just money-making machines,” he told me last week. “For the good of the social order, these are the kinds of investments we should be willing to make.”

05/02/2015 | VAN CHUNG
49

Theo quyết định ký ngày 4/2 của GĐ sở Nội vụ Hà Nội, người tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước; người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài được tiếp nhận không qua thi tuyển trong kỳ thi tuyển công chức năm 2015.

12/02/2015 | Quý Hiên
50

Trong cuộc trao đổi với phóng viên một ngày cuối năm, Giáo sư Phùng Hồ Hải, Phó viện trưởng Viện Toán học - Viện Hàn lâm khoa học VN, cho rằng chính sách trọng dụng người tài phải đồng bộ, cơ chế tuyển dụng - sử dụng phải rõ ràng, minh bạch và không phân biệt người giỏi trong nước hay trở về từ nước ngoài.

11/02/2015 | Tr. N.
51

SÀI GÒN (NV) - Một giảng viên đại học tại thành phố Sài Gòn đã làm giả giấy công nhận bằng thạc sĩ của Cục Khảo Thí Bộ Giáo Dục Đào Tạo nộp cho trường để được giảng dạy.

26/02/2015 | Van Chung
52

Với quyết định mới, kết quả thi của thí sinh trong kỳ thi tuyển giáo viên 2014 sẽ được chuyển về cho các huyện lấy theo chỉ tiêu của địa phương thay vì xét theo chỉ theo của tỉnh. Theo thống kê sơ bộ, với việc xác định thí sinh trúng tuyển theo chỉ tiêu huyện, thị thì sẽ có 35 ứng viên trượt khi xác định chỉ tiêu tỉnh sẽ trở thành trúng tuyển.

03/02/2015 | VĂN CHUNG
53

129 trong tổng số 261 thầy cô liên quan đến vụ việc “Hàng trăm giáo viên bị đẩy ra đường” như VietNamNet đã thông tin đã được tuyển đặc cách vào công tác trong ngành giáo dục đào tạo huyện Yên Phong, Bắc Ninh.
Ngày 26/1/2015, Giám đốc sở Nội vụ Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang đã có văn bản phê duyệt kết quả xét tuyển đặc cách viên chức vào công tác tại các đơn vị sự nghiệp ngành giáo dục và đào tạo, thuộc UBND huyện Yên Phong.

06/05/2014 | VĂN CHUNG
54

Chỉ gần 1 tháng nữa là kết thúc năm học nhưng hơn 300 giáo viên có thâm niên tại các trường tiểu học và THCS tại huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) đã bị cắt hợp đồng giảng dạy để thay thế người mới.
Kinh nghiệm thua bằng đẹp
Ngày 6/9/2013, UBND huyện Yên Phong có văn bản xét tuyển 612 viên chức ngành GD-ĐT. Sở dĩ có tình trạng này là do 10 năm qua, huyện Yên Phong không có đợt thi hay xét tuyển viên chức ngành giáo dục lần nào dẫn đến số lượng chỉ tiêu rất lớn.

03/02/2015 | VĂN CHUNG
55

Sau lùm xùm trong việc xét tuyển giáo viên năm 2014 ở huyện Yên Phong, sang năm 2015 việc thi tuyển giáo viên mầm non, tiểu học và THCS ở Bắc Ninh sẽ có phần thi viết và thực hành soạn giáo án.
Văn bản liên ngành giữa Sở Nội vụ và Sở GD-ĐT Bắc Ninh ký ngày 23/1/2015 nêu rõ việc thi tuyển giáo viên năm 2015 sẽ bao gồm thi phần kiến thức chung và phần thi chuyên môn, nghiệp vụ (phần thi viết và phần thi thực hành).

14/02/2015 | Quang Lộc
56

Tết đến, ai cũng mong được về nhà nghỉ ngơi sau một năm bận rộn, để được quây quần bên bạn bè, người thân vui đón xuân. Thế nhưng, nhiều sinh viên ở lại Hà Nội chọn Tết xa quê vì mưu sinh.

09/02/2015 | Nguyễn Dũng
57

Bố mất sớm, nhà chỉ có mẹ chăm sóc ba đứa em, thế nhưng đã 4 năm qua, Lâm chưa một lần về quê ăn Tết cùng gia đình, vì phải làm thêm để lo thân và đỡ đần cho mẹ.

11/02/2015 | GIANG THÙY LINH
58

Từ vỏn vẹn vài trăm con dê sống hoang dại phá cây phá rừng khiến con người phải “diệt dê như diệt giặc", đàn dê Việt Nam đã lên đến gần một triệu rưỡi con, mang về cho người nông dân nhiều nguồn thu. Công đầu thuộc về ông Đinh Văn Bình, PGS.TS - nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây (thuộc Viện Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn).

15/02/2015 | Hoàng Dung
59

Vừa tốt nghiệp đại học được vài tháng nhưng Dương Văn Lạc đã quen với vai trò giảng viên tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và gần hoàn tất chương trình thạc sĩ của mình. Với anh, để có kết quả

14/02/2015 | Trần Huỳnh
60

TTO - Chiều 14-2, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã trao quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM (thuộc Bộ Công thương) cho TS Nguyễn Thiên Tuế - phó hiệu trưởng phụ trách, kiêm bí thư đảng ủy nhà trường.

09/02/2015 | Minh Quang
61

TTO - Đề nghị cách chức Tổng Biên tập báo Người cao tuổi Kim Quốc Hoa, chuyển hồ sơ sang Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an điều tra, xử lý đối với hành vi đăng 11 bài viết có dấu hiệu tội phạm.
Đó là một trong những nội dung được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đưa ra tại cuộc họp báo sáng nay 9-2 sau khi kết thúc thanh tra đột xuất báo Người Cao tuổi.

16/02/2015 | Theo Giáo dục & Thời đại
62

Với những đóng góp to lớn cho giáo dục nước nhà, GS.TS. Lê Quang Long được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đề xuất đặc cách phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân khi ông bước qua tuổi 90.
Khi được hỏi về cuộc đời của mình, NGND.GS.TS Lê Quang Long như trẻ lại với những hồi ức năm tháng theo cách mạng và quãng đời dạy học của mình.

12/02/2015 | NGUYỄN LAN ANH
63

“Sứ mệnh cuộc đời tôi là làm tốt games.” —Nguyễn Hà Đông, nhà phát triển trò chơi, dotGEARS studio cho biết trong cuộc trò chuyện với Forbes Việt Nam.

14/02/2015 | Đăng Duy
64

Vượt qua trở ngại về tuổi tác và khoảng cách giữa người dân tộc Kinh-Dao, chị Triệu Thị Xuân và anh Mai Hữu Cương đã đến với nhau cùng xây dựng hạnh phúc gia đình dưới mái Trường PTDTBT THCS Cổ Linh (huyện Pác Nặm, Bắc Kạn).

09/02/2015 | Quyên Quyên
65

Trường tiểu học Công nghệ Giáo dục Hà Nội được xây dựng trên mô hình Thực nghiệm của GS Hồ Ngọc Đại. GS cùng con trai Hồ Thanh Bình nằm trong hội đồng cố vấn của trường.
Tháng 3/2013, trường tiểu học Công nghệ Giáo dục Hà Nội - CGD School thành lập và được duy trì trên quan điểm giáo dục tiên tiến của GS Hồ Ngọc Đại: “Nhà trường là nơi học sinh được sống một cuộc sống thực”. Sau gần 2 năm ổn định, đầu năm 2015, mô hình trường Thực nghiệm thứ 2 tại Hà Nội chính thức công bố về hình ảnh.

Chén trà thứ 2
10/02/2015 | Lê Phương Tri
1

TT - Im lặng trong các cuộc họp, các buổi sinh hoạt chuyên đề, chuyên môn... đã trở thành chuyện thường ngày của giáo viên hiện nay.

13/02/2015 | LỆ THU
2

Chuyện yêu “Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” không còn đúng với thiếu nữ Việt hiện đại. Vậy, các nữ du học sinh Việt xinh đẹp – những người có điều kiện “mở” tiếp xúc bạn khác phái ở trời Tây nói gì về chuyện có bạn trai Tây?

14/02/2015 | Giang Sơn
3

Anh bạn tôi không có TS, nên không thể là Phó Giáo sư hay Giáo sư. Nhưng bằng năng lực thật và những đóng góp chuyên môn nên rất được quí mến, coi trọng. Trong khi nhiều TS, Phó GS, GS cùng ngành chẳng ai biết.

FEB. 12, 2015 | TAMAR LEWIN
4

Advocates for the deaf on Thursday filed federal lawsuits against Harvardand M.I.T., saying both universities violated antidiscrimination laws by failing to provide closed captioning in their online lectures, courses, podcasts and other educational materials.

FEB. 9, 2015 | DAN LEVIN
5

BEIJING — They are out there, hiding in library stacks, whispering in lecture halls, armed with dangerous textbooks and subversive pop quizzes: foreign enemies plotting a stealthy academic invasion of Chinese universities.
So says China’s education minister, Yuan Guiren, who has been issuing dire alarms about the threat of foreign ideas on the nation’s college campuses, calling for a ban on textbooks that promote Western values and forbidding criticism of the Communist Party’s leadership in the classroom.
Four years ago, he told a prominent government advisory panel that restricting the use of Western teaching materials was wrongheaded. “No matter how many foreign resources we import, we won’t be at risk, because we’re on Chinese soil,” he said, according to a March 2011 article in the state-run Jinghua Times newspaper.
Referring to the hundreds of thousands of Chinese students who have gone overseas to study, he added, “We even sent so many people abroad and they weren’t affected in the nest of capitalism, so why fear they would be affected here?”

16/02/2015 | Thuỳ Linh Hà
6

Cảm thấy hệ thống giáo dục công đang xuống dốc, nhiều bậc cha mẹ Trung Quốc đã quyết định đầu tư một số tiền lớn cho con theo học ở những trường tư thục áp dụng phương pháp giáo dục kiểu Tây phương.
Trái ngược với phương pháp giáo dục truyền thống ở Trung Quốc bắt học sinh phải học thuộc, học vẹt, thi cử kiểm tra liên miên, đặt nặng vấn đề điểm chác...., phương pháp giáo dục phi truyền thống khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ được tự do phát triển, thể hiện tính cách, không bị gò bó vào một khuôn mẫu nhất định.

FEB. 26, 2015 | CAROL POGASH
7

SAN FRANCISCO — It is the issue that is stirring San Francisco: The archbishop has specified that teachers at four Bay Area Catholic high schools cannot publicly challenge the church’s teachings that homosexual acts are “contrary to natural law,” that contraception is “intrinsically evil” and that embryonic stem cell research is “a crime.” He also wants to designate teachers as part of the “ministry,” which could, under a 2012 Supreme Court ruling, strip them of protection under federal anti-discrimination laws.
In this city that helped give birth to the gay rights movement, the backlash has been fierce. A top concern is that gay teachers could be fired.

FEB. 13, 2015 | RICK ROJAS and MOTOKO RICH
8

At a tense meeting on Friday, the board voted 7 to 1 — with Ms. Douglas the sole dissenter — to restore email, telephone and office access to the staff members dismissed by the superintendent. The board‘s members are appointed by the governor.

06/01/2015 | Christopher Ingraham
9

To put these figures in context, we have slightly more jails and prisons in the U.S. -- 5,000 plus -- than we do degree-granting colleges and universities. In many parts of America, particularly the South, there are more people living in prisons than on college campuses

14/02/2015 | Hồng Hạnh
10

Theo công bố mới nhất của Cybermetrics Lab, bảng xếp hạng Webometrics tháng 02/2015, ĐH Quốc gia Hà Nội xếp hạng thứ 20 Đông Nam Á, thứ 212 Châu Á và thứ 894 thế giới trong tổng số 23.887 cơ sở giáo dục đại học tham gia xếp hạng.
Như vậy, so với lần công bố trước đó (tháng 8/2014), vị trí của ĐHQGHN gần như giữ nguyên. Việt Nam có 120 cơ sở ở bảng xếp hạng nhưng chỉ có ĐHQGHN ở Top 1000 (894).

02/02/2015 | Minh Anh - Nguyên Hạnh
11

Ngày 1/2, TS Phạm Văn Ánh - chuyên gia nghiên cứu Văn học cổ trung đại và Hán Nôm (Viện Văn học), thành viên Ban giám khảo - đã công bố các thông tin hậu trường “gây sốc” ở cuộc sát hạch để chọn ra ông đồ đạt chuẩn, được phép cho chữ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong Hội chữ Xuân sắp tới.
TS Phạm Văn Ánh ở trong ban phụ trách chấm thi mảng chữ Hán. Đề thi phần chữ Hán rất dễ, các ông đồ chỉ phải viết đúng 4 chữ với những yêu cầu tối thiểu.
“Sau khi chấm sát hạch, kết quả cho thấy, 70% các ông đồ viết sai. Thậm chí có người viết sai đến 3 chữ. Viết không khác nào dùng mực bôi bẩn lên giấy. Nguy hiểm hơn, có người còn chưa biết cách cầm bút”, TS Phạm Văn Ánh nói với tâm trạng khá thất vọng.

03/02/2015 | LÊ MINH TUẤN
12

GS.TS Trịnh Khắc Mạnh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm cho rằng nạn “loạn chữ” trong dinh chùa, di tích là việc cần làm.

06/02/2015 | NONG HONG DIEU
13

Những ai yêu thư pháp ở nước ta hẳn không xa lạ với cái tên Nguyễn Văn Bách. Không biết từ bao giờ thiên hạ đã ngầm đưa cụ vào danh sách tứ đại thư pháp gia Việt Nam cùng với những tên tuổi: Lại Cao Nguyên, Lê Xuân Hòa, Cung Khắc Lược. Nhưng cụ Nguyễn Văn Bách lại không nhận danh hiệu ấy: “Tôi chỉ là anh thợ viết thôi”.

05/02/2015 | ZING
14

Đợt thi sát hạch lần thứ hai tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) cho kết quả hơn 40% ông đồ trượt. Nhiều người giở tài liệu, quay cóp do không nhớ chữ và bị đánh dấu bài.

03/02/2015 | My Dung
15

TT - Việc đưa đón con học ở các trường mầm non, tiểu học công lập tại TP.HCM như một cực hình vì giờ học, giờ làm tréo ngoe, lại thêm kẹt xe liên tục, đường sá đông đúc.

15/02/2015 | Hiếu Nguyễn
16

Năm 2014, giáo dục Việt Nam tiếp tục “hái vàng”, “gặt bạc” với những tấm huy chương đỉnh cao trên trường quốc tế - gieo niềm tin vững chắc về thành công đổi mới giáo dục sẽ tiếp tục nảy lộc, đâm chồi.

26/02/2015 | Huong Giang
17

Nói xấu đồng nghiệp trước mặt phụ huynh học sinh; Dùng nhiều chiêu ép học trò học thêm…là những chuyện chưa đẹp diễn ra trong môi trường giáo dục được nhà giáo Hương Giang đúc rút.