"Chợ Đầu Mối" về Giáo Dục tại Việt Nam
A Clearinghouse on Education in Viet Nam
THƯ TÒA SOẠN - EDITOR’S NOTE

Chào các em sinh viên và các bạn đồng nghiệp,

Chúng tôi hân hạnh gửi đến các bạn tờ TRỒNG NGƯỜI số 19 (tháng 5 – 2014)

Hơn tháng nay, vấn đề nóng bỏng và bức xúc nhất ở Việt Nam là câu chuyện nước Tầu lại lăm le đô hộ chúng ta lần nữa.  Những Mã Viện, Ô Mã Nhi, Thoát Hoan, Liếu Thăng, Tôn Sĩ Nghị, Sầm Nghi Đống, Đặng Tiểu Bình …  tân thời vẫn chứng nào tật nấy: nói láo với người dân nước họ; huyênh hoang ở nghị trường quốc tế; và vẫn nghĩ mình là cỗ xe bọc sắt nên muốn cán đám châu chấu lúc nào cũng được.

Chỉ tiếc là tuy lòng dân ta như một, trong cũng như ngoài nước, giới lãnh đạo thì không như một, nên hơn một tháng sau khi nước Tầu đưa giàn khoan 981 xâm chiếm Hoàng Sa, nước ta vẫn chưa khẳng định một lập trường dứt khoát, một chiến lược mạnh dạn và khôn ngoan, cũng như chưa muốn hay chưa dám kêu gọi nhân dân tự nguyện phát biểu tinh thần yêu nước.  Quốc hội là nơi đã có thể đóng vai Hội Nghị Diên Hồng thuở nào, cũng không tìm được cái khí phách của các bô lão thời chưa có Iphone, Ipad hay “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.”

Vào những ngày đầu tháng 6/2014, cảm tưởng chung của người Việt là chúng ta đang bế tắc.

Nhưng chúng tôi cũng không quên sắp đến ngày tốt nghiệp trung học cũng như sắp tôn vinh các ông bố.  TRỒNG NGƯỜI chúc các bạn tân khoa bước vào một quãng đời mới trung thực và ý nghĩa hơn 18 năm vừa rồi và chúc các ông bố sớm nhận ra rằng chơi với con, nấu bếp cho gia đình và đối xử bình đẳng với vợ mới thật sự là người “quân tử”, hay dùng tiếng Yiddish của người Do Thái xưa là “mensch” !

Kỷ niệm 25 năm phong trào đòi dân chủ Thiên An Môn,

TRỒNG NGƯỜI.
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC : HÃY CỨ DẠY HỌC VÌ LỢI NHUẬN ĐI ĐÃ
Vũ-Đức Vượng
(*** Bài này đã được đăng làm hai phần, với chút sửa đổi, trên Viet Nam Net ngày 29-5 và 07-6-2014: Lần 1 - Lần 2 )

Trong bối cảnh còn “tranh tối tranh sáng” giữa xã hội chủ nghĩa và tư bản như hiện nay ở Việt Nam, doanh nghiệp và ngân hàng vẫn chưa định vị được những chiến lược độc lập của mình; giới buôn bán nhỏ lẻ còn bị gò bó bởi quá nhiều luật, lệ  và thói quen không đồng nhất; giới nghệ sĩ, báo chí vẫn chưa được tự do sáng tạo, xuất bản, trình diễn; và ngành giáo dục cũng không khác: vẫn cạnh tranh giữa trường công và tư về nhiều mặt.  Đặc biệt hơn cả là trong giới trường tư, có những trường tự xưng là “phi lợi nhuận” nhưng trong thực tế hành xử không khác gì một công ty vì lợi nhuận thông thường.

Chính phủ cũng không giúp làm rõ hơn những khác biệt căn bản giữa “vì lợi nhuận” và “phi lợi nhuận” khi luật hiện hành dùng cụm từ “không vì lợi nhuận” và định nghĩa là  “phần lợi nhuận tích lũy hằng năm là tài sản chung không chia, để tái đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học; các cổ đông hoặc các thành viên góp vốn không hưởng lợi tức hoặc hưởng lợi tức hằng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ”.  (1)

Như vậy, có nghĩa là trường tư do các cá nhân hay nhóm góp tiền vốn để lập ra và sau đó được chia một phần lợi nhuận của trường, vẫn được tự xưng là “không vì lợi nhuận” hay thông thường hơn là “phi lợi nhuận.”

Tuy nhiên, lợi nhuận mới chỉ là phần nổi của tảng băng; quan trọng hơn, và kiểm soát được lợi nhuận là quyền sở hữu và quyền quản trị nhà trường.  Về khoản này, luật Đại Học của Việt Nam hiện nay lại khá rõ ràng: cổ đông là sở hữu chủ và hội đồng quản trị, do cổ đông bầu lên hay chỉ định, có toàn quyền điều hành nhà trường qua trung gian là hiệu trưởng và ban giám hiệu. 

Nói khác đi, một ĐH tư hiện nay ở Việt Nam, hành xử như một “doanh nghiệp vì lợi nhuận”, dù ĐH đó có tự xưng là “phi lợi nhuận” và các giảng viên, nhân viên từ cấp hiệu trưởng trở xuống đều là nhân viên của doanh nghiệp, như bất cứ ở một doanh nghiệp nào khác.

 

Quá trình dẫn đến khái niệm trường “phi lợi nhuận”

Từ khi thống nhất đất nước năm 1975, toàn hệ thống giáo dục của Việt Nam rập theo khuôn mẫu GD Xã Hội Chủ Nghĩa từ Liên Xô, nghĩa là chỉ có trường công.  Về mặt kinh tế cũng vậy: không có sở hữu tư nhân.  Khi đất nước buộc phải “đổi mới” sau năm 1986, nhà nước nới lỏng các chính sách kinh tế trước, cho phép lập thương mại tư, gây vốn tư, tìm nguồn vốn từ nước ngoài, v.v..  Mảng giáo dục đi chậm hơn: mãi đến năm 1993 thủ tướng chính phủ mới ban hành qui chế đầu tiên về đại học tư thục.  Qua hai quy chế tạm thời vào năm 1994, quy chế chính thức về đại học tư chỉ ra đời năm 2000, nhìn nhận “sở hữu tập thể” và một số yếu tố phi lợi nhuận như phải có quỹ dự trữ bắt buộc, phải đầu tư vào cơ sở vật chất; nhưng vẫn cho trả lãi, hoàn trả vốn góp, v.v…

Luật Giaó Dục năm 2005 và sau đó Nghị Định số 75/2006 chính thức coi trường tư là một doanh nghiệp theo mẫu vì lợi nhuận: các nhà đầu tư sở hữu toàn bộ tài sản của trường; cổ tức phân chia theo tỷ lệ vốn góp; cổ đông có quyền chuyển nhượng hay rút vốn, v.v…

Năm 2012 Quốc hội mới thông qua Luật Giáo Dục Đại Học, như đã nói ở trên, và lần đầu tiên phân biệt “vì lợi nhuận” và “phi lợi nhuận”, mặc dù lằn ranh giữa hai chế độ còn rất mông lung, và cả hai vẫn còn dựa vào mẫu của các doanh nghiệp hoạt động kinh tế vì lợi nhuận.(2)

Vậy thế nào mới là “phi lợi nhuận”?

 

 Thể chế “phi lợi nhuận” ở Mỹ

Khác với Việt Nam, các đại học tư ở Mỹ hình thành trước các trường công; thậm chí từ trước khi lập quốc.  ĐH Harvard thành lập năm 1636, hay140 năm trước khi các nhà cách mạng tuyên ngôn độc lập với vương quốc Anh.  Các trường tiên phong này thường được lập ra để dạy thần học, đào tạo lớp giáo sĩ và một số giáo viên; đến những thế kỷ sau, do những phát minh khoa học và các thị trường mới, họ mới phát triển sang những lãnh vực nghiên cứu khoa học, nhân văn, kinh tế và xã hội.  Ngày nay, các trường ĐH tư của Mỹ chiếm khá nhiều giải Nobel về nhiều ngành, như ta đã thấy.

Mãi đến năm 1862, đang giữa cuộc nội chiến, tổng thống Lincoln mới ký đạo luật Morrill, phát cho mỗi tiểu bang 30,000 mẫu đất (khoảng 125 triệu mét vuông) để dựng đại học dạy các ngành nông nghiệp, công nghệ, các môn học cổ điển và cả binh pháp nữa.  Những trường này đã trở thành những ĐH cột trụ của các bang; ví dụ như ĐH California ở Berkeley ngày nay.

Sang nửa cuối thế kỷ 20, phần vì chính quyền liên bang trợ cấp cho cựu chiến binh Thế chiến thứ II đi học, rồi đến thế hệ các con họ --thường gọi là Baby Boom, hay quả bom dân số-- con số các trường công đã tăng lên gần gấp đôi, từ 367 trường năm 1960 thành 643 trường năm 2007.

**

Các trường công ở Mỹ được chính quyền tiểu bang trợ cấp ngân khoản hoạt động, với mục đích là đào tạo ưu tiên cho công dân trong bang, do đó học phí thường có 3 hạng: thấp nhất dành cho sinh viên của bang; cao hơn là sinh viên Mỹ từ các bang khác; rồi cao nhất là sinh viên ngoại quốc.  Chính phủ liên bang cũng trợ cấp gián tiếp bằng hai cách chính: học bổng hoặc vay nhẹ lãi cho sinh viên nghèo, và hỗ trợ nghiên cứu với các khoản tiền từ liên bang.

Vì ngân sách của mỗi bang trồi sụt theo kinh tế thị trường, nên hỗ trợ của chính quyền bang cũng giảm khá nhiều trong những thập niên qua.  Ngân sách của ĐH California ở Berkeley, chẳng hạn, trước đây 25 năm được tiểu bang tài trợ tới gần nửa (49%) đến năm 2008 chỉ còn 27%.  Ở ĐH Texas còn xuống hơn nữa: từ 39% còn 14%.  Các trường này đều phải tăng học phí (trung bình khoảng 5-8% mỗi năm từ vài chục năm nay), tìm thêm tài trợ từ liên bang, và thu hút thêm những hiến tặng (donations) từ cựu sinh viên hay các Quỹ từ thiện, giáo dục … để tiếp tục hoạt động và phát triển.  Một hiện tượng khá mới nữa là một số trường có những nghiên cứu khoa học thành công đã nhượng bản quyền, hoặc cộng tác, với các doanh nghiệp để tăng lợi nhuận.  Mặc dù họ vẫn là “phi lợi nhuận.”

**

Các trường tư tồn tại bằng phương thức hơi khác: vì không có tài trợ trực tiếp từ chính quyền, các trường này tính học phí cao hơn trường công, và đồng thời phát triển mạnh hơn các nguồn hiến tặng của cựu sinh viên, của các quỹ hỗ trợ, của các đại gia, và của chính người dân có cảm tình với nhà trường. 

Phải nói ngay là các trường tư phát triển mạnh mẽ được cho tới nay là nhờ một chính sách thuế khóa rất chiến lược của Mỹ: khuyến khích những người khá giả hiến tặng cho các công trình nhân đạo, phi lợi nhuận, trong đó có các trường… bằng cách giảm hay miễn thuế trên thu nhập hay trên lợi nhuận của họ.  Một công hai việc: thay vì trả thuế cao cho chính phủ, họ được quyền chọn lựa đổ tiền vào cơ sở hay dự án họ thích, và còn được tôn vinh mãi mãi.  Đại học Stanford sẽ mãi mãi ghi ơn ông bà Leland Stanford, người đã hiến tặng đất và tiền để mở trường này vào năm 1891, chẳng hạn.

Nhưng gia đình ông Stanford, và các hậu duệ, có làm chủ, hay dính líu gì đến ĐH này không?  Hoàn toàn không.

Vậy ai là “chủ” ĐH này?  Không có ai, và mọi người trong cộng đồng.  Nghe hơi “nghịch nhĩ”, đúng không?  Nhưng rất lô-dích.

Một điều khoản rất quan trọng trong bộ luật thuế của Mỹ --một bộ luật phải nói là đã xào đi nấu lại trong nhiều thập niên, do nhiều nhóm lợi ích xía vào để dành phần lợi cho mình, nên ngày nay nó đã thành một cánh rừng âm u, râm rạp, dây mơ rễ má khắp nơi… đến nỗi hàng trăm ngàn luật sư và kế toán viên sống mạnh giỏi quanh năm để cố vấn và “bảo vệ” quyền lợi chính đáng của cá nhân hay doanh nghiệp muốn đóng thuế càng ít càng tốt—là điều 501(c)(3): miễn thuế thu nhập cho các công ty “phi lợi nhuận” hay còn gọi là “bất vụ lợi” (not-for-profit corporations.)

Một vài điều cần nói ngay ở đây:

 Tư cách “công ty” (corporation) được luật pháp công nhận có quyền giao dịch và tham gia vào các lĩnh vực trong xã hội, như một “người” (tư cách pháp nhân) và các cá nhân đứng sau đó không bị liên lụy trực tiếp về tài chính.  Nói cách khác, “công ty” là một tấm bình phong để cá nhân đứng sau đó không mang trách nhiệm trực tiếp với các sinh hoạt của công ty.  Do đó, mọi cá nhân hay tổ chức muốn có tư cách pháp nhân để hoạt động trong xã hội phải đăng ký như một công ty, để tránh trách nhiệm cá nhân.  Công ty có thể là “vì lợi nhuận” hay “phi lợi nhuận”

Công ty “phi lợi nhuận” có mọi quyền và trách nhiệm về kinh tế như những công ty “vì lợi nhuận”: lập khế ước, giao kèo, buôn bán sản phẩm hay dịch vụ, thuê hay sa thải lao động, tuân thủ luật lao động, đóng bảo hiểm cho công ty và cho nhân viên, trả vào quỹ an sinh xã hội, v.v… cũng như có quyền sinh lãi (tiền lời) qua các hoạt động kinh doanh của mình.

Nhưng công ty “phi lợi nhuận” không có cổ đông như một công ty thường.  Tài sản của CT PLN (công ty phi lợi nhuận) thuộc về chính công ty đó (có thể là một nhà chùa, tu viện, trường học, bệnh viện, nhà dưỡng lão, viện cô nhi, hay một dịch vụ nào đó …) chứ không thuộc về cá nhân hay nhóm nào.  Điều hành một CT PLN như vậy là một Hội Đồng Quản Trị (HĐQT) do thành viên chỉ định hay bầu lên (self-perpetuating board) từng nhiệm kỳ, với trách nhiệm chính là trung thành và quản lý công ty cho hiệu quả. 

Vì thế, khi CT PLN lỗ, HĐQT có trách nhiệm phải tìm thêm tài nguyên hay bớt sinh hoạt cho cân bằng ngân sách.  Ngược lại, khi CT PLN có lời, số tiền lời này chỉ được dùng để phát huy CT này mà thôi; không một cá nhân hay nhóm nào khác được sử dụng số lời này.

Các ĐH PLN ở Mỹ cũng là những công ty PLN, và hoạt động theo mô hình này.  Khi họ được chính phủ thừa nhận là PLN, không những chính nhà trường được miễn thuế trong các dịch vụ liên quan đến giáo dục mà các nhà hảo tâm hiến tặng cho nhà trường này cũng được miễn thuế trên khoản hiến tặng.

Thường thường, các trường PLN sử dụng những khoản tiền hay hiện vật hiến tặng một cách rất bảo thủ, cẩn thận:  họ đầu tư số tiền này và hàng năm chỉ dùng tiền lời của những đầu tư này vào việc giáo dục.  Như vậy, số tiền hiến tặng sẽ còn mãi mãi để giúp các thế hệ đi sau.  Từ chính xác của tiếng Anh là “Endowment”, không những là “hiến tặng” mà còn để dành vốn, chỉ dùng tiền lời, vào việc giáo dục hay từ thiện.(3)  Từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, các ĐH lớn của Mỹ đã tích lũy những quỹ endowment ngoạn mục: Quỹ của ĐH Harvard, chẳng hạn, đã lên đến hơn 35 tỷ USD cách đây vài năm.  Và khi nào mà các cựu sinh viên hay đại gia còn muốn hiến tặng cho Harvard thì quỹ này sẽ còn tăng thêm nữa.

Tóm lại, đó là phương thức nước Mỹ đã tạo nên và phát huy một nền giáo dục cả công lẫn tư vững vàng, hiệu quả --tuy không phải là hoàn hảo—như chúng ta chứng kiến.  Phải có chiến lược lâu dài, phải có thời gian, phải có chính sách khôn ngoan, và phải có những đại gia, những cựu sinh viên, với tinh thần cộng đồng cao.

 

Đại học tư ở Việt Nam

Trong giai đoạn còn tương đối “hỗn mang” khoảng 25 năm trở lại đây, các trường ĐH tư ở Việt nam còn đang tìm chỗ đứng và xác định cá tính căn bản của mình trong một nước độc lập, thống nhất cũng như trong một thế giới chưa bao giờ ít biên giới hay rào cản như ngày nay.

Một vài nhận xét cơ bản:  thứ nhất, ĐH công và tư mọc lên như nấm sau năm 2000; hầu như tỉnh nào, bộ nào, công ty nào có máu mặt… đều muốn mở ĐH và đưa người của mình vào các ghế lãnh đạo ĐH. (4)  Một số còn đặt mình vào ghế hiệu trưởng hay chủ tịch, với một mảnh bằng tiến sĩ từ đâu đó, và nghiễm nhiên bước vào giới trí thức cao. 

Thứ hai, đầu tư vào ĐH có thể sinh lãi rất to và rất nhanh.  Điều này vừa có lợi và vừa là nguy cơ cho nhà trường.  Có những trường dùng lợi nhuận để tăng trưởng nhưng vẫn giữ được nhóm lãnh đạo đồng nhất và tiến trình tương đối bền vững; nhưng cũng đã có những trường mà giới lãnh đạo thời kỳ đầu đã xâu xé nhau để tranh quyền hay tranh lợi.  Trường hợp đầu phải kể đến những ĐH như Hoa Sen, Thăng Long, Duy Tân, FPT, hay Văn Lang … và trường ĐH Hùng Vương có lẽ là điển hình cho trường hợp sau.

Thứ ba, ở Việt Nam cho đến nay, chưa có một đại học thực sự phi lợi nhuận (ĐH PLN) hiểu theo mô hình của Mỹ.  Có thể có một vài ĐH tư tự xưng là PLN, nhưng cốt lõi cũng chỉ là “PLN theo định hướng XHCN” chứ không thật sự PLN, như đã trình bầy ở phần trên.

**

ĐH Hoa Sen ở TP HCM, nơi tôi có dịp cộng tác trong hai năm 2012 và 2013 ở cấp trưởng khoa và nhờ đó hiểu được phần nào tổ chức của trường, có thể là một ví dụ cụ thể về tính cách PLN này.

Năm 2007, trường cao đẳng Hoa Sen được phép của Bộ GD-ĐT trở thành trường đại học. (5)  Hội đồng quản trị từ đó đến nay do ông Trần Văn Tạo, nguyên Phó giám đốc Công An TPHCM và nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Thành ủy, làm chủ tịch và TS sử học Bùi Trân Phượng là Phó CT kiêm hiệu trưởng.  Hai phó HT mấy năm sau này là Th.S. Phạm Thị Thủy phụ trách tài chánh và Th.S. Đỗ Sỹ Cường phụ trách học thuật, kiêm bí thư chi bộ Đảng. Cả ba thành viên ban giám hiệu (HT và hai PHT) đều là Đảng viên.

Về mặt tài chính, trường ĐHHS (Đại học Hoa Sen) đã rất thành công, theo như con số của nhà trường báo cáo cho HĐ Cổ Đông hàng năm: thu nhập năm đầu tiên thành ĐH (2007) là 85 tỷ VNĐ đã tăng tới 267 tỷ trong năm 2013 vừa qua.  Tăng khoảng gấp ba lần trong 7 năm.

Tương tự, lợi nhuận (chênh lệch chi thu) sau thuế  cũng tăng từ 11.8 tỷ VNĐ năm 2007 đã lên đến năm 65.4 tỷ năm 2013; nghĩa là lợi nhuận tăng lên gấp 6 lần trong 7 năm.  Trừ những hành vi phạm pháp, ít có đầu tư nào có thể tăng trưởng nhanh và đều như thế.

Nhưng có lãi không phải là điều xấu.  Trái lại là khác; nó chứng minh được khả năng quản lý của giới lãnh đạo nhà trường.  Nó chỉ xấu nếu ĐHHS không đào tạo sinh viên của mình như đã hứa hẹn; và nếu nhìn vào con số của Hoa Sen công bố, về tỷ số sinh viên có việc làm khi ra trường, thì HS có kết quả khá tốt.  Tốt hơn nhiều trường, công cũng như tư, ở Việt Nam hiện nay.

Vậy ĐHHS có phải là một trường PLN như nhà trường tự xưng không? 

 Hôm 17/3/2014, Đảng ủy ra nghị quyết số 07/NQ-DU và ngay hôm sau, Hiệu trưởng  Bùi Trân Phượng ra công văn cho nhân viên từ cấp trưởng bộ phận trở lên khẳng định rằng “Tôi sẽ triển khai đến toàn thể cấp Trưởng bộ phận để phối hợp, lãnh đạo toàn thể GV, NV nhà trường kiên quyết thực hiện chủ trương giữ vững đường lối phi lợi nhuận của nhà trường, …  đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của GV, NV và các cổ đông của nhà trường.”

Theo như Ban Giám Hiệu và HĐQT của Hoa Sen báo cáo cho Đại hội Cổ đông hàng năm, cổ đông của Hoa Sen đã nhận được ít nhất 12% (năm 2012) và cao nhất là 22% (năm 2013) tiền lời mỗi năm, kể từ 2007.

Đặc biệt hai năm 2012 và 2013, HĐQT quyết định tăng vốn điều lệ từ 30 tỷ lên 72 tỷ (2012) và một năm sau lại lên 110 tỷ (2013).  Không có con số chính xác về trị giá của trường ĐHHS, nhưng một số chuyên gia ước lượng trị giá này đã tăng từ khoảng 15 tỷ (2007) lên tới mấy trăm tỷ hiện nay.  

Thêm vào đó, công ty Hoa Sen đã hai lần phát hành “cổ phiếu thưởng” cho cổ đông hiện hữu: năm 2012 với tỷ lệ 140/100 và năm 2013 với tỷ lệ 153/100; nghĩa là số cổ phiếu của mỗi cổ đông đã tăng lên hơn gấp đôi nếu họ là cổ đông từ trước năm 2011.  Có thể nói, cổ đông của ĐHHS đã làm giàu khá nhanh và khá bền vững qua phương thức đầu tư này.

Đối với giảng viên và nhân viên, Đại hội đồng Cổ đông của trường Hoa Sen hàng năm vẫn chấp thuận tặng tiền thưởng cuối năm cho mọi người cũng như những món quà khoảng 500,000 vào những dịp lễ như Ngày Nhà Giáo 20/11, Quốc khánh 2/9, Lễ Lao Động 1/5,  Ngày Phụ Nữ Quốc Tế 8/3, v.v…  Năm 2013, số tiền thưởng cuối năm tương đương với hai tháng lương. 

 

Việc trường ĐH Hoa Sen vẫn là một trường “vì lợi nhuận” như mọi trường tư khác ở Việt Nam hiện nay không phải là một đại họa.  Làm kinh tế lương thiện không có gì đáng chê trách; làm kinh tế bằng dịch vụ giáo dục cũng không có gì phải xấu hổ; và nhà trường đạt được nhiều lãi cho cổ đông cũng không vi phạm luật pháp nào.

Vấn đề đặt ra ở đây là ĐHHS có nên tự xưng mình là PLN hay không?  Áp dụng phương châm “sống tử tế” của nhà trường thì tôi nghĩ là không nên.  Vì nó không đúng sự thật, như đã trình bầy ở phần trên, và vì nó gây ngộ nhận cho sinh viên, phụ huynh, và cho chính các nhân viên, giảng viên của trường.  Tôi không lo cho cổ đông của trường; họ biết họ là chủ nhà trường và họ vẫn nhận cổ tức rất đều đặn hàng năm.

Nhưng cũng nhân dịp này, tôi hy vọng ĐHHS sẽ chỉnh đốn lại nội bộ, từ việc điều hành, kế toán và quản lý đến các vấn đề học thuật, giáo dục khai phóng và phục vụ sinh viên, cho đến việc đãi ngộ tử tế và tương xứng với nhân viên, giảng viên là những rường cột của bất cứ ĐH nào … để trường này, đang trên đà tiến triển tốt, sẽ còn tiến xa hơn nữa và tối thiểu cũng cạnh tranh ngang hàng với các trường quốc tế trong khu vực Đông Nam Á. 

Một ngày đẹp trời nào đó, biết đâu Việt Nam sẽ may mắn có một đại gia với tấm lòng cũng rộng như gia tài của bà ấy, sẽ mở và nuôi một trường ĐH thật sự phi lợi nhuận, để rồi chừng một thế kỷ nữa, con cháu chúng ta mới nên nói đến chuyện “trường đẳng cấp quốc tế” hay dám so sánh với Stanford, Harvard.

TP HCM  16-5-2014
Vũ-Đức Vượng
(Thầy Vượng nguyên là giám đốc chương trình Giáo Dục Tổng Quát tại ĐH Hoa Sen, và hiện là chủ biên tờ TRỒNG NGƯỜI, một chợ đầu mối về các vấn đề giáo dục ở Việt Nam.)
Xem thêm Bản tin sô 17 - Bản tin số 18

 

Chú thích :

(1) Luật GDĐH do Quốc hội thông qua ngày 18/6/2012, có hiệu lực từ 1/1/2013.

(2) Người viết cám ơn TS Phạm Thị Ly về tư liệu để viết đoạn trên. 

 “ Khoảng trống về chính sách nhìn từ vụ việc Đại học Hùng Vương

(3) Bạn đọc hay đồng nhiệp nào giúp dịch được từ “endowment” gồm cả hai nghĩa hiến tặng và đầu tư lâu dài, xin phản hồi qua mạng, hay qua tòa soạn. Đa tạ.

(4) “Việc mở rất nhiều trường ĐH trong thời gian qua dường như là do mắc bệnh “háo danh”. Việc cho phép mở các trường ĐH ở tất cả các tỉnh là một sai lầm” -- Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết (xem thêm tại đây

(5)   Quyết định số  274/2006/QĐ-TTg,  ngày 30/11/2006 của Thủ tướng cho thành lập trường ĐH Hoa Sen

Vấn đề trong tháng
15/04/2014 | Nguyễn Hùng
1

(Dân trí) -Chiều ngày 15/4, Bộ GD-ĐT tổ chức họp báo quý I năm 2014 để trao đổi, giải đáp các thắc của báo chí. Ngoài câu chuyện kỳ thi tốt nghiệp THPT cận kề thì cuộc họp báo trở nên “nóng bỏng” với con số hơn 34.000 tỷ đồng để đổi mới chương trình, sách giáo khoa.

15/04/2014 | Hồng Hạnh
2

(Dân trí) - Tổ chức biên soạn và triển khai thực hiện chương trình, sgk phổ thông sau 2015 ở một số khâu vẫn còn thiếu khoa học; không có tổng chủ biên chương trình, thiếu lực lượng chuyên trách và thiếu cơ chế điều hành, thiếu đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm …
Đó là nhận xét từ kết quả giám sát của Thường trực Ủy ban Văn hoá Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (Uỷ ban VHGD TTN& Nhi đồng) sau khi thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) phổ thông về việc tổ chức biên soạn và triển khai thực hiện chương trình, SGK phổ thông sau 2015.

14/04/2014 | P. Thảo
3

(Dân trí) - Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông Bộ GD-ĐT trình sáng 14/4 khiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội băn khoăn vì khoản kinh phí ước tính gần 35.000 tỷ đồng (tương đương 1,7 tỷ USD), vì cả nội dung, phương thức thực hiện.

15/04/2014 | Nguyễn Thảo
4

GS Hoàng Tụy cho biết, tôi thực sự sốc khi nghe tin Bộ GD-ĐT báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần đến số tiền 34.000 tỉ đồng để thực hiện việc biên soạn chương trình và SGK mới sau năm 2015. Tôi hi vọng nghe nhầm con số...

15/04/2014 | Hồng Hạnh
5

Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội cho rằng cần xây dựng một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất, bao gồm phần bắt buộc đối với học sinh toàn quốc và phần bổ sung do địa phương và cơ sở giáo dục lựa chọn, đồng thời dành thời lượng hợp lý cho giáo dục lịch sử, văn hóa của mỗi địa phương, vùng miền. Tuy vậy, cần hướng dẫn và giao trách nhiệm cho các địa phương và cơ sở giáo dục tổ chức biên soạn và phát hành tài liệu về phần bổ sung và về nội dung giáo dục lịch sử, văn hóa địa phương, vùng miền.

16/04/2014 | Nguyễn Khánh Trung
6

Lời tòa soạn - Một đề án trong chuỗi đề án đổi mới giáo dục phổ thông vừa được Bộ GD-ĐT báo cáo Thường vụ Quốc hội kèm với số tiền dự kiến là 34.785 tỷ đồng ngay lập tức thu hút sự quan tâm của dư luận. Gửi tới VietNamNet, TS Nguyễn Khánh Trung phân tích những điểm còn thiếu, còn cũ và còn nửa vời của dự thảo này. Mời bạn đọc tham gia

18/04/2014 | Nguyễn Ngọc Lanh
7

Bộ GD-ĐT đường đường là chủ một tài khoản – tương đương với 20% tổng ngân quỹ - lẽ ra phải đứng ra tổ chức “thầu” (có quyền “hạch sách” để chọn nhà thầu và nghiệm thu kết quả) thì nay lại tự đứng ra “bảo vệ đề án” (!) - nghĩa là, tự biến mình thành nhà thầu, tự bảo vệ mình trước Quốc hội, Chính phủ và trước dư luận… để cố giành được số tiền 34 ngàn tỷ… trong chính cái tài khoản của mình (!).

17/04/2014 | Văn Chung
8

Tối 16/4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết số tiền viết chương trình, sách giáo khoa chỉ tốn 100 tỉ đồng trong tổng số tiền hơn 34 nghìn tỉ đồng đề xuất thực hiện đề án.

17/04/2014 | Quý Hiên
9

Theo TS Giáp Văn Dương (người xây dựng cổng giáo dục trực tuyến Giapschool), 34 nghìn tỷ đồng cho đề án đổi mới chương trình - SGK là một con số quá lớn. Trong lĩnh vực giáo dục, không phải cứ đầu tư tiền, đầu tư công nghệ là có kết quả…

17/04/2014 | Văn Chung
10

Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố khái toán chi tiết các "hạng mục" giải ngân khoản 34 ngàn tỷ đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015 đã có không ít quan ngại về tính khả thi...
GS. Văn Như Cương: “Tôi từng tham gia viết sách giáo khoa, mỗi tiết được trả 300.000 đồng, sau đó tăng dần lên 500.000 đồng. Với những người tham gia viết sách giáo khoa mới, nếu được trả 2 triệu đồng mỗi tiết thì chỉ hết khoảng 34 tỷ đồng.
Bộ GD-ĐT có thường xuyên kiểm tra việc sử dụng trang thiết bị dạy học các trường được nhận về không. Bộ có biết các trường đa phần là phải bắt buộc mua, sau rồi thiết bị bó chiếu, nằm trong kho không?”

15/04/2014 | Văn Chung – Chi Mai
11

Cuộc họp báo định kỳ quý I của Bộ GD-ĐT chiều ngày 15/4 tập trung vào nội dung “nóng sốt” - đề án 34 nghìn tỉ đổi mới chương trình và sách giáo khoa.
Việc trả lời phỏng vấn nội dung này được lãnh đạo Bộ phân công cho ông Đỗ Ngọc Thống - phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học - Bộ GD-ĐT, thường trực ban soạn thảo chương trình - sách giáo khoa (SGK) sau năm 2015.
- Đây chỉ là kinh phí dành cho đề án Đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông sau năm 2015. Ngoài ra, trong giải trình gửi Chính phủ, Bộ GD-ĐT đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng thêm 2 đề án nữa là Đề án Đổi mới đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, và Đề án Xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật cơ sở giáo dục phổ thông đáp ứng điều kiện tối thiểu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015.
Tôi nói đùa rằng, buổi ngày hôm qua chỉ là bảo vệ thử luận án mà thôi. Đến tháng 5 này đưa ra Quốc hội mới là bảo vệ chính thức.

16/04/2014 | Nguyễn Thảo
12

Không chỉ tỏ ra băn khoăn về kế hoạch cụ thể của đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông mà Bộ GD&ĐT vừa đưa ra trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội , dư luận còn thấy choáng váng về mức kinh phí cần cho đề án này.

18/04/2014 | Nguyễn Hùng
13

(Dân trí) - “Chương trình của ta thực hiện từ 2002, nếu tính đến 2015 là 13 năm nên đổi mới chương trình SGK là cần thiết, không khác thông lệ bình thường quốc tế cũng như nhu cầu phát triển giáo dục đào tạo nước nhà” - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển thì do phát triển nhanh khoa học công nghệ nên chu trình sách giáo khoa (SGK) của thế giới cũng đang bị rút ngắn, trước thường là 10 năm, nay chỉ còn 5-7 năm đã thay chương trình SGK.

17/04/2014 | Hồng Hạnh
14

(Dân trí) - Trao đổi với PV Dân trí về kinh phí hơn 34 nghìn tỷ thực hiện Đề án đổi mới chương trình, SGK, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cho biết: “Cần quan tâm là số tiền trên chi vào những việc gì, mức chi có hợp lý không và sẽ đem lại hiệu quả như thế nào?...”.
 

19/04/2014 | Vinh Ha
15

TT - Để làm nguội bức xúc của dư luận về số tiền khổng lồ trên 34.000 tỉ đồng chi cho việc biên soạn chương trình - sách giáo khoa phổ thông, cuối cùng Bộ GD-ĐT đã buộc phải giải thích về những khoản chi mà những người đại diện của bộ cho rằng cần thiết và hợp lý để chương trình-sách giáo khoa có thể đưa vào triển khai đại trà.
15 năm trước đây, Bộ GD-ĐT cũng chủ trì thực hiện cuộc đổi mới chương trình - sách giáo khoa mới với mục tiêu “giảm tính hàn lâm, lý thuyết, tăng cường thời lượng học thực hành thí nghiệm”. Và để phục vụ chủ trương rất thuyết phục vào thời điểm đó, một khoản kinh phí cực kỳ lớn đã được chi cho mua sắm thiết bị dạy học. Ngay vào thời điểm đó, lãnh đạo nhiều trường đã cho biết “thiết bị mang về đắp chiếu” vì nhiều bất cập, do việc phân phối thiếu hợp lý dẫn tới thiết bị không đồng bộ, mới mua đã hỏng.

22 tháng 04 năm 2014 | Ngân Anh
16

Trong bàn tròn về chương trình và sách giáo khoa tại trang hocthenao.vn, theo ông Bùi Trần Hiếu, (ĐH New South Wales, Úc), các năng lực tư duy và học tập của thế kỷ 21 được một số nơi xác định gồm: Critical thinking (tư duy phản biện), creativity and innovation (sáng tạo và đổi mới), cooperation and communication (hợp tác và giao tiếp).
“Theo những gì tôi đã trải nghiệm qua 12 năm học phổ thông tại Việt Nam, thì chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam và bộ SGK đã thất bại lớn trong việc giúp người học hình thành các năng lực và kỹ năng nêu trên.”

21 tháng 04 năm 2014 | Quý Hiên
17

TP - Hôm qua, GS Ngô Bảo Châu và nhóm Học Thế Nào đã tổ chức thảo luận bàn tròn trực tuyến về chương trình - sách giáo khoa. Thảo luận đã nhận được khoảng 160 lượt ý kiến với nhiều kiến nghị phong phú, đa dạng.

19 tháng 04 năm 2014 | Ngô Bảo Châu
18

TP - Từ ĐH Chicago, Mỹ, GS Ngô Bảo Châu đã gửi cho Tiền Phong một bài viết nhan đề “Tự hỏi và trả lời về chương trình, sách giáo khoa” để chia sẻ một số trăn trở, suy nghĩ của ông về vấn đề đổi mới chương trình - sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

21 tháng 04 năm 2014 | Quý Hiên
19

TP - Hôm qua, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định trong hồ sơ về đổi mới chương trình sách giáo khoa mà Bộ này trình lên Thường vụ Quốc hội không hề có con số 34 nghìn tỷ đồng.
Ông Luận cho biết: “Con số 34.000 tỷ không có trong tờ trình cũng như những hồ sơ liên quan mà Chính phủ trình sang Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

15 tháng 04 năm 2014 | Quý Hiên
20

TP - Với kinh phí dự tính 34.275 tỷ đồng cho việc đổi mới chương trình, SGK trong vòng 10 năm tới, theo nhiều chuyên gia, cần phải làm rõ con số này bởi nếu tiếp tục làm như cách hiện hành thì vừa tốn kém, lại vừa không hiệu quả.
 

23/04/2014 | Lê Huyền
21

"Vấn đề của giáo dục hiện nay không phải là đổi mới mà gọi chính xác hơn là cuộc cách mạng thực sự. Vì vậy, hãy dũng cảm bỏ hết tất cả và nghiêm túc làm lại từ đầu" - TS Nguyễn Khắc Thuần (Trường ĐH Nguyễn Tất Thành) thẳng thắn.

21/04/2014 | Vĩnh Hà
22

TT - Tối 20-4, trong chương trình “Dân hỏi - bộ trưởng trả lời”, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận chính thức nhận sai sót về phát ngôn dự chi kinh phí trên 34.000 tỉ đồng cho đề án đổi mới chương trình - sách giáo khoa (SGK) phổ thông.
Giải thích về việc công bố con số trên trong khi chưa xin ý kiến theo đúng quy trình, ông Luận bày tỏ: “Đây là một sai sót, sơ suất đáng tiếc. Để xảy ra sơ suất này, trách nhiệm thuộc về Bộ GD-ĐT và chúng tôi xin nhận trách nhiệm”.

24/04/2014 | Hồng Hạnh
23

(Dân trí) - Thường trực Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội đề nghị cần đánh giá điều kiện về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục để xác định kế hoạch triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa cụ thể cho từng trường.
Ngày 25/4, Bộ GD-ĐT sẽ có buổi họp báo cáo với Ủy ban Văn hóa giáo dục Thanh thiếu niên và nhi đồng (VHGDTNTN&NĐ) của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015.

21/04/2014 | Ngân Anh
24

20/4 là ngày Chủ nhật không ngơi nghỉ của những người quan tâm đến giáo dục nước nhà, với 2 “sự kiện”: Bàn tròn do GS Ngô Bảo Châu khơi mào về chương trình, sách giáo khoa và cuộc trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trên VTV1 về con số 34 nghìn tỉ đồng của đề án trên.

25/4/2014 | Hoàng Thùy
25

Do cần hoàn thiện hồ sơ đề án cũng như chờ ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính về kinh phí nên Bộ Giáo dục xin rút việc trình dự thảo ra kỳ họp tới của Quốc hội.
Sáng 25/4, tại phiên họp của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận xin rút nội dung thảo luận về báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa khỏi chương trình làm việc lần này của Ủy ban.

14/4/2014 | Chí Hiếu
26

Lần đầu trình Thường vụ Quốc hội sáng 14/4, nhưng dự thảo Nghị quyết đổi mới chương trình và sách giáo khoa bị đánh giá là quá sơ sài, không khả thi.
Theo dự thảo Nghị quyết của Quốc hội và tờ trình của ngành Giáo dục thì mục tiêu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông là để tạo ra "chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục" … Thế nhưng, những nội dung cụ thể của chương trình đổi mới lại rất mờ nhạt và chung chung khiến Chủ tịch Quốc hội lẫn hầu hết các Ủy viên Thường vụ Quốc hội đều rất băn khoăn về tính khả thi của đề án này.

26/04/2014 | Vĩnh Hà
27

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 25-4, ngay sau khi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận xin lùi thời gian trình Quốc hội đề án đổi mới chương trình - sách giáo khoa (SGK) phổ thông, GS Đào Trọng Thi - chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội - nói:
- Tôi rất tiếc là bộ phận giúp bộ trưởng Bộ GD-ĐT chuẩn bị hồ sơ trình lần này đã không nắm được là một bộ hồ sơ phải có những gì, đáp ứng các yêu cầu nào. Chính vì thế, tại phiên họp mới đây, Thường vụ Quốc hội cho rằng hồ sơ do Bộ GD-ĐT được Chính phủ ủy quyền trình quá sơ sài và cho tới thời điểm này nếu vẫn tiếp tục trình Quốc hội kỳ họp tới thì sẽ phải bổ sung rất nhiều.

26/04/2014 | Tạ Quang Sum
28

TT - Từ lâu nay, việc viết và phát hành sách giáo khoa (SGK) thuộc độc quyền của Bộ GD-ĐT. Đã có thời SGK là pháp lệnh giáo dục mà người dạy có trách nhiệm phải chuyển đến người học không được thiếu dù chỉ một dòng chữ. Tư duy ấy vẫn còn đọng lại nhiều nơi đến tận bây giờ, vì vậy hằng năm cứ vào đầu thu khi lá ngoài đường bắt đầu rụng, thì hàng triệu bộ SGK lại tỏa về khắp chốn thị thành, thôn quê, làng bản. Để mỗi cô cậu học trò sẽ được - phải cầm trên tay một bộ sách hầu như không thiếu quyển nào, từ sách học, sách tham khảo, sách bài tập, sách ôn luyện...

26/04/2014 | Hoàng Hương
29

TT - Nhiều đại biểu đã trình bày sự băn khoăn, lo lắng của mình xung quanh việc đổi mới dạy và học môn văn tại hội thảo “Dạy học ngữ văn trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông” do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức ngày 25-4.

29/04/2014 | Thùy Ngân
30

“Trong rủi có may”. Câu nói này phần nào an ủi hàng triệu phụ huynh, học sinh trước việc người đứng đầu ngành giáo dục xin lùi thời gian trình Quốc hội đề án Đổi mới chương trình - sách giáo khoa.
Một quy trình viết SGK, với những câu chuyện do chính những người có trách nhiệm kể lại, giúp chúng ta hiểu tại sao SGK luôn có nhiều sai sót, thiếu khoa học, không sư phạm, xa rời thực tế, không có sức hấp dẫn… Mọi thứ sẽ đơn giản, nhẹ nhàng hơn nếu Bộ GD-ĐT biết phần việc nào cần làm, việc nào nên để xã hội cùng gánh vác. Mà việc nào đã làm thì tập trung đến nơi đến chốn, nghiên cứu kỹ lưỡng chứ không chiếu lệ, qua loa.

29 tháng 04 năm 2014 | Tuệ Nguyễn - Lê Đăng Ngọc
31

Nếu không qua lời kể của những người trong cuộc và có trách nhiệm, không thể hình dung được sách giáo khoa viết cho hàng triệu học sinh, là tài liệu học tập chính thống, duy nhất hiện nay, được viết trong những tình huống hết sức lạ lùng, ngược đời.

30/04/2014 | Theo GD&TĐ
32

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhấn mạnh: Nghị quyết 29 khẳng định giáo dục Việt Nam phải chuyển từ nền giáo dục chú trọng truyền thụ kiến thức một chiều sang nền giáo dục chú trọng hình thành phát triển kĩ năng, năng lực và phẩm chất của người học.
Để làm được việc này, người thầy phải thay đổi, trò phải thay đổi, cán bộ quản lí thay đổi, chương trình phải thay đổi, sách giáo khoa (SGK) phải thay đổi, cách dạy - cách học - cách thi cử đều phải thay đổi.

Tớ & Cậu: MỖI NGƯỜI VIỆT LÀ MỘT ĐẠI SỨ DU LỊCH

- Câu đố tuần này : Đố các cậu biết có bao nhiêu tên hay khẩu hiệu loại “3 chữ” đã ăn vào tâm khảm con người?

- Liberte – Egalite - Fraternite này  (Tự Do – Bình Đẳng – Huynh Đệ, của Cách Mạng Pháp)

- Đức Chúa Cha – Chúa Con – Chúa Thánh Thần bên Công giáo cũng được

- Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc của mình thì sao?

- Cũng hay lắm.  Cứ tiếp đi

- Dài hơn một tí thì có  Sống Tử Tế - Học Đàng Hoàng – Kết Nối Năm Châu của đại học Hoa Sen

- Hay Tại gia tòng phụ - Xuất giá tòng phu – Phu tử tòng tử

- Thời cách mạng có chính sách Ba Cùng :  “Cùng ăn, cùng ở, cùng làm”

- Gần đây có ông bộ trưởng giáo dục còn đưa ra Ba Không.  Tớ cũng quên béng mất là ba không gì rồi

- Tớ thì mới thấy một cái “ba không” đau buồn, và thương cho bọn nhỏ người dân tộc đi học mà ăn cơm “ba không” : không nhà ăn – không bàn ăn – không ghế ngồi

- Cơm 2000 ở Sài Gòn đây còn tử tế hơn xa

- Nhà nước mình cũng dùng các bộ ba khá nhiều, như   Bộ Lao Động – Thương Binh – Xã Hội 

- Trong Quốc hội thì có Ủy ban Khoa học – Công nghệ - Môi trường.  Chắc còn nữa nhưng tớ không nghĩ ra ngay

- Thế các cậu nghĩ cái nào lố bịch nhất?

- Dễ ợt.  Không có bộ ba nào chói tai và thành tích đầy thất bại như cái Bộ Văn Hóa – Thể Thao  - Du Lịch

- Cậu giải thích thêm đi

- Này nhé.  Thể thao nước mình tới đâu rồi?

- Ừ thì đồng ý là tụt hậu ở mọi ngành.  Trọng tài và cầu thủ đều không chạy nổi 90 phút.  Cầu thủ còn bán độ nữa.  Các bầu, các clubs quản lý dở ẹc

- Thế mà cứ chăm chăm đi thuê huấn luyện viên nước ngoài cơ

- World Cup nào dân mình cũng chỉ là cổ động viên hàng đầu nhưng về vận động viên thì chỉ chầu rìa

- Nhưng lại làm giầu cho mấy đài TV, các hãng bia, và biết bao nhiêu quán nhậu trong khắp miền đất nước. Cũng ái quốc lắm đấy chứ

 - Thế còn văn hóa?

- Khỏi phải chê.  Bây giờ mà hỏi các quan chức xem theo họ văn hóa Việt là gì, đố cậu tìm được ai có câu trả lời tạm gọi là nghe được đấy

- Thế những phong trào “văn hóa ẩm thực” cứ vài năm lại lôi ra xào lại đến đâu rồi? 

- Ơ, cậu này.  Đi ngoài đường cậu ngủ gật à?  Cậu đi dọc đường Lê Thánh Tôn trong Sài Gòn chẳng hạn, mỗi bloc có đến hơn chục nhà hàng ăn, nhưng cậu đếm được mấy nhà hàng món Việt?

- Đúng đấy.  Bây giờ tớ thấy ngay người Việt không những hẹn nhau đi ăn cơm Nhật, cơm Hàn, cơm Ấn Độ… nhiều ra phết, mà chính những người mở tiệm bây giờ cũng mở bán món ăn nước ngoài nữa

- Vậy không cần phải nói đến “fast food” nữa nhé?  Toàn là KFC, Burger King, Domino, Round Table, Swensen, Haagen Dazs, Bud’s of San Francisco … và gần đây còn thêm Starbucks và Mắc Đô nữa.  Oai ghê chưa?  Chúng ta chưa đạt được đại học “đẳng cấp thế giới” nhưng ăn uống thì ta không thua thằng Tây bà Đầm nào hết

- Nhưng “Phở 24” cũng là fast food đấy chứ?

- Bán bà nó cho nước ngoài rồi còn đâu.  Bây giờ mỗi lần ăn phở 24 là làm giầu cho tập đoàn chủ ở Phi đấy

- OK.  Thể thao xuống hố.  Văn hóa đi đong.  Nhưng du lịch còn vớt vát được tí chút chứ?  Tớ thấy con số du khách đến Việt Nam ngày mỗi đông cơ mà

- Quả là con số có lên, nhưng cậu phải nhìn vào bối cảnh chứ.

- Bối cảnh là thế nào?

- Một là du khách hầu hết đến Việt Nam một lần rồi chào thua luôn.  Trừ những ai có cơ ngơi làm ăn ở đây, hay có gia đình thân thích, hay đến tìm vợ… ít ai ra đi mà hẹn ngày trở lại lắm

- Ừ, tớ cũng thấy thế.  Còn bối cảnh nào nữa?

- Hai là khi mình được năm, bẩy triệu du khách là đã nhẩy tưng lên ăn mừng chiến thắng rồi, trong khi Thái Lan là cái xứ biểu, tình đảo chánh như cơm bữa, mà vẫn kéo được 24 triệu du khách mỗi năm

- Thì chính người mình còn đua nhau sang Thái du lịch nữa là.  Đặt chân đến cái sân bay của nó đã thấy như bước vào một xứ văn minh rồi

- Tớ nhiều khi thấy nhục lắm.  Mình vào nhà vệ sinh cho nhẹ bụng thì thấy Bangkok, Taipei, San Francisco hay Nội Bài, Tân Sơn Nhất đều dùng thiết bị Toto cả, thế mà sao cuả người ta thì sạch bóng, không có mùi, còn mình thì nhếch nhác, hôi rình như ở quán bia hơi nào ấy

- Còn về cái gọi là “đại sứ du lịch” thì hết chỗ nói rồi chứ gì?

- Còn gì để nói nữa?  Ngoài việc cầu cho cô ấy biết xấu hổ một tí và rút lui êm đi thôi.  Hai năm nay chỉ có thích ăn mặc đẹp, đi chụp hình rồi tung lên mạng.  Vào cả phòng lái tầu bay chụp với phi công nữa…

- Cô em ấy vớ vẩn thì không nói làm gì; nhưng phi hành đoàn mà cũng dại gái đến thế sao?

- Nhưng tớ mới thấy một cách giải thoát cho nền du lịch Việt

- Cậu học làm phép lạ hồi nào vậy?

- Không.  Tớ nói chuyện nghiêm túc đấy.  Và mọi người đều làm đại sứ du lịch được

- Nghĩa là sao?  Không cần các cô chân dài, các cậu cu ngắn hay các quan chức bụng phệ ư?

- Để tớ kể cho mà nghe.  Tuần trước, tớ đi ăn phở ở một cái tiệm cũng xập xệ thôi nhưng nghe nói có món phở xào đúng điệu.  Buổi xế trưa, dân văn phòng còn một ít.  Đang ăn tớ thấy có hai cô Tây do hai anh xích lô dẫn vào và gọi phở với bia cho họ rồi ra chờ ở bên kia đường.  Hai cô này ngồi chung bàn với một gia đình Việt 

- Tớ thấy hoài đấy chứ, có gì là lạ đâu?  Dân mình vào hàng phở buổi sáng chỉ cốt ăn cho nhanh rồi đi uống cà phê; trưa thì cũng ăn cho nhanh để còn đi ngủ

- Vợ chồng gia đình này nói được tiếng Anh, và từ hũ tương ớt đến đĩa chanh, hai bên làm quen với nhau.  Hai cô này người Úc, sang khám phá Việt Nam với nhau, nên mới có chuyện thuê xích lô đi lang thang trong phố. 

- Tớ cũng thỉnh thoảng gặp tình huống như vậy.  Vụ này chắc có gì khác?

- Khác ở chỗ này, và tớ ngồi nán lại ở bàn bên cạnh để xem kết cuộc thế nào.  Gia đình này ăn trước, nên xong trước, và lúc tính tiền họ bảo nhà hàng tính luôn hai xuất của hai cô Úc luôn.  Dĩ nhiên là bằng tiếng Việt, nên hai cô này không hề biết

- Hiểu ý cậu rồi.  Mọi người Việt đều có thể, và cần làm đại sứ du lịch cho đất nước mình chứ gì?

- Chính xác.  Các cậu mà thấy được vẻ mặt của hai cô này lúc bà mẹ trong gia đình, khi từ giã, nói nhỏ vào tai họ là bà ấy đã thanh toán cho hai cô và thòng vào một câu “Welcome to Viet Nam”

- Bà này cao tay đấy.  Rất tế nhị.  Không tốn kém mấy mà lại gây một ấn tượng vừa khó quên cho hai du khách, vừa đẹp cho Việt Nam

- Đúng thế.  Khi về Úc, họ sẽ kể lại câu chuyện này cho bạn bè như thế nào thì mình không biết, nhưng tớ dám cá là ấn tượng về Việt Nam sẽ chỉ là tốt chứ không xấu được

- Và biết đâu họ sẽ xí xóa bớt được phần nào những bất cập, những tiêu cực hay những bực mình của Tổng cục Du lịch

- Thế đấy.  Tớ mà phụ trách mảng du lịch, tớ sẽ phát động phong trào mỗi người Việt là một đại sứ.

Tin tức trong tháng
02/02\4/2014 | Lê Huyền
1

Phó thủ tướng chính phủ Vũ Đức Đam vừa phê duyệt điều chỉnh, quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 ĐHQG TP.HCM. Quy mô đến năm 2030 ĐHQG TP.HCM sẽ đào tạo 65.000 sinh viên, hướng đến xây dựng hệ thống đại học top đầu châu Á.

19/04/2014 | S.H.
2

(Dân trí) - Bộ GD-ĐT vừa ban hành Kế hoạch triển khai xác định Chỉ số hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công năm 2014. Theo đó, công việc này sẽ bắt đầu thực hiện từ tháng 5/2014 và quý III/2014 sẽ công bố kết quả.

07/04/2014 | Nguyễn Hùng
3

Theo nội dung hợp tác, hàng năm, tuỳ theo kết quả sản xuất kinh doanh, tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ tham gia hỗ trợ các chương trình giáo dục việc làm và an sinh xã hội. Cụ thể, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, nhà bán trú cho học sinh phổ thông; Xây dựng nhà công vụ cho giáo viên vùng khó khăn; Thưởng cho học sinh đoạt giải trong các kỳ thi Olympic, kỳ thi khoa học kĩ thuật cấp khu vực và quốc tế, tham gia tài trợ cho các cuộc thi Olympic tại Việt Nam; hỗ trợ học bổng cho học sinh và hỗ trợ giáo viên cũng như các hoạt động tôn vinh nhà giáo.

07/04/2014 | Steve Johnson
4

Despite criticism that companies often abuse the visas by paying low wages for the temporary workers and not supporting their bids for permanent residency, officials with local corporations and industry groups contend the foreign employees are vital to maintain this country's technological edge. And although Congress has so far balked at increasing the 85,000 visas currently issued, the tech executives vowed to keep pushing lawmakers to expand the program.

22/04/2014 | Hà Nhân
5

TP - Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008.<br><br>Theo đó, Thủ tướng đồng ý với đề xuất của Bộ Tư pháp trước mắt cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 theo hướng gia hạn thời gian đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam thêm 5 năm (đến ngày 1/7/2019) đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam.

10/04/2014 | By PETER BAKER
6

AUSTIN, Tex. — For three days, the veterans of a long-ago movement reunited and drew together their spiritual heirs to explore the legacy of the Civil Rights Act a half-century after it transformed America. And then the legacy walked onstage.<br>President Obama presented himself on Thursday as the living, walking, talking and governing embodiment of the landmark 1964 law that banned discrimination on the basis of race, color, religion or national origin.<br>Mr. Obama acknowledged that racism has hardly been erased and that government programs have not always succeeded. But, he added, “I reject such cynicism because I have lived out the promise of L.B.J.’s efforts, because Michelle has lived out the legacy of those efforts, because my daughters have lived out the legacy of those efforts.”

10/04/2014 | By HOLLAND COTTER
7

When the Metropolitan Museum of Art gives its all to an exhibition in terms of space, money and scholarship, and the art involved is as rich as a massed chorale and as haunting as a single-voice chant, no institution on earth can produce more impressive results. Such is the case with “Lost Kingdoms: Hindu-Buddhist Sculpture of Early Southeast Asia, 5th to 8th Century,” which opens on Monday.<br>It’s a show about faith, or faiths, that may initially need to be taken on faith by Met visitors for whom religious art from Southeast Asia is an unknown quantity. So let me offer a few belief-building facts: Most of its 160 sculptures, monumental and minute, are national treasures in an unprecedented transmigration from Cambodia, Indonesia, Thailand and Vietnam. Myanmar, formerly Burma, whose antiquities have never traveled, signed a first-ever international loan agreement for the occasion and sent a king’s ransom in material.

16/04/2014
8

Những vương quốc đã mất' là tên cuộc trưng bày các tác phẩm điêu khắc Phật giáo của các quốc gia châu Á có quy mô cực lớn tại Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan (MET), New York, Mỹ.<br>Cuộc trưng bày ‘Lost Kingdoms' kéo dài từ 14/4-27/7 giới thiệu những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc Phật Giáo và Ấn Độ giáo của các nước Đông Nam Á từ thế kỷ 5 đến thế kỷ thứ 8. Đây được coi là cuộc triển lãm quy mô nhất từ trước đến nay về đề tài trên.<br>Trưng bày quy tụ khoảng gần 160 hiện vật tượng và điêu khắc bằng đá, đất nung và đồng đến nhiều bảo tàng lớn ở Cam-pu-chia, Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam.

24/04/2014 | A show about hair and the politics of personal grooming
9

In the Crosshairs with Thao P. Nguyen & Martha Rynberg

Stage Werx, 446 Valencia St, SF
$20 general admission
$10 online discount code: student
crosshairs.bpt.me

ABOUT THE SHOW:

In the Crosshairs with Martha & Thao is a two-person show about hair. Yes, hair! Rynberg and Nguyen muse on the politics of personal grooming. Have you ever wondered what your nose hairs would say if they could talk? Ever uttered "oops" while cutting your friend's hair? Want to try on 15 different pubic hair wigs? This show explores our intimate relationships with the hair on our bodies.

In one show, their comedy ranges from razor sharp to unapologetically slapstick. The true artistry (and comedy) of In the Crosshairs is in its critical exploration of how sexism, misogyny, racism, and homophobia impact how we style, groom, remove, and grow hair -- but really, it's just funny.

23/04/2014 | Minh Giảng
10

TTO - Theo Phòng Văn hóa - thông tin Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM, phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam đang tìm kiếm ứng viên cho chương trình học bổng Hubert Humphrey Fellowship năm học 2015-2016.
Thông tin thêm về chương trình học bổng Hubert Humphrey được cung cấp trên trang web chính thức của chương trình tại địa chỉ http://www.humphreyfellowship.org.
Hồ sơ nộp trực tuyến tại địa chỉ http://apply.embark.com/student/humphrey/fellowship/.

11/04/2014 | Mai Vinh
11

TT - Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD-ĐT) vừa ra thông báo về việc tuyển 70 học sinh có học lực khá giỏi hoặc sinh viên đang học khối A hệ chính quy tập trung tại các trường ĐH đến Nga học về năng lượng nguyên tử.
Dự kiến chương trình học sẽ diễn ra trong sáu năm, bao gồm học dự bị một năm tiếng Nga. Đây là học bổng toàn phần Chính phủ Nga cấp cho các học viên tham gia đề án “Đào tạo và phát triển nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử”.

12

The University of Iowa Department of Anthropology invites applications for a Visiting Assistant Professor position for academic year 2014/2015. The appointment will begin in August 2014.
A PhD in Anthropology is required at the time of appointment. Salary is commensurate with the experience and qualifications of the candidate.
Candidates should submit applications online at http://jobs.uiowa.edu/ (requisition #64342). Screening of applications begins May 1, 2014
Questions regarding this position can be directed to Dr. James Enloe (james-enloe@uiowa.edu or 319 335-0514).

20/04/2014 | By DOUGLAS MARTIN
13

In the 1930s, Australian authorities undertook a campaign to force the native Aborigines into white culture, with the hope that intermarriage would eventually eliminate their race. Mixed-race aboriginal children were taken from their families and forbidden to speak their native language.
The effort, little-known outside Australia, drew newfound attention when the movie “Rabbit-Proof Fence” came out in 2002. The movie was based on the book “Follow the Rabbit-Proof Fence” (1996), by Doris Pilkington Garimara, who died at 76 on April 10 in Perth, Australia.
“Follow the Rabbit-Proof Fence,” which helped awaken Australians to the plight of the Aborigines, was translated into 11 languages. The Australian Film Institute named the movie version the year’s best film, and it won prizes at a dozen film festivals around the world.

12/04/2014 | By BEN RATLIFF
14

Fred Ho, a composer, saxophonist, writer and radical activist who composed politically charged operas, suites, oratorios and ballets that mixed jazz with popular and traditional elements of what he called Afro-Asian culture, died on Saturday at his home in Brooklyn. He was 56.
Mr. Ho, who was of Chinese descent, considered himself a “popular avant-gardist.” He was inspired by the Black Arts movement of the 1960s and by the ambitious, powerful music of African-American bandleaders including Duke Ellington, John Coltrane, Sun Ra and especially Charles Mingus. But he rejected the word jazz, which he considered a pejorative term imposed by Europeans.

25/04/2014 | By MARGALIT FOX
15

Hans Hollein, a Pritzker Prize-winning architect who breathed witty postmodernist life into everything from buildings to pianos to tea trays, died on Thursday in his native Vienna. He was 80.
Mr. Hollein’s buildings, which have been erected around the world, were, by design, beyond category, commingling Modernist and traditional aesthetics in sculptural, almost painterly ways. In 1985, he was named the seventh winner of the Pritzker Architecture Prize, widely regarded as the field’s Nobel.

17/04/2014 | By JONATHAN KANDELL
16

Mr. García Márquez was a master of the literary genre known as magical realism, in which the miraculous and the real converge. In his novels and stories, storms rage for years, flowers drift from the skies, tyrants survive for centuries, priests levitate and corpses fail to decompose. And, more plausibly, lovers rekindle their passion after a half-century apart.
Like many Latin American intellectuals and artists, Mr. García Márquez felt impelled to speak out on the political issues of his day. He viewed the world from a left-wing perspective, bitterly opposing Gen. Augusto Pinochet, the right-wing Chilean dictator, and unswervingly supporting Fidel Castro in Cuba. Mr. Castro became such a close friend that Mr. García Márquez showed him drafts of his unpublished books.

05/04/2014 | By CHRISTOPHER LEHMANN-HAUPT
18

Peter Matthiessen, a roving author and naturalist whose impassioned nonfiction explored the remote endangered wilds of the world and whose prizewinning fiction often placed his mysterious protagonists in the heart of them, died on Saturday at his home in Sagaponack, N.Y. He was 86.
Mr. Matthiessen was one of the last survivors of a generation of American writers who came of age after World War II and who all seemed to know one another, socializing in New York and on Long Island’s East End as a kind of movable literary salon peopled by the likes of William Styron, James Jones, Kurt Vonnegut and E. L. Doctorow.

07/04/2014 | By WILLIAM YARDLEY
19

Saigon was falling and the United States was fleeing, desperately evacuating the last of its embassy staff and C.I.A. officers in the final, chaotic hours of April 1975. Thomas Polgar, the Saigon station chief for the C.I.A., helped lead the effort, lifting people over fences and destroying files. Just before Mr. Polgar destroyed the cable-sending machine the agency had used to communicate, he took a moment to type a last dispatch.
“This will be final message from Saigon station,” Mr. Polgar wrote. “It has been a long and hard fight and we have lost. This experience, unique in the history of the United States, does not signal necessarily the demise of the United States as a world power.
“The severity of the defeat and the circumstances of it, however, would seem to call for a reassessment of the policies of niggardly half-measures which have characterized much of our participation here despite the commitment of manpower and resources, which were certainly generous. Those who fail to learn from history are forced to repeat it. Let us hope that we will not have another Vietnam experience and that we have learned our lesson.”
He concluded, “Saigon signing off.”

22/04/2014 | By DOUGLAS MARTIN
20

U Win Tin, a journalist, author and poet who became a leading opponent of the military rulers of Myanmar, where he was imprisoned and tortured for 19 years, died on Monday in Yangon, formerly Rangoon. Sources differ on whether he was 84 or 85.<br>Mr. Win Tin joined eight other political activists to form the National League for Democracy in 1988. Led by Daw Aung San Suu Kyi, who won the Nobel Peace Prize in 1991 for her human rights advocacy, the party won a landslide victory in national elections in 1990, but the governing generals refused to cede power.

Ý kiến nhận xét
04/04/2014 | Kỳ Duyên
1

Sáu năm nữa, Việt Nam cơ bản sẽ thành một nước công nghiệp hiện đại, với nền kinh tế tri thức, nhưng nước Việt vẫn mải mê với cái "hư danh".
Mỗi lần VN mở triển lãm trong nước, hoặc gửi sản phẩm đi các triển lãm về thành tựu, sản phẩm kinh tế, ấn tượng ngán ngẩm nhất của người viết là luôn chỉ nhìn thấy “ca khúc”… mây tre đan xuất khẩu- cứ bao năm loanh quanh cho đời mỏi mệt (xin mượn ý của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn). Có lẽ vì thế, mà VN là một nước của tre xanh, biển rộng nhưng đến cây tăm, hạt muối cũng đều phải nhập khẩu? Lỗi tại ai?
Theo thống kê của Bộ Khoa học - Công nghệ, cả nước có 24.300 TS và 101.000 Th.s. So với năm 1996 đội ngũ này tăng trung bình 11,6%/năm, trong đó TS tăng 7%/năm, Th.s tăng 14%/năm. Số liệu thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT, tính đến năm 2013, có 633 TS đang là giảng viên các trường CĐ, 8.519 TS là giảng viên các trường ĐH.
Số GS, TS chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có trường ĐH nào được đứng trong bảng xếp hạng 500 trường ĐH hàng đầu thế giới".(VietNamNet, ngày 06/3)

07/04/2014 | Hoài Nam
2

(Dân trí) - Nhà phát minh nổi tiếng người Úc gốc Việt, GS Nguyễn Hùng - người từng được đề cử "Người Australia của năm 2012” - cho rằng học sinh, sinh viên Việt Nam vượt trội về kiến thức Toán, Lý, Hóa nhưng yếu thực hành và môn Ngoại ngữ.
“Các bạn chưa có thói quen giao tiếp, chủ động mà khi được khích lệ, họ rất mạnh dạn. Giáo dục Việt Nam rất mạnh về các môn khoa học Toán, Lý, Hóa và nên chú trọng thêm nhiều lĩnh vực gắn liền đời sống xã hội cũng như chú ý đến việc khích lệ, giao tiếp cho người học”, GS Nguyễn Hùng nêu ý kiến.

20/4/2014 | Hoàng Thùy
3

"Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục lần này được ví như một trận đánh lớn. Nhưng chưa đánh, đã rơi vào thế vỡ trận", TS Giáp Văn Dương nêu quan điểm.
Nhận xét về đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015”, TS Giáp Văn Dương, người xây dựng trường học trực tuyến GiapSchool cho rằng, đề án không chạm đúng trọng tâm của giáo dục và gây lãng phí.

2 tháng 4, 2014 | Nguyễn Quang Duy
4

Trước tình trạng khủng hoảng giáo dục, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng hỏi “Chúng ta đã ba lần cải cách giáo dục, vì sao lần này không đặt vấn đề cải cách mà là đổi mới căn bản, toàn diện?”
Rồi ông Trọng đặt câu hỏi tại Bộ Giáo dục và Đào tạo từ hồi tháng 8/2012: “Việt Nam đã có triết lý về giáo dục chưa, hay là người học ở Anh về bảo phải như thế này, người học ở Mỹ bảo thế kia.".

20/04/2014 | Văn Chung
5

“Việc giám sát và kiến nghị thay đổi sách giáo khoa này cần được uỷ thác cho một Uỷ ban giáo dục quốc gia độc lập với các cơ quan hành chính sự nghiệp của Bộ GD-ĐT” - GS Ngô Bảo Châu nêu ý kiến.

20/04/2014 | V.V.THÀNH - LAN ANH
6

TT - Có phải Bộ Y tế giấu dịch sởi? Tại sao số mắc, số tử vong công khai muộn và không thống nhất? Tại sao chỉ lo đối phó với dư luận mà không minh bạch thông tin?...
Các chuyên gia cho rằng đã đến lúc người dân phải lên tiếng về quyền được tiếp cận thông tin của mình.

28/04/2014 | M.T.
7

TT - Con 20 tuổi, từng có hai lần thi trượt đại học và giờ lại đang ở nhà ôn thi theo đúng ý nguyện của bố mẹ.
Bố mẹ nhất quyết không cho con đi học nguyện vọng 2 vào một trường cao đẳng hay một trường nghề. Lý lẽ của bố mẹ là “xã hội bây giờ sắp phổ cập bằng đại học, nhất định con không thể tham gia đội ngũ lao động chân tay...”.
Con chẳng sợ trượt thêm một lần nữa, con chẳng cảm thấy xấu hổ với mọi người... Con chỉ sợ làm bố mẹ buồn.

4/2014 &nbsp;&nbsp;&nbsp;-&nbsp;&nbsp;&nbsp;Nguyễn Thị Phinh
8

TT - Tuần trước chị gái tôi đến nhà chơi than thở: “Bọn trẻ bây giờ khó bảo quá. Ngay từ nhỏ anh chị đã định hướng để thằng Mạnh sau này nối nghiệp bố làm bác sĩ. Thế mà đến giờ nó bỏ xó cái bằng đại học y, quay ra thi kinh tế, dì nghĩ có bực hay không?”.

12/04/2014 | Hồng Hạnh
9

(Dân trí) - Các chuyên gia giáo dục cho rằng, nguyên nhân dẫn đến học sinh ngày càng hư, vô lễ, sống lười biếng, ỉ lại, đua đòi, thiếu trách nhiệm... vướng vào các tệ nạn xã hội xuất phát từ gia đình và thiếu sự quan tâm nhà truờng.
Ngày 11/4, tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội thảo “Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho HS, SV” trên toàn quốc.

11/04/2014 | Hoài Nam
10

(Dân trí) - Tình trạng tội phạm ngày càng trẻ hóa, nhiều học sinh sinh viên rảnh rỗi quá mức, sống hư hỏng... là lo ngại của nhiều cử tri trẻ TPHCM trong buổi gặp gỡ với lãnh đạo thành phố.
ThS Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (ĐH Sư phạm TPHCM) bày tỏ, … vấn đề của nhiều bạn trẻ nằm ở chỗ họ thiếu kỹ năng sống, thiếu bản lĩnh sống nên việc xây dựng lý tưởng sống cho giới trẻ là điều rất cần thiết.

11/04/2014 | Văn Chung
11

Bất cập giảng dạy môn đạo đức trong trường phổ thông, lối sống đạo đức HSSV có chiều hướng đi xuống là những nội dung đặt ra tại hội thảo về công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên (HSSV) sáng 11/4.

04/11/2014 | By ADAM GRANT
12

Although some parents live vicariously through their children’s accomplishments, success is not the No. 1 priority for most parents. We’re much more concerned about our children becoming kind, compassionate and helpful. Surveys reveal that in the United States, parents from European, Asian, Hispanic and African ethnic groups all place far greater importance on caring than achievement. These patterns hold around the world: When people in 50 countries were asked to report their guiding principles in life, the value that mattered most was not achievement, but caring.

APRIL 27, 2014, | By NGUYEN QUI DUC
13

Communism and capitalism make awkward bedfellows, especially when it comes to culture. The government continues to monitor art exhibitions and music shows, films and TV programs, books and CDs. In classic Communist tradition, it still officially bans “offenses against the state” (an all-encompassing and ill-defined crime), violations of custom (like mannequins without underwear) or behavior it deems deviant (like hair dyed in bright colors). But the new enforcers of these old restrictions are driven less by ideological purity than by a mixed bag of political correctness and market-driven concerns — and this may be hampering artistic creation more than conventional censorship did under classically Communist governments.

March 30, 2014, | by cogitASIA Staff
14

Initially, Vietnam’s early advocates of integrating the country into the global economy used the term hóa nhập, or assimilation. This term was later discarded as it implied Vietnam would lose its socialist-oriented identity in the global system dominated by capitalism. The new term, hội nhập, or integration, is seen as having a more positive connotation.
In April 2013, the Politburo adopted a resolution on international integration (Nghị quyết của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế). This resolution says that “economic integration is placed at the center; integration in other fields must create favorable conditions for economic integration …

Monday, 14 April 2014 | By Yves Smith, Naked Capitalism | News Analysis
15

The core of Marx’s analysis is that businessmen would eventually cannibalize their markets through overproduction, which would lead to declining profitability over time. Others, like Joseph Schumpeter, saw periodic crises of capitalism as inevitable, but Schumpeter argued that this upheaval was a matter of “creative destruction,” which his followers believe sets the stage for phoenix-like revivals.
By contrast, Marx believed that overproduction would lead to pressure on wages, which would prove to be ultimately self-defeating, since the drive to lower pay levels to restore and increase profit levels would wreck markets for goods and services. That’s very much in keeping with the dynamic in advanced economies today.

March 27, 2014, | Richard Brody
16

It’s not news that Heidegger (1889-1976) had more than a flirtation with Nazism. After becoming a Party member, in 1933, he was named rector of the University of Freiburg, and he praised the Party in his inaugural address. He resigned from the job the following year (though he remained in the Party). When Victor Farias’s book “Heidegger and Nazism,” which amplified the historical record of Heidegger’s activities and public remarks during the time of the Third Reich, appeared, in 1987, it became a central topic of debate in the intellectual world for a time. It also gave rise to Jacques Derrida’s book “Of Spirit: Heidegger and the Question,” which defends Heidegger by showing that the underpinnings of his philosophy—his vocabulary and his network of metaphors—were the same as those of the era’s ostensibly liberal thinkers.

April 15, 2014, | Amy Davidson
17

This was a defining case of the press doing what it is supposed to do. The President was held accountable; he had to answer questions that he would rather not have and, when his replies proved unsatisfying to the public—and, in some cases, just rang false—his Administration had to change its policies. Congress had to confront its own failures of oversight; private companies had to rethink their obligations to their customers and to law enforcement; and people had conversations at home and at school and pretty much everywhere about what they, themselves, would be willing to let the N.S.A. do to them. And journalists have had to think about their own obligations—to the law, the Constitution, their readers, and even, in the practice of reporting in the age of technical tracking, to sources they might expose or make vulnerable. Any one of those aspects would be a major public service. How could that not be Pulitzer material?

Apr 20, 2014 , | Peter C. Brown, Henry L. Roediger III and Mark A. McDaniel
18

Contrary to what the bestselling author would tell you, obsessive practice isn't the key to success. Here's why

Trà dư tửu hậu
01/04/2014 | V. Hà
1

TTO - ĐHQGHN vừa ban hành quy hoạch ngành, chuyên ngành giai đoạn 2014-2020. Theo đó tới năm 2020, ĐHQG HN sẽ có 110 ngành đào tạo bậc ĐH, 168 chuyên ngành đào tạo bậc thạc sĩ và 137 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ.

11/04/2014 | Thái Bình
2

TTO - Sáng 11-4, Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã công bố quyết định thành lập Khoa Tâm lý học trên cơ sở Bộ môn Tâm lý học và bổ nhiệm TS. Ngô Xuân Điệp làm trưởng khoa, phó khoa là Ths. Lê Minh Công.
Hiện đội ngũ nhân lực Khoa Tâm lý học gồm 18 người, trong đó có 1 PGS.TS, 5 TS, 4 thạc sĩ - nghiên cứu sinh, 6 thạc sĩ và 2 cử nhân.

22/04/2014 | Công Bính
3

(Dân trí) - Ngày 22/4, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh - ông Lê Phước Thanh vừa có kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GD-ĐT rà soát, báo cáo về kế hoạch, tiến độ, giải pháp triển khai thực hiện xây dựng ĐH Đà Nẵng trên địa bàn tỉnh.

18/04/2014 | Thảo Nguyên
4

(Dân trí) - Vào sáng 18/4 tại Hà Nội đã diễn ra buổi ra mắt Classbook thế hệ mới. Hơn 300 đầu sách giáo khoa điện tử theo chương trình chuẩn của Bộ GD-ĐT từ lớp 1 đến lớp 12 được tích hợp trong thiết bị sách giáo khoa điện tử thế hệ mới này.
Classbook thế hệ mới còn có nhiều tài liệu tham khảo, video minh họa giúp học sinh hiểu sâu hơn bài học với tất cả các môn học từ khoa học tự nhiên như Sinh học, Vật lý, Hóa học đến các môn xã hội như Văn học, Lịch sử và Ngoại ngữ… ở nhà trường.

04/04/2014 | S.H.
5

(Dân trí) - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga vừa ký quyết định tạm dừng tổ chức bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ Sư phạm cho những người tốt nghiệp đại học muốn trở thành giáo viên trung học phổ thông.

08/04/2014 | Nguyễn Hùng
6

(Dân trí) - Tạm dừng cấp chứng chỉ Sư phạm là do cung đã vượt quá cầu. Bên cạnh đó sẽ tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm đổi mới, chương trình sách giáo khoa.
Đó là giải thích của ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo (Bộ GD-ĐT) về việc ngày 27/3/2014 Bộ GD-ĐT ban hành Quyết định 1090/QĐ-BGDĐT tạm dừng bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ Sư phạm (NVSP) cho những người tốt học nghiệp đại học muốn trở thành giáo viên (GV) Trung học phổ thông (THPT).

27/4/2014 | Hoàng Thủy
7

Theo đề án đổi mới đào tạo đối với các trường ĐH sư phạm, nếu sinh viên học đủ tín chỉ và đảm bảo chuẩn chất lượng đối với giáo viên THCS thì có thể lựa chọn dừng việc học, lấy bằng cao đẳng.
Đại diện ĐH Sư phạm TP HCM cho rằng cách đào tạo vừa cấp bằng cao đẳng vừa cấp bằng đại học như trên không khác gì là cách đi đường của một người có hành trình từ Hà Nội xuống Hải Phòng nhưng dừng chân lại ở Hải Dương. Đây là việc làm không thuyết phục.

27/4/2014 | Hoàng Thùy
8

PGS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội đánh giá, giáo dục phổ thông đã trải qua 3 cuộc cải cách (1950, 1956 và 1979) nhưng chưa có cuộc đổi mới cơ bản nào trong đào tạo ở các trường đại học.
Hiện mô hình đào tạo, chương trình của các trường sư phạm đã lỗi thời. "ĐH Sư phạm Hà Nội có sứ mạng và trọng trách đặc biệt. Vì vậy, nhà trường đã xây dựng khung chương trình đào tạo giáo viên mới, đáp ứng những định hướng đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau 2015", PGS Minh cho hay.
ĐH Sư phạm Hà Nội đề xuất khung chương trình đào tạo chia làm ba phần gồm các môn chung, chuyên môn và nghiệp vụ. Các môn chung bao gồm những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng HCM, Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam, Ngoại ngữ. Đối với Ngoại ngữ sẽ bố trí học theo trình độ thay vì xếp lớp học theo khoa như hiện nay.

08/04/2014 | Văn Chung
9

Đề án quy hoạch mạng lưới các trường/khoa sư phạm được các đơn vị chức năng của Bộ GD-ĐT tiếp tục bàn thảo hôm nay (8/4). Trước đó, Bộ đã ban hành quyết định dừng cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho cử nhân.

27/04/2014 | Vietnam +
10

Chương trình đào tạo giáo viên chỉ gói gọn trong bốn năm học tại các trường đại học sư phạm mà chưa quan tâm đến việc bồi dưỡng liên tục sau khi sinh viên ra trường; chưa có các chương trình cụ thể nhằm xây dựng ý thức trách nhiệm, tình yêu nghề cho giáo viên…

08/04/2014 | Hạnh Lan
11

(Dân trí) - PGS.TS Trần Thanh Hiệp - Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh cho biết như vậy khi nói về quan điểm trường năng khiếu không cần thi Văn và quy định của Bộ GD-ĐT về tạm dừng tuyển sinh nhiều ngành của trường trong năm 2014.
Nếu đòi hỏi phải có tiến sĩ nhiếp ảnh ngay trong điều kiện hiện nay sẽ rất khó. Xưa nay những người làm nhiếp ảnh ở Việt Nam không chú trọng nhiều lắm đến bằng cấp, có lẽ do ảnh hưởng bởi tính cách nghệ sĩ.

29/04/2014 | Hồng Long
12

(Dân trí) - Sáng ngày 29/4, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và khởi công xây dựng Trường Cao đẳng Nghề Việt Nam - Hàn Quốc tại Quảng Ngãi, với tổng vốn đầu tư gần 270 tỷ đồng.
Theo đó, Trường CĐ Nghề Việt Nam - Hàn Quốc được xây dựng tại Quảng Ngãi bằng nguồn vốn ODA (vốn vay ưu đãi) của Chính phủ Hàn Quốc, trên nền diện tích 66.218m2, đám ứng nhu cầu học tập từ 1.000 - 1.200 sinh viên/năm theo 12 ngành nghề đào tạo.

08/04/2014 | Hồ Sỹ Anh
13

Nội dung, phương pháp giáo dục học sinh quý trọng tình cảm gia đình trong các bài học sách giáo khoa hiện chưa thực sự hiệu quả, chưa phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, xã hội.

15/04/2014 | S.H.
14

(Dân trí) - Tổ chức ôn tập văn hóa cho học sinh chỉ được triển khai sau ngày 15/7/2014 trên cơ sở tự nguyện, không được ép buộc học sinh học thêm trong dịp hè dưới bất kì hình thức nào; nghiêm cấm tổ chức dạy trước chương trình của năm học 2014-2015…
Bên cạnh đó, nghiêm cấm tổ chức ôn tập, luyện thi, thi, kiểm tra (có thu tiền) để xếp chọn học sinh vào lớp chọn, lớp phân ban đối với các lớp tuyển sinh đầu cấp.

14/04/2014 | Chi Mai
15

"Tôi bi quan nghĩ rồi sẽ đến một ngày môn văn cũng giống môn sử hiện nay. Có năm không thi tốt nghiệp môn sử, học sinh đã xé tài liệu hướng dẫn rải trắng sân trường. Tôi e ngại rằng bây giờ mà không bắt thi môn văn, có thể học sinh còn hò reo hơn thế".
Ông Chu Văn Sơn, khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng hiện nay chúng ta đang sống trong tình trạng dạy và học văn đầy nghịch lý: Chưa bao giờ người dạy văn Việt Nam được trang bị nhiều kiến thức, phương pháp, được sự hỗ trợ bởi những phương tiện tối tân, đặc biệt là những phương tiện gắn liền với công nghệ thông tin như bây giờ. Đáng ra với điều kiện đó, chất lượng học văn phải cao hơn, học trò yêu văn hơn. Nhưng nghịch lý là chưa bao giờ học sinh chán học văn như bây giờ. “Là người trong cuộc chúng ta không nên né tránh điều này” – ông Sơn chua xót.

07/04/2014 | Thanh Hữu
16

TT - Ngay sau khi Bộ GD-ĐT đưa ra Hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2014 với nhiều thay đổi quan trọng về lịch thi các môn, thời gian thi, quyền tự chọn môn thi... nhiều giáo viên đang dạy lớp 12 đã gửi về Tuổi Trẻ bày tỏ băn khoăn xung quanh những thay đổi này.

09/04/2014 | Tuệ Nguyễn
17

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ GD-ĐT, cho rằng đề thi những năm trước chưa giúp đánh giá được năng lực ngữ văn của học sinh (HS) cuối cấp THPT. Năm nay, các câu hỏi yêu cầu HS sử dụng kiến thức, kỹ năng tổng hợp, vốn sống và hiểu biết xã hội để trả lời chứ không phải máy móc theo khuôn mẫu có sẵn.

11/04/2014 | Vĩnh Hà
18

TT - Nhiều băn khoăn xung quanh đổi mới đề thi môn văn và hình thức thi ngoại ngữ được nêu ra tại hai hội thảo tổ chức ở Hà Nội và Đà Nẵng trong ngày 10-4.
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển : 'Với những bất cập trong dạy học hiện nay, cần phải có tác động mạnh từ thi cử mới mong có chuyển biến tích cực' và 'Chữa bệnh thì cần thuốc đắng'

04/05/2014 | Nhóm PV TT
19

TT - Hạn chót đăng ký môn thi tốt nghiệp THPT năm 2014 là ngày 7-5, tuy nhiên đến nay nhiều địa phương, nhiều trường đã cơ bản hoàn thành công tác này. Kết quả ban đầu không nằm ngoài dự đoán: thí sinh ít chọn môn lịch sử, ngoại ngữ.

29/04/2014 | T.T. Nhi
20

TT - Cô Đặng Thị Quế - hiệu trưởng Trường dân tộc nội trú huyện Đăk Tô (Kon Tum) - cho biết 65/65 em học sinh lớp 12 của trường đều là người dân tộc Xê Đăng đã đăng ký thi tốt nghiệp môn lịch sử.

18/04/2014 | Chi Mai
21

Các đề thi mở khi xuất hiện thường được ca ngợi, nhưng những người trong nghề đã bắt đầu cảm thấy có vướng mắc với kiểu câu hỏi “thời thượng” này.
Ông Hoàng Văn Cẩn, phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM, cho rằng các đề thi mấy năm nay ra nhiều câu NLXH.” Tôi đề nghị đã là môn ngữ văn thì nên chú trọng vào ngữ văn, không nên lấy dữ liệu bên ngoài cóp nhặt vào làm đề thi”.

21 tháng 04 năm 2014 | Nguyễn Lam Thi
22

TPO - "Giáo dục không phải là thương trường để có thể đi tắt, đón đầu. Bộ GD&ĐT đưa ra quyết định đổi mới trước kì thi 6 tuần. Đột ngột, gấp gáp, nôn nóng một cách khó hiểu".
Chúng tôi biết rằng, bất kì sự đổi mới nào cũng là một hành trình và nó cần có khởi đầu năm học 2013 - 2014 được xem là điểm xuất phát. Nhưng, điều đáng nói là không một động thái nào được phát đi từ đầu năm học. Không một ai, ngay cả các chuyên viên phụ trách môn Ngữ Văn của các Sở Giáo dục và Đào tạo có thông tin nào về sự thay đổi này.

26/4/2014 | Nguyễn Loan
23

Theo Phó vụ trưởng Giáo dục trung học (Bộ Giáo dục), chương trình môn Văn hiện chạy theo số lượng, giáo viên buộc học sinh phải học quá nhiều tác giả, tác phẩm, ngữ pháp...
"Với cách học này, dù cố gắng đến mấy cũng sẽ khiến học sinh nhàm chán khi phải nhớ nhiều kiến thức, trong đó một số kiến thức quá cao sâu chưa cần thiết với các em", Phó vụ trưởng Giáo dục trung học Đỗ Ngọc Thống nói tại buổi Hội thảo Dạy học môn ngữ Văn trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông do trường ĐH Sư phạm TP HCM ngày 25/4.

10/104/2014 | Ngân Anh
24

Hơi hoang mang, băn khoăn, lo lắng, sốc, tá hỏa … là những từ mà những nhà giáo đứng lớp, nhà quản lý ở địa phương nói về tâm trạng của học sinh và cả giáo viên trước những dự kiến thay đổi trong đề thi tốt nghiệp môn ngữ văn mà Bộ GD-ĐT đang rục rịch tiến hành.

25/04/2014 | Tùng Anh
25

Cô Bùi Thị Nhung - giáo viên Sử Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) - giáo viên có 2 học sinh đỗ giải Nhất quốc gia môn Sử năm nay cho rằng: “Một trong những lý do theo tôi là các trường ĐH hiện nay dường như đang dần khép cánh cửa đối với khối C và môn Sử nói riêng. Tôi nghĩ nếu như môn Sử bây giờ cũng được coi là một trong những môn bắt buộc như Toán, Văn (giống cách mà các nước tư bản đang làm) thì Sử chắc chắn sẽ được nhiều học sinh đón nhận.”

24/04/2014 | Nguyễn Hiền - Mai Thảo
26

"Với cách thi như hiện nay thì tôi không ngạc nhiên khi học sinh bỏ môn sử..."- Giáo sư (GS), Nhà giáo nhân dân (NGND) Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết sáng 23/4.
Cách thi thế này thì không riêng môn sử mà các môn xã hội nói chung sẽ bị hạ thấp, bị coi là môn phụ. Tôi rất lo lắng về điều này.

19/04/2014 | Hoàng Lam
27

(Dân trí)-Tôn trọng quyết định của học sinh (HS) nhưng nhiều giáo viên (GV) dạy Sử không khỏi chạnh lòng và xót xa khi môn học này chưa được đánh giá đúng tầm quan trọng. Trong khi GV bộ môn khác đang “vắt chân lên cổ” thì nhiều GV Sử đang được “nhàn nhã” mà không hề vui.

16/04/2014 | Hồng Long
28

(Dân trí) - Theo quy định của Bộ GD-ĐT, thời gian chốt đăng ký môn thi tốt nghiệp THPT năm 2014 đến hết ngày 7/5. Hiện nay, các trường ở Quảng Ngãi đã chủ động đăng ký môn thi, việc chọn môn thi giữa khu vực miền núi và đồng bằng lại trái ngược hoàn toàn.

04/04/2014 | Hoài Nam
29

(Dân trí) - Khi giảng dạy về nội dung phòng chống tham nhũng, giáo viên gặp khó trong việc đưa dẫn chứng vào bài giảng. Những dẫn chứng cụ thể giúp bài học sinh động, hiệu quả nhưng họ e ngại làm các em mất niềm tin.

APRIL 13, 2014 , | By D.D. GUTTENPLAN
30

With seven million registered users and 25 million course enrollments to date Coursera is the largest provider of massive open online courses, or MOOCs. A for-profit company, its main rivals include Udacity, another commercial firm, and edX, a nonprofit backed by Harvard and the Massachusetts Institute of Technology. But with its sole revenue stream coming from a small minority of students who enroll in its “Signature Track” — which charges a fee of around $50 to verify a student’s identity, and issues a certificate upon successful completion of the course — questions have been raised about how long its backers will have to wait to see a return on their investment.

APRIL 16, 2014 , | By TAMAR LEWIN
31

The College Board on Wednesday will release many details of its revised SAT, including sample questions and explanations of the research, goals and specifications behind them.

19/04/2014 | Nguyễn Thảo
32

Từ khi Kaplan khởi xướng chương trình ôn luyện cho SAT, xu hướng gia sư ôn thi cũng bắt đầu nở rộ. Bây giờ nó đã trở thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ đô la mà sản phẩm chính của nó lại khiến người ta đau đầu: vào đại học là một trò chơi được mất ngang nhau.

03/04/2014 | Hồng Long
33

(Dân trí) - Ngày 3/4, ông Nguyễn Xuân Bắc - Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) cho biết: “Để việc bổ nhiệm chức danh hiệu trưởng, hiệu phó các trường được khách quan, địa phương thống nhất tổ chức cuộc thi công khai, minh bạch và dân chủ nhằm lựa chọn lãnh đạo đúng năng lực”.

29/03/2014 | Phượng Vũ
34

(Dân trí) - Sáng 29/3, hơn 40 thí sinh là cán bộ, giáo viên đang công tác tại các trường trên địa bàn Hà Tĩnh đã tham dự kỳ thi tuyển chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THPT do Sở GD-ĐT Hà Tĩnh tổ chức.
Đối tượng tham dự là cán bộ quản lý và giáo viên trong diện quy hoạch cán bộ quản lý của tỉnh.

17/04/2014 | Vĩnh Hà
35

TT - “Có hiệu trưởng không?”, “Vì sao hiệu trưởng không làm việc ở trường?” là những câu hỏi thường thấy trong biên bản làm việc của các đoàn kiểm tra ngành giáo dục - đào tạo.
Trong số 15 trường THPT và phổ thông nhiều cấp học ở Hà Nội phải tạm ngừng tuyển sinh lớp 10 để bổ sung điều kiện đảm bảo chất lượng, có tới 10 trường có vấn đề về hiệu trưởng.

18/04/2014 | Lưu Trang – Vĩnh Hà
36

TT - Nếu hiệu trưởng trường công lập được quyền quyết định mọi việc trong phạm vi hoạt động của trường, thì hiệu trưởng trường ngoài công lập có thể không tạo được dấu ấn riêng nào, bởi đơn giản họ chỉ là người được thuê ngồi vào ghế hiệu trưởng.

19/04/2014 | Vinh Ha
37

TT - Hội đồng quản trị của trường ngoài công lập có quyền lực mang tính quyết định đối với mọi hoạt động của nhà trường.

Trong bối cảnh đó, hiệu trưởng sẽ hành xử ra sao, nhất là khi quan điểm của mình không thống nhất với quyết định của nhà đầu tư?

08/04/2014 | Nguyễn Hiền
38

Bữa cơm ba không (không nhà ăn, không bàn ăn và không ghế ngồi) của học sinh Trường PTDT Bán trú Tiểu học Mản Thẩn (Si Ma Cai, Lào Cai) diễn ra như một "cơn lốc". Từ lúc trò nhận suất ăn đến khi rửa bát để vào chỗ quy định chưa đầy 30 phút.

08 tháng 04 năm 2014 | Hồ Thu
39

Vào bệnh viện, bệnh nhân Th. được cấp cứu trong tình trạng ngừng tim, ngừng thở, đồng tử giãn. Trong khi cấp cứu cho chị, các bác sỹ tiến hành siêu âm tim thai, thấy còn nhịp tim chậm, không đều. Sau khi hội ý với người thân của bệnh nhân, các bác sĩ quyết định mổ gấp để cứu cháu bé. Sau 1 phút lấy ra khỏi người mẹ, bé trai đã ngừng tim và tử vong.
Tuy nhiên, ông Vũ Phán, Phó hiệu trưởng Trường ĐH dân lập Phương Đông cũng nói: trong trường hợp đặc biệt này, dù là y sỹ hay bác sỹ cũng khó, vì khi chị Th. cúi gục xuống bàn không ai nghĩ chị ngất xỉu. Theo ông Vũ Phán, thông tin bước đầu cho thấy là chị bị đột quy.

29/04/2014 | LÊ ĐỨC DỤC - ĐỨC BÌNH - NGỌC QUANG
40

TTO - Sau gần một tháng thi công khẩn trương, một cây cầu treo đang hình thành, bắc qua dòng suối Nậm Pồ, nối đôi bờ Sam Lang với Nà Hỳ. Người dân bản Sam Lang từ mùa lũ năm nay sẽ không còn cảnh khiêng xe máy, hay chui vào túi nilông để qua suối nữa.

10/04/2014 | Đăng nguyên
41

Đại hội đồng cổ đông bất thường Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM ngày 8.4 đã loại bỏ 2 trong số 14 cổ đông đại diện cho vốn tài sản hợp nhất không phân chia vì cho rằng vi phạm hành chính.
Ngay trước khi đại hội diễn ra, ông Ngô Đình Linh, Trưởng phòng Tổ chức hành chính và ông Trần Duy Linh, Phó trưởng khoa Quản trị bệnh viện, nhận được thông báo bãi bỏ tư cách cổ đông đại diện nhà trường và không được tham dự đại hội.

06/04/2014 | Thái Bá - Duy Tuyên
42

(Dân trí)-Do điểm học tập, điểm kiểm tra định kỳ, chất lượng khối của các em học sinh thấp, ban giám hiệu Trường THPT Nguyễn Thị Lợi (TX Sầm Sơn, Thanh Hóa) đã “tư vấn” cho nhiều học sinh không nên thi vào ĐH mà chỉ nên chọn một hướng đi phù hợp để có kết quả tốt.

15/04/2014 | Văn Chung
43

Chiều 15/4, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải (Hà Nội) Nguyễn Thanh Chương xác nhận nam sinh thẳng thắn lên tiếng chê nhà trường yếu kém là SV của trường. Nhà trường tiếp thu và sẽ có điều chỉnh...

15/04/2014 | Phong Đăng
44

Trong clip dài hơn 4 phút, nam sinh viên đã thẳng thắn phát biểu cho rằng giáo viên dạy quá nhanh, sinh viên chỉ gần như ngồi chép và không hiểu gì. Việc sắp xếp lịch học của nhà trường là cực kỳ yếu kém.

19/04/2014 | Lê Đông
45

TT - Hằng năm, cứ đến khoảng đầu tháng 4 là Bộ GD-ĐT có công văn yêu cầu các sở GD-ĐT nhắc nhở các trường THPT thực hiện nghiêm quy định phân phối chương trình học, không được cắt xén và dồn chương trình để kết thúc sớm, dành thời gian cho việc ôn luyện thi nặng nề.
Sau công văn của bộ là công văn của các sở với nội dung tương tự. Tuy nhiên, các công văn trên dường như chẳng có tác dụng bao nhiêu trong nhiều trường THPT.

29/04/2014 | Lê Phương
46

(Dân trí) - Sở GD-ĐT TPHCM vừa thông báo Trường THPT Lý Tự Trọng (thuộc trường CĐ kỹ thuật Lý Tự Trọng) sẽ không tuyển sinh lớp 10 năm học 2014-2015, thực hiện lộ trình giải thể trường vào năm 2016.

10/04/2014 | Lê Huyền
47

Sở GD-ĐT TP.HCM vừa công bố mức học phí năm học 2014-2015 của các trường tư thục, dân lập tại TP.HCM dao động từ 3 đến 5 triêu/học sinh/tháng. Trường có yếu tố nước ngoài cao nhất 26 triệu/tháng.

APRIL 13, 2014 , | By THE EDITORIAL BOARD
48

The public colleges and universities that educate more than 70 percent of this country’s students were burdened by rising costs and dwindling state revenues long before the recession. They reacted by raising tuition, slashing course offerings and, sometimes, by cutting enrollment.
They also cut labor costs by replacing full-time professors who retired with part-time instructors, who typically have no health or pension benefits and are often abysmally paid, earning in the vicinity of $3,000 per course.

chết sau khi được vinh danh </a><h5>02/04/2014&nbsp;&nbsp;&nbsp;-&nbsp;&nbsp;&nbsp;Nguyễn Thùy
49

(Dân trí) - Từng che chắn cho dân làng trong những đợt bom đạn của giặc ngoại xâm, từng chứng kiến bao thế hệ con cháu của làng lớn lên, gắn bó với làng hơn 300 năm; vậy mà sau khi được vinh danh Cây Di sản, “cụ” Gạo đã chết.

27/04/2014 | Văn Dũng - Xuân Sinh - Thái Đức
50

Sau khi Dân trí đăng tải bài điều tra đầu tiên về loạt phóng sự "Kinh hoàng lâm tặc đại phẫu rừng Khu BTTN Kẻ Gỗ", Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh ông Lê Đình Sơn đã giao Chi cục Kiểm lâm tỉnh chủ trì cùng lãnh đạo Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ phải vào cuộc ngay và sớm có báo cáo để tỉnh có hướng xử lý.

23/04/2014 | Văn Dũng - Huy Thái - Minh Đức
51

Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia vùng rừng hồ Kẻ Gỗ (KBTTN Kẻ Gỗ) được xác lập bởi quyết định số 970/TTg ngày 28/12/1996 của Thủ tướng Chính phủ. Sau khi thành lập, KBTTNKG là một trong những khu bảo tồn động thực vật lớn nhất Việt Nam với hơn 40 loài cây thân gỗ quý, 567 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 367 chi và 117 họ và 392 loài động vật có xương sống thuộc 99 họ, 47 loài thú, 298 loài chim, 100 loài bò sát và lưỡng cư.
Nhìn bên ngoài khu bảo tồn này hết sức bình lặng, thế nhưng, cuộc đột nhập của nhóm PV Dân trí vào sâu bên trong mới thật xót xa. Nhiều cánh rừng quý như lim xanh, sến mật, vàng tâm, dổi, trường, trín, bời lời vàng… của khu bảo tồn này đang bị lâm tặc xẻ thịt một cách dữ dội.
Đau lòng ở chỗ, chính những cán bộ được nhà nước trả tiền để bảo vệ rừng lại ra tay, tiếp sức cho lâm tặc tàn phá, rút ruột khu bảo tồn này.

Apr 17, 2014, | By Phuong Nguyen
52

At the core of the controversy surrounding dams on the Mekong River is China’s role in supporting and financing the construction of dams in Cambodia and Laos. China plans to build a total of 19 large dams on the Mekong. Five are already operational in China’s Yunnan province. Nine of the planned dams will be built in Laos and two in Cambodia. The dams’ environmental effects, including damage to fish production and increased risk of natural calamities, will be felt most strongly along the Lower Mekong—in Cambodia, Vietnam, and, to a lesser extent, Laos.

31/03/2014 | By Pete Spotts, Staff writer
53

The risks of global warming are already pressing upon Earth's natural systems and, to a lesser extent, humanity, and research undertaken since 2007 is yielding sober warnings about greater frequency and intensity of extreme weather events; hits to farm production in many areas, especially in developing countries; and dramatic changes to ecosystems, including extensive loss of species.
That assessment is contained in a new report from the Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC), released Monday, which includes plenty of examples of global warming's already-observed effects.

April 10, 2014 by Common Dreams | Jon Queally
54

Nobel laureate says 'people of conscience' must break ties with oil and gas companies that are destroying planet's future
Archbishop of South Africa and Nobel Peace Prize laureate Desmond Tutu is saying their is no longer any excuse for not doing everything humanly possible to fight climate change and called on Thursday for an international "anti-apartheid-style boycott" against the fossil fuel industry.

April 18, 2014, | By DEBORAH BLUM
55

The levels of arsenic and cadmium at the study site are not high enough to provoke alarm, she emphasized. Still, it is dawning on scientists like her that rice, one of the most widely consumed foods in the world, is also one of nature’s great scavengers of metallic compounds.
Consumers have already become alarmed over reports of rice-borne arsenic in everything from cereal bars to baby food. Some food manufacturers have stepped up screening for arsenic in their products, and agencies such as the Food and Drug Administration now recommend that people eat a variety of grains to “minimize potential adverse health consequences from eating an excess of any one food.”

01/04/2014 | By Justin McCurry, Correspondent
56

Japan's whaling program hangs in the balance after the International Court of Justice on Monday ordered an immediate end to its annual slaughter of whales in the Southern Ocean.
The verdict came four years after Australia petitioned the UN court to rule that the expeditions in the icy waters of the Antarctic were not, as Japan has long claimed, for scientific research, since meat from the hunts is sold in Japanese supermarkets and restaurants.
A panel of judges agreed by 12 votes to four that Japan had failed to prove that its annual cull quota of almost 1,000 minke whales and 50 fin whales was of any scientific value.

APRIL 17, 2014 , | By EDWARD WONG
57

BEIJING — The Chinese government released a report on Thursday that said nearly one-fifth of its arable land was polluted, a finding certain to raise questions about the toxic results of China’s rapid industrialization, its lack of regulations over commercial interests and the consequences for the national food chain.
Hunan Province, in central China, has some of the worst soil pollution because it is one of China’s top producers of nonferrous metals. But it is also a large rice-growing area, producing 16 percent of the country’s rice in 2012, according to one market research company. Officials in Guangdong Province last year found that some rice had excessive levels of cadmium. Most of that rice was from Hunan.

theguardian.com, 23 April 2014 | Jonathan Kaiman in Beijing
58

Nearly 60% of China’s underground water is polluted, state media has reported, underscoring the severity of the country’s environmental woes.

The country’s land and resources ministry found that among 4,778 testing spots in 203 cities, 44% had “relatively poor” underground water quality; the groundwater in another 15.7% tested as “very poor”.

09/04/2014 | Nguyễn Hiền
59

Thầy Vũ Ngọc Hải - Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Mản Thẩn (Si Ma Cai) niềm nở, nhờ được hỗ trợ gạo và một phần chi phí ăn mà học sinh đến trường đều hơn. Còn Hiệu trưởng Trường PTDT Bán trú THCS Mản Thẩn Lê Đức Hà cho hay, ba năm gần đây tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần dẫn đầu Si Ma Cai. Đặc biệt, không còn tình trạng học sinh nữ bỏ học xây dựng gia đình sớm...

18/04/2014 | Đại Dương
60

(Dân trí) - Ngày 18/4, tin từ Khoa Sản, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết thời gian qua đã có nhiều trường hợp trẻ em với độ tuổi 16,17 tuổi, thậm chí là 14 tuổi vào khoa sinh nở.

01/04/2014 | Trang Nhung
61

Đã 8 năm trôi qua, tôi vẫn nhớ như in khuôn mặt tuyệt vọng đẫm nước mắt của cô học trò nhỏ.

07/04/2014 | Kim Minh
62

“Không biết từ lúc nào đứa con trai bé bỏng tôi chăm bẵm bấy lâu nay lại “ngấm” tính bố, nó quay sang quát và đánh mẹ nó chỉ vì mẹ phát hiện nó bán trộm rượu lấy tiền đánh điện tử”, chị đau xót kể.

APRIL 8, 2014 , | By DAVID MONTGOMERY
63

AUSTIN, Tex. — Former President Jimmy Carter on Tuesday targeted the mistreatment of women for the next front in the civil rights movement, calling for a multifaceted attack against abuses from pay discrimination in the workplace to rape on college campuses and global sex-trafficking of women and girls.

24/04/2014 | By AMY CHOZICK
64

The book is a potent mix of memoir and policy that makes politics seem like a necessary evil, and yet it’s impossible to read Warren’s story without thinking about her meteoric rise in the Democratic Party and those Warren groupies on Connecticut Avenue. That makes the aw-shucks, I-just-stumbled-into-the-Senate anecdotes that propel her narrative feel inevitably like the savvy (critics would say self-¬serving) story lines that would play so well at an Elks Club in Iowa.

April 29, 2014 , | William Greider
65

The Justice’s dissent in the Michigan college admissions case was courageous, as the attorney general said, because she dared to identify an enduring remnant of “white supremacy” still clinging to American democracy. Of course, the Justice did not use that odious phrase. She would have been accused of sensationalizing the issue. But her Republican colleagues in the majority on the Supreme Court must have felt the sting of her accusation.

February 13, 2014, | Andrea DenHoed
66

Aggregation sites have been making hay this week of a short French film called “Majorité Opprimée,” which translates to “Oppressed Majority.” The conceit is straightforward: the world is turned on its head so that women hold authority and privilege while men are harassed, controlled, and dismissed.

APRIL 12, 2014, | Frank Bruni
67

Arlie Russell Hochschild, the sociologist who examined the burden of working women in the book “The Second Shift,” told me that since its publication 25 years ago, men have improved — but not enough. Back then, she said, “If you put a woman’s paid and unpaid labor beside her husband’s, and they both worked full time and had kids under 6, she was working an extra month.” Now, she said, it’s an extra two weeks.
That situation, she cautioned, pertains largely to affluent women. For less affluent ones, the issue is often men who are entirely absent. Equal-pay legislation doesn’t begin to address what these women need.

04/04/2014 | By PHILIP GALANES
68

Over lunch at A.O.C. restaurant in Los Angeles, Ms. Pelosi (in a pistachio jacket and trousers) and Ms. Louis-Dreyfus (in an embroidered black cardigan and slim skirt) shared plates of roasted vegetables, cheeses and charcuterie, and renewed an acquaintance that had begun a month earlier at the White House state dinner for the French president, François Hollande. After some initial debate about whether Ms. Pelosi should be addressed as “Madam Leader” (“No, please. If Julia is Julia, then I’m Nancy”), the two spoke with The New York Times about political wardrobes, powerful women and empty nests.

April 8, 2014 , | Akemi Johnson
69

What Soldiers Do
Sex and the American GI in World War II France.
By Mary Louise Roberts.

APRIL 24, 2014 , | By RICHARD PÉREZ-PEÑA
70

Twenty-three students signed on to three separate complaints, each alleging violations of a different federal law, against Columbia and the affiliated Barnard College, which were filed with the Department of Education’s Office of Civil Rights. Such complaints have become more common in the last three years, since the department adopted a stricter view of colleges’ legal obligations, and warned that many of them were in violation.

APRIL 29, 2014 , | By JENNIFER STEINHAUER
71

The two women help explain what might at first seem to be a sudden focus in Washington, most notably at the White House, on the problem of sexual assault on college campuses. In fact, attention to the problem has been quietly but steadily building because of a convergence of factors: successful lawsuits filed by women against their universities, a stepped-up enforcement of civil rights by the Obama administration, and the political savvy of student activist groups.

APRIL 4, 2014 , | By REUTERS
72

Indonesia has agreed to pay $1.8 million to prevent one of its citizens from being executed in Saudi Arabia, just days before she was to be beheaded for killing her employer. Migrants’ rights activists welcomed the decision on Friday. The Indonesian woman, Satinah Binti Jumadi Ahmad, a 41-year-old domestic worker, was convicted of killing her Saudi employer in 2007, but she said that she had acted in self-defense after her boss had physically abused her.

APRIL 17, 2014 , | By ADAM NOSSITER
73

LAGOS, Nigeria — Dozens of schoolgirls abducted by armed militants in northeastern Nigeria this week remained missing on Thursday amid fears that they would be turned into “sex slaves and cooks” if they were not rescued, a top official in the region said.
The mass targeting of teenage girls touched a nerve, with banner headlines recounting the girls’ plight filling Nigerian papers this week.

APRIL 24, 2014 , | By THE NEW YORK TIMES
74

WASHINGTON — The former commanding officer of the Blue Angels naval squadron was removed from duty at a San Diego base last week after being accused of tolerating sexual harassment and hazing while in charge of the famous aviators’ group, the Navy said Wednesday.
The complaint accused Captain McWherter of allowing “lewd speech, inappropriate comments, and sexually explicit humor,” as well as pornographic displays, and of sometimes encouraging such behavior, the Navy said in a statement.

APRIL 9, 2014 , | U.S. Census Bureau
75

Census Bureau Examines the Social and Economic Characteristics of our Nation’s 55,000 Centenarians
Centenarians have lower education levels, are overwhelmingly women and are more likely to live in poverty than the 65-and-older population, according to a U.S. Census Bureau report released today. The report, “The Centenarian Population: 2007-2011,” analyzes characteristics of centenarians and how they compare with those 65 years and older.

25/03/2014 | CB14-FF.07
76

Older Americans Month: May 2014
A meeting with the National Council of Senior Citizens resulted in President John F. Kennedy designating May 1963 as Senior Citizens Month, encouraging the nation to pay tribute to older people across the country. In 1980, President Jimmy Carter’s proclamation changed the name to Older Americans Month, a time to celebrate those 65 and older through ceremonies, events and public recognition.
43.1 million
The number of people who were 65 and older in the United States on July 1, 2012. This group accounted for 13.7 percent of the total population. Source: U.S. Census Bureau, Population Estimates

19/04/2014 | Lê Kiên
77

TT - Trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật bảo hiểm xã hội - BHXH - (sửa đổi) ngày 18-4, Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội Phạm Thị Hải Chuyền đề nghị nâng tuổi nghỉ hưu (nam 62, nữ 60) để tránh nguy cơ vỡ quỹ BHXH trong tương lai không xa.

18/04/2014 | Chung Hoàng
78

“Tỷ trọng giữa số tiền chi trả chế độ so với số thu từ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động hàng năm có xu hướng tăng nhanh, năm 2007 chỉ chiếm 57,2%, 2008 con số này là 73,7%, 2011: 77%, 2012: 68,6%, ước năm 2013 76,6%”, Bộ trưởng LĐ-TB-XH Nguyễn Thị Hải Chuyền nói.
Dự báo đến năm 2021 thu trong năm không đủ chi trong năm, để bảo đảm khả năng chi trả, phải lấy từ nguồn kết dư của quỹ. Đến năm 2034, phần kết dư không còn, số chi lớn hơn rất nhiều so với số thu.

03/06/2013 | Nguyễn Thu Linh
79

Nếu nhóm quản lý từ cấp vụ trở lên ngồi thêm 5 năm thì không chỉ mất chỗ đầu vào của tuổi trẻ mà còn mất cơ hội thăng tiến của hàng loạt vị trí kế cận.
Những ngày qua, vấn đề kéo dài tuổi hưu được xới lên vì lý do nghe rất “đáng sợ”: giải quyết nguy cơ vỡ Quỹ BHXH. Tôi không ủng hộ việc nới tuổi hưu của người lao động, bởi một số lý do sau:

03/08/2013 | Anh Thư
80

Nhóm cán bộ quản lý chỉ là số ít. Do vậy nếu lấy lý do sợ đổ vỡ quỹ BHXH là ngụy biện - độc giả phản ánh và cho rằng, nếu là người thực tài thì không lo sau khi về hưu không có cơ hội đóng góp cho xã hội.

APRIL 25, 2014 , | By STANLEY LUXENBERG
81

Americans have long been retreating from marriage. While more people of all ages are living together, the growth of unmarried couples is fastest among the older segment of the population. In 2010, 2.8 million people aged 50 and over cohabited, up from 1.2 million in 2000, according to the United States Census Bureau. For many, the decision to remain single is a matter of money. A partner who remarries stands to lose alimony, Social Security or a survivor’s pension. “Young people may be eager to marry for love, but older couples are more practical and worry about paying the bills,” says Pepper Schwartz, professor of sociology at the University of Washington.

APRIL 17, 2014 , | By KATRIN BENNHOLD
82

LONDON — British retirees may soon receive a novel kind of financial advice, courtesy of the state: They could be told when they are likely to die.
“People are living a lot longer, so we have to make sure they have up-to-date information,” the pensions minister, Steve Webb, said Thursday in an interview with the BBC.

30/04/2014 | Lê Phương
83

(Dân trí) - Hôm qua 29/4 là thời hạn cuối thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2014. Thống kê sơ bộ từ nhiều sở GD-ĐT và các trường thì lượng hồ sơ đăng ký năm nay giảm mạnh so với năm trước.

04/03/2014 | S.H.
84

Đây là yêu cầu của Bộ GD-ĐT đối với các Sở GD-ĐT trong việc tổ chức in sao đề thi tốt nghiệp THPT năm 2014. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng nhấn mạnh: Giám đốc Sở GD-ĐT cũng chịu trách nhiệm toàn bộ về việc tiếp nhận bì đề thi gốc còn nguyên niêm phong của Bộ GD-ĐT; Quy định thời gian in sao đề thi, số lượng đề thi in sao, chuyển giao đề thi gốc còn nguyên niêm phong cho Chủ tịch Hội đồng in sao đề thi; tiếp nhận đề thi in sao đã được niêm phong; tổ chức chuyển đề thi đã được niêm phong đến các Hội đồng coi thi; đảm bảo an toàn, bí mật của đề thi trong quá trình vận chuyển.

21 tháng 04 năm 2014 | Hoài Nam
85

Đó là một trong những kết quả thu được từ cuộc khảo sát “Giá trị của giáo dục - Khởi đầu cho thành công” do Ngân hàng HSBC thực hiện với gần 4.600 phụ huynh ở 15 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Khảo sát này được thực hiện trực tuyến trong tháng 12/2013 và tháng 1/2014
Theo đó, 91% phụ huynh ở Malaysia, 83% ở Ấn Độ và 74% ở Trung Quốc đều nằm trong tỷ lệ phụ huynh có kỳ vọng cao về việc con cái sẽ lấy bằng sau đại học. Hơn 78% xem xét việc gửi con học đại học ở nước ngoài, đặc biệt Indonesia là 92%, 88% phụ huynh ở Malaysia và 86% ở Hong Kong.

04/05/2014
86

Chọn ngành nghề theo học chưa bao giờ là điều dễ dàng. Chẳng một bạn học sinh lớp 12 nào không phải trải qua những băn khoăn với sự chọn lựa nghề nghiệp cho mình. Vậy những áp lực đó từ đâu?

04/02/2014 | Nguyễn Huy
87

Đổi mới phương thức tuyển sinh, trường ĐH tuyến trên tự chủ phương án xét tuyển khiến nhiều trường CĐ, trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) tuyến dưới lo cạn nguồn tuyển. Hàng loạt trường vốn “thoi thóp, sống dở chết dở” nay có nguy cơ phải đóng cửa.

04/07/2014 | Chi Mai
88

Nếu ví von trường ngoài công lập mở như "nấm", thì trường công phải là "siêu nấm". Nhiều trường đang rơi vào thảm cảnh thiếu sinh viên.
Nhận xét này được minh chứng bằng thống kê chính thức trên Website của Bộ GD-ĐT trong 10 năm (2001-2011) cho thấy: Trong 10 năm các trường ĐH, CĐ ngoài công lập tăng thêm 59 trường, trong khi đó số lượng các trường ĐH, CĐ công lập tăng thêm 158 trường.

15/04/2014 | Hồng Hạnh
89

(Dân trí) - Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân (CAND) vừa có hướng dẫn bổ sung tuyển sinh năm 2014 như ưu tiên theo các nhóm đối tượng, hộ khẩu thường trú và đối tượng tuyển thẳng.

03/04/2014 | Minh Quang
90

TT - Trong hai kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2012 và 2013, các bị can đã thực hiện thi hộ trót lọt 19 trường hợp vào các trường đại học, học viện thuộc lực lượng công an nhân dân, thu gần 3 tỉ đồng.

03/04/2014 | Theo Petro Times
91

Ngày 2/4, Cơ quan An ninh Điều tra (Bộ Công an) hoàn tất kết luận điều tra và chuyển hồ sơ đến Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đề nghị truy tố Nguyễn Văn Phượng, Đậu Đức Hải, Nguyễn Tôn Doãn, Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Văn Bình và Lê Quang Báu về hành vi “làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức”.
Các bị can trên có liên quan đến một đường dây chuyên thi hộ vào trường thuộc lực lượng vũ trang Công an nhân dân.

04/04/2014 | S.H.
92

(Dân trí) -Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, quá trình kiểm tra điều kiện tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2014-2015 cho thấy có 73 trường THPT đáp ứng được yêu cầu và được giao chỉ tiêu, 6 trường THPT chưa kiện toàn đội ngũ, thiếu cơ sở vật chất…nên bị tạm dừng tuyển sinh năm nay.

04/04/2014 | Huỳnh Hải - Phạm Tâm
93

(Dân trí) - Sở GD-ĐT TP Cần Thơ cho biết, qua việc cho học sinh THPT đăng ký môn tự chọn thi tốt nghiệp, có 458/8.011 học sinh chọn môn Lịch sử.
Bước đầu Sở đã cho HS các trường đăng ký môn tự chọn theo quy định (chọn 2 môn trong số các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ, Địa lý, Lịch sử). Qua đó, hệ THPT có 8.011 HS đăng ký. Kết quả, Vật lý: 5.260 HS; Hóa học: 5.977 HS, Sinh học: 2.406 HS; Địa lý: 1.794 HS; Lịch sử: 458 HS và Ngoại ngữ: 1.127 HS.

15/04/2014 | Khuyên Nguyễn - Lê Phương
94

(Dân trí) - TPHCM đảm bảo đủ chỗ để tiếp nhận học sinh tốt nghiệp THCS vào học ở các loại hình trường lớp. Đáng chú ý tới 80% chỉ tiêu học sinh vào các trường công lập, tỉ lệ khá cao hơn những địa phương khác
Ông Hồ Phú Bạc - Trưởng phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng của Sở GD-ĐT TPHCM đã cho biết như thế tại Hội nghị triển khai công tác thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp vào chiều ngày 14/4.

14/04/2014 | Lê Huyền
95

Theo số liệu thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM, năm nay số lượng học sinh tốt nghiệp lớp 9 trên địa bàn tăng. HS đều phải dự thi vào lớp 10 công lập, trong khi một số trường giảm chỉ tiêu,…khiến cuộc đua vào công lập thêm căng thẳng.

APRIL 4, 2014 , | By ARIEL KAMINER
96

The school, which announced last April that it would charge undergraduate students tuition for the first time, released figures on Friday that showed overall applications were down this year by just over 20 percent. Of the 2,537 who sought a spot in this year’s incoming freshman class, the first to be charged tuition, the admissions department accepted a higher percentage than in previous years, on the assumption that fewer of them would choose to enroll. (All 61 of the students offered early admission have accepted.)

07/04/2014 | Purvi Mody
97

This year demonstrated more than ever that grades and test scores alone will not guarantee a spot in any college. Complaints about student athletes or children of alumni getting an edge were voiced even more loudly than in previous years. But college is a business, and deserving students are not always the clients. Athletes can bring in quite a bit of money to a school, and that means more money for faculty, research facilities and campus opportunities.

APRIL 8, 2014 , | By RICHARD PÉREZ-PEÑA
98

Enrollment at American colleges is sliding, but competition for spots at top universities is more cutthroat and anxiety-inducing than ever. In the just-completed admissions season, Stanford University accepted only 5 percent of applicants, a new low among the most prestigious schools, with the odds nearly as bad at its elite rivals.

24/04/2014 | By EVAN J. MANDERY
99

SOMEONE reading about the Supreme Court’s decision upholding Michigan’s ban on affirmative action — and by extension similar measures passed by voters in California, Texas, Florida and Washington — might develop the misimpression that affirmative action is on the wane. In fact, it’s alive and well: Public and private colleges routinely give preferential treatment to children of alumni.

APRIL 25, 2014 , | FLOYD NORRIS
100

THE proportion of new American high school graduates who go on to college — a figure that rose regularly for decades — now appears to be declining.
Last October, just 65.9 percent of people who had graduated from high school the previous spring had enrolled in college, the Bureau of Labor Statistics said this week. That was down from 66.2 percent the previous year and was the lowest figure in a decade. The high point came in 2009, when 70.1 percent of new graduates had gone on to college.

06/04/2014 | By KYLE SPENCER
101

American parochial schools from Westchester County to Washington State are becoming magnets for the offspring of Chinese real estate tycoons, energy executives and government officials. The schools are aggressively recruiting them, flying admissions officers to China, hiring agencies to produce glossy brochures in Chinese, and putting up web pages with eye-catching photos of blond, tousled-haired students gamboling around with their beaming Chinese classmates.

07 tháng 04 năm 2014 | Nguyễn Dũng
102

Đó là đánh giá của ông Trần Anh Tuấn, Phó GĐ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM tại tọa đàm “Đại học không phải là con đường duy nhất” nằm trong chương trình Ngày hội Hướng nghiệp - Dạy nghề do Thành đoàn TPHCM tổ chức ngày 5/4.
Ông Trần Anh Tuấn cho hay, từ nay đến năm 2020, mỗi năm TPHCM sẽ có 270.000 chỗ làm mới, trong đó nhu cầu trình độ lao động đại học chỉ chiếm 12%; trình độ cao đẳng chiếm 13%; trung cấp 35%, còn lại là công nhân và sơ cấp kỹ thuật.

13/04/2014 | Ngọc Hà
103

TT - Đó là khẳng định của các chuyên gia tại hội thảo “Tái cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân thế nào để có nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển” do Viện nghiên cứu và phát triển nhân lực (Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập) tổ chức ngày 12-4.

22/04/2014 | Tây Giang
104

Bản tin thị trường lao động số 1 vừa được Bộ Lao động - thương binh và xã hội công bố, đưa ra số lao động có trình độ đại học trở lên thất nghiệp trong quý 4-2013 là hơn 158.000 người, tăng khoảng 72.000 người so với cùng kỳ năm trước.

04/05/2014 | Hoài Nam
105

(Dân trí) - Từ nay đến năm 2020, mỗi năm TPHCM sẽ có 270.000 chỗ làm mới, trong đó nhưu cầu trình độ lao động đại học chỉ chiếm 12%. Nếu cử nhân kén việc và không chịu khó thì sẽ tự loại mình khỏi thị trường lao động.
Nhu cầu nhân lực đối với lao động trình độ cao đẳng chiếm 13%, trung cấp 35%, còn lại là công nhân và sơ cấp kỹ thuật. Tỷ lệ lao động phân theo nhóm nghề: 35% nhóm ngành kỹ thuật công nghệ; Kinh tế, tài chính, ngân hàng, pháp luật chiếm 33%, còn lại là các ngành nghề khác như y dược, sư phạm, khoa học tự nhiên…

07/04/2014 | Huy Lân
106

Tại các trường trung cấp, số thạc sĩ, cử nhân theo học ngày càng đông. Quá trình “liên thông ngược” này cho thấy một sự lãng phí rất lớn trong đào tạo đại học hiện nay.
Ở Trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist, trong số 2.000 học sinh trường tuyển mỗi năm, khoảng 600 người có bằng ĐH, CĐ, thậm chí thạc sĩ - chiếm khoảng 30%. Ông Trần Văn Hùng, hiệu trưởng nhà trường, cho biết hầu như những người đã có bằng ĐH, CĐ quay lại học trung cấp đều đang thất nghiệp và không thiếu ngành nghề nào.

26/04/2014 | Hoài Nam
107

Ở góc độ đào tạo, đó là một sự tốn kém, lãng phí khủng khiếp của gia đình, xã hội. Đó cũng là hậu quả của thực trạng thừa thầy thiếu thợ, một thời gian dài người học - người dạy và cả người sử dụng lao động “u mê” chạy theo bằng cấp. Vậy nhưng, phía sau sự lãng phí và “bi kịch” này chưa hẳn là con đường u ám.

07 tháng 04 năm 2014 | Kim Anh
108

TP - Theo các ban ngành chức năng, đến năm 2020 Việt Nam cần hơn 4.300 người cho lĩnh vực năng lượng nguyên tử, trong đó, lĩnh vực hạt nhân là 2.850 người. Trong khi đó, nguồn nhân lực cho lĩnh vực năng lượng nguyên tử hiện nay của Việt Nam chưa tới 1.000 người.

03/04/2014 | Quang Tân - Duy Tuyên
109

(Dân trí) - Dù hồ sơ nộp thi tuyển không đủ tiêu chuẩn so với thông báo của Sở GD-ĐT Thanh Hóa đã ra. Tuy nhiên, chính Sở GD-ĐT lại không làm theo thông báo của mình mà tuyển dụng giáo viên trái với thông báo.

15/04/2014 | Duy Tuyên
110

(Dân trí) - Đề án liên kết đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại các trường đại học nước ngoài của tỉnh Thanh Hóa đã mở ra cơ hội tốt cho hàng trăm người. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng nguồn nhân lực này đang là câu hỏi đặt ra với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa.
Theo ông Nguyễn Bá Tải - Phó giám đốc Sở Nội vụ Thanh Hóa, từ năm 2006 đến nay, tỉnh đã đưa được 194 người đi đào tạo ở nước ngoài. Đến thời điểm này, đã có 97 người hoàn thành chương trình đào tạo trở về nước. Trong số này có 26 người trước khi đi học đang công tác ở các cơ quan nên khi quay về, họ làm việc ở đơn vị cũ; 6 trường hợp tiếp tục đi học tiến sĩ… Chưa kể sắp tới trong năm 2014 này có tiếp 40 trường hợp hoàn thành khóa học trở về nước.

19/04/2014 | Thomas L. Friedman
111

What’s your best advice for job interviews?
“What you want to do is say: ‘Here’s the attribute I’m going to demonstrate; here’s the story demonstrating it; here’s how that story demonstrated that attribute.’ ” And here is how it can create value. “Most people in an interview don’t make explicit their thought process behind how or why they did something and, even if they are able to come up with a compelling story, they are unable to explain their thought process.”

22/04/2014 | Trần Hoàng Thiên Kim
112

Gần đây trên diễn đàn xã hội cũng như trên một số tờ báo có thông tin bộ phim “Bao giờ cho đến tháng Mười” (Đạo diễn Đặng Nhật Minh) mượn một ý tưởng từ một truyện ngắn có tựa đề “Thư” của Trung Quốc.
Đạo diễn Đặng Nhật Minh khá bất bình về chuyện này, bởi xuyên suốt cuộc đời làm phim của mình, ông - ngoài niềm đam mê theo đuổi đến cùng con đường mình đã chọn thì còn có lòng tự trọng với nghề để làm nên từng thước phim cho đến nay vẫn còn sống với thời gian.
“Tôi nghĩ rằng tác phẩm của tôi đã có đời sống của nó, không cần phải giải thích dài dòng. 30 năm nay nó đã đến với khán giả trong và ngoài nước và được đón nhận như thế nào, mọi người đều biết. Điện ảnh Việt Nam đã bước sang một chương mới, khác hẳn điện ảnh của thế hệ chúng tôi. Và trách nhiệm đối với giai đoạn điện ảnh hiện nay, thuộc về thế hệ trẻ, bản thân tôi đã làm xong phần việc của mình trong khả năng có thể.”

08/04/2014 | (Theo VOV)
113

Tô Ngọc Vân là thầy của mọi người thầy. Việc truy tặng danh hiệu NGND là việc hoàn toàn xứng đáng.
Năm 2012, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam đã có công văn số 80/ĐHMTVN – TCCB đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu này cho họa sỹ Tô Ngọc Vân. Nhưng không hiểu vì lý do gì, hồ sơ không được thông qua.

30/04/2014 | Nguyễn Nam
114

TT - Chiều 29-4, tin từ UBND TP Phan Thiết (Bình Thuận) cho biết hiệu trưởng 12 trường tiểu học bán trú trên địa bàn TP Phan Thiết đã bị kiểm điểm vì lạm thu.
Trong số 12 trường này, mười trường đã trả lại tiền lạm thu cho phụ huynh. Các trường còn lại là Phú Thủy 1 mới trả lại 55 triệu đồng, còn trên 407 triệu đồng chưa trả; Trường Phú Trinh 1 đã trả 80 triệu đồng, còn 281 triệu đồng chưa trả.

12/04/2014 | MAI VINH - THANH TUẤN
115

TT - Thanh tra Bộ VH-TT&DL vừa có văn bản kết luận về việc ông Trần Đình Sơn, hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề Du lịch Đà Lạt, sử dụng bằng thạc sĩ không được Bộ GD-ĐT công nhận.
Theo kết luận của thanh tra, ông Sơn sử dụng bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh do Đại học Công nghệ Paramount (Paramount University of Technology - PUT, Mỹ) cấp ngày 7-12-2010 “không đủ điều kiện” công nhận theo quy định của Bộ GD-ĐT về trình tự thủ tục công nhận văn bằng của người VN do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.

10/04/2014 | N.H.
116

TT - Đó là kết luận cuối cùng của Bộ GD-ĐT sau khi xác minh vụ PGS.TS Nguyễn Cảnh Lương, phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, bị tố “có dấu hiệu đạo văn và không trung thực của một nhà giáo, đã sao chép lại gần như 100% rất nhiều nội dung luận án của PGS.TS Đặng Văn Khải” (PGS.TS Đặng Văn Khải cũng chính là giáo viên hướng dẫn luận án của ông Lương, đồng thời là thành viên hội đồng chấm luận án cấp cơ sở).

09/04/2014 | Chi Mai-Văn Chung
117

Bộ GD-ĐT vừa công bố kết luận vụ việc công dân tố cáo ông Nguyễn Cảnh Lương - hiệu phó Trường ĐH Bách khoa Hà Nội “có dấu hiệu đạo văn và không trung thực của một nhà giáo và đã sao chép lại gần như 100% của rất nhiều nội dung luận án của PGS.TS. Đặng Văn Khải”.
Từ những phân tích trên, Bộ GD-ĐT cho rằng ý kiến của Hội đồng chức danh giáo sư về Toán “không có cơ sở để kết luận tác giả luận án thiếu trung thực” và “chưa đến mức đặt vấn đề xem xét thu hồi học vị tiến sĩ” là có cơ sở chấp nhận”.
Đề nghị Đảng ủy Khối các trường ĐH, CĐ Hà Nội xem xét, đánh giá mức độ ảnh hưởng của vi phạm nêu trên của ông Nguyễn Cảnh Lương trong bối cảnh ông Lương đang giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Bách khoa để có biện pháp xử lý phù hợp.

22/04/2014 | Công Bính
118

(Dân trí) - Chiều ngày 22/4, lãnh đạo UBND huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) xác nhận với PV Dân trí đã ra quyết định cách chức hiệu trưởng Trường mẫu giáo Sơn Ca về một số sai phạm liên quan đến việc làm bằng giả cho giáo viên.
Theo đó, bà Nguyễn Thị Xuân Hòa - Bí thư chi bộ kiêm Hiệu trưởng Trường mẫu giáo Sơn Ca (đóng trên địa bàn xã Trà Đông, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) bị chuyển xuống làm giáo viên.

17/04/2014 | Đàm Đệ
119

Cơ quan điều tra xác nhận, Hồ Quang Hải – nguyên giảng viên hợp đồng của Trường ĐH Hồng Bàng, đã dùng bằng giả để hành nghề y và làm công tác giảng dạy. Ngoài ra Hải còn bán bằng giả cho nhiều người để thu lợi bất chính…

18/04/2014 | Đàm Huy
120

Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an TP.HCM vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ làm giả bằng cấp và chuyển hồ sơ sang Viện KSND TP.HCM đề nghị truy tố Hồ Quang Hải (44 tuổi, ngụ Q.10) về tội “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

18/04/2014 | PV
121

(Dân trí) - Thông tin từ Sở GD-ĐT Sóc Trăng cho biết, Thanh tra Sở này đang tiến hành thanh tra, làm rõ những nội dung tố cáo của một số cán bộ, giáo viên Trường CĐ Sư phạm Sóc Trăng đối với Hiệu trưởng trường này là ông Huỳnh Hữu Nhị.

April 21, 2014 , | BY MARTIN WISCKOL , STAFF COLUMNIST
122

Long Pham’s longshot campaign for state Senate took a curious turn last week when he filled out the Register’s voters guide questionnaire: “Ph.D. Engineering Management, 2003; School location/dissertation content are classified.”
Pham runs for office nearly every election. The Fountain Valley resident, has won once out of nine tries, a four-year term on the Orange County Department of Education Board in 2008. When he filled out the Register’s voters guide for his failed 2006 bid for state Assembly, he wrote that his Ph.D. came from Madison University.
Madison University – a Mississippi business specializing in “distance learning” – was characterized as a “diploma mill” in a Sacramento Bee investigation into 16 firefighters who received pay raises after getting bachelor’s degrees from Madison and similar schools. The pay hikes were revoked when it was determined the degrees do not meet required standards.

April 16, 2014, | By JOHN WILLIAMS
123

The 2014 Library of Congress Prize for American Fiction has been awarded to E. L. Doctorow, the author of “Ragtime,” “The March,” “World’s Fair” and several other works of fiction.
Mr. Doctorow will receive the award at the 2014 Library of Congress National Book Festival in Washington on Aug. 30. Previous winners of the prize, which was formerly called the Library of Congress Creative Achievement Award for Fiction, are John Grisham, Isabel Allende, Toni Morrison, Philip Roth and Don DeLillo.

APRIL 27, 2014 , | By JIM YARDLEY
124

VATICAN CITY — Pope Francis made history on Sunday, elevating to sainthood John XXIII and John Paul II, two of his most famous papal predecessors, in a ceremony bearing themes of hope and reconciliation for the world’s one billion Roman Catholics.
Francis, who made the decision to hold the joint canonization, portrayed the two former popes as “men of courage” who shared a place in history.
“They were priests, bishops and popes of the 20th century,” he said in his homily. “They lived through the tragic events of that century, but they were not overwhelmed by them. For them, God was more powerful; faith was more powerful.”

APRIL 22, 2014 , | Maureen Dowd
125

“This is a political balancing act,” said Kenneth Briggs, the noted religion writer. “Unfortunately, the comparisons are invidious. John opened up the church to the world and J.P. II began to close it down again, make it into a more restricted community, putting boundaries up.”
John XXIII, whose reign lasted from 1958 to 1963, comes out “free and clear,” Briggs noted, while John Paul has a “cloud hanging over his papacy.”

April 23, 2014 , | By Mikal Gilmore
126

Martin is an affable, candid, terrifically smart man, and he is loquacious. We talked for 10 hours that day, breaking only for dinner. His way of discussing Game of Thrones surprised me: He often spun questions into larger dissertations about history, war and society. Because Martin is a big man, with an infectious laugh and white hair, there might seem something of a Santa Claus aspect about him, except for his eyes, which are constantly flickering with thought – some of it quite dark – conveying a mind as shrewd as that belonging to any of his characters.

21/04/2014 | Nguyễn Thảo
127

Trong bức thư 2 trang để lại, thầy giáo 52 tuổi cho biết ông mong muốn thi thể được hỏa táng và tro được rải ở hiện trường vụ tai nạn.
Ông Kang Min-kyu chính là người dẫn đầu đoàn 325 học sinh Trường Trung học Danwon trong chuyến tham quan đảo Jeju. Cảnh sát sau đó đã phát hiện ra bức thư tuyệt mệnh của ông để lại. Ông chia sẻ rằng ông cảm thấy rất tội lỗi vì được sống trong khi hơn 200 học sinh mất tích.

APRIL 10, 2014 , | By BILL CARTER
128

CBS made its choice, quickly and definitively: Stephen Colbert will succeed David Letterman as the host of its late-night franchise, which Mr. Letterman created when he came to the network in 1993.
Mr. Colbert, the star of Comedy Central’s “Colbert Report,” will be — in one way — an all-new talent for CBS because he will drop the broadly satirical blowhard conservative character he has played for nine years, and instead perform as himself.

APRIL 8, 2014 , | By RICHARD PÉREZ-PEÑA and TANZINA VEGA
129

Facing growing criticism, Brandeis University said Tuesday that it had reversed course and would not award an honorary degree to Ayaan Hirsi Ali, a campaigner for women’s rights and a fierce critic of Islam, who has called the religion “a destructive, nihilistic cult of death.”
“We cannot overlook that certain of her past statements are inconsistent with Brandeis University’s core values,” the university said in a statement released eight days after it had announced that Ms. Hirsi Ali and four other people would be honored at its commencement on May 18.

Chén trà thứ 2
04/04/2014 | An Việt
1

Được thành lập từ 4/4/1994, đến nay ĐH Thái Nguyên đã phát triển từ 4 trường ĐH thành viên ban đầu lên đến 8 trường ĐH, 3 viện nghiên cứu chuyên ngành cùng các đơn vi trực thuộc, từ 41 ngành học ban đầu đã tăng lên 288 ngành và chuyên ngành.
Quy mô đào tạo tăng nhanh với khoảng trên 90.000 học sinh, sinh viên. Hiện nay, đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường 4.200 cán bộ, viên chức với trên 2.700 giảng viên, trong đó có tới trên 71% giảng viên có trình độ trên ĐH và nhiều Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ.

04/01/2014 | Ngô Quang Vinh
2

Bức thư của nghiên cứu sinh Ngô Quang Vinh gửi từ Đại học Hitotsubashi (Tokyo, Nhật Bản) đăng tải hôm 29/3 đã khiến dư luận dậy sóng. Cơn sóng tức giận, tủi hổ trước thông tin cảnh sát Nhật đã phải mở các lớp học tiếng Việt do số vụ người Việt ăn cắp đồ ở nước bạn tăng mạnh.

12/04/2014 03:10 (GMT + 7) | TÒA SOẠN
3

TT - Bài viết “Không biết chữ vẫn lên lớp 4” trên báo Tuổi Trẻ ngày 10-2-2014 và đoạn video clip cùng về đề tài này trên báo Tuổi Trẻ điện tử có nội dung chưa chính xác.
Xin cải chính như sau: em Nguyễn Thị Lê đang học lớp 3 Trường tiểu học Thanh Văn (Thanh Chương, Nghệ An). Em Lê có thể đọc, viết được tuy còn sai một số lỗi chính tả và có thể phân biệt được mệnh giá tiền. Chi tiết bốn học sinh khác không biết đọc, không biết viết chưa có cơ sở. Ông Võ Bá Phượng, hiệu trưởng Trường tiểu học Thanh Văn, không xin lỗi về việc học sinh không biết chữ như bài báo đã nêu mà xin lỗi về việc khác.
Báo Tuổi Trẻ, tác giả chân thành cáo lỗi Sở Giáo dục và đào tạo Nghệ An, UBND huyện Thanh Chương, Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Thanh Chương, Trường tiểu học Thanh Văn, em Nguyễn Thị Lê và bốn học sinh có tên trong bài báo; các cá nhân, đơn vị liên quan cùng bạn đọc.

18/04/2014 | Lê Phương
4

Ngày 17/4, Đoàn giám sát của HĐND TPHCM làm việc với Sở GD-ĐT và Sở Nội Vụ về thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước với giáo dục mầm non (GDMN). Ông Bùi Ngọc Âu - Phó trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD-ĐT TP HCM cho biết nếu theo báo cáo của Sở Nội vụ thì năm học 2013-2014 giao chỉ tiêu tuyển thêm 16.684 giáo viên mầm non (GV MN) nhưng 24 quận, huyện mới tuyển được 14.478 GV, còn thiếu đến hơn 2.200 người. Trong khi thực tế theo thống kê của Sở GD-ĐT thì số lượng GV thiếu còn cao hơn nhiều (thiếu khoảng 5.000 người - PV). Thiếu giáo viên MN, nhất là GV chăm sóc độ tuổi nhà trẻ (6-18 tháng) vì không có nguồn tuyển.

05/04/2014 | Nguyễn Dũng (TP)
5

Hiện nay, ngoài các chương trình dạy học và chăm sóc trẻ em mầm non theo quy định của Bộ GD-ĐT, nhiều trường mầm non dân lập lẫn công lập tại TPHCM đang đưa môn ngoại ngữ vào chương trình học.

06/04/2014 | Thu Phương
6

Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, người ta đang lo ngại rằng những kệ sách đã mất dần sức hút và văn hóa đọc cũng đang bị mai một, liệu chúng ta có nên cứu lấy “văn hóa đọc”?

05/04/2014 | Hoài Nam
7

(Dân trí) - Không có "cửa" vào trường công, công nhân nhập cư vào làm việc ở TPHCM gửi con tại cơ sở ngoài công lập. Ở đó, nơi đảm bảo thì không đủ tiền, nơi hợp túi tiền lại không đảm bảo.

11/04/2014 | Minh Ngọc
8

Năm 1998, ĐH RMIT quyết định thành lập trường tại TPHCM theo lời mời của Chính phủ Việt Nam. Vào thời điểm đó, khái niệm “ĐH quốc tế” vẫn còn xa lạ với phụ huynh và học sinh nước ta. Vị trí thành lập trụ sở lớn đầu tiên của trường cũng khiến không ít đối tác lo ngại.

Với chiến lược đúng đắn và nền tảng giáo dục vững chắc, ĐH RMIT Việt Nam đã phát triển lớn mạnh với 3 trụ sở ở Nam Sài Gòn, Hà Nội, Phạm Ngọc Thạch và là nơi học tập của 7000 sinh viên Việt Nam và quốc tế.

10/04/2014 | Michelle Arrouas @MichelleArrouas
9

Council representatives in Irwindale have demanded a hot sauce factory do a better job within 90 days to contain its stinging fumes that residents say causes asthma, heartburn, headaches, teary eyes and nosebleeds—or they'll go in and make the changes themselves

Apr. 10, 2014 12:37 AM EDT | AP
10

Huy Fong Foods moved to Irwindale two years ago, opening a new $40 million plant in the largely industrial city of 1,400 residents.
The company was founded by Vietnamese immigrant David Tran, who began mixing up his distinctive sauce in a bucket at his home in 1980. As business boomed, he opened a plant in Rosemead, moving to Irwindale when his company outgrew that facility.

26/04/2014 | By Sue Lloyd Roberts BBC Newsnight
11

Thousands of children were fathered by American servicemen during the Vietnam war. Now in their 60s and 70s, some veterans are desperate to find the sons and daughters they have never known

APRIL 10, 2014 , | Bina Shah
12

KARACHI, Pakistan — In September 2012, the Pakistani government expanded a ban on some YouTube contributors to a blockage of the whole video-sharing site, because the anti-Muslim film “Innocence of Muslims” had appeared on it. Eighteen months later, the ban remains, exposing a simmering struggle within Pakistan over the basic issue of freedom of expression and information that could be decided in court next month.
What the Pakistani government doesn’t realize is that its attempts to restrict the Internet have already provoked the growth of the very digital counterculture that it has sought to control. And even if they lose in court, that counterculture’s members are going to become only more determined to communicate on the Internet, using its many alternative channels if they have to.

04/04/2014 | By GUY TREBAY
13

Few who sit down to write a bread-and-butter note are likely to be aware that by doing so they are not only on trend but also on their way to becoming happier and more sociable people. Apparently, what Emily Post termed good manners (science prefers “gratitude intervention”) has all kinds of unexpected benefits. And as it happens, the handwritten gratitude intervention seems to be experiencing a moment of vogue.

Friday 11 April 2014 | Claire Shaw , Guardian Professional
14

An "unwelcoming UK" has seen a drop in the number of international students studying science, technology, engineering and maths (Stem subjects), according to a House of Lords report.
The report says the policy on immigration has had a negative impact on international student enrolments on UK Stem courses, which have fallen by more than 10% in the past two years.

22/04/2014 | By ADAM LIPTAK
15

WASHINGTON — In a fractured decision that revealed deep divisions over what role the judiciary should play in protecting racial and ethnic minorities, the Supreme Court on Tuesday upheld a Michigan constitutional amendment that bans affirmative action in admissions to the state’s public universities.
The 6-to-2 ruling effectively endorsed similar measures in seven other states. It may also encourage more states to enact measures banning the use of race in admissions or to consider race-neutral alternatives to ensure diversity.

Saturday, April 19, 2014 | Nanette Asimov
16

The University of California offered admission to nearly 3,000 more out-of-state freshmen than last year, a lucrative move given that nonresidents pay nearly three times more tuition than residents, UC reported Friday.
Unlike last year, however, UC also increased its offers to in-state residents, by about 1,000 students. And for the first time, more Latino Californians won admission than white Californians.

21/04/2014 | By Cheng Dai
17

Oregon and Tennessee have unveiled plans to offer "free" community college for students in those states in a move that, if adopted, could fundamentally realign education in the United States and spur a major economic boom. Everyone, take notice.

05/04/2014 | Eric Pfeiffer
18

Tennessee Gov. William Haslam has proposed that his state use lottery funds to provide high-school graduates with two free years of education at community or technical colleges.
Called “Tennessee Promise,” Haslam’s plan would allow high-school graduates to attend an in state technical or community college without having to pay any tuition or associated fees. The funds would come from newly created endowment using money from the lottery’s reserves.
It’s estimated that the plan would cost about $34 million each year.

Friday, 18 April 2014 | By Jaisal Noor, The Real News Network | Video Interview
19

There's a brand new story out detailing how one of desegregation's success stories in the South has become one of the nation's most racially and economically segregated schools. Today, a third of black students attend schools in Tuscaloosa, Alabama, that look like the 60-year-old Brown v. Board of Education Supreme Court decision that said separate schools for black and white students is unequal never happened.

April 17, 2014, | Jelani Cobb
20

But, as we approach the sixtieth anniversary of the Brown decision, next month, the landmark case seems, in hindsight, like a qualified victory. Racially homogenous schools remain a fact of American life. … There may be no better example of the ongoing scandal of school segregation than the New York City public-school system, which a recent report by the Civil Rights Project at U.C.L.A. found to be one of the most segregated in the country. Black and Latino students in New York have become more likely to attend schools with minimal white enrollment, and a majority of them go to schools defined by concentrated poverty. Three-quarters of the city’s charter schools, which were a key component of Mayor Michael Bloomberg’s efforts at education reform, have fewer than one per cent white enrollment. At Stuyvesant, the most exclusive of the city’s specialized public high schools, where admission is determined by a competitive exam, only seven black students and twenty-one Latino students were offered places in next year’s freshman class. New York is simultaneously the most diverse city in the United States and the most glaring indicator of integration’s failures.

APRIL 1, 2014 , | By JAMES C. McKINLEY Jr.
21

A former administrator at a Manhattan high school who admitted to having affairs with students will serve three months in jail after pleading guilty on Tuesday to one count of third-degree rape in a deal with prosecutors, the Manhattan district attorney’s office said.
The administrator, Malik Taylor, 32, admitted in state Supreme Court in Manhattan that he had several sexual encounters over two months with a 16-year-old student at the school where he worked. He told Justice Charles H. Solomon he did not know the student’s age at the time.

April 23, 2014, | By DIDI KIRSTEN TATLOW
22

“Olympic Babies are Coming,” read a headline in Beijing News on Wednesday. With thousands more children than usual born in Beijing in 2008, a year considered by many to be lucky both for the number eight and for being the year that China hosted the Olympic Games, the state is scrambling to find enough school spaces for all the 6-year-olds heading to first grade this fall — about 10,000 more than last September.