"Chợ Đầu Mối" về Giáo Dục tại Việt Nam
A Clearinghouse on Education in Viet Nam
THƯ TÒA SOẠN - EDITOR’S NOTE

Chào các em sinh viên và các bạn đồng nghiệp, thân hữu,

Bắt đầu từ số này, TRỒNG NGƯỜI thêm mục “Phi Lợi Nhuận” (PLN) để giới thiệu đến bạn đọc một phương thức sinh hoạt xã hội rất hiệu quả ở các nước Tây Âu, nhất là ở Mỹ và Do Thái.  

Côt lõi của cách làm việc PLN là tinh thần cộng đồng tương trợ lẫn nhau, hay dùng một câu nói của người Việt ta là “Lá lành đùm lá rách.”  Dĩ nhiên, các chính sách về chính trị, xã hội, thuế khóa, v.v… cũng như những tập quán để cám ơn, tôn vinh những người hảo tâm từ mấy thế kỷ, đã giúp cho sự phát triển thành công của chế độ PLN ở các nước tiên tiến.  Ở Việt Nam, khái niệm PLN còn khá mới và dễ bị ngộ nhận.  Nhiều người còn cho là ngớ ngẩn, “đi làm mà không cần lời lãi thì làm làm gì?” họ thường hỏi. Chúng tôi hy vọng rằng mục PLN sẽ giúp cho toàn xã hội làm quen với một động lực tốt đẹp  và một chiến lược bền vững để đóng góp vào việc xây dựng đất nước.

Trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam, có ít nhất bốn trường ĐH đã tự nhận là trường “phi lợi nhuận” hay “vì mục tiêu PLN”, đó là các trường Trí Việt chưa hề thấy ánh sáng mặt trời, trường Fulbright-Viet Nam còn trong giai đoạn gây quĩ thành lập trường, trường Phan Châu Trinh đang ngắc ngoải từ nhiều năm nay, và trường Hoa Sen, một trường tư khá thành công nhưng cũng là  hiện trường của một cuộc tranh chấp gay gắt về chủ quyền giữa Ban Giám hiệu và đa số các cổ đông của trường.

Trong lần đầu giới thiệu chủ đề này, chúng tôi thu thập một số các bài viết trong mấy tháng qua, liên quan đến chế độ PLN ở nước ngoài, cập nhật những diễn biến ở Việt Nam quanh vấn đề PLN, để bạn đọc làm quen với phương pháp PLN.  TRỒNG NGƯỜI cũng thêm vài nhận xét của chủ biên Vũ-Đức Vượng, một người gần như suốt đời làm việc trong hai lĩnh vực PLN và giáo dục ở Mỹ, và cũng đã có một thời gian cộng tác với Hoa Sen trong các năm 2012 và 2013, về cuộc tranh chấp quyền lực tại ĐH này.

Mục mới về Phi Lợi Nhuận sẽ  được đặt giữa hai mục “Quản lý” và “Giới” để các bạn tiện theo dõi.

Hòa bình,

TẠI SAO NÊN ĐẦU TƯ CHO TIẾNG ANH
8/5/2014 | Lý Quang Diệu

Khi Singapore giành được độc lập vào năm 1965, một nhóm trong Phòng Thương Mại người Hoa gặp tôi để vận động hành lang cho việc chọn tiếng Hoa làm quốc ngữ. Tôi nói với họ rằng: "Các ông phải bước qua tôi trước đã."

Chúng ta còn liên kết với phần còn lại của thế giới thông qua ngôn ngữ. Chúng ta may mắn được người Anh cai trị và họ để lại di sản là tiếng Anh. Nếu như chúng ta bịngười Pháp cai trị, như người Việt, chúng ta phải quên đi tiếng Pháp trước khi học tiếng Anh để kết nối với thế giới. Đó chắc hẳn là một sự thay đổi đầy đau đớn và khókhăn.

Khi Singapore giành được độc lập vào năm 1965, một nhóm trong Phòng Thương Mại người Hoa gặp tôi để vận động hành lang cho việc chọn tiếng Hoa làm quốc ngữ. Tôi nói với họ rằng: “Các ông phải bước qua tôi trước đã.” Gần 5 thập niên đã trôi qua và lịch sử đã cho thấy rằng khả năng nói tiếng Anh để giao tiếp với thế giới là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong câu chuyện tăng trưởng của Singapore . Tiếng Anh là ngôn ngữ của cộng đồng quốc tế. Đế quốc Anh đã truyền bá thứ ngôn ngữ này ra khắp thế giới, nên khi người Mỹ tiếp quản, đó là một sự chuyển đổi dễ dàng sang tiếng Anh kiểu Mỹ. Đây cũng là một lợi thế rất lớn đối với người Mỹ khi trên toàn thế giới đã có nhiều người nói và hiểu ngôn ngữ của họ.

Khi sự trỗi dậy của Trung Quốc tiếp diễn, Singapore có thể nâng cao chuẩn mực tiếng Hoa trong nhà trường để cho học sinh của chúng ta có một lợi thế, nếu họ chọn làm việc hoặc giao thương với Trung Quốc. Nhưng tiếng Hoa vẫn sẽ là ngôn ngữ thứ hai, vì thậm chí nếu GDP của Trung Quốc có vượt qua Hoa Kỳ, họ cũng không thểcho chúng ta được mức sống mà chúng ta đang hưởng thụ ngày nay. Đóng góp của Trung Quốc vào GDP của chúng ta ít hơn 20%. Phần còn lại của thế giới sẽ giúp Singapore duy trì phát triển và đạt được thịnh vượng – không chỉ là người Mỹ, mà còn là người Anh, người Đức, người Pháp, người Hà Lan, người Úc, vv…. Các nước này giao dịch kinh doanh bằng tiếng Anh, không phải tiếng Trung. Sẽ là rất ngu ngốc nếu chúng ta xem xét chọn tiếng Trung làm ngôn ngữ làm việc tại bất kì thời điểm nào trong tương lai, khi mà chính người Hoa cũng rất cố gắng học tiếng Anh từ khi mẫu giáo cho đến bậc đại học.

Cuộc cạnh tranh cuối cùng

Hoa Kỳ không phải đang trên đà suy thoái. Uy tín của Hoa Kỳ đã chịu nhiều tổn thất do việc đóng quân lâu dài và lộn xộn tại Iraq và Afghanistan cũng như do cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Nhưng những sử gia giỏi nhìn nhận sẽ chỉ ra rằng một Hoa Kỳ dường như yếu đi và trì trệ đã từng phục hồi ra khỏi những tình huống còn tệ hại hơn. Đất nước Hoa Kỳ đã đối mặt nhiều thử thách lớn trong những thời kỳ chưa xa: cuộc Đại Suy thoái, chiến tranh Việt nam, thời kì trỗi dậy của các cường quốc công nghiệp hậu chiến như Nhật Bản và Đức. Mỗi lần như vậy, Hoa Kỳ đã tìm thấy ý chí và sức mạnh để phục hồi vị trí dẫn đầu cùa mình. Hoa Kỳ đã ápđảo. Nó sẽ thực hiện được điều này một lần nữa.

Thành công của Hoa Kỳ nằm ở nền kinh tế năng động, được duy trì không chỉ bằng khả năng đặc biệt sản xuất ra cùng một thứ với chi phí ít hơn mà còn là liên tục đổi mới sáng tạo – tức là sáng chế ra một mặt hàng hay dịch vụ hoàn toàn mới mà thế giới sớm cảm thấy hữu dụng và đáng khát khao. Chiếc iPhone, iPad, Microsoft, Internet – tất cả đều được tạo ra ở Hoa Kỳ chứ không phải nơi nào khác. Người Trung Quốc có thể có nhiều nhân tài so với người Mỹ, nhưng sao họ không có những phát minh tương tự? Rõ ràng họ thiếu một sự sáng tạo mà người Mỹ sở hữu. Và tia sáng đó cho thấy người Mỹ thỉnh thoảng thể có sáng tạo đột phá thay đổi cục diện, điều cho họ vị trí dẫn đầu.

Thậm chí nếu những người theo thuyết suy thoái đúng, và thật là Hoa Kỳ đang trên đà xuống dốc, ta phải nhớ rằng đây là một nước lớn và cần có một thời gian dài thìmới suy thoái. Nếu Singapore là một nước lớn, tôi sẽ chẳng lo lắng lắm nếu chúng ta chọn chính sách sai lầm, vì hậu quả sẽ xuất hiện chậm. Nhưng chúng ta là một nước nhỏ và một quyết định sai lầm có thể gây hậu quả kinh khủng trong một thời gian ngắn. Mặt khác, Hoa Kỳ như là một con tàu chở dầu lớn. Họ sẽ không thểchuyển hướng nhanh như một chiếc thuyền. Nhưng tôi tin rằng các cá nhân tin vào thuyết suy thoái đã sai lầm. Hoa Kỳ sẽ không suy thoái. So sánh tương đối với Trung Quốc, Hoa Kỳ có thể ít uy lực hơn. Có thể khả năng phô diễn sức mạnh ở Tây Thái Bình Dương của Hoa Kỳ bị ảnh hưởng và có thể Hoa Kỳ không thể sánh với Trung Quốc về dân số và GDP, nhưng lợi thế chính yếu của Hoa Kỳ – sự năng động của họ – sẽ không biến mất. Hoa Kỳ, nếu đem ra so sánh đến giờ, là một xã hội sáng tạo hơn. Và khi mà trong lòng nội bộ nước Mỹ đang có một cuộc tranh luận về việc liệu họ có đang xuống dốc hay không thì đó là một dấu hiệu tốt. Điều đó có nghĩa rằng họkhông ngủ quên trên đỉnh cao.

Tại sao tôi lại tin vào thành công dài hạn của Hoa Kỳ

Đầu tiên, Hoa Kỳ là một xã hội thu hút đến độ mà Trung Quốc khó lòng bì kịp. Mỗi năm, hàng nghìn người nhập cư đầy tham vọng và có trình độ được cho phép vào Hoa Kỳ, định cư và trở nên thành công trong nhiều lĩnh vực. Những người nhập cư này sáng tạo và thường mạo hiểm hơn, nếu không thì họ đã chẳng rời khỏi quêhương của mình làm gì. Họ cung cấp một nguồn ý tưởng dồi dào và tạo nên một chất men nào đó trong lòng xã hội Mỹ, một sức sống mà ta không thể tìm thấy ở Trung Quốc. Hoa Kỳ sẽ không thành công được đến như vậy nếu như không có người nhập cư. Trong hàng thế kỉ, Hoa Kỳ thu hút nhân tài từ châu Âu. Ngày hôm nay, họ thu hút nhân tài từ châu Á – người Ấn, người Hoa, người Hàn, người Nhật và thậm chí là người Đông Nam Á. Vì Hoa Kỳ có thể dung nạp người nhập cư, giúp họ hoà nhập và cho họ một cơ hội công bằng để đạt được giấc mơ Mỹ, luôn có một nguồn chảy tài năng hướng vào Hoa Kỳ và đổi lại Hoa Kỳ có được công nghệ mới, sản phẩm mới và cách làm ăn mới.

Trung Quốc và những quốc gia khác rồi sẽ phải tiếp thu vài phần của mô hình thu hút nhân tài của Hoa Kỳ phù hợp với hoàn cảnh của mình. Họ phải đi tìm người tài đểxây dựng các doanh nghiệp. Đây là cuộc cạnh tranh tối hậu. Đây là thời đại mà chúng ta không còn có các cuộc đua quân sự giữa các cường quốc vì họ biết rằng họ sẽhuỷ hoại nhau bằng cách ấy. Đây sẽ là cuộc cạnh tranh về kinh tế và kĩ thuật và tài năng là nhân tố chính.

Hoa Kỳ là một xã hội thu hút và giữ chân được nhân tài. Họ chiêu dụ được những tài năng bậc nhất từ Châu Á. Hãy nhìn vào số lượng người Ấn trong các ngân hàng vàtrường đại học của họ — lấy ví dụ như Vikram Pandit, cựu CEO của Citibank. Nhiều người Singapore chọn lựa ở lại Hoa Kỳ sau khi du học. Đó là lí do mà tôi ủng hộviệc cho sinh viên học bổng đi du học Anh, vì tôi chắc rằng họ sẽ trở về Singapore . Ở Anh, bạn không ở lại vì bạn không được chào đón. Và vì nền kinh tế của Anh không năng động như Mỹ, ở đấy có ít công ăn việc làm hơn.

Một lí do tại sao Trung Quốc sẽ luôn kém hiệu quả hơn trong việc thu hút nhân tài chính là ngôn ngữ. Tiếng Hoa khó học hơn tiếng Anh nhiều. Nói tiếng Hoa rất khó nếu như không học từ nhỏ. Đây là ngôn ngữ đơn âm tiết và mỗi từ có tới 4 hay 5 thanh. Khi mà bạn không biết tiếng thì bạn không thể giao tiếp. Đây là một rào cản rất lớn.Đây là kinh nghiệm bản thân tôi. Tôi đã vật lộn trong suốt 50 năm và đến giờ mặc dù tôi có thể nói tiếng Hoa và viết theo kiểu bính âm (pinyin), nhưng tôi vẫn không thểhiểu được tiếng Hoa một cách thành thục như người bản ngữ. Đấy là tôi đã rất cố gắng. Trung Quốc trở nên hùng cường vào tương lai không thay đổi sự thật cơ bản làtiếng Hoa là một ngôn ngữ cực kì khó học. Có bao nhiêu người đến Trung Quốc, ở lại và làm việc ngoại trừ những người Hoa, người Châu Âu và người Mỹ trở thành những chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc? Người Trung Quốc cố gắng truyền bá ngôn ngữ của mình ra nước ngoài bằng việc xây dựng các Viện Khổng Tử trên toàn thế giới, nhưng kết quả không được tốt lắm. Người ta vẫn đến Hội đồng Anh và những cơ sở của Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa Kỳ thậm chí không cần phải cố gắng. Một thời họ có Trung tâm Dịch vụ Thông tin Hoa Kỳ, nhưng đã bị đóng cửa vì không cần thiết nữa. Đã có hàng loạt ấn phẩm, chương trình truyền hình và phim ảnh làm công việcđó. Nên về quyền lực mềm thì Trung Quốc không thể thắng.

Một nguồn lực khác mang lại sức cạnh tranh cho Hoa Kỳ là nhiều trung tâm xuất sắc cạnh tranh lẫn nhau khắp cả nước. Ở bờ Đông có Boston, New York, Washington, và ở bờ Tây có Berkeley, San Francisco, và ở miền Trung nước Mỹ thì có Chicago và Texas. Bạn sẽ thấy sự đa dạng và mỗi trung tâm lại cạnh tranh với nhau, không ai nhường ai. Khi người Texas thấy rằng mình có nhiều dầu mỏ, James Baker – cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ và là người Texas – đã cố gắng thành lập một trung tâm ởHouston để cạnh tranh với Boston hoặc New York. Jon Huntsman, cựu đại sứ Hoa Kỳ ở Singapore và Trung Quốc và là bạn của tôi, là một ví dụ khác. Gia đình ông cótiền sử bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Vì vậy khi ông thừa hưởng gia tài từ cha, ông mang những nhà khoa học giỏi nhất trong lĩnh vực ung thư tuyến tiền liệt về quê nhàông là bang Utah để nghiên cứu vấn đề này.

Mỗi trung tâm tin rằng mình tốt như các trung tâm còn lại, chỉ cần tiền và nhân tài, điều có thể kiếm được. Không ai cảm thấy phải tuân theo Washington hay New York . Nếu bạn có tiền, bạn có thể xây dựng một trung tâm mới. Bởi vì khía cạnh này, có sự đa dạng trong xã hội và một tinh thần cạnh tranh cho phép sản sinh ra những ýtưởng và sản phẩm mới hữu ích dài lâu. Trung Quốc thì lại chọn một cách tiếp cận khác. Người Trung Quốc tin rằng khi trung ương mạnh thì Trung Quốc sẽ giàu mạnh.Đây là một thái độ cứng nhắc, yêu cầu mọi người phải tuân theo một trung tâm duy nhất. Mọi người phải hành quân theo cùng một điệu trống. Ngay cả Anh và Pháp đều không thể cạnh tranh với Hoa Kỳ về mặt này. Ở Pháp ai là nhân tài cuối cùng đều vào các viện đại học nghiên cứu lớn. Ở Anh thì đó là Oxbridge (Đại học Oxford và Đại học Cambridge ). Những quốc gia này tương đối nhỏ, gọn vì vậy cũng đồng bộ hơn.

Kể từ cuối thập niên 1970 cho đến thập niên 1980, Hoa Kỳ mất vị trí dẫn đầu nền công nghiệp về tay những nền kinh tế mới phục hồi như Nhật Bản và Đức. Họ bị vượt mặt về đồ điện tử, thép, hoá dầu và ngành công nghiệp xe hơi. Đây là những ngành công nghiệp sản xuất quan trọng huy động nhiều nhân công, kể cả những người laođộng phổ thông được các công đoàn bảo vệ. Ở một số nước châu Âu, các công đoàn chống đối các cải cách lao động bằng việc đe dọa tiến hành các hành động công nghiệp có thể mang lại tổn thất nghiêm trọng trong ngắn hạn. Nhưng ở Mỹ điều ngược lại đã xảy ra. Các tập đoàn áp dụng những biện pháp thay đổi khó khăn nhưng cần thiết. Họ giảm qui mô, giảm biên chế và cải tiến năng suất qua việc sử dụng công nghệ, trong đó có công nghệ thông tin (IT). Nền kinh tế Hoa Kỳ trỗi dậy trở lại. Các doanh nghiệp mới được mở ra để giúp các công ty tối ưu hoá hệ thống IT của mình, như là Microsoft, Cisco và Oracle. Sau một khoảng thời gian điều chỉnh đầy đauđớn, các công ty có thể tạo ra nhiều việc làm mới trả lương tốt hơn. Họ không thích thú với nhưng công việc lỗi thời mà Trung Quốc, Ấn Độ hay Đông Âu có thể làmđược. Họ thấy được một tương lai mà của cải không phải được tạo ra bởi việc chế tạo đồ dùng hay xe hơi, mà bằng sức mạnh trí óc, sức sáng tạo, tính nghệ thuật, kiến thức và bản quyền trí tuệ. Hoa Kỳ đã trở lại cuộc chơi. Họ giành lại được vị trí là nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong các nước đã phát triển. Tôi thật sự khâm phục sự năng động và tin thần khởi nghiệp của người Mỹ.

Bạn tiếp tục chứng kiến điều đó ngay lúc này đây. Người Mỹ vận hành một hệ thống gọn gàng hơn và có sức cạnh tranh hơn. Họ có nhiều bằng sáng chế hơn. Họ luôn cố gắng tạo được thứ gì đó mới hoặc làm điều gì đó tốt hơn. Tất nhiên, điều này cũng có một cái giá của nó. Chỉ số thất nghiệp của Hoa Kỳ lên xuống như một cái yoyo.Ở thời kì suy thoái, chỉ số thất nghiệp từ 8 đến 10 phần trăm là chuyện hiển nhiên. Kết quả là một tầng lớp dưới hình thành. Giữa những xa hoa, lấp lánh, các cửa hàngđẹp đẽ ở New York , bạn cũng có thể dễ dàng thấy người Mỹ vô gia cư nằm trên vệ đường. Họ không có gì ngoài tấm áo khoác thân và miếng thùng carton để nằm ngủ. Một số người, kể cả nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Paul Krugman, đã lên án khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn ở xã hội Mỹ.

Điều này có chấp nhận được không? Tôi không thể nói được. Có những tổ chức tôn giáo và từ thiện giúp đỡ. Một số thành lập những quán ăn tình thương cho người thất nghiệp, vv…. Nhưng mà bạn không thể vừa muốn có chiếc bánh trong tay, vừa muốn ăn nó. Nếu bạn muốn tạo nên sự cạnh tranh mà Hoa Kỳ đang có, bạn không thể tránh được việc tạo nên khoảng cách đáng kể giữa tầng đỉnh và tầng đáy, và không thể tránh khỏi việc tạo nên một tầng lớp dưới. Nếu như bạn chọn một nhà nước phúc lợi, như châu Âu sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, bạn tự nhiên sẽ không còn năng động.

Cuối cùng, Hoa Kỳ có một nền văn hoá tôn vinh những người dám tự làm tự chịu. Khi họ thành công, họ được ngưỡng mộ như là một nhà khởi nghiệp tài năng và cóđược sự công nhận và vị trí xã hội họ đáng được hưởng. Khi họ thất bại thì điều này được coi là một giai đoạn tạm thời, tự nhiên và cần thiết để rốt cuộc thành công. Vì vậy họ có thể đứng lên và bắt đầu lại. Nền văn hoá này khác với Anh, một xã hội tĩnh hơn – nơi mà mọi người biết vị trí phù hợp của mình. Nước Anh rất mang tính châuÂu về điểm này. Người Anh từng có nhiều khám phá vĩ đại – máy hơi nước, máy kéo sợi và động cơ điện. Họ cũng có nhiều giải Nobel khoa học. Nhưng rất ít khám phátrong số này của họ trở nên thành công về mặt thương mại. Tại sao lại như thế? Những năm dài của 2 thế kỉ đế chế đã hình thành một xã hội nơi mà giới thượng lưu cũvà những quý tộc có ruộng đất được kính trọng. Giới nhà giàu mới bị xem thường. Các sinh viên trẻ ưu tú mơ ước trở thành luật sư, bác sĩ và trí thức – những ngườiđược ngưỡng mộ vì trí tuệ và đầu óc của họ hơn là lao động cực nhọc hoặc lao động tay chân. Hoa Kỳ thì lại khác, là một xã hội mới không có khoảng cách tầng lớp. Mọi người đều ngưỡng mộ việc làm giàu – và muốn trở nên giàu có. Đây là một động lực rất lớn để tạo nên các công ty mới và của cải. Thậm chí ở các công ty của Mỹ, người trẻ có tiếng nói lớn hơn ở các cuộc họp, và sức trẻ của họ được định hướng để giúp công ty trở nên sáng tạo hơn.

10 CÂU HỎI VỀ CUỘC TRANH CHẤP TẠI ĐẠI HỌC HOA SEN
15/10/2014 | Vũ-Đức Vượng

Mấy tháng nay, khi cuộc tranh chấp quyền lực ở Đại học Hoa Sen trở nên gay gắt, một số thân hữu trong cũng như ngoài nước có hỏi tôi xem thực hư thế nào, vì biết tôi đã làm việc trong ngành giáo dục và phi lợi nhuận ở Mỹ lâu năm cũng như đã công tác ở ngay Hoa Sen trong những năm 2012-2013.  Sau nhiều lần trả lời từng người, tôi nghĩ đã đến lúc đúc kết biến cố này thành 10 câu hỏi căn bản nhất, cho tiện chia sẻ với đồng nghiệp, thân hữu cũng như sinh viên, phụ huynh.   

1) Ai tranh chấp với ai trong vụ này?

Một bên là đa số các cổ đông của Đại học Hoa Sen, vì họ thấy có nhiều sai phạm về pháp luật, tài chính cũng như họ lo ngại về phương cách quản lý và định hướng tương lai của nhà trường, nên đã triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường (ĐHĐCĐBT), theo đúng quy chế hoạt động của trường và các luật lệ của chính phủ. Với 70% tỉ lệ cổ phiếu có quyền biểu quyết tham dự,  ĐHĐCĐBT ngày 2/8/2014, đã miễn nhiệm Hội Đồng Quản Trị (HĐQT) cũ do ông Trần Văn Tạo (Tư Tạo) làm chủ tịch.  Quyết định này của cổ đông đang được UBND TPHCM duyệt xét và chắc sẽ chấp thuận vì nó đi đúng với luật pháp và quy chế hiện hành.

Bên kia là HĐQT cũ (ông Trần văn Tạo làm chủ tịch) và Ban Giám hiệu đương nhiệm, do bà Bùi Trân Phượng vừa làm Phó chủ tịch HĐQT vừa làm Hiệu trưởng. 

Hồi đầu năm 2014, khi thành phần lãnh đạo đương nhiệm thấy không còn được sự ủng hộ của đa số cổ đông, họ đã tung ra chiêu bài “biến trường ĐH HS thành một trường phi lợi nhuận” để giữ các địa vị của họ (Bà Bùi Trân Phượng là Hiệu trưởng hai tiền thân của Hoa Sen, tổng cộng đã 18 năm: HT trường Nghiệp vụ Tin học & Quản lý Hoa Sen (96-99), HT trường Cao đẳng bán công Hoa Sen (99-2006), và hiện tại là HT trường ĐH Hoa Sen (2007-nay.)  Còn ông Tạo làm chủ tịch HĐQT ĐHHS từ năm 1999. Trước đó, ông là Đại tá Phó GĐ Công an TP, và Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Thành ủy.

Vài hàng về bà Bùi Trân Phượng:  sinh ở Bến Tre, được học bổng vào trường Marie Curie ở Sài Gòn, rồi tốt nghiệp Cử nhân môn Lịch Sử, ĐH Paris 1 (Sorbonne) năm 1972.  Trong thời gian ở Pháp, bà tham gia Hội Liên hiệp Sinh viên VN và là đoàn viên Đoàn TNLĐ HCM. Về nước, bà vừa dạy học tại Marie Curie vừa công tác mật nội thành trong Tiểu ban Trí vận, MTDTGPMN, và được kết nạp vào Đảng tháng 3/1975.

Sau thống nhất, bà Phượng dạy Sử tại ĐH Sư phạm, TPHCM cho tới năm 1992, lên tới chức Phó chủ nhiệm khoa và bí thư chi bộ.  Bà bắt đầu làm việc tại Hoa Sen từ năm 1991, từ giảng viên và Trưởng Bộ môn Pháp văn (91-93) lên đến Phó hiệu trưởng phụ trách Hợp tác Quốc tế (94-96) rồi làm Hiệu trưởng liên tục từ năm 1996 tới nay.

Cũng trong thời gian làm việc ở Hoa Sen, bà Phượng đã học thêm các văn bằng: Cao học Lịch sử (1992-94, ĐH Denis Diderot-Paris 7);  Cao học chuyên sâu Lịch sử (2000-01, ĐH Lumiere, Lyon2); bằng MBA (2002-04, United Business Institute – Bỉ, dạy ở VN);  và Tiến sĩ Lịch sử (2002-2008, ĐH Lumiere, Lyon 2);

2) Vấn đề cốt lõi có phải là “phi lợi nhuận” không?

“Phi lợi nhuận”  (PLN) chỉ là một chiêu bài để nhóm lãnh đạo lâu năm của trường tiếp tục thao túng và bảo vệ quyền lợi cá nhân của họ.

Phe Bùi Trân Phượng-Trần Văn Tạo (tạm gọi là Phượng-Tạo) dùng chiêu bài PLN để đánh lạc hướng những sai phạm đã bị thanh tra Bộ GD-ĐT phanh phui và xử phạt đồng thời bôi nhọ đa số các cổ đông là muốn chiếm đoạt nhà trường để bán cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Luận điệu này không đúng sự thật vì 1) trường ĐHHS là sở hữu của các cổ đông ngay từ khi chuyển đổi từ trường Cao đẳng bán công Hoa Sen thành đại học tư thục năm 2007, nên không có chuyện “chiếm đoạt” gì ở đây.  Không ai lại tự đi chiếm đoạt tài sản của chính mình; và 2) Không có yếu tố nước ngoài nào liên hệ gì với các cổ đông. 

Vậy cốt lõi cuộc tranh chấp này là gì?  Đơn giản chỉ là trường hợp chủ nhân một công ty tư nhân muốn thay đổi nhân viên quản lý cấp cao khi thấy các sai phạm xảy ra và cần khắc phục.

3) Vậy tại sao lại tranh chấp?

Vì luật pháp ở Việt Nam còn “tranh tối tranh sáng” về ít nhất ba lĩnh vực liên quan đến cuộc tranh chấp này: giáo dục, doanh nghiệp, và thuế khóa nên một số người có thể  lợi dụng tình trạng chưa ổn định để hất các cổ đông ra khỏi địa vị chủ nhân của họ và từ đó nắm quyền mãi mãi, hoặc trực tiếp hoặc qua trung gian của những người thân tín.

Vấn đề tranh chấp quyền lực cũ như trái đất.  Và những ai đã nắm quyền một thời gian dài thường cảm thấy mình là người siêu phàm, không ai thay thế được.  Từ các tổ chức, hội đoàn, công ty … đến ngay cả những tu viện, giáo xứ, trường học, không thiếu những người tự cho  mình là cái hồn của tổ chức; không có ta là tổ chức tan rã ngay.  Ở tầm vĩ mô hơn, nhân loại đã chứng kiến bao nhiêu nhà độc tài lúc đầu thường  khởi nghiệp bằng lý tưởng cách mạng, phục vụ nhân dân của họ. Từ thời La Mã đến bây giờ, ta đã thấy nhan nhản những ví dụ: Castro, Caucescu, Cesar, cha con Duvalier, Franco, Hitler, Hun Sen, cả ba Kim, Mao, Marcos, Mubarak, Mugabe, Mussolini, Napoleon, Nasser, Pol Pot, Putin, Salazar, Shah, Stalin, Suharto, Sukarno,  v.v…  Rất hiếm những người như Trần Nhân Tông, sau khi đại thắng quân Nguyên lại từ bỏ ngai vàng đi tu thiền, hay Nelson Mandela, sau 27 năm ngồi tù, chỉ làm tổng thống một nhiệm kỳ rồi về hưu.

4) Tiến trình cuộc tranh chấp này như thế nào?

Khởi nguồn tranh chấp có lẽ bắt đầu từ khoảng tháng 5/2013 khi các phòng ban chức năng (Kinh tế,  Mua sắm) phát hiện ban quản lý dự án xây dựng tòa nhà ở số 8 đường Nguyễn Văn Tráng đã tự ý thay đổi chủng loại vật tư (trong gói thầu đã được phê duyệt) và tự ý đưa nhà cung cấp khác với vật tư khác có giá cao hơn giá thị trường từ 50-200% vào dự án mà không tuân thủ quy trình hiện hành, không báo cáo thường trực ban dự án, tổng giá trị sai phạm không tuân thủ quy trình này gần 22 tỷ đồng, theo nguồn tin bên trong trường cho biết.

Tháng 12 năm 2013, nguồn tin nội bộ đã phát hiện Ban Giám hiệu ĐHHS giấu 119 tỷ đồng lợi nhuận từ năm tài chính 2010 cho đến 2013. Như vậy, không những các báo cáo tài chính mà Hiệu trưởng ký để gửi cho các cổ đông bị sai mà còn làm sai lệch nghĩa vụ nộp thuế của nhà trường. Kết quả là tháng 5/2014, ĐHHS đã phải đóng truy nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 2/2013-2014 và nộp lãi chậm nộp thuế vào ngày 19/5/2014 với tổng số tiền là hơn 15 tỷ, trong đó tiền nộp lãi vì chậm nộp thuế đã hơn 3,7 tỷ VNĐ

Tháng 1/2014, Bà Bùi Trân Phượng chỉ định ký hợp đồng tư vấn trị giá gần 1,4 tỷ với công ty TNHH Đàng Hoàng, mới thành lập được 20 ngày, người tư vấn chính là ông Lê Trọng Nhi.

Tháng 3/2014, Thanh tra bộ giáo dục đã xử phạt hành chính công ty Vĩnh An, do Bà Bùi Trân Phượng làm đại diện pháp luật kiêm giám đốc công ty đào tạo cử nhân khách sạn – nhà hàng, và đến tháng 8/2014, bộ GD&ĐT đã ra quyết định đình chỉ tuyển sinh 1 năm để khắc phục các sai phạm. Ngoài ra, Ban Giám hiệu cũng đã không thực thi đúng nghị quyết của HĐQT từ năm 2012 khi mà cá nhân đứng tên góp vốn, trong các báo cáo tài chính và không báo cáo cho các cổ đông trong nhiều năm.

Ngày 17/3/2014, Hiệu phó phụ trách về học thuật kiêm Bí thư Đảng ủy Đỗ Sỹ Cường ra nghị quyết 07-NQ-ĐU về việc “tăng cường sự lãnh đạo của đảng bộ trong việc thực hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động không vì lợi nhuận của trường Đại học Hoa Sen” và cho triển khai đến toàn thể Đảng viên, GV, NV.

Ngày 19/05/2014, nhóm cổ đông chiếm cổ phần trên 30% đã gửi văn bản theo đúng luật định đề nghị HĐQT triệu tập ĐHĐCĐ bất thường để làm rõ các sai phạm và có biện pháp giải quyết. Chờ đến đúng thời hạn chót, ngày 19/06/2014, Chủ Tịch HĐQT, Ông Tạo ký thư trả lời từ chối triệu tập ĐHĐCĐ bất thường.

Ngày 7/6/2014, bà Bùi Trân Phượng tổ chức hội nghị về Phi Lợi Nhuận (PLN), tuy nhiên chỉ mời các đối tác với tư duy cùng chiều, chứ không mời những ai với ý kiến khác, kể cả một phụ huynh gửi bài viết trái ý cũng không được dự.  Tuy nhiên, ngay tại buổi hội thảo, một sáng lập viên của Hoa Sen, PGS TS Lưu Tiến Hiệp, đã cho phổ biến một bài sửa sai “lịch sử Hoa Sen” của bà Phượng.

Ngày 30/07/2014, Bà Phượng tổ chức hội nghị “Hoa sen trước nguy cơ bị chiếm đoạt” trước khi các cổ đông họp Đại hội Bất thường.

Ngày 2/8/2014, đa số cổ đông –khoảng 70% số vốn được biểu quyết—họp Đại hội đồng Cổ đông Bất thường (ĐHĐCĐBT) và đã biểu quyết miễn nhiệm HĐQT cũ, trừ hai người là ông Nguyễn Trung Đức và bà Phạm Thị Thủy.  ĐHĐCĐBT này cũng bầu lên một HĐQT mới do TS Lưu Tiến Hiệp làm chủ tịch, với 6 thành viên khác.  UBND TPHCM hiện đang duyệt nghị quyết bầu HĐQT mới này.

Ngày 07/08/2014, bà BTP ký công văn “thưởng” cho mỗi GV-NV 3 tháng lương năng suất, tổng cộng hơn 19 tỉ VNĐ. 

Ngày 14/8/2014, ông Tư Tạo, chủ tịch HĐQT cũ của ĐHHS ký và gửi văn bản số 891/ĐHHS-HĐQT lên Thành ủy và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất phương án “Dùng tài sản không phân chia để mua lại cổ phiếu của HSU” nhằm mục đích ép cổ đông thoái vốn.  Một tháng sau, ký giả Minh Giảng của báo Tuổi Trẻ viết lại tin này như một đề xuất mới của ĐHHS  (http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20140919/dh-hoa-sen-de-xuat-thoai-von-co-dong-phan-ung/647740.html,  19/9/2014.)

Ngày 10/9/2014, hội nghị cổ đông họp và tán đồng định hướng mới của ĐH Hoa Sen trong những năm tới. (Chi tiết trong phần trả lời câu hỏi số 9.)

Ngày 19/9/2014, theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM, tổ công tác của Bộ GD-ĐT đã có buổi làm việc trực tiếp với một số Trưởng, Phó phòng, ban, các khoa và Công Đoàn Trường Đại học Hoa Sen để lắng nghe phản ánh tình hình nhà trường trong thời gian vừa qua. Sau buổi làm việc, đại diện Bộ GD-ĐT đã yêu cầu lãnh đạo các phòng, ban, khoa thông báo đầy đủ, chính xác tinh thần buổi làm việc này cho BGH, HĐQT, GV-NV-SV, đề nghị không làm gì ảnh hưởng quyền lợi người lao động, sinh viên, mọi hoạt động phải tuân thủ quy định pháp luật, giải quyết mâu thuẫn nội bộ có tình, có lý…

Tuy nhiên, BGH nhà trường, Công Đoàn, lãnh đạo một số phòng, ban, khoa tham dự cuộc họp trên vẫn tiếp tục thực hiện nhiều hành vi khiến nhiều GV-NV hoang mang.

Tới đầu tháng 10/2014, nhóm đa số cổ đông vẫn còn chờ quyết định phê duyệt HĐQT mới của Hoa Sen, trước khi bắt tay vào việc.

5) Có nên lôi kéo sinh viên, giảng viên, nhân viên của trường vào tranh chấp này không?

Hoàn toàn không nên.  Đây là cuộc tranh chấp giữa các cổ đông  --chủ nhân--  và ban quản lý.  Hoàn toàn không liên quan gì đến sinh viên, phụ huynh, nhân viên, giảng viên và các thân hữu của nhà trường.

Tuy nhiên, phe Phượng-Tạo đã làm áp lực với các NV-GV buộc họ phải ủng hộ Ban Giám hiệu cũng như chính sách PLN giả dối.  Họ còn lôi kéo sinh viên vào cuộc tranh chấp bằng cách phao tin đồn thất thiệt và huy động sinh viên lên tiếng ủng hộ bà Phượng.   

Một ví dụ nữa là cách cách tự tiện dùng ngân quĩ nhà trường như một cái “quĩ đen” của HT để mua chuộc NV-GV:  Hôm 07/08/2014, tự nhiên bà BTP ký công văn “thưởng” cho mỗi GV-NV 3 tháng lương năng suất (tên là năng suất, nhưng ai cũng nhận được như  nhau), tổng cộng hơn 19 tỉ VNĐ, và thực hiện ngay trong tuần đầu tháng 8/2014. Trước đó, vào dịp Tết Nguyên Đán 2014, BGH và HĐQT cũ cũng đã thưởng cho mọi NV-GV 2 tháng lương, một con số khá hậu hĩ so với các cơ sở GD hay doanh nghiệp trong nước. 

6) Cơ sở Laureate, từ nước ngoài, có dính líu gì đến tranh chấp này không?

Theo như tôi được biết, Laureate không có liên quan gì với các cổ đông. 

Hồi tháng 3/2014, qua trung gian của ông Nguyễn Lưu Bảo Đoan, trưởng phòng Quan hệ quốc tế, ĐH Hoa Sen, đại diện Tập đoàn Laureate Education Group có gặp bà Bùi Trân Phượng và đề nghị mua 51% cổ phần của trường ĐH Hoa Sen, nhưng Bà Phượng không đồng ý.   Từ đó, trong các cuộc họp nội bộ với các trưởng phòng/khoa, bà Phượng thường nhắc đến việc có “doanh nghiệp nước ngoài” muốn mua Hoa Sen, theo như một nguồn tin từ bên trong trường.

7) Hoa Sen có thể hay có quyền mua lại cổ phiếu của các cổ đông khác không? 

Theo cơ chế thị trường và theo luật pháp thì bất cứ ai cũng có thể mua hay bán cổ phiếu của ĐHHS.  Ba câu hỏi cần trả lời là các cổ đông hiện tại có đồng ý bán không, nếu bán thì bán với giá nào, và người mua dùng tiền của ai để mua các cổ phiếu này. Các cổ đông họ dùng tiền của chính họ để mua và tích lũy từ nhiều năm nay. Ví dụ, khi cổ phần hóa Hoa Sen hồi đầu năm 2007, số cổ phiếu bà Bùi Trân Phượng được mua là 10,800 cổ phiếu, sau nhiều lần tăng vốn bằng thưởng cổ phiếu và mua thu gom thêm từ các cổ đông khác, nhất là từ nhân viên,  đến nay số cổ phiếu đầu tư của bà Phượng đã tăng lên gần 450.000 cổ phiếu, tương đương với tỉ lệ sở hữu là 4.7%; do đó bà Phượng hiện là một trong những cổ đông lớn của ĐHHS.  Con số cổ đông cũng đã giảm từ 270 người năm 2007 xuống còn 160 cổ đông năm 2014.

Vào đầu tháng 10/2014, bà Phượng đã ủy nhiệm cho Công đoàn của trường (Nguyễn Tấn Tuấn là chủ tịch) đứng ra mua lại các cổ phiếu của nhân viên, giảng viên trong trường.  Đến nay, ở ngoài chưa biết Hoa Sen đã mua lại được bao nhiêu cổ phiếu của nhân viên và nguồn gôc tiền để mua.  

8) Hoa Sen định lấy tiền ở đâu để mua lại các cổ phiếu?

Ngày 14 tháng 8 năm 2014, ĐHHS gửi văn bản số 891/ĐHHS-HĐQT do ông Trần Văn Tạo ký tên và đóng dấu, gửi Thành ủy và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất phương án “Dùng tài sản không phân chia để mua lại cổ phiếu của HSU” nhằm mục đích ép cổ đông thoái vốn.

Những ai biết đôi chút về kinh tế thì chắc sẽ phì cười với cái suy nghĩ giầu tưởng tượng, nếu không nói là ngây ngô này.  Tiền lời của một công ty là thuộc về sở hữu của các cổ đông; chính họ mới là những người quyết định sẽ dùng số tiền lời ấy vào những việc gì. Chủ tịch HĐQT và BGH không có quyền gì với số tiền này.  Hơn nữa, trong kinh tế thị trường mà nước ta đang mong được thừa nhận, quyền tư hữu là bất khả xâm phạm, và bất cứ chính quyền nào cũng phải tôn trọng. 

** Bài báo trên Tuổi Trẻ ngày 19/9/2014, đã dẫn ở câu hỏi số 4 bên trên, còn trích dẫn “một phó hiệu trưởng” nhưng không nêu danh tính như sau: “phó hiệu trưởng một trường ĐH tại TP.HCM cho rằng cá nhân ông Trần Văn Tạo là đại diện cho một nhóm người có trách nhiệm đối với tương lai của trường, họ có quyền đề xuất giải pháp như vậy để có lộ trình thực hiện mục tiêu phát triển của trường.

Cổ đông cũng có quyền trình bày tâm tư, nguyện vọng của mình đối với những vấn đề liên quan, họ có quyền đòi hỏi quyền lợi cho mình.

Và trong trường hợp này, Nhà nước có quyền tối thượng và có thể can thiệp nhân danh vì lợi ích của xã hội.”

Vị hiệu phó này không dám nêu danh tính ra là khôn lắm, vì có vẻ ông/bà này chỉ hiểu về “định hướng XHCN” mà quên mất vế đầu là “Kinh tế thị trường”, cái mà chính Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Thương Mại Mỹ chứng nhận cho nền kinh tế VN. 

9)  Khi UBND TPHCM phê duyệt HĐQT mới do đa số cổ đông bầu lên hôm 2/8/2014, HĐQT mới cũng như đa số cổ đông đã có kế hoạch hay định hướng mới nào cho ĐHHS chưa?

Ngày 10/9/2014, tại buổi hội nghị cổ đông, HĐQT mới của Hoa Sen đã phác thảo định hướng tương lai cho ĐHHS và các đề xuất này đã được đa số các cổ đông ủng hộ:

ĐHHS sẽ phân quyền rõ rệt:  Ban Giám hiệu và HĐQT sẽ tách ra làm 2 bộ phận khác nhau, với những nhiệm vụ chủ yếu cũng khác nhau:  HĐQT là bộ phận “lập pháp” với trách nhiệm định hướng cả trường, thuê và chấm dứt hợp đồng với Hiệu trưởng, thông qua ngân sách hàng năm, và kiểm điểm tiến trình hoạt động của cả trường.  Ban Giám hiệu là bộ phận “hành pháp” của trường, thực thi kế hoạch dài và ngắn hạn đã được HĐQT phê duyệt, và điều hành toàn bộ nhân sự cũng như các chương trình của trường.  Trong tương lai, chỉ có Hiệu trưởng tham gia vào HĐQT với tư cách “ex officio”;

ĐHHS sẽ hành xử minh bạch về mặt tài chính, ví dụ: công khai ngân sách hàng năm, công khai các quyết định của HĐQT, công khai các dự án lớn,.. và sẽ không để xẩy ra các sai phạm như thanh tra Bộ GD-ĐT đã xử phạt hồi đầu năm nay;

ĐHHS sẽ không tăng học phí trong hai năm học sắp tới (2014-2015 và 2015-2016) để sinh viên, phụ huynh cũng như các em học sinh còn ở cấp 3 yên tâm hơn về tương lai;

ĐHHS sẽ xúc tiến ngay việc xây cất một “khung trời đại học” (campus) tương đối gần trung tâm thành phố và quy tụ mọi hoạt động về học thuật, thể thao, văn hóa, văn nghệ của sinh viên cũng như các công tác quản lý, phục vụ sinh viên của nhà trường.  Bốn năm đại học thường là thời gian rất quí báu và đặc biệt trong cuộc đời những ai may mắn được lên đại học  --tìm tòi, thử nghiệm, khám phá, khởi đầu những tình bạn, tình đồng nghiệp đến suốt đời, có khi còn tìm được người bạn đời lý tưởng--  nên việc xây dựng campus thuận tiện cho cuộc sống sinh viên  là một ưu tiên của ĐHHS trong những năm tới;

Và HĐQT mới đã định hướng sẽ xây dựng Hoa Sen thành một ĐH tư quốc tế của người Việt.

10)  Nhìn lại, nếu muốn đổi trường ĐH Hoa Sen từ “lợi nhuận” thành “phi lợi nhuận” có được không và phải làm thế nào?

Có thể được lắm chứ, nhưng phải công khai, minh bạch, theo đúng quy trình và tôn trọng quyền lợi của mọi thành phần trong trường.  Trường hợp này, Ban Giám hiệu và HĐQT cũ, mà bà Phượng và ông Tạo kiểm soát tuyệt đối, có thể chuẩn bị dư luận trước trong số các cổ đông và đề xuất ở đại hội thường niên ý kiến của họ muốn chuyển ĐH Hoa Sen sang PLN thực thụ, rồi để các cổ đông thảo luận và quyết định. 

Nếu đa số các cổ đông chấp thuận, cả trường sẽ xúc tiến thi hành theo một tiến trình đa số đồng ý và Hoa Sen trở thành trường thật sự PLN đầu tiên ở Việt Nam.

Trường hợp đa số các cổ đông không đồng ý, bà Phượng và ông Tạo vẫn là những người tiên phong ở Việt Nam có công đặt viên gạch đầu tiên cho một nền giáo dục PLN trong tương lai. 

Nhưng rất tiếc là họ đã không theo con đường “vương đạo” như trên.    

P.S.

Đây có phải là một vụ “lùm xùm” như báo chí hay dùng không?

Trong trường  hợp này, không có gì “lùm xùm” cả.  “Lùm xùm” là cãi nhau giữa hàng tôm và hàng thịt ở ngoài chợ, hay giữa hai lái xe đụng nhau ngoài đường.  Đây là một cuộc tranh chấp về quyền lực giữa chủ nhân và ban điều hành một doanh nghiệp.  Trong bối cảnh của xã hội cũng như của giáo dục tại Việt Nam lúc này, cuộc tranh chấp này sẽ giúp chúng ta nhận diện những vấn đề đích thực cần giải quyết, làm minh bạch phương cách quản lý ở mọi tầng lớp, gạt bỏ những chiêu bài mị dân, không tưởng, phản dân chủ, và may ra, chúng ta sẽ góp phần vào việc cải tổ được nền giáo dục cho nó trở nên lành mạnh, khai phóng và tự chủ hơn.

Sài Gòn, 28-9-2014

(cập nhật  15-10-2014)

Thầy Vũ-Đức Vượng nguyên là giám đốc chương trình Giáo dục Tổng quát ở ĐH Hoa Sen, hiện nay chủ biên tờ TRỒNG NGƯỜI, một “chợ đầu mối” về các vấn đề giáo dục trong và ngoài nước.

22/09/2014

"Hậu quả của lối làm ăn chụp giật, giả dối này ghê gớm lắm. Tôi sợ nhất là nó truyền đời đến con cháu", nguyên Chủ tịch An Giang, ông Nguyễn Minh Nhị chia sẻ.

LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Minh Nhị, tên thường gọi là Bảy Nhị, nguyên chủ tịch UBND tỉnh An Giang.

Nguyễn Minh Nhị, Bảy Nhị, cá ba sa, nông sản, nông dân, xuất khẩu, ngoại tệ

Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên chủ tịch An Giang. Ảnh: Duy Chiến

Mở đầu những trăn trở về nông nghiệp và người nông dân VN, ông Bảy Nhị chia sẻ câu chuyện thăng trầm của cá ba sa - loài cá được dựng tượng đài tại Châu Đốc - An Giang vì tầm quan trọng của nó.

Làm ăn kiểu "tình chị duyên em"

Sau khi thịt cá ba sa phi lê tìm được đường xuất khẩu vào thị trường Mỹ đầu những năm 1990, trải qua quá trình nghiên cứu, khảo sát vất vả, ông Nhị và các đồng nghiệp đã thành công trong việc cho loài cá này sinh sản nhân tạo. Một thời cơ vàng dường như mở ra khi chúng ta chủ động được nguồn giống và nhu cầu thị trường lúc đó đang rất lớn.

Vậy nhưng...

Ông Nguyễn Minh Nhị: Tôi còn nhớ có lúc cao điểm giá cá ba sa xuất khẩu lên đến 8 USD/kg! Các bè cá mới mọc san sát trên sông Hậu. Các nhà máy, cơ sở chế biến tấp nập ra đời.

Lúc ấy tôi cũng lo là để phát triển tự phát sẽ chèn ép lẫn nhau, cạnh tranh sẽ không đảm bảo chất lượng, có sự gian dối nên đề nghị Nhà nước phải quản lý, nhất là khâu giống. Nhưng không ai nghe cả. Họ nói: "Thị trường là tự do! Nhà nước không nên can thiệp".

Khi nhu cầu cá ba sa tăng nhanh thì khách hàng ở Mỹ, mấy ông Việt kiều gợi ý đưa cá tra vào nuôi đội lốt cá ba sa kiếm lời khủng. Cá tra dễ nuôi, năng suất cao, trong khi cá ba sa rất 'trưởng giả", khó tính. Cũng nên biết rằng, trên thế giới này chỉ có Việt Nam nuôi cá ba sa thương phẩm thành công.

Vậy là bất chấp tất cả, có quy hoạch hay không, bất kể đất lúa màu mỡ, rất nhiều người cứ thế đào ao nuôi cá tra rồi quy hoạch sau. Phong trào rộ lên từ tỉnh đầu nguồn, lan ra khắp ĐBSCL, rồi đến lượt các nhà máy chế biến cũng bị hút vào cuộc, thi nhau vay vốn đầu tư.

Từ sau năm 2000, sản lượng nuôi tăng vọt, số nhà máy chế biến cũng tăng theo. Từ đó cung vượt cầu, sinh ra cạnh tranh kiểu "tự hủy diệt". Cứ sau mỗi kỳ hội chợ thủy sản ở Boston (Mỹ), Brussels (Bỉ) hay ở Việt Nam là giá cá lại sụt, vì các DN đến hội chợ chủ yếu "đi đêm" chào giá thấp.

Khi dự hội nghị Chính phủ tại Hà Nội, tôi từng phát biểu tình hình này với tâm trạng rất bức xúc. Bức xúc nhất là việc gian lận đánh tráo cá tra vào, mà tôi gọi là "Tình chị duyên em", khiến cá ba sa không còn mấy người nuôi. Hành vi này làm mất uy tín VN trên thương trường, vừa làm cạn kiệt một giống loài là nguồn thực phẩm quí hiếm mà thiên nhiên ban tặng.

Bây giờ ngay tại An Giang, quê hương của cá ba sa mà cá ba sa cũng chẳng còn. Tôi đi tiếp khách vào nhà hàng thấy thực đơn có món cá ba sa, bèn gọi. Dù đã hỏi, căn dặn nhà hàng mấy lượt là phải đúng cá ba sa, họ dạ dạ vâng vâng nhưng đưa lên toàn cá tra! Tôi giận quá, truy hỏi tại sao, họ trả lời: "Dạ, bây giờ không còn ai nuôi cá ba sa nữa. Bác thông cảm!". Chết không?

Con cá ba sa trời ban tặng cho miền sông Hậu đã đi vào truyện cổ tích mất rồi. Tôi đang viết lại câu chuyện này để con cháu mai sau còn nhớ trên quê hương mình có giống cá "độc nhất vô nhị" mà không giữ được!

Thưa ông, thời ông làm chủ tịch UBND tỉnh, An Giang xây tượng cá ba sa, bông lúa - hai biểu tượng kinh tế nông nghiệp của An Giang. Nay cá ba sa đã "đi vào cổ tích", ông có lo cây lúa cũng theo bước?

Nguyễn Minh Nhị, Bảy Nhị, cá ba sa, nông sản, nông dân, xuất khẩu, ngoại tệ

Tượng đài cá Basa tại Châu Đốc. Ảnh: Bazantravel

Ông Nguyễn Minh Nhị:Có chuyện này tôi mới nghe mà hết hồn hết vía! Nhiều hộ nông dân đang áp dụng kiểu ăn gian, ngày mốt cắt thì bữa nay xả nước vào ruộng, phun thuốc vào. Hôm sau xả nước ra để ngày mai cắt lúa. Kiểu gian dối này cho thêm khoảng 1 tấn/ha.

Tôi điện hỏi mấy anh em DN có biết không? Họ trả lời biết rồi, nhưng không sao vì họ có máy móc thiết bị đo độ ẩm, dễ gì ăn gian được. Chết là mấy ông hàng xáo đi thu mua, nhưng họ cũng chỉ một lần bị mắc lừa nông dân thôi.

Người ta nói "điếm vườn sao bằng điếm chợ", nông dân mình cứ tưởng làm vậy là khôn, có cái lợi trước mắt. Nhưng chính họ sẽ bị trả giá nhiều nhất, không chỉ bị thương lái biết rồi ép trở lại, mà họ không thấy rằng uy tín của hạt gạo không có thì họ cũng bị thiệt nhất.

Làm ăn không nhìn xa thấy rộng, chỉ thấy lợi trước mắt, bất chấp thiệt hại lớn gấp nhiều lần sau đó. Nuôi cá cũng vậy, trồng lúa cũng vậy, rất chụp giật...

Đừng trách người nông dân

Thưa ông, tại sao tầng lớp nông dân luôn được xem là thật thà, chất phác mà lại có những trò gian dối như vậy? Không chỉ có trong nuôi cá và trồng lúa, họ sẵn sàng phun thuốc trừ sâu vào rau để sáng mai thu hoạch bán, bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng?

Ông Nguyễn Minh Nhị: Nông dân mình có nhiều cái tệ, nhưng không trách họ được, và cũng không nên trách. Họ không có điều kiện để hiểu biết hết nên thấy cái gì có lợi là làm, hứng lên là làm. Có ai chỉ họ làm cái gì cho có hiệu quả đâu? Họ phải tự mày mò, tự mưu sinh, làm ra sản phẩm may thì bán được, không may thì lãnh đủ nợ nần!

Họ không có tổ chức, không có ai hướng dẫn họ làm cái gì, không nên làm cái gì, làm ra bán ở đâu. Họ phải tự mưu sinh bằng những cách làm hại chính cả họ. Và, cuối cùng họ vẫn là người chịu thiệt thòi nhất. Theo tôi biết, ở các nước, nông dân được quan tâm, được tổ chức rất tốt chứ không bỏ mặc như nông dân ở ta đâu.

Theo ông, nguyên nhân những khiếm khuyết đó của nông dân ta, mà trầm kha nhất là chụp giật, tầm nhìn ngắn, tự đục vào chân mình là gì?

Ông Nguyễn Minh Nhị: Ngày xưa, nông dân ta luôn được đánh giá là lương thiện, đạo đức, cần cù. Còn ngày nay, họ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều thói xấu. Tất cả bắt nguồn từ sự chụp giật, tranh thủ tối đa, bất kể hậu quả. Căn bệnh này đã lây lan rộng chứ không chỉ nông dân. Nhưng với nông dân thì quả thật đau lòng, vì họ lẽ ra phải là thành trì của đạo đức, của sự lương thiện, chất phác phải không?

Theo tôi, chúng ta phải nhìn sâu xa vào những nguyên nhân từ trong chính sách. Bản chất của nông dân là gắn với đất đai, cả ngàn đời nay là vậy. Nông dân là đất, đất là nông dân.

Khi đất không phải của nông dân mà chỉ được sử dụng có thời hạn thì họ chẳng còn gắn bó máu thịt với đất đai như xưa.

Không còn gắn bó thì cũng không còn gìn giữ, bồi đắp vào cho đất, vì ngày mai có còn là của mình nữa đâu! Nhiều cái xấu ra đời từ đây, chính vì không gắn bó với đất, không nặng lòng với đất mà lương tâm, tình làng nghĩa xóm, tình quê hương bị tha hóa, sẵn sàng đánh đổi vì những lợi ích ngắn hạn.

Tôi còn nhớ hồi mới giải phóng, ta thực hiện chính sách "nhường cơm sẻ áo" giống như ở miền Bắc trước đây. Hồi ấy, những người có nhiều ruộng đất trong Nam là do họ cần cù, siêng năng, chịu khó mà có nên nặng lòng với đất. Tôi nhớ như in nhiều nông dân nghèo được Nhà nước chia lại ruộng của những người này, đã không nhận. Họ nói: "Người ta làm sáng tối, không biết nghỉ mới có nhiều đất. Mình lấy không của người ta coi sao được!".

Tôi báo cáo việc này lên Tỉnh ủy, ông Bí thư lúc ấy kết luận: "Nếu không nhận đất thì không phải là nông dân, thì không cho nữa!". Đơn giản thế thôi. Lúc ấy chúng ta không lường được hậu quả tai hại như ngày nay đang chứng kiến.

Người nông dân vốn dĩ là tốt, đã chuyển hóa và tha hóa từ đó. Lúc đầu thấy nhận đất của người khác, tức mồ hôi và nước mắt của người khác là "kỳ lắm", "coi không được", quyết không nhận! Nay thì khác rồi. Hai đám ruộng của hai nhà liền ranh còn lấn nhau từng chút huống chi những chuyện khác có nhiều lợi ích hơn. Cái gì lợi cho mình thì dẫu có hại cho người khác cũng làm.

Cái tình của người nông dân với đất phôi phai đi cũng làm cho cái tình với quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn không còn thiêng liêng như xưa. Những giềng mối gìn giữ đạo đức, lương tri, nhân bản chân chất nhất cũng từ đấy mà sút sổ, long ra.

Nguyễn Minh Nhị, Bảy Nhị, cá ba sa, nông sản, nông dân, xuất khẩu, ngoại tệ

Làng bè cá Châu Đốc

"Nói một đàng làm một ngả" nhiều quá

Từng giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, về hưu trở lại làm nông dân trồng lúa và nuôi cá, ông nhìn nhận các chủ trương, chính sách và công tác quản lý nhà nước với nông nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung như thế nào?

Ông Nguyễn Minh Nhị: Tình trạng chung nhất là "Nói một đàng làm một ngả" nhiều quá. Có muôn thứ chuyện chứng minh cho điều này.

Chẳng hạn chuyện vận động nông dân làm ra nhiều lúa gạo rồi bán không được, mặc cho họ bị thua lỗ. Xui nông dân nuôi con nọ, trồng thứ cây kia rồi bỏ chạy mất, không biết bán cho ai. Lẽ ra, bảo nông dân trồng lúa thì phải có công ty mua số lúa làm ra chứ. Có bên quăng thì phải có bên hứng, phải tổ chức cho khớp nhau thì nói và làm mới đi đôi chứ?

Gần đây tôi nghe Bộ NN - PTNT triển khai kế hoạch chuyển 200.000 ha đất lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng bắp, đậu nành và màu. Tôi thấy băn khoăn không hiểu trồng những thứ đó rồi nông dân bán cho ai hay lại đẩy họ vào chỗ khó như các chương trình chăn nuôi bò trước kia?

Thưa ông, theo tôi biết hàng năm Chính phủ vẫn cho thu mua tạm trữ, giảm áp lực tiêu thụ lúa cho nông dân mà?

Ông Nguyễn Minh Nhị: Chuyện này tôi quá hiểu! Khi lúa chín rộ, các công ty lương thực sàng bên này, lách bên kia để chậm triển khai. Bởi giá lúa càng thấp thì họ càng có lợi. Đến khi triển khai cũng đâu có làm đúng như tinh thần chỉ đạo. Nông dân gần như chẳng được gì.

Tôi có ông bạn cùng quê xứ Tịnh Biên làm công tác thu mua lúa. Tôi đến mấy trạm thu mua của ông ấy kiểm tra, thấy có hai giá mua, cao và thấp khác nhau. Giá rẻ để ngoài là giá mua thật cho nông dân, còn giá cao cất bên trong, khi có đoàn kiểm tra đến thì trưng ra! Bữa tôi bất ngờ đến, họ thay không kịp, tôi hỏi sao làm ăn vậy. Họ trả lời: "Giá cao là giá Nhà nước quy định. Còn giá thấp là giá thu mua theo... thị trường!". Bất nhẫn vậy đấy. Nhà nước cho vay không lãi để thu mua song thực chất họ mua vẫn ép nông dân chứ có nương gì đâu!

Tôi cũng nhiều lần đi ký hợp đồng xuất khẩu gạo với anh em. Ký xong về giá lúa lên là... bẻ chĩa ngay!

Hậu quả của lối làm ăn chụp giật, giả dối này ghê gớm lắm. Tôi sợ nhất là nó truyền đời đến con cháu sau này thành một xã hội giả dối. Thế hệ chúng tôi dù sao cũng được "chích ngừa", còn phản kháng lại được.

Còn thế hệ sau thì sao? Lo lắm!

Duy Chiến (thực hiện)

Xem tiếp Kỳ 2: Không cần đâu xa, hãy học từ Campuchia, Myanmar

"Nếu chịu làm, nếu thực sự vì Tổ quốc, nhân dân VN thì đi tìm lời giải này không khó. Không cần đi đâu xa, hãy qua Campuchia, Myanmar sẽ thấy" - ông Nguyễn Minh Nhị chia sẻ.

LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu phần tiếp theo cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Minh Nhị, tên thường gọi là Bảy Nhị, nguyên chủ tịch UBND tỉnh An Giang.

Phần 1:'Tôi sợ sự giả dối truyền đến đời con cháu'

Người lãnh đạo đừng chỉ thích "màu hồng"

Nguyễn Minh Nhị, Bảy Nhị, nông nghiệp, lãnh đạo, quan, cá basa, Campuchia, Myanmar

Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên chủ tịch tỉnh An Giang.

Ảnh: Duy Chiến

Thưa ông, nhiều cách làm mang tính đột phá của ông thời còn là lãnh đạo ở An Giang đã được lắng nghe, vận dụng vào các chủ trương, chính sách như Chương trình 327 hay Nghị định 36 ban hành mới đây. Ông cảm nhận ra sao về những chính sách này khi đi vào thực tế?

Ông Nguyễn Minh Nhị: Chương trình 327 về một số chủ trương, chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước là cách làm và vận dụng của An Giang trong hoàn cảnh mới, lúc đó đã rất thành công và đem lại hiệu quả cao.

Nhưng  tiếc rằng khi Trung ương về nghiên cứu, xem xét và vận dụng thành chính sách quốc gia thì có nhiều cái đã bị lạc hậu, không phát huy được hiệu quả như An Giang đã làm.

Còn việc quản lý giống và nuôi cá tra, cá ba sa, tôi đã sớm nhận ra nguy hại và đã lên tiếng kiến nghị ngay lúc đó, tức hơn 10 năm rồi. Song lúc ấy chẳng ai nghe cả, có người còn cười tôi là "chẳng hiểu gì về cơ chế thị trường!". Tôi nói: "Anh bảo cơ chế thị trường là tự do tự phát là hoàn toàn sai. Nhà nước phải có vai trò quản lý trong đó. Mỹ và châu Âu, Nhật cũng vậy".

Nghị định 36 [1]  để quy hoạch và quản lý cá basa ra đời là rất đáng quý, nhưng nếu sớm hơn, không đợi đến giờ khi loài cá này đang lâm nguy thì chúng ta đã giảm bớt được mất mát, thiệt hại.

Tại sao hồi đó ông được mời ra làm lãnh đạo tại Bộ NN&PTNT mà ông lại từ chối, trong khi ông được đánh giá là rất am hiểu và sắc sảo về NN&PTNT, đã có nhiều cách làm tốt, hiệu quả cao cho NN?

Ông Nguyễn Minh Nhị: Tính tôi bộc trực, thẳng thắn, ăn nói như kiểu của tôi ra đó là "trói chân trói tay" ngay! Còn không thì lại phải im lặng hoặc biết nói cho "dễ nghe".

Tôi nhớ chú Sáu Dân (tức cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - PV) mới lên làm Thủ tướng đã có cuộc họp Chính phủ với lãnh đạo các tỉnh ở dinh Thống Nhất. Mới mở màn, chú Sáu trách cứ, phê bình gay gắt lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL hay ăn nhậu, ảnh hưởng đến công việc.

Tôi lập tức có ý kiến, rằng ăn nhậu thì cũng có, nhưng không đến nỗi bỏ bê công việc như Thủ tướng nói. Và càng không để lại hậu quả quá nghiêm trọng so với một số chính sách, chủ trương lớn sai, cần phải làm rõ để xử lý.

Ban đầu chú Sáu giận lắm, nhưng sau đó chú lại rất quý và thích tính bộc trực, nói thẳng dân dã, có sao nói vậy của tôi. Nhiều lần tôi ra Hà Nội chú đều gặp, hoặc chú vào miền Nam công tác đều gọi tôi, hỏi chuyện và tham khảo ý kiến.

Lãnh đạo giỏi, có tâm, có tầm là phải biết lắng nghe sự thật, dù nó có thể rất đau lòng, phũ phàng, khó chịu, nói chung là rất "nghịch nhĩ". Nhưng phải nghe được sự thật thì mới giải quyết, xử lý được, thay vì khỏa lấp bằng những thành tích, con số màu hồng. Làm lãnh đạo mà cứ thích nghe những lời ngon ngọt, ngọt ngào thì dân chết!

Chính vì chỉ thích nghe những con số màu hồng mà nhiều hệ quả tai hại không được xử lý kịp thời, cứ để chồng chất lên nhau khiến nhiều vấn đề càng trở nên phức tạp, chẳng biết đầu mối ở đâu mà gỡ.

Nguyễn Minh Nhị, Bảy Nhị, nông nghiệp, lãnh đạo, quan, cá basa, Campuchia, Myanmar

Trên CĐML ở huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

Ảnh: Văn Trí/ Phân xã Đồng Tháp

Nếu ta nhắm mắt, thiên hạ sẽ vượt qua

- Ông từng có thời gian dài làm lãnh đạo ở địa phương, đã cọ xát nhiều với thực tiễn và công tác quản lý, va chạm với nhiều cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương. Từ đó, ông có nhìn nhận gì về một số hiện trạng, bất cập hiện nay?

Ông Nguyễn Minh Nhị: Tôi đã nhiều lần nói cách quản lý của chúng ta rất "ngây thơ", rất khó gọi tên. Nhiều cái tệ của ta không giống ai, nên không biết gọi là gì, cứ hay gom vào chữ "bất cập" là vậy!

Trong công tác quản lý, phong cách làm việc của bộ máy chúng ta vẫn còn những đặc tính tiểu nông, như tính "làm biếng". Trời lạnh không đi ra ruộng mà cứ trùm chăn ở nhà nằm cho ấm, vì vậy nhiều công việc chẳng làm tới nơi tới chốn.

Cái nguy hiểm nữa là trong quá trình làm ăn với người hàng xóm, một số cán bộ của ta càng thêm làm biếng,  vì lấy lợi ích cá nhân làm đầu, bất chấp lợi ích quốc gia. Tôi đã tìm hiểu và biết, làm ăn với "nước lạ" có mấy cái "lợi" cho cán bộ như thế này: Thứ nhất, dễ ăn hối lộ, mà họ lại chủ động cho "ăn", chưa đòi hỏi họ đã cho. Thứ hai, chất lượng như thế nào cũng được, nếu có vấn đề gì thì lại giải quyết bằng "hối lộ" ngược! Cách làm này đang có chiều hướng phổ biến hơn, rất nguy hiểm.

Tôi đã làm việc với nhiều đối tác ở nhiều quốc gia khác, tôi nhận thấy làm việc với Nhật, với Hàn Quốc và châu Âu rất khó.

Nhưng làm được thì rất có lợi cho đất nước và qua đó ta cũng trưởng thành lên.

Hiện đang có nhiều lo lắng, băn khoăn rằng chúng ta đang trì trệ, chậm chạp trong khi nhiều nước, ngay cả các láng giềng đang phát triển nhanh, "qua mặt" ta. Ông thấy sao về điều này?

Ông Nguyễn Minh Nhị: Tôi nhớ hoài và thấy rất xấu hổ khi làm việc với một tỉnh phó của một tỉnh bên Campuchia. Ông ấy nhẹ nhàng góp ý như thế này: "Các anh phải giáo dục nhân dân của các anh có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Ai mà cứ bắt sạch cá non, cá mang trứng, xuyệc điện (chích cá bằng điện - PV) hủy diệt để vét sạch từ con nhỏ đến con to thì mai này chẳng còn gì để ăn nữa đâu!".

Bên Campuchia họ nghiêm lắm, tình trạng hủy diệt như ở ta là họ trị ngay, nên gần như không còn nữa nạn đánh bắt, khai thác hủy diệt như bên ta. Ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường ngày càng tốt. Còn ta ngày càng tệ, gần như bất lực không ngăn chặn được.

Tôi đã nhiều lần nói, Nhà nước khó mà ngăn chặn, bắt phạt cho hết nếu nhân dân không ý thức được. Hầu hết đều sẵn sàng vì lợi ích trước mắt mà bất kể tất cả. Cái quan trọng nhất là phải giúp nhân dân ý thức rõ điều đó. Song như tôi đã nói ở phần trước, chính chúng ta đã cắt mất sợi dây linh thiêng nối liền người nông dân với đất đai, vô tình tước bỏ trách nhiệm, bổn phận của họ với mảnh đất và môi trường sống của họ.  

Cả xã hội ta hiện nay, từ người dân đến cán bộ, đều có không ít người mang tâm lý chụp giật, ngắn hạn, coi lợi ích cá nhân là hàng đầu. Với tình trạng đó, chúng ta khó mà có những phát triển mang tính chiến lược.

Tôi nghĩ, cần phải tỉnh táo nghiệm lại và phải làm lại một cách căn cơ, bắt đầu từ gốc rễ của mọi vấn đề. Nếu không, cứ như hiện nay, chạy theo giải quyết phần ngọn mà gốc rễ bị sai thì không thể xử lý được gì cả, mà cái xấu, cá tệ, cái dở ngày một phát triển, lấn chiếm.

Tại sao ta không xem, nghiên cứu các nước xung quanh và tìm câu trả lời cho câu hỏi: "Vì sao họ phát triển nhanh được còn ta cứ trì trệ? Cái gì đang cản trở chúng ta thoát ra?". Nếu chịu làm, nếu thực sự vì Tổ quốc Việt Nam, vì nhân dân Việt Nam thì đi tìm lời giải này không khó. Không cần đi đâu xa, hãy qua Campuchia, Myanmar sẽ thấy.

Myanmar là nơi đáng để chúng ta nghiền ngẫm suy nghĩ lại mình. Họ từ chỗ khép kín, đã chuẩn bị để mở cửa, hội nhập với thế giới, thoát khỏi ảnh hưởng nặng nề trì trệ cũ một cách căn cơ, bài bản. Họ đang có những bước đi mạnh mẽ, quyết liệt, tới nơi tới chốn để "vượt lên chính mình".

Phải thay đổi từ gốc của mọi vấn đề! Quản lý và điều hành đất nước cũng sẽ bất lực nếu những sai lầm, ngộ nhận từ gốc không được thay đổi.  Nếu không, cứ nhắm mắt hoài thì thiên hạ sẽ vượt qua, còn chúng ta lại ngày càng tụt hậu...

Duy Chiến

------

[1] Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá ba sa.

Hai bài trên đây đã đăng trên Vietnam Net, và TRỒNG NGƯỜI  xin phép đăng lại
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/198130/-toi-so-su-gia-doi-truyen-den-doi-con-chau-.html
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/198485/khong-can-dau-xa--hay-hoc-campuchia--myanmar.html

Tin tức trong tháng
29/07/2014 | S.H.
1

(Dân trí) -Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận vừa ký ban hành kết hoạch hành động của ngành giáo dục thực hiện Nghị quyết 44/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo.
Theo kế hoạch này thì trong thời gian tới, ngành Giáo dục đào tạo sẽ thực hiện 9 nhiệm vụ quan trọng. Cụ thể, tăng cường công tác tuyên truyền về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT; Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc tế; Đổi mới chương trình giáo dục các cấp học và trình độ đạo tạo; Đổi mới hình thức, phương pháp dạy học, kiểm tra, thi và đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo; Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ, công chức, viên chức quản lý giáo dục; Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo; Đổi mới công tác quản lý giáo dục và đào tạo; Tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo; Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo. Song hành với các nhiệm vụ thì Bộ GD-ĐT cũng đưa ra các giải pháp để thực hiện.

30/07/2014 | Hồng Hạnh
2

(Dân trí) - Phát biểu tại lễ tổng kết năm học 2013 - 2014 ngày 29/7, nói về tầm quan trọng của việc thi Ngoại ngữ hiện nay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết: "Thi Ngoại ngữ bắt buộc là thông điệp cho toàn xã hội, rằng từ nay, ngoại ngữ quan trọng không kém Toán, Văn”.

30/07/2014 | S.H.
3

dạy học giao tiếp, nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao năng lực tiếng và phương pháp học (nhất là ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá) của đội ngũ giáo viên và triển khai hệ thống mới về khảo thí năng lực ngoại ngữ.

24/07/2014 | Hong Hanh
4

(Dân trí) -Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1186/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Việt Nhật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Tổng vốn ban đầu để đầu tư xây dựng Trường ĐHViệt Nhật dự kiến khoảng 330 triệu đô la Mỹ.
Trường Đại học Việt Nhật có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội. Trường là cơ sở giáo dục đại học công lập, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

31/07/2014 | NGAN ANH
5

Ngày 30/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký văn bản đồng ý chủ trương đầu tư dự án thành lập Trường ĐH Y khoa Tokyo Việt Nam theo loại hình trường ĐH có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận, do Học viện Y khoa Waseda và một số tổ chức, cá nhân của Nhật Bản đầu tư tại tỉnh Hưng Yên.

26/07/2014 | MINH TUAN
6

Tập đoàn Vingroup vừa công bố chiến lược phát triển chuỗi hệ thống Bệnh viện Vinmec với 10 bệnh viện tại các tỉnh thành có dự án của Vingroup trong vòng 5 năm đồng thời thành lập trường Đại học Y Vinmec vào năm 2015.

29/07/2014 | S.H.
7

(Dân trí) - Tại hội nghị tổng kết năm học 2013-2014, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã đưa ra dự thảo phương án tổ chức kì thi THPT quốc gia. Theo đó, sẽ có hai phương án ứng với hai hình thức thi: Thi theo môn hoặc thi theo bài.

30/07/2014 | Nguyen Hung
8

(Dân trí) - Ba phương án thi thực chất là giống nhau, chỉ khác nhau về mức độ mà thôi. Chính vì thế chúng ta đừng cố gắng phân tích sự khác biệt giữa ba phương án này mà quan trọng là chọn mức độ như thế nào để phù hợp với số đông.
Đó là quan điểm chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận tại Hội nghị tổng kết năm học 2013-2-14 được tổ chức Hà Nội ngày 29/7.
Bộ trưởng Phạm Vụ Luận ví von: Chúng ta tưởng tượng 3 phương án thi như là cuộc hành trình tàu hỏa từ Hà Nội vào Sài Gòn. Phương án 1 là tàu chỉ đến Vinh thôi; phương án 2 là vào đến Đà Nẵng và phương án 3 là vào đến tận Nha Trang. Từ đây đến đích sẽ còn một đoạn nữa. Đây là hành trình đi đến cách thức thi cử theo hướng đánh giá năng lực, phẩm chất của học sinh. Chúng ta không thể “giật cục”.

29/07/2014 | Hong Hanh
9

(Dân trí) - Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố 3 phương án tổ chức kì thi quốc gia, tại hội nghị tổng kết năm học 2013 - 2014, nhiều ý kiến khác nhau về 3 phương án, Phó Tủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng: “Bộ GD-ĐT cần thận trọng, lắng nghe ý kiến rộng rãi”.

10

To receive news from NASA : (National Aeronautics and Space Administration – USA)

NASA news releases and other information are available automatically by sending an e-mail message with the subject linesubscribe to hqnews-request@newsletters.nasa.gov.
To unsubscribe from the list, send an e-mail message with the subject line unsubscribe to hqnews-request@newsletters.nasa.gov.

31/07/2014 | Tran Huynh
11

TTO - Sáng 31-7, gần 200 đại biểu đến từ nhiều trường ĐH trong và ngoài nước đã tham dự hội thảo cải cách giáo dục ĐH VN năm 2014 do Nhóm đối thoại giáo dục phối hợp với Lãnh sự quán Hoa Kỳ tổ chức tại Trung tâm Hoa Kỳ (TP.HCM).

12

Nottingham Contemporary
In his first major UK exhibition, Danish-Vietnamese artist Danh Võ transcends the torments of war and exile by forging links across time to those he loves and admires

23/07/2014 | HA ANH
13

Một triển lãm nghệ thuật sắp đặt do nghệ sĩ thị giác Ly Hoàng Ly thực hiện với sự cộng tác của giáo sư Ngô Bảo Châu vừa khai mạc tối 21/7. Tên gọi của triển lãm được gợi cảm hứng từ "Phẳng Chung Thủy" (Faithfully Flat), một thuật ngữ hay được nhắc đến trong bài giảng AffineGrassmannian của GS Ngô Bảo Châu.
Tại buổi khai mạc, họa sĩ Ly Hoàng Ly đã giới thiệu ngắn gọn về ý tưởng của tác phẩm đặc biệt này.
Khi được hỏi có cách nào thị giác hóa thuật ngữ "Phẳng Chung Thủy"theo ngôn ngữ thông thường, GS Ngô Bảo Châu đáp: "Nếu một cái đinh ốc là một cái chốt có ren để gắn giữ các vật vào nhau, thì phẳng chung thủy có thể được hình dung như một cái đinh ốc gắn giữ nguồn gốc của những dạng toán đã được biến đổi".

14

"Asian American Studies Librarian-Ethnic Studies Library

Hiring range: Mid-range Associate Librarian.
$59,089 – $64,006 per annum, based on qualifications
This is a 75% time appointment available starting January 2015
The Ethnic Studies Library of the University of California, Berkeley seeks an energetic, creative and service-oriented librarian to provide curatorial and research support to the UC Berkeley community in the area of Asian American Studies. As a curator, selector and reference specialist, the Librarian will work with community members and organizations to promote donations of archives and special collections and will enhance access to Asian American archival and special materials by applying standard archival practices.
For more information, see: https://aprecruit.berkeley.edu/apply/JPF00423

15

faculty positions

My department (Religious Studies) at the University of Pennsylvania has recently advertised two new faculty (tenure track assistant professor) positions. Both are accepting applications from Asia specialists. The first is a position in Religion and Material Culture (area and time period open, Asianists welcome to apply). The second is a position on Religion and Gender Studies in Asia.

Our two ads are now live and the positions are open for applications. Here are the links:

https://facultysearches.provost.upenn.edu/postings/268

https://facultysearches.provost.upenn.edu/postings/267

Please contact potential ABDs, recent Phds, and junior professors and let them know about the positions.

12/07/2014 | S.H.
16

(Dân trí) - Ngày 10/7, tại Bộ GD-ĐT, trường Đại học Việt-Đức đã ký Thỏa thuận Hợp tác với Hiệp hội Doanh nghiệp Đức và Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức tại Việt Nam (AHK/GIC). Theo thỏa thuận, thời gian tới sẽ tăng cường hỗ trợ học bổng cho sinh viên chương trình cử nhân và thạc sỹ.

07/06/2014
17

TTO - “Cha đẻ” của Dế Mèn phiêu lưu ký – nhà văn Tô Hoài – do tuổi cao sức yếu đã trút hơi thở cuối cùng vào trưa 6-7 tại Hà Nội, thọ 94 tuổi.
Nhà văn Tô Hoài có tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh năm 1920 tại Thanh Oai, Hà Đông (Hà Nội). Ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô (Cầu Giấy, Hà Nội ngày nay).

07/07/2014 | Nguyen Si Dai
18

Tô Hoài là nhà văn viết nhiều về Hà Nội, có người gọi ông là nhà Hà Nội học. Quả không sai. Ông từng bộc bạch: “Hà Nội bây giờ nhà cửa có thể khác tí chút, có tân trang hơn hoặc nâng thêm tầng, nhưng đường phố vẫn vậy, nên phố phường về cơ bản vẫn không có gì thay đổi. Ngày xưa thế nào thì bây giờ vẫn thế. Tôi có thể nhắm mắt đi đến khu phố nào cũng được. Vỉa hè vẫn là vỉa hè cũ. Ở các phố Ngô Quyền, Hàng Khay, Tràng Tiền, Hàng Bài, hay Nguyễn Xí, Đinh Lễ... đầu vỉa hè còn bọc đá xanh. Đấy là vỉa hè xưa, vỉa hè đầu tiên của Hà Nội. Đá bọc vỉa hè là đá lấy từ núi Thầy, núi Trầm... Cả hệ thống cống ngầm bên dưới cũng thế, cũng là hệ thống cũ. Ta còn thấy những nắp cống tròn còn nguyên cả dòng chữ “Marseille”. Đó là nắp cống đúc từ bên Pháp, rồi mang sang bán ở ta”.

07/07/2014 | PHAN QUANG
19

Nhà văn Tô Hoài đã ra đi, chuyến đi cuối cùng và vĩnh viễn.
Nhà văn Tô Hoài thôi học sớm. Sau khi thành nhà văn nổi tiếng, ông vẫn không xin được Thẻ đọc để vào xem sách tại Thư viện Trung ương, nay là Thư viện Quốc gia phố Tràng Thi, Hà Nội vì thiếu bằng cấp, nhà văn Vũ Ngọc Phan đã mời ông đến tha hồ đọc tại tủ sách riêng của gia đình cụ ở ấp Thái Hà.

13/07/2014 | By ALLAN KOZINN
20

Lorin Maazel, a former child prodigy who went on to become the music director of the New York Philharmonic, the Cleveland Orchestra, the Vienna State Opera and several other ensembles and companies around the world, and who was known for his incisive and sometimes extreme interpretations, died on Sunday at his home in Castleton, Va. He was 84.
He projected an image of an analytical intellectual — he had studied mathematics and philosophy in college, was fluent in six languages (French, German, Portuguese, Spanish and Italian, as well as English) and kept up with many subjects outside music — and his performances could seem coolly fastidious and emotionally distant. Yet such performances were regularly offset by others that were fiery and intensely personalized.

25/07/2014 | Phong Đăng - Đông Hải
21

Những người hàng xóm trực tiếp đưa Toàn Shinoda vào bệnh viện cho biết, vào 9h sáng ngày 24/7, anh được gia đình và hàng xóm đưa đi cấp cứu. Mẹ Toàn không thấy con đi làm nên đã gọi dậy, thấy người Toàn tím tái, nhợt nhạt.
Khoảng 9h tối, Toàn bị sốt rất cao. Đến hơn 11h thì qua đời mặc dù đã có 3 - 4 bác sĩ luôn tận tình ở bên.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Trần Minh Đạo (Giám đốc bệnh viện 198 - Bộ Công an) xác nhận thi thể của anh đã được đưa tới nhà tang lễ bệnh viện. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân dẫn đến cái chết của Toàn.

06/07/2014 | By PAUL VITELLO
22

David Truong, a Vietnamese antiwar activist whose conviction on espionage charges in the United States in 1978 raised alarms about the federal government’s use of wiretaps without court orders and spurred passage of the 1978 Federal Intelligence Surveillance Act prohibiting such practices, died on June 26 in Penang, Malaysia. He was 68.
The prosecution of Mr. Truong and a co-defendant, Ronald L. Humphrey, a United States Information Agency officer who served in Vietnam, was the only espionage case to come to trial in connection with the Vietnam War. The two were charged with a “conspiracy to injure the nation’s defense” — an offense punishable by life in prison.

Nghiên cứu tư liệu
07/07/2014 | T.N.Quyền
1

Bảo tàng tỉnh Đắk Nông vừa tổ chức tiếp nhận để bảo tồn bộ đàn đá gồm 17 thanh đá (ảnh) có niên đại khoảng 3.000 năm.

24/07/2014 | NHOM PHONG VIEN
2

Chỉ có 15% đồng ý tổ chức 1 kỳ thi quốc gia cho 2 mục đích; 28% đồng tình rằng những thay đổi về thi cử nên thực hiện từ năm 2015. Đó là những kết quả đáng lưu tâm theo một khảo sát nhanh từ bạn đọc trên mạng, do VietNamNet thực hiện (từ 18/7- 24/7).

08/07/2014 | ANH DO
3

Orange County now ranks as the third-largest Asian American population nationwide, with nearly 600,000 Asian Americans living in a county once defined by its dominantly white communities, a study to be released Tuesday shows.
In a boom decade running through 2010, the number of Asian Americans living in the county increased 41%, changing the face of cities from Anaheim to Irvine.
For a full report : http://www.advancingjustice-la.org/sites/default/files/CommunityofContra...

#VALUE!
4

78 million
The number of children and adults enrolled in school throughout the country in October 2012 — from nursery school to college. They comprised 26.4 percent of the entire population age 3 and older. Source: U.S. Census Bureau, School Enrollment – Social and Economic Characteristics of Students: October 2012, Table 1

22/07/2014 | David Leonhardt
5

A new international study, set to be released Tuesday, argues that the United States has an expectation problem.
More so than any of the other 29 countries in the study, principals in American schools believe that many of their students come from socioeconomically disadvantaged homes. Based on the views of principals, a larger share of children in the United States are “socioeconomically disadvantaged” compared with those in Brazil, Malaysia, Mexico, Romania and various other countries.

22/07/2014 | By KATRIN BENNHOLD
6

LONDON — First there was an anonymous letter outlining an Islamic takeover of British schools in Muslim neighborhoods ominously called Operation Trojan Horse. Then the letter was found to be riddled with inaccuracies and widely deemed to be a hoax.
Now a report by a former antiterrorism chief suggests that some of the concerns raised by the letter — fake or not — may in fact be real, the latest twist in a tortured debate about how to reconcile Islam and Britishness in a country that has one of Western Europe’s largest Muslim communities.

25/07/2014 | By KATE MURPHY
7

“We had noted how wedded to our devices we all seem to be and that people seem to find any excuse they can to keep busy,” said Timothy Wilson, a psychology professor at the University of Virginia and lead author of the study. “No one had done a simple study letting people go off on their own and think.”
The results surprised him and have created a stir in the psychology and neuroscience communities. In 11 experiments involving more than 700 people, the majority of participants reported that they found it unpleasant to be alone in a room with their thoughts for just 6 to 15 minutes.

23/07/2014 | Alexandra Sifferlin
8

About 81% of overweight boys and 71% of overweight girls believe they are about the right weight, according to recent data released by the U.S. Centers for Disease Control and Prevention (CDC) from the National Health and Nutrition Examination Survey.

JULY 10, 2014 ISSUE | Michael Scammell
9

The Zhivago Affair: The Kremlin, the CIA, and the Battle Over a Forbidden Book
by Peter Finn and Petra Couvée
Pantheon, 352 pp., $26.95
Inside the Zhivago Storm: The Editorial Adventures of Pasternak’s Masterpiece
by Paolo Mancosu
Milan: Feltrinelli, 402 pp., €40.00
It took Pasternak half a lifetime to write Doctor Zhivago. A poet of genius in his youth, he had less facility with prose, yet decided early in his career that he wanted to write a “big,” nineteenth-century style novel “with a love intrigue and a heroine in it—like Balzac.” His subject would be the February and October revolutions and the civil war between Reds and Whites, all of which he had lived through and experienced personally. He made a start on the novel in 1932, when he was still sanguine about the revolution’s outcome, but destroyed most of what he had written when Stalin’s Great Terror and the purges put an end to his optimism and made it too dangerous to write down his true thoughts at all.

July, 04 2014
10

HA NOI (VNS) — Vietnamese films in different genres are being screened at the first Vietnamese Film Festival in the port city of Saint Malo in France.
The six-day event, which began on July 1, is among a series of cultural activities being held during the Year of Viet Nam in France this year. The festival introduces to French audiences a selection of 15 films, including features, documentaries and animations.

29/07/2014 | By NORIMITSU ONISHI
11

DURBAN, South Africa — Unknown among his fellow white South Africans, Tonie van der Merwe was the most popular filmmaker among black audiences in the 1970s and ’80s. He churned out about 400 movies under an apartheid subsidy system established to produce movies exclusively for blacks — with the right political and moral content. In fact, he helped create the system.

Ý kiến nhận xét
31/07/2014 | Le Anh Hoa
1

TT - “Đánh giá một cách khách quan thì học sinh tốt nghiệp THPT của ta không đến nỗi quá tệ so với trình độ học sinh các nước khác, nhưng người tốt nghiệp ĐH của ta tương đối đuối so với người tốt nghiệp ĐH nước ngoài. Đuối cả về kiến thức lẫn tác phong làm việc”.

29/07/2014 | Hong Hanh
2

(Dân trí) - “Việc tổ chức "kỳ thi quốc gia" sẽ tiếp tục gây tốn kém, tiêu cực và ít có cơ hội đem lại kết quả thực, cho dù có áp dụng việc chấm thi chéo giữa các trường THPT hay giao cho trường đại học nào đó chấm thi. Nhưng nếu...”.

28/07/2014 | Nguyen Manh Hung
3

Theo GS. Nguyễn Đăng Hưng, việc tổ chức một kỳ thi quốc gia, nếu có thách thức thì trước hết là ý chí, quyết tâm, yếu tố thời gian chỉ là việc phụ, đồng thời phải làm mọi cách để kỳ thi quốc gia là kỳ thi nghiêm túc.

28/07/2014 | Hong Hanh
4

(Dân trí) -“Xã hội chưa tin tưởng hoặc lo lắng về tính trung thực của kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện nay, do vậy chấm thi Bộ GD-ĐT nên giao cho các trường đại học có đội ngũ giáo viên giảng dạy các môn học cơ bản lớn cũng như các đại học Sư phạm thực hiện...”.

26/07/2014 | Hong Hanh
5

(Dân trí)-“Để có đề án đầy đủ về kỳ thi quốc gia, theo tôi cần phải làm rõ một số vấn đề như: Mục tiêu của kỳ thi quốc gia, việc ra đề thi, tổ chức thi, xét tốt nghiệp và sử dụng kết quả của kỳ thi quốc gia trong việc xét tuyển ĐH-CĐ như thế nào?...”.

28/07/2014 | KIEU OANH
6

- Với kinh nghiệm chỉ đạo thi 13 năm, GS-TSKH Bành Tiến Long, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT vẫn còn băn khoăn và lo lắng cho những sai sót có thể xảy ra khi đặt vấn đề tổ chức một kỳ thi quốc gia vào năm 2015. Ông đưa đề xuất: "Tốt nhất là thông báo chính thức việc tiến hành một kỳ thi quốc gia từ năm 2016...."

31/07/2014 | H. Huy
7

TT - Có ba luồng ý kiến chính trong số hàng trăm phản hồi của bạn đọc Tuổi Trẻ về ba phương án tổ chức kỳ thi quốc gia: 1. Đồng tình, 2. Phản đối, 3. Bỏ hẳn kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ngoài ra, nhiều bạn đọc đề nghị những người làm chính sách cần lắng nghe tiếng nói của “nhân vật chính”: học sinh.

16/07/2014 | Vietnam +
8

Học sinh lớp 6 trường tiểu học Barowford ở Nelson, Lancashire (Anh) đã nhận được một bức thư vô cùng xúc động từ nhà trường gửi kèm với kết quả của bài kiểm tra Key Stage 2 (một bài kiểm tra gồm nhiều lĩnh vực như văn học, toán học, khoa học, lịch sử, địa lý...). Bức thư gửi đến thông điệp cho các em rằng “điểm số các em đạt được nói lên điều gì đó, nhưng không nói lên tất cả mọi điều về các em”.

Trà dư tửu hậu
07/05/2014 | Lê Nga
1

Thanh tra Bộ GD-ĐT vừa ban hành Quyết định 25/QĐ-XHC (ngày 21.4.2014) xử phạt vi phạm hành chính đối với Trường ĐH Hoa Sen vì có hành vi tổ chức thu học phí của chương trình liên kết đào tạo cử nhân quản lý khách sạn nhà hàng quốc tế Vatel trái quy định. Cụ thể, cuối năm 2012, bà Bùi Trân Phượng (Hiệu trưởng ĐH Hoa Sen) ban hành quyết định thu học phí năm 2013 với mức thu 78 triệu đồng/năm/học viên, vượt mức thu đã được Bộ GD-ĐT cho phép là 65 triệu đồng/năm/học viên. Tổng số tiền thu vượt 1,56 tỉ đồng đã bị Thanh tra Bộ GD-ĐT buộc phải trả lại cho học viên.

13/07/2014
2

(Dân trí) - Theo dự thảo quy định đánh giá học tiểu học mà Bộ GD-ĐT chuẩn bị công bố để xin ý kiến đóng góp thì sẽ không cho điểm thường xuyên đối với bậc tiểu học mà thay vào đó là lời nhận xét của giáo viên. Khái niệm “lưu ban” đối với bậc tiểu học cũng dần được xóa bỏ.

24/07/2014 | By JORDAN ELLENBERG
3

Baseball is a game. And math, for kids, is a game, too. Everything for them is a game. That’s the great thing about being a kid. In Little League, you play hard and you play to win, but it doesn’t actually matter who wins. And good coaches get this. They don’t get mad and they don’t throw you off the team. They don’t tell you that you stink at baseball, even if you do — they tell you what you need to do to get better, which everybody can do.

23/07/2014 | Dai Duong
4

(Dân trí) - Ngày 23 - 24/7, tại TP Huế, Bộ GD-ĐT, Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Huế) phối hợp với các đơn vị giáo dục trong toàn quốc đã tổ chức hội thảo quốc tế “Kiểm tra và đánh giá năng lực tiếng Anh cho học sinh phổ thông”.

02/07/2014 | QUỐC THANH - VĨNH HÀ
5

TT - Ngay sau Tuổi Trẻ làm sáng tỏ việc không hề có thỏa thuận giữa Bộ Giáo dục Anh và Sở GD-ĐT TP.HCM về chương trình tích hợp, nhiều người có trách nhiệm và chuyên gia đã lên tiếng.

02/07/2014
6

TTO - Đó là tâm trạng của rất nhiều phụ huynh về những lùm xùm quanh chương trình tích hợp sau khi Tổng lãnh sự Anh Douglas Barnes ra tuyên bố, khẳng định Bộ Giáo dục Anh không hề có thỏa thuận với Sở GD-ĐT TP.HCM, lại càng không làm việc với công ty EMG.

02/07/2014 | l.M.
7

TTO - Trao đổi với báo chí chiều 1-7, ông Lê Hồng Sơn - giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM khẳng định sở không hề có tuyên bố nào về việc ký kết thỏa thuận với Bộ Giáo dục Anh.

03/07/2014 | Nhom PV
8

TT - Tuyên bố mới nhất của ông Lê Hồng Sơn, giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, rằng đề án “Đổi mới dạy và học các môn toán, khoa học và tiếng Anh theo chuẩn tiên tiến” (chương trình tích hợp) chưa được TP phê chuẩn đã khiến nhiều người chưng hửng.

04/07/2014 | Thanh Tuan
9

TTO - Tổng lãnh sự Anh cho biết đã có văn bản tái khẳng định không hề có việc hợp tác giữa sở GD-ĐT/EMG với Bộ giáo dục Anh (Dfe)/cơ quan khảo thí Anh quốc (STA), tuyên bố không đính chính như đề nghị của Sở GD-ĐT TP.HCM.

05/07/2014 | QUỐC THANH
10

TTO - Ngày 5-7, UBND TP.HCM đã có văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo cần sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm Chương trình Cambridge được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép triển khai thí điểm trong các cơ sở giáo dục công lập tại TP.HCM trong thời gian qua.

07/07/2014 | Thanh Nghi
11

TTCT - Gần 5.000 học sinh và phụ huynh chưa hết bất ngờ vì thông tin đột ngột chấm dứt chương trình phổ thông quốc tế Cambridge (do Công ty EMG Education triển khai) thì tiếp tục ngơ ngác với tuyên bố của Sở GD-ĐT TP.HCM về việc “áp dụng thí điểm” một chương trình tích hợp toán, tiếng Anh và khoa học với “chuẩn Anh Quốc” để thay thế.

03/07/2014 | HÀ BÌNH - NGỌC HÀ
12

Giữa tháng 6, khi thí sinh cả nước đang chạy nước rút ôn luyện cho kỳ thi tuyển sinh ĐH cách đây vài năm, GS.TS Đỗ Thanh Bình - nguyên trưởng khoa lịch sử Trường ĐH Sư phạm Hà Nội - nhận được một cuộc điện thoại.
“Thưa thầy, Bộ GD-ĐT mời thầy tham gia ra đề thi tuyển sinh ĐH môn lịch sử năm nay - đầu dây bên kia nói - Người ra đề sẽ ở tập trung trong gần một tháng đến hết ngày 10-7. Thầy có thu xếp tham gia được không ạ?”. Giáo sư Bình nhận lời, đầu dây bên kia “dặn dò” thêm: “Đây là chuyện bí mật quốc gia. Thầy không được nói với bất kỳ ai là mình sẽ tham gia ra đề thi ĐH trong năm nay”.

04/07/2014 | HÀ BÌNH - NGỌC HÀ
13

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, nơi làm đề thi phải là một địa điểm an toàn, kín đáo, biệt lập và được bảo vệ nghiêm ngặt suốt thời gian làm đề thi, có đầy đủ điều kiện về thông tin liên lạc, phương tiện bảo mật, phòng cháy chữa cháy... Người làm việc trong khu vực làm đề thi phải đeo phù hiệu riêng và chỉ hoạt động trong khu vực cho phép. Cũng theo quy định này, tất cả mọi người tham gia làm đề thi từ khi tiếp xúc với đề thi phải hoàn toàn cách ly với môi trường bên ngoài, không được dùng điện thoại cố định hoặc điện thoại di động hay bất kỳ phương tiện thông tin liên lạc nào khác... Các bộ tham gia biên soạn, phản biện đề thi và những người phục vụ ban đề thi tại nơi làm đề thi chỉ được ra khỏi khu vực cách ly sau khi đã thi xong môn cuối cùng của kỳ thi.

09/07/2014 | Đình Phú
14

Ngành giáo dục TP.HCM định hướng viết bộ SGK mang tính đặc thù
(TNO) Sáng 9.7, tại kỳ họp lần thứ 14 HĐND TP.HCM khóa 8, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Lê Hồng Sơn đã phát biểu: Xin phép các lãnh đạo thành phố để cho chúng tôi có một cơ chế riêng, đặc thù.

24/07/2014 | S.H.
15

(Dân trí) - Các trường THPT không được tổ chức kiểm tra để phân ban, chia lớp. Việc phân chia HS vào các lớp phải đảm bảo sĩ số theo quy định của Điều lệ nhà trường, tuyệt đối không để sĩ số giữa các lớp chênh lệch nhau quá lớn.
Đây là quy định của Sở GD-ĐT Hà Nội về việc phân ban THPT. Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cũng cho biết thêm: Mỗi trường có nhiều nhất ba ban: ban Khoa học tự nhiên, ban Khoa học xã hội và Nhân văn, ban Cơ bản.

31/07/2014 | NGAN ANH
16

Thống kê của Bộ GD-ĐT được đưa ra tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ giáo dục chuyên nghiệp năm học 2014 – 2015 diễn ra ngày 30/7 cho thấy: Trong 4 năm gần đây, quy mô học sinh hệ TCCN có xu hướng giảm. Nhưng tới năm 2013, số lượng học sinh tuyển mới đã giảm “sốc” - Quy mô học sinh năm học 2013 - 2014 là 485.631 học sinh, giảm hơn 130 nghìn học sinh so với năm học 2012 - 2013.

31/07/2014 | Vu Tho
17

Ngày 30.7, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học bậc giáo dục chuyên nghiệp. Nhiều đại biểu đã chỉ ra những nguyên nhân cơ bản khiến bậc học này ngày càng khó tuyển sinh.
Theo Bộ GD-ĐT, quy mô học sinh trung cấp chuyên nghiệp trong 4 năm gần đây có xu hướng giảm và giảm mạnh trong năm vừa qua. Năm học 2013 - 2014 có 485.631 người học, giảm hơn 130.000 so với năm học 2012 - 2013.

25/07/2014 | NGAN ANH
18

Trong năm 2012, Bộ GD-ĐT và nhiều đại học đã thu vượt mức quy định nhiều khoản học phí, lệ phí lên đến trăm tỷ đồng. Thông tin đưa ra tại cuộc họp báo của Kiểm toán nhà nước ngày 25/7.
Theo kết quả kiểm toán thu ngân sách năm 2012 được Kiểm toán Nhà nước công bố, một số đơn vị thuộc bộ, cơ quan trung ương đã thu vượt mức quy định về phí, lệ phí với nhiều khoản không có trong quy định.

11/07/2014 | Thùy Ngân
19

Vì sao một chủ trương được cho là đổi mới, được dư luận đồng tình nhưng khi triển khai vào thực tế lại nảy sinh quá nhiều rắc rối, lúng túng khiến thí sinh hoang mang, các trường bối rối, Bộ GD-ĐT liên tục ra văn bản liên quan - mà khi càng điều chỉnh, bổ sung thì mọi thứ càng khó hiểu, phức tạp?
Dù đã từng có nhiều ý kiến về những bất hợp lý nhưng mãi đến kỳ tuyển sinh năm 2013, khi báo chí phân tích sự thiếu công bằng, vô lý về chính sách này thì Bộ mới có những đề xuất điều chỉnh. Việc xác định ưu tiên khu vực 1 (mức ưu tiên cao nhất) trong quy chế tuyển sinh năm nay thay vì chỉ dựa vào nơi học tập và tốt nghiệp THPT như mọi năm thì có thêm hộ khẩu thường trú. Phạm vi thí sinh (TS) được hưởng ưu tiên khu vực này cũng thu hẹp lại khi chỉ dựa vào danh sách xã khó khăn được công bố trong Quyết định 447 của Ủy ban Dân tộc và 539 của Thủ tướng Chính phủ.

08/07/2014 | Q. Hoa
20

Ban quản lý Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh (SHTP) vừa tổ chức cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án của Công ty cổ phần thông minh MK và Trường đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH) ngày 30/6.

09/07/2014 | Ngoc Ha
21

TT - Ngày 9-7, đoàn công tác của Bộ GD-ĐT do Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT đã yêu Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ Đông Á có báo cáo giải trình về Bộ GD-ĐT, Ban Chỉ đạo quốc gia thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2014 do đã hiệu buông lỏng kỷ luật phòng thi.

30/07/2014 | Nguyen Thuy
22

Dân trí) - Mặc dù đã tốt nghiệp từ tháng 8/2013 nhưng cho đến nay một số sinh viên lớp Điều dưỡng K39, trường ĐH Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (chi nhánh Thanh Hóa) vẫn chưa được nhận bằng tốt nghiệp. Ngay cả giấy chứng nhận tốt nghiệp cũng không được nhà trường cấp.

30/04/2014 | NCDT
23

VietNamNet Bridge – Domestic investors are seeing great opportunities to dominate the international education market in Vietnam.
“When they (foreign investors) run into trouble, this is the right time for domestic investors with deep knowledge in the education sector and strong determination to show up and grab the opportunities,” commented Dr Dam Quang Minh, IAE’s Managing Director.

11/07/2014 | Doan Cuong
24

TTO - Sáng 11-7, tại TP Hội An (Quảng Nam), trường Đại học (ĐH) Phan Châu Trinh tổ chức công bố “Mô hình ĐH phi lợi nhuận” đầu tiên tại Việt Nam và lộ trình thực hiện.

26/07/2014 | Thanh Trúc, phóng viên RFA
25

Đại học phi lợi nhuận Phan Châu Trinh ra đời năm 2007 tại thành phố Hội An, tỉnh Quang Nam, có mức học phí thấp với nguồn thu chủ yếu từ những người hiến tặng và bảo trợ.
Theo thạc sĩ Đỗ Thế, phó hiệu trưởng, toàn bộ lợi nhuận của trường đều tập trung vào hoạt động giáo dục, đào tạo và phục vụ cộng đồng.
Ông Nguyễn Sự, bí thư thành ủy Hội An, người mà ngay từ đầu hết lòng ủng hộ ý kiến xây dựng một trường đại học phi lợi nhuận như Đại Học Phan Châu Trinh, cho biết ý tưởng về một trường đại học phi lợi nhuận đã có từ năm 2004. Vẫn theo lời ông, bản chất trước hết của giáo dục là phi lợi nhuận nhưng thực tế ngày nay người ta làm giáo dục để tính toán hơn thua, hạch toán lời lỗ, chứ không nghĩ phải đào tạo ra bao nhiêu nhân tài cho đất nước:

20/07/2014 | Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
26

Tờ Vatican Insider hôm ngày 14 tháng 7 có bài viết trích dẫn phát biểu của tổng giám mục Sài Gòn, Bùi Văn Đọc, tại Roma cho biết cơ cấu của một đại học Công giáo có thể sẵn sàng trong vòng một năm tới.
Vatican Insider trích dẫn ý kiến của tổng giám mục Bùi Văn Đọc nói rằng các giám mục Việt Nam đặt vấn đề là từ năm 2001 cho đến nay ngày càng có nhiều đại học, trường tư tại Việt Nam do các đại học và tổ chức nước ngoài tại Á Châu, Úc Châu và Âu Châu điều hành, tại sao giáo hội Công giáo bị tước đi quyền đó. Về phần mình, giáo hội Công giáo có thể góp phần thông qua triết lý và kinh nghiệm giáo dục của giáo hội đào tạo ra những con người có trách nhiệm vì lợi ích của toàn xã hội.

22/07/2014 | Nguyen Hong Cuc
27

Đầu tháng 6 năm nay Trường ĐH Hoa Sen tại TP.HCM đã tổ chức hội thảo về “Mô hình ĐH phi lợi nhuận tại VN” và khẳng định một lần nữa đây là một “ĐH tư thục không vì mục tiêu lợi nhuận” đã ghi trong điều lệ đại hội thành lập trường từ năm 2007 đến nay.
Gần giữa tháng 7, Trường ĐH Phan Châu Trinh tổ chức công bố “Mô hình ĐH phi lợi nhuận đầu tiên tại VN và lộ trình thực hiện”.

30/07/2014 14:31 (GMT + 7) | Minh Giảng
28

TTO - Sáng 30-7, Ban giám hiệu Trường ĐH Hoa Sen đã tổ chức một hội nghị có tên “Trước nguy cơ Trường ĐH Hoa Sen bị chiếm đoạt”.
Hội nghị có sự tham gia của ban giám hiệu trường, cán bộ, giảng viên, nhân viên và một số cổ đông của trường.
Mở đầu hội nghị, đại diện nhà trường trình bày về khả năng trường bị người khác sở hữu như thế nào, những khả năng nào sẽ diễn ra cũng như thảo luận với chủ đề: hệ quả đối với giảng viên, nhân viên, sinh viên, cổ đông và lợi ích xã hội khi nhóm cổ đông kiểm soát trường.
Nhiều giảng viên và các cá nhân liên quan đã đưa ra các ý kiến về vấn đề này và nội dung ý kiến có nhiều điều trái ngược nhau.

31/07/2014 | Minh Giảng
29

TT - Kết thúc hội nghị - một hội nghị có tên thật lạ: “Trước nguy cơ Trường ĐH Hoa Sen bị chiếm đoạt” do ban giám hiệu Trường ĐH Hoa Sen tổ chức sáng 30-7, bà hiệu trưởng Bùi Trân Phượng tâm sự trường đến cớ sự ngày hôm nay là có lỗi của bà khi chọn nhầm người và bố trí vị trí làm việc không đúng.

02/07/2014 | Kevin Carey
30

The collapse of Corinthian suggests that increased scrutiny and regulation of the for-profit higher education sector are working as intended, even before the rules themselves are finally enacted. For-profit colleges focused on providing adult learners with valuable job skills at an affordable price remain open. Those that fail to serve students well and act as responsible stewards of taxpayer dollars are beginning to close.

08/07/2014 | By THE EDITORIAL BOARD
31

For-profit colleges are lobbying hard to weaken rules proposed by the Obama administration that would deny federal aid to career training programs that burden students with crippling debt and worthless credentials. But a recent spate of state and federal investigations into potentially predatory behavior by the for-profit sector — combined with the collapse of Corinthian Colleges, one of the country’s largest operators of for-profit colleges and trade schools — makes clear that the rules need to be strengthened and that federal oversight generally needs to be broadened.

12/07/2014 | By GRETCHEN MORGENSON
32

For years, federal and state regulators have done little as dubious operators of for-profit colleges and trade schools have pocketed tuitions funded by taxpayer-backed loans. Many students left these colleges with questionable educations and onerous debt loads that cannot be erased in bankruptcy.
Regulators have finally woken up to this ugly reality. And, once again, taxpayers and borrowers will pay the price of regulatory failures.

33

Nghi quyet cua Dang uy

From: Hong Le Kim
Sent: Monday, March 17, 2014 10:37 AM
To:
Subject: Nghi quyet cua Dang uy

KG Các đồng chí

Đảng ủy kính chuyển đến các đ/c:
Nghị quyết về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động không vì lợi nhuận của trường Đại học Hoa Sen.

Đề nghị các đồng chí bí thư chi bộ, lãnh đạo các đoàn thể triển khai thực hiện trong kỳ họp tháng 3 này.

Đồng thời, Nghị quyết này cũng được gửi đến Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Hiệu trưởng để cùng phối hợp thực hiện.

Trân trọng

TM. Đảng ủy
P. Bí thư
Lê Kim Hồng

34

RE: Nghi quyet cua Dang uy

From: Phuong Bui Tran
Date: 2014-03-18 0:03 GMT+07:00
Subject: RE: Nghi quyet cua Dang uy
To:
Kính gởi đ/c Bí thư và BCH Đảng bộ Trường,
Tôi thay mặt BGH xin xác nhận BGH và cá nhân tôi hoàn toàn nhất trí với Nghị quyết số 07/NQ-DU ngày 17/3/2014 của Đảng ủy. Tôi sẽ triển khai đến toàn thể cấp Trưởng bộ phận để phối hợp, lãnh đạo toàn thể GV, NV nhà trường kiên quyết thực hiện chủ trương giữ vững đường lối phi lợi nhuận của nhà trường, bảo đảm uy tín sư phạm và sự phát triển lâu dài, ổn định của trường Đại học Hoa Sen vì sự nghiệp giáo dục đào tạo, vì lợi ích của sinh viên và xã hội; đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của GV, NV và các cổ đông của nhà trường.
Tôi cũng hoàn toàn nhất trí với nhận định của Đảng ủy: “Hoạt động của công ty I-Connect và sự tồn tại của công ty Coordinate theo hướng đang diễn tiến là đi lệch với mục tiêu không vì lợi nhuận, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững nhà trường và thực hiện chưa đúng theo Nghị quyết của đại hội cổ đông trường Đại học Hoa Sen ngày 25/12/2012. Các hoạt động trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng của nhiều giảng viên, nhân viên, uy tín và hình ảnh của nhà trường, và hơn nữa là mục tiêu, sứ mạng, tầm nhìn của trường Đại học Hoa Sen.” Vì vậy, BGH trường ĐH Hoa Sen sẽ làm hết sức mình để nhanh chóng giải thể công ty I-Connect. Bà Phạm Thị Thủy, Phó Hiệu trưởng nhà trường, hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc công ty Coordinate có nhiệm vụ báo cáo BGH về tiến độ và kết quả giải thể công ty Coordinate theo Nghị quyết Đảng ủy và chủ trương của BGH.
Kính mong Đảng ủy tiếp tục phối hợp chặt chẽ với HĐQT và BGH nhà trường trong việc thực hiện Nghị quyết 07 của Đảng ủy, đồng thời lãnh đạo đảng viên gương mẫu chấp hành.
Trân trọng,
Bùi Trân Phượng
Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị
Hiệu trưởng trường ĐH Hoa Sen

29/05/2014 | Vũ-Đức Vượng
35
07/06/2014 | Vũ-Đức Vượng
36
10/09/2014 | Tran Trương
38

Câu chuyện “lợi nhuận và phi lợi nhuận” của các trường ĐH ngoài công lập đang được dư luận quan tâm.

12/09/2014 | Đàm Quang Minh, Phạm Thị Ly
40
13/09/2014 | Phạm Thị Ly
41
16/09/14 14:01 | HUYỀN KHÁNH
42
19/09/2014 | Minh Giảng
43

TT - Chủ tịch hội đồng quản trị Trường ĐH Hoa Sen đề xuất sử dụng tài sản tích lũy không phân chia để thoái vốn cho cổ đông.

VŨ ĐỨC VƯỢNG
44

(GDVN) -Tự chủ tài chính, tự trị quản lý và tự do học thuật là cái kiềng ba chân để nền giáo dục đại học ở Việt Nam có hy vọng hoàn thành được sứ mạng thật sự của mình.

July, 02 2014
46

Speaking at a conference in Ninh Binh Province titled "Green Growth on the Rise in the Mekong River Basin," Le Duc Trung, Director General of the Viet Nam National Mekong Committee (VNMC), told delegates yesterday that water resources in the Mekong Delta are facing great challenges due to increased population, expansion of irrigated areas and construction of mainstream hydropower projects.

25/07/2014 | By NICOLA TWILLEY
47

Using mechanical parts harvested from the hospital junk pile, Chen built a two-stage freezer that chilled his glutinous rice balls one by one, quickly enough that large ice crystals didn’t form inside the filling and ruin the texture. His first patent covered a production process for the balls themselves; a second was for the packaging that would protect them from freezer burn. Soon enough, Chen realized that both innovations could be applied to pot stickers, too. And so in 1992, against the advice of his entire family, Chen, then 50, quit his hospital job, rented a small former print shop and started China’s first frozen-food business. He named his fledgling dumpling company Sanquan, which is short for the “Third Plenary Session of the 11th Central Committee of the Communist Party of China” — the 1978 gathering that marked the country’s first steps toward the open market.

30/07/2014 | CHUNG HOANG
48

Bộ Nội vụ đang xin ý kiến về một dự thảo nghị định với mục đích đảm bảo số lượng cũng như chất lượng cán bộ nữ, gồm cán bộ lãnh đạo, trong các cơ quan nhà nước.
Tỉ lệ nói trên là: Cơ quan có dưới 30% nhân viên là nữ thì trong quy hoạch lãnh đạo, quản lý phải có tối thiểu 15% là nữ, có trên 30% nhân viên là nữ thì con số tương ứng trong quy hoạch phải là 30%; mỗi chức danh trong quy hoạch phải có tối thiểu một người là nữ, nếu là cấp bộ, ngành, tỉnh, thành thì yêu cầu này là "nhất thiết phải có".

14/07/2014 | By Suzanne McGee
49

The problem was that if the rest of America is still far from a land of equal opportunity, corporate America can look like a holdover from the days of Mad Men. Especially at the top of the heap. Consider, just for starters, that of the companies in the S&P 500 index, only 22 have female CEOs today — and that just may be a record. Three years ago, women CEOs in the S&P 500 numbered only a dozen, and their ranks were shrinking

02/07/2014 | By RICHARD PÉREZ-PEÑA
50

Harvard University will hire a team of investigators to deal specifically with sexual harassment and assault complaints, and it will end a fragmented approach that allows various parts of the university to handle such cases differently, it said Wednesday.

12/07/2014 | By WALT BOGDANICH
51

How One College Handled a Sexual Assault Complaint

22/07/2014 | By KATRIN BENNHOLD
52

LONDON — Parents in Britain who subject their daughters to genital mutilation will be prosecuted, Prime Minister David Cameron announced Tuesday, a day after new research showed that the number of victims of the practice here is about twice as high as previously believed.
The announcement, which came during a global Girl Summit co-hosted by the British government and Unicef, heralds tougher legislation that for the first time makes it the parents’ responsibility to protect their children. Now it is illegal only to perform genital cutting or to take a girl out of the country for that purpose.

The Huffington Post | By Cate Matthews
53

Sports has a sexism problem, ESPN2 host Keith Olbermann argued in this powerful segment from his eponymous program, and it's self-perpetuating. He began by listing instances where women in sports have been targeted by sexist comments. The list is long, rapid-fire, and only scratches the surface.
"By some tiny amount each one of those things lowers the level of basic human respect for women in sports. And sooner or later, there are so many tiny amounts that the level of basic human respect is gone altogether," he says, his gaze trained on the camera and his audience. "Eventually after all the b-words and ho comments and penis remarks and nudity demands and waitress jokes, the most powerful national sports league in the world can then get away with suspending a wife-beater for just two games."

17/02/2014 | BY ROGER ANGELL
54

Recent and not so recent surveys (including the six-decades-long Grant Study of the lives of some nineteen-forties Harvard graduates) confirm that a majority of us people over seventy-five keep surprising ourselves with happiness. Put me on that list. Our children are adults now and mostly gone off, and let’s hope full of their own lives. We’ve outgrown our ambitions. If our wives or husbands are still with us, we sense a trickle of contentment flowing from the reliable springs of routine, affection in long silences, calm within the light boredom of well-worn friends, retold stories, and mossy opinions. Also the distant whoosh of a surfaced porpoise outside our night windows.
I’ve endured a few knocks but missed worse. I know how lucky I am, and secretly tap wood, greet the day, and grab a sneaky pleasure from my survival at long odds. The pains and insults are bearable. My conversation may be full of holes and pauses, but I’ve learned to dispatch a private Apache scout ahead into the next sentence, the one coming up, to see if there are any vacant names or verbs in the landscape up there. If he sends back a warning, I’ll pause meaningfully, duh, until something else comes to mind.
Roger Angell, a senior editor and a staff writer, has contributed to The New Yorkersince 1944, and became a fiction editor in 1956.

31/07/2014 | Linh Thi - Đỗ Hợp
55

TPO - Những trường đại học, cao đẳng cuối cùng công bố điểm thi. Đến thời điểm này, khoảng 270 trường công bố điểm thi, dự kiến điểm trúng tuyển.

03/07/2014 | NGỌC HÀ - MINH GIẢNG - VŨ ANH
56

TT - Ngày 2-7, dù đã sát ngày dự thi tuyển sinh ĐH, CĐ đợt 1, vẫn có những nhầm lẫn tai hại trong hồ sơ đăng ký dự thi khiến cả nhà trường và thí sinh lúng túng.

03/07/2014 | Hong Hanh
57

Trao đổi với báo chí ngày 3/7, GS.TS Phạm Quang Trung - Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, nhà trường đã rà soát và loại bỏ được 1.282 hồ sơ ảo, bởi đây là những hồ sơ trùng lặp tên tuổi, ngày tháng năm sinh, trường học... do tình trạng một thí sinh đăng ký nhiều hồ sơ vào nhiều ngành khác nhau của trường. Thậm chí, có thí sinh đăng ký tới 7 bộ hồ sơ. Trong ngày làm thủ tục dự thi, nhà trường cho phép thí sinh chốt lại ngành thi trong nhiều ngành đã đăng ký.

01/07/2014 | KIẾN QUỐC
58

Ngay từ khi vừa bước chân vào giảng đường tôi đã thấy ngành kinh tế mình lựa chọn là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời. Cũng tại trước kia khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi vùi đầu vào sách vở học với suy nghĩ cứ thi đỗ đại học rồi tính tiếp. Để rồi trước cánh cửa đại học tôi cứ tự hỏi: “Tại sao tôi lại chọn ngành kinh tế?”. Tôi bối rối nhận ra mình chẳng đam mê ngành gì, thi vào kinh tế là vì đứa bạn thân thi nên đăng ký theo.

09/07/2014 | Binh Minh
59

(Dân trí) - “Doanh nghiệp tuyển lao động phổ thông cho công việc dệt, may không khó vì nguồn cung ổn định. Nhưng tuyển được người có chuyên môn, tay nghề cao phải “lùng sục” mà chưa chắc đã kiếm được”
Thậm chí với những sinh viên tốt nghiệp ĐH đúng chuyên ngành, công ty cũng chưa hài lòng. “Những kỹ sư được coi là có “giá”, tốt nghiệp chuyên ngành dệt may của ĐH Bách khoa Hà Nội loại khá, thậm chí loại giỏi nhưng vẫn thiếu kiến thức thực tế” - ông Vũ nói.

31/07/2014 | LE HUYEN
60

Những chuyện "khác người"về chính sách xây dựng đội ngũ ở các trường đại học Việt Nam so với thông lệ quốc tế, như quy trình tuyển chọn đánh đồng người làm khoa học với công chức, chế độ thu nhập dưới mức trung lưu và việc tạo nguồn thiếu cạnh tranh,v.v.. đã được GS Ngô Bảo Châu và PGS Ngô Quang Hưng phân tích kỹ tại phiên "Đối thoại giáo dục" diễn ra sáng nay, 31/7.

17/07/2014 | Thu Hoai
61

Đợt tuyển dụng viên chức ngành giáo dục Thái Bình năm 2014 có 101 chỉ tiêu giáo viên THPT và 5 viên chức hành chính. Điều kiện chỉ áp dụng đối với thí sinh trình độ đào tạo Đại học hệ chính quy trở lên, Sở GD-ĐT sẽ không nhận hồ sơ của thí sinh thuộc các hệ đào tạo liên thông, tại chức, từ xa hay các hình thức đào tạo không chính quy khác.

13/07/2014 | Lập Phương
62

Sở GD-ĐT Long An thông báo tuyển mới giáo viên các cấp học. Sở lưu ý, chỉ tuyển dụng đối với sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy, sinh viên có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Long An. Không tuyển sinh viên tốt nghiệp hệ lien thông, từ xa, tại chức, vừa học vừa làm.

07/07/2014 | SƠN BÌNH
63

TT - Như Tuổi Trẻ thông tin (ngày 2-7), UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành công văn chấp thuận cho Công ty China Chengda Engineering được tuyển trên 2.100 người lao động Trung Quốc đến làm việc tại công trình Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 (tỉnh Trà Vinh).

27/07/2014 | Lê Đỗ Huy
64

Cố đảm bảo tăng trưởng cao bằng mọi giá ở Trung Quốc không đưa đến vị thế đầu đàn về kinh tế thế giới, mà đang làm cạn kiệt tài nguyên và lực lượng sản xuất của nước này, trong đó có nguồn nhân lực, theo các nghiên cứu quốc tế gần đây.

11/07/2014 | Hieu Minh
65

(Dân trí) - “Nhật Bản cần tuyển dụng nhiều lao động nhằm thay thế cho lao động người Trung Quốc đang ngày càng giảm dần. Trong sự lựa chọn thay thế của doanh nghiệp Nhật Bản, lực lượng lao động Việt Nam đang có nhiều cơ hội”.

02/07/2014 | Quoc Nam
66

TT - Ông được mệnh danh là công trình sư của địa đạo Vịnh Mốc nổi tiếng ở đất lửa Quảng Trị. Ông đã cứu sống hàng ngàn người dân vùng giới tuyến Vĩnh Linh nhờ sáng kiến đào hầm địa đạo đầy sáng tạo. Nhưng cho đến nay ông bị lãng quên tại ngay chính nơi làm nên tên tuổi của mình.

09/07/2014 | By MANNY FERNANDEZ and RICHARD PÉREZ-PEÑA
67
30/07/2014 | Karen Howlett and Caroline Alphonso
68

Questions by Toronto District School Board trustees centred on a consulting contract with a private school in Vietnam that teaches the Ontario curriculum. Trustees repeatedly asked who led the talks, why Mr. Bolton was at the Vietnam school in June and whether he accepted a job as chief executive officer of the school before resigning as chair of the TDSB, according to a number of trustees who were at the meeting.

23/07/2014 | Alex Rogers
69

Montana Democratic Senator John Walsh plagiarized portions of a final paper required for his Army War College master’s degree, which he earned in 2007 at the age of 46, his campaign confirmed Wednesday.

23/07/2014 | By JONATHAN MARTIN
70

On the campaign trail this year, Mr. Walsh, 53, has made his military service a main selling point. Still wearing his hair close-cropped, he notes he was targeted for killing by Iraqi militants and says his time in uniform informs his views on a range of issues.
But one of the highest-profile credentials of Mr. Walsh’s 33-year military career appears to have been improperly attained. An examination of the final paper required for Mr. Walsh’s master’s degree from the United States Army War College indicates the senator appropriated at least a quarter of his thesis on American Middle East policy from other authors’ works, with no attribution.

05/07/2014 | Lê Nga
71

Việc lãnh đạo Trường ĐH Hoa Sen lập công ty riêng để tuyển sinh đào tạo cử nhân, thu học phí trái quy định, không chuyển tiền thu học phí về trường đã làm tổn hại đến uy tín của nhà trường, gây bất bình cho các cổ đông...

Công ty đào tạo... cử nhân d
Minh họa: DAD

Thanh tra Bộ GD-ĐT vừa ban hành Quyết định 25/QĐ-XHC (ngày 21.4.2014) xử phạt vi phạm hành chính đối với Trường ĐH Hoa Sen vì có hành vi tổ chức thu học phí của chương trình liên kết đào tạo cử nhân quản lý khách sạn nhà hàng quốc tế Vatel trái quy định. Cụ thể, cuối năm 2012, bà Bùi Trân Phượng (Hiệu trưởng ĐH Hoa Sen) ban hành quyết định thu học phí năm 2013 với mức thu 78 triệu đồng/năm/học viên, vượt mức thu đã được Bộ GD-ĐT cho phép là 65 triệu đồng/năm/học viên. Tổng số tiền thu vượt 1,56 tỉ đồng đã bị Thanh tra Bộ GD-ĐT buộc phải trả lại cho học viên.
Cần phải nhắc lại, Chương trình đào tạo cử nhân quản lý khách sạn nhà hàng quốc tế Vatel là chương trình liên kết của ĐH Hoa Sen với Trường Du lịch và Khách sạn Vatel (Pháp), được Bộ GD-ĐT cấp phép từ 15.6.2012. Đến nay, chương trình này đã tuyển sinh 5 khóa với 183 sinh viên trúng tuyển. Nhưng ngày 3.4.2014, đoàn Thanh tra Bộ GD-ĐT kiểm tra xác minh đã ghi nhận: “Sau khi sinh viên trúng tuyển, nhập học, các lớp học này được chuyển cho Công ty Vĩnh An tổ chức đào tạo các chuyên ngành tại 120 bis Sương Nguyệt Ánh (Q.1, TP.HCM)”. Công ty TNHH nhà hàng khách sạn và du lịch Vĩnh An (Công ty Vĩnh An) lại chính do bà Bùi Trân Phượng làm giám đốc. 
Trên thực tế dù công ty này chỉ ký hợp đồng cung cấp hỗ trợ giáo dục, hướng dẫn thực hành cho ĐH Hoa Sen, nhưng một số thành viên của ĐH Hoa Sen cho biết từ năm 2012, Công ty Vĩnh An liên tục đứng ra chiêu sinh, thu học phí, tổ chức giảng dạy cả về lý thuyết lẫn thực hành cho chương trình cử nhân quản lý khách sạn nhà hàng quốc tế Vatel.
Theo đoàn thanh tra Bộ GD-ĐT, việc tổ chức đào tạo này của Công ty Vĩnh An đã vi phạm quy định về tổ chức hoạt động giáo dục đại học và cho đến thời điểm thanh tra, Công ty Vĩnh An đã thu học phí lên tới con số khoảng 16 tỉ đồng.
Khi kiểm tra hoạt động giảng dạy nói trên, thanh tra của Bộ GD-ĐT phát hiện có 5 giảng viên được Công ty Vĩnh An ký hợp đồng, bố trí giảng dạy không có văn bằng chuyên môn. Đây là hệ quả của việc bà Bùi Trân Phượng ký ủy quyền cho người của Công ty Vĩnh An được trực tiếp ký hợp đồng thuê giảng viên giảng dạy các môn học thuộc chương trình Vatel.
Trước những sai phạm này, đoàn Thanh tra Bộ GD-ĐT yêu cầu Công ty Vĩnh An dừng ngay hoạt động tổ chức đào tạo, thu học phí trực tiếp từ sinh viên, ký hợp đồng thuê giảng viên giảng dạy đối với chương trình nói trên.

Vi phạm nghiêm trọng
Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn luật sư TP.HCM) phân tích: Công ty Vĩnh An không có chức năng đào tạo cử nhân do không được Bộ GD-ĐT cấp phép nên không được phép chiêu sinh, tổ chức giảng dạy cả về lý thuyết lẫn thực hành cho chương trình cử nhân quản lý khách sạn nhà hàng quốc tế. Đây là vi phạm nghiêm trọng về Tổ chức hoạt động giáo dục đại học (điểm d, khoản 4, điều 6 Nghị định 138). Do đó, việc Công ty Vĩnh An thu học phí, tự quản lý thu chi đã vi phạm quy định về kế toán tài chính.
“Về nguyên tắc, cơ sở nào được cấp phép đào tạo thì phải có trách nhiệm tổ chức thu học phí, xuất biên lai và nộp các khoản thuế. Công ty Vĩnh An không được phép thu học phí và chi tiêu trên số học phí đã thu đó. Công ty Vĩnh An sẽ có trách nhiệm trước các cơ quan pháp luật về sai phạm này, đặc biệt liên quan đến các nghĩa vụ về thuế”, luật sư Trạch nói.

Lê Nga
>> Ngưng mở lớp liên kết đào tạo sai quy định
>> Sẽ công khai các cơ sở vi phạm liên kết đào tạo
>> Thanh tra hoạt động liên kết đào tạo
>> Kinh doanh giáo dục
>> ĐH Hoa Sen tuyển sinh 3 ngành mới

Chén trà thứ 2
11/07/2014
1

Với hơn 100 sinh viên đến từ nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang theo học, Khoa Quốc tế - ĐH FPT là một trong những đơn vị đầu tiên ghi tên Việt Nam trên bản đồ du học thế giới.

2

International students are increasingly attending high school in the U.S. in part to improve their chances of gaining acceptance to American universities, according to a new study.
More than 70,000 international students attended secondary school in the U.S. as of October 2013, the majority of whom were pursuing a U.S. diploma, the Institute of International Education (IIE) study found.

30/07/2014 | Vietnam +
3

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh và đánh giá cao tình cảm, tâm huyết, tinh thần trách nhiệm của các nhà khoa học đối với đất nước, trong đó có giáo sư Ngô Bảo Châu, đối với Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, qua đó đã khơi dậy phong trào học toán trong học sinh, sinh viên Việt Nam.

27/07/2014 | Vũ Hoàng, phóng viên RFA
4

Lứa già như chúng tôi, các nhạc sĩ như Dương Thụ, Phó Đức Phương, Phú Quang…hầu hết bây giờ họ lui hết rồi, bởi người ta không thể tìm ra được, không lý giải được cái gu bây giờ của quần chúng số đông, thành ra họ hoãn hết, không viết nữa
N.S Bảo Chấn
Những người nhạc sĩ có tâm hiện đang phải đối diện với một vấn đề quá lớn, đó là họ đang đối diện với một nhà nước có chính sách không rõ ràng về tự do văn hóa
NS Tuấn Khanh

31/07/2014 | Trung Hiền
5

Là một trong những nội dung số “hái ra tiền,” song kể từ khi game online xuất hiện, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thể có những sản phẩm đình đám, thu hút cộng đồng mạng. Nhiều sản phẩm game do người Việt viết ra đã “chết yểu,” trong khi cộng đồng thì đang... hồ hởi chơi game có xuất xứ nước ngoài…

09/07/2014 | By GRETCHEN REYNOLDS
6

For the past few decades, accumulating data and anecdotal evidence have shown that children in the United States are becoming more sedentary. Less than a third of young people ages 12 to 18 are said to achieve the recommended levels of physical activity for their age group, which would be about an hour a day of exercise.
Instead, epidemiological studies suggest, physical activity among American youngsters peaks before age 10, and perhaps as early as 2, and begins a steady and accelerating decline after that. By some reports, children typically spend eight to 10 hours a day in front of a television or computer screen, with their screen time rising in summer, when school doesn’t interfere.

14/07/2014 | By Christine DiGangi
7

On the other hand, some interns earn more money than they know what to do with. The average monthly income for a U.S. household was $4,280 in 2012, but at some companies, a single intern can net more than $5,000 a month. That’s a ton of money for someone who has yet to earn his or her college diploma. Heck, some of these kids aren’t out of high school yet.

23/07/2014 | By ELIZABETH GREEN
8

She knew there must be a way to tap into what students already understood and then build on it. In her classroom, she replaced “I, We, You” with a structure you might call “You, Y’all, We.” Rather than starting each lesson by introducing the main idea to be learned that day, she assigned a single “problem of the day,” designed to let students struggle toward it — first on their own (You), then in peer groups (Y’all) and finally as a whole class (We). The result was a process that replaced answer-getting with what Lampert called sense-making. By pushing students to talk about math, she invited them to share the misunderstandings most American students keep quiet until the test. In the process, she gave them an opportunity to realize, on their own, why their answers were wrong.

28/07/2014 | Tue Nguyen
9

Có thể đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến ý tưởng“một kỳ thi chung” kéo dài gần 10 năm mà đến nay vẫn chưa thực hiện được. Ngay từ năm 2007 đã có phương án kết hợp thi tốt nghiệp THPT với tuyển sinh ĐH. Đến năm 2009, tưởng chừng như phương án này đã chín muồi để thực hiện nhưng mọi thứ vẫn y nguyên đến hôm nay.
Bắt đầu từ đâu? Thực hiện thế nào?... những câu hỏi này chỉ được làm rõ khi những người làm giáo dục trả lời được thực sự muốn gì ở một kỳ thi chung. Nghĩa là phải làm rõ mục đích của kỳ thi.

29/07/2014 | B.Thanh - H.ánh
10

Hệ thống giáo dục và đào tạo của chúng ta được xây dựng cho thời đại trước, ở đó hầu hết người lao động chỉ được đào tạo để thực hiện những công việc thô sơ.
Trong khi đó, chúng ta lại đang sống trong một kỷ nguyên mới của thông tin, những thiết bị công nghệ hiện đại, nền kinh tế tri thức và toàn cầu hóa. Sự dịch chuyển này cũng làm thay đổi mục tiêu đánh giá, thi cử.

31/07/2014 | Ngô Bảo Châu
11

Nhiều người ủng hộ thi lập luận vì phải thi học sinh mới học. Nhưng vấn đề học cái gì? Áp lực thi cử tạo nên nhu cầu học thêm dạy thêm. Liệu chúng ta có thực sự muốn duy trì áp lực này để trẻ con phải học thêm nhiều hơn không?

01/08/2014 | Hồ Sỹ Anht
12

Ở VN, trong hàng chục năm gần đây, việc kiểm tra, đánh giá, thi cử đối với học sinh phổ thông không ngừng được cải tiến theo hướng giảm áp lực và đánh giá toàn diện hơn. Nhưng một vấn đề khá nổi cộm đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT là hiện tượng tiêu cực.