"Chợ Đầu Mối" về Giáo Dục tại Việt Nam
A Clearinghouse on Education in Viet Nam
THƯ TÒA SOẠN - EDITOR’S NOTE

Bạn đọc thân mến,

Tháng 10/2015 có một tin đáng lưu ý và có lẽ chính quyền Việt Nam cần lên tiếng –cải chính nếu cần, hoặc thừa nhận nếu đúng -- để làm sáng tỏ một vấn đề mà miền Bắc đã vinh danh suốt từ thời kháng chiến: đó là bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã khám phá ra vaccin chống sốt rét cho bộ đội từ thập niên 1960, trước khi ông tử trận tại mặt trận Bình-Trị-Thiên vào năm 1967.

Sở dĩ cần làm sáng tỏ là vì Giải Nobel Y học vừa được trao cho 3 nhà nghiên cứu, mà một người là bà Đồ U U (Tu Youyou) của Trung quốc, với thành tích hồi năm 1969, theo lệnh của Mao Trạch Đông, đã tìm ra vị thuốc arteminisin từ thế kỷ thứ ba sau Công nguyên và thuốc này đã giúp bộ đội Bắc Việt chống được bệnh sốt rét trong cuộc chiến chống Mỹ.

TRỒNG NGƯỜI đăng lại dưới đây một bài viết của đạo diễn Đặng Nhật Minh, con trai bác sĩ Đặng Văn Ngữ, để rộng đường dư luận, vầ đồng thời chúng tôi cũng yêu cầu chính phủ Việt Nam, nhất là hai bộ Y Tế và Quốc Phòng, làm rõ vấn đề để các giới nghiên cứu cũng như sinh viên, học sinh trong tương lai nắm được sự thật.

Ngoài ra, tháng 10 cũng đánh dấu sự ra đi quá sớm của một thân hữu, một người Mỹ gốc Việt quen thuộc trong giới kinh doanh và viết lách: anh Alan Phan.  Chúng tôi đăng lại một bài tiêu biểu lối văn của Alan để tưởng nhớ anh

Sau cùng, nhân dịp các cụ trong nhóm “Tớ & Cậu” bàn về vấn đề sinh hoạt phi lợi nhuận có khả thi ở Việt Nam chưa, TRỒNG NGƯỜI hân hạnh giới thiệu đến bạn đọc một bài phỏng vấn trên VTV với chủ biên VĐV, về cùng vấn đề (chừng 25 phút) :

http://netvietvtc10.com/chuong-trinh/5729/phat-trien-mo-hinh-dai-hoc-phi-loi-nhuan-tai

Hòa bình,

Vũ-Đức Vượng, chủ biên

16/10/2015 | Đặng Nhật Minh

Ngày 7/10/2015 tôi có đọc trên báo mạng của BBC tin: Bà Đồ U U (tên do BBC dịch ra tiếng Việt) và "thuốc chữa bộ đội VN". Là con trai của Giáo sư Đặng Văn Ngữ, nguyên Giám đốc Viện Sốt rét Ký sinh trùng và Côn trùng, đương nhiên tôi rất quan tâm đến tin này.

 >> Những ngày cuối cùng tại chiến trường Trị Thiên của GS Đặng Văn Ngữ

 

GS Đặng Văn Ngữ và con trai Đặng Nhật Minh (ảnh tư liệu)

 

Tin đó được BBC ngày 6/10/2015 đưa nguyên văn như sau:

Là giáo sư Học viện Y học Cổ truyền Trung Quốc, bà Đồ U U, 84 tuổi, là người thứ ba nhận giải Nobel Y học năm nay, cùng nhà khoa học William Campbell, người Cộng hòa Ireland và giáo sư Satoshi Omura từ Nhật Bản.

Hai ông Campell và Omura cùng chia giải thưởng cho khám phá về liệu pháp mới chống lại chứng nhiễm trùng gây ra bởi loài ký sinh trùng giun tròn.

Còn bà Đồ U U tìm ra một loại thuốc giúp làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong nơi các bệnh nhân sốt rét.

Trên thực tế, bà không phát minh ra thuốc mà "tìm ra vị thuốc có 1.600 năm tuổi" ở Trung Quốc sau khi tham khảo hàng nghìn tài liệu y học dân gian và cổ truyền Trung Quốc. Bà Đồ U U không được nhiều người biết đến. Tên tuổi của bà được giữ bí mật tại Trung Quốc vì hồi năm 1969, bà Đồ U U tham gia Dự án 523 do chính quyền Mao Trạch Đông lập ra.

Mục tiêu của dự án này là giúp tìm ra thuốc chống sốt rét giết chết hàng nghìn bộ đội "đồng minh Bắc Việt" trong thời chiến tranh, theo báo Anh, tờ Telegraph.

Vào thập niên 1960, ký sinh trùng sốt rét bắt đầu chống lại được các loại thuốc như chloroquine.
Còn theo bài trên báo The Guardian, dự án của ông Mao được lập ra ngày 23/05/1967 để giúp bộ đội Bắc Việt nhưng hai năm sau bà Đồ mới tham gia.

Bà đến đảo Hải Nam để tìm thuốc mới chống sốt rét.

Nhưng cuối cùng vị thuốc bà tìm ra lại trong một cuốn sách nghề y của Cát Hồng (283–343) thời nhà Tấn ở Trung Quốc. Báo The Guardian cũng viết cho đến thời điểm đó "binh lính Bắc Việt, đồng minh cộng sản của Trung Quốc, chết vì sốt rét nhiều hơn vì bom đạn Mỹ".

Tại Trung Quốc bà Đồ U U không được nhiều người biết đến cho đến khi tin về giải Nobel được loan ra.

Theo BBC Tiếng Trung, truyền thông Trung Quốc nay trích lời bà Đồ U U nói chất artemisinin đã có trong thuốc Bắc của Trung Quốc "là món quà cho thế giới".

Báo chí nước này nhân tin bà Đồ được giải Nobel đã nói đây là loại thuốc chống sốt rét "đã cứu hàng triệu sinh mạng".

Sau khi đọc được tin này trên BBC tôi liền gặp bác sỹ Nguyễn Tiến Bửu, Trưởng đoàn chống sốt rét đi vào chiến trường Trị - Thiên năm 1967 cùng với GS Đặng Văn Ngữ để nghiên cứu vaccin chống sốt rét cho bộ đội.  Bác sỹ Bửu rất ngạc nhiên về cái tin liên quan đến thuốc của bà Đồ U U đã cứu chữa cho bộ đội Việt nam.
Là người làm việc tại Viện Sốt rét liên tục từ năm 1957 đến năm 1992 trước khi nghỉ hưu, BS Bửu chưa từng được nghe về dự án 523 do Trung Quốc lập ra để tìm thuốc chống sốt rét cứu bộ đội Việt Nam trong chiến tranh như báo The Guardian và tờ Telegraph của Anh đưa tin.

GS Đặng Văn Ngữ (giữa) cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lần Chủ tịch thăm trường Đại học Y- Dược và Bộ môn Ký sinh trùng ngày 14/11/1955. (Ảnh tư liệu)

 

Bác sỹ cho biết cụ thể tình hình chống sốt rét tại Miền Bắc Việt Nam trong những năm đó như sau:

Từ năm 1957 đến năm 1962 Viện Sốt rét Ký sinh trùng và côn trùng đưới sự chỉ đạo của GS Viện trưởng Đặng Văn Ngữ đã tiến hành khảo sát, điều tra toàn diện bệnh sốt rét trên toàn Miền Bắc Việt Nam. Cuối năm 1962 Chính phủ Việt Nam đã thông qua một Chương trình Tiêu diệt bệnh sốt rét trên toàn miền Bắc trong 3 năm. Chủ tịch Ủy ban Tiêu diệt sốt rét TƯ là Cố Thủ tướng Phạm văn đồng (hồi đó gọi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) và người chỉ đạo trực tiếp Chương trình là GS Viện trưởng Đặng Văn Ngữ.

Tất cả các tỉnh thành đến các huyện xã đều có các Ủy ban tiêu diệt sốt rét của địa phương. Chương trình này nhận được sự viện trợ của Chính phủ Liên xô trước đây. Kết thúc chương trình, cuối năm 1964, bệnh sốt rét đã bị đẩy lùi xuống còn 20% - một thành quả rất khả quan nếu biết rằng trước đó có những vùng nông thôn, miền núi, tỷ lệ sốt rét chiếm tới 90 - 100% dân số.

Những năm 60 của thế kỷ trước, cùng với cuộc chiến lan rộng trên toàn lãnh thổ Việt Nam, sự giao lưu qua lại giữa hai miền Nam Bắc trên dãy Trường Sơn khiến bệnh sốt rét có nguy cơ lan từ miền Nam ra Miền Bắc, đe dọa những thành quả tiêu diệt sốt rét đã đạt được.

Tháng 3 năm 1967, Giáo sư Đặng Văn Ngữ cùng các cộng sự gồm 12 y bác sỹ đã lên đường vào chiến khu Trị - Thiên Huế để nghiên cứu tại chỗ một loại vaccin chống sốt rét cho bộ đội, lập một vành đai miễn dịch cách ly hai miền Nam Bắc Việt Nam.

Hướng nghiên cứu vaccin này là bắt muỗi sốt rét, mổ lấy tuyến nước bọt của muỗi rồi qua một quá trình nghiên cứu tiếp theo để cho ra một loại vaccin tiêm ngay tại chỗ cho các chiến sỹ từ Nam ra Bắc cũng như từ Bắc vào Nam.

Công việc nghiên cứu chưa thành thì tháng 4 năm 1967, GS Đặng Văn Ngữ đã hy sinh trong một trận bom B52 tại miền Tây huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Một tuần sau khi giáo sư mất, căn phòng làm việc của Giáo sư tại Viện Sốt rét ở Mễ Trì - Hà Nội cũng bị bom Mỹ đánh sập cùng các tài liệu nghiên cứu của ông. Công việc nghiên cứu vaccin chống sốt rét ngừng lại sau cái chết của GS.

Đoàn nghiên cứu vaccin chống sốt rét được lệnh trở ra Miền Bắc. Bộ Y tế cũng không có chủ trương tiếp tục công trình dang dở này. Công việc chống sốt rét cho bộ đội chủ yếu vẫn tiếp tục như cũ là phòng chống muỗi và sử dụng các thuốc Tây dược như Cloroquine, Quinine, Paludrine, Quinaquine…

Về chuyện thuốc Artemisinin của bà Đồ U U cứu chữa cho bộ đội Việt Nam, bác sỹ Bửu khẳng định là không có. BS Bửu nói: "Nếu bên dược có nhập Artemisinin của Trung Quốc về để điều trị cho bộ đội và nhân dân thì Viện Sốt rét phải là nơi được thông báo đầu tiên để kiểm định trước khi đem ra dùng". Nhưng theo bác sỹ Bửu điều đó đã không xảy ra.

Đến năm 1980 thì ta cũng đã sản xuất được Artemisinin từ cây Thanh hao hoa vàng mọc ở biên giới phía Bắc Việt Nam giống như thứ thuốc mà bà Đồ U U  vừa nhận được giải Nobel về Y học năm 2015.

Đó là tất cả những gì tôi biết được về công cuộc chống sốt rét ở nước ta trong những năm 60, 70 thế kỷ trước và những công việc mà cha tôi đã làm trước khi ông hy sinh.

Ngày 11/10/2015, tôi nhận được một bức thư của GS Vũ Đức Vượng, một người bạn thân gửi từ San Fransisco với nội dung như sau:

Anh Minh thân mến!

Đọc báo, thấy tin bà bác sỹ TQ được giải Nobel làm tôi nhớ đến ông cụ anh cũng vào rừng nghiên cứu vaccin cho bộ đội cụ Hồ ngày nào. Tôi suy nghĩ nhiều về cái tin này... Hôm nay lại thấy một bài nữa, và lần này bà Đồ U U cho biết là đã khởi sự công trình nghiên cứu thuốc chống sốt rét này từ năm 1969.

Anh biết rõ về công việc của bác Ngữ hơn ai hết, và chắc có sẵn tư liệu, nên tôi muốn mời anh viết cho một bài để làm sáng tỏ vấn đề này.

Không những để thế giới hiểu hơn về sự nghiệp bác Ngữ, cũng như làm sáng tỏ liên hệ Việt-Trung gần nửa thế kỷ qua, và nhất là để những thế hệ về sau biết được sự thật của câu chuyện này.

Cám ơn Giáo sư Vượng đã quan tâm đến một việc mà tôi cũng đang rất quan tâm. Tôi đã nhận lời với GS và đã gửi GS những dòng viết trên đây.

Nghiên cứu về sốt rét cũng như các bệnh về ký sinh trùng là công việc GS Đặng Văn Ngữ dành trọn cả cuộc đời. Đến cuối năm 1942, ông đã có 19 công trình nghiên cứu, trong đó có những công trình nổi tiếng thế giới.

Năm 1936, ông phát hiện loại sán Clonorchis sinensis có thể ký sinh ở tụy. Năm 1940, khi điều tra muỗi, ông phát hiện một loài muỗi chưa từng biết và đặt tên là “Muỗi A-nô-phen Bắc kỳ” (Anopeles tonkinesis). Nay khắp thế giới đều dùng cái tên này.

Từ công trình phân loại 22 loài muỗi A-nô-phen, ông tìm ra một mã khóa mà nay người ta vẫn thường dùng mỗi khi muốn xếp loại con muỗi vừa bắt được để nghiên cứu.

Điều tra về nấm ông phát hiện giống Piedraia hortai ở Việt Nam mà trước đó người ta nghĩ rằng chỉ có ở Châu Phi. Năm 1942 GS phát hiện một giống ký sinh trùng ở tụy trâu bò được ông đặt tên là Eritrema tonkinensis.

Khi điều tra giun chỉ cũng chính ông phát hiện thêm loài Brugia malayi ở nước ta bên cạnh loài Bancrofti đã biết từ trước, và không ngờ loài trên mới là loài chủ yếu gây bệnh ở nước ta.

Năm 1942 ông sáng tạo phương pháp đếm giun chỉ như đếm hồng cầu được nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài ứng dụng rộng rãi. Nhà Ký sinh trùng Langeron đặt tên là Phương pháp Đặng Văn Ngữ.

Trong Kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc ông đã thí nghiệm và sản xuất thành công nước lọc Penicillin và Streptomycin trong những điều kiện khó khăn của kháng chiến, cứu chữa rất có hiệu quả các vết thương, vết mổ bị nhiễm trùng cho bộ đội.

(theo cuốn Đặng Văn Ngữ - Một trí thức lớn, Một nhân cách lớn - Nhà xuất bản Y học Hà nội, xuất bản năm 2010)

Đặng Nhật Minh
Hà Nội, 12 tháng 10 năm 2015

IN MEMORIAM : NGƯỜI VIỆT KHÔNG XẤU…
20/10/2014 | Alan Phan

Gần đây tự phát một phong trào đánh hội đồng về người Việt xấu xí, từ dân đen trong nước đến Việt Kiều hải ngoại, từ các mạng lề trái đến báo lề phải. Bị nhiều phóng viên và BCA quay hỏi về đề tài này, ông già Alan xin xác định rõ ràng: chúng ta không xấu.
 

Trước hết, xấu xí là một tĩnh từ chung chung, nhất là khi nói về con người. Người này có ngoại hình xấu, cô này nhiều tật xấu, anh này thích chơi xấu, thằng bé này xấu ăn, bà lão kia đang “làm” xấu…và tất cả điều đó cũng không bầy tỏ điều gì rõ ràng lắm.

Ngay cả ngoại hình. Cô người mẫu có khuôn mặt hơi xấu (theo định giá chủ quan) nhưng với một bầu sữa tốt thì cũng có thể nổi tiếng với rất nhiều giới trẻ đang dư thừa hormone. Tôi quen biết một phụ nữ giàu đẹp quý phái học thức ở Mexico. Khi cô lấy chồng, cả gia đình bạn bè đều chê là mắt mũi cô để đâu mà ôm phải một ông “xấu đau xấu đớn”; nhưng họ đã sống hạnh phúc với nhau hơn 15 năm. Theo định nghĩa về ngoại hình xấu xí của tôi, người đàn bà chỉ thực là xấu xí nếu sáng tôi ngủ dậy cùng nàng, nhìn nàng qua ánh sáng đầu ngày và chỉ muốn lấy một khẩu súng bắn vào đầu mình cho đỡ ngu và bớt hổ thẹn.

Trong đời, tôi đã có vài lần muốn tự tử kiểu đó, nhưng chưa lần nào ở Việt Nam. Như vậy, tôi tin chắc rằng ít nhất phụ nữ Việt không “xấu”.

Còn về tính xấu nói chung của người Việt? Những từ ngữ thông dụng nhất là lưu manh vặt, tham lam, ăn cắp, chật hẹp, dối trá, thích xin xỏ, ỷ lại, lười biếng, tự ti và tự tôn lẫn lộn. Cụ Tản Đà (1927) thì chê là quan bất nghĩa vô lương, còn dân thì ngu hơn lợn nên bị hút máu. Cụ Phan Khôi (1929) thì nói các sĩ phu ảo tưởng thoái hóa cho mình là Thượng Đế. Còn cụ Lương Thiệp (1944) thì kết luận là Nho sĩ do Trung Quốc đào tạo thì trì trệ, bất lực, hèn kém.

Ngày hôm nay, trên mạng lề phải, không thiếu những câu chuyện và lý do để “tự hào dân tộc” từ bóng đá đến siêu mẫu bị lộ hàng; còn mạng lề trái thì đủ chuyện để làm chúng ta xấu hổ: ăn cắp ở Nhật Bản, ăn tham ở Thái Lan; lưởng gạt ở Mỹ…và ăn rồi chạy ở Việt Nam (hay hạ cánh ở ẩn trong an toàn với biệt thự giá rẻ nhất là vài chục tỷ).

Thực ra, suy cho cùng, những cái gọi là “xấu xí” đều phát xuất từ một nguyên nhân quan trọng nhất: người Việt ta rất nghèo.

Nghèo tiền bạc là một chuyện thấy rõ qua lịch sử. “Bần cùng sinh đạo tặc” nên cả dân tộc và quốc gia loay hoay hoài 80 năm qua với vụ đi xin đi vay. Không được thì cướp giật rồi đổ thừa cho cái “nghèo tiền” của mình.

Nghèo đến độ phải dựng tượng thánh cho những tay bịp bợm quốc tế hay dùng một cuốn sách từ thế kỷ 18 làm kim chỉ nam cho thời đại Internet. Phải ôm chân khóc lóc xin xỏ đủ chuyện từ những ông chồng vũ phu, bần tiện, chuyên lợi dụng…vì bỏ ông thì mất sổ hưu?

Rồi đến những cái nghèo về văn hóa, đạo đức. Hoặc cái nghèo về kiến thức, tư duy. Nghèo về quan hệ gia đình và xã hội. Nghèo khi hành xử theo các thói quen xấu của thế kỷ 19 ở thế kỷ 21. Luôn luôn có những lý giải, biện luận, bào chữa; nhưng tất cả chỉ chứng minh thêm cho một cái nghèo khác cũng khủng khiếp: nghèo về tinh thần, về sự tha hóa dối trá không phương cứu chữa.

Một ông du học sinh (ông khoe vậy) chê là đời sống ở Mỹ như “tù khổ sai”, làm việc quần quật suốt ngày. Ông kết luận là ông và người Việt, dân chủ, à quên, “hạnh phúc” gấp trăm lần bọn tư bản giẫy chết. Dĩ nhiên, một bà già bán vé số ở Việt Nam sẽ hạnh phúc vô cùng, nếu bà có một người con “làm tù khổ sai” gởi tiền về tiếp tế mỗi tháng. Và chắc ông này cũng không biết các lao động Việt trong những khu công nghiệp phải “khổ sai” như thế nào mỗi ngày? Tù khổ sai Mỹ dường như là lựa chọn của phần lớn nhân loại.

Một vài bạn phản biện cho rằng vào thời bao cấp ngoài Bắc, chúng ta đâu có văn hóa chụp giựt như ngày nay? Suy cho kỹ, trong một xã hội chỉ đi xe đạp và ăn bo bo thì cũng không có nhiều thứ để chụp giựt. Tuy tôi không sống qua môi trường này (thank God), tôi vẫn đọc rất nhiều hồi ức từ các nhà văn, các học giả…về một xã hội dối trá, trên lạy dưới đạp, tham nhũng tem phiếu thực phẩm…chỉ đáng vài xu. Chắc họ hoang tưởng hết?

Nhưng đó là chuyện ngày xưa. Điều khó hiểu nhất với tôi là chúng ta không sống trong hang động thời đồ đá mà tại một thế giới nơi kiến thức toàn cầu tụ tập gần như miễn phí với dấu bấm Google. Các nguyên tắc và hành xử văn minh văn hóa được nhắc nhở liên tục qua những kênh thông tin tự do. Ngoài tiền bạc, tại sao chúng ta phải chứng kiến cái nghèo tàn mạt về kiến thức, văn minh, nhân cách và tinh thần?

Sự nghèo hèn tự nguyện của người Việt là điều chua xót nhiều hơn các quan điểm về xấu xí.

Nhìn ra một bối cảnh xa hơn, khi xã hội “chấp nhận” nghèo hèn để yên ổn thì chúng ta phải suy nghĩ điều gì? Khi một người vợ cam phận sống đời đời kiếp kiếp …vì vài lợi ích cá nhân của ông gia trưởng đã khô xác…thì chúng ta có nên quay mặt đi và thở dài?

Có xấu xí không khi đã nghèo mà còn ngu?

Nguồn: Góc nhìn Alan

Tớ & Cậu: PHI LỢI NHUẬN VÀ TINH THẦN CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM
Tháng 8/2016

- Các cậu thấy cái đại học Fulbright ở Việt Nam có triển vọng thành công không?

- Tớ thấy cũng còn nhiều gian truân chứ không phải cứ là của Mỹ thì chắc ăn đâu

- Bước đầu thấy có vẻ hoành tráng lắm đấy chứ.  Nào là nhân dịp Obama sang thăm Việt Nam lần đầu, hai chính phủ mới thông tin lập trường và cam kết đóng góp từ mỗi bên.  Oai ra phết

- Lại còn cả một quá trình chuẩn bị từ hồi tái lập bang giao cũng hơn 20 năm rồi.  Hàng trăm sinh viên Việt đã được học bổng Fulbright qua học bên Mỹ, bây giờ nhiều tay cũng đã đạt đến những chức vụ quan trọng ở cả hai lĩnh vực công lẫn tư

- Đừng quên cái chương trình Fulbright nội hóa nữa.  Có đến hơn nghìn sinh viên đã theo học các khóa Fulbright này ngay tại Việt Nam, tuy nội dung và khả năng tiếng Anh chưa đạt được chuẩn quốc tế

- Và ngược lại, còn hàng trăm giáo sư, nhân sĩ từ Mỹ đã được tài trợ sang Việt Nam giảng dạy, giao lưu với các ĐH Việt để tăng tính chất quốc tế hóa

- OK.  Đồng ý với các cậu là FUV (tên đầy đủ là Fulbright University Việt Nam) có vẻ đã được tiền trạm khôn khéo, khá bài bản và vừa được chính Obama đỡ đầu nữa. Nhưng tớ vẫn áy náy thế nào ấy.  Tớ chưa vững tin được là cái ĐH kiểu con ông cháu cha này sẽ đủ thuận lợi hay đủ ngân khoản để thành công về lâu về dài

- Tớ cũng thấy chưa an tâm.  Không biết có phải sống ở VN quen rồi, nên hễ thấy những gì có bàn tay chính phủ dính vào là tớ nghi ngờ ngay.  Nhất là những chương trình nào càng hoành tráng càng nên lo: không bấu xấu tiền dự án thì cũng bó tay với quy trình hoặc không có người bám trụ với chương trình lâu dài

- Đại loại cậu đánh mùi thấy cái bệnh thành tích và bệnh tham nhũng còn nặng chứ gì?

- Và cái ù lì của cả ngành giáo dục nước ta.  Sau 70 năm XHCN, trừ những trường hợp cá nhân có can đảm và nặng lòng với thế hệ mai sau, bây giờ mỗi khi trường nào hay bộ chủ quản nào bi bô về những cải tổ GD hay cải tổ hành chính, v.v…  tớ đều áp dụng cái triết lý sống cùa Bang Missouri bên Mỹ, nghĩa là “Show Me” (chứng minh đi) và câu trả lời hầu như luôn luôn là “đầu voi đuôi chuột”

- Thế còn riêng về cái FUV này, ý các cậu còn lưỡng lự ở những điểm nào?  

- Tớ nghĩ ngay đến vấn đề tự do học thuật.  Đây là một đại học quốc tế nhưng có chính phủ VN hợp tác; vậy giáo trình có hoàn toàn theo như bên Mỹ không, hay là vẫn phải áp dụng một phần giáo trình của VN

- Kiểu như “kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa” chứ gì?

- Đúng vậy.  Ví dụ nhỏ thôi nhé: Liệu FUV có phải dạy các môn “chính trị và triết học Mác-Lê-Hồ” của VN không? Và có bắt buộc tất cả sinh viên đều phải học không?

- Cũng hơi khó xử đấy nhé.  Phía Mỹ thì chắc tụi nó không chịu rồi; nhưng phía VN thì có coi đó là mất chủ quyền, hay mất kiểm soát không?

- Tình huống hơi tiến thoái lưỡng nan nhỉ: bắt tụi Mỹ dạy thì tụi nó cười cho là ngây ngô và phí thì giờ; mà không bắt dạy thì ăn nói làm sao với các đại học khác trong nước, công cũng như tư, khi chính họ cũng muốn giã từ Mác-Lê-Hồ để học Adam Smith hay Montesquieu

- Tớ thì tớ nghĩ là đã đến lúc để các bác Mác-Lê-Hồ an thú điền viên đi thôi.  Các bác quá đát từ lâu rồi.  Liên Xô và khối Đông Âu tụi nó đã chôn các bác từ 1989, nghĩa là đã hơn ¼ thế kỷ, và ta đã mất đi một thế hệ trẻ Việt không được học những triết lý thực dụng trên thế giới

- Tớ còn thấy một trở ngại lớn nữa là ngân sách cho FUV.  Cho đến nay, VN mới chỉ chung đất (như bao nhiêu dự án khác từ hồi Đổi Mới đến giờ) và Mỹ mới bỏ ra có 20 triệu.  Cái văn phòng tiền trạm của trường để huy động vốn và nhân sự cho trường cũng sẽ tốn một phần khá lớn số tiền này

- Chưa biết có mở được hay không, nhưng nếu mở được, ngân sách hàng năm cũng không dưới 100 triệu, có thế lên tới 200 triệu, vì đa số giáo sư sẽ tuyển từ nước ngoài, trả giá thị trường

- Chắc chắn là chính phủ VN sẽ không đóng góp bao nhiêu, nếu có, vào ngân sách này; còn phía Mỹ, các cậu có ai nghĩ là chính phủ Mỹ sẽ chi dài dài mỗi năm hàng trăm triệu chỉ để lấy tiếng không?  

- Nhưng tớ thấy FUV đã khẳng định sẽ là một trường tư, quốc tế và phi lợi nhuận cơ mà

- Hai trong ba danh hiệu đó có thể khả thi: trường tư thì dễ thôi; quốc tế thì đã đành rồi.  Nhưng cục xương đang nghẽn ở cổ họng là cái “phi lợi nhuận”

- Tớ cũng thấy “phi lợi nhuận” ở Việt Nam còn hơi khó đấy.  Chẳng lẽ lại cứ tuyên bố bừa đi “ta là PLN” nhưng lại vận hành y như một trường làm tiền, kiểu như cái trường Hoa Sen, Hoa Súng gì đó trong Sài Gòn mấy năm nay rồi?

- Ừ thật đấy.  Hai phe cổ đông dành nhau quyền điều hành nhà trường.  Đem ra bỏ phiếu, giống như bất cứ một doanh nghiệp nào khác.  Phe đa số thắng.  Nếu cả hai phe sòng phẳng với nhau, theo đúng luật doanh nghiệp, thì mọi chuyện đã xong ngay hôm đó

- Ái oăm là phe thiểu số lại đang nắm quyền, nên không chịu bỏ cuộc.  Và đây là một cái tai hại của chính sách ở VN: cứ nửa nạc, nửa mỡ, không giống ai.  Xã hội chủ nghĩa nhưng lại cho mở trường tư làm tiền tràn lan cho cổ đông; còn kinh tế thị trường nhưng vẫn khư khư nắm quyền kiểm soát tài chính, tuyển sinh, chỉ đạo học trình, chấp thuận hay từ chối hội đồng quản trị và ban giám hiệu, và bắt buộc lãnh đạo phải là đảng viên  

- Chưa kể là mỗi trường còn phải có một bí thư đảng ủy thao túng việc quản trị nhà trường.  Hiệu trưởng nào khôn thì kiêm luôn chức bí thư đảng ủy cho tiện việc, và thành một ông hay bà trời con, không ai dám phê bình

- Thế ở Hoa Sen, phe cũ và thiểu số bị bỏ phiếu “dzăng” ra, họ làm gì?  Tớ hy vọng dù sao cũng là nghề nhà giáo, giấy rách cũng giữ lấy lề một tí

- Kiểu như “chữ trinh còn một chút này” ?

- Đúng vậy, để làm gương cho sinh viên của chính họ là phải thượng tôn luật pháp, phải tuân thủ theo luật chơi

- Buồn thay là họ đã hoàn toàn đi ngược lại tinh thần đó.  Phe thiểu số đang nắm quyền, chẳng những đã không tuân kết quả bầu phiếu của đa số, lại lôi phe đa số cổ đông ra tòa

- Chuyện nó trắng đen như vậy, ra tòa thì được cái giải gì?

- Ah, họ biết họ sẽ thua, nhưng cái lợi trước mắt là giữ được các chức vụ và ngân sách của trường.  Còn tiền, còn quyền thì họ vẫn khuynh đảo tình hình trong trường.  Nói cách khác, họ chỉ muốn dùng vụ án để giữ mọi việc “án binh bất động” thôi

- He he… làm tớ nghĩ tới cái tên Donald Trump đang tranh cử TT ở Mỹ.  Mọi ứng cử viên TT và PTT, từ thời Nixon đến giờ, đều tiết lộ doanh thu và mức thuế của mình.  Chàng này không muốn bị lộ hành tung (nhiều người nghi là chàng ta chẳng phải là tỉ phú gì đâu – chỉ đánh võ miệng thôi) nên mới nại cớ là hồ sơ thuế còn đang bị Sở Thuế Liên Bang kiểm toán

- Y trang.  Cố đấm ăn xôi đã.  Mất gần 2 năm, tòa án chính thức tuyên phe đa số cổ đông thắng.  Chuyển qua UBND Thành phố để công nhận HĐQT mới, bầu lên từ tháng 8/2014

- Phí mất hai năm, nhưng vậy cũng xong.  Phe đa số đã tiếp quản chưa?

- Ở Việt Nam mình, làm gì có chuyện thượng tôn luật pháp bao giờ

- Nghĩa là sao? Bị đa số hất ra; lôi ra tòa kiện.  Tòa cũng đá văng đi.  Còn gì nữa mà mong còn nước còn tát?

- Thế mới khôi hài chứ.  Hay rất bực mình, tùy góc nhìn.  Cái tay chủ tịch HĐQT cũ, cái đã bị đá đi ấy, lại vừa viết thư lên thủ tướng mới, xin can thiệp và giữ phe cũ tại vị

- Tên nào mà ngu thế?  Vậy mà cũng được làm chủ tịch HĐQT?

- Thành tích nổi bật của anh cu này thời trước 75 là đi tù.  Sau giải phóng cứ túc tắc vừa học vừa lên chức.  Có thời làm đến ủy viên tuyên giáo SGN đấy.  Cũng thành luật sư đàng hoàng, nhưng không biết có khi nào ra tòa biện hộ cho ai chưa. Kiểu như các GSTS mà không bao giờ đứng lớp vậy đó.  Ngồi làm chủ tịch HĐQT của Hoa Sen cũng lâu rồi, vừa hưởng lộc vừa chống đỡ sau lưng cho bà hiệu trưởng

- Thế thì tớ nhớ ra rồi.  Bà này cũng có thành tích khá tốt cho tới khi xầy ra vụ này.  Chung quy cũng vì bà ta tự phong cho ĐH Hoa Sen là trường “không vì lợi nhuận” mà không tham khảo với các cổ đông của trường

- Nhân tiện trở lại việc phi lợi nhuận của FUV nhé.  Tại sao các cậu nghĩ là trường này sẽ không thể tồn tại dưới hình thức phi lợi nhuận ở VN được?

- Tớ nghĩ ngay ra 2 lý do chính.  Các cậu muốn thêm gì nữa thì cứ tự nhiên.  Lý do dễ hiểu và ngắn hạn là nước mình chưa có hành lang pháp lý nào về phi lợi nhuận cả.  Cũng dễ hiểu thôi, vì lý do thứ hai, và ăn sâu trong DNA người mình hơn là bản tính người Việt mình khá ích kỷ

- Cái đầu thì bỏ qua đi; cùng lắm mình làm luật thôi chứ có gì đâu.  Nhưng cái lý do thứ hai của cậu có nặng tay quá không?

- Có thể hơi “sốc” nhưng không nặng tay đâu.  Này nhé, các cậu vẫn nhớ câu tục ngữ “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” chứ gì?

- Cậu có tự phản biện mình không đấy? Các cụ dùng câu này dạy tụi mình là phải chăm lo cho họ hàng gần xa của mình đấy chứ.  Sao lại ích kỷ?

- Tại cậu không nhìn vào mặt trái thôi.  Có mấy ai trong chúng ta dạy con cháu mình chăm lo cho cái ao nước lã kia không?  Xa hơn nữa, không những cái ao nước lã lúc này mà còn những ao nước lã trong tương lai? Một, hai thế kỷ sau thì sao?

- Ý cậu nói là văn hóa ta chỉ chú trọng đến gia đình, họ hàng, v.v… mà quên mất người đồng bào của mình?

- Chính thế.  Dĩ nhiên, ta giúp người xa lạ khi có thiên tai, đại họa, hay khi phải đoàn kết chống ngoại xâm … nhưng khi bình thường tái lập, thì lại “đèn nhà ai nấy sáng”

- Nhưng có nhiều người bỏ tiền ra xây đền, chùa, nhà thờ, trường học lắm đấy chứ?

- Cho tới lúc này, đa số các công trình này vẫn chưa thoát khỏi vòng tư duy ích kỷ. 

- Cậu nói hơi lạ đấy.  Bỏ tiền xây chùa vẫn còn là ích kỷ ư?

- Vậy mục đích những công quả này là gì, nếu không phải là một kiểu đưa phong bì cho thượng đế, mua chỗ cho đời sau?  Đạo nào chả vậy?

- Thế cậu xếp loại phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục hồi đầu thế kỷ 20 vào loại gì?

- Tớ nghĩ là ngoài khuôn khổ gia tộc.  Tiếc là nó ngắn hạn, chưa kịp hình thành rộng rãi, và cũng không tái diễn trong suốt thế kỷ 20, nên có lẽ cũng chỉ tạm coi nó như là một luật trừ của tính ích kỷ thôi, chứ chưa thay đổi được tư duy dân Việt

- Tớ cũng đồng ý, và muốn dùng một thí dụ khác để so sánh cho rõ hơn về vấn đề này.  Đó là trường hợp ĐH Stanford bên Mỹ

- Cậu giải thích thêm đi

- Hồi cuối thế kỷ 19, hai vợ chồng Leland Stanford là đại gia thứ thiệt bên Cali.  Hai ông bà có cậu con trai và đặt nhiều kỳ vọng sẽ nối nghiệp.  Chẳng may, cậu ấm này bị bệnh và mất.  Sau một thời gian thương tiếc con, hai ông bà mới đi đến kết luận là nếu chúng ta không có con để hưởng gia tài thì ta sẽ dành gia tài này cho nhiều thế hệ mai sau.  Từ đó mới sinh ra ĐH Stanford, đã giáo dục giới trẻ hơn một thế kỷ, và triển vọng sẽ còn nuôi bao nhiêu thế hệ trẻ khác nữa sau này. Ngay Việt Nam mình cũng đã có hàng trăm sinh viên được đào tạo ở Stanford rồi.  Đó lả tinh thần vừa từ thiện, vừa nhìn xa; và cũng là cái mà người Việt mình chưa quen

- OK.  Đồng ý với cậu. Và cũng vì thế mà mấy cậu không tin là FUV sẽ quyên tiền đủ để vận hành cho đúng nghĩa một trường quốc tế kiểu Mỹ?

- Đầu tiên vẫn là tiền đâu, đúng không?  Nếu cả hai chính phủ Việt-Mỹ đều không mặn mà gì lắm với cái trường này để mỗi năm đổ hàng trăm triệu USD vào thì chỉ còn một cách là quyên tiền của các mạnh thường quân, trong cũng như ngoài nước.  Mạnh thường quân nước ngoài, kiểu như Bill Gates, họ có những ưu tiên khác hơn là FUV.  Còn mạnh thường quân trong nước thì như đã trình bầy rồi, biết đến bao giờ mới đến tháng mười?

- Kiểu này thì dù Nguyễn Thái Học có sống lại chắc cũng phải ngại núi e sông thôi

(San Francisco, August 2016)
**  Đi kèm với buổi “mạn đàm” này, T.N. giới thiệu với bạn đọc một buổi phỏng vấn với chủ biên Vũ-Đức Vượng về cùng đề tài “phi lợi nhuận” trên VTC, thu hình hổi tháng 7/2016:
 http://netvietvtc10.com/chuong-trinh/5729/phat-trien-mo-hinh-dai-hoc-phi-loi-nhuan-tai

Tin tức trong tháng
29/9/2015 | PHẠM MAI (VIETNAM+)
1

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận khẳng định những thành tích đáng tự hào của ngành trong 70 năm qua. Đó là kỳ tích của phong trào bình dân học vụ "diệt giặc dốt" trong những năm đầu độc lập. Đó là hình ảnh hàng triệu triệu học sinh, sinh viên, thầy cô giáo đội mũ rơm, vượt qua bom đạn của kẻ thù, khắc phục muôn vàn khó khăn để học tập, giảng dạy trong những năm trường kỳ kháng chiến. Từ khi đất nước hòa bình, thống nhất và tiến hành đổi mới, giáo dục tiếp tục phát triển và đã đạt được những kết quả to lớn.

22/10/2015 | Nguyễn Hùng
2

Tại Hội nghị tổng kết năm học 2014-2015 và nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015-2016 khối ĐH, CĐ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã có những chia sẻ hết sức thẳng thắn. Bộ trưởng khẳng định ngành giáo dục đã chuyển hướng thành công còn việc khắc phục bất cập, yếu kém thì cần phải có thời gian.
Bộ trưởng cũng thừa nhận những bất cập hiện nay khá nổi cộm như khả năng ngoại ngữ của học sinh cũng như tính chủ động làm chủ trong học tập của học sinh còn yếu…

05/10/2015 | BÁ SƠN - ĐÌNH TRỌNG
3

Ngày 4-10, trong chuyến thăm và làm việc tại Trường đại học Việt - Đức (Bình Dương), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã yêu cầu nhà trường và các cơ quan chức năng của tỉnh Bình Dương, Bộ GD-ĐT phải tập trung nguồn lực, chuẩn bị nhanh chóng để khởi công dự án Trường đại học Việt - Đức trong năm 2016.
Theo Chủ tịch nước, dự án Trường đại học Việt - Đức là dự án quan trọng nhằm phát triển hợp tác giáo dục, kinh tế... giữa Việt Nam và Đức.

01/10/2015 | NGÂN ANH
4

GS Nguyễn Văn Khánh, hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) cho biết, nhà trường đã lập xong đề án thành lập trường THPT chuyên, và đang tiếp tục làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, Sở GD-ĐT Hà Nội để hoàn thành những thủ tục cuối cùng.

27/10/2015 | NGÂN ANH
5

Thu hẹp khối trường công là một trong những định hướng của việc cơ cấu lại hệ thống trường đại học, cao đẳng, được Bộ GD-ĐT dự kiến thực hiện trong năm học 2015 – 2016.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cho biết cơ cấu lại hệ thống trường đại học, cao đẳng là một trong 4 nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2015 – 2016.

22/10/2015 | Hà Ánh
6

Sáng nay 22.10, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2014-2015 và nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015-2016 khối ĐH và CĐ tại 6 điểm cầu: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Vinh, Thái Nguyên.

29/07/2015 | V.V. Tuan
7

Sáng 28-7 tại Hà Nội, Bộ VH-TT&DL tổ chức hội thảo góp ý dự thảo đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2015 - 2020, định hướng 2030.
Đây là đề án do Bộ VH-TT&DL phối hợp cùng Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục - đào tạo, Bộ Thông tin - truyền thông, Bộ Khoa học - công nghệ... triển khai thực hiện.

22/10/2015 | Ngọc Hà
8

Ngày 22-10, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Chủ tịch hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước - đã ký quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2015 cho 522 nhà giáo.

05/09/2015 | Quốc Thanh
9

Theo thông tin từ chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của TP.HCM, từ năm 2001 đến nay đã tuyển chọn 819 học viên.
Đến nay có 548 học viên gồm 33 tiến sĩ và 515 thạc sĩ đã hoàn thành chương trình học tập, đang công tác tại nhiều cơ quan nhà nước, doanh nghiệp ở TP. Tỉ lệ học viên rút khỏi chương trình theo số liệu cập nhật đến ngày 20-8-2015 là 110 học viên.

23/10/2015 | PHẠM HẢI
10

Khoa Báo chí và Truyền thông ra đời ghi dấu mốc quan trọng trong việc đào tạo và nghiên cứu báo chí được đặt trong một trường ĐH không nằm trong hệ thống trường Đảng - là một trong những trường ĐH hàng đầu trong đào tạo và nghiên cứu các ngành khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam.

27/10/2015 | TĐV
11

Từ năm 1985, trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) được giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ, để trở thành những nhà khoa học có khả năng sáng tạo và phát triển tri thức ở trình độ cao thuộc các lĩnh vực về kinh tế nhằm đóng góp vào nguồn nhân lực nghiên cứu, giảng dạy và phát triển kinh tế xã hội.
Trải qua 30 năm đào tạo, UEH đã có 343 tiến sĩ tốt nghiệp, hiện đang có 494 nghiên cứu sinh (NCS) đang nghiên cứu hoàn thành các học phần và luận án tiến sĩ tại trường với 12 chuyên ngành đào tạo thuộc các lĩnh vực về kinh tế.

20/10/2015 | Trần Huỳnh
12

Bộ GD-ĐT vừa có quyết định công nhận TS Cao Hào Thi là hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn.
Ông Cao Hào Thi có bằng tiến sĩ về quản trị kinh doanh quốc tế của Học viện Công nghệ Châu Á (AIT, Thái Lan) và bằng thạc sĩ về quản trị và phát triển nguồn nước của AIT. Trước đó, ông Cao Hào Thi làm phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn.

15/10/2015 | SONG NGUYÊN
13

Sáng 15/10, tại Lễ kỷ niệm 59 năm thành lập, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã công bố các quyết định bổ nhiệm và bổ nhiệm lại chức vụ phó hiệu trưởng nhà trường nhiệm kỳ 2015-2020.

23/10/2015 | VĂN CHUNG
14

Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước vừa công nhận chức danh giáo sư cho ông Tô Lâm, chuyên ngành Khoa học An ninh, Bộ Công an.
Ông Tô Lâm sinh năm 1957 tại Văn Giang (Hưng Yên), cấp bậc Thượng tướng. Ông là Uỷ viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng.Bộ Công an.

08/10/2015 | NGÂN ANH
15

Cơ sở giáo dục ĐH tự chủ in phôi văn bằng giáo dục ĐH và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân (trừ chứng chỉ giáo dục quốc phòng – an ninh), chịu trách nhiệm quản lý phông văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

21/10/2015 | NGÂN ANH
16

Hơn hai tháng sau khi đăng tải trên mạng dự thảo chương trình (CT) GDPT (GDPT) tổng thể (sau đây gọi tắt là CT tổng thể) để xin ý kiến rộng rãi của các tầng lớp xã hội, Bộ GDĐT đã có phản hồi lại các ý kiến đóng góp của các Sở GDĐT, các trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm, các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, giảng viên, giáo viên và các tổ chức, cá nhân.

24/10/2015 | Lê Duy
17

Sáng 23.10, tại buổi tọa đàm góp ý cho chương trình giáo dục phổ thông tổng thể diễn ra tại Hà Nội, Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ VN đề nghị Bộ GD-ĐT cần công bố công khai danh tính tổng chủ biên của toàn bộ chương trình giáo dục phổ thông tổng thể như Bộ đã hứa. Không nên vẫn theo cách làm lâu nay là chỉ gắn chương trình với một tập thể (mà thường là gồm những người có chức sắc), hoặc gắn với người đứng đầu ngành.

21/10/2015 | VĨNH HÀ - NGỌC HÀ
18

Nhiều vấn đề giáo dục đang được dư luận quan tâm, đặc biệt là những việc liên quan tới nội dung đổi mới giáo dục, đổi mới thi cử đã được đề cập tại cuộc họp báo định kỳ của Bộ GD-ĐT ngày 20-10.
Dù chưa tiết lộ phương án tuyển sinh nào sẽ áp dụng cho năm 2016, vì còn đợi kết quả thảo luận tại hội nghị tổng kết giáo dục đại học, cao đẳng sẽ được tổ chức ngày 22-10, nhưng Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: bộ dự kiến sẽ áp dụng phương thức tuyển sinh theo hướng vừa tăng quyền tự chủ cho các trường, vừa cố gắng đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.

22/10/2015 | H.H - SH
19

Tuyển sinh phải trên tinh thần tự chủ đại học, các trường ĐH phải nâng cao quyền tự chủ của mình. Bộ GD&ĐT chỉ đưa ra những quy định tối cần thiết, đảm bảo công bằng cho học sinh, tôn trọng quyền tự chủ của các trường.
Đó là ý kiến phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại hội nghị tổng kết năm học 2014 – 2015 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2015 – 2016 khối đại học, cao đẳng do Bộ GD-ĐT tổ chức trực tuyến tại 6 đầu cầu trực tuyến trên cả nước ngày 22/10.

22/10/2015 | Ngọc Hà
20

Nếu năm 2015 kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức vào đầu tháng 7 thì kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 dự kiến được tổ chức từ ngày 13 đến 15-6.
Một trong những lý do khiến bộ thay đổi lịch thi là nhằm tránh thi vào những ngày cao điểm nắng nóng làm tăng sự mệt mỏi, căng thẳng đối với thí sinh.

22/10/2015 | TRẦN HUỲNH - NGỌC HÀ
21

Đó là ý kiến của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại hội nghị tổng kết năm học 2014-2015 và nhiệm vụ năm học 2015-2016 khối ĐH, CĐ, sáng 22-10.
Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, lẽ ra việc không nên bàn nhiều ở hội nghị này là vấn đề thi và tuyển sinh nhưng vấn đề này năm nào cũng nóng. Phó thủ tướng đề nghị phải có cuộc họp riêng để bàn thật chi tiết, cụ thể về vấn đề này.

08/10/2015 | PHƯƠNG CHI
22

Đây là quy định mới nhất của của Bộ GD-ĐT, Bộ Nội vụ về việc xếp lương đối với giáo viên tiểu học và giáo viên THCS hệ công lập.
Theo Thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học công lập, chức danh nghề nghiệp của giáo viên tiểu học gồm 3 hạng II, III và IV.

01/10/2015 | TIẾN MINH
23

Trong hướng dẫn về việc thu, sử dụng học phí và các khoản khác của Sở GD-ĐT TP.HCM vừa ban hành, tối thiểu 40% tiền thu học phí của các đơn vị công lập được dùng để cải cách tiền lương.

07/10/2015 | Ngọc Hà
24

Bộ GD-ĐT vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chính sách tinh giản biên chế với yêu cầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc bộ, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam phải xây dựng đề án tinh giản biên chế của đơn vị giai đoạn 2015 - 2021 đảm bảo xác định tỉ lệ tinh giản biên chế đến năm 2021 tối thiểu 10% biên chế của đơn vị được cấp có thẩm quyền giao.

07/10/2015 | Ngọc Hà
25

15 đối tượng được miễn học phí cụ thể vừa được công bố theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

12/10/2015 | THANH HUYỀN
26

Ngày 12/10, UBND TP.HCM đã có quyết định về việc ban hành kế hoạch thời gian năm học 2015 – 2016 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và thường xuyên trên địa bàn.
Theo đó, các học sinh thuộc hệ giáo dục nói trên sẽ nghỉ Tết âm lịch bắt đầu từ ngày 01/02/2016 (23 tháng Chạp đến hết ngày 14/02/2016 (Mùng 7 tháng 01 Âm lịch). Như vậy, kỳ nghỉ Tết năm nay sẽ kéo dài 14 ngày.

25/10/2015 | Ngọc Hà
27

Đó là thống kê của Bộ GD-ĐT về số sinh viên đến Việt Nam học tập, thực tập, trao đổi học thuật tại 23 trường ĐH đang triển khai chương trình tiên tiến.

24/10/2015 | Hà Ánh
28

Thống kê từ Viện Giáo dục quốc tế Hàn Quốc, số lượng sinh viên VN học tập tại nước này đã tăng từ 367 người năm 2003 lên tới 4.451 người vào năm nay.

02/10/2015 | NGUYỄN THẢO
29

Bắt đầu từ năm học tới, những học sinh không có quốc tịch Singapore hiện đang theo học ở các trường công sẽ phải trả mức học phí cao hơn, với mục đích “phân biệt rõ hơn mức học phí giữa các loại quốc tịch”.

14/10/2015 | SONG NGUYÊN
30

Sau 17 năm giúp sinh viên ASEAN theo học tại các trường đại học của nước mình bằng học bổng thông qua chương trình hợp tác Singapore (SCP), đảo quốc sư tử thông báo sẽ dừng học bổng này vào năm 2016.

11/10/2015 | Joshua Kosman
31

“My Lai,” which boasts a richly evocative score by Stanford composer Jonathan Berger and a slim, elusive libretto by Harriet Scott Chessman, portrays Thompson in his final days, dying of cancer and desperately trying to make some sense of the events of 40 years earlier. Tenor Rinde Eckert, in one of his trademark displays of unbridled vocal power, made Thompson a vivid and poignant character; the music, written for the Kronos Quartet and the Vietnamese instrumental virtuoso Van-Anh Vo, underscored the drama with unerring clarity.
The result, presented by Stanford Live, was a 60-minute monodrama that was not always easy to sit through, but that treated its painful subject matter with eloquence and sensitivity.
“My Lai” is scheduled for a staged outing in January at the Harris Theater in Chicago

12 tháng 10 2015 | Nguyễn Hoàng -- Bảo tàng Nghệ thuật Mori, Tokyo
32

Cuộc triển lãm mang tên ‘Lê Quang Đỉnh: Ký ức gửi Ngày mai’ diễn ra từ 25/07 tới 12/10/2015 tại Mori Art Museum, Tokyo, nơi có khoảng 1.2 triệu người tới thăm hàng năm. Đây là lần đầu tiên bảo tàng này tổ chức triển lãm tác phẩm của riêng một nghệ sỹ từ Đông Nam Á.

20/10/2015 | Henry Chiu Hail
33

In the new play “Viet Gone,” which recently premiered at the South Coast Repertory in Orange County, playwright Qui Nguyen tells a Vietnamese American refugee story in the style of a Judd Apatow sex comedy mixed with hip-hop biopic. The result is superficially shocking and breaks stereotypes of sexless and conservative Asian Americans. The play also captures the fear, desperation, guilt and hope felt by many refugees, which is why some older Vietnamese audience members have praised it as cathartic. On the other hand, the lead characters’ anti-commie tirades and justifications for American intervention are never challenged or placed in perspective. The play’s mocking takedown of white peaceniks redeems the guilt of politically ambiguous upper-class whites while catering to the identity politics of the “me”-generation’s ethnic studies slacktivists.

18/10/2015 | NGUYỄN TUẤN QUỲNH
34

Gian hàng Việt Nam tại Hội chợ sách Frankfurt 2015 (Đức) trưng bày một số cuốn sách nhưng đa số đều bằng tiếng Việt, khá "lép vế" so với các nước khác.

OCT. 14, 2015 | MICHAEL FORSYTHE
35

HONG KONG —Magna Carta — the Great Charter — is on tour this year, celebrating eight centuries since it was issued in 1215 by King John of England. It is regarded as one of the world’s most important documents because of language guaranteeing individual rights and holding the ruler subject to the law.

36

Cornell Voices on Vietnam Speakers Series - Nha Ca with Olga Dror: Mourning Headband for Huế: a riveting account of the Tết Offensive

The biannual Cornell Voices on Vietnam Speakers’ Series is delighted to announce our second event, featuring journalist, essayist and short-story writer Nhã Ca (Trần Thu Vân). A leading literary figure in South Vietnam’s Second Republic (1967-1975), Nhã Ca played a prominent role in Saigon’s burgeoning print media scene.
“Giải khăn sô cho Huế” has recently been translated as “Mourning Headband for Huế” by Olga Dror [Indiana University Press, 2014], who will also be opening the proceedings with a short presentation. Finally, we will be hosting a dinner and film screening of Land of Sorrows (Đất Khổ), a 1973 film based on Mourning Headband for Huế
The event is co-sponsored by the Cornell Southeast Asia Program, Society for the Humanities, Reppy Institute and the Departments of History, Government, and Asian Studies.
Date: October 27, 2015
Public Lecture: 12:00PM - 2:00PM, 374 Rockefeller Hall
Dinner and Film Screening: 6:30PM - 9:30PM, Kahin Center
For more information contact:vovcornell@gmail.com

OCT. 1, 2015 | SOPHIA KISHKOVSKY
37

MOSCOW — Yuri N. Afanasyev, a Russian historian and former Communist loyalist who became a leading democratic politician in the late Soviet era and founded a liberal arts university that, together with the Jewish Theological Seminary in New York, introduced Russia’s first academic Jewish studies program, died Sept. 14 at his home here. He was 81.

OCT. 7, 2015 | FLOYD WHALEY
38

MANILA — Joker Arroyo, a politician and lawyer who counseled, bedeviled and helped topple Philippine presidents for more than three decades, died this week in the United States. He was 88.

OCT. 5, 2015 | ROBERT D. McFADDEN
39

Grace Lee Boggs, one of the nation’s oldest human rights activists, who waged a war of inspiration for civil rights, labor, feminism, the environment and other causes for seven decades with an unflagging faith that revolutionary justice was just around the corner, died on Monday at her home in Detroit. She was 100.

OCT. 2, 2015 | ADAM CLYMER
40

Don Edwards, a former president of the California Young Republicans who became one of the most liberal Democrats in Congress, drafting every civil rights bill in the House for two decades, died on Thursday in Carmel-by-the-Sea, Calif. He was 100.

01/10/2015 | Thanh Trúc
41

Ông Robert Funseth, phụ tá ngoại trưởng kiêm phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trong thời chiến Việt Nam, qua đời ngày 25 tháng Chín vừa qua trong sự nhớ tiếc của những gia đình cựu tù cộng sản từ Việt Nam qua Mỹ định cư theo chương trình HO từ năm 1990.

OCT. 21, 2015 | Sam Roberts
42

Gamal al-Ghitani, a former carpet designer who switched careers to become one of Egypt’s most acclaimed novelists, died on Sunday in Cairo. He was 70.

14/10/2015 | Yên Khương
43

Lúc 15h30 chiều nay 14/10, Anh hùng Lao động Hồ Giáo đã trút hơi thở cuối cùng, hưởng thọ 86 tuổi.

OCT. 6, 2015 | MARGALIT FOX
44

Arpad Goncz, a playwright, translator and anti-Communist dissident who became the first president of post-Communist Hungary, died on Tuesday. He was 93.
Although the Hungarian president occupies a largely ceremonial post, wielding far less power than the country’s prime minister does, Mr. Goncz was widely credited with helping to ease Hungary’s transition out of four decades of Communist rule.

20/10/2015 | HẠNH NGUYÊN
45

TS. Alan Phan, doanh nhân và nhà bình luận kinh tế người Mỹ gốc Việt nổi tiếng, đã mất tại Mỹ.
Ông du học Mỹ từ năm 1963, từng làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia ở Wall Street và phát triển Công ty Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn Mỹ với thị giá hơn 700 triệu đôla, TS Alan Phan tốt nghiệp BS tại Penn State (Mỹ), MBA tại American Intercontinental (Mỹ) và DBA tại Southern Cross (Úc).

19/10/2015 | Đ.B.
46

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của Người Việt hồi giữa năm 2013, tiến sĩ Alan Phan từng đưa ra một số nhận định rất thẳng thắn. Ông nói, trong sự so sánh giữa doanh nhân Trung Quốc với doanh nhân Việt Nam, rằng “người Trung Quốc chịu khó hơn người Việt Nam nhiều, họ tiết kiệm nhiều hơn, họ cần cù hơn, và họ thủ đoạn hơn.” Nhưng chưa hết, “người Việt Nam cũng mánh mung không kém ai về mặt thủ đoạn, nhưng để lấy lời ngay lập tức,” trong khi “người Trung Quốc nghĩ xa hơn, dài hơn.”

OCT. 8, 2015 | WILLIAM GRIMES
47

Paul Prudhomme, the chef who put the cooking of Louisiana — especially the Cajun gumbos, jambalayas and dirty rice he grew up with — on the American culinary map, died on Thursday in New Orleans. He was 75.

48

Nicholas Tapp, Hmong Specialist, Dead at 63

Nicholas Tapp, internationally renowned anthropologist, specialist in the study of the Hmong, distinguished Professor and Director of the Research Institute of Anthropology, East China Normal University, has passed away due to illness on October 10, 2015, at the Shanghai Huashan Hospital. He was 63 years old.
From 1986 to 1992, Nicholas Tapp was Lecturer in Anthropology at the Chinese University of Hong Kong. From 1992 to 1996, he was Lecturer in Anthropology at the University of Edinburgh. From 1997 to 1999, he worked at the U.K. Overseas Development Administration as Forestry Project Team Leader. From 2000 to 2010,he was Senior Fellow in Anthropology at the Australian National University.Nicholas Tapp joined the East China Normal University in 2010, acting as Professor, Chair of the Sociology Department and Director of the Research Institute of Anthropology.
Born in England on November 5, 1952, Nicholas Charles Theodore Tapp, earned a Bachelor’s degree in English Literature from the Cambridge University in 1975.He then studied at the University of London, where he obtained a Master’s degree in Southeast Asian Studies in 1979 and a doctoral degree in Social Anthropology in 1985.

03/10/2015 | Ngọc Lan
49

WESTMINSTER, Calif. (NV) – Buổi tưởng niệm nhà văn Võ Phiến, một trong những đại thụ của nền văn học Việt Nam hiện đại, do Nhật Báo Người Việt tổ chức, đã diễn ra trong không khí trang nghiêm tại Phòng số 1, Peek Family Funeral Home vào trưa Thứ Bảy, 3 Tháng Mười, với sự tham dự của gia đình, bạn bè, độc giả, đồng hương Bình Định, và nhiều người thuộc giới văn nghệ sĩ.

Nghiên cứu tư liệu
10/10/2015 | Ngọc Hà
1

Kết quả khảo sát trên được Bộ GD-ĐT thực hiện tại một số địa phương, đã được công bố tại hội thảo quốc gia xây dựng mô hình tư vấn tâm lý tổ chức tại Hà Nội ngày 9-10.

20/10/2015 | Hồng Hải
2

Tại buổi tạo đàm “Tác hại của rượu, bia và giải pháp” do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với HealthBridge Canada tổ chức chiều 19/10, bà Hoàng Anh, Giám đốc HealthBridge Canada cho biết, theo thống kê mỗi năm người Việt Nam tiêu thụ hơn 3 tỉ lít bia và gần 68 triệu lít rượu. Chi phí cho việc uống rượu, bia của người Việt Nam khoảng 3 tỉ USD/năm. Trong khi mức tiêu thu rượu bia trên phạm vi toàn cầu suốt cả thập kỷ qua hầu như không thay đổi thì tại Việt Nam con số này liên tục gia tăng, đặc biệt ở nhóm trẻ vị thành niên, thanh niên.

OCT. 1, 2015 | JAMES B. STEWART
3

Students, parents and educators increasingly obsessed with college rankings have a new tool: the Obama administration’s College Scorecard. The new database focuses on a college’s graduation rate, graduates’ median earnings 10 years after graduation and the percentage of students paying back their college loans.

01/10/2015 | Tăng Thị Thùy
4

Báo cáo mới nhất của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế ) dài 200 trang dựa trên kết quả khảo sát PISA 2012 - công bố ngày 15/9 - đã khẳng định việc sử dụng máy tính và công nghệ thông tin trong trường học không cải thiện được kết quả học tập của học sinh. Thậm chí, với nhiều nước, việc sử dụng máy tính thường xuyên ở trường sẽ làm giảm thành tích học tập của học sinh.

30/09/2015 | Hao Phan
5

Digitized Buddhist journals in Vietnam before 1975

Huệ Quang Temple (Tu Viện Huệ Quang) in Saigon has been digitizing some important Buddhist journals published in Vietnam before 1975, including Tư Tưởng, published by Vạn Hạnh University from 1970 to 1975. Other titles go back to 1930s.
http://thuvienhuequang.vn/Library/index.php/thu-vien-online
According to Huệ Quang’s website, its library holds about 30,000 titles and is open to the public.
http://thuvienhuequang.vn/Library/index.php

published in September 2015 from Routledge Taylor & Francis group. | By Yumiko Yasuda
6

New book on Vietnamese and Cambodian NGOs and the Mekong River -- Rules, Norms and NGO Advocacy Strategies: Hydropower Development on the Mekong River,

The book analyzes how formal and informal rules and norms influence advocacy strategies of NGO coalitions. Comparative analysis was conducted of advocacy strategies by Cambodia and Vietnamese NGO coalitions, on their advocacy against the Xayaburi hydropower dam built on the Mekong River. Through this analysis, the book aims to unfold barriers and opportunities civil society actor faces when working in transboundary contexts.
Contact the author at : yumikoyasuda@gmail.com

7

New dissertation :Hmong women and tourism in Vietnam

Dr Lê Thị Đan Dung : “Experiences of Hmong women engaging in tourism-related activities in Sa Pa, Northwestern Vietnam” at VU University Amsterdam on October 5th, 2015.
Through exploring the experiences of Hmong women involved in tourism-related activities, my focus centers on how working outside the home has affected their lives and their perceptions of themselves. In this respect, my findings show that Hmong women seem to be living in two different worlds at once, and this result in lives which are full of contradictions and tension. The “Kinh and international outside” world offers enjoyment, satisfaction and freedom from patriarchal constraints. In particular, the Hmong women’s romantic relationships with their boyfriends in the marketplace were significant for them. Hmong women gain emotional satisfaction from these relationships and they see them as a form of therapy which helps them to cope with the hardships they endure in their marriages, including the difficulties they have in getting married, their hard work in the rice fields, their housework, and the stress of dealing with their husbands’ extramarital relationships. However, the “inside” world of the home requires a submission to gendered discourses about what women should do and how they should behave in order to be “good Hmong women.” Cultural norms of masculinity and femininity inform their perceptions of work and their roles within the family. Hmong women’s perceptions of themselves are shaped by stories and gossip about the characteristics of both proper and improper Hmong women, along with perceptions about marriage and inheritance which are structured by Hmong culture.

Oct. 28, 2015 | THE NEW YORK TIMES
8

Every year since 1952, the Book Review has convened an independent panel of judges to select the New York Times Best Illustrated Children’s Books. Judged purely on artistic merit, it’s the only annual award of its kind.

Oct. 19, 2015 | By MAX FRANKEL
9

These transcripts begin with Nixon reflecting on the intense “Christmas bombing” of North Vietnam at the end of 1972, which he deems to have been a personally difficult decision but “perhaps . . . a good thing.” He thinks it enhanced “our credibility” and also helped the White House to get credit for the peace deal that Henry Kissinger was concluding with the North Vietnamese. Most surprising is the evidence that once American prisoners are home, Nixon resists all suggestions of more military strikes to help the South Vietnamese or to punish Hanoi’s violations of the accord. He clings to his “peace with honor” — “fragile as it may be.” He knows that a non-Communist South Vietnam may survive only “for a while,” but he is out at last and has equipped the South to fend for itself. Enough.

Edited by Ooi Keat Gin, Hoang Anh Tuan | © 2016 – Routledge -- 302 pages -- USD 170.
10

This book examines the wide and well-developed trading networks, explores the different kinds of regimes and the nature of power and security, considers urban growth, international relations and the beginnings of European involvement with the region, and discusses religious factors, in particular the spread and impact of Christianity. One key theme of the book is the consideration of how well-developed Southeast Asia was before the onset of European involvement, and, how, during the peak of the commercial boom in the 1500s and 1600s, many polities in Southeast Asia were not far behind Europe in terms of socio-economic progress and attainments.

Coming November 3, 2015 | Frontline on PBS TV at 10 p.m. ET / 9 p.m. CT
11

FRONTLINE and ProPublica team up to investigate a wave of terror that targeted Vietnamese-American journalists. Uncovering a trail that leads from American cities to jungles in Southeast Asia, FRONTLINE and ProPublica shine new light on a series of unsolved murders and attacks.

06/10/2015 | Bích Ngọc
12

Trong hai danh sách 100 phim Châu Á hay nhất mọi thời đại và 100 đạo diễn Châu Á nổi bật nhất đều có những cái tên Việt Nam được xướng lên.

OCT. 8, 2015 | A. O. SCOTT
13

The fact that Jobs, the co-founder of Apple, in the course of his rise, has betrayed his friends, alienated his allies and mistreated his loved ones challenges some deeply cherished myths about the correlation between virtue and success. Jobs’s behavior also confirms equally deep assumptions about the ultimate virtue of ruthlessness in the capitalist economy. He’s heroic and despicable. He inspires loyalty and resentment, often from the same people. A cold rationalist who is certain he knows what the public wants, Jobs remains a mystery to those who know him best, and a brilliant, steely-eyed enigma at the center of the new movie that bears his name.

Ý kiến nhận xét
06/10/2015 | CHI MAI
1

Cần trường chuyên để tránh "thằng chột làm vua xứ mù", và bởi vì “nếu không vào các môi trường thách thức với các đối thủ xứng tầm thì dễ sa vào tự mãn, và cũng mòn dần khả năng và sự nỗ lực cần có để vươn lên” – là quan điểm của anh Kim Ngọc Minh, thạc sĩ quản lý giáo dục.

24/10/2015 | NGÂN ANH
2

Chưa làm rõ được sự phân luồng học sinh, cơ cấu hệ thống giáo dục là nội dung mà những chuyên gia, nhà khoa học tham dự toạ đàm “Góp ý cho chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể” tập trung thảo luận trong ngày 23/10.

08/10/2015 | Hồng Hạnh
3

GS.TSKH Phạm Tất Dong, Tổng Thư ký, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, cho rằng, hiện nay nói đến giáo dục, người dân nghĩ ngay đến việc đóng tiền, đến mọi khoản phí mà hầu như không ai thấy giáo dục là một phúc lợi xã hội cơ bản…

08/10/2015 | Nguyễn Kim Hồng
4

Đã có nhiều nghiên cứu, nhiều ý kiến về học thêm, dạy thêm. Trong các nghiên cứu có chỉ ra cả nguyên nhân thu nhập thấp của thầy cô giáo - những việc mà lẽ ra chỉ có thể giải quyết bằng chính sách thì lại được cả xã hội và giáo viên tự giải quyết với nhau. Không phải môn học nào và thầy cô giáo nào cũng tham gia dạy thêm cả.

29/09/2015 | Chủ tịch Hội đồng KH&ĐT - Đại học Quốc gia Hà Nội)
5

Trong bối cảnh chúng ta ngày càng hội nhập quốc tế cả chiều sâu lẫn bề rộng, Báo cáo chính trị của BCHTW cũng cần chỉ ra giáo dục và đào tạo của Việt Nam đang đứng ở đâu?

15/10/2015 | Phạm Tất Dong
6

Lẽ ra, giáo dục phải là một loại dịch vụ đặc biệt, mang lại cho người dân sự học như một phúc lợi quan trọng và tối cần thiết thì giờ đây, nó là một quan hệ tiền – hàng sòng phẳng, nhiều tiền thì hàng nhiều, ít tiền thì hàng ít, không tiền thì đừng nghĩ đến hàng. Cái lý ấy cho người nghèo thấy rằng, ít tiền thì học ít, kiếm dăm chữ thôi, đừng mơ tưởng tới đỉnh cao học vấn.

12/10/2015
7

Thực tiễn đổi mới giáo dục Việt Nam trong nhiều năm qua cho thấy, công việc đổi mới chậm chạp được “RÓT” từ trên xuống khi thấm đến giáo viên THÌ đã kết thúc một quy trình đổi mới do những bức xúc bị ứ đọng trong quá trình đổi mới CHẬM được giải quyết đòi hỏi một sự đổi mới khác.

13/10/2015 | Lê Phương
8

Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Nguyễn Quân: "Sẽ trả những “món nợ” với người làm khoa học gồm: cơ chế tài chính và chế độ đãi ngộ trọng dụng nhân tài".

20/10/2015 | NGÂN ANH
9

Chánh Văn phòng Bộ GD-ĐT, ông Phạm Ngọc Phương cho biết: “Sau khi Bộ GD-ĐT nhận được công văn đề nghị của hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Bộ đã trả lời hai nội dung.
Nội dung thứ nhất là Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng GD-ĐT. Có trách nhiệm xét công nhận, huỷ bỏ công nhận đạt chức danh GS, PGS.
Nội dung thứ hai là thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học, trong đó có hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng căn cứ vào nhu cầu bổ nhiệm chức danh GS, PGS theo đề nghị khoa, bộ môn và ý kiến hội đồng khoa học của cơ sở giáo dục đại học, ra quyết định bổ nhiệm chức danh GS hoặc PGS cho các nhà giáo đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS theo quy định trên.
Bộ GD-ĐT thông báo để Trường ĐH Tôn Đức Thắng biết”.

19/10/2015 | NGÂN ANH
10

“Vào năm cuối trung học, các con hỏi ý kiến tôi về định hướng nghề nghiệp. Tôi bảo các con cứ làm điều gì các con thích. Hỏi kỹ trong lòng xem thích nhất điều gì. Nếu vài ba năm nữa mà không thích nữa thì chuyển đổi cũng chẳng sao. Đừng bao giờ hỏi cha mẹ thích con làm gì. Đây là đời sống của con”.

OCT. 4, 2015 | NICHOLAS FANDOS
11

But as far as the president is concerned, what matters is what his older daughter makes of her education.
As he told the students in Des Moines last month, offering what he said was a third piece of advice to Malia: “Don’t go to college just to duplicate the same experience you had in high school. Don’t make your decision based on, well, where are all my friends going so that I can do the exact same things with the exact same friends that I did in high school. The whole point is for you to push yourself out of your comfort level, meet people you haven’t met before, take classes that you hadn’t thought of before.’’
“Stretch yourself,” the president added. “Because this is the time to do it, when you’re young.’’

OCT. 16, 2015 | Claire Cain Miller
12

For all the jobs that machines can now do — whether performing surgery, driving cars or serving food — they still lack one distinctly human trait. They have no social skills.
Yet skills like cooperation, empathy and flexibility have become increasingly vital in modern-day work. Occupations that require strong social skills have grown much more than others since 1980, according to new research. And the only occupations that have shown consistent wage growth since 2000 require both cognitive and social skills.

02/10/2015 | Ly Pham
13

Dr Le Vinh Danh, rector of TDTU, asserts that TDTU has developed professorship requirements following international practices and sees the professorships as a job title to be used within institutions, not an external title, a nationally recognised lifetime academic rank, as granted by the National Committee on Professorship Titles.
He pointed out that TDTU is allowed to reform in aspects relating to “recruitment, appointment of administrators/experts/ scientists/lecturers” by Decision 158/QD-TTg on granting institutional autonomy to TDTU.

04/10/2015 | Phạm Thị Ly
14

Tranh luận về việc có nên giao quyền tự chủ bổ nhiệm giáo sư từ trường hợp ĐH Tôn Đức Thắng vừa qua đã thể hiện nhiều luồng ý kiến khác nhau, đặt ra ít nhất hai vấn đề quan trọng: Tự chủ ĐH và cải thiện hệ thống bổ nhiệm chức danh giảng viên (thực chất là cải thiện cách quản lý và sử dụng lực lượng hàn lâm). Cả hai vấn đề này đều có ý nghĩa lớn trong việc đổi mới chất lượng giáo dục ĐH.

02/10/2015 | Phạm Thị Ly
15

Quy trình bổ nhiệm chức danh giáo sư minh bạch, linh hoạt và nhất quán với bộ tiêu chuẩn đơn giản, phản ảnh thực chất những đòi hỏi cốt lõi của Malaysia có thể là một tham khảo tốt cho Việt Nam.
Malaysia là một nước tương đối gần với Việt Nam, cùng chia sẻ những đặc điểm khu vực và không quá xa về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, nhưng những năm gần đây, Malaysia bứt phá lên khá xa trong giáo dục đại học.

22/09/2015 | Phạm Thị Ly – Trần Thanh Dũng
16

Hiện nay, quy trình phong học hàm PGS, GS có nhiều bất cập. Có những người đã được phong GS nhưng thành tích nghiên cứu khoa học và uy tín chuyên môn không thuyết phục giới học thuật

02/10/2015 | NGUYỄN THẢO
17

Phụ huynh Nhật thường cho con cái tiếp xúc với thế giới bên ngoài từ khi còn rất nhỏ. Một chương trình truyền hình nổi tiếng của Nhật có tên là “Hajimete no Otsukai” (Nhiệm vụ đầu tiên của tôi) có nội dung ghi lại cảnh những đứa trẻ 2-3 tuổi được giao cho đi ra ngoài để làm giúp gia đình một số việc vặt. Khi trẻ thực hiện những nhiệm vụ như tới cửa hàng rau củ hay tiệm tạp hóa, một chiếc camera bí mật sẽ đi theo bọn trẻ để ghi lại. Chương trình nổi tiếng này đã phát sóng được hơn 25 năm.

05/10/2015 | Nguyễn Khánh Trung
18

Trong khuôn khổ một dự án nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục (IRED), chúng tôi phỏng vấn một số phụ huynh Pháp để tìm hiểu về nhận thức, quan niệm về mục tiêu và cách thức giáo dục con trẻ, thì thấy rằng ưu tiên hàng đầu của họ là giáo dục sự tự chủ cho con.

02/10/2015 | VN NET
19

Việc sinh viên ra trường cầm trên tay mảnh bằng đại học gần như không giá trị gì đang trở nên nhức nhối. Bộ GD -ĐT đã có ý định khai tử các trường yếu kém. Góc nhìn thẳng mời ông Lê Trường Tùng, nguyên Hiệu trưởng Đại học FPT để bàn luận về vấn đề này.

21/10/2015 | Quý Hiên
20

Học sinh ngày nay tuy có thể sử dụng thành thạo thiết bị điện tử thông minh, nhưng lại rất vụng về trong cuộc sống. Đây là một thực trạng diễn ra khá phổ biến, khiến nhiều người lo ngại.

22/10/2015 | Quý Hiên
21

Theo nhiều chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh vụng về, đểnh đoảng, xuất phát từ quan điểm lệch lạc của cha mẹ. Trong khi đó nhà trường còn quá coi trọng dạy kiến thức mà chưa đầu tư thích đáng cho giáo dục kỹ năng sống.

23/10/2015 | Quý Hiên
22

Theo nhiều giáo viên và chuyên gia, việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào nhà trường là điều cần thiết, nhưng quan trọng vẫn là vai trò của giáo dục gia đình.
Theo PGS Văn Như Cương, đã đến lúc cần phải nghiên cứu để đưa giáo dục kỹ năng sống như một môn học hoặc như một hoạt động vào nhà trường. “Đặt vấn đề lồng ghép vào các môn học sẽ không hiệu quả. Đưa vào môn văn còn khả dĩ một chút, nhưng các môn toán, lý… thì sao? Như vậy cần phải có một môn học chính thức là môn Kỹ năng sống mới giải quyết được vấn đề”,

Trà dư tửu hậu
28/08/2014 | Trần Huỳnh
1

Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn bất ngờ bị hội đồng quản trị (HĐQT) nhà trường đề nghị Bộ GD-ĐT không công nhận hiệu trưởng.
Ngày 7-8, Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM đã có buổi làm việc với HĐQT và hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn. Tại đây đại diện Bộ GD-ĐT cho biết ngày 15-7, Bộ GD-ĐT có nhận được tờ trình của HĐQT ĐH Công nghệ Sài Gòn đề nghị không công nhận hiệu trưởng đối với GS.TS Đào Văn Lượng, hiệu trưởng nhà trường. Lý do được phía HĐQT nhà trường đưa ra là “do thỏa thuận hiệu trưởng đã kéo dài gần hai nhiệm kỳ và các hoạt động điều hành của hiệu trưởng hiện nay không còn phù hợp”.

07/10/2015 | Mỹ Dung
2

Hơn 300 giáo viên phổ thông (tiểu học, THCS, THPT) thuộc ngành giáo dục TP.HCM (đợt đầu tiên) sẽ được tập huấn cách dạy học hiện đại, từ ngày 6-10, trong chương trình “Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học”.

09/10/2015 | KHÁNH HiỀN
3

“Cần phải hiểu mô hình trường học mới là dạy học sinh cách tự học, coi hoạt động học của học sinh là trung tâm, chứ không phải “thả” học sinh trong giờ học ở trường như nhiều người e ngại. Còn có vai trò hướng dẫn của giáo viên đứng lớp nữa chứ”.

22/10/2015 | Hà Minh
4

Đại diện Sở GD-ĐT TPHCM cho biết chủ trương biên soạn SGK mới đã được Bộ GD-ĐT phê duyệt chấp thuận nên sở sẽ chuẩn bị từng bước chứ không thể ngồi chờ khi có chương trình khung mới bắt đầu làm. Việc chuẩn bị này phải có kế hoạch chi tiết và cẩn thận. Đầu tiên là chọn xây dựng bộ sách ở cấp nào trước, đối tượng viết sách là những ai, kinh phí như thế nào.

03/10/2015 | Thụy Miên
5

GS-TS Ngô Như Bình (ảnh), giảng viên cao cấp Khoa Ngôn ngữ và văn minh Đông Á, ĐH Harvard (Mỹ), có chia sẻ về mong mỏi kêu gọi trả lại sự trong sáng cho tiếng Việt.
Theo GS-TS Ngô Như Bình, ngày nay tiếng Việt là ngôn ngữ phát triển ở trình độ cao, hoàn toàn có đủ khả năng diễn đạt các khái niệm và các sắc thái tình cảm, thực hiện các chức năng xã hội từ giao tiếp hằng ngày đến giảng dạy trong nhà trường, công cụ truyền tin của các phương tiện thông tin đại chúng, ngôn ngữ sáng tác văn học và thơ ca. Thế nhưng, ông đau đáu trước một xu hướng khá bi đát, rằng tiếng Việt đang bị hủy hoại.

17/10/2015 | Hồng Hạnh
6

Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ đưa giáo dục ngôn ngữ vào giảng dạy cho học sinh. Lĩnh vực học này bao gồm các môn học cốt lõi là Tiếng Việt/Ngữ văn, Ngoại ngữ và Tiếng dân tộc. Vậy chương trình mới này có ý nghĩa như thế nào? Sẽ được dạy ra sao? Học sinh được thụ hưởng những gì ở chương trình mới này…?

18/10/2015 | NGÂN ANH
7

Dự kiến không đưa môn học Lịch sử vào chương trình giáo dục cơ bản, mà môn Lịch sử chỉ là môn tự chọn trong Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể, đang gây ra không ít phản ứng từ dư luận, giáo viên và những chuyên gia lịch sử.

23/10/2015 | NGUYỄN Q. VƯƠNG
8

Trong Dự thảo chương trình phổ thông tổng thể mới được Bộ GD&ĐT công bố, môn Lịch sử “biến mất” ở tiểu học và trung học cơ sở với tư cách là môn học độc lập. Thay vào đó là sự xuất hiện của các môn học có tính chất “tích hợp”, như Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu xã hội (ở Tiểu học), khoa học xã hội (ở THCS).

13/10/2015 | Mặc Lâm
9

Bộ GD&ĐT đang công khai Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông đến các trường phổ thông trên toàn quốc nhằm lấy ý kiến và góp ý. Nhiều người cho rằng Dự thảo này sẽ từng bước “khai tử” môn Lịch sử trong các môn học phổ thông cũng như đi đến việc “nói không” với nó trong các kỳ thi quốc gia tốt nghiệp và tuyển sinh vào đại học, cao đẳng.

01/10/2015 | NAM CƯỜNG
10

Ngày 30/9, tin từ Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Đà Nẵng (CPHUD) cho hay, đơn vị đã chính thức khởi kiện nhiều nhân tài đi du học diện chính quyền cử đi nhưng không quay về phục vụ thành phố. Đợt đầu, có 7 trường hợp bị CPHUD kiện ra tòa dân sự…

07/10/2015 | NGÂN ANH
11

TS Lương Hoài Nam, một cựu học sinh chuyên toán trường chuyên Phan Bội Châu - Nghệ Tĩnh (nay là Nghệ An), chia sẻ quan điểm trong cuộc tranh luận về sự “tồn tại hay không tồn tại” của mô hình trường chuyên.

05/10/2015 | CHI MAI
12

Giữa tháng 9 vừa qua, cuộc tranh luận về sự tồn tại của trường chuyên TS Giáp Văn Dương và đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp đã gây ra một cơn bão khá mạnh trong dư luận.

OCT. 8, 2015 | ELIZABETH A. HARRIS
13

In New York City, there were 39 new or expanded dual-language public-school programs this fall, in addition to an increase of about 25 programs two years ago. The city has about 180 such programs, according to theDepartment of Education. Languages offered now include Arabic, Chinese, French, Haitian-Creole, Hebrew, Korean, Polish and Russian, as well as Spanish.

OCT. 12, 2015 | CHOE SANG-HUN
14

SEOUL, South Korea — South Korea said on Monday that beginning in 2017, its middle and high school students would be taught history from government-issued textbooks, prompting criticism that President Park Geun-hye’s conservative government was returning education to the country’s authoritarian past.

OCT. 13, 2015 | CHOE SANG-HUN
15

SEOUL, South Korea — President Park Geun-hye on Tuesday defended her government’s decision to teach children history with government-issued textbooks.
Currently, schools are free to choose from among eight history textbooks, distributed by private publishers after the government approved them. But Ms. Park and her conservative supporters faulted the books, saying they were written by left-leaning historians and teachers with “ideological biases.”

OCT. 12, 2015 | JAVIER C. HERNÁNDEZ
16

The Philippines is one of only a handful of countries in the world, and the only one in Asia, that offers fewer than 12 years of basic education.
The central government in Manila sees the policy as a long-overdue measure that will give students the credentials they need to compete for high-paying jobs at home and abroad.
Students from the Philippines often face difficulty seeking overseas jobs and admission to universities abroad because their diplomas are not recognized, education officials said.
But in a country where the average household income in 2012 was about 235,000 pesos a year, or about $5,100, many families have rejected the government’s appeal to idealism and see two more years of schooling as a costly burden, not a benefit.

OCT. 5, 2015 | MANNY FERNANDEZ and CHRISTINE HAUSER
17

Texas textbooks — and how they address aspects of history, science, politics and other subjects — have been a source of controversy for years in part because the state is one of the largest buyers of textbooks. In 2010, the Texas Board of Education approved a social-studies curriculum that put a conservative stamp on history and economics textbooks, including emphasizing Republican political achievements and movements. State-sanctioned textbooks have been criticized for passages suggesting Moses influenced the writing of the Constitution and dismissing the history of the separation of church and state.

OCT. 6, 2015 | REUTERS
18

The publisher of a textbook criticized for an error that glossed over the topic of slavery has offered stickers to schools that will cover up a caption describing African slaves as “workers,” a spokeswoman said on Tuesday.

OCT. 21, 2015 | ELLEN BRESLER ROCKMORE
19

In 2010, the Texas Board of Education approved a social studies curriculum that promotes capitalism and Republican political philosophies. The curriculum guidelines prompted many concerns, including that new textbooks would downplay slavery as the cause of the Civil War.

02/10/2015 | Ngoc Ha
20

Ngày 1-10, trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện Bộ GD-ĐT xác nhận đúng là Trường ĐH Thủ Dầu Một, Trường ĐH Hồng Đức không đào tạo ĐH với ngành quản lý giáo dục nhưng lại được phép đào tạo trình độ thạc sĩ với ngành này.

18/10/2015 | Quốc Huy
21

Ngày 25/10 tới, Nghị định 73 năm 2015 của Chính phủ về quy định tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học sẽ có hiệu lực.
Theo lãnh đạo các trường đại học, việc phân tầng và xếp hạng đối với các trường đại học ở Việt Nam hiện nay là cần thiết để cơ sở giáo dục đại học định hướng rõ ràng mục tiêu đào tạo, công khai chất lượng và uy tín của các trường để người học, xã hội biết và lựa chọn.

26/10/2015 | Quý Hiên
22

Từ 25.10, Nghị định 73 về quy định tiêu chuẩn phân tầng, xếp hạng trường ĐH có hiệu lực. Dù ai cũng nhận thức đây là xu thế tất yếu nhưng vẫn băn khoăn về tính khả thi khi những tiêu chí và mục đích của nghị định chưa rõ ràng.

28/10/2015 | Duy Anh
23

Để sắp xếp lại mạng lưới gần 450 trường đại học, cao đẳng trên cả nước, Chính phủ đã bắt buộc các trường phải được phân tầng và xếp hạng kể từ ngày 25/10. Tuy nhiên, các trường vẫn chần chừ bởi quyền lợi chưa rõ nhưng nguy cơ đã thấy được.

07/10/2015 | Ngọc Hà
24

Ngày 6-10 trao đổi với Tuổi Trẻ, ông BÙI HỒNG QUANG, phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - tài chính Bộ GD-ĐT, cho biết:
Mức học phí ĐH chương trình đại trà tại các trường chưa tự chủ kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư, tốc độ tăng hằng năm là 10% (được xây dựng dựa trên mức tăng chỉ số giá tiêu dùng trung bình của cả giai đoạn 2010 - 2015).

06/10/2015 | LÊ PHƯƠNG TRÍ
25

Quỹ phụ huynh trước đây, giờ được gọi là tiền công trình của hội cha mẹ học sinh cùng với các khoản thu như quỹ khuyến học của trường, tiền nước uống, tiền vệ sinh phí…

27/10/2015 | VĂN CHUNG
26

Các cơ sở giáo dục cần có hoạt động thiết thực đạt hiệu quả giáo dục cao, tiết kiệm, không phô trương hình thức, không huy động phụ huynh, học sinh đóng góp để chăm lo cho giáo viên nhân ngày 20/11.

19/10/2015 | Quoc Huy
27

“Tăng học phí là một trong những giải pháp quan trọng nhưng không phải lời giải thần diệu trong các vấn đề về phát triển GD&ĐT. Đó là sự đồng bộ giữa chất lượng giảng viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới hệ thống quản trị trong nhà trường…”.
Ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã trao đổi với phóng viên Dân trí về việc tăng học phí.

13/10/2015 | Văn Chung - Ngân Anh
28

Ông Lê Đình Vinh đã trúng tuyển chức danh hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội từ cuộc thi chọn người của Bộ Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp vẫn chưa ra quyết định bổ nhiệm chức danh này đối với TS Lê Đình Vinh do có kiến nghị, khiếu nại về cá nhân ông.

08/10/2015 | Minh Giang
29

Hội đồng quản trị Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM vừa có quyết định bổ nhiệm bà Võ Thị Ánh Tuyết làm hiệu trưởng tạm quyền, trong khi bà Tuyết chỉ có bằng kỹ sư, không có bằng thạc sĩ theo quy định.

13/10/2015 | VĂN ĐỨC
30

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh vừa có quyết định miễn nhiệm chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường THPT Vũ Quang đối với ông Trần Trọng Thức - người đã làm giả học bạ cho một học sinh.
Ông Trần Xuân Yên, Hiệu trưởng Trường THPT Vũ Quang cho biết như vây khi trao đổi với VietNamNet chiều 13/10.

05/10/2015 | LÊ DƯƠNG
31

Dù chưa kết thúc khóa học lớp sơ cấp hàn công nghệ cao, nhưng hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề số 1 đã ký và cấp chứng chỉ cho 71 học viên trước đó cả tháng. Ngày 2/10 UBND TP Thanh Hóa đã có quyết định tạm định chỉ công tác đối với ông Trinh Văn Ngãi thời hạn 1 tháng.

09/10/2015 | ANH KHOA
32

Đó là trường hợp hy hữu xảy ra đối với em Nguyễn Xuân Anh Tuấn (trú tại phường Quảng Phú, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) vừa được ĐH Huế thông báo không đủ điểm trúng tuyển vào ngành y đa khoa, Trường ĐH Y dược Huế... dù em đã làm thủ tục và nhập học được gần 1 tháng nay.

13/10/2015 | LÊ DƯƠNG
33

Giáo viên mầm non huyện vùng cao Mường Lát (Thanh Hóa) hiện phải ở trong những ngôi nhà tạm bợ, thiếu thốn. Mùa nắng thường xuyên không đủ nước sinh hoạt…

13/10/2015 | NGUYỄN HIỀN
34

Trường ĐH Tôn Đức Thắng vừa công bố hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy trình, hồ sơ đề nghị xét và bổ nhiệm chức vụ chuyên môn. Hướng dẫn được soạn ra để làm nguồn tham khảo cho việc bổ nhiệm và đề bạt các chức vụ chuyên môn (trợ lý giáo sư, phó giáo sư, giáo sư) của trường.

12/10/2015 | Thái Bá Dũng
35

Ông Phạm Ngọc Thạch - giám đốc Sở GD-ĐT Gia Lai - cho biết đã yêu cầu Trường THPT Võ Văn Kiệt (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) họp đề xuất hình thức kỷ luật đối với ông Trần Văn Thuận - hiệu trưởng nhà trường - và các cá nhân liên quan đến nhiều sai phạm tại trường này.

Oct. 29, 2015 | KATE TAYLOR
36

Success Academy, the high-performing charter school network in New York City, has long been dogged by accusations that its remarkable accomplishments are due, in part, to a practice of weeding out weak or difficult students. The network has always denied it. But documents obtained by The New York Times and interviews with 10 current and former Success employees at five schools suggest that some administrators in the network have singled out children they would like to see leave.

24/10/2015 | Nhóm phóng viên
37

Theo vị cán bộ chỉ huy kiểm lâm đã về hưu này thì nguy cơ rừng Trường Sơn bị trắng xóa là chuyện trước mắt, khó có thể nói rằng rừng Trường Sơn sẽ giữ lại được những loại động thực vật quí hiếm. Có ba lý do để ông khẳng định rằng rừng Trường Sơn sẽ không còn, đó là: Hầu hết giới quan chức đều làm nhà bằng gỗ quí, đồ dùng trong nhà của họ thuộc nhóm gỗ cực quí; Các dự án thủy điện mở rộng lòng hồ đang là mối nguy lớn của các cánh rừng già và; Các dự án trồng rừng mà trên thực tế là phá rừng để kinh doanh đang ngày đêm tùng xẻo rừng Việt Nam.

28/10/2015 | P. Thảo
38

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh cảnh báo, trong 10 năm tới, GDP của Việt Nam có thể tăng gấp đôi, nhưng nếu không quan tâm đúng mức công tác bảo vệ môi trường, tính trung bình GDP cứ tăng 1% thì thiệt hại do ô nhiễm môi trường sẽ làm mất đi khoảng 3% GDP.

08/10/2015 | Q.KHẢI - T.LONG - 
T.DƯƠNG - Y.TRINH
39

Một nghiên cứu vừa công bố cũng cho thấy ô nhiễm không khí từ Trung Quốc đang tràn sang VN.
Liên tục những ngày qua, tại TP.HCM và các tỉnh lân cận “sương mù” xuất hiện trên diện rộng, nguyên nhân được xác định là do cháy rừng ở Indonesia. Trong khi đó, một nghiên cứu vừa công bố cũng cho thấy ô nhiễm không khí từ Trung Quốc đang tràn sang VN.

OCT. 8, 2015 | JOE COCHRANE
40

After the skies cleared in 2013, the issue was once again forgotten — until last month, when the crisis erupted anew.
The consensus this year is the same as it was then: The slash-and-burn techniques used in Indonesia’s palm oil industry are continuing unabated, and there is no magic bullet for ending the practice — or the haze it causes — in the short term.

Oct. 28, 2015 | JOE COCHRANE
41

JAKARTA, Indonesia — Thanks to heavy rainfall, Indonesia may have turned the corner in battling mass forest fires that have blanketed much of Southeast Asia in toxic haze, but more rain will be needed in the coming days to get the blazes under control, a senior government minister said Wednesday.

Oct. 30, 2015 | JOE COCHRANE
42

JAKARTA, Indonesia — A disoriented, pregnant orangutan, her treetop home in Indonesian Borneo reduced to charred wood, is rushed to a rehabilitation center by conservationists, who dodged walls of fire and toxic smoke.

OCT. 8, 2015 | Ian Lovett
43

Gov. Jerry Brown on Thursday signed a variety of environmental bills, including a measure that requires the public employee pension funds to drop investments in coal. The funds manage nearly $500 billion in assets, and California will become the first state to divest from coal, the law’s author, Senator Kevin De León, said. Mr. Brown also signed legislation to ban microscopic plastic beads, known as microbeads, in face washes and other hygiene products by 2020. The beads end up in waterways and have shown up in the bodies of fish and other wildlife. Concern has risen that they may make their way up the food chain back to humans.

OCT. 5, 2015 | ERICA GOODE
44

When the Obama administration announced last month that it would not add the greater sage grouse to the endangered species list, some conservation groups predictably criticized the ruling.
A more surprising development was that many other environmental organizations applauded the decision and the Interior Department’s proactive approach: With the threat of regulation under the Endangered Species Act hanging in the background, the department prodded states, federal agencies and private landowners to work together on a conservation plan that could make an endangered listing unnecessary.

06/10/2015 | Paul Barbot
45

There is a corporate monster in the making. If allowed to emerge, it will gain near complete control of one of the most vital elements to human survival: our global food supply. This monster - a conglomeration of two corporate entities, Monsanto and Syngenta - must be stopped for the sake of the planet and future generations.

OCT. 24, 2015 | MARK LYNAS
46

CALL it the “Coalition of the Ignorant.” By the first week of October, 17 European countries — including Austria, Denmark, France, Germany, Greece, Hungary, Italy, the Netherlands and Poland — had used new European Union rules to announce bans on the cultivation of genetically modified crops

17/10/2015 | Hồng Hải
47

Tình trạng mất cân bằng giới ở Việt Nam hiện ở ngưỡng 112,2 bé trai/100 bé gái và xu hướng này có chiều hướng tiếp tục gia tăng. Đáng nói, 55/63 tỉnh thành có tỷ số giới tính khi sinh cao trên 108 bé trai/100 bé gái.

28/10/2015 | Hải Bình
48

Ông Nguyễn Văn Tân - Phó Tổng Cục trưởng phụ trách Tổng cục Dân số - KHHGĐ (Bộ Y tế) - thừa nhận công tác chăm sóc sức sinh sản cho vị thành niên còn khó khăn và tuổi quan hệ tình dục lần đầu của vị thành niên - thanh niên Việt Nam ngày càng trẻ.

08/10/2015 | Lan Anh
49

Đây là chia sẻ của Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình Nguyễn Văn Tân, về đề xuất trong dự thảo Luật dân số đang được đưa ra lấy ý kiến.

11/10/2015 | K.Hoan - Nguyên Dũng
50

Ông Võ Đình Quang, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Huyện ủy Vũ Quang, Hà Tĩnh cho biết, theo báo cáo ban đầu của UBND xã Hương Quang, ngày 8.10, ông Nguyễn Văn Tường, Phó chủ tịch UBND xã này tổ chức đám cưới cho con trai là anh N.T.V (21 tuổi) lấy cô Đ.Th.M.T (sinh ngày 7.3.2001, ngụ xã Hương Minh, huyện Vũ Quang).

09/10/2015 | NGUYỄN THẢO
51

Tại buổi Gala Bình đẳng giới và Tình dục an toàn cho sinh viên, ông Clayton Bond – bạn đời đồng tính của đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đã có một số chia sẻ rất chân thành về cuộc sống của người đồng tính nói chung và của bản thân ông nói riêng với đông đảo sinh viên ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).

Oct. 26, 2015 | Didi Kirsten Tatlow
52

One wife, many husbands.
That’s the solution to China’s huge surplus of single men, says Xie Zuoshi, an economics professor at the Zhejiang University of Finance and Economics, whose recent proposal to allow polyandry has gone viral.

OCT. 14, 2015 | JENNIFER MEDINA
53

The “no means no” mantra of a generation ago is being eclipsed by “yes means yes” as more young people all over the country are told that they must have explicit permission from the object of their desire before they engage in any touching, kissing or other sexual activity. With Gov. Jerry Brown’s signature on a bill this month, California became the first state to require that all high school health education classes give lessons on affirmative consent, which includes explaining that someone who is drunk or asleep cannot grant consent.

OCT. 12, 2015 | RAVI SOMAIYA
54

For a generation of American men, reading Playboy was a cultural rite, an illicit thrill consumed by flashlight. Now every teenage boy has an Internet-connected phone instead. Pornographic magazines, even those as storied as Playboy, have lost their shock value, their commercial value and their cultural relevance.

Oct. 28, 2015 | CHOE SANG-HUN
55

SEOUL, South Korea — An unsmiling South Korean girl stares forward with an accusatory expression. Sitting beside her, in a separate chair, is a Chinese girl, her fists clenched on her lap into balls of defiance.

OCT. 29, 2015
56

The author, most recently, of the memoir “My Life on the Road” says poetry has replaced novels in her reading. “If you poured water on a great poem, you would get a novel.”

OCT. 24, 2015 | KIMIKO DE FREYTAS-TAMURA
57

LONDON — Students at Cardiff University have begun an online petition trying to bar Germaine Greer, the Australian feminist author, from speaking there next month because of her views on transgender women.

16/10/2015 | Ngọc Quý
58

Một thầy giáo 76 tuổi ở Singapore vừa bị tuyên án 4 tuần tù giam vị tội hôn một nữ sinh 11 tuổi. Tung tích ông này được giấu kín để tránh làm lộ danh tính nạn nhân, theo Today Online.

OCT. 10, 2015 | DENNIS OVERBYE
59

Dr. Geoffrey Marcy, an acclaimed astronomer and leader in the hunt for planets around other stars, has been found guilty of violating the sexual harassment policies of the University of California, Berkeley, where he holds the Watson and Marilyn Alberts Chair in the Search for Extraterrestrial Intelligence.

Oct. 29, 2015 | JESS BIDGOOD
60

CONCORD, N.H. — Appearing on a video screen, the victim of a sexual assault by an older student at one of the nation’s most exclusive boarding schools asked a judge here on Thursday to make sure her assailant was held accountable for a crime that, she said, had left her numb.

OCT. 13, 2015 | DENNIS OVERBYE
61

A majority of the astronomy faculty members at the University of California, Berkeley, have called for their colleague Geoffrey Marcy, a famed hunter of planets circling other stars, to step down from being a professor after he was found in a university investigation to have sexually harassed students.

OCT. 14, 2015 | DENNIS OVERBYE
62

Geoffrey Marcy, the renowned astronomer who was found guilty in a campus investigation of sexually harassing students, is resigning from the faculty of theUniversity of California, Berkeley, where he has been a professor for 16 years.

OCT. 19, 2015 | JEN AGG
63

High-end kitchens have long been regarded as a male domain, with culinary students worshiping brutal but allegedly brilliant men, best exemplified by the “bad boy” chef Marco Pierre White.
What we don’t often see is the sort of behavior that such an environment fosters among the sort of people attracted to it. Under extreme stress, young male chefs all too often take out their frustrations on the few women who dare to enter their realm.

OCT. 20, 2015 | DAVID STREITFELD
64

PALO ALTO, Calif. — He was the recently widowed dean of the nation’s top business school. She was a star professor who was estranged from her husband. They went for a walk. She invited him to a yoga class. A middle-age romance bloomed.

OCT. 1, 2015 | DAN LEVIN
65

For centuries, the confinement practice was done strictly at home under the stern glare of grandmothers and aunts who banned bathing, fresh air and certain foods. These days, confinement has been rebranded, remodeled and outsourced into a huge state-certified industry of specially trained nannies and maternity-care centers that combine tradition with pampered medical expertise.

31/10/2015 | Lê Thanh
66

Cụ thể, ngân sách đã bố trí được nguồn để tăng 8% lương cho người về hưu trong năm 2016. Theo tính toán của Bộ Tài chính, số tiền dành tăng lương trong năm 2016 là khoảng 1.500 tỉ đồng.

Oct. 30, 2015 | ROBERT PEAR
67

Under the final rule, he said, “patients and families can have the discussions when and where they want” — before patients become ill, after they receive a diagnosis of cancer or other serious illness, or while they are receiving hospice or palliative care.
Medicare would pay $86 for the first 30 minutes of “advance care planning” in a doctor’s office and $80 for the service in a hospital. In both settings, they said, Medicare will pay up to $75 for 30 additional minutes of consultation.

OCT. 5, 2015 | IAN LOVETT and RICHARD PÉREZ-PEÑA
68

LOS ANGELES — California will become the fifth state to allow doctors to prescribe life-ending drugs to terminally ill patients, after Gov.Jerry Brown signed the measure into law on Monday, ending his months of silence on one of the most emotional issues in the state this year.

OCT. 22, 2015 | JAVIER C. HERNÁNDEZ
69

Generations in Hong Kong have followed a familiar routine to honor the dead, jostling for prime burial spots in the mountains and by the sea, or spending small fortunes on jade urns and elaborate ceremonies.
But now the government is seeking to upend those customs. Concerned by a scarcity of space and a rise in deaths, it has embarked on an effort to promote “green burials,” urging the public to forgo traditional burials and the storage of funeral urns in special buildings after cremation. Instead, it wants people to scatter the ashes of loved ones in gardens and at sea.

07 October 2015 | Mark Karlin
70

A recent study by the for-profit website GOBankingRates.com found that just under 50 percent of Americans have no savings socked away. Worse yet, another 13 percent in the US have savings that total under $1000, and 9 percent have just a "minimum [savings] account" balance requirement. Minimum balance requirements vary, but GOBankingRates cites ranges of $500 - $1500.

OCT. 28, 2015 | DIDI KIRSTEN TATLOW
71

BEIJING — They roam the streets of Beijing, looking for illegal vendors, fire hazards and trash. They step into quarrels between neighbors, tell dog owners to clean up after their pets and try to untangle traffic jams. Sometimes, they help to catch criminals.
For the Yongshan Persuaders, a group of older Chinese volunteers who patrol their neighborhood of Fengtai in southwest Beijing, no infraction is too small in the service of public order.

22/10/2015 | LÊ ANH DŨNG
72

UNIS Hà Nội là một ngôi trường phi lợi nhuận dành cho cả những gia đình nước ngoài và gia đình Việt Nam hiện đang sống ở Hà Nội.
Hiện nay trường có 1,088 học sinh từ 3 đến 18 tuổi đến từ hơn 60 quốc gia, đại diện của 40 ngôn ngữ trên thế giới; số lượng học sinh người Việt chiếm khoảng 15%.
Học phí học tại UNIS Hà Nội tăng dần theo từng năm học từ lớp Mẫu giáo bé (3 tuổi) đến cao nhất là Lớp 12. Trong năm học 2014 - 2015, học phí các lớp 9 - 10 là 22.325 USD, lớp 11 - 12 là 23.850 USD (khoảng 470 - 500 triệu đồng).

30/10/2015 | Dave Levinthal
73

Koch funding to higher education institutes part of broader campaign to push free-market principles
Political success begins with reaching young minds in college lecture halls, thereby preparing bright, libertarian-leaning students to one day occupy the halls of political power.
Detractors argue the Koch brothers’ college-focused money, by helping advance a philosophy of economic liberty, is eroding a fundamental aspect of higher education: academic freedom.

OCT. 9, 2015 | LUIGI ZINGALES
74

Yet it is disingenuous for anybody (especially an economist) to believe that reputational incentives do not matter. Had the conclusions not pleased the Capital Group, it would probably have found a more compliant expert. And the reputation of not being “cooperative” would have haunted Mr. Litan’s career as a consultant.
And Mr. Litan’s defense that people should judge the content of his work and not its funding is also invalid. This is O.K. for a peer-reviewed journal, but not for Congress. Lawmakers hold expert hearings because they lack the expertise to evaluate certain technical subjects. They rely on the integrity of the process.

Saturday, 10 October 2015 | By David Halperin, Republic Report
75
08/10/2015 | Helen Lock
76

Unlike cheerleading, ultimate frisbee and flip cup, one feature of US higher education that has struggled to cross the Atlantic is the concept of small, campus-based, liberal arts colleges.
These tiny private institutions may seem completely different from the UK’s typically large, research-intensive, state-funded universities. But, with its focus on both teaching and research, holistic admissions processes and flexibility for students, the liberal arts model is catching on all over the world.

07/10/2015 | Chris Wegemer
77

The Cystic Fibrosis Foundation has a vertically integrated monopoly on every aspect of the disease in the United States. It sanctions fundraising events and local awareness-building chapters. It dominates outreach to patients, facilitates generous media exposure and touts successes of large fundraisers. It approves - and even ranks - care centers and physicians across the country in the only network of cystic fibrosis health-care providers. It runs a research subsidiary, which directs the largest array of cystic fibrosis research projects and clinical trials in the world. The resulting standardization and lack of competition has bred a stagnant environment and an entrenched business mindset that silences new perspectives.

OCT. 24, 2015 | THE EDITORIAL BOARD
78

Florida Coastal charges nearly $45,000 a year in tuition, which, with living expenses, can lead to crushing amounts of debt for its students. Ninety-three percent of the school’s 2014 graduating class of 484 had debts and the average wasalmost $163,000 — a higher average than all but three law schools in the country. In short, most of Florida Coastal’s students are leaving law school with a degree they can’t use, bought with a debt they can’t repay.

OCT. 9, 2015 | GRETCHEN MORGENSON
79

A report issued late last month by the Consumer Financial Protection Bureau supports this view. Even though the economy and labor market have improved, student loan borrowers are experiencing high distress levels compared with borrowers with other types of consumer debt, the government report found. More than one in four student loan borrowers are delinquent or in default on their obligations.

OCT. 7, 2015 | Kevin Carey
80

After a series of blockbuster hearings held 25 years ago on abuses in the higher education industry, Congress created a system to protect undergraduates from risky student loans.
But two weeks ago, the Education Department released a trove of new data suggesting that the system is failing and that, at some colleges, the saddling of students with loans they cannot afford to pay down is far more dire than anyone knew.
The loan crisis hits hardest at colleges enrolling large numbers of students from low-income backgrounds. These undergraduates have to borrow for college, then often have difficulty finding well-paying jobs after graduation — if they graduate at all.

Aug 15th 2015
81

Student debt in America now totals $1.2 trillion, up more than threefold over the past decade.
Surprisingly, the less students borrow, the more likely they are to struggle with repayments—presumably because debtors with six-figure obligations tend to have postgraduate degrees and steady jobs, whereas those with more modest loans tend to be college dropouts. Non-payment rates also vary by institution. Students at for-profit schools fare the worst: nearly 20% default within three years of leaving college.

OCT. 12, 2015 | PATRICIA COHEN
82

The career training and for-profit college industry has been accused in recent years of preying on the poor, veterans and minorities by charging exorbitant fees for degrees that mostly fail to deliver promised skills and jobs.

OCT. 7, 2015 | BENJAMIN MUELLER and KRISTIN HUSSEY
83

In the rarefied world of multimillion dollar gift-giving, Paul Smith’s College, named for a 19th-century hotelier and tucked in the forests of northern New York State, carried little cachet. So when Joan Weill, the wife of the Wall Street billionaire Sanford I. Weill, proposed a $20 million gift that would lift the struggling college’s fortunes, its officials saw national prestige on the horizon.

OCT. 22, 2015 | Kristin Hussey
84

Sanford Weill, a Wall Street billionaire, and his wife, Joan, have decided not to donate $20 million to a struggling northern New York college after a judge ruled that the school could not be renamed for Mrs. Weill, a spokesman for the college said on Thursday.

OCT. 18, 2015 | KEVIN SACK and SHERI FINK
85

Clearly, the Clinton Foundation functions both to do good deeds and to enhance the Clinton brand, never more so than while Hillary Rodham Clinton is running for president. But from the start, her campaign has been nagged by concerns about how the foundation raises its money. Far less attention has been paid to how that money is spent.

OCT. 11, 2015 | JONATHAN MARTIN and NICHOLAS CONFESSORE
86

Unlike the super PACs, which are allowed to focus exclusively on elections, groups like the Conservative Solutions Project — known as a 501(c)(4) organizations, after the tax code provisions that govern them — are granted tax exemptions in exchange for devoting themselves to the promotion of “social welfare.”

87

In the United States, as in much of the rest of the world, college students receive three kinds of public benefits: tuition subsidies, living grants, and public loans. Through various combinations of this benefit troika, almost all students are able to finance their college education. Some on the left are very unhappy with the precise mix of student benefits currently on offer. Student debt activists, among others, complain that tuition subsidies and living grants make up too little of the student benefit bundle, while public loans make up too much of it.

OCT. 2, 2015 | PAUL THEROUX
88

EVERY so often, you hear grotesquely wealthy American chief executives announce in sanctimonious tones the intention to use their accumulated hundreds of millions, or billions, “to lift people out of poverty.” Sometimes they are referring to Africans, but sometimes they are referring to Americans. And here’s the funny thing about that: In most cases, they have made their fortunes by impoverishing whole American communities, having outsourced their manufacturing to China or India, Vietnam or Mexico.

OCT. 17, 2015 | Frank Bruni
89

As it stands now, the country’s most selective colleges are dominated by students from affluent backgrounds. As my Times colleague David Leonhardt noted in a recent article: “For every student from the entire bottom half of the nation’s income distribution at Dartmouth, Penn, Princeton, Yale and more than a few other colleges, there appear to be roughly two students from just the top 5 percent (which means they come from families making at least $200,000).”

22/10/2015 | Nguyễn Hùng
90

Thông tin mới nhất từ Bộ GD-ĐT, dự kiến sau khi có kết quả thi THPT quốc gia, các trường ĐH, CĐ tự chủ tổ chức tuyển sinh. Bộ GD-ĐT chỉ quy định thời gian bắt đầu và thời gian báo cáo kết quả tuyển sinh; quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào; thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm.

22/10/2015 | Hà Ánh - Quý Hiên - Đăng Nguyên
91

Nhiều ý kiến trái chiều trước thông tin dự kiến sẽ có những điều chỉnh theo hướng “thả” cho thí sinh và các trường tự do xét tuyển trong tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2016.

22/10/2015 | NGÂN ANH
92

Triền miên từ nhiều năm nay, năm nào ngành giáo dục cũng loay hoay cải tiến tuyển sinh.
GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đưa ra quan điểm về vấn đề này.
Theo tôi, tổ chức thi tốt nghiếp THPT và tuyển sinh không phải là việc của Bộ mà là của cơ sở,. Việc thi tốt nghiệp THPT nên để các Sở GD-ĐT tổ chức, việc tuyển sinh giao cho các trường đại học, cao đẳng. Các trường có thể tổ chức thi tuyển riêng, liên kết thi tuyển theo cụm, theo học bạ là tùy mỗi trường.
Việc Bộ GD-ĐT nên tập trung bây giờ là có biện pháp để các trường kiểm định chất lượng, công bố kết quả kiểm định theo định kỳ.

06/10/2015 | Lê Minh -V.Trung
93

Tại Đà Nẵng nhiều trường đến nay chỉ tuyển được vài chục chỉ tiêu. Để duy trì “sự sống”, một số trường phải cho công nhân thuê trọ…

27/10/2015 | Hoàng Tụy
94

“Muốn hiểu giáo dục Việt Nam lạc hậu đến đâu chỉ cần quan sát một mùa thi. Cho nên tôi thật sự nghĩ rằng ngày nay mà còn tiếp tục duy trì kiểu thi cũ kỹ, cực kỳ tốn kém và lạc hậu đó, là một tội ác đối với con em ta…”.
Đó là nhận định của GS Hoàng Tụy về đổi mới thi kỳ thi THPT Quốc gia và xét tuyển ĐH,CĐ 2015.

28/10/2015 | Nguyến Hùng
95

Đó là kiến nghị của GS Trần Phương, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ tại Hội thảo thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ do Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam tổ chức sáng ngày 28/10.

29/10/2015 | Ngọc Hà
96

Đa số ý kiến các chuyên gia tại Hội thảo về thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ đề nghị Bộ GD-ĐT nên tách hai kỳ thi độc lập trở lại.

28/10/2015 | Quý Hiên
97

Phó giáo sư Văn Như Cương đề xuất nên trở về 2 kỳ thi như trước, kỳ thi tốt nghiệp THPT giao cho các Sở GD-ĐT tổ chức với hình thức thi nhẹ nhàng.
Phó giáo sư (PGS) Văn Như Cương đặt vấn đề: “Mặc dù mới đây GS Hoàng Tụy cho rằng nếu trở lại hai kỳ thi là có tội với học sinh, nhưng tôi vẫn băn khoăn với câu hỏi: Có nên nhập 2 kỳ thi trong một không?”.

30/10/2015 | Hoàng Mạnh
98

Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp, quý 2/2015, thu nhập bình quân/tháng (bao gồm tiền lương/tiền công, các khoản có tính chất lương và phúc lợi khác) từ việc làm chính của lao động làm công hưởng lương là 4,46 triệu đồng.

11/10/2015 | THEO VTC
99

Bộ Quốc phòng đề xuất tăng 1,5 – 2 lần mức lương tối thiểu cho các chiến sĩ đang tại ngũ. Như vậy, hệ số của các vị trí trong quân đội được giữ nguyên, nhưng lương tối thiểu áp dụng với họ được tăng lên.

21/10/2015 | CHUNG HOÀNG
100

Theo Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, quy định tuổi nghỉ hưu đối với quân nhân chuyên nghiệp ở độ tuổi 50 trở xuống ảnh hưởng chất lượng xây dựng quân đội.
Quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng được hưởng phụ cấp thâm niên; phụ cấp, trợ cấp như đối với cán bộ, công chức có cùng điều kiện làm việc và phụ cấp, trợ cấp có tính chất đặc thù quân sự; được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội; được thuê nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.

15/10/2015 | PL-TPHCM
101

Đó là tình trạng của hơn 100 giáo viên tiểu học và THCS ở quận Kiến An (Hải Phòng). Họ gọi vui nghề của mình là “dạy thuê”.
Giáo viên đi dạy hơn 10 năm, có giáo viên dạy gần 20 năm với mức lương khoảng 1 triệu đồng/tháng hoặc đi dạy không lương để chờ ký hợp đồng lao động chính thức mà không được. Đây là tình trạng của hơn 100 giáo viên tiểu học và THCS tại quận Kiến An (TP Hải Phòng).

14/10/2015 | Đại Dương
102

Liên quan đến vụ hơn trăm nhân viên hợp đồng tại Học viện Âm nhạc Huế có nguy cơ mất việc vì cơ chế “thu” không đủ bù “chi” tại đây, Ban giám đốc vừa nhóm họp và có kết luận các cán bộ, giảng viên hợp đồng sẽ làm việc bán thời gian, và bị nợ lương.

08/10/2015 | Nam Nguyên
103

Bộ trưởng Công thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng tuyên bố ở Atlanta Hoa Kỳ hôm 5/10 rằng, khi TPP có hiệu lực, lực lượng lao động trong một số ngành sản xuất kém cạnh tranh sẽ bị thất nghiệp. Theo trích thuật của báo chí Việt Nam, ông Bộ trưởng dự kiến ngành chăn nuôi sẽ gặp nhiều khó khăn nhất. Kế đến là những doanh nghiệp nhà nước dựa vào bao cấp và những doanh nghiệp có công nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu

16/10/2015 | Xuân Sinh
104

Liên quan đến vụ việc hơn 200 giáo viên, nhân viên thuộc diện hợp đồng bị chấm dứt lao động của huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) có đến 122 lao động làm việc không được đóng bảo hiểm, có người làm việc 12 năm cũng không được đóng.

23/10/2015 | Nguyễn Hùng
105

UBND Thành phố Hà Nội vừa có báo cáo gửi Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội về việc chấm dứt hợp đồng lao động với gần 200 giáo viên mầm non tại huyện Sóc Sơn. Trong báo cáo này UBND thành phố Hà Nội cho hay, việc chấm dứt hợp đồng lao động được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.

24/10/2015 | Nguyễn Hùng
106

Ngày 23/10, sau khi nghe báo cáo về việc gần 200 giáo viên mầm non bị cắt hợp đồng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn nhấn mạnh: Dù huyện Sóc Sơn làm không trái với quy định pháp luật nhưng phải có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi, tạo điều kiện về việc làm cho giáo viên.

23/10/2015 | Công Bính
107

Trong vòng 3 năm sắp tới, trường sẽ tinh giản 118 giảng viên và giáo viên. Phương án tinh giản biên chế của trường đang chờ UBND tỉnh phê duyệt. Đó là “hoàn cảnh” của trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam hiện nay.

24/10/2015 | Theo PL VN
108

Những ngày nay, cán bộ, giáo viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Quảng Nam đang lo lắng, hoang mang trước việc Phòng Tổ chức – Hành chính của trường viết “Đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động” rồi mời các cán bộ, giáo viên lên điền tên tuổi và ký tên vào để “tự nguyện” xin nghỉ việc.

31/10/2015 | Hoàng Mạnh
109

Bà Nguyễn Thị Lan Hương - Viện trưởng Viện Khoa học lao động (Bộ LĐ-TB&XH) trao đổi với báo giới tại buổi họp báo công bố Bản tin thị trường lao động quý 2/2105, hôm 30/10 tại Hà Nội.
“Tôi cho rằng, trong phân luồng, cơ cấu của thị trường lao động hiện nay chỉ cần khoảng 20% lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Như vậy trong tuyển sinh, chúng ta phải phân luồng 40% vào đại học, còn 60% vào giáo dục nghề nghiệp.”

05/10/2015 | VĂN CHUNG
110

Chu Thị Yến thủ khoa “đầu vào” và “đầu ra” ngành Kỹ thuật viễn thông (Trường ĐH Giao thông vận tải Hà Nội) cho biết trước khi ra trường đã tính tới nhiều phương án cho bản thân và không bi quan khi hiện vẫn chưa tìm được việc phù hợp.

05/10/2015 | NGỌC THÙY
111

Là học sinh giỏi tiếng Anh vài năm trước nhưng hiện nay nhắc đến tiếng Anh tôi chỉ muốn đi trốn...
Tôi thấy xấu hổ và giận bản thân mình vô cùng. Một học sinh luôn đứng trong top đầu, đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi tiếng Anh, vậy mà sau mấy năm, khả năng nghe - nói của tôi còn thua tiếng Anh “bồi” của bác xe ôm, chị bán bánh.

11/10/2015 | Nguyễn Anh Thi
112

Thu hút và giữ chân người tài vẫn là một bài toán khó, nói như một cán bộ của Thành ủy Đà Nẵng là làm sao đừng có tình cảnh “Ở xa thì ta mời lên thảm, rồi có khi ngồi lên thảm rồi thì… ngược đãi”.

14/10/2015 | SONG NGUYÊN
113

Công ty Morden Education đăng quảng cáo kín trang trên 2 tờ báo địa phương với Thư ngỏ gửi giáo viên Lam Yat-yan hứa hẹn mức thu nhập theo gói hấp dẫn như vậy với thầy giáo Lam - một mức giá được đánh giá là chưa từng có ở Hồng Kông, thậm chí trên cả thế giới.

14/10/2015 | Lê Tú
114

Cơ quan quản lý giáo dục xác định “cô giáo” xuất hiện trong đoạn clip bạo hành trẻ là nhân viên phụ trách vệ sinh và hỗ trợ trẻ ăn trưa.
Ngày 14-10, theo báo cáo nhanh của Phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm, vào ngày 6-10-2015, tại lớp nhà trẻ của nhóm lớp Mầm non tư thục Nụ cười xinh (địa chỉ số 47, Ngách 63/33, Lê Đức Thọ, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm), cô bảo mẫu M.T.N có hành vi cầm vai lắc người và dúi vào mặt cháu bé N.N T.N. khi cho bé ăn trưa.

10/12/2015 | Hà Trang
115

Cô bảo mẫu M.T.N. - người xuất hiện trong video bạo hành cháu bé hơn 16 tháng tuổi vì ăn chậm hiện đang rất suy sụp, sức khỏe yếu và hoảng loạn.

04/10/2015 | Hoàng Quỳnh
116

10 năm sau ngày nữ kỳ thủ số 1 Việt Nam Hoàng Thanh Trang khoác áo Hungary, cờ vua Việt Nam lại đối diện nguy cơ mất thêm kỳ thủ số 1 nam Lê Quang Liêm về tay cờ vua Mỹ.
Nhắc đến sự đầu tư của cờ vua VN cho những tài năng như Quang Liêm lại thêm một lần nữa thất vọng. Năm 2012, Liên đoàn Cờ VN công bố tài trợ cho Quang Liêm 150.000 USD cho đến hết năm 2015. Thế nhưng, theo tìm hiểu của chúng tôi, từ đầu năm đến nay, Quang Liêm lẫn Trường Sơn không nhận được đồng nào từ khoản tiền này.

10/10/2015 | Hoa Chanh - Hải Hà
117

Đó là nhận định của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên trước Lễ trao giải diễn ra sáng nay (10/10), tại Thư viện Hà Nội.
Kết quả 6 tác phẩm được Hội Nhà văn Hà Nội trao năm 2015 gồm: Mình và Họ (tiểu thuyết - Nguyễn Bình Phương, Nxb Trẻ), Sẹo độc lập (tập thơ - Phan Huyền Thư, Nhã Nam & Nxb Lao Động), Trên đường biên của lý luận văn học (tập phê bình của Trần Đình Sử, Nxb Văn Học), Kiên ngạnh như thủy (tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa - Trung Quốc, Minh Thương dịch từ tiếng Trung, Trung tâm Văn hóa Đông Tây & Nxb Hội Nhà văn), Trúc Thông thơ (Nxb Hội Nhà văn, giải thưởng thành tựu về thơ) và Những người vũ công Memphis (tập thơ của Đào Quốc Minh, Nxb Hội Nhà văn, giải thưởng tác giả trẻ).

15/10/2015 | Minh Quang
118

Làng văn lại xì xào “nghi án” mới, có ý kiến cho rằng Phan Huyền Thư đã “đạo” ngay trong tập thơ vừa đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội, được trao hôm 10/10.
Khá nhiều ý kiến bức xúc cho rằng Phan Huyền Thư đã cố tình “cầm nhầm” thơ của Du Tử Lê - một nhà thơ hải ngoại, nổi danh với dòng thơ trữ tình từ trước giải phóng ở Sài Gòn, đã xuất bản tới hơn 30 ấn bản thơ, công bố tác phẩm trên khá nhiều trang mạng trong và ngoài nước.

22/10/2015 | Phan Huyền Thư
119

Nhà thơ Phan Huyền Thư vừa gửi đến Tuổi Trẻ một lá thư, cô nói muốn "tìm đường đến với công luận để xin lỗi chị Phan Ngọc Thường Đoan công khai thêm một lần nữa, với sự chân thành nhất có thể".

31/10/2015 | NGÂN ANH
120

Theo Quyết định Công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2015 của Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước ngày 22/10/2015, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Phó giáo sư, ngành Nghệ thuật.

09/10/2015 | CHI MAI
121

Vui vẻ, hài hước, cô giáo Nguyễn Nữ Kiều Vinh chia sẻ quan điểm dạy học vừa truyền thống vừa hiện đại.

09/10/2015 | TRUNG HIẾU
122

Giáo sư Tiến sĩ Carlos Alberto Torres, Giám đốc Viện nghiên cứu Paulo Freire, Trường Nghiên cứu Giáo dục và Thông tin thuộc Đại học California-Los Angeles (UCLA), mới đây đã bổ nhiệm ông Nguyễn Anh Tuấn, cựu Tổng biên tập VietNamNet (một trong các báo điện tử lớn tại Việt Nam) làm Chủ tịch Ủy ban Cố vấn Quốc tế thuộc Chương trình Giáo dục Công dân Toàn cầu của trường Đại học UCLA này.

OCT. 6, 2015 | JANE PERLEZ
123

BEIJING — During the upheaval of China’s Cultural Revolution in the 1960s, when many of the country’s Western-trained scientists were shunned and persecuted, the government had an urgent scientific problem that needed attention.

OCT. 5, 2015 | LAWRENCE K. ALTMAN
124

Three scientists who used modern laboratory techniques to discover anti-parasitic drugs long hidden in herbs and soil won the Nobel Prize in Physiology or Medicine on Monday.
Their drug therapies “have revolutionized the treatment of some of the most devastating parasitic diseases,” the Nobel Committee of the Karolinska Institute in Stockholm said inannouncing the winners. They are William C. Campbell, formerly of New Jersey, and Satoshi Omura of Japan, who share one-half of the $960,000 award; and Tu Youyou of China, who won the other half.

OCT. 6, 2015 | DENNIS OVERBYE
125

Takaaki Kajita of the University of Tokyo andArthur B. McDonald of Queen’s University in Ontario were awarded the Nobel Prize in Physics on Tuesday for discovering that the enigmatic subatomic particles known as neutrinos have mass.
Their experiments rewrote the balance sheet of the universe. Neutrinos were once thought to be massless, but decades of study have led astronomers to conclude that their collective weight in the cosmos is about equal to the collective weight of stars.

OCT. 8, 2015 | ALEXANDRA ALTER
126

Svetlana Alexievich, a Belarussian journalist and prose writer known for deeply researched works about female Russian soldiers in World War II and the aftermath of the Chernobyl nuclear disaster, won the Nobel Prize in Literature on Thursday “for her polyphonic writings, a monument to suffering and courage in our time,” the Swedish Academy announced.

09/10/2015 | An Bình (Theo Guardian)
127

“Ủy ban Nobel Na Uy quyết định rằng Giải Nobel Hòa Bình 2015 sẽ được trao cho Bộ tứ Đối thoại Quốc gia Tunisia vì những đóng góp quyết định cho việc xây dựng một nền dân chủ đa nguyên tại Tunisia sau Cách mạng Hoa Nhài 2011”, Ủy ban Nobel Na Uy cho biết.

OCT. 7, 2015 | WILLIAM J. BROAD
128

How does DNA, the delicate blueprint of life, keep from falling apart despite repeated assaults? On Wednesday, the Nobel Prize in Chemistry went to three scientists who unraveled some of the secrets.

OCT. 9, 2015 | SEWELL CHAN
129

LONDON — A coalition of labor union leaders, businesspeople, lawyers and human rights activists won the Nobel Peace Prize on Friday “for its decisive contribution to the building of a pluralistic democracy in Tunisia in the wake of the Jasmine Revolution of 2011.”

OCTOBER 9, 2015 | Jane Perlez
130

Q. How did you start your work?
A. China had a very good relationship with North Vietnam and during the war, they had an epidemic of malaria. Soldiers’ lives lost to malaria were two to three times those lost in combat. The malaria parasite had developed resistance to all drugs. The United States was working on it, too, because they were losing soldiers. At our institute, all research had been suspended because of the Cultural Revolution, but this was officially permitted by Mao Zedong and Zhou Enlai. There had been no good results at a military hospital, so they came to my institute looking for help in 1969. They named me head of the program. I was young and ambitious, and happy to have something to do amid all the chaos.

OCT. 10, 2015 | Ian Johnson
131

These contrasts are part of a bigger, century-long debate in China that has been renewed bythe award on Monday to one of the academy’s retired researchers, Tu Youyou, for extracting the malaria-fighting compound Artemisinin from the plant Artemisia annua. It was the first time China had won a Nobel Prize in a scientific discipline.

Oct. 22, 2015 | EDWARD WONG and VANESSA PIAO
132

BEIJING — President Robert Mugabe of Zimbabwe has crushed political opponents in his country, and democratic challengers and their supporters have faced intimidation, jail and worse.
Now he can claim the honor of being awarded a Confucius Peace Prize, the Chinese answer to the Nobel Peace Prize.

OCT. 8, 2015 | Julie Bosman
133

CHICAGO — A former head of Chicago Public Schools plans to plead guilty to planning a scheme to take hundreds of thousands of dollars, airfare, meals and baseball tickets in exchange for steering more than $23 million in contracts to her former employer, her lawyer and a federal prosecutor said on Thursday.

Chén trà thứ 2
11/10/2015 | Thu Vân
1

Từng là thánh đường của rất nhiều thế hệ diễn viên ở TP HCM và luôn chật kín khán giả, thời gian gần đây, nhiều sân khấu kịch Sài Gòn rơi vào tình trạng ngắc ngoải, những cái tên đầu đàn, lâu năm của sân khấu kịch một thời rơi vào cảnh thua lỗ kéo dài, đìu hiu và có có nguy cơ đóng cửa.

08/10/2015 | Phan Quốc Bảo
2

Công chức, người có học là thầy Hai, người Hoa buôn bán là chú Ba, đại ca giang hồ là anh Tư, lưu manh là anh Năm... người lao động nghèo xếp thứ Tám, chị em ta buôn bán "vốn tự có" thứ Chín...

20/10/2015 | Sean Trainor
3

Community colleges have been at the forefront of nearly every major development in higher education
In January of 2015, President Obama unveiled his “American College Promise” program – a plan to make two years of community college education available free of charge to“everyone who’s willing to work for it.” In offering the proposal, the president did not just venture a partial solution to the student debt crisis. He joined a growing community of thinkerswho see the community college as central to solving a wide variety of problems in higher education, from cost and inclusivity to career-preparedness and community engagement.

OCT. 23, 2015 | NORIMITSU ONISHI
4

JOHANNESBURG — President Jacob G. Zumaagreed on Friday to freeze tuition fees at South Africa’s public universities, yielding to widening protests by students who streamed into the capital, Pretoria, by the thousands and protested outside his office.
In the largest protest organized by university students this year, thousands from campuses across the country rallied Friday at the Union Buildings, the seat of power in South Africa, chanting and holding signs demanding a freeze on tuition and criticizing Mr. Zuma’s administration.

OCT. 12, 2015 | WINNIE HU
5

The number of Asian-American fraternities and sororities has grown over the last generation as the children and grandchildren of immigrants, feeling shut out of existing Greek organizations, began to create their own.
And as those groups have spread across the country, some have replicated not only the social networking of other fraternities, but also their excesses.

OCT. 9, 2015 | AATISH TASEER
6

In another society, with the benefit of a real education, Mr. Modi might have been something more than he was. Then it would be possible to imagine a place with real political differences, and not one in which left and right were divided along the blade of a knife by differences in class, language and education. But just as that other society does not yet exist, neither does that other Modi. Indians will have to make do with the Modi they have; and, as things stand, perhaps the cynics are right: Perhaps this great hope of Indian democracy, with his limited reading and education, is not equal to the enormous task before him.

OCT. 10, 2015 | Nicholas Kristof
7

So, sure, let’s celebrate the success of Asian-Americans, and emulate the respect for education and strong families. But let’s not use the success of Asians to pat ourselves on the back and pretend that discrimination is history.

12/10/2015 | Rahul Choudaha
8

China is home to roughly 20% of the world’s population. It contributes about 14% of global economic output. The size and interconnectedness of its economic activities mean that the knock-on effects are felt far and wide.

Oct. 29, 2015 | CHRIS BUCKLEY
9

BEIJING — Driven by fears that an aging population could jeopardizeChina’s economic ascent, the Communist Party leadership ended its decades-old “one child” policy on Thursday, announcing that all married couples would be allowed to have two children.
The decision was a dramatic step away from a core Communist Party position that Deng Xiaoping, the Chinese leader who imposed the policy in the late 1970s, once said was needed to ensure that “the fruits of economic growth are not devoured by population growth.”

Oct . 29, 2015 | DIDI KIRSTEN TATLOW and VANESSA PIAO
10

BEIJING — The Chinese Communist Party’s historic decision to ease its restrictions on the number of children all married couples are allowed to have, turning its decades-old “one-child” policy into a “two-child” policy, was met with a cascade of discussion on Chinese social media Thursday evening.
Among the tens of thousands of comments, some people announced that they would start trying to conceive a second child that night. Others said they would not have another for anything in the world — children were just too expensive.

Oct. 29, 2015 | DIDI KIRSTEN TATLOW
11

BEIJING — When the Chinese government loosened the one-child policy in 2013, Cai Wei and Ni Jun wanted to take advantage of it.
The Beijing couple already had a son, Huhu, born in 2010, and like many families they wanted the child to have a sibling.
But by the time the government announced Thursday that all Chinese couples could finally, legally, have a second child, the couple had changed their minds.
“We pay about 1,400 renminbi a month for Huhu’s kindergarten,” she said, about $220. “And that’s just the fees. Then there’s extra lessons. He loves art. Swimming is 100 renminbi an hour,” or $16. “Rollerblading. It’s all so expensive. I’d love to have a second child, but I’m afraid of the consequences.”

Oct. 29, 2015 | EDWARD WONG
12

BEIJING — China ranks last in the world for openness among countries studied in a new report on Internet freedom by a prominent American pro-democracy group.
The report, “Freedom on the Net 2015,” the latest such annual study by the group, Freedom House, lists the many ways in which China is restricting free access to the Internet, from strengthening its Great Firewall system of website censorship to criminalizing some kinds of Internet speech. China had the worst score of 65 nations, behind Iran, Cuba and Myanmar. (North Korea was not included in the report.)

OCT. 21, 2015 | JAVIER C. HERNÁNDEZ
13

Each class opened with a patriotic video montage. Talk of Mao’s errors was minimal, restricted to the Communist Party line. The professor, a faculty member at Tsinghua, one of China’s most prestigious universities, seemed eager to mimic Mao himself, dressing in a tunic suit and referring to Maoism as a “magic bullet” for the party.