"Chợ Đầu Mối" về Giáo Dục tại Việt Nam
A Clearinghouse on Education in Viet Nam
Ý kiến nhận xét
25/01/2016 | Lê Đăng Doanh | Bản tin số 42

Chúng ta hãy bắt đầu từ những chuyện rất nhỏ để nâng cao chất lượng, công nghệ của mình. Ở Sài Gòn, có chị chuyên làm cá kho tộ, đã xuất khẩu cả bông lau, cá lóc, cá bống mú. Mỗi tộ chị nấu với hương vị khác nhau. Nấu xong thổi một luồng khí nitơ rất lạnh vào, rồi đóng giấy bạc.

18/03/16 | Lâm Quang Thiệp | Bản tin số 42

Bài viết của GS. TSKH Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) trình bày sự phát triển các mô hình quản trị và quản lý giáo dục đại học trên thế giới và nêu một mô hình chung được chấp nhận rộng rãi, đó là mô hình “quyền tự chủ cùng với trách nhiệm giải trình”.

19/03/16 | Lâm Quang Thiệp | Bản tin số 42

Ở nước ta khái niệm quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của giáo dục đại học thế giới được đưa vào lần đầu ở Luật Giáo dục năm 1998 (lúc đó từ accountability được dịch không thỏa đáng là “tự chịu trách nhiệm”, đã có sự điều chỉnh thành “trách nhiệm xã hội” trong Điều lệ trường đại học năm 2003 và năm 2014.

16/03/16 | Đặng Văn Định | Bản tin số 42

TS. Đặng Văn Định (Trưởng Ban phân tích và nghiên cứu chính sách- Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) nhìn nhận chi tiết và cho rằng: “Tự chủ trong giáo dục đại học có 7 nội dung: Nghiên cứu/công bố, Nhân sự, Chương trình-giảng dạy, Chuẩn mực hệ thống, Sinh viên, Quản trị trường, Hành chính và tài chính.

17/03/16 | Đặng Văn Định | Bản tin số 42

Quyền tự chủ gồm 3 nhóm: (1) Cơ chế tự chủ thực hiện nhiệm vụ, trong đó có tự xác định kế hoạch theo chức năng nhiệm vụ, tự thực hiện kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường; (2) Cơ chế tổ chức và nhân sự, trong đó có tự chủ về tổ chức bộ máy, tự chủ về nhân sự; (3) Cơ chế tự chủ tài chính, trong đó có tự chủ nguồn kinh phí, sử dụng nguồn kinh phí và phân phối kết quả tài chính.

16/03/16 | Xuân Trung | Bản tin số 42

PGS. Trần Xuân Nhĩ, nguyên thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng, tách riêng chuyện Quy chế tuyển sinh thì vấn đề cơ bản nhất Bộ GD&ĐT vẫn bảo thủ. Cụ thể, Bộ GD&ĐT chưa phân định rõ vấn đề “hai trong một” của kỳ thi quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng. Vì thực tế đánh giá bậc phổ thông khác với đánh giá để tuyển sinh vào đại học, cao đẳng.

10/03/2016 | Huy An | Bản tin số 42

Từ việc trường Đại học Hùng Vương, TP.Hồ Chí Minh không được tuyển sinh viên trong 4 năm, hiệu phó đến tuổi nghỉ hưu nhưng quyết bám trụ; cho đến chuyện thầy cô trong ban giám hiệu dùng đủ cách để tranh giành quyền lực, lợi nhuận ở Đại học Hoa Sen. Chưa bao giờ nghề giáo cao quý lại trở nên nhộn nhạo, đáng buồn như lúc này.

23/03/2016 | Đan Hà | Bản tin số 42

“Cho con học trường Việt Nam thì em phải chấp nhận việc con phải dậy từ 6 giờ sáng để đến trường, áp lực bài vở, thời khóa biểu cực lớn. Chồng tôi khi nhìn các cháu con của em tôi đi học anh ấy đã sốc và tuyên bố, không để con học trường Việt".

22/03/2016 | T.T. | Bản tin số 42

"Bạn muốn ăn thực phẩm nhiễm hóa chất, muốn đi khám bệnh phải đợi cả thế kỉ, làm việc phải nhìn trước ngó sau, đi đường có thể chết vì tai nạn bất cứ lúc nào... thì hãy về Việt Nam".

14/03/2016 | Bùi Phú Châu | Bản tin số 42

Lên đại học, tôi mới hiểu ý nghĩa của từ Công dân, đó là con người đặt trong mối quan hệ với nhà nước, nghĩa là con người được bao bọc bởi pháp luật.
Chúng ta có một giấc mơ suốt bao nhiêu năm, rằng: Việt Nam sẽ có nhà nước Pháp quyền theo cách của riêng mình, một xã hội thượng tôn pháp luật, nơi mọi hành vi đều dựa trên pháp luật và mọi cá nhân đều được bảo vệ bằng quyền hạn vô biên của pháp luật. Chúng ta nói những thứ cao xa, nhưng chúng ta quên mất chuyện phải giáo dục cho các em học sinh về pháp luật ngay từ trên ghế nhà trường.