"Chợ Đầu Mối" về Giáo Dục tại Việt Nam
A Clearinghouse on Education in Viet Nam
THƯ TÒA SOẠN - EDITOR’S NOTE

Chào các em sinh viên và các bạn đồng nghiệp,

Khi số Trồng Người này được gửi đi thì cũng sắp Tết, với những vui buồn chen lấn nhau vào mùa này.  Người giầu có thì tính chuyện ăn Tết cho to, cho oai, cho khoái; người có quyền thì mở cờ trong bụng, tươi cười ngồi nhận quà cáp, đặc sản, hay phong bì dầy cộm từ đám thuộc hạ và những người cần giấy phép. 

Anh chị em chúng tôi ở Trồng Người không mấy ai quan tâm đến những thành phần giầu hay quyền thế; ngược lại, chúng tôi thấu cảm (empathize) với những gia đình nghèo đang chạy xốn vó kiếm tiền trả nợ trước giao thừa, những thầy cô được một thùng mì, một chục cam và một chai dầu ăn làm “thưởng tết”, những người công nhân xa nhà nhưng không đủ tiền và quà về thăm gia đình, nên đành gửi chút quà về cho đám con gọi là có tí gì Tết…

Dịp Tết nào chúng tôi cũng chia buồn với chị em phụ nữ.  Càng hội hè, đình đám, cưới hỏi, lễ tết thì càng “trăm thứ đổ đầu con dâu, con gái” trong nhà, chứ trời có sập cũng không thấy được các “liền anh” chui đầu vào bếp bao giờ.  Và cũng vào dịp Tết mới thấy cái hủ tục “tam tòng” còn ăn sâu vào con người Việt như thế nào.  Hai bài báo mới đây trên VNNet thể hiện khá rõ cuộc cách mạng văn hóa này:

Hy vọng là từ năm nay sẽ bắt đầu có một số gia đình ăn Tết ngày mùng 1 bên nhà vợ.

Hòa bình,

Vũ-Đức Vượng.

Nguyễn Văn Vĩnh

Tính nhút nhát, động làm việc gì thì lo trước nghĩ sau, không dám quả quyết làm ngay. Thí dụ như chưa đi buôn đã lo lỗ vốn, chưa làm ruộng đã sợ mất mùa. Quanh năm chỉ ngồi một xó không được một trò gì. 

slide-3dhanoi

Đời sống hàng ngày hủ bại tầm thường 
(Nguyễn Văn Vĩnh, Chuyên mục Nhà nho, Đông Dương Tạp chí, năm 1914)

Các tật của nhà nho đại khái như sau:

1- Tính lười nhác, làm việc gì không mấy ông chịu chăm chút siêng năng. Đi đâu thì lạng khang rẽ ràng. Sáng không dậy được sớm, mà đứng dậy thì làm thế nào cũng phải ngồi ngáp một lúc, rồi nào hút thuốc, nào uống nước, nào ăn trầu, nào rửa mặt sau mới nhắc mình lên được mà ra ngoài.

2 - Tính nhút nhát, động làm việc gì thì lo trước nghĩ sau, không dám quả quyết làm ngay. Thí dụ như chưa đi buôn đã lo lỗ vốn, chưa làm ruộng đã sợ mất mùa. Quanh năm chỉ ngồi một xó không được một trò gì.

3 - Hay nghĩ viển vông mà không lo việc trước mắt. Tiền sờ túi không một xu mà vẫn gật gù đánh chén, sánh mình với Lý Bạch, Lưu Linh. Gạo trong nhà không còn một hột, mà vẫn lải nhải ngâm thơ, tỉ(1) mình với Đào Tiềm, Đỗ Phủ. Học thì chẳng được một điều gì thực dụng mà vẫn tự đắc là tai thánh mất hiền(2). Nói khoác thì một tấc đến trời mà rút lại mười voi không được bát nước sáo.

4 - Ngoại giả các tính ấy, lại còn một tính làm cho hại việc là tính cẩu thả. Xem điều gì hoặc làm việc gì, chỉ cầu cho xong việc, chớ không chịu biết cho đến nơi đến chốn hoặc làm cho thực kinh chỉ(3) vững vàng. Lại một tính tự mãn tự túc, học chưa ra gì đã lấy làm khôn, tài độ một mẩu con đã cho là giỏi. Vì các tính ấy mà làm cho ngăn trở sự tiến hóa.

-----------------------------------------
Chú thích:
(1) so sánh.
(2) người có tài có đức.
(3) tạm hiểu: đạt tới chuẩn mực.

S.T

NGUỒN GỐC NHÂN BẢN TRONG GIÁO DỤC VÀ XÃ HỘI
Vũ-Đức Vượng
(Trả lời phỏng vấn của báo Thế Giới tiếp Thị, Nhân buổi nói chuyện tại Cà Phê Thứ Bấy – 13/12/2014)

1. Trước hết, xin Thầy nói lại câu chuyện về Tình thương, giá trị cốt lõi của tính nhân văn, điều tạo ra ý thức trách nhiệm của một người thầy trong giáo dục, và hiện nay nó đã bị tha hóa, biến dạng, thậm chí rất mờ nhạt trong giáo dục Việt Nam

Tôi nhớ mãi câu chuyện đọc trên tờ New York Times cách đây 2 năm về một ngôi mộ chôn những tổ tiên chúng ta cách đây 4,000 năm ở một nơi tên là Man Bac, phía Nam Hà Nội. 
Trong ngôi mộ này, những bộ hài cốt được xếp nằm thẳng như chúng ta vẫn làm ngày nay, trừ một thi hài nằm nghiêng, hai đầu gối co lên.

Qua khảo nghiệm, các nhà nghiên cứu từ ĐH Australian National – Canberra xác định được là cậu bé tuổi teen này bị tê liệt từ nhỏ và không xử dụng được cả chân lẫn tay.  Tuy vậy cậu bé vẫn tiếp tục sống thêm được khoảng 10 năm nữa và họ kết luận là cái xã hội quanh cậu thời đó đã chăm sóc, nuôi nấng cậu cho đến khi chết.

Ancient Bones That Tell a Story of Compassion (By JAMES GORMAN  -- December 17, 2012 )

Vẫn biết là con người có một bản năng sinh tồn rất mạnh, và Darwin ở thế kỷ 19 cũng đã chứng minh được định luật này, nhưng những chứng cớ như ở Man Bac cũng cho chúng ta thấy con người có một khả năng nhân ái mạnh, đùm bọc lẫn nhau ngay từ thời nguyên sơ.  Tôi nghĩ đó cũng là cái nhân văn, hay nhân bản của loài người.

Y học có lẽ là một trong những khoa học đầu tiên cha ông ta tìm tòi, khám phá.  Chắc chắn là vì con người cần phải sống, nên những kinh nghiệm cứu được người thì chúng ta truyền lại cho con cháu.  Đồng thời chúng ta giúp đỡ nhau được nhờ y học.  Đó là một kiến thức và một lối sống cho người khác (vị tha) chứ không chỉ cho chính mình (vị kỷ); tổ tiên chúng ta học y để giúp người chung quanh chứ không ai tích lũy kiến thức để làm giầu hay để mang xuống mồ.

Một nghề tương tự, và liên quan đến y học, có lẽ là giáo dục. Mục đích không khác nhau lắm: thu thập kiến thức của những người đi trước rồi chuyển tải đến thế hệ sau, chỉ với mục đích để bảo tồn kiến thức đã có và may ra khuyến khích lớp sau bồi đắp thêm vào.  Và cứ thế, nhân loại tiến triển cho tới ngày nay.  Một kiến thức mà không được chia sẻ với người khác, nhất là người trẻ hơn, thì đương nhiên nó sẽ mai một, và cũng không có ích lợi gì cho xã hội.
Tôi nghĩ hai nghề này, bắt đầu từ thời nguyên sơ, đã định hướng một lối sống cho con người khắp nơi cũng như đã giúp chúng ta tiến vượt hẳn các sinh vật khác trên địa cầu. 

 

2. Xin Thầy cho biết, người ta có thể làm giàu nhờ giáo dục không, hay nói cách khác, nếu muốn thoát nghèo nhờ sự học, thực sự người ta phải hiểu đúng nghĩa nó như thế nào và thực hành nó cho đúng đắn với cuộc đời thoát khổ của mình ra sao?

Trong lịch sử tiến hóa của nhân loại, chỉ có vài phương thức thoát nghèo hợp pháp và không hoàn toàn dựa vào may mắn: lấy vợ/chồng giầu sẵn rồi; đi lính và hy vọng thắng nhiều trận để thăng quan tiến chức, đôi khi còn có dịp tiếm quyền và lập ra hoàng tộc của chính mình;  đi tu để cuộc sống thường ngày tạm ổn và nếu lên được hàng lãnh đạo của bất cứ tôn giáo nào thì quá tốt; và học cho giỏi để có người trọng dụng, hay ít ra cũng đi dạy học được.

Bên Á châu, chế độ thi cử và tuyển dụng người ra làm quan vừa là thí dụ điển hình cho cách “thoát nghèo” trên nhưng cũng là minh chứng tại sao chúng ta vẫn chưa bắt kịp được phương Tây về mặt khoa học hay sáng tạo.  Học và thi ở Trung quốc cũng như ở Việt Nam đều là từ chương; không hề khuyến khích tư duy độc lập, khả năng phán đoán hay gây nguồn sáng tạo.  Thêm vào đó, vì cái văn hóa làng xã và giá trị đặt quá nặng lên các nghĩa vụ với gia đình, giới trí thức của ta thường có tầm nhìn hạn hẹp, không cao hơn cuộc sống gia đình và họ hàng, bè bạn.  Mức thoát nghèo của ta thường chỉ là “vinh thân, phì gia” chứ ít ai nghĩ đến “hưng quốc” để đưa cả nước cùng tiến lên. 

Ngoài cuộc sống thường nhật, mỗi người chúng ta đều có chút trách nhiệm với xã hội chung quanh ta.  Tối thiểu chúng ta phải bảo vệ môi trường sống để các thế hệ sau vẫn có được cuộc sống thoải mái nếu không là tốt hơn chính chúng ta.  Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta đã chấp nhận một số văn hóa và luật pháp để cuộc sống dễ chịu hơn, thì đương nhiên chúng ta phải tuân thủ các qui luật đó, ví dụ như luật giao thông; đi lại sẽ dễ dàng và thoải mái hơn nếu mọi người đều đi đúng luật : đi bên tay phải, dừng ở đèn đỏ, không leo xe lên lề, v.v...  Biết thế nhưng đa số vẫn vi phạm, coi mình là một luật trừ, và vì thế cuộc sống ngày càng căng thẳng.

 

3. Thưa Thầy, cạnh tranh trong giáo dục, theo hiểu biết của thầy với các nền giáo dục của các nước tiên tiến, họ nhấn mạnh đến những yếu tố nào để có thể tồn tại trong một thị trường giáo dục khổng lồ với hàng trăm trường ĐH trên thế giới, và Đại học của Việt Nam thì cần những yếu tố (có tính đặc thù) nào?

Tôi không nghĩ giáo dục là một môi trường cần cạnh tranh như các doanh nghiệp cạnh tranh thị phần với nhau.  Chiến thắng về thị phần là làm sao giữ được số khách hàng trung thành càng nhiều và càng lâu thì càng tăng lợi nhuận.  Giáo dục thì ngược lại: mục đích là để giải phóng con người, khai phóng tư duy của mỗi người rồi để họ tự chọn một lối sống hài hòa với thiên nhiên và thoải mái với đồng loại.  Không mấy ai đạt được mục đích đó ở tuổi 25 hay 30, khi các cụ hay nói “tam thập nhi lập”, nên đây là một công trình mà mỗi cá nhân phải tiếp tục suốt đời.

Ở nước tiên tiến nào cũng có những trường vượt trội về chất lượng giáo dục xen lẫn với  những trường không đáng được gọi là trường.  Những yếu tố chính của các trường giỏi, qua kinh nghiệm từ nhiều thế kỷ, vẫn là những điều kiện cốt lõi không thay đổi mấy: tự do học thuật, tìm tòi, khám phá; tự chủ về quản trị và tài chính; mời những người tài, yêu nghề về dạy; và khuyến khích học sinh, sinh viên tự học để đi xa hơn người thầy mình.

Giáo dục ở Việt Nam, nếu chúng ta thực sự muốn và dám chen chân với thế giới, cũng không có con đường nào khác.  Chúng ta không phải là một ngoại lệ, đứng ngoài qui luật chung của thế giới, của nhân loại.  Qua ba thế hệ vừa rồi, khách quan mà nhìn nhận thì giáo dục ở Việt Nam còn đang tụt hậu năm này qua năm khác; và những cố gắng gọi là “cải tổ giáo dục” hầu hết chỉ là những màn kịch, không hơn không kém.

Không lẽ, sang thế kỷ 21 rồi mà người Việt chúng ta vấn phải nhìn lại 100 năm trước (khoảng 1915 – 1945) như là thời vàng son của văn hóa và giáo dục hay sao?

 

4. Xin Thầy cho biết ý kiến cá nhân về chất lượng người Thầy ở VN hiện nay trong bối cảnh cần phải tăng tốc cho việc vực lại giáo dục và hy vọng vào một tương lai không xa, VN có trường ĐH lọt vào TOP 500 trên thế giới?

Tôi không có bề dày lăn lộn trong nền giáo dục ở Việt Nam, mà chỉ có những nhận xét trong 5 năm làm việc dạy học ở đây, nên tôi còn hơi ngại đánh giá các thầy cô ở Việt Nam hiện nay.  Tôi nghĩ tôi sẽ không được công bằng với một số người tốt còn tận tụy với nghiệp trồng người cũng như không đủ cứng rắn để lên án những người đang làm hại đất nước này qua giáo dục.

Tôi coi nhẹ những loại xếp hạng như top 10 hay top 500.  Có rất nhiều yếu tố tạo nên một giáo dục hiệu quả trong mỗi trường hợp cá nhân; đa số các yếu tố này trừu tượng chứ không dễ đo đạc.  Cái phản giáo dục của những xếp hạng như hiện nay là họ chỉ có thể so sánh một vài yếu tố dễ nhận xét, để rồi ám chỉ là những ai tốt nghiệp ở một trường hàng đầu đều giỏi hay đều tốt cả.  Điều đó là không tưởng. 

Việt Nam không nên chú trọng vào các bảng xếp hạng này; nhưng tôi cũng biết là với căn bệnh thành tích kinh niên từ xa xưa để lại, lời khuyên này cũng chỉ như tiếng kêu trong sa mạc thôi.  Nhưng biết mà không cảnh báo thì cũng có lỗi với thế hệ đi sau.

 

5. Liệu vấn đề cải cách giáo dục, mà không bắt đầu từ mầm non, thì có "sửa" được con người đại học không?

Nếu không bắt đầu từ mầm non thì sẽ rất khó sửa đổi được ở bậc đại học; tuy nhiên trong một số trường hợp vẫn có thể được.

Con người chúng ta, khi lớn lên, đều có một quá trình phát triển liên tục và tích lũy, chứ không như một thửa ruộng có thể thay đổi hoa mầu hàng năm.  Những “gen” nhận được từ cha mẹ sẽ ở với chúng ta mãi mãi, và nếu có con, chúng ta cũng sẽ chuyển lại cho chúng.  Tương tự, đứa bé sinh ra thiếu dinh dưỡng, hay thiếu tình thương, sẽ mang cái dấu ấn đó suốt đời, dù sau này nó có thay đổi thời vận thế nào đi nữa.  Giáo dục cũng vậy, đứa bé bị cha mẹ hành hạ, bỏ lơ, hay chăm sóc cẩn thận, hoặc khi vào trường bị thầy cô trù dập hay thương mến chỉ dẫn, cũng sẽ tích lũy những trải nghiệm đó và sẽ ảnh hưởng suốt đời.

Ở Việt Nam, hầu hết các trường mầm non đặt nặng kỷ luật, ngoan ngoãn dễ bảo (tiên học lễ, hậu học văn), hoặc biết theo chỉ thị (từ việc biết xếp hàng đến biết chép bài văn mẫu) v.v… nên khó có em nào phát triển được tính tò mò, biết đặt câu hỏi, dám có tư duy khác với thầy cô hay đồng lớp, và họa hiếm mới dám phản biện, nên khi vào đại học khó mà có thể hành xử với tinh thần khoa học được.  Nhất là các đại học ở VN còn nặng lối học từ chương và hình thức.

Nguyên việc không muốn cho con học thêm cũng đã là một chuyện khó xử của nhiều bậc cha mẹ ngày nay.

Dĩ nhiên cũng có nhiều luật trừ tùy theo cá nhân, nhất là khi có cơ hội học đại học ở một môi trường cởi mở hay bị bắt buộc phải tập có tư duy độc lập, thì cũng có nhiều em sinh viên thoát được những hạn chế từ lúc nhỏ.

Về việc dạy con tại gia (homeschooling) chung chung thì tôi tán đồng một số cha mẹ có khả năng (về kiến thức, trải nghiệm, cũng như kinh tế) dạy con tại nhà thay vì gửi con đến trường.  Nhất là các trường ở VN, như đã nói ở trên. 

Ở Mỹ, homeschooling khá phổ biến và rất nhiều các em này học tiếp lên đại học với thành quả tốt.  Tôi mong rằng một ngày không xa, Việt Nam cũng sẽ để phụ huynh quyết định dạy con tại nhà mà vẫn tiếp nhận các em vào hệ thống chung khi họ thấy muốn hội nhập với các học sinh cùng lứa.

Hòa bình,

Vũ-Đức Vượng.
Sài Gòn, 16/12/2014

Vấn đề trong tháng
02/10/2014 | Vũ Thơ
1

(TNO) Bộ Giáo dục - Đào tạo vừa công bố dự thảo Nghị định quy định về phân tầng và xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH). Theo đó, các trường đại học sẽ được xếp thành 5 hạng và thực hiện xếp hạng 2 năm 1 lần.
Dự thảo quy định cơ sở GDĐH định hướng nghiên cứu có quy mô đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ không dưới 50% tổng quy mô toàn trường.

03/10/2014 | Hồng Hạnh
2

Bộ GD-ĐT vừa đưa ra dự thảo tiêu chí để phân tầng đại học với 5 hạng và 3 tiêu chí. Tuy nhiên, trước khi phân tích đến các yếu tố thực hiện dự thảo đưa ra, chúng ta hãy nhìn thẳng vào thực trạng giáo dục đại học (GD ĐH) Việt Nam hiện nay với câu hỏi: Nền GD ĐH Việt Nam đang ở đâu?

05/10/2014
3

(Dân trí) - Việc phân hạng các trường đại học tại Việt Nam dù mới là dự thảo nhưng thu hút sự quan tâm của đông đảo độc giả, tri thức. Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (Trường ĐH New South Wales, Úc) đã có những chia sẻ về vấn đề này.

04/10/2014 | Hồng Hạnh
4

(Dân trí) - "Cần cân nhắc thật kỹ các tiêu chí để phù hợp với thực trạng nền giáo dục hiện nay, bởi để đạt được các tiêu chí chất lượng cao nhiều trường "rất dễ rơi vào tầng 5" mà không cần đánh giá kiểm định chất lượng. Như thế là rất "nguy hiểm" cho sự phát triển của các trường...".

Đó là ý kiến góp ý của PGS. TS Nguyễn Văn Nhã, Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Trãi khi trao đổi với PV Dân trí về dự thảo Nghị định Quy định về phân tầng và xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) mà Bộ GD-ĐT vừa công bố.

08/10/2014 | NGUYEN VAN TUAN
5

Ưu tiên hàng đầu hiện nay có lẽ không phải là cho ra bảng xếp hạng đại học, mà là nghiên cứu khoa học về các tiêu chí xếp hạng.

09/10/2014 | Vũ Thơ
6

Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo Nghị định về phân tầng, xếp hạng ĐH, dự kiến sẽ thực hiện ngay trong năm nay.
Trước nhiều luồng ý kiến về dự thảo này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho rằng việc làm này nhằm công khai chất lượng các trường.

11/10/2014 | Thi Mai
7

Thế giới xếp hạng đại học từ lâu và vẫn đang làm, dù cách làm có nhiều mặt trái, ngày càng bị phê phán. Việt Nam bắt đầu làm, nên cần cảnh giác với những giá trị ảo.

20/10/14 | XUÂN TRUNG
8

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với TS. Vũ Thị Phương Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng và Hỗ trợ chất lượng giáo dục (Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập Việt Nam) về chủ đề này.
Bà Vũ Thị Phương Anh: Việc phân tầng và xếp hạng đã được đưa vào Luật giáo dục đại học từ năm 2012 (có hiệu lực từ năm 2013). Và câu trả lời của tôi là nhà nước không nên phân tầng hoặc xếp hạng. Điều này cũng đã có những nhà khoa học lên tiếng ngay từ khi Luật giáo dục đại học còn là dự thảo. Chỉ nên phân loại (classification) chứ không nên phân tầng (stratification).

03/10/2014 | CHI MAI
9

Tuy nhiên, tôi lại cho rằng Bộ GD-ĐT không nên xếp hạng trường đại học. Nếu có, thì đó là việc của báo chí, của thị trường. Việc xếp hạng đại học dĩ nhiên cũng có những lợi ích nào đó, nhưng cũng đã bị nhiều nhà giáo dục phê phán. Mỗi trường đại học có chỗ đứng riêng, vai trò và sứ mệnh riêng trong hệ thống, vì thế không thể so sánh với nhau một cách máy móc được. Có lần tôi hỏi hiệu trưởng một trường đại học Anh về thứ hạng trường ông. Vị hiệu trưởng này đột nhiên nổi cáu, nói rằng điều chúng tôi quan tâm là đào tạo ra những sinh viên tốt, chứ không phải thứ hạng. TS Ngô Tự Lập, ĐHQG Hà Nội.

26/10/2014 | Hoài Nam
10

(Dân trí) - Sổ sách hành chính, những công việc "ngoài lề" chuyên môn đã lấy đi quá nhiều thời gian, công sức của người thầy. Mà thời gian đó, công sức đó lẽ ra học trò được hưởng.

Việc nhiều giáo viên (GV) tiểu học sử dụng dấu mộc in sẵn lời nhận xét hay rất nhiều chiêu thức để "ứng phó" với việc thực hiện Thông tư 30 là điều không hề bất ngờ. Bởi một thực tế hiện hữu: GV thiếu thời gian để chú tâm vào học trò khi họ đang phải kham quá nhiều công việc, đặc biệt là "nặng gánh" về hồ sơ sổ sách.

26/10/2014 | Hoàng Thùy
11

"Chấm điểm gây nhiều áp lực cho học sinh và phụ huynh. Đã có trường hợp học sinh tự tử vì điểm mà báo chí đăng. Dù là một hay hai trường hợp cũng cần phải suy nghĩ", Vụ trưởng Giáo dục tiểu học Phạm Ngọc Định chia sẻ với VnExpress.

24/10/2014 | VĂN CHUNG
12

Ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho biết quá trình thực hiện việc đổi mới đánh giá học sinh tiểu học lần này sẽ "thử-sai" và sau này có thể rút bớt các hồ sơ, sổ sách không cần thiết để bớt gánh nặng cho giáo viên.
Nhấn mạnh những ưu điểm của phương pháp đánh giá học sinh tiểu học thông qua nhận xét, ông Định cũng cho biết giáo viên hoàn toàn có thể sử dụng con dấu có sẵn để nhận xét bài cho học sinh.

22/10/2014 | Vĩnh Hà
13

TT - Sau một tuần triển khai đổi mới đánh giá học sinh tiểu học, nhiều giáo viên đã có những sáng kiến khác nhau để vượt qua khó khăn về khối lượng công việc đội lên.

Một phụ huynh có con học Trường tiểu học Kim Liên (Hà Nội) cho biết: "Thay vào việc cho điểm, giờ đây trong vở của con tôi chỉ thấy xuất hiện các loại dấu được đóng bên lề hoặc dưới mỗi bài tập, bài viết. Những dấu màu đỏ có hình mặt cười thể hiện sự khen ngợi, dấu có hình mặt mếu thể hiện sự không hài lòng. Ngoài ra còn có các loại dấu khắc sẵn lời nhận xét được giáo viên đặt mua để "cộp" vào vở HS như dấu "cô khen", "con cần cố gắng", "con có tiến bộ"...".

24/10/2014 | Hoài Nam
14

(Dân trí) - Từ sổ sách bên trên áp xuống cho đến cách thức thực hiện Thông tư 30 về đánh giá học sinh tiểu học đang đi theo hướng… đổi mới về hình thức.
Những câu nhận xét ngắn gọn, lời khen vô thưởng vô phạt đang được GV tận dụng tối đa, thậm chí ở một số nơi đã có tình trạng GV sử dụng dấu mộc in sẵn lời nhận xét để "cộp" vào vở HS. Tuy nhiên, những việc này hoàn toàn không bất ngờ, đã được cảnh báo từ trước khi GV phải gánh thêm khối lượng công việc khổng lồ.

25/10/2014 | ĐĂNG DUY
15

Ở một số nước, giáo viên đã sử dụng các hình ảnh khắc dấu để đánh giá học sinh.
Các mẫu dấu tem khá đa dạng, phong phú: từ màu trắng đen đến các màu sắc rực rỡ như vàng, đỏ, hồng; từ những hình vẽ đơn giản như ngôi sao, mặt cười đến các mẫu hình động vật vui nhộn, ngộ nghĩnh.
Đi kèm với các hình ảnh là đôi lời nhận xét ngắn gọn. Học sinh và phụ huynh dễ dàng đánh giá được năng lực của con thông qua các dấu tem đánh giá khá đa dạng, cụ thể này.

24/10/2014 | ĐĂNG DUY
16

Những ngày này, công ty khắc dấu có địa chỉ trên phố Đào Duy Anh, Hà Nội luôn tất bật với nhiều đơn đặt hàng làm con dấu có lời phê của các trường tiểu học.
Cơ sở này đã nhận được yêu cầu đặt hàng của một số giáo viên các trường Vinschool, Ngôi Sao, Nguyễn Tri Phương,…Mỗi trường thường đặt đến 100 con dấu với khoảng 10 mẫu khác nhau, làm ra khoảng 60 con dấu về khen, 40 dấu về chê. Mỗi con dấu có giá dao động từ 60.000-90.000 đồng.

18/10/2014 | Hoài Nam
17

(Dân trí) - Sau khi dự tập huấn thực hiện Thông tư 30 về đánh giá học sinh tiểu học bằng nhận xét và trải qua ngày đầu thực hiện (bắt đầu từ 15/10), nhiều giáo viên cho rằng công việc này chỉ có thể hoàn tất bằng cách… đối phó.

20/10/2014 | Hoài Nam
18

(Dân trí) - Đã là quy định của ngành, kiểu nào giáo viên cũng làm được. Nhưng đổi lại với việc hoàn thành sổ sách, thủ tục hành chính có thể là những tiết học hờ hững, nhợt nhạt.

28/10/2014 | Nguyễn Hùng
19

(Dân trí) - Thông tư 30 của Bộ GD-ĐT ban hành quy định đánh giá học sinh Tiểu học mới có hiệu lực 2 tuần nhưng nhiều giáo viên đã lên tiếng "than khổ". Tuy nhiên, với mô hình trường học mới (VNEN) thì việc đánh giá bằng nhận xét là điều rất quen thuộc.

29/10/2014 | Hoài Nam
20

(Dân trí) - Thông tư 30 đánh giá bằng nhận xét "được lòng" nhiều chuyên gia giáo dục bởi tính nhân văn, vì học sinh. Điều quan trọng nhất là cách triển khai thực hiện.

Ở tiểu học là "tập", tập đọc, tập viết và là giai đoạn quan trọng hình thành nhân cách, thái độ và kỹ năng nên không lý do gì lại chấm điểm, xếp loại các em. Theo ông Điệp, đánh giá bằng nhận xét không cho điểm là một bước tiến bộ cực kỳ nhân văn mà nhiều nước đã thực hiện. HS không bị xếp loại, mỗi em đều có khả năng về năng lực, phẩm chất riêng.

30/10/2014 | Đặng Thị Kim Loan
21

(Dân trí) - Việc đánh giá học sinh tiểu học theo tinh thần Thông tư 30 thật sự không quá khó khăn và thể hiện được tính nhân văn sâu sắc. Thực hiện đúng Thông tư 30 sẽ giúp cho giáo viên tiến thêm một bước nữa trên con đường đổi mới cách dạy và học.

Đó là những chia sẻ của cô giáo Đặng Thị Kim Loan - Hiệu phó Trường tiểu học Ngô Quyền, thành phố Kon Tum khi đề cập đến việc triển khai Thông tư 30 (TT 30).

Tớ & Cậu: MỘT PHIM - MỘT MẶT TRẬN - MỘT LỐI SỐNG

Tháng này, mấy cụ bên Mỹ gửi về T&C dưới đây. Cám ơn các cụ đã ủng hộ T.N.

Cuối tuàn vừa rồi có phim mới hay --Selma-- nên tụi này rủ nhau cùng đi xem, rồi sau đó ra cà phê chém gió

- Tớ đoán là các cậu đều thích phim này chứ?

- Phim hay.  Đáng tiền và đáng thì giờ đầu tư 

- Đúng đấy.  Ở cái tuổi bọn mình, không còn bao nhiêu thì giờ, nên mỗi lần lạc vào một cái phim cà chớn tớ lại thấy tiếc hùi hụi vì mất đi 2 tiếng đồng hồ không lấy lại được

- Nhưng các cậu thích phim Selma ở chỗ nào?

- Nhiều góc cạnh lắm; để tớ bắt đầu nhé.  Trước hết nó về một biến cố đã thay đổi cuộc đời bọn mình, và gián tiếp thay đổi cả thế giới: đó là mặt trận nhân quyền ở Mỹ từ sau thế chiến thứ hai

- Tớ cũng nghĩ vậy.  Hình như chưa có phim truyện nào chú trọng vào ông mục sư Martin Luther King, Jr. cả thì phải.  Nhưng tớ thấy cậu dung từ mới là “mặt trận nhân quyền” chứ không phải là “phong trào nhân quyên” như thường dùng câu “civil rights movement”

- Cuộc tranh đấu đòi bình quyền này thật sự là một cuộc cách mạng, theo đúng nghĩa của nó.  Nó thay đổi xã hội tử trong ra ngoài, và không chỉ ở một nước mà còn khắp thế giới, dù không có đổ máu nhiều hay chủ trương dùng vũ lực như các cuộc cách mạng khác từ xưa đến nay.  Cho nên tớ thấy gọi là “mặt trận” thì đúng nghĩa hơn là một “phong trào”

- OK, vậy là hiểu nhau rồi.  Tớ thấy phim này chân thật.  Những cảnh vũ lực diễn tả trong phim không có gì quá đáng mặc dù rất ấn tượng và dã man.  So với những phim tài liệu đen trắng từ thời đó thì quả là không ngoa

- Tớ cũng thấy vậy.    Trung thực đến ngạc nhiên.   Nhất là cho thế hệ dưới 30 tuổi hiện nay ; đa số hưởng những kết quả về bình đẳng bây giờ và họ nghĩ đó là chuyện đương nhiên.  Ít có cô cậu trẻ nào hiểu được rằng những gì họ hưởng bây giờ là do mồ hôi, nước mắt, và đôi khi máu của thế hệ ông bà họ

- Vì thế phim này cũng là một bài học lịch sử cho thế hệ trẻ hôm nay

- Ở Mỹ, có những gia đình tụ họp nhau đến 3 thế hệ cùng đi xem : ông bà thuộc thế hệ đã tham gia tranh đấu ; bố mẹ bắt đầu được hưởng những lợi ích từ bình đẳng, và bây giờ họ muốn cho thế hệ cháu hiểu được cuộc cách mạng này cũng cam go như thế nào

- Có một nhóm doanh nhân còn tích cực hơn : họ quyên được 2 triệu đô để có thể tài trợ cho 275,000 học sinh lớp 8 và 9 ở 27 thành phố của Mỹ đi xem phim này miễn phí vào dịp lễ Martin Luther King hôm 19/1 vừa rồi

- Hay.  Vừa dạy sử một cách hấp dẫn, hùng hồn, vừa dùng kinh tế thị trường để quảng bá cuộc cách mạng nhân quyền đến một thế hệ mới

- Hành động này cũng nói lên cái sáng kiến và tư duy hành động tự lập của những người « có máu mặt » ở một nước dân chủ

- Giá như các đại gia bên mình thay vì thi nhau mua xế khủng, xây lâu đài bự, làm đám cưới phí phạm, hay mua chiếc giường bạc tỉ …. Góp tiền để giúp cho giáo dục thì hay biết mấy

- Nói gì ngay, họ đòi cho được một cuốn phim về lịch sử Việt cho ra hồn cũng đã là may lắm rồi

- Ừ, năm ngoái tớ đi xem phim  “The Admiral : Roaring Curents của Hàn quốc về trận thủy chiến  thắng Nhật làm mình tức cành hông luôn. 

- Từ Bạch Đằng đến Gạc Ma, bao nhiêu tướng tài, lính dũng cảm…. vậy mà có phim Việt nào về lịch sử Việt chưa ?

- Tớ nhớ hồi 1000 năm Thăng Long, có cho tiền làm một phim về Lý Công Uẩn, nhưng lại phải sang Tầu đóng… rốt cuộc không dám cho chiếu ở VN vì bị phản đối dữ quá

- Năm ngoái, nhân kỷ niệm 60 năm Điện Biên Phủ, cũng cho tiền làm phim ; lần này làm ở VN nhưng dở đến nỗi không bán được vé nào, đành xếp xó

- Tớ cũng tò mò muốn xem nó dở đến đâu, nhưng cũng không có dịp

- Trong khi đó, từ chính phủ đến Bộ GD, đến giới dạy học, đến phụ huynh….. tất cả đều than phiền, lo lắng là nước ta không biết dạy sử, còn học sinh thì không màng học sử. 

- Lịch sử mình mà mình còn không thèm biết, làm sao bảo vệ đất nước đây ?

- Vì thế tớ mới thấy cái phim Selma này còn quan trọng hơn nữa ở một góc nhìn rộng hơn

- Ý cậu nói là thế nào ?

- Xem phim này ở Mỹ mới hiểu được nó phản ánh một tư duy độc lập và một lối sống dân chủ.  Cả hai đều không thể thiếu ở một nước văn minh

- OK, cậu lý giải thêm tí nữa đi

- Về cái tư duy độc lập, như các cậu thấy đấy, dù phim rất hay vẫn có một số người chỉ trích công khai là nó không hoàn toàn đúng sự thật

- Cái tay Califano ngày xưa làm trợ lý cho Lyndon Johnson, sau lên đến Bộ trưởng Giáo Dục, Y Tế và An Sinh Xã Hội, có lên tiếng công khai phản đối phim này đã xuyên tạc vai trò của xếp cũ Johnson, thể hiện ông này không mặn mà lắm với đạo luật Bầu Cử năm 1965

- Nhưng tớ thấy cô đạo diễn, Ava DuVernay, cũng cứng cựa lắm chứ.  Trả lời trên mấy kênh truyền hình, cô ta phản biện lại rằng không có gì « hạ bệ » Johnson cả, trái lại là khác, vì phim tả lại cuộc tranh chấp gay go để người da đen được đi bầu, từ cả hai góc nhìn : Johnson và Martin Luther King.

- Vả lại, có phim truyện lịch sử nào mà làm vừa lòng mọi người đâu ?  Năm kia có cái phim Lincoln của Spielberg cũng bị chỉ trích là bóp méo phần nào sự thật.  Rồi cái phim  Argo về cuộc giải cứu mấy con tin ở Iran cũng « phóng tác » ra gì

- Ngay cả phim tài liệu cũng không tránh khỏi phê bình, vì người viết sử hay làm phim cũng luôn luôn phải chọn lựa trong số nhiều luồng nhận định/diẽn giải về cùng một sự kiện trong quá khứ

- Thì ngay như cuộc tranh luận đang diễn ra trong và ngoài nước đây này về vai trò của Bác Hồ nhà mình trong thời gian sau Hiệp định Genève đã ngã ngũ đâu

- Hoặc về Bác Giáp, hay cuộc chiến với Tầu năm 1979

- Cái hay của các tranh luận này là dấu hiệu không những của một xã hội có tư duy độc lập, mà còn chứng minh hùng hồn về cái xã hội dân chủ. 

- Đúng.  Chúng ta có quyền không đồng ý với nhau, có quyền tranh luận thẳng thắn, công khai… nhưng xã hội chúng ta không bỏ tù, tra tấn ai, cũng như không ám sát ai như vụ Charlie Hebdo, chỉ vì bất đồng chính kiến

Amen.  

Tin tức trong tháng
15/10/2014 | Đình Phú
1

Chia sẻ với ý kiến cử tri Q.1 và Q.3 xung quanh những bức xúc về giáo dục trong buổi tiếp xúc hôm qua (14.10), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã bày tỏ quan điểm như vậy.

30/10/2014 | Nguyễn Hùng
2

(Dân trí) - Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi Giám đốc các Sở GD-ĐT đề nghị chỉ đạo một số việc cụ thể trong việc thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT. Vấn đề giảm tải số sách cho giáo viên và tránh hình thức khi thực hiện được đưa vào văn bản này.

03/10/2014 | Lê Phương
3

(Dân trí) - "Các bạn sinh viên nên tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng và hãy có những thời gian thật vui, thật đẹp. Chỉ cần phân biệt tốt xấu, thiện ác, đúng sai và luôn tâm niệm hướng tới cái đúng, cái thiện, cái tốt, các bạn sẽ luôn học được nhiều điều, kể cả trong vui chơi. Hãy đừng đơn điệu! Đừng nhàm chán!".
Trong lễ khai khóa năm 2014 của ĐH Quốc gia TPHCM vào sáng nay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã dành thời gian chia sẻ với các sinh viên nhà trường.

02/10/2014 | Theo truyenthongkhoahoc.vn
4

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 87/2014/NĐ-CP về việc thu hút cá nhân hoạt động KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam với nhiều ưu đãi.

08/10/2014 | BỘ GD-ĐT
5

Theo dự thảo hỏi đáp về kỳ thi THPT quốc gia được Cục Khảo thí - Kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT biên soạn, Quy chế tuyển sinh 08/10/2014 năm 2015 hiện đang được Cục chủ trì khẩn trương xây dựng. Tất cả những vấn đề kỹ thuật của việc tuyển sinh sẽ được cụ thể hóa trong quy chế mới.
Dự kiến quy chế kỳ thi THPT quốc gia sẽ được ban hành vào đầu năm 2015.

28/10/2014 | Tuệ Nguyễn
6

Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo Nghị định quy định cơ chế hoạt động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, số người làm việc và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực GD-ĐT.

24/10/14 | NGỌC QUANG
7

(GDVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 - 2017.
Việc thí điểm này nhằm khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học công lập chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực để nâng cao chất lượng đào tạo đại học và giảm chi cho Ngân sách nhà nước, đồng thời không làm giảm cơ hội tiếp cận giáo dục đại học của sinh viên nghèo, sinh viên là đối tượng chính sách.

11/01/2014 | Theo Thống Nhất
8

Bộ GD-ĐT có văn bản phát động phong trào thi đua "Dạy tốt - Học tốt" và xét khen thưởng đối với các Sở GD-ĐT năm học 2014-2015. Mục tiêu của phong trào nhằm động viên đội ngũ lao động toàn ngành chủ động, sáng tạo, quyết tâm thi đua "Dạy tốt - Học tốt" nhằm đổi mới căn bản chất lượng GD-ĐT; phấn đấu hoàn thành xuất sắc các lĩnh vực công tác năm học 2014-2015.

19/10/2014 | HÀ BÌNH - TRUNG TÂN
9

Ông đứng lên đặt câu hỏi: "Vì sao phải đổi mới?" rồi trả lời: "Qua 3-4 lần cải cách giáo dục, trung ương rút ra những lần cải cách đó không đụng chạm đến phương thức giáo dục. Phương thức giáo dục của chúng ta hiện nay như 50-60 năm qua. Tức là tiền bối dạy sao, ta dạy lại thế hệ sau như thế. Vẫn cứ một phương thức quen thuộc là thầy đọc - trò chép, đến ngày thi học sinh lại chép lại những điều học thuộc".

15/10/2014 | Vĩnh Hà
10

TTO - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã trực tiếp trả lời băn khoăn của giáo viên, học sinh ở Lai Châu trong hai ngày 14 và 15-10.
Một trong những nội dung được đề cập đến là chuẩn bị tổ chức kì thi quốc gia, đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, phương pháp dạy học trong các trường phổ thông.

20/10/2014 | Viên Sư
11

TTO - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã giải thích như vậy khi trình bày Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội.
Dự kiến năm học 2018 - 2019, sách giáo khoa mới sẽ được đưa vào sử dụng trong nhà trường và tiếp tục chỉnh lý, bổ sung hoàn thiện. Đến tháng 12-2021, việc thực hiện Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sẽ được hoàn chỉnh.

28/10/2014 | P. Thảo
12

(Dân trí) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho phép UBND thành phố Hà Nội thực hiện cơ chế đặc thù trong công tác giải phóng mặt bằng của Dự án Khu công nghệ cao Hòa Lạc và Đại học Quốc gia Hà Nội.

04/10/2014 | LÊ HUYỀN
13

Báo cáo với PTT, lãnh đạo ĐHQG TP.HCM cho biết, tính đến tháng 8/2014 nhà trường có 330 CBVC, 100% giảng viên trình độ sau đại học, 60% giảng viên trình độ tiến sĩ. Bốn khoa có chương trình đào tạo được đánh giá đạt chuẩn AUN-QA (tiêu chuẩn kiểm định chất lượng mạng lưới trường đại học Đông Nam Á)….
Với mức học phí 36 triệu/năm, tiền lương tháng khởi điểm trả giảng viên bậc tiến sĩ là 22 triệu/tháng; thạc sĩ 18 triệu/tháng.
Lương trung bình của chuyên viên và cán bộ quản lý tăng 7,72 triệu/tháng (2008) lên 16,01 triệu/tháng (2014); lương trung bình giáo viên tăng từ 9,31 triệu/tháng (2008) lên 28,96 triệu/tháng (2014).

30/10/2014 | Ngọc Hà
14

TTO - Thống nhất hệ đào tạo cao đẳng với cao đẳng nghề, trung cấp và trung cấp nghề để khung trình độ quốc gia tương thích với khung trình độ tham chiếu ASEAN.
Đó là ý kiến của thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga tại hội thảo về xây dựng khung trình độ quốc gia được tổ chức trong hai ngày 30 và 31-10 tại Hà Nội.

11/10/2014 | Theo Vietnam+
15

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định thành lập Trường Đại học Hạ Long trên cơ sở Trường Cao Đẳng Sư phạm Quảng Ninh và Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long.

Trường Đại học Hạ Long có trụ sở chính tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Đây là cơ sở giáo dục đại học công lập, trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh; chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục và đào tạo.

14/10/2014 | Hồng Hạnh
16

Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư Dự án thành lập Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam theo loại hình trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các văn bản pháp luật có liên quan do Học viện Y khoa Waseda và một số tổ chức, cá nhân của Nhật Bản đầu tư tại tỉnh Hưng Yên.

18/10/2014 | Minh Giang
17

(Dân trí) - Ngày 17/10, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH về việc thành lập Trường Cao đẳng Nghề Số 9, Bộ Quốc phòng.
Trường Cao đẳng nghề số 9 được thành lập trên cơ sở Trường Trung cấp Nghề số 9 (toạ lạc tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long). Đây là trường chuyên đào tạo đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho bộ đội xuất ngũ, thanh niên dân tộc, vùng sâu, các đối tượng chính sách, người lao động trên địa bàn…

26/10/2014 | Bùi Liêm
18

TTO - Ngày 26-10, tin từ UBND tỉnh Bình Phước cho hay vừa có văn bản gửi Bộ GD-ĐT đề nghị xem xét, trình Thủ tướng thu hồi chủ trương cho thành lập trường ĐH tư thục Á Châu.
Trường đại học Á Châu có diện tích 26ha, tổng vốn đầu tư 350 tỉ đồng, tọa lạc phường Tân Phú, thị xã Đồng Xoài. Chủ đầu tư là Ban quản lý dự án trường đại học Á Châu phải chịu trách nhiệm về các chi phí đã đầu tư, Nhà nước không bồi hoàn.

OCT. 14, 2014 | By ALEXANDRA ALTER
19

The Australian novelist Richard Flanagan was awarded the Man Booker Prize on Tuesday for "The Narrow Road to the Deep North," which tells the harrowing story of an Australian surgeon who is held in a Japanese P.O.W. camp and is forced to work on the Thailand-Burma Railway.
The philosopher A. C. Grayling, the chairman of the judges, called the book "a magnificent novel of love and war." He praised Mr. Flanagan's elegant and forceful prose and his ability to bridge "East and West, past and present, with a story of guilt and heroism."

OCT. 9, 2014 | ALEXANDRA ALTER and DAN BILEFSKY
20

Patrick Modiano, the French writer whose moody, terse and occasionally dreamlike novels are often set during the Nazi occupation of France, won the 2014 Nobel Prize in Literature on Thursday.
Peter Englund, the permanent secretary of the Swedish Academy, which awards the prize, called Mr. Modiano "a Marcel Proust of our time," noting that his works resonate with one another thematically and are "always variations of the same thing, about memory, about loss, about identity, about seeking."
Mr. Modiano, speaking at the news conference, said receiving so much attention for his work after so many decades of writing in solitude seemed "a bit unreal."
"I have always felt," he said, "like I've been writing the same book for the past 45 years."

OCT. 13, 2014 | DAN BILEFSKY and AURELIEN BREEDEN
21

PARIS — When France won its second Nobel Prize in less than a week on Monday, this time for economics, Prime Minister Manuel Valls quickly took to Twitter, insisting with no shortage of pride that the accomplishment was a loud rebuke for those who say that France is a nation in decline.

Oct. 9, 2014 | Charlotte Alter @charlottealter
22

Pakistani youth activist Malala Yousafzai was awarded the 2014 Nobel Peace Prize on Friday, an honor she shares with Kailash Satyarthi, who has long been campaigning against child exploitation in neighboring India. But until about two years ago, Malala was just a 15-year old blogger on a school bus with her friends. It was Oct. 9, 2012, when armed Taliban men boarded Malala's bus and shot her in the head, transforming her from a minor Internet celebrity to an international symbol.

OCT. 10, 2014 | DECLAN WALSH
23

Announcing the prize in Oslo on Friday, the committee chairman, Thorbjorn Jagland, said it was important for "a Hindu and a Muslim, an Indian and a Pakistani, to join in a common struggle for education and against extremism" — a resonant message in a week in which the Pakistani and Indian armies have exchanged shellfire across a disputed stretch of border, killing 20 villagers. But it was also a message that highlighted how far Ms. Yousafzai has come from her original incarnation as the schoolgirl who defied the Taliban and lived to tell the tale

12/10/2014 | Gerthin Chamberlain
24

Kailash Satyarthi, 60, who shared the prize with Malala Yousafzai, has campaigned all his life for children
"There are many occasions where we come across corruption and bribery where the police have been bribed and when we arrive to rescue the children suddenly they have disappeared. The word has already been passed to the trafficker and the trafficker prepares himself with firearms and we are attacked, so these things make me angry, but my anger is a positive anger, it is not to harm anyone but to bring freedom."

OCT. 10, 2014 | ELLEN BARRY
25

Mr. Satyarthi is not an international celebrity like 17-year-old Malala Yousafzai of Pakistan, with whom he is sharing the prize. Instead, he has labored for three decades to shave away at the numbingly huge problem of child slavery in India, using undercover operatives and camera crews to find the airless workrooms and mine shafts where children were being kept.
About 28 million children ages 6 to 14 are working in India, according to Unicef, the United Nations children's agency. Mr. Satyarthi's organization, called Bachpan Bachao Andolan, or Save the Children Mission, is credited with freeing some 70,000 of them.

30/10/2014 | Hồng Minh
26

(Dân trí) - Từ lều chõng đi thi, học chữ Hán, chữ Nôm, học sinh Việt Nam đến lớp học chữ quốc ngữ, thực hành thí nghiệm...
Triển lãm "Giáo dục Việt Nam giai đoạn 1802-1945 qua tài liệu lưu trữ" đang được trưng bày tại nhà Tiền đường (Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội). Đây là hoạt động do Trung tâm lưu trữ Quốc gia phối hợp với Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức, hướng tới kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2014).

OCT. 13, 2014 | JOSHUA A. KRISCH
27

"Haunted Files: The Eugenics Record Office," a new exhibit at the university's Asian/Pacific/American Institute, transports visitors to 1924, the height of the eugenics movement in the United States. Inside a dimly lit room, the sounds of an old typewriter click and clack, a teakettle whistles and papers shuffle. The office's original file cabinets loom over reproduced desks and period knickknacks. Creaky cabinets slide open, and visitors are encouraged to thumb through copies of pseudoscientific papers.
"There's a haunted quality, that's the nature of the files," said John Kuo Wei Tchen, a historian at N.Y.U. and co-curator of the exhibit.

04/10/2014 | Thụy Miên
28

Theo thông tin từ Đại sứ quán Mỹ, Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) hợp tác với Tổ chức Khoa học quốc gia (NSF) triển khai vòng 4 chương trình Quan hệ đối tác để thúc đẩy tham gia nghiên cứu (PEER) nhằm hỗ trợ và xây dựng năng lực thực tế trong mảng khoa học và công nghệ. Hạn chót nhận đề cương đăng ký vào ngày 9.1.2015.
Theo NSF, số tiền tài trợ cho một viện khoa học dao động từ 40.000 - 80.000 USD/năm, từ 1 đến 3 năm; trong trường hợp các dự án phức tạp, với sự tham gia của nhiều viện nghiên cứu, quỹ được cấp từ 80.000 - 120.000 USD/năm, tối đa 3 năm. Truy cập vào trang http://www.nationalacademies.org/peerscience để biết thêm thông tin về chương trình.

29

The Urban Climate Resilience in Southeast Asia Partnership (UCRSAP), located in the Asia Institute at the Munk School of Global Affairs at the University of Toronto, invites applications for a one-year (with possibility of renewal for up to three years) UCRSAP Post-Doctoral Fellowship in Urban Climate Change Resilience.
The Fellowship will commence July 1, 2015, with an annual salary of $40,500 CAD plus benefits.
Applications must arrive at the Munk School of Global Affairs no later than 1 January 2015 at noon (EST). The committee will notify applicants of their decision by 1 March 2015.
For more information or for application instructions, visit: http://urbanclimateresiliencesea.apps01.yorku.ca/ucrsap-post-doc/

27/10/2014 | Minh Giảng
30

TTO - Năm 2015 Chương trình học bổng Canada dành cho khối Pháp ngữ (PCBF) dự kiến cấp cho Việt Nam 16 suất học bổng toàn phần.
Thời hạn nộp hồ sơ: trước 17g ngày 24-11-2014. Thông tin chi tiết về chương trình học bổng xin tham khảo tại website của chương trình PCBF www.boursesfrancophonie.ca hoặc vied.vn.

28/10/2014 | Trần Huỳnh
31

TTO - Sáng 28-10, lãnh đạo ĐHQG HCM gặp gỡ đại diện Sứ quán Canada, Bộ GD-ĐT... để triển khai bản ghi nhớ hợp tác về Dự án kỹ năng nghề nghiệp VN (VSEP).
Tổng giá trị dự án khoảng 20 triệu CAD, được thực hiện trong sáu năm (từ ngày 28-1-2014 đến 31-1-2020).

29/10/2014 | Hồng Hạnh
32

(Dân trí) - Từ nay đến năm 2020, Australia sẽ chi khoảng 220 triệu AUD cho hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để giúp Việt Nam đạt các mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của mình.
Đáng lưu ý trong cam kết hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực của mình, trong thời gian qua thông qua chương trình học bổng của Chính phủ Australia đã có trên 3.500 người Việt Nam tốt nghiệp tại các trường đại học của nước này.

OCT. 21, 2014 | MARILYN BERGER
33

Ben Bradlee, who presided over The Washington Post's Watergate reporting that led to the fall of President Richard M. Nixon and that stamped him in American culture as the quintessential newspaper editor of his era — gruff, charming and tenacious — died on Tuesday. He was 93.
With full backing from his publisher, Katharine Graham, Mr. Bradlee led The Post into the first rank of American newspapers, courting controversy and giving it standing as a thorn in the side of Washington officials.
Mr. Bradlee — "this last of the lion-king newspaper editors," as Phil Bronstein, a former editor of The San Francisco Chronicle, described him — could be classy or profane, an energetic figure with a boxer's nose who almost invariably dressed in a white-collared, bold-striped Turnbull & Asser shirt, the sleeves rolled up.

01/10/2014 | JEREMY KUZMAROV
34

The noted peace activist Fred Branfman passed away this past week after suffering the effects of ALS (Lou Gherig's disease).
To get the story of the secret war out to the public, Fred came up with the novel idea of recording the refugee's drawings, providing readers a graphic depiction of the horrors of modern automated war. Voices From the Plain of Jars was dedicated to Sao Doumma, a lovely twenty five year old woman from the Plain of Jars killed in a bombing raid in August 1969, and all the others who had perished. The book included songs, poetry and testimonials written by the victims of the US air war. One woman proclaimed that her life had become like that of a "hunted animal desperately trying to escape their hunters….Human beings, whose parents carefully brought them into the world and carefully raised them with overflowing love, these human beings would die from a single blast."

OCT. 6, 2014 | JEREMY KUZMAROV
35

The Vietnam War was raging when Fred Branfman went to Laos in 1967 as an international aid worker.
The revelation led him to take up a new mission when his term as an aid worker, for the nonprofit organization International Voluntary Services, ended in the summer of 1969: to bring attention to what became known as the "Secret War."
It had gone on for years — Air Force bombers attacked parts of Laos controlled by the Communist North Vietnamese, killing thousands of Laotian civilians — but it had been invisible to most Americans.
Mr. Branfman, who was 72 when he died on Sept. 24, in Budapest, became one of the first to expose the air war, publicly challenging accounts by United States officials who had initially denied the bombing campaign and later insisted that it did not target civilian areas.

22/10/2014 | T. Lê
36

Nhà thơ của "Lý ngựa ô ở hai vùng đất" Phạm Ngọc Cảnh đã qua đời hôm 21/10, hưởng thọ 80 tuổi.
Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh còn có bút danh: Vũ Ngàn Chi, sinh năm 1934 tại Hà Tĩnh. Ông tham gia Vệ quốc đoàn từ khi 13 tuổi (năm 1947), trở thành tuyên truyền viên văn nghệ rồi diễn viên văn công, diễn viên của Đoàn kịch nói Tổng Cục chính trị. Về công tác tại tạp chí Văn nghệ Quân đội, ông làm biên tập thơ trong 20 năm. Ông được giới văn chương đánh giá là người đa tài trên nhiều lĩnh vực. Ngoài làm thơ, ông viết kịch bản phim, làm diễn viên, tham gia giảng dạy, dẫn chương trình tọa đàm văn học…

OCT. 20, 2014 | JEREMY KUZMAROV
37

Oscar de la Renta, the doyen of American fashion, whose career began in the 1950s in Franco's Spain, sprawled across the better living rooms of Paris and New York, and who was the last survivor of that generation of bold, all-seeing tastemakers, died on Monday at his home in Kent, Conn. He was 82.
Though ill with cancer intermittently for close to eight years, Mr. de la Renta was resilient. During that period his business grew by 50 percent, to $150 million in sales, as his name became linked to celebrity events like the Oscars. Amy Adams, Sarah Jessica Parker and Penélope Cruz were among the actresses who wore his dresses.
Recently his biggest coup was to make the ivory tulle gown that Amal Alamuddin wore to wed George Clooney in Venice.

OCT. 27, 2014 | JEREMY KUZMAROV
38

Efua Dorkenoo, who helped lead a successful 30-year campaign against the tradition of genital cutting of girls and women, mainly in Africa and the Middle East, by casting the practice as a human rights violation, died on Oct. 18 in London. She was 65.
She wrote articles and an influential book — "Cutting the Rose: Female Genital Mutilation" (1996) — and lobbied the British government and international organizations. She also knocked on doors in London immigrant neighborhoods and African villages to spread her message.

09/10/2014 | Lam Điền
39

TTO - Nhà thơ Lưu Trùng Dương vừa qua đời ở tuổi 84 tại nhà riêng (TP.HCM) lúc 8g ngày 9-10 sau 2 năm bệnh do già yếu.
Ông là em của nhà thơ, soạn giả Lưu Quang Thuận và chú ruột nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ. Ông còn có các bút danh Trần Hướng Dương, Trần Thế Sự, Lưu Ly…
Ông tham gia cách mạng từ rất sớm, là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Đà Nẵng, nguyên Phó chủ tịch thường trực, Bí thư Đảng Đoàn Hội Văn nghệ Quảng Nam - Đà Nẵng, Tổng thư kí Hội Văn nghệ TP.Đà Nẵng.

OCT. 4, 2014 | JEREMY KUZMAROV
40

Jean-Claude Duvalier, a former president of Haiti known as Baby Doc who ruled the country with a bloody brutality and then shocked it anew with asudden return from a 25-year exile in 2011, died on Saturday.
Mr. Duvalier, 63, died of a heart attack in Port-au-Prince, Haiti, at a private residence where he was staying, his lawyer told The Associated Press.

OCT. 18, 2014 | JEREMY KUZMAROV
41

Judith Deena Hochberg was born on Sept. 16, 1923, in Brooklyn to immigrants from Eastern Europe. Her childhood fascination with building turned into a desire to become an architect when she visited an architect's office as a junior in high school. The desire solidified when an injury prevented her from dancing, her first love.
She attended Connecticut College and New York University before earning an architecture degree from Columbia. Her class was mostly women and Latin Americans, because American men were fighting in World War II. Columbia professors, she recalled, often said, "We're wasting our time on you girls." Asked by her interviewer if they said that to the women directly, she replied, "Oh, yes."
When Ms. Edelman started looking for a job, she heard something similar. "We don't hire girls," one potential employer after another said.

OCT. 29, 2014 | DANIEL LEWIS
42

Galway Kinnell, who was recognized with both a Pulitzer Prize and a National Book Award for a body of poetry that pushed deep into the heart of human experience in the decades after World War II, died on Tuesday at his home in Sheffield, Vt. He was 87.
Mr. Kinnell came of age among a generation of poets who were trying to get past the modernism of T. S. Eliot and Ezra Pound and write verses that, as he said, could be understood without a graduate degree. He succeeded well enough that all of the volumes of poems he published from 1960 to 2008 — evocations of urban streetscapes, pastoral odes, meditations on mortality and frank explorations of sex — are still in print.

OCT. 10, 2014 | DANIEL LEWIS
43

Siegfried Lenz, a German writer acclaimed for novels and stories that frankly explored his country's role in the rise of Nazism, died on Tuesday in Hamburg. He was 88.
Along with Günter Grass, Heinrich Böll and other German writers who rose to international prominence after World War II, Mr. Lenz was a member of Gruppe 47, a literary cohort that encouraged democracy, free expression and confrontation with Germany's Nazi era. His stories often placed Nazism in the context of broader German history and identity.

OCT. 20, 2014 | DANIEL LEWIS
44

Ali Mazrui, a scholar and prolific author who set off a tsunami of criticism in 1986 by writing and hosting "The Africans: A Triple Heritage," a public television series that culminated in what seemed to be an endorsement of African nations' acquiring nuclear weapons, died on Oct. 12 at his home in Vestal, N.Y. He was 81.
His books and his hundreds of scholarly articles explored topics like African politics, international political culture, political Islam and globalization. He was for many years a professor at the University of Michigan, and since 1989 had held the Albert Schweitzer chair at Binghamton University, State University of New York.

OCT. 4, 2014 | BRUCE WEBER
45

Jerrie Mock, who as a relatively untested pilot accomplished in 1964 what Amelia Earhart could not — becoming the first woman to fly solo around the world — died on Tuesday at her home in Quincy, Fla., near Tallahassee. She was 88.
When she took off on March 19, 1964, from Columbus, Ohio, Ms. Mock was a 38-year-old homemaker and recreational pilot who had logged a meager 750 hours of flight time. She returned there on April 17 — 29 days, 11 hours and 59 minutes later — after a 23,000-mile journey over the Atlantic, the Mediterranean, the Red Sea, the Gulf of Oman, the Arabian Sea and the Pacific, with stops in the Azores, Casablanca, Cairo, Karachi, Calcutta, Bangkok and Honolulu, among other places.

OCT. 25, 2014 | BRUCE WEBER
46

Chen Ziming, a Chinese dissident and democracy advocate who was accused by the government of fomenting the Tiananmen Square protests in 1989 and spent more than a decade in prison and under house arrest, died on Tuesday in Beijing. He was 62.

Nghiên cứu tư liệu
14 Tháng 1/ 2014 | Tia Sáng
1

Nói tóm lại, các dữ liệu thực tế cho thấy hệ thống giáo dục đại học Việt Nam kém hơn hẳn Thái Lan.

Chỉ trong vòng 50 năm phát triển, Thái Lan đã có một hệ thống giáo dục đại học tương đối hoàn chỉnh. Một số đại học Thái Lan đã trở thành những trung tâm giáo dục có uy tín ở Á châu, với nhiều sinh viên nước ngoài đến học. Ngày nay, một số đại học lớn của Thái Lan thậm chí còn vươn ra xa thu hút sinh viên từ Việt Nam và các nước trong vùng!

OCT. 16, 2014 | DOUGLAS QUENQUA
2

A study presented on Thursday at a White House conference on "bridging the word gap" found that among 2-year-olds from low-income families, quality interactions involving words — the use of shared symbols ("Look, a dog!"); rituals ("Want a bottle after your bath?"); and conversational fluency ("Yes, that is a bus!") — were a far better predictor of language skills at age 3 than any other factor, including the quantity of words a child heard.

OCT. 22, 2014 | Carl Zimmer
3

Scientists have reconstructed the genome of a man who lived 45,000 years ago, by far the oldest genetic record ever obtained from modern humans. The research, published on Wednesday in the journal Nature, provided new clues to the expansion of modern humans from Africa about 60,000 years ago, when they moved into Europe and Asia.
And the genome, extracted from a fossil thighbone found in Siberia, added strong support to a provocative hypothesis: Early humans interbred with Neanderthals.

14/10/2014 | Jon Queally, staff writer
4

While wealthiest top one percent own nearly fifty percent of all world's assets, the entire bottom half of the global population hold less than one percent of the wealth, new financial analysis shows
Those are the findings of an annual report by the investment firm Credit Suisse released Tuesday—the2014 Global Wealth Report (pdf)—which shows that global economic inequality has surged since the financial collapse of 2008.

Sept. 24, 2014 | DOUGLAS QUENQUA
5

A new report from Pew Research predicts that more folks under 35 will be single forever. Here's why

OCT. 9, 2014 | SHERYL GAY STOLBERG
6

The glossy view of history has now prompted more than 500 scholars, veterans and activists — including the civil rights leader Julian Bond; Daniel Ellsberg, who leaked the top-secret Pentagon Papers; Lawrence J. Korb, a former assistant secretary of defense under President Ronald Reagan; and Peter Yarrow of the folk trio Peter, Paul and Mary — to join Mr. Hayden in demanding the ability to correct the Pentagon's version of history and a place for the old antiwar activists in the anniversary events.

24/10/2014 | SHERYL GAY STOLBERG
7

The rich tapestry Hayton weaves is fascinating in itself, but of signal importance is a thread he carefully pulls from it: China's history-based claim to the sea area south of Hong Kong and Hainan Island is mostly rubbish. The Chinese evidence simply does not stand up against the annals of Vietnam's Nguyen lords, who by 1750 or so were despatching annual expeditions to both the Spratly and Paracel Island groups. The Vietnamese went mainly to salvage shipwrecks, to be sure, but they left behind markers and kept careful records.

Postscript: Bill Hayton, ironically, is not welcome in Vietnam. He was the BBC's resident correspondent in Hanoi in 2007-2008. Evidently his reporting at that time annoyed the authorities. When Hayton applied for a visa to participate in a November 2012 conference on East Sea issues sponsored by the Diplomatic Academy of Vietnam, he was refused. Some months later, Hayton applied again, specifically asking to interview Vietnamese officials for his forthcoming book. Again he was refused. The result is that Hayton's sections on Vietnam and the East Sea are relatively 'thin' -- they lack the compelling detail that conversations with Vietnamese experts might have supplied. It's a pity -- and another story with (so far) no happy ending!

8

Pierre Asselin. Hanoi's Road to the Vietnam War, 1954–1965.
Berkeley: University of California Press, 2013. 352 pp. $55 (cloth/e-book).
Lien-Hang T. Nguyen. Hanoi's War: An International History of the War for Peace in Vietnam.
Chapel Hill: University of North Carolina Press, 2012. 464 pp. $34.95 (cloth/e-book).

Oct. 23, 2014 | Christopher Benfey
9

Excellent Sheep: The Miseducation of the American Elite and the Way to a Meaningful Life
by William Deresiewicz
Free Press, 245 pp., $26.00

Bad news emanating from the Ivy League—cheating scandals or grade inflation—has long had a special appeal for American readers. During the financial panic of 1837, Emerson chided Harvard for producing bookworms rather than original thinkers. "The book, the college, the school of art, the institution of any kind, stop with some past utterance of genius," he said in his Phi Beta Kappa address. "They pin me down." Thoreau, a member of the 1837 class, sounded like a Sixties radical when he wrote inWalden that he had "lived some thirty years on this planet, and I have yet to hear the first syllable of valuable or even earnest advice from my seniors." Melville's Ishmael claimed that a whaling ship was his Harvard and Yale. "Four years of Harvard College, if successful, resulted in an autobiographical blank," Henry Adams (class of 1858) wrote, adding, more cheerfully, that "it taught little, and that little ill, but it left the mind open, free from bias, ignorant of facts, but docile."

13/10/2014 | theguardian.com
10

An incredible list of the 50 best children's books published from 1950 to the present day that celebrate cultural and ethnic diversity is released today

04 October, 2014 | David Eimer
11

A new book claims Thailand's elite has long manipulated the monarchy for its own gains, leaving ordinary Thais out in the cold

A Kingdom in Crisis: Thailand's Struggle for Democracy in the Twenty-First Century
by Andrew MacGregor Marshall
Zed Books

OCT. 16, 2014 | DAVID DOBBS
12

While DNA may now be visible, however, it remains more hint than history. Kenneally, a journalist and linguist, shows that just as a gene usually delivers its genetic message only in conversation with an incoming chemical messenger, so our DNA tells its tales most fully only in light of the history of the people who carry and interrogate it. It takes all those threads to get the whole story. And Kenneally wants it all.

OCT. 16, 2014 | PAUL COLLIER
13

Nicholas D. Kristof and Sheryl WuDunn show you, through many amazing vignettes matched with serious evidence, that you can make a difference to the lives of people trapped in misery. Those lives may be very different from yours, but the people leading them feel much the way you would if you were in their position.

OCT. 10, 2014 | Jane Perlez
14

BEIJING — WHEN her village was still lush with lotus plants, and a crystalline river sparkled in the fields, Sheng Keyi, a very clever and very poor 16-year-old girl, watched television on a tiny black-and-white set at a neighbor's house.
It was 1989, and the story that the world knows as the Communist Party's military crackdown in Tiananmen Square was told in reverse on the grainy screen. The official version portrayed the students as violent criminals. The peasants, and the young Ms. Sheng, sitting around the television knew no better.

Oct. 14, 2014 | By Sarah Stacke
15

Mr. Riboud followed the independence movements across Algeria and West Africa in the 1960s and was one of few photographers allowed to travel in North and South Vietnam between 1968 and 1969. Another celebrated image, made in the United States in the same era, shows a young woman named Jan Rose Kasmir bravely holding a single daisy before a row of bayonet-wielding soldiers at a Vietnam War protest outside the Pentagon. The image is a study in contradictions: Ms. Kasmir's soft floral blouse against the soldiers' stiff uniforms, bare hands against gloved hands, ruffled hair against helmets, youth against the system, peace against war.

30/10/2014 | Đức Triết
16

Chiều 29-10, tại buổi chiếu phim dành riêng cho báo chí vào thứ tư hằng tuần (từ ngày 22-10) của Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 3 (23 đến 27-11), Ban tổ chức công bố danh sách 18 phim VN (sản xuất từ năm 2012-2014) sẽ tranh giải tại liên hoan này gồm: Âm mưu giày gót nhọn, Bước khẽ tới hạnh phúc, Căn phòng của mẹ tôi, Ðập cánh giữa không trung, Dịu dàng, Ðoạt hồn, Hiệp sĩ mù, Hương Ga, Lạc giới, Lạc lối, Mùa hè lạnh, Những đứa con của làng, Những người viết huyền thoại, Nước- 2030, Quả tim máu, Scandal- Hào quang trở lại, Sống cùng lịch sử và Thần tượng.
Tính ra, mỗi tuần có một buổi chiếu thì đến khi khai mạc liên hoan, báo chí sẽ chỉ được xem khoảng... năm bộ phim.

17

Madame Phung's Last Journey (CHUYẾN ĐI CUỐI CÙNG CỦA CHỊ PHỤNG)

Tham Nguyen Thi
2014 | 87 min | Vietnam
US Premiere | Director in Attendance
Saturday, October 25 | 4:30 pm | People Center Theater. American Museum of Natural History, Central Park West at 79th Street, New York City.

The feature debut of 29-year-old filmmaker Tham Nguyen Thi, Madame Phung's Last Journey follows a troupe of Vietnamese cross-dressing singers on their journey through the country's oor back roads for a year. Their fold-up fairground attractions include a lottery, a miniature train ride, an inflatable house, a merry- go-round, and a shotgun aimed treacherously at members while they are performing songs and sketches. The film is a poignant look at a mostly unglamorous life, featuring the struggles of the head troubadour Phung, a former monk who fell in love with another monk and embarked on his particular brand of migrant work. Amid ups and downs, hostility and discrimination, the touring party makes an honest living and forms a touching bond, captured candidly by Thi.

(Part of the Magaret Mead Film Festival, Oct. 23-26, 2014)

18

La guerre menée par les Américains contre le Viet Nam entre 1961 et 1975 n'a pas seulement provoqué la mort de 4 à 5 millions de personnes, cette guerre continue son travail de destruction à cause de la dioxine (agent orange) épandue par les troupes US pour détruire les forêts, les cultures et les populations. Des milliers d'enfants monstrueux ou handicapés naissent chaque année et personne ne peut dire quand cessera la contamination d'une population innocente.

06/10/2014 | Việt Linh
19

TTCT - Bạn hẳn rất ngại xem bộ phim dài hơn ba giờ, nhưng hẳn bạn cũng thèm xem khi biết phim nhận giải vàng ở Cannes...

Ý kiến nhận xét
01/10/2014 | KHƯƠNG DUY
1

Là người làm công tác giảng dạy ở bậc ĐH, người viết luôn không hiểu tại sao nhiều HS thông minh, lanh lợi sau khi vượt qua vũ môn để vào ĐH, sau mấy năm học nhiều em bỗng nhiên trở thành những SV mờ nhạt, lẹt đẹt, học cho qua kỳ thi. Cho nên mới có câu ĐH là… học đại.
Người viết chợt nhớ đến tập quán này: Văn hóa Á Đông, đặc biệt là văn hóa VN rất chú trọng việc dựng vợ gả chồng. Thế nhưng chúng ta dường như quá chú trọng tới việc kén chọn môn đăng hộ đối và tổ chức đám cưới linh đình. Chẳng ai dạy các cặp vợ chồng sau những ngày vui đó phải sống với nhau, cư xử với nhau thế nào suốt đường đời còn lại. Bởi đó mới là phần quyết định hạnh phúc cuộc đời họ.
Giáo dục cũng vậy, chúng ta thử hết cách này đến cách khác để chọn cho bằng được những học sinh ưu tú vào ĐH. Cả xã hội dành hết tâm sức chăm chút cho cái "nghi lễ" được xem là quan trọng nhất- thi tuyển sinh ĐH. Nhưng khi đã trở thành SV, việc các em sống thế nào, học thế nào, nghiên cứu thế nào, được đảm bảo nghề nghiệp ra sao thì lại là một khoảng… lặng buồn.

13/10/2014 | NGỌC QUANG
2

(GDVN) - GS.TS, Nhà giáo nhân dân Trần Đình Sử: "Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như ngày nay, không có chữ là không có gì hết, không làm được gì hết".

21/10/2014 | ĐOÀN LÊ QUỲNH TRÂN
3

Giáo dục đại học Mỹ chú trọng phát triển con người toàn diện. Điều này đặc biệt đúng đối với những trường Liberal Arts Colllege. Sinh viên không chỉ được đào tạo kiến thức, kỹ năng chuyên ngành cần thiết để làm những công việc cụ thể sau khi tốt nghiệp, mà còn được học những kiến thức khác liên quan đến khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nghệ thuật.

15 Tháng 10 2014 | Tuần VN
4

Nếu chúng ta chỉ trang bị cho tuổi trẻ thứ kiến thức nửa vời, sự rập khuôn cũ kỹ hết thời và sự nhút nhát ám ảnh suốt đời, làm sao các thế hệ tương lai có thể đi xa?

23/10/2014 | Thiện Thanh
5

Ngay từ khi còn bé, em đã ham đọc sách, thích tìm tòi. Em luôn tự hào về những gì em biết. Nhưng sự thật lúc nào cũng phũ phàng...
Mọi chuyện bắt đầu từ bài văn năm lớp 6, cô giáo cho em viết một bài văn về một tấm gương cảm động mà em biết. Em viết bài đó rất hay và tốn nhiều công sức chỉnh sửa. Cuối cùng em cũng được đọc nó trước lớp.
Người bạn của em đã bật khóc vì câu chuyện về một cô bé đen nhẻm, ánh nhìn xa vời ngày ngày đi bán vé số của em. Em cũng đã rất tự hào và nhớ mãi về bài văn đó. Tuy nhiên cô giáo em không hề thích và phê bình khéo trước lớp là em viết không đúng dàn ý.

06/10/2014 | KHƯƠNG DUY
6

Không cần so sánh về điều kiện làm việc như phòng làm việc riêng, cơ chế trợ giảng như các GV nước ngoài, hãy nhìn vào số lượng SV trong các lớp học mà GV đang giảng dạy để thấy họ đã nỗ lực đáng khâm phục đến nhường nào.

Điều chúng ta đang làm hiện nay là dùng khả năng tham gia vào GD bậc cao hơn để kiểm nghiệm chất lượng GD bậc thấp hơn. Đó là lý do các kỳ thi tuyển sinh ở tất cả các cấp học diễn ra rất gắt gao. Chúng ta quên mất rằng mục đích cuối cùng của toàn bộ nền GD là phải hướng tới đầu ra cuối cùng, tức là khi rời ghế nhà trường, học sinh-sinh viên tham gia vào lực lượng lao động.

OCT. 28, 2014 | Frank Bruni
7

He said that schools of education could stiffen their selection criteria in a way that raises the bar for who goes into teaching and elevates the public perception of teachers. "You'd have to do it over the course of several years," he said. But if implemented correctly, he said, it would draw more, not fewer, people into teaching.

OCT. 10, 2014 | By MOTOKO RICH
8

The idea is that teachers, like doctors in medical residencies, need to practice repeatedly with experienced supervisors before they can be responsible for classes on their own. At Aspire, mentors believe that the most important thing that novice teachers need to master is the seemingly unexciting — but actually quite complex — task of managing a classroom full of children. Once internalized, the thinking goes, such skills make all the difference between calm and bedlam, and can free teachers to focus on student learning.

OCT. 9, 2014 | By SUSAN HARTMAN
9

Daniel Sanchez, born and raised in Guatemala, is part of a remarkable migration that occurs every July. Hundreds of medical school graduates from across the United States and all over the world start their first-year residencies at New York City hospitals, ranging from community hospitals like Woodhull that serve the poorest New Yorkers, to large, elite institutions like Mount Sinai Beth Israel.
The 21 young doctors in Woodhull's three-year program in internal medicine are an unusually diverse bunch. Nine were born in the United States. The rest are originally from Poland, Nepal, Ghana, Venezuela, India, Myanmar and Guatemala. Most were trained abroad; eight graduated from American medical schools. They were chosen from 6,300 applicants.

08/10/2014 | By Noam Chomsky
10

There's been a very sharp increase in the proportion of administrators to faculty and students in the last 30-40 years.

The following is an edited transcript (prepared by Robin J. Sowards) of remarks given by Noam Chomsky last month to a gathering of members and allies of the Adjunct Faculty Association of the United Steelworkers in Pittsburgh, Penn.

09/10/2014 | By Dan Falcone and Saul Isaacson,
11

History teacher Dan Falcone and English teacher Saul Isaacson spoke with Noam Chomsky in his Cambridge office on September 16, 2014, about education and indoctrination, the 1960s, the Powell memorandum, democracy, the creation of ISIS, the media and the way "capitalism" actually works in the United States.

29/10/2014 | Nguyễn Gia
12

Có thể con dấu bây giờ được khắc dễ dàng, sắc nét. Nhưng dù thế nào thì con dấu vẫn là con dấu, nó vô hồn. Nhìn con dấu đóng vào vở của con, bao nhiêu bậc phụ huynh tự hỏi nó có cụ thể, tâm huyết hơn những điểm số trước kia? Những tính từ mang đầy tính cảm thán: "Cô khen, con cần cố gắng", "Con tiến bộ, cố gắng phát huy nhé", "Con làm tốt lắm"… hóa ra không phải nét chữ với bao tâm huyết, trìu mến trên bài vở mà đó là những con dấu khắc sẵn..

01/10/2014 | Nguyễn Hoàng Ánh
13

Giáo viên cũng là người, dễ bị cám dỗ. Nếu chúng ta cứ ấn tiền bạc, quà cáp vào tay ép nhận thì dần dần họ sẽ quen. Lâu dần ai không có quà họ sẽ khó chịu.Sau đó phụ huynh lại đổ lỗi cho giáo dục là tham nhũng!

04/10/2014 | Nguyễn Minh Thuyết
14

(Dân trí) - Tuần qua, trên báo chí, một số tác giả văn học có lên tiếng phê bình Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tuyển chọn tác phẩm của họ vào sách giáo khoa phổ thông (SGK) mà không hỏi ý kiến và cũng không trả tiền tác quyền hoặc trả với mức rất thấp.

Trước vấn đề này, GS Nguyễn Minh Thuyết đã có bài viết chia sẻ quan điểm của ông, chúng tôi xin được gửi tới độc giả cùng tham khảo.

04/10/2014 | Nguyễn Hùng
15

(Dân trí) - Mặc dù Học viện Khoa học Quân sự đã có sự giải thích khá rõ ràng nhưng phụ huynh vẫn cho rằng chưa thỏa đáng nhất là thí sinh Hoàng Duy Quang lại thuộc diện trúng tuyển. Trên cơ sở dữ liệu mà báo Dân trí có trong tay, xin phân tích cụ thể để bạn đọc hiểu rõ.

OCT. 12, 2014 | MICHAEL FITZPATRICK
16

TOKYO — Japan's simultaneous embrace of nationalism and cosmopolitanism is generating ambiguous signals from its education policy makers. They are rewriting textbooks along what they call "patriotic" lines, alienating their Asian neighbors in the process. But at the same time, they are promoting Japanese universities as globalized and open, in a bid to compete internationally.
"There is an obvious contradiction between Japan's rightward shift on education policy and its strivings to internationalize," said Thomas Berger, a professor at Boston University and an expert on Japanese politics.

20/10/2014 | Lưu An - Vũ Ngọc Ruẩn
17

Nhìn hậu quả của hai quả bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima và Nagasaki năm 1945, không ai có thể tưởng tượng được rằng chỉ sau chưa đầy 20 năm, nước Nhật đã trỗi dậy thành một cường quốc kinh tế. Càng ngoạn mục hơn vì sự trỗi dậy đó được diễn tiến trong bầu không khí thanh bình của một xã hội tràn đầy tính nhân văn, đạo đức.

17/10/14 | XUÂN TRUNG
18

Ông Michel Welmond, Trưởng nhóm Giáo dục của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam đang là một ngã tư giữa nhiều luồng giáo dục. Nhưng quan trọng ở Việt Nam hiện nay cần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và giáo dục đại học phải đóng vai trò là chất xúc tác. Theo ông Michel Welmond, bất cập ở giáo dục đại học Việt Nam là số lượng đại học tăng nhanh hơn số lượng giảng viên, tỷ lệ giảng viên/sinh viên vẫn còn thấp, năng lực giáo dục đại học tham gia vào giáo dục quốc tế còn hạn chế, sinh viên mới tốt nghiệp cũng chưa sẵn sàng để cạnh tranh.
Nhiều trường đại học có nội dung đào tạo không phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh đó, hệ thống quản lý ở Việt Nam chưa đủ mạnh, cơ chế tài chính chưa hiệu quả. Cũng theo ông Michel Welmond, muốn giáo dục đại học phát triển thì chúng ta phải thay đổi cơ chế, mặc dù trong Luật giáo dục đại học đã quy định tính tự chủ của các trường nhưng cần được đẩy mạnh hơn.

28/10/2014 | Mai Văn Tỉnh
19

Trong khi các nước chạy đua ráo riết trong đào tạo nguồn nhân lực thì bức tranh cải cách giáo dục ĐH ở VN vẫn chắp vá và chưa thể hội nhập quốc tế.

14/10/2014 | SARAH GRAY
20

The famed astrophysicist discusses the scientific method, Pluto and the downfall of American Innovation VIDEO

Trà dư tửu hậu
22/10/2014 | HẠ ANH
1

Đó là những cảm nhận khi có dịp dự giờ các lớp học đang được tổ chức theo mô hình "trường học mới tại Việt Nam" (Việt Nam Escuela Nueva, viết tắt là VNEN). Năm học 2014-2015, hơn 2.000 trường tiểu học trong cả nước (chiếm 10%) thực hiện dạy học theo trong đó, có gần 1.500 trường học thực hiện theo dự án và hơn 800 trường tự nguyện nhân rộng toàn phần Với các nhà quản lý giáo dục, mô hình này là một cách trả lời cho những đòi hỏi về đổi mới giáo dục, như "chuyển hoạt động dạy học của người thầy sang hoạt động tự học của học sinh, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo, trang bị thêm nhiều kỹ năng còn thiếu của học sinh, cân đối giữa dạy chữ - dạy người",v.v.

29/10/2014 | Thu Hà
2

Có thể nói, chưa bao giờ yêu cầu đổi mới, cải cách nền giáo dục lại trở nên cấp bách như trong thời điểm hiện tại. Việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục như một mệnh lệnh bắt buộc từ cuộc sống. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Lê Như Tiến (ảnh) - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.

30/10/2014 | Thanh Trúc
3

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Theo đó, học sinh Việt Nam tại trường có vốn đầu tư nước ngoài phải học chương trình Việt Nam học. Thông tư quy định cụ thể chương trình giáo dục bắt buộc đối với học sinh là công dân Việt Nam tại cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài.

31/10/2014 | NGÂN ANH
4

Bộ GD-ĐT vừa có hướng dẫn triển khai dạy học ngoại ngữ tăng cường. Trong khi học sinh trung học phổ thông chưa được học ngoại ngữ theo chương trình mới (chương trình học 10 năm, ban hành theo quy định của Đề án), hướng dẫn khuyến khích sinh viên tham gia học ngoại ngữ tăng cường nhưng không bắt buộc. Trước đó, từ ngày 30/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020". Đề án quy định sinh viên tốt nghiệp (đầu ra) đạt năng lực ngoại ngữ bậc 3 đối với cao đẳng, đại học không chuyên ngữ, bậc 4 đối với cao đẳng chuyên ngữ và bậc 5 đối với đại học chuyên ngữ theo Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

30/10/2014 | Hồng Hạnh
5

(Dân trí) - Các giảng viên này còn được thưởng tiền không quá 30 lần mức lương cơ sở chung nếu công bố được 1 bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín trong danh mục ISI, SCI, SCIE. Đây là một trong những nội dung của Nghị định quy định việc đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học mà Chính phủ vừa ban hành.

16/10/2014 | Trần Huỳnh
6

Bài báo có nội dung nâng cao chất lượng điều trị hen suyễn bằng cách sử dụng các chất chống oxy hóa có nguồn tự nhiên. Tác giả bài báo là N.V.T., giảng viên khoa công nghệ sinh học Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) và T.T.H. (TP.HCM - vợ ông T. - PV). Bài báo bị SpringerPlus thông báo rút vào ngày 25-9. Theo thông báo rút bỏ, phiên bản gốc của bài báo đã bị rút lại do các vấn đề liên quan đến đạo đức: thử nghiệm lâm sàng đã không được chấp thuận bởi một ủy ban đạo đức và các tác giả đã không cung cấp bằng chứng cho thấy họ được đồng ý bởi các bệnh nhân.

29/10/2014 | Trần Huỳnh
7

TT - Chiều 28-10, Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM) đã công bố kết luận về vụ TS Nguyễn Văn Toàn, giảng viên khoa công nghệ sinh học, bị rút bài báo khoa học khỏi tạp chí Springer Plus.
Theo kết luận của hội đồng nhà trường, TS Nguyễn Văn Toàn chỉ có chuyên môn về công nghệ sinh học và chưa từng thực hiện bất kỳ nghiên cứu nào trên đối tượng là con người. Ông Toàn xuất thân từ gia đình có truyền thống đông y.
Từ kinh nghiệm thực tế chữa bệnh hen suyễn, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ bệnh nhân, ông Toàn đã thực hiện nghiên cứu với mong muốn phổ biến bài thuốc và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân hen suyễn.
TS Nguyễn Văn Toàn thực hiện toàn bộ nghiên cứu tại nhà và không báo cáo với nhà trường.

29/10/2014 | Lê Phương
8

(Dân trí) - Chiều qua 28/10, Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM) công bố kết luận về việc Tiến sĩ N.V.T. - giảng viên Khoa Công nghệ sinh học của trường bị tạp chí quốc tế SpringerPlus thông báo rút bài báo khoa học sau khi đăng được 1 năm.

15-10-2014 | Lê Quỳnh
9

Trao đổi với chúng tôi về việc bài báo khoa học của TS Nguyễn Văn Toàn và Trần Thị Hạnh vừa bị rút khỏi tạp chí khoa học SpringerPlus, PGS.TS Hồ Thanh Phong - Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM) cho biết: đây thực sự là một "tai nạn" đúng nghĩa.
Theo PGS.TS Phong, hiện trường đang tập hợp thông tin, tổ chức điều trần, trong từng mục sẽ có hội đồng chuyên sâu riêng đánh giá, ví dụ: việc có vi phạm y đức không, sẽ có một hội đồng đánh giá; Có mạo danh không, sẽ có một hội đồng đánh giá; Nội dung khoa học cũng sẽ có một hội đồng đánh giá... Sau đó, trường sẽ có một buổi họp báo thông tin với báo chí.

26/10/2014 | LÊ HUYỀN
10

Dù hoàn thành các tiêu chuẩn về "tính khoa học" nhưng lại không được thông qua về mặt đạo đức, bài báo khoa học của hai nghiên cứu sinh Việt Nam đã bị rút khỏi một tạp chí quốc tế. Đạo đức nghiên cứu ở Việt Nam là phạm trù khá trừu tượng, nhưng ở nước ngoài thì rất rõ ràng.

OCT. 17, 2014 | REEVE HAMILTON
11

commonly known as MOOCs — have enjoyed a resurgence. Officials have praised the typically free college classes, available to anyone with Internet access, as a crucial component in the future of higher education.
In the state's academic circles, however, such courses are being reimagined, and a focus that was so prevalent two years ago is giving way to other priorities that university leaders believe will be more effective in meeting their goals.
"I think MOOCs have been helpful and an important catalyst, but they have also been a distraction," said Harrison Keller, the University of Texas at Austin's vice provost for higher-education policy and research.

OCT. 13, 2014 | TAMAR LEWIN
12

SAN FRANCISCO — A new educational institution, the coding boot camp, is quietly emerging as the vocational school for the digital age, devoted to creating software developers.
With trade schools out of fashion, for-profit colleges often dismissed as expensive dropout factories, and community college students failing to graduate a majority of their students, the rise of boot camps over the past two years is challenging assumptions about higher education, at least for some smart, highly motivated people.

OCT. 3, 2014 | JACK HEALY
13

GOLDEN, Colo. — Will history be rewritten by the winners?
That was the question on Friday, a day after the school board's conservative majority voted to change how the district reviews parts of its curriculum. It was the climax of an impassioned debate over censorship, academic freedom and what to teach students about American history.
After two weeks of student protests and a fierce backlash across Colorado and beyond, the Jefferson County School Board backed away from a proposal to teach students the "benefits of the free enterprise system, respect for authority and respect for individual rights," while avoiding lessons that condoned "civil disorder, social strife or disregard of the law."

03/10/2014 | Deirdre Fulton,
14

Several hundred students, community members, and educators packed a Jefferson County Board of Education meeting in suburban Denver on Thursday night, lambasting the conservative-majority board's proposal to censor the district's history curriculum.

14/10/14 | HỒNG NHUNG
15

(GDVN) - "Gần 200 nước đều làm được chương trình - sách giáo khoa, song cách nghĩ cách làm, xin khẳng định không nước nào giống cách làm của Việt Nam từ 1980 đến nay".
Đó là quan điểm của GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn - Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) khi chia sẻ với Báo Giáo dục Việt Nam xung quanh Đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa(SGK) phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

04/10/2014 | HỒNG NHUNG
16

(GDVN) - Từ con số 34 nghìn tỷ đồng xuống còn chưa bằng 1/40 nên ta cảm thấy nhỏ, nhưng đối chiếu với từng quyển sách thì không hề nhỏ tí nào...
Trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam xung quanh dự toán cùng các hạng mục xây dựng chương trình, biên soạn, thẩm định sách giáo khoa trong "Đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông" mà Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trình bày tại Thường vụ Quốc hội ngày 28/9/2014, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng cơ sở của số tiền không rõ ràng, thiếu minh bạch.

13/10/2014 | Tuệ Nguyễn
17

Từ dự toán kinh phí gần 34.000 tỉ nay còn lại hơn 800 tỉ đồng để thay toàn bộ chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015, theo đề xuất của Bộ GD-ĐT. Thế nhưng từ thực tiễn, qua kinh nghiệm cũng như dựa trên những quy định hiện hành, nhiều chuyên gia khẳng định không cần đến nhiều tiền như thế.

09/10/2014 | CHI MAI
18

Nhóm Cánh Buồm tự cho ra đời một bộ sách mà không chờ đợi chương trình giáo dục phổ thông mới được phê duyệt để làm căn cứ biên soạn, nên khi được hỏi về khả năng đáp ứng được yêu cầu của chương trình mới và được đưa vào nhà trường một cách chính thống, ông Phạm Toàn trầm ngâm: "Chúng tôi làm việc với sứ mệnh của người có chút hiểu biết, đóng góp cho Tổ quốc. Chúng tôi không nghĩ nhiều đến "thành công" và "thắng lợi" mà chúng tôi lo lắng nhiều hơn đến việc mình ngày càng phải nghĩ đúng và làm đúng".
"Xu thế của đời sống ngày càng cởi mở sẽ đi xa hơn và nhanh hơn quyết định hành chính "Một chương trình nhiều bộ sách". Chúng tôi tin vào quy luật vận động của sự vật. Chúng tôi tin vào những quyết định đúng lúc của cuộc sống thực".

01/10/2014 | Minh Ngọc
19

Biết bao tác giả có tác phẩm thơ, văn được sử dụng trong sách giáo khoa đã không được chi trả tiền tác quyền suốt hàng chục năm qua…

14/10/2014 | Nguyễn Hùng
20

Trong cuộc họp giữa Hội Nhà văn Việt Nam, VLCC, NXB Giáo dục Việt Nam cũng đã thống nhất: Đối với SGK xuất bản năm 2014 hai bên sẽ đối soát để bàn bạc và thống nhất phương án chi trả bản quyền. Đối với những ấn phẩm từ năm 2013 trở về trước, hai bên sẽ tiếp tục trao đổi để thống nhất về quan điểm.

09/10/2014 | Đặng Hiển
21

(Dân trí) - Trước những lùm xùm về việc bản quyền tác giả của những tác phẩm thơ văn trong sách giáo khoa, nhà thơ Đặng Hiển – thành viên Hội nhà Văn Việt Nam đã có những bộc bạch gửi đến Dân trí. Nhà thơ Đặng Hiển khẳng định: "Việc có thơ in trong SGK là niềm hạnh phúc"

12/10/2014 | PHƯƠNG THẢO
22

(GDVN) - Bộ Thông tin & Truyền thông vừa phối hợp với Intel Việt Nam trao tặng phòng học sử dụng Sách giáo khoa (SGK) điện tử Classbook cho trường THCS Địch Giáo.
Nói về chương trình này, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng bày tỏ sự xúc động khi được đại diện cho Bộ TT&TT cùng các doanh nghiệp trao tặng cho thầy và trò trường THCS Địch Giáo món quà ý nghĩa là phòng học tương tác với 20 thiết bị SGK điện tử Classbook. Tính đến nay, SGK điện tử Classbook đã có mặt tại 25 tỉnh thành trên cả nước với hơn 10.000 giáo viên và học sinh đang sử dụng. … hiện nay đã có 100 trường học triển khai và ứng dụng tại các địa bàn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và các địa phương khác.

14/10/2014 | Tuệ Nguyễn - Minh Luân
23

Những cuốn "sách giáo khoa" do một nhóm tư nhân biên soạn cũng như bộ tài liệu dạy và học môn vật lý, toán ở một địa phương được thực hiện với chi phí thấp nhất có thể cũng là kinh nghiệm để Bộ GD-ĐT tham khảo.

15/10/2014 | Tuệ Nguyễn
24

Trong khi một số tổ chức, cá nhân cho rằng chỉ cần mấy trăm triệu đồng, thậm chí... không đồng nào cũng có thể biên soạn sách giáo khoa, thì Bộ GD-ĐT tính toán rất nhiều công đoạn cần đến tiền. Thế nên có ý kiến đề xuất cần một cơ chế tài chính khác để làm sách giáo khoa.

27/10/2014 | B. Thanh
25

(TNO) Ngày 27.10, Văn phòng UBND TP.HCM thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP.HCM tại cuộc họp về kết quả triển khai chương trình thí điểm dạy toán và khoa học bằng tiếng Anh của Hội đồng khảo thí quốc tế Cambridge (CIE).
UBND TP chấp thuận cho Sở GD- ĐT triển khai chương trình dạy toán - khoa học và tiếng Anh tích hợpchương trình Anh và Việt Nam tại các trường công lập (gọi là chương trình tiếng Anh tích hợp), thay thế chương trình của CIE (Hội đồng Khảo thí Trường ĐH Cambridge).
Chương trình tiếng Anh tích hợp này do Sở GD-ĐT TP.HCM biên soạn, được Hội đồng khoa học của Bộ GD-ĐT thẩm định.

24 tháng 10 năm 2014 | Quý Hiên
26

TP - Hôm qua, Bộ GD&ĐT đã ban hành văn bản điều chỉnh, bổ sung miễn thi môn ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2015.
Theo đó, tất cả các yêu cầu tối thiểu của các chứng chỉ đi kèm mỗi thứ tiếng đều được điều chỉnh, hầu hết theo hướng đặt yêu cầu cao hơn. Ngoài ra tên gọi của một số đơn vị cung cấp chứng chỉ cũng được sửa lại cho chính xác.

21/10/2014 | Hồng Hạnh
27

Theo đó, có 3 chứng chỉ TOEFL, TOEIC và IELTS đều phải do đơn vị cấp chứng chỉ là ETS (Viện Khảo thí giáo dục Hoa Kỳ). Tuy nhiên, trên thực tế ETS không hề cấp chứng chỉ IELTS.
Được biết, IELTS chỉ do Hội đồng Anh (British Council) và IDP Education cung cấp.
ETS chỉ cung cấp hệ thống bài thi ngoại ngữ TOEIC, TOEFL, không cung cấp bài thi IELTS.

23/10/2014 | VĂN CHUNG
28

- Ngày 23/10, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển có công văn gửi các cơ sở GD-ĐT, các ĐH-HV-CĐ, Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng) về việc điều chỉnh, bổ sung miễn thi môn ngoại ngữ tốt nghiệp 2015.
Công văn này thay thế cho công văn của Bộ GD-ĐT ban hành ngày 10/10 về việc miễn thi môn ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2015.

09/10/2014 | Lưu Nhi Dũ
29

"A bờ cờ" ở đây là bằng A, B và C Anh văn theo chuẩn của Bộ GD-ĐT. Còn TOEIC, TOEFL là 2 chuẩn đánh giá tiếng Anh có tính quốc tế, dành cho du học sinh (TOEFL) và dùng để đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh trong công việc (TOEIC).
Thế nhưng, thời gian qua, Sở Nội vụ TP.HCM không chấp nhận các hồ sơ thi công chức có chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ TOEIC và TOEFL khiến nhiều người dự thi phản ứng.
Lãnh đạo TP.HCM đã có công văn đề nghị giải trình vì sao không chấp nhận 2 chứng chỉ Anh văn này. Sở Nội vụ TP.HCM đã giải thích rằng TOEIC và TOEFL là 2 chứng chỉ ngoại ngữ của nước ngoài, trong khi luật pháp Việt Nam thì quy định thi công chức ở các cấp độ cần chứng chỉ Anh văn A, B, C.

09/10/2014 | NGỌC HÀ - TRẦN HUỲNH
30

TT - Nhiều chuyên gia, nhà quản lý nhận định như vậy trước thông tin Sở Nội vụ TP.HCM từ chối chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế TOEIC, TOEFL trong hồ sơ tuyển công chức.

11/10/2014 | Như Lịch - Hà Ánh
31

Nhiều nhà tuyển dụng và quản lý nguồn nhân lực cho rằng đã đến lúc cần "khai tử" hệ thống chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C vì không thực chất, không đáp ứng yêu cầu thực tế và xu hướng phát triển của xã hội. Ngược lại cũng có nhiều ý kiến khẳng định cần duy trì hệ thống chứng chỉ này, nhưng phải có sự điều chỉnh.

10/10/2014 | N.Lịch - M.Luân - H.Ánh - B.Thanh
32

Chứng chỉ ngoại ngữ quốc gia A, B, C một thời lừng lẫy được xem là "hàng nội chất lượng cao" thì giờ đây xã hội đã "quay lưng".

09/10/2014 | Vũ Phan
33

Nhiều người choáng váng khi đọc tin Sở Nội vụ TP.HCM không chấp nhận các hồ sơ thi công chức có chứng chỉ ngoại ngữ TOEIC hay TOEFL. Có lẽ lãnh đạo TP.HCM cũng ngạc nhiên như nhiều người nên mới yêu cầu Sở này giải trình lý do từ chối.
…. Một khi đã có quy định rõ ràng và cụ thể như thế, nhiệm vụ của Sở Nội vụ là phải triển khai. Đằng này đã không triển khai lại còn từ chối các hồ sơ làm đúng và còn biện bạch các chứng chỉ TOIEC và TOEFL là của nước ngoài, trong nước thì phải xài chứng chỉ quốc gia A, B, C! Đó là một sự lạc hậu với tình hình thực tế.

30 Tháng 10 2014 | Theo TẠP CHÍ TIA SÁNG
34

Chúng tôi không tin vào thi cử, không tin rằng có một kỳ thi thống nhất là việc tốt. Các thầy cô của chúng tôi tuyệt đối không giảng dạy vì thi cử, học sinh cũng tuyệt đối không học vì thi cử. Trường học của chúng tôi là nơi học tập vui thích 100%.
"Chúng tôi chuẩn bị cho trẻ em học cách để học chứ không phải học cách để làm một bài kiểm tra. Chúng tôi không quan tâm nhiều tới PISA. Nó không phải là thứ chúng tôi nhắm tới".

26/10/2014 | Thiên Kim
35

Hệ thống trường học ở Phần Lan gây kinh ngạc: Cấm học sinh thi cử và coi giáo viên là nhà khoa học.
Ngưỡng mộ hệ thống giáo dục "không giống ai" của Phần Lan, GS Toner Wagner của ĐH Harvard (Mỹ) đã đặt chân đến đây, thâm nhập vào các trường học để giải mã nền giáo dục của đất nước này. Dưới đây là nội dung ông gửi đến truyền thông Mỹ sau chuyến đi.

25/10/2014 | Kiều OanhTin tức
36

Giữa Busan, khi chứng kiến một đoàn học sinh mẫu giáo chăm chú nghe cô giáo giải thích cặn kẽ những món ăn truyền thống tại triển lãm ẩm thực, tôi bỗng chạnh lòng thương nhớ đứa con ở nhà mới vào lớp 1 phải dành hết quỹ thời gian cho việc học chữ…

21/10/2014 | THEO MASK
37

Nuôi dạy con kiểu Pháp sẽ giúp những đứa trẻ trở nên ngoan ngoãn và tự lập, nhờ vậy mà hành trình làm mẹ cũng sẽ dễ dàng và nhiều niềm vui hơn.

OCT. 21, 2014 | SHAEL POLAKOW-SURANSKY and NANCY NAGER
38

The teacher observes and comments. She shifts from group to group, talking with children about their work ("I see that you made a big red circle."); helping children resolve a conflict ("You both want to be the mommy. What should we do?"); posing an open-ended question to stimulate exploration and problem-solving ("What do you notice when you use the magnifying glass that is different from when you use your eyes?"); and guiding children to manage themselves ("When you finish your snack, what activity would you like to choose?").

25/10/14 | ĐỖ TẤN NGỌC
39

(GDVN) - Nhiều nhà trường, thầy cô rất lười biếng, thiếu linh hoạt, chủ động trong các hoạt động ngoại khóa, có nhà trường tìm cách "né ", không dám tổ chức....
Theo báo cáo của Đoàn khảo sát của Văn phòng Chủ tịch nước về thực trạng dạy-học môn Giáo dục công dân ở nhà trường phổ thông cho biết, có tới 39% giáo viên cho rằng môn Giáo dục công dân là môn phụ, 52% nhận xét môn học này chưa được quan tâm đúng mức.

14/10/2014 | Nguyễn Kim Hồng
40

Nhìn từ các nước trong khu vực, có thể thấy nhiều bài học, cách giáo dục hiệu quả xuất phát từ những điều thật đơn giản.

20/10/2014 | PHONG ĐĂNG
41

- Trong khi mức học phí các trường công lập chỉ vài trăm ngàn/năm thì phí, học phí các trường tư thục, quốc tế tại Hà Nội có trường lên đến hơn 500 triệu/10 tháng học. Học sinh ngoài chuyện có tiền cũng phải trải qua kiểm tra đánh giá, đủ điều kiện mới được vào.

01/10/2014 | Hà Ánh
42

Chính phủ đã chính thức thông qua đề án tự chủ của 4 trường ĐH: Hà Nội, Ngoại thương, Kinh tế quốc dân và Kinh tế TP.HCM. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định nếu mọi việc chuẩn bị kịp, các đề án sẽ được thực hiện ngay trong năm học này.

October 5, 2014, | Libby Nelson
43

In 2006, Germany did something radical: they decided to allow public colleges to charge tuition for the first time, with fees of up to €1,000 per year. Now they've done something equally radical: they've abolished tuition again. Public universities will be free for all students, as all the state governments that had implemented tuition fees have now reversed themselves.

18/10/2014 | Barbara Kehm,
44

It's important to be aware of two things when it comes to understanding how German higher education is funded and how the country got to this point. First, Germany is a federal country with 16 autonomous states responsible for education, higher education and cultural affairs. Second, the German higher education system – consisting of 379 higher education institutions with about 2.4m students – is a public system which is publicly funded. There are a number of small private institutions but they enrol less than 5% of the total student body.

09/10/2014 | Rebecca Ratcliffe
45

Since the tripling of tuition fees universities have been spending more money on marketing – embracing social media and revamping their branding. But such efforts don't always run according to plan, here are a few examples of university marketing gone wrong:

27/10/2014 | Tuệ Nguyễn
46

Thống kê của Sở GD-ĐT Hà Nội cho thấy toàn thành phố có 434 trường chuẩn đã được công nhận từ năm 2008 trở về trước. Qua rà soát, thẩm định lại, chỉ có 284 trường đạt yêu cầu theo các tiêu chí trường chuẩn quốc gia. Hiện đã có 89 trường được UBND TP ra quyết định công nhận lại, số còn lại đang được Sở hoàn thiện hồ sơ, trình UBND TP xem xét từ nay tới cuối năm.

14/10/2014 | LƯU TRANG - MỸ DUNG
47

TT - Phụ huynh và học sinh là những khách hàng tiềm năng, còn nhà trường thì trở thành miếng bánh béo bở mà các nhà kinh doanh hướng tới.

15/10/2014 | Mỹ Dung
48

TT - Bảng tương tác, bộ sản phẩm phòng thí nghiệm di động, phần mềm nhập điểm, sổ liên lạc điện tử, máy in, máy tính, camera... để vào được cổng trường, đều phải trải qua cuộc cạnh tranh khốc liệt.
Ngoài các thiết bị đắt tiền, trường học cũng là miếng mồi ngon để các doanh nghiệp vừa và nhỏ giới thiệu, bán các sản phẩm gia dụng, đồ dùng như bàn ghế học sinh, đồ chơi, học cụ, chăn màn gối nệm, đồng phục, đồ trang trí...

16/10/2014 | MỸ DUNG - HOÀNG HƯƠNG - LƯU TRANG
49

TT - Tuy Sở GD-ĐT TP.HCM đã có văn bản nhắc nhở các trường nhằm chấn chỉnh tình trạng kinh doanh trong nhà trường, thế nhưng hiện tượng này vẫn chưa chấm dứt.

18/10/2014 | Thái Bá Dũng
50

TT - Trong thời gian ngắn, Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai chịu nhiều đợt thanh tra về nhiều nội dung, trong đó có việc xác định công tác đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học.
Mới đây nhất, kết quả thanh tra công tác quản lý, sử dụng nguồn kinh phí tại Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai cho thấy đơn vị này sai phạm với số tiền gần 2,8 tỉ đồng. Sở Tài chính tỉnh Gia Lai nhận định các khoản tiền này hiện nay gần như không thể thu hồi.

30/10/2014 | Hoàng Lam
51

(Dân trí) -2/5 trong danh mục thiết bị của gói thầu không có trong danh sách thiết bị theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT. Sở GD-ĐT Nghệ An còn đưa ra yêu cầu đơn vị tham gia đấu thầu phải có 1 cán bộ trình độ chuyên ngành đại học ngoại ngữ trong danh sách đóng bảo hiểm.

17/10/2014 | Bá Đô
52

Trao đổi sau việc bị đình chỉ công tác vì hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp, Giám đốc bệnh viện Đa khoa huyện Lương Tài (Bắc Ninh) cho rằng, chỉ vì không kiềm chế, ông đã đánh mất tất cả.

16/10/2014 | Nguyễn Tình - Nguyễn Duy
53

(Dân trí) - Để có được tấm bằng đại học và "lên chức" hiệu trưởng, bà Đinh Thị Hồng Vân đã mượn tấm bằng cấp 3 của bạn mình để "dùng tạm". Rồi bà bỗng nhiên hoàn tất hồ sơ để đương nhiệm chức hiệu trưởng trong suốt một thời gian dài.

15/10/2014 | An Khanh
54

TT - Ủy ban kiểm tra Huyện ủy Nghi Xuân và UBND huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đang xem xét kỷ luật về mặt Đảng và chính quyền đối với bà Đinh Thị Hồng Vân - hiệu trưởng Trường mầm non xã Xuân Lĩnh (huyện Nghi Xuân).
Trước đó tháng 9-2014, bà Vân bị tố cáo sử dụng bằng tốt nghiệp THPT của người khác (đã chết).

21/10/2014 | Trần Mai
55

Chiều 21-10, ông Nguyễn Duy Nhân - giám đốc Sở LĐ TB&XH tỉnh Quảng Ngãi - cho biết cơ quan chức năng vừa quyết định hủy kết quả 6 thí sinh thi tuyển viên chức vào Trung tâm Bảo trợ xã hội và Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội do sử dụng bằng tốt nghiệp giả trong số 18 thí sinh trúng tuyển vào các đơn vị của sở.

01/10/2014 | Hồng Hạnh
56

(Dân trí) - Bộ GD-ĐT vừa nhận được đơn tố cáo PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng kiêm Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Đảng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội với nội dung sao chép giáo trình của người khác.
Theo đơn tố cáo của của ông Nguyễn Ngọc Thành, giảng viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội gửi các cơ quan báo chí và cơ quan chức năng, cuốn sách "Kỹ thuật Điện cao áp" và "Quá điện áp & bảo vệ chống quá điện áp"của PGS.TS Trần Văn Tớp, NXB Khoa học và Kỹ thuật phát hành năm 2007 đã có những chương chép gần như 100% cuốn giáo trình "Một số vấn đề kỹ thuật điện cao áp ở siêu cao áp và cực cao áp" của PGS.TS Võ Viết Đạn, xuất bản năm 1993.

10/02/2014 | PHƯƠNG THẢO
57

(GDVN) - Khẳng định lại quan điểm về việc hiệu phó Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Trần Văn Tớp bị nghi đạo văn, chuyên gia cho biết đó là kế thừa kiến thức.
Theo GS. Út, luận án, đề tài nghiên cứu là công trình của cá nhân, thậm chí chỉ sao chép một định lý rồi bảo đó là của mình thì không thể chấp nhận được. Nhưng đối với sách giáo khoa, đó là tài liệu tập hợp những kiến thức của nhân loại và thường xuyên phải được cập nhật mới, càng mới càng tốt để cho sinh viên học. Vậy theo GS. Út, việc đánh giá thế nào là sao chép đã là khó.

02/10/2014 | ĐĂNG DUY
58

- Ngày 29/9, VietNamNet nhận được đơn tố cáo của ông Nguyễn Ngọc Thành, giảng viên Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội tố cáo PGS.TS Trần Văn Tớp - hiệu phó kiêm Chủ nhiệm UBKT Đảng Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.
Trong đơn, ông Thành tố cáo ông Tớp về việc ông Tớp chép lại gần như 100% của gần hết các nội dung giáo trình "Một số vấn đề kỹ thuật điện cao áp ở siêu cao áp và cực cao áp" của PGS.TS Võ Viết Đạn, Hà Nội 1993.

OCT. 29, 2014 | RICHARD PÉREZ-PEÑA
59

Responding to cheating allegations, the company that administers the SAT tests around the world is withholding scores, at least temporarily, for thousands of Chinese and South Korean students just days before the early application deadlines for most American colleges and universities.
The delay applies to people who took the exam on Oct. 11. Students from other countries who took it on the same date received their scores on Tuesday.

28/10/2014 | My Loan
60

TTO - Hội đồng thi thành phố Tây An (tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc) bắt quả tang 2.440 sinh viên ngành dược gian lận trong kỳ thi cấp giấy chứng nhận hành nghề dược sĩ quốc gia.
Những kẻ cầm đầu đường dây gian lận đưa người giả làm thí sinh dự thi, trà trộn vào các điểm thị để lấy bảng câu hỏi trắc nghiệm đem về, chuẩn bị đáp án chính xác rồi chuyển cho những thí sinh đang trong phòng thi qua sóng truyền thanh. Các thí sinh thật phải bỏ ra 330 USD mỗi người để mua "dịch vụ" đáp đáp án bằng sóng truyền thanh này.

22/10/2014 | LÊ HUYềN
61

Nhiều nội dung được đưa ra tại buổi tọa đàm về văn hóa trích dẫn trong nghiên cứu và học tập tổ chức tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM ngày 21/10.
"Đạo văn thực ra là ăn cắp", TS Lê Thị Nam Giang, Phó trưởng Khoa Luật quốc tế (Trường ĐH Luật TP.HCM) thẳng thắn.

21/10/2014 | Ngọc Hà
62

Ngày 10-10, Bộ GD-ĐT có công văn số 907 gửi đến các trường ĐH, CĐ thông báo Diễn đàn "Những ngày khoa học Nga tại Việt Nam" sẽ diễn ra trong các ngày từ 20 đến 22-10 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (Hà Nội).
Công văn ghi rõ "Bộ GD-ĐT trân trọng thông báo để các ĐH, trường ĐH, học viện quan tâm đến dự".
Tuy nhiên, ngay trong ngày 20 và 21-10, lãnh đạo một số trường ĐH bày tỏ sự bức xúc khi đến nơi thì không thấy sự kiện diễn ra như thông báo, đành chưng hửng ra về.

18/10/2014 | D. Thanh
63

TT - Hai ký túc xá (KTX) với mức đầu tư hàng chục tỉ đồng, tổng sức chứa gần 2.000 sinh viên, học sinh hầu như không có sinh viên ở.
Đó là KTX Trường cao đẳng Y tế Khánh Hòa, xây dựng ở thôn Hòn Nghê (xã Vĩnh Ngọc) sức chứa hơn 1.000 sinh viên, tổng mức đầu tư 77 tỉ đồng và KTX sinh viên Nha Trang (ở P.Vĩnh Hải) có sức chứa 960 sinh viên, mức đầu tư 65 tỉ đồng.
Theo ông Thuận, năm 2005 UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt quy hoạch 12ha ở thôn Hòn Nghê để xây dựng cơ sở mới cho Trường cao đẳng Y tế Khánh Hòa và khu KTX nằm trong khuôn viên này. Năm 2009, có vốn từ nguồn trái phiếu chính phủ, tỉnh Khánh Hòa giao Sở Y tế làm chủ đầu tư khu KTX này.
Tuy nhiên, dự án xây trường mới (được phê duyệt năm 2008 với mức đầu tư 400 tỉ đồng) đến nay chưa thực hiện được do Khánh Hòa chưa tìm được vốn đầu tư.

24/10/2014 | Nhóm phóng viên tường trình từ VN
64

Gần đây, phong trào xây nhà văn hóa cấp thôn ở khắp Việt Nam có thể nói rằng đã phát triển lên tầm mức chiến dịch nhà nước. Đi bất kỳ nơi đâu cũng có thể bắt gặp những nhà văn hóa thôn với tên gọi mỹ miều là Trung tâm văn hóa thôn. Ngay cả những vùng hẻo lánh ở Tây Nam Bộ hoặc những huyện vùng ven Sài Gòn, nơi chỉ có muỗi mòng và những gia đình sống tạm bợ qua ngày đoạn tháng, trung tâm văn hóa thôn hoặc trung tâm văn hóa phường cũng mọc lên chễm chệ dù chẳng để làm gì. Có thể nói là trung tâm văn hóa mọc lên như nấm khắp các tỉnh Việt Nam, mọc lên xong lại bỏ hoang.

18/10/2014 | Đ.Huy - T.Nguyễn - D.Hiền - T.T.Phong
65

Năm học này, Sở GD-ĐT Phú Yên trang bị 500 bộ bàn ghế theo tiêu chuẩn mới cho Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh. Trước đó, Sở cũng đã trang bị cho 2 trường: Nguyễn Huệ (576 bộ) và Trần Quốc Tuấn (240 bộ).
Tuy nhiên, các học sinh (HS) ở Trường chuyên Lương Văn Chánh cho rằng bàn ghế mới gây nhiều bất tiện. Em Dương Diễm Quỳnh, lớp 10 chuyên hóa, cho biết: "Bàn mới thấp, để chân bị vướng và mỏi. Hộc bàn thì không để được cặp sách, vì buổi sáng tụi em học 5 tiết, sách vở nhiều nên phải để cặp sách sau ghế". Còn em Nguyễn Lê Thảo Vi, lớp 10 chuyên văn, đề nghị: Cần chỉnh sửa lại, để những đợt sau HS không phải dùng những bàn ghế khó chịu như vậy.

09/10/2014 | VĂN CHUNG
66

- Liên quan đến thắc mắc của phụ huynh về 29 khoản thu đầu năm tại Trường THPT Đồng Đăng, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn), chiều 7/10, VietNamNet có trao đổi với ông Nguyễn Văn Ba – Chánh thanh tra Sở GD-ĐT Lạng Sơn.

23/10/2014 | Nguyễn Thùy
67

(Dân trí) - Liên quan đến vụ thu hơn 1 tỷ tiền chống trượt Cao học, Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định kỷ luật khiển trách đối với các cá nhân trong Ban giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa.
Theo kết luận của thanh tra Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa, các cán bộ, nhân viên Phòng Quản lý đào tạo bị nhận hình thức kỷ luật nêu trên đã liên quan tới vụ việc 40 học viên nộp tiền "chống trượt" trong kỳ thi cao học ngành Quản lý kinh tế năm 2013, mỗi học viên nộp 27 triệu đồng/người, tổng số tiền trên 1 tỷ đồng.

07/10/2014 | Bạch Dương
68

Cùng với niềm vui đỗ đại học, nhiều sinh viên đã "choáng" trước hàng loạt các khoản phí khi làm thủ tục nhập học tại trường.

27/10/2014 | Hoàng Hương
69

TT - "Trẻ mầm non có nhiều cháu phát âm còn chưa tròn vành rõ chữ mà nhà trường đã mở hàng loạt lớp ngoại khóa".
"Năm trước tôi đăng ký cho con học ba môn ngoại khóa: đàn organ, vẽ và tiếng Anh. Một bữa, tôi đi đón con sớm, nhìn vào lớp học ngoại khóa thấy các bé nhốn nháo, con tôi thì cứ nhìn ra cửa sổ... Sau một năm đi học ngoại khóa bé chẳng nhớ được gì, năm nay rút kinh nghiệm tôi không đăng ký cho bé học môn ngoại khóa nào. Thế nhưng vài ngày cô giáo lại hỏi "mẹ đã đăng ký cho bé học ngoại khóa chưa?".
Đã vậy, cô còn thuyết phục "mẹ nên cho bé học ngoại khóa sẽ tốt hơn cho bé". Mấy bữa sau, bé nhà tôi về nói với mẹ: "Mẹ đăng ký học ngoại khóa cho con đi nha. Nếu không là tới giờ học ngoại khóa, con phải ra khỏi lớp đó"

04/10/2014 | Thái Bá
70

(Dân trí) - Đầu năm học, hàng trăm phụ huynh có con em theo học tại Trường Mầm non Xuân Bình (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) phải "lao đao" với các khoản thu. Nhà trường đã đưa ra hàng chục khoản thu và bắt phụ huynh phải đóng cho con em nếu muốn theo học tại trường.

06/10/2014 | Hoài Nam
71

Dân trí) - Con đi học phải lo đủ thứ tiền, nhiều gia đình khó khăn vô cùng chật vật, thậm chí bế tắc trong việc lo các khoản tiền trường cho con.
Trước đây, anh Nguyễn Văn Khánh, làm bảo vệ tại một công ty tư nhân ở Bình Thạnh, TPHCM thường ăn sáng với tô cháo lòng vỉa hè giá 10.000 - 12.000 đồng. Nhưng gần hai tháng nay, khi con vào năm học mới, bữa sáng "ăn sang" đó của anh phải cắt bỏ, thay vào đó anh ăn cơm nguội, ổ bánh mỳ không hoặc bắp ngô 3.000 đồng, còn phần lớn anh bỏ bữa sáng.

03/10/2014 | Huy Hoàng
72

Bảo hiểm thân thể học sinh còn được nhiều trường gọi là bảo hiểm tự nguyện vì bản chất của loại bảo hiểm này là gia đình nào muốn mua cho con thì mua. Tuy nhiên trên thực tế, việc muốn hay không nhiều khi không thuộc quyền tự quyết của gia đình học sinh bởi mỗi trường có một cách "ép" mua khác nhau, còn phụ huynh "mua" xong vẫn "mờ tịt" về quyền lợi của con mình…

03/10/2014 | Nguyên Chi
73

(Dân trí) - "Nhiệm vụ của giáo viên là dạy chữ và dạy đạo lý làm người cho học sinh. Mà trường học thì biến GV thành "chủ nợ", còn HS là "con nợ". Gặp mặt HS thì phải đòi tiền quyết liệt, riết HS thấy GV chủ nhiệm là sợ đòi tiền. Còn dạy dỗ gì nổi?".

29/10/2014 | Trung Tấn
74

TT - Đó là băn khoăn của nhiều giáo viên Trường THPT Phan Chu Trinh (huyện Ea H'Leo, Đắk Lắk).
Theo quy định, tiền thu từ dạy thêm phải chi cho giáo viên 80% nhưng giáo viên trường này phản ảnh chỉ nhận được khoảng 50%.

28/10/2014 | Lưu Trang
75

TT - Chuyện khó tin này đang xảy ra ở Trường tiểu học Kỳ Ðồng, Q.3, TP.HCM.

09/10/2014 | Minh Giảng
76

TT - Cần phải hoàn thiện và thống nhất cơ chế pháp lý, bình đẳng công - tư để "cởi trói" cho trường ĐH ngoài công lập phát triển về số lượng cũng như chất lượng.
Ở khía cạnh quản trị, GS Vũ Đức Vượng cho rằng điều quan trọng nhất để một trường ĐH tư phát triển đó là tự trị, nhưng hiện nay chưa có điều này.
Cơ quan quản lý còn bắt làm cái này, không cho làm cái kia. Điều này làm các trường không thể đào tạo chất lượng và phát triển được, dẫn đến sự tụt hậu của giáo dục ĐH VN so với các nước.

06/10/2014 | Thanh Huy
77

TT - Thời gian gần đây, Thị ủy, UBND thị xã Long Khánh liên tục gửi văn bản kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai xem xét lại đề án xin chuyển đổi mô hình Trường THPT dân lập Văn Hiến sang trường tư thục.

03/10/2014 | Myỹ Anh
78

Đã có không ít các chuyên gia giáo dục cho rằng, số lượng trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) ở nước ta hiện nay được thành lập quá nhiều, đặc biệt là ĐH công, trong đó không ít các trường trung cấp, CĐ "đội mũ" ĐH, dẫn đến chất lượng tuyển sinh đầu vào quá thấp, hoạt động không hiệu quả, gây lãng phí trong việc sử dụng ngân sách cũng như nguồn nhân lực.

05/10/2014 | Phạm Thị Ly
79

Ông chủ quán phở chỉ có một mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận và để có lợi nhuận đó, ông ta phải nấu cho ngon, phục vụ cho tử tế. Trường ĐH vì lợi nhuận về bản chất là một doanh nghiệp và mục tiêu của nó cũng không khác.
Trong Đối thoại giáo dục tổ chức tại TPHCM mới đây, một diễn giả đã phát biểu nôm na là trường ĐH cũng như một quán phở, nấu ăn ngon thì người ta sẽ đến. Liệu chúng ta có quá nhấn mạnh đến tính chất dịch vụ của giáo dục ĐH mà bỏ quên sứ mạng xã hội của nó?

OCT. 6, 2014 | ANDREA LEVERE
80

Cole is one of more than 13,000 children in San Francisco who have benefited since 2010 from the Kindergarten to College program, which provides every public school student entering kindergarten with a Children's Savings Account containing either the $50 deposit or, if the child is enrolled in the National School Lunch Program, $100.

23/10/2014 | VAUHINI VARA
81

Their findings showed that in 2005 people with an annual household income of less than a hundred thousand dollars tended to donate mostly to religious organizations and to groups, such as food banks, that help people meet their basic needs. By contrast, those whose household income was a million dollars or more gave disproportionately to health and education organizations, while those dedicated to basic needs received the smallest share

14/10/2014 | Robert Reich
82

Private university endowments are now around $550 billion, centered in a handful of prestigious institutions. Harvard's endowment is over $32 billion, followed by Yale at $20.8 billion, Stanford at $18.6 billion, and Princeton at $18.2 billion.
Because of the charitable tax deduction, the amount of government subsidy to these institutions in the form of tax deductions is about one out of every three dollars contributed.

09/10/2014 | Aaron Glantz
83

Department of Education analysts identified 133 for-profit schools that are almost completely subsidized by taxpayers, receiving more than 90 percent of their revenue from a combination of Pell Grants, Stafford Loans, GI Bill funds for veterans and Department of Defense tuition assistance to active duty military.
They range from small proprietary trade schools like Trendsetters of Florida School of Beauty & Barbering in Jacksonville to for-profit giants owned by publicly traded companies, including the University of Phoenix, Ashford University, Strayer University and Colorado Technical University.

Friday, 17 October 2014 | Marian Wang, ProPublica
84

The U.S. Department of Education has declared the relationships between charter schools and their management companies, both for-profit and nonprofit, a "current and emerging risk" for misuse of federal dollars. It is conducting a wide-ranging look at such relationships. In the last year alone, the FBI sent out subpoenas as part of an investigation into a Connecticut-based charter-management company and raided schools that are part of a New Mexico chain and a large network of charter schools spanning Illinois, Indiana and Ohio.

08/10/2014 | XUÂN TRUNG
85

(GDVN) - "Chúng ta có một đội ngũ đông đảo các nhà tâm huyết giáo dục, các cựu lãnh đạo nhà nước, nhà giáo dục, hiện chúng ta chưa có cơ chế để huy động những người này
Đây là quan điểm của TS. Lê Viết Khuyến khi ông trao đổi về Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục không vì lợi nhuận. Đáp ứng yêu cầu đổi mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam đã xây dựng bản Dự thảo này. Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với TS. Khuyến - đại diện Hiệp hội về bản Dự thảo trên.

18/10/2014 | Sam Pizzigati,
86

Between 2006 and 2012, a new Chronicle analysis of IRS tax return data reveals, Americans who make over $200,000 a year decreased the share of their income they devote to charity by 4.6 percent.
By contrast, those Americans making less than $100,000 actually increased their giving between 2006 and 2012. The most generous Americans of all? Those making less than $25,000. Amid the hard times of recent years, low-income Americans devoted 16.6 percent more of their meager incomes to charity.
Overall, those making under $100,000 increased their giving by 4.5 percent.

24/10/2014 | MICHAEL J. DE LA MERCED
87

He was expected to announce on Friday that he has donated $65 million to the Kavli Institute for Theoretical Physics at theUniversity of California, Santa Barbara. The gift — the largest in the school's history — will go toward building a 61-bed residence for visitors to the institute, which brings together physicists for weeks at a time to exchange ideas.

OCT. 16, 2014 | ALEXANDRA ALTER
88

McSweeney's, the imprint founded 16 years ago by the writer Dave Eggers, has always been something of an anomaly in the publishing world.
Now, McSweeney's is officially becoming what it has unofficially been for years: a nonprofit in the mold of small, independent nonprofit publishers like Graywolf Press, Heyday Books and Copper Canyon, Mr. Eggers said on Thursday.

OCT. 31, 2014 | DAVID W. LLOYD
89

In Son Doong's vast caverns, forests of 100-foot-tall trees thrive in spaces big enough to accommodate 40-story skyscrapers. Colossal 260-foot stalactites, not to mention monkeys, hornbills and flying foxes, are also found in Son Doong's surreal habitat, first fully explored in 2009.
However, Son Doong, at $3,000 for a six-day trek into the deep innards of the cave, was far out of my price range and, in any case, sold out. Only 250 total spots were available for 2014, but slightly more will be offered in 2015, with bookings beginning in November.

Oct. 2014 | Li Tana
90

Journal of Southeast Asian Studies, 45(3), pp 315–337 October 2014
This article focuses on the eastern region of the Red River Delta, Vietnam, between the tenth and sixteenth centuries. This area was an important centre of economic and population growth in Đại Viêt in the thirteenth and fourteenth ̣ centuries, and nurtured Đại Viêṭ 's sophisticated and renowned ceramics industry, hosted leading schools of Vietnamese Buddhism and bred a rising class of scholars and bureaucrats. The region's rapid rise as an economic and political centre was, however, also the key to its undoing. The sudden spike in population density, and the intensive logging carried out for ceramic production, and temple and ship building, overtaxed the area's natural resources. The burden on the local ecology was exacerbated by the Trân dynasty ̀ 's dyke building project, which shifted the river's course. The ensuing environmental deterioration might have been one major reason for the Vietnamese forsaking the large-scale ceramic production in Chu Đậu, deserting their main port, Vân Đôn, and for the Chinese abandon- ̀ ing a historical maritime invasion route.

Oct. 28, 2014 | Li Tana
91

Giant tortoises endemic to the Galapagos Islands are back from near extinction, according to a study published Tuesday in PLOS One.
The Espanola giant tortoises, a species that can live for over 100 years, had numbered in the thousands but dropped to 15 by 1960 due to human exploitation, the study said. Between 1963 and 1974, conservationists brought the 12 female and three male surviving giant tortoises into captivity. Over 1,500 of their offspring have since been released onto the island, and the species' survival no longer requires human intervention, scientists said.

19/10/2014 | LOULLA-MAE ELEFTHERIOU-SMITH
92

The northern white rhino has become a step closer to extinction after one of its last breeding males died in Kenya, leaving only six of the species now left in the world.
Suni, a 34-year-old northern white rhino, was found dead on Friday by rangers at the Ol Pejeta Conservancy.

10/10/2014
93

Monsanto today announced its pledge of VND1.5 billion ($71,430) scholarship for outstanding students studying agricultural biotechnology at the Vietnam National University of Agriculture.

30 Sept. 2014 | Damian Carrington
94

Species across land, rivers and seas decimated as humans kill for food in unsustainable numbers and destroy habitats

22 Tháng 10 2014 | Theo Tổ Quốc
95

Kênh đào Kra được cho là sẽ có tác động có lợi đối với Việt Nam. Vùng biển Kiên Giang vốn nằm rất gần đường hải lưu quốc tế có cơ hội được đánh thức. Tàu bè khi qua kênh đào Kra hướng thẳng tới Phú Quốc - hòn đảo lớn nhất trong vùng cực nam Biển Đông giáp Vịnh Thái Lan, có thể trở thành một trạm dừng chân quốc tế. Theo kế hoạch, chiều dài kênh là 100km. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là kênh đào nhân tạo lớn nhất châu Á. Tuyến hành trình từ Ấn Độ Dương về Đông Á được rút ngắn hơn 1.000 km so với tuyến đường đi qua Eo Malacca.

16-10-2014 | Lê Quỳnh
96

Mạng Lưới Người Thái thuộc 8 tỉnh trên lưu vực sông Mê Kông (dưới đây gọi là Mạng lưới) vừa gửi tới Tòa án Hành chính Thái Lan lời kêu gọi ra phán quyết đình chỉ Hợp đồng mua bán điện (PPA) từ con đập Xayaburi, con đập đầu tiên được xây dựng ở hạ nguồn dòng chính sông Mê Kông.
Năm 2011, cơ quan điện lực Thái Lan (EGAT) đã ký kết PPA mua 95% lượng điện do dự án thủy điện Xayaburi tạo ra, và hợp đồng này đã được các cơ quan chức năng của chính phủ Thái Lan phê chuẩn. Nếu không có PPA này, dự án Xayaburi sẽ không khả thi về mặt kinh tế.

25 tháng 10 năm 2014 | Bình Minh
97

16 tuổi, Dính đã có tới 3 mặt con. Dính kể: "Ở đây, 13-14 tuổi là đi lấy chồng, không đi học mà tầm tuổi đó không ai lấy là coi như ế".
Huyện Mường Lát có trên 7 nghìn hộ, hơn 35 nghìn nhân khẩu với 6 dân tộc anh em cùng sinh sống: Kinh, Mường, Thái, H'Mông, Dao và Khơ Mú. Trong đó, người H'Mông chiếm đại đa số. Là một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước, trình độ dân trí còn thấp, giao thông đi lại khó khăn nên Mường Lát có tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao. Một trong những nguyên nhân khiến vùng đất này, cái nghèo mãi đeo đuổi bởi nạn tảo hôn.

20/10/2014 | Trần Thị Cúc Phương
98

Trong tiết học về đề tài tôn giáo, khi nói về tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, các học viên được yêu cầu nêu vai trò, chức năng của phụ nữ trong đời sống xã hội người VN. Sau khi liệt kê các đầu dòng như: duy trì nòi giống, xây dựng kinh tế, là những chiến binh, giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc... tôi cả gan nêu thêm 'Thay mặt cha mẹ để… dạy dỗ chồng nên người'.

09/10/2014 | NICK WINGFIELD
99

If you are a man speaking at a conference celebrating women in computing, it is probably all right to flatter the largely female audience members by telling them they possess "superpowers."
It is probably unwise, though, to imply that they should avoid asking for a pay raise. Just ask Satya Nadella. Mr. Nadella, the chief executive of Microsoft, suggested on Thursday that women who do not ask for more money from their employers would be rewarded in the long run when their good work was recognized. The comments, made at the Grace Hopper Celebration of Women in Computing in Phoenix, drew swift and negative responses on Twitter.

OCT. 27, 2014 | RICHARD PÉREZ-PEÑA
100

In a rare, detailed look at sexual assault and harassment on a university campus, M.I.T.revealed Monday that among undergraduates who replied to a survey, at least 17 percent of women and 5 percent of men said they had been sexually assaulted.
"This is the best one I've seen, and I really commend M.I.T. for doing it, and publishing the results," said Colby Bruno, senior counsel at the Victim Rights Law Center, who has handled many campus cases.

OCT. 15, 2014 | JESS BIDGOOD and TAMAR LEWIN
101

CAMBRIDGE, Mass. — Dozens of Harvard Law School faculty members are asking the university to withdraw its new sexual misconduct policy, saying that it violates basic principles of fairness and would do more harm than good.
"Harvard has adopted procedures for deciding cases of alleged sexual misconduct which lack the most basic elements of fairness and due process, are overwhelmingly stacked against the accused, and are in no way required" by the federal anti-discrimination law, known as Title IX, they wrote in an op-ed article signed by 28 current and retired members of the Harvard Law faculty and posted online by The Boston Globe on Tuesday night.

29/10/2014 | D. Kim Thoa
102

TT - Chỉ 1/3 số người từ 65 tuổi trở lên tại Hàn Quốc được hưởng lương hưu. Hơn 50% dân số độ tuổi này thuộc diện "cận nghèo" (thu nhập hằng tháng thấp hơn 50% mức thu nhập bình quân mỗi hộ gia đình theo tiêu chuẩn Hàn Quốc).

16/10/2014 | Tuệ Nguyễn - Hà Ánh - Đăng Nguyên
103

Hôm qua 15.10 là hạn chót để các trường gửi báo cáo lên Bộ GD-ĐT về Đề án tuyển sinh riêng. Tuy nhiên, một điều đáng chú ý là các đề án này không được xây dựng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ.
Dư luận đặc biệt quan tâm, liệu khi có Quy chế kỳ thi quốc gia thì đề án của các trường có phải thay đổi cho phù hợp không? Đến thời điểm này, Bộ cũng chưa khẳng định vì chưa có quy chế.

16/10/2014 | Lê Phương
104

(Dân trí) - Tối qua 15/10, ĐH Quốc gia TPHCM công bố phương án tuyển sinh năm 2015 áp dụng cho các trường, khoa thành viên trực thuộc. Theo đó, việc xét tuyển được xây dựng trên cơ sở kết quả kỳ thi THPT quốc gia nhưng kèm điều kiện học sinh phải có học tập phải từ 6,5 trở lên.

16/10/2014 | Hồng Hạnh
105

(Dân trí) - Thống kê của Bộ GD-ĐT, tính đến thời điểm ngày 15/10, hạn chót nộp Đề án tuyển sinh thì mới có hơn 100 trường ĐH, CĐ nộp theo quy định. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Bộ, đây chưa phải là con số cuối cùng, các trường vẫn đang hoàn thiện nốt đề án để nộp.
Có một vấn đề mà lãnh đạo nhiều trường ĐH, CĐ băn khoăn là đến tận tháng 1/2015, Bộ GD-ĐT mới ban hành Quy chế tuyển sinh, liệu có chậm so với tiến độ tổ chức thi vì tất cả những vấn đề kỹ thuật của việc tuyển sinh sẽ được cụ thể hóa trong quy chế mới

15/10/2014 | Hồng Hạnh
106

(Dân trí) - GS.TSKH.Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo cho biết, Phương án tuyển sinh năm 2015 của ĐH QGHN thống nhất dùng bài thi đánh giá năng lực để xét tuyển. Theo đó, ĐHQGHN Tổ chức thi vào 2 đợt tháng 5 và cuối tháng 7 (nếu đợt tháng 5 chưa tuyển hết chỉ tiêu).

21/10/2014 | Hồng Hạnh
107

(Dân trí) - Giải thích vì sao tuyển sinh 2015, Trường ĐH Kinh tế quốc dân đưa môn Sinh học vào xét tuyển, GS.TS Phạm Quang Trung, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân cho biết, để tạo thêm cơ hội cho nhiều thí sinh giỏi có nguyện vọng được xét tuyển vào trường.

27/10/2014 | Hà Ánh
108

Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, Bộ sẽ đưa ra quy định xét tuyển riêng với từng phương thức tuyển sinh: Dựa vào kết quả kỳ thi quốc gia, tuyển sinh theo đề án riêng và tổ chức thi riêng. Dù các trường tuyển sinh theo hình thức nào, quy chế cũng sẽ quy định ngưỡng tối thiểu, là điều kiện đủ để học sinh vào học ĐH và CĐ. Chẳng hạn, ngưỡng tối thiểu để các trường xét tuyển thí sinh (TS) thông qua học bạ THPT vào ĐH là 6,0 và CĐ là 5,5 điểm. Các trường sử dụng kết quả kỳ thi quốc gia có cách xác định ngưỡng này cơ bản như năm 2014, tuy nhiên mức điểm cụ thể phụ thuộc vào kết quả thi của TS.

20/10/2014 | Hà Ánh
109

Một trong những thông tin gây ngỡ ngàng cho nhiều người là trong danh sách các trường THPT chuyên mà ĐH Quốc gia TP.HCM xét tuyển thẳng năm 2015 không có những trường nổi tiếng lâu nay.

08/10/2014 | Lưu Trang
110

TT - Các cuộc thi, hội thi phong trào từ trên giao xuống nhiều, chồng chéo gây ảnh hưởng đến thời gian học tập của thầy trò mà khó lòng từ chối.
Chương trình nặng, hầu hết HS ở TP.HCM học hai buổi/ngày. Ngoài các kỳ kiểm tra chính khóa, các kỳ thi xếp hạng, thi HS giỏi, thầy trò các trường còn khổ sở vì phải tham dự hàng loạt cuộc thi có tính phong trào.

01/10/2014 | Vũ Thơ
111

Hiện có nhiều trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) ở địa phương khác liên kết với Trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) tại Hà Nội để tuyển sinh và đào tạo các bậc ĐH, CĐ hệ chính quy mà không hề được cơ quan chức năng cấp phép.
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, các trường ĐH, CĐ không được phép đào tạo chính quy ngoài nhà trường; đơn vị tham gia liên kết không được phép tuyển sinh và đào tạo mà chỉ là nơi cung cấp điều kiện về cơ sở vật chất và tham gia quản lý sinh viên, nhưng nhiều đơn vị bất chấp quy định kể trên.

12/10/2014 | VĂN CHUNG
112

- Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tâm đắc với đề xuất của một số hiệu trưởng nên dùng môn văn để xét tuyển vào trường y. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng đề xuất này cần cân nhắc, tính toán kĩ lưỡng.

13/10/2014 | LÊ HUYềN
113

- Tâm đắc với ý tưởng "ngành y xét tuyển có thêm môn văn", PGS. TS Đoàn Lê Giang, Trưởng Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM, cho rằng "các bác sĩ cần đối xử với bệnh nhân như là một thân phận, một con người, chứ không phải con bệnh hay "con mồi".

11/10/2014 | Ngọc Hà – Lan Anh
114

TT - Tại hội nghị Hội đồng hiệu trưởng các trường ĐH y dược tại Hà Nội ngày 10-10, lãnh đạo một số trường ĐH y đề xuất sử dụng môn văn để xét tuyển vào trường y.

11/10/2014 | Vũ Thơ
115

Nhiều đề xuất trái chiều về việc dùng các môn thi xét tuyển từ kỳ thi quốc gia đã gây ra cuộc tranh luận khá căng thẳng tại hội nghị Hội đồng hiệu trưởng các trường ĐH y - dược được tổ chức ngày 10.10.

14/10/2014 | Tuấn Kiệt
116

Tóm lại, chuyện của ngành y không phải là thi môn văn hay không thi môn văn, mà là quá trình đào tạo, rèn luyện để mọi bác sĩ, y tá, dược sĩ… đều giỏi chuyên môn và có y đức.

14/10/2014 | LÊ Thanh Hà
117

TTO - Bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng - tổng thư ký Hội Hành nghề Y tư nhân TP.HCM đã chia sẻ ý kiến của mình như vậy về đề nghị dùng môn văn xét tuyển ngành y.

15/10/2014 | Lê Công Sỹ
118

TT - Không ai phủ nhận tầm quan trọng của môn văn trong đời sống xã hội. Đúng như nhiều ý kiến đã phân tích, những người giỏi văn có kỹ năng tốt về xử trí, giao tiếp, nhận thức.
Tuy vậy, đó chỉ mới là xét mặt phải của môn văn, trong khi "mặt trái" cần phải thẳng thắn nhìn nhận của môn này là người giỏi môn văn dễ sa đà vào việc lãng mạn quá mức cần thiết, cảm tính và thiếu quyết đoán vốn "xa lạ" với người làm công tác khoa học cần sự tỉ mỉ, chính xác, quyết đoán, thậm chí "lạnh lùng" cần thiết trong nhiều quyết định (kiểu "thuốc đắng đã tật") như đòi hỏi trong công việc của bác sĩ.

30/10/2014 | Nguyễn Văn Tuấn
119

Trong y khoa, đi đâu, làm gì cũng "đụng" tiếng Anh. Nhu cầu tiếng Anh trong ngành này có khi còn quan trọng hơn nhu cầu môn văn.

16/10/2014 | Trần Phương
120

TT - Quy trình xét tuyển ngành y tại nhiều nước thường khó khăn hơn các ngành khác vì nhiều điều kiện giới hạn đầu vào kiểm tra năng lực, ý định học thật sự…

15 tháng 10 năm 2014 | Văn Chung-Lê Huyền
121

"Điều này chỉ làm được nếu nền giáo dục đào tạo được học sinh một cách toàn diện; nhà trường, chương trình đào tạo buộc phải học đều" – GS.TS Đỗ Thanh Bình, Nguyên trưởng khoa Lịch sử, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nêu ý kiến.

06/10/2014 | Nhiên An
122

Cho đến thời điểm này, khi thời hạn nộp đề án tuyển sinh đã gần kề nhưng nhiều trường vẫn tỏ ra lúng túng, không an tâm chốt đề án, do vẫn sợ Bộ GD-ĐT còn thay đổi.
Học sinh thì hồi hộp chẳng biết các đề án vừa được công bố đã chính thức chưa hay còn phải xét lại?
Nhìn qua một số đề án đã công bố, dư luận nghi ngại liệu các trường có tận thu, vơ vét thí sinh cho bằng được bất kể chất lượng?

06/10/2014 | Hà Ánh - Đăng Nguyên
123

Các trường ĐH đang cấp tập hoàn thiện đề án tuyển sinh nộp về Bộ GD-ĐT trước ngày 15.10. Ngoài ĐH Quốc gia Hà Nội, đến nay chưa có thêm trường nào mạnh dạn tuyên bố sẽ tổ chức một kỳ thi riêng độc lập.

06/10/2014 | Vũ Thơ
124

(TNO) Chiều 6.10, Bộ GD-ĐT đã công bố đề án tuyển sinh riêng của Trường ĐH Công nghiệp Việt - Hung và Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM

06/10/2014 | Hà Ánh
125

Trường ĐH Văn hóa TP.HCM vừa thông báo xét tuyển đợt 2 các ngành bậc CĐ của trường với điểm xét bằng điểm sàn CĐ gồm: khoa học thư viện 30 chỉ tiêu, kinh doanh xuất bản phẩm 40 chỉ tiêu. Tính cả nguyện vọng 1 và đợt xét tuyển đầu tiên, mỗi ngành chỉ tuyển được 10 thí sinh.
Ngoài ra, nhiều trường ĐH, CĐ khác vẫn tiếp tục thông báo nhận hồ sơ xét tuyển như: Trường ĐH Phương Đông xét tuyển 700 chỉ tiêu bậc ĐH và 200 CĐ đến hết ngày 30.9, Trường CĐ Bách Việt tiếp tục xét tuyển đến ngày 15.11...

30/10/2014 | Hồng Hạnh
126

(Dân trí) - Đề án tuyển sinh riêng của nhiều trường đại học, cao đẳng trong năm 2015 đã dành tới 60 - 70% thậm chí 80% chỉ tiêu để xét tuyển theo phương thức xét tuyển theo học bạ với điểm trung bình của những năm THPT chỉ cần đạt 5,5 trở lên.

29/10/2014 | Phạm Mai
127

Việc thi đại học theo khối bắt đầu bị "phá vỡ" từ kỳ thi tuyển sinh năm 2015 với việc xuất hiện hàng loạt tổ hợp môn mới và các tiêu chí xét tuyển mới đi kèm. Phương án tuyển sinh của nhiều trường cho thấy lộ trình hướng đến sau 2015 là đánh giá được năng lực toàn diện của thí sinh chứ không chỉ dựa vào điểm số ba môn học.

07/10/2014 | Mỹ Quyên
128

Năm 2014, nhiều trường ĐH, CĐ thí điểm phương án tuyển sinh riêng bằng hình thức xét tuyển từ học bạ với hy vọng có thêm nguồn tuyển. Tuy nhiên thực tế lại không như mong muốn.

20/10/2014 | Hoàng Thị Thu Hiền
129

Kỳ thi tuyển sinh ĐH 2015 chỉ mới bắt đầu ở giai đoạn các trường lên phương án, trong đó đưa ra quy định, tiêu chuẩn tuyển sinh với hàng loạt thay đổi bất ngờ. Việc áp dụng các tiêu chuẩn xét tuyển quá gấp, không thực hiện theo lộ trình sẽ dẫn đến sự xáo trộn, gây khó khăn cho học sinh THPT.

26/10/2014 | Nguyễn Huy
130

Hằng năm, khoảng 20% thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT chứ không thi ĐH. Do vậy, ở kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, những thí sinh không dự định thi ĐH sẽ thi cụm do sở GD-ĐT địa phương tổ chức. Họ vẫn có thể được xét tuyển vào ĐH theo hình thức xét học bạ THPT hoặc tham gia xét tuyển vào các trường có đề án tuyển sinh riêng đối tượng này.
Nhiều ý kiến cho rằng kỳ thi 2 trong 1 đã đặt ra từ lâu nhưng Bộ GD-ĐT vẫn tỏ ra lúng túng khi thực hiện. Với việc tạo ra 2 loại cụm thi, Bộ GD-ĐT đang tự làm khó mình, làm khó cho học sinh và cho cả các trường ĐH.

24/10/2014 | Hồng Hạnh
131

(Dân trí) - Vì sao ĐH QGHN đột ngột áp dụng Bài thi đánh giá năng lực vào xét tuyển đối với tất cả các ngành trong năm 2015? trường hợp ít thí sinh dự thi ĐHQGHN sẽ tính đến phương án nào để thay thế? thí sinh đã tốt nghiệp THPT từ các năm trước muốn xét tuyển vào ĐH QGHN sẽ xét tuyển như thế nào?....

01/10/2014 | Nguyễn Hiền
132

FICA - Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TPHCM) cho rằng, trong những lý do mà Chính phủ nêu ra để trì hoãn việc tăng lương, lỗi chính không phải của người lao động.
Thảo luận về thực hiện ngân sách 2014 và dự toán, phân bổ 2015, các đại biểu một lần nữa đề cập tới việc sử dụng lãng phí nguồn ngân sách, nợ công tăng cao và việc tăng hay không tăng lương.

30/10/2014 | Nguyễn Hiền
133

FICA - Trong bối cảnh ngân sách khó khăn, nợ công tăng, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, nhất thiết phải tinh giản biên chế để có nguồn lực cho tăng lương.
Đề cập tới việc tăng lương, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho hay: Việc chúng ta không tăng được lương không phải chỉ tại ngân sách. Ngân sách hiện nay kể cả dừng hết tất cả các thứ khác thì việc giải quyết tiền lương vẫn chưa cơ bản được vì chính bộ máy của chúng ta. Số người hưởng lương từ ngân sách quá lớn. "Chính vì thế, Nghị quyết Trung ương yêu cầu làm rất đồng bộ, sắp xếp lại bộ máy, đội ngũ hưởng lương từ ngân sách. Hiện nay mới bắt đầu làm việc này nên chưa có kết quả rõ nét", Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nói.

22/10/2014 | PV
134

(Dân trí) - Ngày 22/10, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ký kết Chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2014 - 2020. Theo đó, để thực hiện mục tiêu từng giai đoạn của Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020", nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức cho công nhân, viên chức, lao động về học tập và nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, học tập suốt đời, Tổng Liên đoàn LĐVN và Bộ GD-ĐT đã ký kết Chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2014 - 2020.

08/10/2014 | P. Thảo
135

(Dân trí) - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến kết luận về Đề án xây dựng cơ chế, chính sách thu hút, bố trí sử dụng tài năng trẻ học tập, công tác, sinh sống ở nước ngoài về nước tham gia phát triển đất nước.

29/10/201 | Hồng Long
136

(Dân trí) - Sáng ngày 29/10, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết địa phương vừa phê duyệt mức hỗ trợ cho 47 công chức, viên chức theo chế độ thu hút, khuyến khích cán bộ.

15/10/2014 | Duy Tuyên
137

(Dân trí) - Sở GD-ĐT Thanh Hóa đã thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng về việc thi tuyển chức danh hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Lam Sơn. Tuy nhiên, việc thi tuyển chức danh này như kỳ vọng đã phải dừng lại vì chỉ có một ứng viên duy nhất nộp hồ sơ dự tuyển.

30/10/2014 | Nguyễn Thiện Nhân
138

TTO - Năng suất lao động của VN năm 2013 thuộc nhóm thấp nhất châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, do không hiểu hết cách tính, nên có ý kiến phát biểu rằng do trình độ lao động nghề nghiệp của VN thấp là nguyên nhân chính của tình trạng trên.
Theo Thông cáo báo chí ngày 9-5-2014 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam năm 2013 thuộc nhóm thấp nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thấp hơn Singapore 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và thấp hơn Hàn Quốc khoảng 10 lần.
So với các nước có thu nhập trung bình trong khối ASEAN, NSLĐ của Malaysia gấp 5 lần NSLĐ của Việt Nam còn NSLĐ của Thái Lan gấp 2,5 lần NSLĐ của Việt Nam.

01/11/2014 | Xuân Trường
139

TTO - Thảo luận về tình hình kinh tế xã hội 2014, đại biểu Trần Quốc Tuấn bức xúc với sự yếu kém của công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đến mức không thể tự sản xuất được ốc vít!

03/10/2014 | Bích Diệp
140

Mới đây, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đưa ra đánh giá cho biết, năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/5 lao động Malaysia, 2/5 Thái Lan và 1/15 Singapore. Những so sánh này không khỏi khiến dư luận trong nước trăn trở và suy nghĩ.

05/09/2014 | Nguyễn Tuyền
141

Lao động thiếu chuyên môn, chưa được đào tạo, các kỹ năng được trang bị không phù hợp với đòi hỏi của thị trường và nhiều lao động phải đào tạo lại… đây là một trong những lý do khiến năng suất lao động của ngời Việt Nam ở mức thấp nhất Châu Á, chỉ bằng 1/5 lao động Malaysia và 1/15 lao động Singapore.

142

TTO - Thảo luận về tình hình kinh tế xã hội 2014, đại biểu Trần Quốc Tuấn bức xúc với sự yếu kém của công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đến mức không thể tự sản xuất được ốc vít!

17/10/2014 | T. MINH
143

Chán nản do không xin được việc làm, L. tìm đến ngôi trường mà cô từng học rồi tự kết thúc cuộc đời mình.

23/10/2014 | Hồng Hạnh
144

(Dân trí) - Ngày 23/10, ông Jean-Noël Poirier, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, đã trao Huân chương Cành cọ Hàn lâm cho bà Nguyễn Thanh Huyền, nguyên Vụ phó Vụ Quan hệ Quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo và ông Nguyễn Hữu Đức, Giáo sư, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

OCT. 13, 2014 | JACK HEALY
145

"She's hopeful and just resting," said the friend, Jennifer Joseph, who until recently worked with Ms. Pham at Texas Health Presbyterian Hospital in Dallas. "Not letting the media and all this overwhelm her. She's just having some time to herself, to be able to read and relax."

07/10/2014 | Hứa Xuyên Huỳnh
146

Tiếp sau Huỳnh Thúc Kháng, Phan Châu Trinh..., đến lượt Phan Khôi được mở hội thảo khoa học tại quê hương Quảng Nam hôm qua 6.10, đúng 127 năm ngày sinh của ông, để vinh danh một con người đa tài.
Sự nghiệp học thuật của ông gây kinh ngạc ở hàng loạt lĩnh vực: nhà báo, nhà tư tưởng, người yêu quý lịch sử nước nhà, nhà ngữ học, nhà Trung Hoa học, nhà khoa học...
Thống kê trước đó của nhà nghiên cứu văn học Thanh Lãng cho thấy, trong 10 cuộc tranh luận trên văn đàn giai đoạn 1930 - 1945 thì Phan Khôi khởi xướng hoặc tham gia đến 5 vụ, với những vụ đình đám như Nho giáo, Quốc học, Truyện Kiều, Duy tâm - duy vật...

20/10/2014 | TTXVN
147

Ngày 19/10/1975, nhà bác học, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên, người đã gắn bó cả đời với sự nghiệp khoa học và giáo dục nước nhà, đã vĩnh biệt chúng ta. Ông là một tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư.

16/10/14 | XUÂN TRUNG
148

(GDVN) - Cộng đồng kinh tế Asean chính thức hình thành vào năm 2015, Giáo dục Việt Nam cần có sự chuẩn bị để đối mặt với thách thức và tìm kiếm những cơ hội vàng.
Trao đổi thẳng thắn, TS. Đàm Quang Minh cho rằng, thay vì quẩn quanh với giáo dục Việt Nam thì chúng ta hãy tuân theo các tiêu chuẩn và thị trường quốc tế, lúc đó chúng ta mới có điều kiện quốc tế hóa và cơ hội giáo dục được mở rộng.

18/10/2014 | | Hoàng Thùy
149

tôi thấy mình có hai ưu thế nổi bật đó là sức khoẻ và thời gian. Là hiệu trưởng một trường đại học ngoài công lập, phải đi công tác rất nhiều thì sức khoẻ là quan trọng. Hơn nữa, vì còn trẻ nên thời gian phía trước của tôi rất dài, điều này giúp tôi có thể gắn bó với trường lâu hơn, từ đó có thể làm những việc dài hơi hơn. ĐH FPT tuyển dụng rất nhiều người trẻ tài năng, đó sẽ là những luồng gió mới đưa đến những giá trị mới. Chúng tôi đang nỗ lực hết mình để Việt Nam có thể xuất khẩu giáo dụ

07/10/2014
150

(Dân trí) - Buổi tư vấn của Hiệu trưởng Đại học FPT, Tiến sĩ Đàm Quang Minh - vị hiệu trưởng đại học trẻ tuổi nhất Việt Nam về triết lý giáo dục và định hướng việc học, việc làm cho thế hệ trẻ trong kỷ nguyên mới sẽ diễn ra trên báo Dân trí vào 14 giờ ngày 9/10.
Thầy Hiệu trưởng đại học trẻ nhất Việt Nam - TS. Đàm Quang Minhvới vai trò là khách mời của chương trình sẽ giải đáp mọi thắc mắc của độc giả, phụ huynh và thí sinh quan tâm tới ĐH FPT. Bên cạnh đó cùng tham gia còn có TS. Nguyễn Hồng Phương, người đã từng là nữ tiến sĩ về CNTT trẻ nhất Việt Nam khi lấy bằng TS chưa tới tuổi 27 tại Cộng hòa Pháp năm 1998. TS. Nguyễn Hồng Phương hiện đang là Trưởng Ban Đào tạo của Trường ĐH FPT.

18/10/14 | XUÂN TRUNG
151

(GDVN) - Giám đốc ĐHQG Hà Nội Phùng Xuân Nhạ đã trao Quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ cho PGS.TS Nguyễn Việt Hà.
Tân Hiệu trưởng Nguyễn Việt Hà tốt nghiệp đại học, thạc sĩ và tiến sĩ tại Trường Đại học Takushoku (Nhật Bản), được phong Phó giáo sư ngành CNTT (năm 2009), từng kinh qua các chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ (ĐHCN); Phó Viện trưởng Viện CNTT – ĐHQGHN; Phó Chủ nhiệm Khoa CNTT; Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ phần mềm – Khoa CNTT.

28/10/2014 | H.Y.
152

(Dân trí) - Đại tá - nhà thơ Hồng Thanh Quang chính thức trở thành Tổng Biên tập Báo Đại đoàn kết từ ngày 24/10. Trước khi giữ chức vụ này, nhà thơ Hồng Thanh Quang là Phó Tổng Biên tập báo Công an nhân dân, mang quân hàm Đại tá.

30/10/2014 - | PV
153

(Dân trí) - Bộ Quốc phòng vừa tổ chức Lễ trao quyết định thăng quân hàm cấp Thiếu tướng cho Đại tá Nguyễn Thiện Minh - sĩ quan biệt phái giữ chức vụ Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng Bộ GD-ĐT.
Trong quá trình công tác, Thiếu tướng Nguyễn Thiện Minh đã được tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm (2007), Nhà giáo Nhân dân (2008) và Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng.

12/10/2014 | THANH HÙNG
154

Trước những nội dung bất cập trong cuốn "Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh" được phản ánh gần đây, nhiều người đang đặt ra câu hỏi: Vậy tác giả Vũ Chất viết ra cuốn từ điển này là ai?
Để giải đáp về điều này, PV Báo điện tử Infonet đã liên hệ tới những người có uy tín trong lĩnh vực từ điển học để có thêm thông tin về tác giả Vũ Chất. Tuy nhiên, câu trả lời hầu như chỉ là những cái lắc đầu.

07/10/2014 | GRAHAM BOWLEY
155

One of the richest prizes in the arts, the $300,000 Dorothy and Lillian Gish Prize, is being awarded to the artist Maya Lin.
The prize, now in its 21st year, was established by Lillian Gish's will, and it is given annually to "a man or woman who has made an outstanding contribution to the beauty of the world and to mankind's enjoyment and understanding of life."

OCT. 21, 2014 | RICK GLADSTONE
156

The Asia Society announced Tuesday that Kevin Rudd, a former prime minister of Australia, would lead a new research institute it has created that specializes in Asian issues and policy making, a reflection of Asia's increasing global influence.
Mr. Rudd, 57, a longtime statesman, Asia scholar and fluent Mandarin speaker, will become the first president of the Asia Society Policy Institute in January. His appointment was announced six months after the Asia Societyofficially formed the institute, which it has described as "a new kind of think tank on the rise of Asia."

OCT. 20, 2014 | DONALD G. McNEIL Jr.
157

Since he took the job in 2006, worldwide malaria deaths have dropped 40 percent, to about 600,000 a year from one million.
Many countries now use the tactics Admiral Ziemer adopted after demanding proof that they worked. For prevention, they include free distribution of nets impregnated with insecticide, indoor pesticide spraying and routine doses of malaria medicine for pregnant women. For diagnosis and treatment, they include rapid blood tests and pills that combine a new fast-acting Chinese drug, artemisinin, with one of several longer-lasting drugs.

OCT. 23, 2014 | RANDY KENNEDY
158

He is believed to be the only artist who still uses a fairly radical sales contract drafted by activists in 1970s that gives artists more leverage, in the art world, such as veto power over where their work can be shown and a 15 percent royalty when it is resold. Most collectors, naturally, loathed it even before contemporary art became the international banking system it is today.

OCT. 11, 2014 | WILLIAM J. BROAD
159

At the height of the McCarthy era, J. Robert Oppenheimer, the government's top atomic physicist, came under suspicion as a Soviet spy.
After 19 days of secret hearings in April and May of 1954, the Atomic Energy Commission revoked his security clearance. The action brought his career to a humiliating close, and Oppenheimer, until then a hero of American science, lived out his life a broken man. But now, hundreds of newly declassified pages from the hearings suggest that Oppenheimer was anything but disloyal.

OCT. 16, 2014 | MOTOKO RICH
160

In a sign of the powerful resistance that big-city school chiefs face in trying to make sweeping changes, John E. Deasy, superintendent of the Los Angeles Unified School District, resigned on Thursday after reaching an agreement with the city's school board that ended his tumultuous three-and-a-half-year tenure.
Mr. Deasy, a strong proponent of new technology in schools and of holding teachers accountable for improving student test scores, had faced mounting criticism from board members and teachers who saw him as an enemy

OCT. 10, 2014 | JONATHAN MARTIN
161

The Army War College rescinded the master's degree of Senator John E. Walsh on Friday, determining that Mr. Walsh, a Montana Democrat, plagiarized his final paper there in 2007.
Mr. Walsh, a retired colonel in the National Guard, withdrew from this year's election in August, weeks after The New York Times reported that he had copied large portions of the paper he submitted as a requirement to graduate from the War College.
The determination was made by an academic review board composed of faculty members at the college, in Carlisle, Pa.

Chén trà thứ 2
Oct. 29, 2014 | ROBYN ECKHARDT
1

Five years ago Hanoi might rightly have been viewed as Washington D.C.: a place of politicians and bureaucrats, conservative and a bit dull. But in recent years, thanks to a new pride injected by 1,000th-birthday celebrations in 2010, an influx of entrepreneurial Vietnamese returnees, expats and a creative Internet-enabled population, the city's pulse has quickened. With a number of construction projects threatening older neighborhoods, and an exodus of residents from the city to suburbs like West Lake, Hanoi is changing fast. But right now, it feels poised over a sweet spot, its tree-lined lanes and graceful old architecture, traditional culture and fantastic street food complemented by a contemporary arts scene that's managed to survive bouts of censorship, idiosyncratic boutiques and increasingly sophisticated dining and night life.

OCT. 2, 2014 | LIGAYA MISHAN
2

Com Tam Ninh Kieu opened five years ago in the shadow of the elevated No. 4 train in the northwest Bronx. (Com tam is broken rice; Ninh Kieu is a waterfront district in Can Tho, in southern Vietnam, where the owner and chef, Sinh Lee, grew up.) Two doors down stands the Phnom Penh-Nha Trang Market, with its stock of jackfruit chips and water-chestnut powder. These are the only outward signs on the block of the thousands of Southeast Asian immigrants who have made the surrounding neighborhoods their home.

OCT. 10, 2014 | David Tanis
3

Hot from the wok, a fragrant, zesty stir-fry of beef is spooned over freshly cooked room temperature rice noodles. Then come carrot, cucumber and radish slivers, and a sprinkling of crushed roasted peanuts and crispy fried shallots for good measure. A pile of sweet green herbs is at the ready. Now a generous splash of the traditional umami-laden dipping sauce called nuoc cham.
And there you have it: bun bo xao, a warm, made-to-order Vietnamese noodle salad, refreshing and satisfying for an easy lunch or supper.

4

Americans tend to lack imagination when it comes to breakfast. The vast majority of us, surveys say, start our days with cold cereal — and those of us with children are more likely to buy the kinds with the most sugar. Children all over the world eat cornflakes and drink chocolate milk, of course, but in many places they also eat things that would strike the average American palate as strange, or worse.

OCT. 7, 2014 | EMILY BRENNAN
5

Once a year Charles Phan, the chef and owner of the San Francisco restaurant Slanted Door, returns to Vietnam — which he left in 1975 as a teenager to make his way to the United States — with members of his kitchen staff for what he calls training. Over the phone, he described the regimen: waking at sunrise for breakfast at the hotel, journeying out for a second breakfast, sampling food at a market, lunch, a nap, back out to another market, dinner, then perhaps a bar and a snack. So training is basically eating? "You can say that," Mr. Phan said with a laugh. "And drinking."

19 Tháng 10 2014 | Theo Năng Lượng Mới
6

Chính phủ Hàn Quốc coi văn hóa là một thị trường rất tiềm năng và họ đã có chiến lược "xuất khẩu" và "tiếp thị" nền văn hóa của mình và tạo cho nó một sức lan tỏa rộng khắp, không chỉ giới hạn trong tầm châu lục mà trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Năm 1997, bộ phim Hàn Quốc đầu tiên "Yumi – Tình yêu của tôi" được phát sóng trên kênh VTV1 và "Mối tình đầu" trên kênh VTV3 của Đài Truyền hình Việt Nam, mở đường cho văn hóa Hàn Quốc du nhập vào Việt Nam – đặc biệt là tới giới trẻ Việt.
Sau "Mối tình đầu", Đài truyền hình Việt Nam và các đài khác bắt đầu nhập và chiếu một loạt các bộ phim truyền hình của Hàn Quốc như "Anh em nhà bác sĩ", "Người mẫu", "Cảm xúc", "Tình cờ", "Trái tim mùa thu" cho tới "Bản tình ca mùa đông", "Nấc thang lên thiên đường", "Giày thủy tinh".

29/10/2014 | Mark Karlin
7

Of all the compelling statistics about a nation that is seeing most of its wealth consolidated in the hands of a few oligarchs, one of the most distressing is that the number of homeless students in the United States is rising every year - and is currently at record levels.
The report released Monday shows that homeless children enrolled in public preschool and grades K-12 jumped 8 percent from the previous school year to hit 1,258,182.

OCT. 22, 2014 | MICHAEL WINES
8

BOSTON — Nine years old and orphaned by ethnic genocide, he was living in a burned-out car in a Rwandan garbage dump where he scavenged for food and clothes. Daytimes, he was a street beggar. He had not bathed in more than a year.
When an American charity worker, Clare Effiong, visited the dump one Sunday, other children scattered. Filthy and hungry, Justus Uwayesu stayed put, and she asked him why.
"I want to go to school," he replied.
Well, he got his wish.

24/10/2014 | MINH TÂM (NYT)
9
21/10/2014 | VIỆT HÙNG
10

Lindau, thành phố nhỏ nhắn và cổ kính ở cực nam nước Đức, nơi ngã ba biên giới tiếp giáp với Áo và Thụy Sĩ. Đều đặn từ năm 1951 đến nay, năm 2014 này là lần thứ 64 họ gặp nhau.
38 nhà khoa học đoạt giải Nobel về Y học cùng 600 nhà khoa học trẻ từ 80 nước trên thế giới đã đổ về Lindau để trao đổi, tọa đàm và thuyết trình về những ý tưởng hoặc thành tựu mới nhất trong lĩnh vực y học và y sinh học. Bằng cách thức gặp gỡ quốc tế đậm tính trao truyền này, tại Lindau sự giáo dục không chỉ dừng lại ở những điều học được trong sách vở, mà nó còn là niềm cảm hứng và những trải nghiệm quý báu của các nhà khoa học nhiều thế hệ mang đến cho nhau.

07/10/2014 | By Amy Kazmin
11

Aman Mittal, the director of LPU's international office, which provides support to foreign students, says the university, which has about 30,000 students, including 18,000 in residence, has been making a determined effort since 2010 to woo students from abroad as part of its effort to enrich its campus environment.

The university has participated in educational fairs, advertised in newspapers and set up a system of agents to spread the word, especially in Africa, about the opportunities it offers. "We always wanted to create diversity in the campus nationally, as well as internationally," Mittal says. "This diversity is going to bring a different educational culture to the university. The discussions in the classroom have gone to a very different level, with people adding a global perspective."

12

Researchers say that Indian students are choosing US institutions over those in the UK

OCT. 14, 2014 | MOSHARRAF ZAIDI
13

Pakistan has a population of nearly 200 million people, of whom roughly one-fourth, or 52 million, are between the ages of 5 and 16. Pakistan's Constitution guarantees all of these children a free and compulsory education. While statistics for this age group are difficult to come by, the number of Pakistani children between 5 and 16 who are not attending school is close to 25 million; most of them are girls.
After all, it wasn't the Taliban that laced the school curriculum with material that suffocates numeracy and reason — and with them the prospects for pluralism in the country. It wasn't the Taliban that built schools without walls, without running water and without bathrooms. These are a legacy of a corrupt bureaucracy and patronage politics — during both democratic and military regimes.
And it wasn't the Taliban that hired thousands of unqualified teachers. That is a legacy of the en masse distribution of political favors by political parties.

07/10/2014 | By Patti Waldmeir
14

But in recent years that certificate has lost its lustre: hundreds of thousands of Chinese families have voted with their tuition dollars to avoid the domestic university system and send their child overseas to study. The flight from Chinese universities has accelerated to the point where nearly one in three international students in the US is now Chinese (a total of 287,000). And education experts back home say the deficiencies of the local university system – from excessive bureaucracy to poor-quality teaching, from corruption to lack of academic freedom – are largely to blame.

OCT. 4, 2014 | NEIL MacFARQUHAR and MICHAEL R. GORDON
15

MOSCOW — Russia has pulled out of a longstanding American high-school exchange program after a teenage Russian boy who befriended a gay couple sought asylum in the United States on the grounds that he faced persecution at home as a homosexual.
Pavel A. Astakhov, Russia's presidential ombudsman for children's rights, called it "an outrageous case" in announcing that Russia would no longer allow several hundred high-school students to spend an academic year in United States under the annual Future Leaders Exchange, or FLEX, program.

OCT. 1, 2014 | SHARON OTTERMAN
16

The General Theological Seminary in Manhattan, the nation's oldest Episcopal seminary, seemed to be regaining its footing after almost having to seek bankruptcy protection in 2010. It sold off some valuable real estate — its leafy campus in Chelsea is just steps from the High Line — and hired a new dean and president, the Rev. Kurt H. Dunkle, who promised to make the struggling institution a "joyful, thankful and useful" place.
A year after his arrival, however, the seminary has fallen into turmoil. Eight of its 10 full-time faculty members walked off the job on Friday to protest what they described in letters to the school's board of trustees as Mr. Dunkle's overly controlling management style, his habit of making vulgar and offensive remarks, and his frequent threats to demote or fire those who disagreed with him

OCT. 1, 2014 | KIM BARKER and KATE TAYLOR
17

She told friends and eventually her parents, and her father reported it to the authorities. The existence of that photograph began the unraveling of Mr. Shaynak, 44, a commercial pilot who became a Brooklyn Tech teacher in 2009 and now stands accused of preying on seven female students over three years, plying them with alcohol and cigarettes, exchanging racy text messages and photos with them, and taking one to a nude beach and another to a sex club, according to an indictment announced this week by the Brooklyn district attorney, Kenneth P. Thompson. The teacher had sex with two of the girls after they reached the legal age of consent, 17, law enforcement officials said.

22/10/2014 | Sports Illustrated / Ben Estes
18

The University of North Carolina at Chapel Hill released the report on its latest investigation into alleged academic fraud on Wednesday.
The report details how a lack of oversight allowed Department of African and Afro-American Studies administrator Deborah Crowder and former chairman Julius Nyang'oro to create so-called "paper classes." In these classes, students received high grades with "little regard" for the quality of their work.

OCT. 22, 2014 | SARAH LYALL
19

Wednesday's report, prepared by Kenneth L. Wainstein, found that between 1993 and 2011, two employees in the university's African and Afro-American studies department presided over what was essentially a "shadow curriculum" designed to help struggling students — many of them Tar Heels athletes — stay afloat.
More than 3,100 students, 47.6 percent of them athletes, were enrolled in and received credit for the phantom classes, most of which were created and graded solely by a single employee, Deborah Crowder. Ms. Crowder was a nonacademic who worked as the African studies department's administrator and who told Mr. Wainstein that she had been motivated by a desire to help struggling athletes.

90/10/2014 | Nguyệt Phương
20

TTO - Các nhà khoa học vừa xác định những bức vẽ trong một hang động ở đảo Sulawesi (Indonesia) có tuổi đời lên đến 40.000 năm.

06/10/2014 | NGÂN ANH
21

Không chỉ có Trường ĐH Cửu Long mà hàng loạt trường đại học khác cũng loại quần jeans ra khỏi danh sách những trang phục được mặc tới trường.
Và có là phục trang của sinh viên hiện nay thực sự "có vấn đề" khi ban giám hiệu các trường phải nhắc nhở tới cả quần soóc, quần lửng, quần áo ở nhà… vào trong quy định cấm?

05/10/2014 | Lập Phương
22

Mặc quần jeans, áo thun và đi dép lê là 1 trong số 8 danh mục cấm của Trường ĐH Cửu Long đối với cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên nhà trường.
Nội dung này được nêu rõ tại quy định về thực hiện văn hóa công sở và trang phục đối với cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên tại Trường ĐH Cửu Long, được Phó Hiệu trưởng Nguyễn Cao Đạt ký ngày 4/10/2014.

07/10/2014 | Minh Giang
23

(Dân trí) - Sáng nay 7/10, nhiều sinh viên "phớt lờ" quy định của ban giám hiệu Trường ĐH Cửu Long (Vĩnh Long) khi đến giảng đường vẫn mặc quần jeans và áo thun. Nhiều sinh viên cho biết quy định của nhà trường rất khó thực hiện.

Trước đó, ngày 4/10/201, ông Nguyễn Cao Đạt - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long đã ký quyết định ban hành văn bản Quy định về thực hiện văn hóa công sở và trang phục đối với cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên (SV). Văn bản này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

09/10/2014 | Ngân Anh - Hồng Thái
24

Quy chế văn hóa của Trường ĐH Y Hà Nội ban hành năm 2012 yêu cầu đối với người học: Phải mang thẻ sinh viên, học viên do nhà trường cấp; mặc áo sơ mi, quần âu và bỏ áo vào quần, đi giày hoặc dép có quai hậu....Tuy nhiên, sáng 8/10 không ít sinh viên được hỏi vẫn tỏ ra ngơ ngác.

16/10/14 | Hồng Nhung
25

(GDVN) - Mặc dù cuộc sống khó khăn, lớp học được dựng tạm bợ bằng tre với những tấm bạt lớn quây xung quanh nhưng học sinh Nậm Kè lúc nào cũng hồn nhiên, tươi cười....

Trường tiểu học Nậm Kè số 1 thuộc xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Lớp học ở đây chủ yếu dựng bằng tre, bằng gỗ, che chắn xung quanh bằng những tấm bạt lớn. Mỗi khi mùa lạnh đến là gió lại ùa vào tận trong lớp.

14/10/2014 | Hoài Nam
26

Hiệp quê ở Thái Bình. Chỉ sau một tháng xa nhà, trở thành SV với lịch sinh hoạt đều đặn như trên, cậu đang vô cùng chán nản khi chẳng biết học thế nào, sống ra sao và "mọi ước mơ như bị chôn vùi, cuộc sống chẳng còn mục tiêu gì nữa hết" - lời của Hiệp.
Hiệp chỉ là một trong rất nhiều SV năm đầu từ các các tỉnh về TPHCM học rơi vào cảnh rối bời, hoang mang và mất phương hướng trước môi trường ĐH như vậy. Nhiều tân SV bày tỏ, ngoài việc lên giảng đường thì thời gian còn lại chỉ quanh quẩn với những sinh hoạt cá nhân. trong đó, thời gian lên mạng, chơi game "soán" rất nhiều thời lượng.

14/10/2014 | Lê Nguyễn Duy Hậu
27

Ở tuổi 17, cô gái Malala Yousafzai (Pakistan) đã gây chấn động thế giới khi trở thành người trẻ tuổi nhất đoạt giải Nobel hòa bình. Câu chuyện phi thường của cô khiến nhiều người suy ngẫm về ý nghĩa của tuổi trẻ.