"Chợ Đầu Mối" về Giáo Dục tại Việt Nam
A Clearinghouse on Education in Viet Nam
THƯ TÒA SOẠN - EDITOR’S NOTE

Thân mến chào các bạn sinh viên, thân hữu và đồng nghiệp,

Tháng này, chúng tôi sinh đôi.

Sau mấy tháng đi tìm nhà đất, xem phong thủy, thương thuyết các điều kiện về cơ sở hạ tầng … chúng tôi đã tìm được “chỗ cắm dùi” cho cái “chợ đầu mối” này về giáo dục và kiến thức tổng quát ở Việt Nam.

Quan trọng hơn cả, trong mấy tháng qua, anh chị em biên tập vẫn thu gom các tin tức liên quan đến chủ trương của chợ đầu mối nên dòng tin tức, dữ kiện không bị gián đoạn.

Với số “sinh đôi” này, chúng tôi gửi đến quí bạn gần xa một bộ mặt mới, một địa chỉ mới, nhưng vẫn với nội dung và mục đích như từ số 1: theo dõi những biến chuyển về giáo dục tại Việt Nam và đồng thời mở rộng tầm nhìn cho những ai tò mò muốn biết thêm về thế giới bên ngoài.  

Do đó, phần lớn các tin tức chúng tôi thu thập cho các bạn mỗi tháng thường bằng tiếng Việt từ các báo trong nước, nhưng cũng không ít tin từ các nguồn ngoài nước, thường bằng tiếng Anh.  Chúng tôi quyết định không dịch những tin này sang tiếng Việt vì đa số những người quan tâm đến giáo dục ở Việt Nam ngày nay cũng đã dùng tiếng Anh khá thông thạo; và chúng tôi cũng muốn khuyến khích những ai còn đứng ngoài vòng Anh ngữ nên hội nhập trào lưu thế giới trong thế kỷ này.  Chữ Quốc ngữ sẽ còn sống và sống mạnh, nhưng dân ta sẽ bị thiệt thòi nếu chúng ta không giao tiếp trực tiếp được với những ai không biết tiếng Việt.

Chúng tôi cũng quyết  định vẫn giữ tên  Trồng Người  đã dùng từ số ra mắt hồi tháng 11 – 2012, và giữ nguyên chủ trương và lập trường minh bạch như từ đầu:

Chúng tôi tự nhận chỉ là một “chợ đầu mối” –dùng tiếng Anh là “a clearinghouse”—thu gom và giới thiệu các tin tức về giáo dục, chủ yếu là giáo dục tại Việt Nam, và một phần ở nước ngoài;

Chúng tôi tin rằng trong xã hội ngày nay, không ai có thể thành công nếu thiếu một kiến thức tổng quát về nhiều lãnh vực trên thế giới.  Do đó, chúng tôi ghi nhận những biến chuyển chọn lọc trên thế giới để chúng ta cùng mở rộng tầm nhìn;

Chúng tôi ủng hộ và chủ trương bình đẳng về mọi phương diện trong xã hội hôm nay: ví dụ về giới, tuổi tác, giàu nghèo, về các sắc tộc, tôn giáo hay không tôn giáo, quốc gia lớn hay nhỏ, các nền văn hóa khác nhau, các tư duy cá biệt, giữa khoa học nhân văn và tự nhiên, v.v…

Và chúng tôi khẳng định là giáo dục phải khai phóng, tư duy phải tự do, và tri thức phải rộng mở, đến từ bất cứ nguồn nào. 

Trong chặng đường mới này, chúng tôi vẫn mong được sự ủng hộ và đóng góp của quí bạn qua mọi hình thức, và nhất là các bạn giới thiệu cho những ai cùng quan tâm đến nền giáo dục ở Việt Nam.  Bạn nào muốn nhận “Trồng Người” hàng tháng, chỉ cần gửi địa chỉ email về cho chúng tôi tại   trongnguoi2014@gmail.com     Hoặc ngược lại, nếu muốn ngưng không nhận nữa, cũng vậy.

Trong tinh thần này, chúng tôi hân hoan gặp lại quí bạn vào những ngày đầu xuân Giáp Ngọ và mong chúng ta cùng đồng hành lâu dài.  

Hòa bình,
Vũ-Đức Vượng, chủ biên.

------------------------------------------------

Friends, Students and Colleagues,

As Viet Nam celebrates TET 2014, we are pleased to send you a double issue of “Trồng Người”  (December 2013  &  January 2014) to mark the beginning of the Year of the Horse.  We continue the dual mission we set for ourselves in November 2012: serving as a clearinghouse on educational matters in Viet Nam and as a marketplace for expanding the general knowledge for all who are curious about our world.

We believe that in today’s world, no one can fully succeed without a general knowledge of what’s going on on Earth; thus we select a few “markers” events or people to share;

We support and uphold equality in all its variations, e.g.: gender, age, races, religion or atheism, wealth or poverty, between cultures, nations, or between social and natural sciences…

And we affirm that education must be liberal, individual thinking and expression must be free, and knowledge must be open, coming from all sources.

“Trong Nguoi” is now sponsored by the American Studies Center (ASC), based in San Francisco, California, and operating in both the U.S. and Viet Nam.  

Please feel free to contribute news items, opinion, or other materials to make this a better clearinghouse for all users, especially students and researchers.  And do recommend “100 năm” to those who may be interested.  Contact us at trongnguoi2014@gmail.com

May you be healthy in the new year.

Hòa bình,
Vu-Duc Vuong, Editor

VŨ-ĐỨC VƯỢNG : GIÁO DỤC KHAI SÁNG Ở VIỆT NAM: BAO GIỜ MỚI ĐẾN?
Hạnh Ngân (thực hiện)

Bài này đã được đăng trên Vietnamnet, với tựa đề như ở dưới, do tòa soạn đặt.

Đi tìm sự thật ở nhà trường Việt Nam

Hạnh Ngân (thực hiện)

Lời tòa soạn: Theo dõi những thảo luận trên các trang mạng xã hội hiện nay, những khái niệm "debate", "critical thinking" được đề cập nhiều.

Ở các nền giáo dục tiên tiến, đây là những phương pháp có tính cạnh tranh giúp thay đổi môi trường và không gian học tập cho giới trẻ; xây dựng khả năng tư duy độc lập, trách nhiệm trong diễn đạt tư duy và thái độ tôn trọng trong giao tiếp.

Còn ở Việt Nam, câu chuyện "tranh luận" và "tư duy phản biện" ở trong nhà trường ra sao? VietNamNet giới thiệu một góc nhìn của GS Vũ Đức Vượng, Giám đốc Chương trình Giáo dục Tổng quát, ĐH Hoa Sen, TP HCM.

Giáo dục, góc nhìn,  tranh luận, Việt Nam

GS Vũ Đức Vượng

“Tư duy phản biện” mới chỉ được dạy một chiều

Ông có thể cho biết cụ thể về tranh biện trong giáo dục?

- Tranh biện là xương sống của giáo dục. Trong các môn khoa học tự nhiên, người nghiên cứu có thể chứng minh được sự thật khi dùng những dữ kiện hay thử nghiệm tự nhiên vào việc này. Gallileo, dù có phải “phản tỉnh” để tránh bị hỏa thiêu, nhưng cuối cùng vẫn được công nhận là người đã tìm ra sự thật về vũ trụ.

Trong các môn khoa học xã hội hoặc nhân văn, một là vì hoàn cảnh phức tạp hơn (cứ thử định nghĩa hai chữ “tình yêu” đi) và hơn nữa, nhà nghiên cứu xã hội chỉ có thể quan sát và phân tích, chứ không thể dùng con người để thí nghiệm như nhà sinh học dùng con chuột bạch, nên tìm ra sự thật buộc lòng phải tranh luận. Cũng đã từng có những thuyết sai lệch được thừa nhận như sự thật một thời gian, nhưng rồi cũng bị đào thải. Trong nhiều thế kỷ trước đây, người da mầu bị người da trắng coi là thiếu thông minh, lạc hậu, và đã có nhiều nhà khoa học “chứng minh” giả thuyết này. Hoặc những lời dạy của Khổng tử về thân phận phụ nữ đã từng được coi như “chân lý” ở Á châu trong nhiều thế kỷ. Đến thế kỷ này, chúng ta đã chứng minh ngược lại.

Vì thế, con người vẫn hy vọng là với tranh luận, chúng ta sẽ dần dần tìm ra sự thật về chính chúng ta, và về xã hội chúng ta đang sống.

 

Những khái niệm như "debate", "critical thinking" được dạy rộng rãi ở đại học nước ngoài, khi vào trường đại học ở Việt Nam thì phát triển thế nào, thưa ông?

- Nói chung, giáo dục phương Tây (hầu hết Âu và Mỹ châu) đặt nền tảng trên logic, do đó tranh luận, phản biện, hoặc so sánh các ý kiến khác biệt là chuyện không thể thiếu. Trừ thời Trung cổ ở Âu châu, truyền thống tranh biện đã phát triển mạnh mẽ qua các triết gia Hy Lạp, La Mã, rồi nối tiếp lại từ thời Phục Hưng (Renaissance) cho tới nay. Nền giáo dục đại học ở những nước này cũng theo một truyền thống đó, đòi hỏi nghiên cứu khoa học dựa trên tìm tòi, tranh biện, so sánh của nhiều người.

"Hầu hết các trường vẫn chưa thoát ra khỏi được cái tư duy “bảo thủ” đó, nên tuy ngoài miệng nói “tư duy độc lập” nhưng trong hành xử, phần đông vẫn ngồi chờ “chỉ đạo” từ trên xuống"

Trong khi đó, bên Á châu chúng ta đặt trật tự xã hội và tôn vinh những người thày quan trọng hơn là liên tục tìm ra sự thật. Trong hơn hai nghìn năm, chúng ta theo gương Trung Quốc: Khổng tử không thể nói điều gì sai và những gì từ thế giới bên ngoài đều là “man ri, mọi rợ”. Chúng ta hành hạ, áp đảo những ai có ý kiến khác với “truyền thống” hoặc đặt những câu hỏi khó trả lời.

Cho đến bây giờ, ở Việt Nam ta hầu hết các trường vẫn chưa thoát ra khỏi được cái tư duy “bảo thủ” đó, nên tuy ngoài miệng nói “tư duy độc lập” nhưng trong hành xử, phần đông vẫn ngồi chờ “chỉ đạo” từ trên xuống; hoặc như ngay Bộ GD-ĐT và các ủy ban nhân dân cũng không dám nới cái vòng kim cô đè nặng trên trường các cấp. Có những trường tuy nói là dạy “tư duy phản biện” nhưng vẫn dạy theo hướng “một chiều” chứ chưa thực lòng khuyến khích sinh viên, học sinh theo đuổi những luồng tư duy khác.

Tôi cũng không thích lắm cụm từ “tư duy phản biện” để dịch “critical thinking” vì nó ám chỉ một lối tranh luận thù nghịch chứ không phải chú tâm tìm ra sự thật. Tôi nghĩ “tư duy phán đoán” có lẽ đúng hơn.

 

Việc tìm ra ai đúng ở một môi trường như giáo dục – vốn hiển nhiên được cho là dạy toàn điều đúng – có giá trị như thế nào?

- Tôi không hẳn đồng ý với cái “vốn hiển nhiên cho là dạy toàn điều đúng”. Như đã nói ở trên, cái giáo dục từ chương mà ta áp dụng ở Việt Nam từ thế kỷ thứ 11 đến nay không thể coi được là “dạy toàn điều đúng.”

Cái giá trị đích thực của giáo dục phải là một phương pháp, một thói quen, và một lối sống tự tìm tòi, tự đánh giá, và tự chọn lựa suốt đời. Ta phải luôn luôn dùng đầu óc của chính mình, học hỏi cho chính mình, và quyết định cho chính mình trước đã.

Có những vấn đề từ nguyên thủy của loài người đến nay, chúng ta chưa phải chạm trán, nhưng bây giờ là một vấn đề rất thực tế. Chẳng hạn như thế hệ chúng tôi sẽ bắt đầu phải quyết định sống đến bao lâu là đủ, sống như thế nào mới là đáng sống; và tôi nghĩ nhiều người trong chúng tôi sẽ phải chọn một lối hành xử sao cho đẹp, cho tử tế, với chính mình, với gia đình mình, và với xã hội nói chung.

 

Khi tranh biện, có nhất thiết phải đi tới cùng không, thưa ông?

- Không. Thứ nhất vì ta không biết đâu là cùng.

Cuộc nội chiến ở Mỹ chấm dứt năm 1863 nhưng đến bây giờ, 150 năm sau, nhiều ngừơi ở miền Nam vẫn không chịu đóng trang sử đó lại.

Các cuộc chiến ở Việt Nam ta trong thế kỷ trước cũng không khác; bao nhiêu điều vẫn còn bí mật. Hoặc bao nhiêu tôn giáo trên thế giới ngày nay, dù đều dạy yêu thương nhau, nhưng trong thực tế vẫn còn tranh nhau ảnh hưởng, hay có những nhóm quá khích còn dùng tôn giáo để đạt những mục tiêu vô nhân đạo.

Thứ hai, con người biết dùng đầu óc và chúng ta luôn luôn tiến tới chứ không chịu đứng yên. Các vấn đề xã hội và nhân văn cũng luôn thay đổi.

Hằng bao nhiêu thế hệ cha mẹ “thương cho roi cho vọt” nhưng bây giờ chúng ta cũng đã nhận ra là “thương cho ngọt cho bùi” có khi còn hiệu quả hơn. Hoặc bây giờ nhiều nhà xã hội học hay tâm lý học kết luận là cái triết lý “cho roi cho vọt” vô tình dạy cho con cháu mình bài học vũ lực giải quyết được mọi việc. Vì thế, cái “cùng” nó “vô cùng” lắm.

 

Chúng ta chỉ trưởng thành khi chấp nhận không có gì tuyệt đối

Có giảng viên đại học chia sẻ rằng điều chị thất vọng nhất đối với sinh viên là họ không bao giờ đặt câu hỏi hay nhận xét về bài giảng, cho dù có được mời, hay có thời gian chuẩn bị.

Theo ông, những yếu tố nào đã làm tê liệt tư duy phản biện của những người ngày ngày được lĩnh hội tri thức mới?

- Yếu tố quan trọng nhất vẫn là lối dạy và học từ chương của Trung Quốc và của ta. Người Nhật đã bỏ được lối học đó khi Minh Trị lên ngôi năm 1868, và chúng ta đã chứng kiến kết quả vượt bực của họ trong hơn một thế kỷ qua.

Một yếu tố nữa có thể là chính sách quá cứng rắn, đến bóp nghẹt sinh khí của học sinh, sinh viên, của nước ta từ thời phong kiến, sang thời thực dân, và tiếp tục hơn nửa thế kỷ nay.

Lúc nhỏ, lớn lên trong miền Nam, tôi không quan tâm lắm đến chính sách giáo dục thời đó; nhưng bây giờ nhìn lại, tôi mới thấy cái chính sách phần nào có vẻ “đem con bỏ chợ” ấy (laissez faire) lại giúp văn học miền Nam chấp nhận, ngay cả cưu mang được những Bùi Giáng, Trịnh Công Sơn, Phạm Thiên Thư, Tạ Tỵ, Phạm Duy, Duyên Anh, Chu Tử, Trần Văn Trạch, AVT, v.v….

Cho đến bây giờ, chúng ta vẫn chưa có một ngành truyền thông tự do, trung thực; chưa có một nền kinh tế thị trường đích thực để đo được thành quả hoặc thất bại thật; v.v… nói thế, chúng ta đủ hiểu tại sao tư duy phản biện của mọi giới, chứ không riêng gì sinh viên, bị tê liệt đi.

 

Tranh biện hiếm khi xảy ra ở trường lớp, trong khi ở các diễn đàn bên ngoài HSSV vẫn vô cùng hào hứng với vô số chủ đề khác nhau. Vậy có phải việc tranh biện trong giáo dục, giữa một bên là giáo viên một bên là học viên – là một “cuộc chơi” không có trọng tài, và ưu thế ngay từ đầu dường như đã nghiêng về giáo viên là những người nắm giữ tri thức - đã làm nản chí bất cứ sinh viên muốn tìm kiếm câu trả lời xác đáng nhất cho vấn đề họ quan tâm?

- Tiền đề (premise) này không ổn lắm. Giảng viên là người dẫn đường chứ không phải là người tranh luận với học sinh, sinh viên.

"Chúng ta phải tôn trọng sự khác biệt ở người khác. Chúng ta chỉ trưởng thành được khi chúng ta chấp nhận thế gian này không có gì tuyệt đối"

Trong lớp học, giảng viên mở rộng tầm nhìn cho sinh viên, qua những bài đọc, bài thuyết giảng hay những công tác tự tìm tòi.

Giảng viên cũng có thể đặt những câu hỏi để sinh viên phải suy nghĩ, tựa như cách dạy của Socrates 25 thế kỷ trước, hoặc tạo cơ hội cho sinh viên tranh luận với nhau. Chỉ như vậy, người sinh viên mới phát huy được khả năng suy nghĩ, tranh luận, và thuyết phục được người khác.

Một điểm nữa không kém quan trọng là chúng ta phải tôn trọng sự khác biệt ở người khác. Chúng ta chỉ trưởng thành được khi chúng ta chấp nhận thế gian này không có gì tuyệt đối, và đôi khi cái mà chúng ta tôn vinh là đạo đức lại là một cái gì vô nhân đạo.

Nếu chúng ta chỉ dạy con em “dựa cột mà nghe” hoặc “im lặng là vàng” thì làm sao chúng ta có thể mong đợi các em tranh luận sắc bén và thú vị được?

 

Một tương lai… mù mịt

Theo ông, tranh biện có nên là một kỹ năng cần đưa vào dạy ở trường lớp không? 

- Tranh luận là cốt lõi của các ngành xã hội và nhân văn để đi đến sự thật, như đã nói ở phần đầu.

Hiển nhiên là trường học các cấp phải dạy và khuyến khích khả năng tranh luận. Ngay ở những lớp thấp nhất, như mẫu giáo, giảng viên khéo léo có thể lái những cuộc cãi vã giữa các em thành một cuộc tranh luận có lý lẽ, dựa trên logic và quyền lợi chung… Như vậy cô giáo vừa dạy một kỹ năng sống trong nhóm, vừa dạy kỹ năng tranh luận dựa trên lý trí chứ không trên cảm xúc nhất thời.

Bên Âu Mỹ, có một chủng tộc tuy ít người và bị ngược đãi hàng nghìn năm, nhưng lại rất có ảnh hưởng trong xã hội, là nhóm dân Do Thái. Họ giỏi về nhiều ngành, từ khoa học đến chính trị, từ kinh tế đến giáo dục, từ nghệ thuật đến quân sự, ngay cả khôi hài….

Tôi vẫn nghĩ sắc tộc này phát huy được nhiều tài năng một phần là do truyền thống tranh luận từ trong gia đình ra đến xã hội. 

 

Điều gì sẽ xảy ra nếu tranh biện tiếp tục bị “từ chối” trong giáo dục? 

- Chúng ta, và con cháu chúng ta, sẽ tiếp tục lụn bại trước những thăng trầm của lịch sử, sẽ mãi mãi đuổi theo các nước khác, ngay cả những nước làng giềng, nghèo hơn như Lào, có thể ít tiến sĩ hơn như Campuchia hay Miến Điện, hoặc ít tài nguyên hơn như Singapore. Nhưng họ đã hay sẽ qua mặt chúng ta hết.

'Tôi không khỏi tiếc nuối là di sản chúng tôi để lại cho con cháu trong thế kỷ này, nhất là về mặt giáo dục, thật là quá khiêm tốn, nếu không muốn nói là đã tụt hậu nhiều'

Sau hơn ba năm sống và làm việc ở Hà Nội và Sài Gòn, tôi càng ngày càng có cảm tưởng nước ta đã đánh mất thời cơ để xây dựng một Việt Nam tự tin, phồn thịnh, nhân bản và hạnh phúc trong thế kỷ này.

Dĩ nhiên đây là trách nhiệm của thế hệ chúng tôi, và phần nào của thế hệ đàn anh chúng tôi nữa, nhưng tôi không khỏi tiếc nuối là di sản chúng tôi để lại cho con cháu trong thế kỷ này, nhất là về mặt giáo dục, thật là quá khiêm tốn, nếu không muốn nói là đã tụt hậu nhiều. 

 

Với một nền giáo dục bây giờ vẫn còn loay hoay chuyển mình từ “đọc chép” sang “lấy người học làm trung tâm”, thì tương lai của tranh biện sẽ như thế nào, thưa ông?

- Hai chữ: mù mịt.

Tôi cũng muốn cẩn trọng người đọc là “lấy người học làm trung tâm” cũng chỉ là một phương thức giáo dục thôi, chứ không phải là mục đích của giáo dục. Mục đích, hay triết lý, của giáo dục phải là đào tạo thế hệ đi sau mình không những “thành tài” mà còn phải “thành người” nữa. Đó là thách thức của giáo dục ở mọi nơi, qua mọi thời đại, và không dễ gì đạt được. 

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Hạnh Ngân (thực hiện)
Tớ & Cậu: BAO GIỜ CHO ĐẾN … PHIM VIỆT

Sắp hết năm con Rắn, 8 cụ ông cụ bà thường gặp nhau chém gió rồi viết “Tớ & Cậu” cho “Trồng Người”, họp tại một buổi tiệc tiễn đưa năm cũ.  Chuyện râm ran chắc phải đến mấy kì mới viết hết…

- Có đến mấy cụ ở đây ra nước ngoài ăn tết tây đấy nhỉ?

- Năm nay khá nhiều đấy.  Không biết là nhớ con nhớ cháu ở nước ngoài, hay nhớ người tình cũ nào thì không biết…

- Như cậu đây, chuyến đi vừa rồi có gì ấn tượng nhất?

- Nói ra các cậu lại tưởng mình đùa, nhưng ấn tượng nhất năm nay không phải là các cô bồ cũ từ thời sinh viên nữa, mà là hơn 10 phim tớ xem được lần này.

- Thế con cháu, bồ bịch, bạn bè cũ đều ra rìa hết cả rồi ư?

- Không.  Không.  Gặp bọn nó vẫn có cái vui của mỗi ca chứ.  Cô bồ cũ của tớ ngày xưa trông cũng còn phong độ lắm.  Còn mấy đứa cháu ngoan cả.  Nhưng tại cậu hỏi cái gì ấn tượng nhất, nên tớ nói thật.

- OK.  Vậy cậu kể lại ít câu cho bọn tớ chầu rìa với.  Phim ở Việt Nam bây giờ chán bỏ mẹ.

- Đúng đấy.  Nếu không phải là phim đấm đá của Mỹ thì lại phim chưởng của Tầu hay phim sến của Hàn quốc.  Còn phìm Việt thì cho tiền tớ cũng chẳng buồn xem nữa.

- Chắc cậu đã bỏ ra nhiều thì giờ và tiền bạc lắm chuyến này?

- Cũng không đến nỗi, vì tớ có hai chuyến bay dài, mà lại mắc bệnh không ngủ được, nên mỗi chuyến tớ xem được 4-5 phim là thường.  Vừa nhâm nhi rựou, vừa xem phim một mình, mà lại chẳng tốn thêm đồng nào.

- Vậy bắt đầu từ phim đầu tiên đi.

- Từ Sài Gòn đến Đài Bắc, tớ xem được một phim trọn vẹn: “La Fleur de l’Age”.  Phim Pháp, làm năm 2013, còn mới tinh.

- “Hoa Tuổi” hở?  Hay là “Tuổi Hoa”?

- Có lẽ “Hoa đã nở” thì đúng hơn.  Chuyện hai cha con, bố khoảng 70-80, con tầm 50-55 đang chủ trì một chương trình phỏng vấn trên TV, kiểu như cô nàng gì ở chương trình “Người Đương Thời” nhà mình đây này.

- Tớ chưa thấy gì đặc sắc…

- Ông bố phải về nhà thằng con dưỡng bệnh, dĩ nhiên là nó phải tìm một người giúp ông cụ ở nhà… tìm mãi mới được một cô từ Đông Âu, vừa dễ coi, vừa khéo léo… thế là cả hai bố con đều có cảm tình…

- Hay đấy.  Ở tuổi về hưu rồi mà vẫn còn mê gái…

- Đúng vậy.  Phim này đặt ra một cái nhìn khác về tuổi trung niên cũng như tuổi già; và tớ thích ở chỗ khác biệt đó…

- Còn chuyến bay dài thì xem được mấy phim?

- Năm phim rữoi các cụ ạ, và ba ly cognac.  Một phim Nhật, một phim Miến điện, và mấy phim Mỹ

- Miến điện cũng có phim chiếu trên máy bay nữa?  Mừng cho bà Aun Sung Suy Kyi.

- Phim không hay lắm, nhưng lần đầu tiên tớ thấy một phim từ nước này, nên hầu như buộc lòng phải xem vì tò mò.   Tên là “Kayan Beauties” vừa có chút nhân học về bộ tộc Kayan nơi phụ nữ đeo thật nhiều vòng vào cổ cho nó dài cổ ra; vừa có chút xã hội vì tệ nạn buôn người, nhất là phụ nữ.

- Phim Nhật là phim gì?

- “My Way of Life” của Hideki Wada, năm 2012.  Một ông giáo sư tên tuổi, chuyên dạy về Shakespeare, khi về già bị một bệnh tâm thần, tớ quên mất tên bệnh rồi, nhưng đại loại nó làm cho ông cụ ứng xử theo bản năng chứ không do lý trí hay tập quán xã hội nữa…

- Thế cụ này làm chuyện gì?

- Phần lớn là thấy gái đẹp thì muốn sờ mó, ôm ấp…  dĩ nhiên là các cô phản đối mạnh, rồi bị cảnh sát bắt, rồi thưa kiện….  v.v….  Rốt cuộc, cố vấn tâm lý không giúp gì được, nhưng nhẩy đầm –nhất là Tango—thì lại giúp ông ta tự kiềm chế được… 

- Hay nhỉ?  Cũng là câu chuyện về già thôi, nhưng phim này nhìn từ một góc cạnh khác hẳn.

- Đúng thế, ở tuổi bọn mình, tuy rằng cái già nó chưa “xồng xộc” nhưng tớ vẫn nghĩ mình cũng phải tính trước đi vài nước cờ …

- Cậu nói gì tớ không hiểu?

- Câu chuyện mà từ đời bố mẹ mình trở về trước, không ai phải lo nghĩ cả; nhưng từ thế hệ tụi mình, tớ nghĩ đến lúc nào đó, trong một hoàn cảnh nào đó, tớ cũng có trách nhiệm từ giã cuộc đời này một cách bình thản, và ít phiền lụy đến con cháu nhất.

- Ý cậu là tự xử đấy hở?

- Chính xác.   Bọn mình lúc này còn đi đây đi đó được… nhưng biết đâu ngày nào đó sẽ bị đột quỵ, bị ung thư, bị tai nạn…. cả trăm thứ có thể làm hỏng cuộc đời mình chứ.  Tớ nhất định không chịu nằm liệt giường liệt chiếu hàng mấy năm trời, bắt đám con cháu phục dịch… nên đã bàn với tụi nó cả rồi, và viết xuống như một di chúc rõ ràng.

- Tớ cũng đồng ý với cậu đấy.  Mình sống đến được bây giờ, sau bao nhiêu thăng trầm, cũng là tạm đủ rồi.  Thêm được một hai bó nữa thì càng quí, nhưng chỉ đáng sống nếu tớ còn minh mẫn và tương đối khỏe mạnh để ngồi chém gió như thế này; chứ cuộc sống thực vật thì tớ không chịu đâu.

- Vậy hôm nào cậu cho bọn tớ mượn bản “di chúc” chỉ thị cho con cháu như thế nào nhé.

- Tớ thì chưa nghĩ đến xa như các cậu; nhưng tớ cũng không phản đối lối hành xử của các cậu.  Thật ra thì cũng là nghiêm túc và danh dự đấy.

- Thôi, tạm đủ về chuyện ra đi… trở lại chuyện phim đi.  Phim Mỹ thì cậu xem những gì?

- Xem được mấy phim đấy.  “Elysium” này, tớ vẫn thích Matt Damon và Jodie Foster, tưởng rằng hai đứa họp nhau trong một phim science fiction thì chắc là hay.  Nhưng thất vọng.  Câu chuyện quá giản dị và quá cũ kỹ.

- OK.  Bọn tớ sẽ bỏ qua phim này.

- Tớ cũng xem “Frozen Ground”, một loại trinh thám, không có gì mới lạ lắm, nhưng được hai tên Nick Cage và John Cusack đóng “có hồn” lắm nên cũng coi được.
Có phim nào cậu xem chỉ vì cậu thích tài tử nào trong đó không?

- “RED 2”  Hoàn toàn là phim đấm đá, bắn nhau, bom nổ tứ tung….  Loại nó gọi là “action film” ấy.  RED viết tắt cho  “Retired & Extremely Dangerous”, một nhóm cựu điệp viên CIA, MI6 và KGB.  Câu chuyện chỉ là cái khung để tụi nó tung hoành thôi; nhưng tớ vẫn thích xem Helen Mirren trong bất cứ vai nào từ xưa đến nay.

- Cậu nói làm tớ mới nghĩ đến những phim X-rated mà hồi xưa tụi mình thích lắm đấy chứ.  Đúng là câu chuyện vô bổ, chỉ là cái gạch nối từ cảnh sex này qua cảnh khác….

- Hồi còn trẻ, các cô có xem phim sex không nhỉ?

- Xem mạnh đi chứ.  Ai chả tò mò xem nó thế nào mà tụi con trai nó chết mê chết mệt đi.  Và cũng học được một ít “ngón nghề”; thời ấy làm gì có sex education đâu
Nói chi thời ấy.  Ngay bây giờ đây ở Việt Nam đã có mấy đứa học sinh được học về sinh lý đàng hoàng đâu?   

- Đúng thế.  Nhưng để dành chuyện sex này tí nữa uống thêm rựou rồi sẽ bàn tiếp.  Giờ trở lại phim trên máy bay thôi.

- Có một phim Mỹ khá nghiêm túc là “5th Estate”, dựa trên câu chuyện thật về anh chàng Julian Assange và Wikileaks.  Hơi rắc rối và khó hiểu một chút, phần vì câu chuyện đã khúc mắc rồi nhưng tay đạo diễn Bill Condon edit phim này cũng không nhẹ tay cho người xem dễ theo dõi.

- Có phim Pháp nào không?

- “La Marque des Anges – Miserere”  mới ra năm 2013 với Gerard Depardieu.  Chàng này càng ngày càng bự ra và cái mũi càng méo mó thêm, nên đóng vai thám tử về hưu.  Câu chuyện cũng lòng vòng, từ thời Nazi cho đến hiện tại, và thêm một thám tử của Interpol da đen cho nó “politically correct”.

- Chàng này mới xin quốc tịch Nga năm ngoái chứ gì? 

- Chính hắn.  Vì hắn kêu thuế lợi tức ở Pháp quá cao.  Và Putin hoan hỉ giang tay chào đón.

- Cũng tương tự như Miserere là một phim Nhật, “The Human Trust” (2013) về một kho tàng từ thế chiến thứ hai đã ảnh hưởng lớn đến kinh tế và chính trị  Nhật thời hậu chiến cho tới nay.  Nhưng phim không hay vì câu chuyện vừa khó tin, vừa rối rắm, và kết thúc hơi Disney quá.

- Thế phim nào cậu thích nhất?

- Bộ phim cũ mới lạ chứ.  Hai phim “Red Cliff” từ hồi 2009 của John Woo làm đạo diễn với Tony Leung trong vai Khổng Minh.  Câu chuyện thì chắc các cậu đã biết cả rồi

- Trận Xích Bích đấy mà.  Cuối đời nhà Hán, sắp bước sang thởi Tam Quốc, nên phim này qui tụ đủ các nhân vật mà bọn mình làm quen từ hồi còn nhỏ: Tào Tháo, Lưu Bị, Quan Võ, v.v…

- Chính vì thế mà tớ vẫn khoái.  Câu chuyện không mới, nhưng nó thu hút người đọc như bọn mình từ khi mình còn chuyền tay nhau đọc, rồi bây giờ John Woo nó làm nên một phim thật là hoành tráng, thành ra tớ vẫn thích, dù là đã xem mấy năm trước rồi.  Không kém gì những phim “epic” như Ben Hur, Dr. Zhivago, hay “Hổ phục Long ẩn” ngày nào…

- Tớ đoán chắc là không có phim Việt nào chen chân trong hai chuyến bay này đâu nhỉ?

- Đau thế đấy!  Dù là hành khách người Việt khá đông, có cả tiếp viên người Việt nữa, nhưng phim Việt thì tớ chưa từng thấy.

----------------------------------------------------------------

Vài hàng về mục  “TỚ và CẬU” :

Mấy người bạn, thân nhau từ lâu, theo đuổi những con đường khác nhau, nhưng luôn tôn trọng ý kiến của nhau, và vẫn còn thích tán dóc, đôi khi tranh luận, với nhau.  Họ đã đủ trải nghiệm về cuộc đời để có thể lùi lại một bước và nhìn nhân thế với hai đôi mắt am tường, phân tích, và đôi chút phê bình.

“TỚ và CẬU” ghi lại một vài mẩu chuyện các cụ trao đổi với nhau, lúc chuyện công, lúc chuyện tư, như một hình thức nhận xét về xã hội hôm nay. 

Tin tức trong tháng
29/12/2013 | Hoàng Quyên
1

(TNO) Phần mềm 'đường lưỡi bò' tồn tại hơn 5 năm trong các trường học; hàng loạt sách trẻ em 'cắm' cờ Trung Quốc; trẻ mầm non liên tiếp bị bạo hành; học sinh bị gạ tình đổi điểm; nhà vệ sinh hơn nửa tỉ đồng…, là những câu chuyện giáo dục khiến dư luận rất bức xúc trong năm qua.

27/12/2013 | Nguyễn Hiền – Nguyễn Thảo
2

2013 là một năm có nhiều quyết sách quan trọng có sức ảnh hưởng làm lay chuyển ngành giáo dục trong những năm tới.

26/12/2013 | Văn Chung
3

Cùng nhìn lại những phát ngôn của các nhân vật giáo dục được công chúng quan tâm trong năm 2013.

13/12/2013 | Phong Đăng
4

Nếu như "bức tranh" giáo dục năm 2012 chấn động bởi làn sóng "nói không với tại chức, gian lận thi cử tập thể..." thì giáo dục 2013 chứng kiến liên tiếp những sự việc kiện tụng, lùm xùm từ việc trường kiện Bộ GD-ĐT, cá nhân kiện bộ trưởng, hiệu trưởng kiện UBND thành phố liên quan đến những tranh chấp nội bộ chưa có hồi kết.

28/12/2013 | Nguyễn Hùng
5

(Dân trí) - Bộ GD-ĐT vừa chính thức công bố lịch thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 đối với các trường thi tuyển theo phương thức "3 chung". Về cơ bản, lịch thi không thay đổi nhiều so với năm trước.

28/12/2013 | Đình Tuấn
6

UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành quy định việc dạy và học tiếng Chăm trong các trường tiểu học từ năm học 2013 - 2014.<br>
Theo đó, tất cả học sinh sẽ được mượn bộ sách giáo khoa và tài liệu tiếng Chăm trong thư viện hoặc tủ sách dùng chung của trường để học; mỗi học sinh được cấp 2 quyển vở trong một năm học; giáo viên dạy tiếng Chăm phải được đào tạo tại các trường CĐ, ĐH Sư phạm

25/12/2013 | Tuệ Nguyễn
7

Theo báo cáo của Bộ, đến năm học này cả nước có 74 trường và 4 khối chuyên với gần 57.000 học sinh.<br>
Trong giai đoạn từ 2010 - 2013, theo thống kê chưa đầy đủ, tổng kinh phí đầu tư cơ sở vật chất gần 750 tỉ đồng, gần 160 tỉ cho thiết bị dạy học, hơn 33 tỉ dành cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên. 3 năm qua cả nước có 70/76 trường/khối chuyên thường xuyên vào top 200 trường THPT có điểm trung bình thi ĐH cao nhất, đặc biệt trong đó có 58 trường lọt top 100.

27/12/2013 | Văn Chung
8

Dự toán chi tiêu 2014 sẽ giảm 10% so với 2013, lãnh đạo Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường cắt giảm các kỳ họp không cần thiết, hạn chế tối đa hoặc cắt hoàn toàn những chuyến công tác nước ngoài và kiên quyết không được chậm lương cho giảng viên.

28/12/2013 | Nguyễn Hùng
9

(Dân trí) - "Ngay về số lượng nhân lực chúng ta chưa đạt vậy mà theo số liệu báo cáo hiện nay có khoảng 30% sinh viên tốt nghiệp ĐH, CĐ ra trường không xin được việc, điều đó có nghĩa chất lượng đào tạo của chúng ta thực sự có vấn đề".<br>
&nbsp;

18/12/2013 | Hong Hanh
10

(Dân trí) - Phát biểu tại "Diễn đàn Xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam từ tư vấn đến chính sách" ngày 17/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng thực hiện xã hội học tập ở Việt Nam hiện nay phải gắn với việc tiếp thu những tinh hoa giáo dục.

27/12/2013 | Hồng Hạnh
11

Trong bức thư gửi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cho biết, Luật Giáo dục Đại học đã quy định "Cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương hướng tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh". Trong Hội nghị TW8 đã có Nghị quyết 29/NQTW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo đã xác định "Giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục đại học". Các văn bản Luật Giáo dục Đại học và Nghị quyết TW8 đã có hiệu lực.

13/12/2013 | Tuệ Nguyễn - Bảo Cầm
12

Ông Nguyễn Thiện Nhân nêu thực tế năm 2000 VN chi bình quân 14 USD/học sinh nhưng đến năm 2012 đã tăng lên thành 92 USD/học sinh. Tuy nhiên, ông Nhân cho rằng mức chi của ta chỉ bằng 1/10, thậm chí là 1/20 so với các nước trung bình và phát triển. Tương tự, đầu tư cho khoa học công nghệ của VN trong một năm là 1,5 tỉ USD thì chỉ riêng ĐH Harvard (Mỹ) đầu tư cho khoản này là 4 tỉ USD/năm. "Đây là bài toán phải giải trong GD-ĐT của chúng ta: chi thấp nhưng chất lượng phải hội nhập được với quốc tế", ông Nhân nói.

28/12/2013 | Hạnh Ngân
13

Trong bài nói chuyện dài hơn một tiếng rưỡi tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 và tổng kết năm học các trường đại học, cao đẳng chiều ngày 28/12, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã có những thông báo, đề nghị, tuyên bố khá ấn tượng.

29/12/2013 | Nguyễn Hùng
14

(Dân trí) -Tiến hành thẩm định hồ sơ quá trình đào tạo và chất lượng luận án tiến sĩ của các cơ sở đào tạo với khoảng 500 hồ sơ quá trình đào tạo và 150 luận án cho thấy khoảng 50% chưa thực hiện đầy đủ quy trình đào tạo, một số luận án chất lượng thấp.<br>
Thông tin này được Bộ GD-ĐT đưa ra sau khi tổng kết đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý và tự thanh tra, kiểm tra của các cơ sở giáo dục ĐH năm 2013.

14/12/2013 | Lập Phương
15

Phân hiệu Kiên Giang là cơ sở đào tạo thuộc Trường ĐH Nha Trang, thực hiện chức năng, nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học phục vụ trực tiếp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang và vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là trong lĩnh vực Thuỷ sản.

26/12/2013 | Chung Hoàng
16

Bộ trưởng Thông tin &amp; Truyền thông Nguyễn Bắc Son nhắc nhở :<br>
Một trong những trọng tâm năm 2014 là tuyên truyền để nhân dân hiểu sâu sắc những nội dung mới và yêu cầu của Hiến pháp và luật Đất đai mới thông qua.<br>
Luật An toàn thông tin sẽ trình QH tháng 10/2014 tại kỳ họp thứ 8 để thông qua tại kỳ 9. Bộ TT&amp;TT cũng phối hợp với Bộ Tư pháp xây dựng luật Tiếp cận thông tin.

21/12/2013
17

Thanks to a new regulation promulgated last fall, all 250,000 of China's journalists and editors will have to pass an exam on the "Marxist view of journalism" in January or February of 2014. In the several months leading up to the exam, the government has mandated that reporters take weekly classes to ensure "political consistency" with the Communist Party line.

December 18, 2013 | By HANNAH C. MURPHY
18

For the second consecutive year, Turkey is imprisoning more journalists than any other country, according to a report from the Committee to Protect Journalists released Wednesday. Turkey was followed by Iran and China; the three countries account for more than half of the 211 journalists jailed worldwide as of Dec. 1. The number of journalists killed and imprisoned fell in 2013,

12/10/2013 | Theo Thể thao và Văn hóa
19

Triển lãm ảnh Hà Nội sắc màu, 1914 - 1915, khai mạc hôm qua 9/12.
Diễn ra tại 45 Tràng Tiền, triển lãm được tổ chức từ ý tưởng của 2 nhà Việt Nam học nổi tiếng đang sống tại Pháp: Nhà sử học Emmanuel Poisson và nhà dân tộc học Đinh Trọng Hiếu. 60 bức ảnh màu được trưng bày đều được lấy từ kho tư liệu của Bảo tàng Albert Kahn (Paris).

13/12/2013 | Bạch Tiên
20

5 tác phẩm: Mùi hương trầm, Lưới trời ai dệt, Mộng đời bất tuyệt, Thiền trong nghệ thuật bắn cung và Đêm qua sân trước một cành mai của Nguyễn Tường Bách vừa được tái bản.
Nhân dịp này, ông trở về Việt Nam để tham gia nhiều buổi giao lưu với độc giả ở TP HCM và Huế... Tại TP HCM, tác giả vừa có buổi nói chuyện ở Đại học Hoa Sen vào ngày 11/12. Tiếp đến, ngày 14/12, vào 10h sáng, ông gặp gỡ độc giả tại nhà sách Phương Nam ở số 72 Lê Thánh Tôn, quận 1. Tại Huế, Nguyễn Tường Bách có buổi nói chuyện về sách vào 15h ngày 22/12 ở Bookcafe (Làng nghề Huế, 15 Lê Lợi).

12/10/2013 | Kiều Oanh
21

Ông là Nhà giáo nhân dân (NGND), GS Nguyễn Lân. Kỷ niệm 10 năm ngày mất - sáng 10/12, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã tổ chức hội thảo "NGND, GS Nguyễn Lân cuộc đời và sự nghiệp".

04/12/2013 | By DOUGLAS MARTIN
22

Gen. Paul Aussaresses, who stunned France in 2000 when he asserted that he coldbloodedly tortured and summarily executed dozens of prisoners during his country's brutal colonial war in Algeria decades earlier, died Tuesday in La Vancelle, France. He was 95.

12/09/2013 | Ngô Văn Doanh
23

GS. TS Phạm Đức Dương - người đặt nền móng và xây dựng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á và ngành Đông Nam Á học ở Việt Nam vừa từ trần lúc 3h sáng ngày 8/12 tại Hà Nội.
GS. TS Phạm Đức Dương sinh ngày 21/10/1930, tại làng Đông Thái (nay thuộc xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Sau hơn mười năm chiến đấu ở chiến trường Lào, năm 1959 ông về nhập học tại khoa Văn trường Tổng hợp Hà Nội (khóa 4) và tốt nghiệp năm 1963. Do có thành tích học tập xuất sắc, ông được cử sang Liên Xô học và bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ năm 1970. Ông là một chuyên gia về Ngôn ngữ dân tộc và Đông Nam Á học ở Việt Nam và được phong chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học từ năm 1991.

December 18, 2013 | By FARES AKRAM and ISABEL KERSHNER
24

Eyad El-Sarraj, a Palestinian psychiatrist who pioneered mental health care in Gaza and became an internationally recognized human rights advocate, criticizing both the Israeli and Palestinian authorities, died on Tuesday in a hospital in Israel. He was 70.

18/12/2013 | Nguyen Thao
25

Nhà sử học, nhà báo, dịch giả Đào Hùng (tức Đào Thế Hùng) – nguyên Phó Tổng biên tập tạp chí Xưa &amp; Nay vừa qua đời vào ngày 17/12, hưởng thọ 82 tuổi (1932-2013). Được biết, ông qua đời sau một ca mổ tim bất thành.

December 23, 2013 | By C. J. CHIVERS
26

Lt. Gen. Mikhail T. Kalashnikov, the arms designer credited by the Soviet Union with creating the AK-47, the first in a series of rifles and machine guns that would indelibly associate his name with modern war and become the most abundant firearms ever made, died on Monday in Izhevsk, the capital of the Udmurtia republic, where he lived. He was 94.
It cemented its place in martial history in the 1960s in Vietnam, where a new American rifle, the M-16, experienced problems with corrosion and jamming in the jungles, while Kalashnikovs, carried by Vietcong guerrillas and North Vietnamese soldiers, worked almost flawlessly.

15/12/2013 | By BENEDICT NIGHTINGALE
27

Peter O'Toole, an Irish bookmaker's son with a hell-raising streak whose performance in the 1962 epic film "Lawrence of Arabia" earned him overnight fame and established him as one of his generation's most charismatic actors, died on Saturday in London. He was 81.

18/12/2013 | By MARGALIT FOX
28

Cynthia Eagle Russett, a historian whose best-known book explored attempts by Victorian thinkers to scientifically "prove" women's inferiority, died on Dec. 5 in New Haven. She was 76.

December 24, 2013 | By RICHARD GOLDSTEIN
29

As Christmas 1970 approached, 43 American prisoners of war in a large holding cell at the North Vietnamese camp known as the Hanoi Hilton sought to hold a brief church service. Their guards stopped them, and so the seeds of rebellion were planted.
The following Sunday, Commander Shuman, who died on Dec. 3 at 82, stepped forward to lead a prayer session and was quickly hustled away by guards. The next four ranking officers did the same, and they, too, were taken away to be beaten. Meanwhile, as Mr. Thorsness told it, "the guards were now hitting P.O.W.s with gun butts and the cell was in chaos."

21/12/2013 | By WILLIAM YARDLEY
30

Dr. Michiaki Takahashi, whose experience caring for his 3-year-old son after the boy contracted chickenpox led him to develop a vaccine for the virus that is now used all over the world, died on Monday in Osaka, Japan. He was 85.

RFA 20.12.2013 | Bích Thanh - Minh Luân
31

Ca nhạc sĩ Việt Dzũng vừa từ trần ở California, vào trưa ngày thứ Sáu 20/12/2013, sau một thời gian chống chọi với bệnh tật.
Việt Dzũng tên thật là Nguyễn Ngọc Hùng Dũng, là một ca nhạc sĩ nổi tiếng với dòng nhạc tranh đấu cho tự do dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.
Sinh năm 1958, Việt Dzũng có năng khiếu âm nhạc từ thời còn là học sinh trung học Lasan Taberd ở Sài Gòn.

Nghiên cứu tư liệu
23/12/2013 | Kieu Linh
1

TTO - "Nền khoa học công nghệ chưa được coi trọng, kinh phí giao cho hoạt động khoa học công nghệ chiếm 2% trong tổng chi ngân sách nhà nước nhưng chưa được sử dụng đúng mức, hiệu quả kinh phí đầu tư của toàn xã hội cho khoa học công nghệ còn khiêm tốn".<br>Đó là những chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Khoa học - công nghệ Nguyễn Quân trong buổi đối thoại với các tài năng trẻ Việt Nam chiều 23-12 tại Hà Nội.

26/12/2013 | Trần Huỳnh
2

TT - PGS.TS Phan Thanh Bình - giám đốc ĐHQG TP.HCM - cho biết trong giai đoạn 2011-2013 tổng số bài báo được đăng trên các tạp chí trong và ngoài nước là 1.929 bài, trong đó có 788 bài trên tạp chí quốc tế uy tín, số bài báo đăng trên các tạp chí thuộc danh sách ISI là 553. Kể từ năm 2011 đến nay, trung bình mỗi năm các nhà khoa học ĐH này công bố 180 - 200 bài báo ISI.

16/12/2013 | Phạm Hiệp
3

Trả lời báo Guardian (Anh) trong một bài phỏng vấn gần đây, Peter Higgs, nhà vật lý đạt giải Nobel năm 2013 đã tiết lộ một thông tin khiến giới khoa học sửng sốt: vào thời điểm năm 1980, nếu không có việc ông được đề cử giải Nobel (nhưng sau đó không đạt giải), Peter Higgs có lẽ đã bị sa thải.<br>Nguyên nhân là bởi Higgs không xuất bản số bài báo khoa học theo đủ yêu cầu của khoa.

13/12/2013
4

Congratulations to Dr. Isabelle Tracol-Huynh with the successful defense of her PhD thesis entitled "Entre ordre colonial et santé publique, la prostitution au Tonkin de 1885 à 1954" [translated by the author in nglish as "Between Colonial Order and Public Health – Prostitution in Tonkin (1885-1954)"] at the University of Lyon 2 (IAO), yesterday, Thursday 12 December.
Asbract in French on Mémoires d'Indochine: http://indomemoires.hypotheses.org/12538
And in English : http://indomemoires.hypotheses.org/12540

12/10/2013 | Bích Ngọc
5

(Dân trí) - Các nhà khảo cổ học ở Trung Quốc vừa tìm thấy hộp sọ của hơn 80 cô gái trẻ tại một địa điểm khảo cổ có niên đại hơn 4.000 năm ở tỉnh Hồ Nam. Đây là bằng chứng cho thấy trước đây, trong nền văn hóa cổ đại Trung Hoa đã từng có tập tục cúng gái đồng trinh để dâng lên các vị thần.

17/12/2013 | Văn Chung
6

"Bản thân tôi dị ứng với việc một người đăng nhiều bài nhưng chất lượng không đảm bảo. Nhà quản lí thì chạy theo những chỉ số máy móc. Với nhà nghiên cứu khoa học, cái lớn nhất là cảm nhận đồng nghiệp dù điều đó không số hóa được. Nhưng đó mới là cái thực chất. Khi đa số đánh giá anh là nhà khoa học nghiêm túc, có ý tưởng mới tức anh nhà khoa học giỏi" – GS Ngô Bảo Châu đúc kết.

18/12/2013 | Hong Hanh
7

(Dân trí) - Chia sẻ với các giáo viên, sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội tại tọa đàm về nghiên cứu khoa học, GS Ngô Bảo Châu cho biết: "Hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, sự gian dối trong khoa học rất dễ dàng bị phát giác".

22/12/2013 | Van Chung
8

GS Ngô Bảo Châu-cố vấn chiến lược của ĐHQG Hà Nội cho rằng tính chuyên nghiệp trong nghiên cứu khoa học (NCKH) được thể hiện ở 10 quy trình và 3 phẩm chất.

12/10/2013 | Ngọc Minh
9

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký quyết định phê duyệt Dự án nghiên cứu, khai quật khảo cổ tổng thể khu di tích thành nhà Hồ.

Dec 20th, 2013
10

Less than 10 percent of social workers are adequately trained, according to a nationwide survey conducted by the Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs (MOLISA) across 41 cities and provinces.<br>The survey, which collected information from over 60,000 people engaged in social work, also revealed that nearly half of them were trained workers, of which 19 per cent had received professional training in related areas such as sociology or psychology.

December 18, 2013 | By KIRK SEMPLE
11

The evolution of the Chinese diaspora is one of the stories of New York explored in a new report by the City Planning Department that provides a detailed statistical analysis of the city's ever-shifting immigrant population, charting where the most recent arrivals have come from, where they have settled, the jobs they have taken and their effects on the economy.
Called The Newest New Yorkers, the 235-page report is the fifth edition of a study first released in 1992. It is intended as a reference for policy makers, planners and service providers, its authors said, "to help them gain perspective on a population that continues to reshape the city."

December 18, 2013 | By SABRINA TAVERNISE
12

A stunning increase in the life expectancy of New Yorkers over the past 20 years, compared with the rest of the country, has been driven by sharp declines in deaths from AIDS, homicide, smoking-related illnesses and, in a surprising twist, an increase in the numbers of immigrants, a new study has found.<br>For years, the life expectancy in New York City was lower than that in the rest of the country. But since 1990, it has risen by 6.3 years for women and 10.5 years for men, according to the study, by the University of Pennsylvania's Population Studies Center.

December 4, 2013 | By CARL ZIMMER
13

Scientists have found the oldest DNA evidence yet of humans' biological history. But instead of neatly clarifying human evolution, the finding is adding new mysteries.

13/12/2013 | Hiền Đỗ
14

Sáng 12/12, Hội nhà văn Việt Nam kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Vũ Đình Liên (1913 - 1996). Tại đây, các đồng nghiệp đã kể lại mối nhân duyên của ông với một người đàn bà điên.

Published: December 4, 2013
15

The year's best books, selected by the editors of The New York Times Book Review.

December 23, 2013 | By JOE NOCERA
16

Taussig believes that many of these texts are, in their own way, scriptural, as worthy of meditation and prayer as the texts in the 27 books of the New Testament. He often preaches from the early Christian texts. And in February 2012, he and a group of nationally known spiritual leaders and scholars got together in New Orleans to conduct an interesting exercise: to choose texts that might integrate well with the New Testament itself. They chose 10 of them, and the results were published in a book entitled "A New New Testament."

17

Các Anh Chị Em thích đọc sách truyện trên ebook - xin vào đây tải về xem.

04/12/2013 | By PETER BAKER
18

President Obama, with his daughter Malia, buying books last weekend at the Politics and Prose bookstore in Washington.

Ý kiến nhận xét
20/12/2013 | Nam Nguyên, phóng viên RFA
1

Ông Vũ Khoan nhận định: "Thụy Sĩ biết tận dụng tài nguyên của mình như đất đai, đồng cỏ để phát triển ngành nông nghiệp, họ cũng tạo nên được ngành du lịch nổi tiếng thế giới từ những hạt tuyết trắng xóa trên dãy Alpes. Thụy Sĩ xây dựng được một cơ cấu kinh tế rất hiệu quả, gồm lĩnh vực dịch vụ, những ngành đòi hỏi trí tuệ, công nghệ cao." Vẫn theo VnEpress, ông Vũ Khoan cho rằng Thụy Sĩ là tấm gương rất đáng để Việt Nam học tập và nhấn mạnh: "Họ không có gì nhưng lại có tất cả, trong khi ta có tất cả nhưng lại chẳng có gì."

20/12/2013
2

"Nghị quyết về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo đã có. Vấn đề bây giờ là thực hiện như thế nào? Ai thực hiện? Nếu không ai rõ phần việc của mình thì rất tai họa" – Ông Giản Tư Trung, Hiệu trưởng Trường Doanh Nhân PACE, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (IRED).
Chiều 20/12, Hiệp hội Vì Giáo dục cho Mọi người Việt Nam phối hợp với Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức Hội thảo "Giải pháp cho đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo".

12/10/2013 | Huỳnh Phan (thực hiện)
3

Việt Nam tự mình cải cách, mà không có đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy, Việt Nam không có sự so sánh, dễ hài lòng với kết quả bước đầu của cải cách, và để mất thời cơ.

17/12/2013 | Nguyễn Thanh Dũng
4

Nhiều người cứ hi vọng con mình thi đậu đại học trong khi khả năng hạn chế. Khi con thi rớt, họ xem con là đứa hư hỏng. Nhiều em đã phải tự tử vì không chịu nổi sự dằn vặt của cha mẹ. Cũng bị bệnh sĩ mà các bậc cha mẹ đã tạo áp lực cho con. Khi con thi rớt đại học thì cha mẹ cần an ủi, động viên con. Điều quan trọng là cha mẹ phải chỉ cho con thấy đại học không phải là con đường duy nhất để bước vào đời.

12/09/2013 | Phan Việt
5

Trẻ con Đức, từ những em bé một, hai tuổi đã có ý thức kỷ luật và tự lập một cách đáng kinh ngạc: không hề có cảnh trẻ con khóc lóc, bám bố mẹ, không có cảnh bố mẹ dỗ dành, quát nạt, bú mớm, cho con ăn uống, tay xách nách mang. Trẻ em ở đây được tôn trọng như những cá thể độc lập và có ý thức, cho nên chúng được đối xử trên tinh thần như thế; và chúng cư xử lại cũng với tinh thần như thế. Không có sự bảo bọc, nuông chiều, cung phụng hoặc hách dịch với trẻ.

12/07/2013 | Bích Thanh
6

Ở các thành phố lớn, không còn là chuyện lạ khi ngay cả học sinh trung học phổ thông cũng được ba mẹ đưa đón đi học mỗi ngày.

19/12/2013 | Quốc Việt
7

Câu chuyện bạo hành trẻ tại các điểm giữ trẻ tư nhân không phải lần đầu tiên làm dư luận chấn động. Gốc rễ vấn đề đó là việc thiếu trường mầm non dành cho trẻ con của những công nhân nhập cư. Rào cản hộ khẩu là căn nguyên của những sự việc đau lòng này.

Dec. 24, 2013 | Pico Iyer
8

Marcel Proust never formally meditated, so far as I know, and he never officially quit his gilded palace to wander around the world, practicing extremes of austerity and cross-questioning wise men. But if I want to understand the tricks the mind plays upon itself—the ways we substitute our notions of reality for the way things are and need to dismantle the suffering false thoughts can create—I can't think of a better guide and friend than the author of À la recherche.

December 25, 2013 | By GAO WENQIAN
9

NEW YORK — Thursday marks the 120th birthday of Mao Zedong, founding father of the People's Republic of China, but the leadership's celebrations of his legacy are an alarming reminder that China has a long way to go before it can join the league of modern nations.
It is certainly not taught in textbooks, but Mao's record was nothing short of a disaster: The Great Famine of 1958-61 — the result of a course of industrialization known as the Great Leap Forward — caused starvation not seen on a scale since Stalin's collectivization. Meticulous research by the journalist Yang Jisheng and the historian Frank Dikötter has estimated the death toll at anywhere from 36 million to 45 million.

December 11, 2013 | By TAMAR LEWIN
10

Like American corporations, American colleges and universities have been extending their brands overseas, building campuses, study centers and partnerships, often in countries with autocratic governments. Unlike corporations, universities claim to place ideals and principles, especially academic freedom, over income. But as professors abroad face consequences for what they say, most universities are doing little more than wringing their hands. Unlike foreign programs that used to be faculty-driven, most of the newer ones are driven by administrations and money.

December 14, 2013 | By MAUREEN DOWD
11

Pretending that false and ugly things don't exist is a bit delusional. Yet such prettifying is consistent with a culture dominated by an Internet concerned mainly with marketing techniques.
All quarrels are not petty. Sometimes quarrels are about big things, and it's an actual privilege to take a side in them.

Trà dư tửu hậu
12/09/2013 | Quốc Việt
1

Các chuyên gia về giáo dục kỹ năng sống đã nhận định bệnh thành tích trong giáo dục, áp lực từ học tập đã dẫn đến học sinh thiếu nhận thức cái nào tốt, cái nào chưa tốt…
Trước nhu cầu bức bối sân chơi ở các trường học nội thành, sự không thân thiện giữa các gia đình trong khu phố, trẻ con ít được giao lưu, cùng chơi với nhau như trẻ con nông thôn. Do đó, trẻ sẽ rất thụ động, thiếu hẳn kỹ năng.

14/12/2013 | HOÀNG ĐIỆP
2

TT - Để chuẩn bị kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, Sở Giáo dục - đào tạo địa phương tôi có mời (nói trắng ra là mướn) một vị tiến sĩ từ Hà Nội vào dạy cho một số giáo viên được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi cấp quốc gia và những học sinh trong đội tuyển chuẩn bị thi cấp quốc gia.

17/12/2013 | Nguyễn Hiếu
3

GS Trần Ngọc Vương – Giảng viên khoa Văn học – Trường Đại học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, chia sẻ cảm nhận của mình về quy trình phong chức danh hiện nay của nước ta.

12/06/2013 | Hiệu Minh
4

Môi trường chính trị, xã hội, giáo dục và điều kiện kinh tế, liên quan chặt chẽ đến sự phát triển tài năng của thế hệ tương lai. VN có bao nhiêu thủ khoa Olympic bị phí hoài. Nếu ai đó phát triển được, xem ra cũng đều phải nương nhờ xứ người. Đó là niềm đau khôn nguôi của nhiều nhà khoa học có tâm huyết với đất nước.

13/12/2013 | Hoài Nam
5

(Dân trí) - UBND TPHCM vừa có quyết định chấp thuận chế độ miễn học phí đối với học sinh dân tộc Chăm và Khmer trên địa bàn thành phố.
Theo quyết định này, tất cả học sinh dân tộc Chăm và Khmer đang theo học từ bậc mẫu giáo cho đến bậc THPT, trung tâm GDTX sẽ được miễn học phí theo mức học phí công lập. Thời gian miễn học phí từ năm học 2013 - 2014 đến năm học 2019 - 2020.

29/12/2013 | Nguyễn Hùng
6

(Dân trí) - Chuyển mục tiêu giảng dạy từ cung cấp kiến thức là chủ yếu sang phát triển năng lực, phẩm chất của sinh viên. Bên cạnh đó chuyển mô hình phát triển giáo dục đại học dựa trên quy mô, số lượng sang mô hình phát triển dựa trên chất lượng, hiệu quả.

25/12/2013 | Phạm Thị Ly dịch (John Aubrey Douglass*)
7

Chính phủ TQ tuyên bố rằng họ cam kết hỗ trợ không chỉ GDĐH đại chúng cho số đông mà còn nhằm xây dựng những trường được gọi là đẳng cấp quốc tế bởi đó là một phần của quan niệm rộng hơn cho rằng các trường ĐH tinh hoa này là nhân tố trọng yếu cho năng lực cạnh tranh và là niềm tự hào của quốc gia.

23/12/2013 | Theo Bản tin số 8-2013 của Viện Đào tạo Quốc tế, ĐHQG TP.HCM Phạm Thị Ly viết lời giới thiệu và dịch
8

Luật Giáo dục Đại học (GDĐH) Việt Nam, được ban hành và có hiệu lực từ 1-1-2013, đã xác định rõ chủ trương của Nhà nước về xây dựng một hệ thống GDĐH có tính chất đa dạng, với những loại trường khác nhau nhằm thực hiện những sứ mạng khác nhau và đáp ứng những nhu cầu khác nhau của xã hội. Trong ba loại trường ĐH (nghiên cứu, ứng dụng và thực hành), trường ĐH nghiên cứu có vai trò đặc biệt trong việc duy trì sự ưu tú, tạo ra những kiến thức mới, ý tưởng mới, sáng tạo mới nhằm dẫn dắt tiến bộ xã hội cũng như thúc đẩy sự giàu mạnh của quốc gia

29/12/2013 | NICOLE PERLROTH
9

Tom and David Kelley of the design firm IDEO talk about their new book, "Creative Confidence," which offers a range of strategies for winning back the kind of creativity evident on a kindergarten playground, using "design thinking" methodologies their firm popularized.
At the heart of the school's courses is developing what David Kelley, one of the school's founders, calls an empathy muscle. Inside the school's cavernous space, the students are taught to forgo computer screens and spreadsheets and focus on people.

22/12/2013 | Ha Binh
10

TT - Năm nhà toán học hàng đầu từ Mỹ, Áo, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc đã nhấn mạnh tầm quan trọng của toán học tại buổi giao lưu trực tuyến với bạn đọc Tuổi Trẻ chiều 21-12, bên thềm "Hội nghị quốc tế nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng toán", do Trường ĐH Kinh tế - luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) tổ chức.

21/12/2013 | MOTOKO RICH
11

COATESVILLE, Pa. — The recession may have ended, but many of the nation's school districts that laid off teachers and other employees to cut payrolls in leaner times have not yet replenished their ranks. Now, despite the recovery, many schools face unwieldy class sizes and a lack of specialists to help those students who struggle academically, are learning English as a second language or need extra emotional support.

13/12/2013 | Phong Đăng
12

Trong khi giáo viên cho rằng cây gỗ 7m thì cần cưa 7 lần để ra 7 đoạn dài 1m còn học sinh suy luận chỉ cần cưa 6 lần đã có được 7 đoạn như yêu cầu. Đáp án của cô và trò gây xôn xao cộng đồng mạng.

12/09/2013 | Hoàng Quyên - Tấn Cư
13

Bước vào sân Trường tiểu học Phan Đình Phùng (quận 3, TP.HCM), một âm thanh lanh lảnh, trong veo của tiếng đàn tranh vang lên, cuốn người nghe vào một góc sân sau của trường, nơi một nhóm học sinh đang học đàn mỗi chiều thứ 5.
Sinh hoạt dưới hình thức CLB, nhóm học sinh khoảng 40-50 em lớp 3 và lớp 4 Trường tiểu học Phan Đình Phùng đã được học đàn tranh khoảng 2 năm nay dưới sự dìu dắt của NSƯT Phạm Thúy Hoan, cũng là Chủ nhiệm CLB Tiếng hát quê hương.

13/12/2013 | Ngô Mã Thiên
14

Giáo dục công dân là môn học có tầm quan trọng đặc biệt. Tuy nhiên ở trường THPT môn học này cũng bị xem là môn phụ, chưa thực sự thu hút sự đam mê, yêu thích của học sinh.
Chưa kể, môn GDCD còn là môn đóng vai trò chính trong việc tích hợp rất nhiều vấn đề như: Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, kỹ năng sống, bảo vệ môi trường, giáo dục pháp luật, giáo dục về an toàn giao thông...

24/12/2013 | Nhat Vu
15

Hiện có một thực trạng phổ biến là nhiều giáo viên GDCD không dạy mà đọc cho chép hoặc để học sinh tự chép bài. Tôi đã học nhiều tiết GDCD như thế. Giáo viên GDCD của tôi vào lớp, viết nhan đề bài học lên bảng rồi bảo học sinh chép toàn bộ phần nội dung bài học trong sách giáo khoa vào vở. Còn giáo viên của lớp tôi thì chỉ chăm chú đọc sách hoặc làm việc riêng khác

12/06/2013 | Hồng Hạnh
16

(Dân trí) - "Việc học thêm đặt giáo viên vào một vị thế quyền lực không đáng có đối với cha mẹ học sinh. Cha mẹ học sinh phải chịu áp lực đóng tiền học thêm cho con mình nếu như muốn tránh rủi ro con mình có thể bị giáo viên đánh trượt trong kỳ thi".

17/12/2013 | Doãn Công
17

(Dân trí) - Dù nhiều phụ huynh không đồng tình, nhưng lãnh đạo Trường THCS Trần Quốc Toản (TP Tuy Hòa, Phú Yên) vẫn bắt buộc sinh phải đi "học bồi dưỡng" tại trường. Thậm chí, học sinh lớp 9 không đủ lớp còn phải đến nhà giáo viên để học.

25/12/2013 | Doãn Công
18

(Dân trí) - Liên quan đến việc phụ huynh phản đối việc trường THCS Trần Quốc Toản (TP Tuy Hòa) ép học sinh đi học bồi dưỡng. Ngày 24/12, Phòng GD-ĐT TP Tuy Hòa (Phú Yên) đã có báo cáo giải trình tình hình dạy thêm học thêm tại trường này.

27/12/2013 | SAMUEL G. FREEDMAN
19

The mixed emotions that Mandela expressed were far from his alone. The entire enterprise of mission schools in Africa stood at an ambiguous, contested crossroads. It was part of colonialism, yet it educated students who opposed colonialism. It avoided political involvement, yet inspired the quest for racial equality through its religious ideals.

28/12/2013 | MARTIN FACKLER
20

In October, Mr. Abe's education minister ordered the school board here in Taketomi to use a conservative textbook it had rejected, the first time the national government has issued such a demand. In November, the Education Ministry proposed new textbook screening standards, considered likely to be adopted, that would require the inclusion of nationalist views of World War II-era history.
This month, a government-appointed committee suggested a change that would bring politics more directly into education: putting mayors in charge of their local school districts, a move that opponents say would increase political interference in textbook screening. And just days ago, an advisory committee to the Education Ministry suggested hardening the proposed new standards by requiring that textbooks that do not nurture patriotism be rejected.

12/12/2013 | Quý Hiên
21

Theo dự thảo lần 1 đề án Đổi mới chương trình - sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015, giai đoạn 2014 - 2015 Bộ GD-ĐT phải hoàn thành việc xây dựng chương trình tổng thể và chương trình môn học thử nghiệm. Đáng chú ý, lần đầu tiên dự thảo đưa ra quan điểm mới "dần dần tiến tới việc đa dạng SGK".

12/07/2013 | Kiều Trinh
22

Hơn 480 đầu sách vừa được NXB Giáo dục công bố để các Sở GD&ĐT lựa chọn phù hợp với nhu cầu của giáo viên, học sinh và bổ sung cho thư viện.
NXB Giáo dục Việt Nam vừa có công văn gửi các Sở GD&ĐT và công ty sách về danh mục sách tham khảo dùng cho thư viện trường học từ năm học 2013-2014. Các đầu sách này đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt, các cơ sở giáo dục trong toàn quốc có thể lựa chọn những cuốn sách phù hợp với nhu cầu của giáo viên và học sinh, bổ sung cho thư viện, hỗ trợ quá trình dạy - học.

12/12/2013 | Chi Mai
23

Gần 500 cuốn sách và tài liệu, trong đó, cấp tiểu học có 158 cuốn, THCS có 94 cuốn, THPT có 73 cuốn, còn lại là sách dùng chung và các tạp chí, chuyên san, tranh ảnh, đĩa hình…
Dựa vào danh mục này, các Sở GD-ĐT có thể hướng dẫn các cơ sở giáo dục triển khai bổ sung sách mới cho thư viện trường học để đáp ứng nhu cầu của giáo viên và học sinh.

24/12/2013 | L. Trang
24

TTO - Sáng 24.12, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có văn bản gửi phòng giáo dục 24 quận, huyện đề nghị Trưởng phòng GD- ĐT các quận huyện chỉ đạo các trường THCS gỡ bỏ các bài học có liên quan "đường lưỡi bò".

24/12/2013 | Hoai Nam
25

(Dân trí) - Môn Tin học tự chọn lớp 7 có chủ đề "Sử dụng phần mềm máy tính để ứng dụng các môn khác" nên phần mềm Earth Explorer được đưa vào để các em làm quen với việc xem bản đồ.
Ngay sau khi báo chí phản ánh sách giáo khoa (SGK) Tin học lớp 7 hướng dẫn sử dụng phần mềm Earth Explorer có hình "đường lưỡi bò", ông Bùi Việt Hà - Tổng giám đốc Công ty công nghệ tin học nhà trường School@net - đơn vị cung cấp phần mềm này lập tức chia sẻ và giải thích về sự việc. Ông Bùi Việt Hà cũng là một trong các tác giả viết SGK Tin học cấp THCS.

23/12/2013 | Hoàng Quyên
26

(TNO) Earth Explorer, phần mềm chứa hình ảnh 'đường lưỡi bò' cho học sinh THCS ở Việt Nam học, là sản phẩm của một công ty ở Trung Quốc.

10/12/2013 | TAMAR LEWIN
27

A study of a million users of massive open online courses, known as MOOCs, released this month by the University of Pennsylvania Graduate School of Education found that, on average, only about half of those who registered for a course ever viewed a lecture, and only about 4 percent completed the courses.

05/12/2013 | TAMAR LEWIN
28

To ease the way for students grappling with certain key concepts, professors at Davidson College in North Carolina will design online lessons for high school students in Advanced Placement courses in calculus, physics and macroeconomics and make them widely available through the College Board and edX, a nonprofit online education venture.

30/12/2013
29

Đào tạo trực tuyến (e-learning) đang là một xu hướng được nhiều trường học trong cả nước áp dụng. Để phát huy hơn nữa hiệu quả của loại hình học tập mới này, nhiều trường đã kết hợp với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đào tạo trực tuyến.

Đơn cử như chương trình tiếng Anh trực tuyến Language School của Đại học Ngoại Ngữ (HN) kết hợp với Công ty cổ phần phát triển dịch vụ học tập và giải trí trực tuyến (Net2E). Tham gia chương trình này, học viên sẽ nhận được sự trợ giúp tối ưu của bộ phận chăm sóc khách khách hàng và các trợ giảng như khuyến khích và nhắc nhở tiến độ học tập, đánh giá năng lực học tập và giải đáp những thắc mắc trong suốt quá trình học tập.

12/12/2013 | An Điền
30

Theo các chuyên gia, với điều kiện hiện nay, VN khó đạt được mục tiêu nâng cao năng lực ngoại ngữ cho thanh thiếu niên vào năm 2020.

12/11/2013 | Bích Thanh - Minh Luân
31

Chương trình dạy tiếng Anh lớp 3 theo đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020" của Bộ GD-ĐT khi triển khai thí điểm đến các địa phương đã phát sinh nhiều vấn đề khiến cần phải đặt câu hỏi về hiệu quả và chất lượng của đề án.

16/12/2013 | Lan Anh - Huy Lân
32

Tỉ lệ giáo viên (GV) tiếng Anh chưa đạt chuẩn lên tới gần 75% ở bậc tiểu học và 90% ở bậc THPT mà Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa công bố là con số gây lo lắng. Trong khi đó, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng tình trạng GV tiếng Anh không đạt chuẩn là dễ hiểu bởi từ trước đến nay, đào tạo GV... không có chuẩn.

25/12/2013
33

Nhiều sinh viên đã "lỡ" kỳ tốt nghiệp vì chưa đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh. Các trường đại học đánh giá chuẩn ngoại ngữ bằng các chuẩn kiểm tra khác nhau. Sinh viên lúng túng, nhà trường tìm cách linh hoạt nhưng quá nửa sinh viên tốt nghiệp vẫn không đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ của nhà tuyển dụng.

04/12/2013 | Travis Andersen, Nicholas Jacques and Todd Feathers| Globe Staff | Globe correspondents
34

A longtime government professor at Harvard lashed out Tuesday at what he deemed a system of rampant grade inflation after learning that students are receiving mainly A's at the college.
"It's really indefensible," Harvey C. Mansfield, a faculty member for more than five decades, "I thought the most prevalent grade was an A-minus, which is bad enough," said Mansfield. "When I asked the question [about the most frequently given grade], it was worse."
Harvard's dean of undergraduate education informed Mansfield at the meeting that the most frequent grade is an A, citing data from fall 2012 and several prior semesters, the Harvard Crimson reported.

18/12/2013 | REUTERS
35

The Department of Agriculture said Wednesday that it had fined Harvard Medical School $24,000 for repeated animal welfare violations at its research centers that have resulted in the deaths of four monkeys since 2011. The fine comes after a lengthy investigation into

15/12/2013 | RICHARD PÉREZ-PEÑA
36

The American Studies Association's national council voted unanimously on Dec. 4 in favor of a boycott resolution, and put the matter to a vote of its almost 5,000 members, who had until Sunday night to cast their ballots online. The group's stance has pitted scholars and organizations against one another in a heated debate about the ethics of academic boycotts, the motives behind the campaign and whether Israel is being singled out unfairly.

16/12/2013 | RICHARD PÉREZ-PEÑA
37

An association of American professors with almost 5,000 members has voted to endorse an academic boycott of Israeli colleges and universities, the group announced Monday, making it the largest academic group in the United States to back a growing movement to isolate Israel over its treatment of Palestinians.
The group, the American Studies Association, said that its members approved the boycott resolution by a 2-to-1 margin in online balloting that concluded Sunday night, with about a quarter of the members voting.

16/12/2013 | RICHARD PÉREZ-PEÑA and JODI RUDOREN
38

An American organization of professors on Monday announced a boycott of Israeli academic institutions to protest Israel's treatment of Palestinians, signaling that a movement to isolate and pressure Israel that is gaining ground in Europe has begun to make strides in the United States.

24/12/2013 | David Palumbo-Liu @palumboliu
39

David Palumbo-Liu is the Louise Hewlett Nixon Professor at Stanford University. His most recent book is "The Deliverance of Others: Reading Literature in a Global Age."

23/12/2013 | Cary Nelson @ajam
40

Cary Nelson is Jubilee Professor of Liberal Arts and Sciences and Professor of English at the University of Illinois at Urbana-Champaign.

28/12/2013 | LAURIE GOODSTEIN
41

At American colleges, few values are as sacred as open debate and few issues as contested as the Israeli-Palestinian conflict. But Hillel, whose core mission is to keep the next generation of Jews in the fold, says that under its auspices one thing is not open to debate: Those who reject or repudiate Israel have no place.
This month, the students at the Swarthmore Hillel rebelled, declaring themselves the first "Open Hillel" in the nation.

Monday, 23 December 2013 | Abraham Greenhouse, The Electronic Intifada | Report
42

In a move that sent shockwaves through the American Jewish community, the Hillel chapter at Philadelphia's Swarthmore College declared in an open letter last week that it would not comply with its parent organization's policy of censoring speech critical of Israeli policy.
Hillel International, the world's largest Jewish campus organization, acts as an umbrella group for more than 550 chapters around the world — but mainly within the United States.

14/12/2013 | Hồng Hạnh
43

(Dân trí)-Vừa qua, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đã có công văn xin đề xuất với Thủ tướng những giải pháp cụ thể nhằm "tiếp tục phát triển, nâng cao chất lượng các trường ngoài công lập, về chính sách học phí và sự công bằng về cơ hội học tập của sinh viên".

12/10/2013 | Chi Mai
44

Sau 7 năm chuẩn bị (từ 2006), đến nay đã có 2/4 Trường ĐH theo chuẩn quốc tế ra đời và đi vào hoạt động tại Hà Nội (Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội) và Trường ĐH Việt - Đức tại TP.HCM. Từ thực tế hoạt động thực tế hai trường gặp không ít khó khăn...

13/12/2013
45

Toàn bộ chương trình đào tạo của trường ĐH Việt-Đức đều do các giáo sư từ các trường đại học danh tiếng của Đức trực tiếp giảng dạy. Sinh viên học tại trường ĐH Việt-Đức nghe giảng bằng tiếng Anh, và sẽ tốt nghiệp với hai tấm bằng: một bằng do trường đại học tại CHLB Đức cấp và một bằng do trường ĐH Việt-Đức cấp.
Trường Đại học công lập Việt-Đức (Vietnamese - German University) hay gọi tắt là Trường Đại học Việt-Đức được thành lập theo Quyết định số 1196/QĐ-TTg ngày 1 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ, là trường đầu tiên được thành lập trong Dự án xây dựng ĐH xuất sắc của Chính phủ trên cơ sở hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và CHLB Đức.

26/12/2013 | Lê Phương
46

(Dân trí) - Đó là chia sẻ của TS Lê Văn Học, trưởng đoàn giám sát của Ủy ban Văn hoá, giáo dục Thanh niên, thiếu nhiên, nhi đồng Quốc hội trong buổi làm việc với UBND TPHCM về việc công tác thực hiện chính sách pháp luật về dạy nghề của TP vào ngày 25/12.
Đại diện cho Sở LĐ-TBXH TPHCM, ông Huỳnh Thanh Khiết - phó Giám đốc Sở báo cáo rằng từ năm 2006 đến 2013, số cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố (TP) đã tăng hơn 100 cơ sở, từ 320 cơ sở lên 430 cơ sở.

27/12/2013 | Vũ Thơ
47

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết:
Bộ GD-ĐT đã có đề án trình Chính phủ giao quyền tự chủ về tài chính giai đoạn 2014-2017 cho 4 đơn vị là trường ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Ngoại thương, Viện ĐH Mở Hà Nội và ĐH Kinh tế TP.HCM. Nếu đề án được phê duyệt trong tháng 2.2014 thì các trường này sẽ được tự quyết mức thu học phí ngoài khung quy định hiện hành để bù vào khoản chi phí bị cắt giảm.

25/12/2013 | Vũ Trung
48

Ngày 31/12 là hạn khóa sổ đăng ký thi tuyển chức danh hiệu trưởng trường ĐH, CĐ ở Quảng Nam, nhưng chưa có ứng viên tham gia.

13/12/2013 | Hồng Long
49

(Dân trí) -Bức xúc với những sai phạm của hiệu trưởng, thầy giáo Lê Vân ở Trường THPT Sơn Tịnh 1 (huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) gửi đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng về những sai phạm của hiệu trưởng. Sau đó, hiệu trưởng Nguyễn Tấn Cảnh ký quyết định "buộc thôi việc" GV Lê Vân.

24/12/2013 | Vũ Thơ
50

Mâu thuẫn ở các trường ĐH tư thục ngày càng trầm trọng, hiện tượng kinh doanh giáo dục trở nên phổ biến… đã làm biến dạng môi trường giáo dục, dẫn đến cần đặt ra yêu cầu xem xét lại các chính sách của loại hình trường ĐH này.

25/12/2013 | Vũ Thơ
51

Các chuyên gia giáo dục cho rằng để giải quyết bất ổn của đại học tư thục cần phải có loại hình trường không vì lợi nhuận.

26/12/2013 | Dang Nguyen
52

Sự mất ổn định của hàng loạt trường ĐH, CĐ ngoài công lập thời gian qua, theo nhận định của các chuyên gia, phần lớn do những quy định không hợp lý về loại hình trường tư thục. Vì vậy, chỉ có điều chỉnh những quy định này mới mong thay đổi thực trạng hiện nay.

12/12/2013 | Mai Hương
53

Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Phan Minh Tân cho biết về kinh phí đầu tư: Năm 2011 kế hoạch TP chi cho nghiên cứu khoa học 68 tỷ nhưng chỉ dùng 46,7 tỷ; Năm 2012 kế hoạch chi 83 tỷ nhưng chỉ xài 44 tỷ. Năm 2013 thì tổng mức dự trù là 148 tỷ nhưng đến nay chỉ mới cấp hơn 60 tỷ, đạt hơn 40%.
Lý giải hiện tượng này, ông Tân cho rằng do thủ tục giải ngân từ kho bạc rất lâu. "Có rất nhiều thủ tục - nhanh nhất mất 3 tháng cho 1 đề tài. Lập hội đồng thì rất nhiều chuyên gia từ các cơ quan khác nhau - rất khó tập hợp. Thẩm định tài chính, ký kết hợp đồng… rất mất thời gian. Mỗi đề tài triển khai thì giám đốc sở phải ký khoảng 100 chữ ký, mà phải là chữ ký sống thì kho bạc mới giải ngân - cái này nhiều khi làm nản lòng nhà khoa học" - Ông Tân trần tình.
Theo ông Tân, cơ chế quản lý nhà nước còn quá bất cập.

13/12/2013 | Nguyễn Đông
54

Không xin ý kiến HĐND Đà Nẵng, UBND quận Hải Châu đã tự cho phép Công ty Lương thực được xã hội hóa trường mầm non công lập 29/3, với lý do trường quá xuống cấp, không đảm bảo công tác dạy và học.

16/12/2013 | JOE NOCERA
55

The lack of teacher training in education schools has also been borne out recently by a new report by the National Council on Teacher Quality, entitled "Training Our Future Teachers." The question the group asked was a simple one: Do education schools teach classroom management? The answer was: not very much.

25/12/2013 | TAMAR LEWIN
56

When Converse College, a tiny women's college here, announced that it was "resetting" next year's tuition at $16,500, down 43 percent from the current year's published price of $29,000, the talk was about affordability, transparency and a better deal for struggling families.

19/12/2013 | Chi Mai
57

Một loạt kết quả khảo sát do khoa Giáo dục mầm non (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) công bố mới đây cho thấy "bức tranh" về đào tạo cũng như hoạt động của giáo viên ở bậc học mầm non có rất nhiều vấn đề đáng suy ngẫm.

18/12/2013 | Hoài Nam
58

(Dân trí) - Thêm một vụ bảo mẫu bạo hành trẻ tại TPHCM gây phẫn nộ bởi các hành vi tát, đánh, bóp cổ, dọa dẫm... mất nhân tính với những đứa trẻ. Đáng sợ những hành vi đó đươc các bảo mẫu sử dụng như một phương pháp giáo dục.

12/09/2013 | Đức Duy
59

Với dạy học 2 buổi/ngày ở Tiểu học, bữa ăn bán trú có ý nghĩa quan trọng bảo đảm phát triển thể chất học sinh. Trong thực tế tổ chức bữa ăn bán trú hiện nay, an toàn thực phẩm đang phụ thuộc rất lớn vào cái tâm và năng lực của hiệu trưởng.

19/12/2013 | Nguyen Hien
60

Sau clip hành hạ trẻ mầm non gây chấn động lộ sáng có rất nhiều vấn đề đặt ra trong quản lí, cấp phép. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho rằng, trước mắt phải có đủ chỗ học cho trẻ.

18/12/2013 | Le Huyen
61

Không kìm nổi nước mắt, xót xa khi nhìn những đứa trẻ bị đánh. Uất hận, bàng hoàng vì em gái đã gây ra tội tày trời…hai chị gái của bảo mẫu hành hạ trẻ Lê Thị Đông Phương khóc nấc khi được hỏi về cô em gái.

29/5/2013
62

Tắc kè mới có tên khoa học là Gekko adleri Nguyen, Wang, Yang, Lehmann, Le, Ziegler & Bonkowski, 2013. Loài mới được đặt theo tên của giáo sư Kraig Adler, một nhà nghiên cứu bò sát và ếch nhái nổi tiếng của Mỹ. Việc phát hiện loài mới là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học Việt Nam, Trung Quốc và Đức. Kết quả được công bố trên tạp chí Zootaxa tháng này.

12/08/2013 | Ngọc Hà
63

TT - Sau hơn 40 năm, bờ biển phía đông Cà Mau có đoạn đã "ăn" vào đất liền khoảng 1,5km. Không chỉ ở nơi tận cùng Tổ quốc mà tại khắp ba miền đất nước, bờ biển đang lùi sâu vào đất liền.

15/12/2013 | TTO
64

TTO - Để bạn đọc tiện theo dõi, TTO xin đăng danh sách 77 công việc mà theo thông tư số 26/2013 của Bộ LĐ-TB&XH có hiệu lực từ hôm nay 15-12, phụ nữ sẽ không được làm.

16/12/2013 | Minh Minh - Minh Thư
65

- Thông tư số 26/2013 của Bộ LĐ-TB&XH quy định danh mục 77 công việc phụ nữ không được làm chính thức có hiệu lực kể từ ngày hôm nay, 15/12/2013. Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp và người lao động không hề biết về việc này.

16/12/2013 | TTO
67

TTO - Đánh giá thông tư số 26/2013 của Bộ LĐ-TB&XH về 77 việc phụ nữ không được làm, nhiều bạn đọc cho rằng đây là một quy định nhân văn. Nhưng bạn đọc cũng nghi ngại về tính khả thi của thông tư này.

68

In August, the young Russian maestro Vasily Petrenko told an interviewer that players, presumably men, "react better when they have a man in front of them." He added, "A sweet girl on the podium can make one's thoughts drift toward something else."
Not long after, controversy erupted over comments that Bruno Mantovani, a composer and the director of the Paris Conservatory of Music and Dance made on French radio. "Sometimes women are discouraged by the very physical aspect," he said. "Conducting, taking a plane, taking another plane, conducting again."

By DOUGLAS QUENQUA | 41621
69

Not only do men publish far more research than their female colleagues, but papers with men as the dominant author are more likely to be cited by other researchers.
Analyzing the bylines on more than five million research papers published from 2008 to 2012, the researchers determined that more than 70 percent of the authors were men. Nearly the same percentage holds for lead authorship.

Tuesday, 24 December 2013 | By Kate Zen, Truthout | News Analysis
70

A landmark decision, Bedford v. Canada, passed at the Canadian Supreme Court on Friday, struck down all three anti-prostitution laws in the Canadian federal criminal code and recognized sex workers' rights to occupational safety.
On Friday, a landmark decision was passed at the Canadian Supreme Court: In a 9-0 unanimous ruling, all three antiprostitution laws in the criminal code were struck down in Bedford v. Canada.

10/12/2013 | By HEATHER BARR
71

KABUL, Afghanistan — When, in late November, I read a draft law prepared by Afghan government officials that reintroduced execution by stoning as the punishment for the "crime" of adultery, I was horrified but not that surprised. The draft, leaked to me by someone desperate to prevent reinstatement of this Taliban-era punishment, is just the latest in a pattern of increasingly determined attacks on women's rights in Afghanistan.

December 8, 2013 | By ALISSA J. RUBIN
72

KABUL, Afghanistan — Despite years of intensive effort by Afghan and international rights advocates, progress in obtaining justice for abused women in Afghanistan appeared to have stalled, according to a report released Sunday by the United Nations.

20/12/2013 | Nguyễn Vạn Phú
73

Khi mới có tin Bộ GD-ĐT sẽ thay đổi cách thức tuyển sinh đại học từ chỗ thi chung, dùng đề chung, sử dụng kết quả chung thành tự tổ chức thi, khá nhiều ý kiến nêu SAT (thi chuẩn hóa để đăng ký vào một số trường ĐH ở Mỹ) như một dạng đề thi mà trường sẽ sử dụng.

30/12/2013 | S.H.
74

(Dân trí) - Thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy, năm 2013 có 98 trường đạt tỷ lệ thực hiện chỉ tiêu dưới 50%. Cụ thể, ở bậc ĐH có 25 trường ngoài công lập và ở CĐ có 73 trường CĐ (gồm 58 trường công lập và 15 trường ngoài công lập).
Bộ GD-ĐT cũng cho biết, trong tổng số 353 trường ĐH, CĐ tuyển sinh năm 2013, có 20 trường tuyển vượt từ 15% trở lên so với chỉ tiêu đã xác định trong đó có 13 trường ĐH (8 trường công lập và 5 trường ngoài công lập) và 7 trường CĐ (5 trường công lập và 2 trường ngoài công lập)

12/10/2013 | Chi Mai
75

- Chủ trương thi tuyển sinh riêng đã có, nhưng hầu như chỉ có trường ngoài công lập sốt sắng, còn đa phần các trường công lập vẫn bình chân như vại.

14/12/2013 | NGỌC HÀ - MINH GIẢNG
76

TT - Liên quan đến phương án tuyển sinh mới của Bộ GD-ĐT (Tuổi Trẻ 13-12), lãnh đạo nhiều trường ĐH đều thống nhất việc giao tự chủ tuyển sinh cho các trường nhưng vẫn còn nhiều băn khoăn về việc phân biệt khi xét tuyển, tuyển sinh theo nhóm trường.

26/12/2013 | Vũ Thơ
77

(TNO) Sáng nay 26.12, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã có buổi đối thoại trực tuyến về tuyển sinh năm 2014 tại Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Ông Ga khẳng định một số quy định sẽ được thực hiện trong kỳ thi tuyển sinh năm 2014 nhằm cải tiến thi cử và trao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường.

12/05/2013 | Chi Mai
78

- Cách đây 3 năm, Bộ GD-ĐT đề nghị một số trường đại học trọng điểm xây dựng phương án tuyển sinh riêng, nhưng đến nay mới chỉ có ĐHQG Hà Nội dự kiến phương án sẽ thực hiện trong năm 2014.

16/12/2013 | Hồng Hạnh
79

Hiện nay có 17 trường ĐH, CĐ có phương án tuyển sinh riêng trình Bộ GD-ĐT đều là những trường ngoài công lập. Tại buổi công bố dự thảo phương án tuyển sinh 2014, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho rằng: "Sở dĩ các trường công lập chưa mặn mà với tuyển sinh riêng vì họ không lo thiếu nguồn tuyển trong khi nếu tự chủ sẽ rất rủi ro về đề thi".

18/12/2013 | Chi Mai
80

- Phương án Trường ĐH Phan Châu Trinh đề xuất muốn xét tuyển theo "3 chung", nếu thi tuyển là để đợt sau bổ sung. Ông Đỗ Thế - phó hiệu trưởng nhà trường cho biết, sẽ không thể thi riêng cùng với đợt thi "3 chung" của Bộ, vì như thế khác nào lấy "trứng chọi đá"...

26/12/2013 | Chi Mai
81

- "Năm 2014, một số trường ĐH sẽ tuyển sinh riêng. Tuy nhiên, Bộ GD- ĐT không hoàn toàn buông tay mà vẫn tổ chức "3 chung" cho những trường chưa đủ năng lực..." - Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH Bùi Anh Tuấn khẳng định tại buổi đối thoại trực tuyến do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng 26/12.

13/12/2013 | Đại Dương
82

(Dân trí) - Nhiều trường ngoài công lập tại Huế gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh. Số học sinh tuyển vào chỉ đạt được trên dưới 20% là một điều đáng báo động cho hệ thống trường này.
Cụ thể trong năm học 2013-2014 này, Trường THPT Trần Hưng Đạo tuyển được 50/270 học sinh (HS), đạt 18,5%, Trường THPT Chi Lăng được 25/120 đạt 20,8%, Trường THCS&THPT Huế Star tuyển chỉ được 22/90 đạt 24,4%. Đặc biệt, Trường THPT Thế Hệ Mới không tuyển sinh được. Đáng buồn hơn, Trường THPT Nguyễn Trãi đã phải giải thể vì HS không đủ nhiều năm qua.

17/12/2013 | Khánh Bình
83

Hiện Việt Nam có trên 100.000 du học sinh đang học tập, nghiên cứu tại các nước trên thế giới, trong đó hơn 90% là du học tự túc. Nếu tính bình quân mỗi du học sinh tốn chi phí học tập ở nước ngoài khoảng từ 20.000 - 40.000 USD/năm thì nguồn ngoại tệ đổ vào lĩnh vực du học "khủng" cỡ nào?

17/12/2013 | Ngọc Hà
84

TTO - Bộ GD-ĐT vừa thông báo sẽ chấm dứt "ba chung" vào năm 2017. Như vậy, với 15 năm tồn tại, "ba chung" kéo dài "tuổi thọ" gấp ba lần so với chính dự định ban đầu của Bộ GD-ĐT.
Trao đổi với Tuổi Trẻ về sự chuyển đổi hình thức thi tuyển sinh ĐH sắp tới, GS Bành Tiến Long - người được mệnh danh là "cha đẻ" của "ba chung"- chia sẻ:

15/12/2013 | HOÀNG THỊ THU HIỀN
85

TTO - Kỳ thi tuyển sinh đại học sau một thời gian thực hiện "ba chung" - chung đề thi, chung ngày thi, dùng chung kết quả để xét tuyển, nay đang trở lại "ba riêng" - ngày thi riêng, đề thi riêng, xét tuyển riêng.

12/12/2013 | Hoàng Thùy
86

Chiều 12/12, Bộ GD&ĐT họp báo công bố Dự thảo quy định về tự chủ tuyển sinh đại học, cao đẳng. Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, thay đổi lớn nhất trong mùa tuyển sinh tới là Bộ giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường đại học, cao đẳng.
"Các trường có nhiệm vụ phải tự tuyển sinh chứ không cần chờ Bộ cho phép", Thứ trưởng phụ trách Giáo dục Đại học nhấn mạnh.

28/12/2013 | Ngọc Hà
87

TT - Khác với mọi năm, năm 2014 Bộ GD-ĐT không ấn định tổng chỉ tiêu ĐH, CĐ nhưng lại chủ trương cắt giảm chỉ tiêu ngành sư phạm, kinh tế - quản trị kinh doanh.

13/02/2013 | Minh Giảng
88

TTO - Kỳ tuyển sinh năm 2014, Trường ĐH Kinh tế - luật (ĐHQG TP.HCM) dự kiến tuyển 1.700 chỉ tiêu, tương đương năm 2013.
Tuy nhiên, trường đang xin phép mở thêm hai ngành mới. Nếu được duyệt, trường sẽ bắt đầu tuyển sinh trong năm 2014.

16/12/2013 | Minh Giảng
89

TTO - Kỳ thi tuyển sinh năm 2014, Trường ĐH Đồng Tháp dự kiến tuyển 3.500 chỉ tiêu, trong đó bậc ĐH có 2.400 chỉ tiêu.
TS Nguyễn Văn Đệ - hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Tháp - cho biết sẽ giảm chỉ tiêu các ngành sư phạm bởi lượng sinh viên sư phạm đã tốt nghiệp khá nhiều, vấn đề việc làm gặp nhiều khó khăn.

16/12/2013 | Đức Vịnh
90

TT - Năm học 2013-2014 này tỉnh An Giang đã có 4.927 học sinh bậc THCS và THPT bỏ học. Đó là chưa tính con số học sinh theo gia đình chuyển đi địa phương khác, bởi trong số này trường hợp bỏ học cũng khá cao…

29/11/2013
91

With the majority of Vietnam's adult workforce being able to read and write, the challenge now is to turn graduates from good readers into critical thinkers and problem-solvers who are well equipped to acquire technical skills in university, vocational training and throughout their working lives.

14/12/2013 | Chi Mai
92

- Liên tiếp trong tháng 11 vừa qua, một số tổ chức đã đưa ra những cảnh báo đáng lo ngại về chất lượng nhân lực của Việt Nam.

Nov 27th, 2013 | Investment | By BTimes
93

Over 20,000 job application letters were sent to Samsung Electronics Vietnam when it announced a major recruitment last April. It was easy for the company to find 1,200 manual laborers, but upper-level personnel were scarce.
Vietnam had some 53 million workers in 2012, of whom 83.54 percent were manual laborers without any vocational certificates.

21/12/2013 | Tue Nguyen
94

Một mình ngành GD-ĐT không thể thực hiện được việc phân luồng học sinh sau THCS. Đó là khẳng định được đưa ra tại hội thảo phân luồng học sinh sau THCS và THPT do Bộ GD-ĐT tổ chức hôm qua (20.12).

29/12/2013 | Hà Bình
95

TTO - Đó là nhắn nhủ của các thành viên ban tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2014 do Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Sở GD-ĐT, tỉnh đoàn Bình Thuận tổ chức sáng 29-12.

17/12/2013 | Vũ Minh
96

Bất kỳ ai muốn phát triển bản thân, muốn tìm thấy sự thú vị, hạnh phúc trong sự nghiệp và cuộc sống cũng đều phải chuẩn bị tinh thần cho sự thất bại. Nếu chỉ nghĩ đến thành công, bạn sẽ rơi vào trạng thái ảo tưởng, lo sợ thất bại và không dám dấn thân.

Giám đốc Tiếp thị Coca-Cola Việt Nam Phạm Nhã Uyên đã nhấn mạnh như vậy về nghề marketing trong chương trình "Hành trang mở lối thành công".

26/12/2013 | Nguyen Long
97

Mặc dù là địa phương có nhiều trường học mới, khang trang nhưng ngành giáo dục TP.Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) đang thiếu giáo viên trầm trọng.
Bà Lê Thị Hoa cho biết thêm đầu năm học ngành giáo dục TP thiếu khoảng 129 giáo viên. Đến nay UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chỉ mới tạm giao 69 người. "Kế hoạch tuyển dụng viên chức giáo dục năm học 2013 - 2014 đã được phê duyệt từ tháng 11.2013 nhưng không hiểu sao đến nay UBND TP vẫn chưa ra thông báo tuyển dụng. Việc này đã ảnh hưởng rất nhiều đến công tác giảng dạy của các trường và ngành giáo dục TP", bà Hoa bức xúc.

25/12/2013 | Le Thanh
98

TT - VN đã bước vào thời kỳ dân số vàng với 90 triệu dân, trong đó có 65 triệu lao động. Tuy nhiên đối với VN, cơ cấu dân số vàng là thách thức nhiều hơn cơ hội.

12/12/2013 | Trịnh Xuân Báu
99

Tại sao một thạc sỹ văn chương loại giỏi không làm được như vậy mà phải đi làm công nhân thời vụ? Rõ ràng, chỉ có thế là kiến thức thực sự của họ không tương xứng với tấm bằng.

12/09/2013 | NGỌC HÀ - VIỆT DŨNG
100

TTO - Đó là gửi gắm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với công tác đào tạo của ĐH Quốc gia Hà Nội tại lễ kỷ niệm "Hai mươi năm ĐH Quốc gia Hà Nội" được tổ chức ngày 9-12.

31/12/2013 | Phu Duc
101

Những ngày cuối năm này, Quảng Ngãi đón nhận một tin không vui: Tiến sĩ toán học duy nhất dạy bậc THPT tại Trường THPT chuyên Lê Khiết là thầy Nguyễn Chí Liêm quyết định chuyển công tác ra thành phố Đà Nẵng. Thầy Liêm tốt nghiệp ĐHSP Quy Nhơn năm 1993, năm 2006, thầy nhận bằng thạc sĩ và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại ĐHSP Hà Nội năm 2012.
 

24/12/2013 | Tr. Huynh
102

PGS.TS Lê Khắc Cường - trưởng khoa VN học - cho biết khoa hiện là cơ sở đào tạo có đông học viên người nước ngoài nhất tại VN. Tính từ năm 1998 đến tháng 11-2013 đã có 34.813 lượt học viên đến từ 73 quốc gia, vùng lãnh thổ học tại khoa. Số học viên thuộc diện này ngày càng tăng, năm năm trở lại đây là 3.580 học viên/năm. Tỉ lệ sinh viên ngành VN học có việc làm tại VN khoảng 65%, về nước khoảng 17%...

23/12/2013 | Hong Hanh
103

(Dân trí) - Ngoài việc được ưu tiên thuê, mua nhà xã hội, các nhà khoa học trẻ tài năng được ưu tiên cấp học bổng nghiên cứu sau tiến sỹ chuyên ngành KHCN tại các cơ sở nghiên cứu trong nước và nước ngoài, được thành lập các nhóm nghiên cứu xuất sắc…

24/12/2013 | Văn Chung
104

- "Hi vọng năm tới khi dự thảo Luật Khoa học&Công nghệ có hiệu lực sẽ có thay đổi lớn mang tính đột phá giúp nhà khoa học có thể sống bằng trí tuệ của mình" - Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Nguyễn Quân.

27/12/2013 | Hoài Nam
105

"Đi để học tập - đi để trở về" là chủ đề của Ngày hội du học và khởi nghiệp 2013 do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TPHCM chỉ đạo Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp cùng Hội Du học sinh TPHCM tổ chức vào ngày 26/12. Ngày hội thu hút sự tham gia của gần 400 cựu du học sinh (DHS), DHS và những bạn sắp đi du học.

12/11/2013 | Lê Huyền
106

- Dự kiến năm 2014, TP.HCM cần 265.000 chỗ làm việc trống, trong đó 130.000 chỗ làm việc mới.

16/12/2013 | HỮU KHÁ
107

TT - Ngày 15-12 tại Đà Nẵng, Công ty TNHH phần mềm FPT (FPT Software) và Công ty Recruit Technologies (công ty phần mềm hàng đầu của Nhật Bản) đã ký kết hợp tác chiến lược về lĩnh vực phát triển phần mềm.

26/12/2013 | Ngọc Hà
108

TT - Cứ 10 người tốt nghiệp đại học (ĐH) thì khoảng 1 người thất nghiệp. Số liệu này (do Tổng cục Thống kê công bố mới đây) có thể chưa phản ánh đúng tình hình khi các cử nhân đi bán hàng rong, làm phụ hồ vẫn được coi là "có việc làm".

20/12/2013 | Nguyễn Thảo(Theo Forbes)
109

Payscale – hệ thống chuyên cung cấp thông tin về lương bổng đã khảo sát và tìm ra những công việc đảm bảo cả 2 yếu tố trên. Khảo sát được tiến hành với 40 triệu người, đi kèm với câu hỏi: "Công việc của bạn có làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn không?" Người trả lời có thể chọn: "Rất nhiều", "Có", "Một chút", "Không" và "Công việc của tôi làm cho thế giới trở nên tồi tệ hơn".

14/12/2013 | Hoài Nam
110

(Dân trí) - Việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh bị tác động nhiều từ người thân, bạn bè, thậm chí từ... phim ảnh. Tuy nhiên, việc chọn sai nghề là vấn đề cực kỳ trầm trọng đối với người trẻ ngày nay.

13/12/2013 | VĨNH HÀ - V.V.THÀNH
111

TT - Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng, đã được đưa vào nghị quyết 15 năm trước nhưng chưa làm được.
Chủ tịch Ủy ban trung ương MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân cho biết như vậy tại Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết Hội nghị trung ương 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT do Ban Tuyên giáo trung ương tổ chức ngày 12-12.

12/11/2013 | Ngọc Tài
112

TT - Cô Đinh Thị Hoa (58 tuổi, ngụ xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) có 36 năm đứng trên bục giảng. Tháng 5-2011, cô được hưởng phụ cấp thâm niên tháng đầu tiên cũng là tháng cuối cùng trong sự nghiệp giảng dạy của mình là 1,2 triệu đồng.

16/12/2013 | Anh Phú
113

Các trường ĐH đang cho "ra lò" nguồn nhân lực trình độ cao… nhưng nặng lý thuyết, yếu thực hành. Doanh nghiệp gặp khó khi tuyển dụng nguồn lao động này.
Mới đây một sinh viên tốt nghiệp loại khá chuyên ngành tiếng Anh ở một trường ĐH lớn tại TP.HCM nộp đơn xin việc vào Trung tâm Tư vấn dịch vụ phát triển kinh tế Chợ Lớn và được nhận việc ngay sau khi xem hồ sơ, bảng điểm. Thế nhưng chỉ sau ba tuần thử việc, ban giám đốc trung tâm buộc cho sinh viên này nghỉ việc vì nhận được nhiều phản hồi của du khách rằng: Người hướng dẫn của họ không thể phiên dịch được tiếng Anh và chẳng hiểu gì về các danh lam thắng cảnh để giới thiệu cho họ tham quan, tìm hiểu.

December 15, 2013 | By TAMAR LEWIN
114

Forty-two presidents of private colleges were paid more than a million dollars in 2011, up from 36 for the previous two years, according to the Chronicle of Higher Education's annual analysis of the colleges' latest available tax forms.

25/12/2013 | V. Hà
115

TTO - PGS-TS Văn Như Cương, một thầy giáo trọn đời tâm huyết với giáo dục sẽ trò chuyện với bạn đọc Tuổi Trẻ Online về tất cả các vấn đề liên quan đến giáo dục trong chương trình giao lưu trực tuyến liên tục 10g - Gặp gỡ cuối năm tại tuoitre.vn.

31/12/2013 09:59 (GMT + 7)
116

TTO - PGS-TS Văn Như Cương, một thầy giáo trọn đời tâm huyết với giáo dục trò chuyện với bạn đọc Tuổi Trẻ Online về các vấn đề liên quan đến giáo dục trong chương trình giao lưu trực tuyến liên tục 10g - Gặp gỡ cuối năm từ 10g.
Ta vẫn thường nói "Ba anh thợ giày thành một Gia Cát Lượng". Tuy nhiên với văn hóa người Việt, việc này ngược lại, ba anh Gia Cát Lượng ngồi với nhau có khi thành một anh thợ giầy.
Bạn có thể tự hiểu về thực tế này.

31/12/2013 | Nguyễn Hiền
117

Ngày cuối năm, 31/12, PGS Văn Như Cương - ông thầy nổi tiếng - lại xuất hiện với hai hoạt động gây chú ý: gửi lời xin lỗi trên Facebook và tham gia trả lời trực tuyến về giáo dục.
PGS Văn Như Cương giải thích sự việc khiến thầy phải lên tiếng xin lỗi: "Học sinh của tôi xấc xược với Anh Phan trong việc anh ấy đã góp ý về hoạt động tổ chức từ thiện mà các em định làm".

13/12/2013 | Catharine Nicol
118

Cô sinh ra và lớn lên ở Sapa - một thị trấn du lịch nằm trên vùng đất cao nguyên miền Bắc Việt Nam, nơi cư ngụ của một số dân tộc thiểu số. Đây là nơi du khách háo hức muốn chạy trốn Hà Nội.
Ban đầu, Chai Pi trông có vẻ ủ rũ ngồi tại sảnh khách sạn. Thế nhưng trên đường dẫn du khách vào làng, cô bé gây ấn tượng bởi tiếng Anh lưu loát và nụ cười rạng rỡ, đặc biệt Chai Pi rất hay cười. Cô gái 19 tuổi là hướng dẫn viên du lịch tuyệt vời, cô kể nhiều về cuộc sống của người dân tộc ở Sapa.

December 25, 2013 | By STEPHEN CASTLE
119

LONDON —"A child born today will grow up with no conception of privacy at all," Mr. Snowden said in a Christmas Day message shown by Channel 4. "They'll never know what it means to have a private moment to themselves — an unrecorded, unanalyzed thought."
"Privacy matters; privacy is what allows us to determine who we are and who we want to be," he said.

December 17, 2013 | By DANIELLE IVORY
120

The Bill & Melinda Gates Foundation has tapped Susan Desmond-Hellmann, chancellor of the University of California, San Francisco, as the next chief executive of the giant charitable organization.

11/12/2013 | By TIM TEEMAN
121

Nigella Lawson: Another Chef Lands in the Soup Celebrity Chefs Nigella Lawson and Paula Deen Become Tabloid Fodder

Last week, the celebrity cook Nigella Lawson admitted in a London court that she had used cocaine and marijuana.

12/11/2013 | Chi Mai
122

Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước vừa có quyết định hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh PGS đối với ông Hoàng Xuân Quế - trường ĐH Kinh tế quốc dân - sau khi Bộ GD-ĐT đã thu hồi bằng tiến sĩ do ông Quế "đạo luận án tiến sĩ với tỉ lệ sao chép lên đến 30%".

14/12/2013 | Theo Một thế giới
123

"Quyết định 4674 của Bộ GD-ĐT về việc thu hồi bằng tiến sỹ của tôi đang là đối tượng của vụ án hành chính khi đang được Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội thụ lý nên việc căn cứ vào quyết định này để ra tiếp văn bản hủy bỏ và thu hồi giấy chứng nhận chức danh PGS đối với tôi là không hợp lý".

14/12/2013 | T. Tuấn
124

TT - Sáng 13-12, đoàn thanh tra Bộ Xây dựng đã có buổi làm việc tại Trường CĐ Xây dựng số 2 để công bố những sai phạm của trường này.
 

26/12/2013 | Đăng Nguyên
125

Bộ GD-ĐT vừa có kết luận chính thức về bằng tiến sĩ của ông Nguyễn Tấn Bình, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Hiến. Theo đó, Bộ không công nhận bằng tiến sĩ của Trường Southern California For Professional Studies (SCUPS) mà ông Bình gửi đến Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) nhờ kiểm định.

01/01/2014 | TRẦN ĐÌNH PHƯỢNG
126

"Trẻ con biết đi thì phải biết bơi" - lời của người cha Lê Văn Ba năm nào vẫn vang vọng trong lòng thầy Lê Trung Sứng. Sau khi tốt nghiệp Trung học Sư phạm Cần Thơ, thầy giáo trẻ Lê Trung Sứng về dạy thể dục tại Trường tiểu học Long Hòa 3 (TP Cần Thơ). Từ năm 1997 đến nay, thầy đã dạy bơi miễn phí cho hàng ngàn học sinh, trong đó nhiều em trở thành vận động viên có tiếng của Cần Thơ và đội tuyển quốc gia.

19/12/2013 | Phong Đăng
127

Tối 15/12, giữa cái rét lạnh giá của thủ đô, các nữ sinh của Trường ĐH Thăng Long đã có một màn trình diễn nội y nóng bỏng trước sự chứng kiến của rất đông sinh viên trong trường.
ông Phạm Trung Tự, Bí thư đoàn Trường ĐH Thăng Long cho biết chương trình do Đoàn thanh niên phối hợp với Hội Sinh viên Trường tổ chức, lấy ý tưởng dựa trên show diễn nội y Victoria's Secret nổi tiếng được cả thế giới trông đợi hàng năm.

28/12/2013 | Lê Phương
128

(Dân trí) - Sáng nay tại trường ĐH Hùng Vương TPHCM, hàng trăm sinh viên và cán bộ nhân viên hoảng hốt vì có gần 100 người lạ xông vào trường đòi dọn tài sản ra khỏi khuôn viên trường. Lực lượng công an có mặt nhưng vẫn chưa vãn hồi được sự việc gây náo loạn này.

29/12/2013 | Minh Giảng
129

TT - Sáng 28-12, tại Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM đã diễn ra cảnh hỗn loạn chưa từng có. Lực lượng của hiệu trưởng tạm quyền Tạ Thị Kiều An cố phá cửa để vào trường, trong khi cán bộ, nhân viên và sinh viên nhà trường cố thủ bên trong…
Tuy nhiên, đại diện cho đa số cán bộ nhân viên nhà trường, ông Nguyễn Văn Bắc - đảng ủy viên, bí thư chi bộ các khoa - cho rằng sau khi nhận được thông báo chuyển cơ sở, Đảng ủy nhà trường không đồng ý việc chuyển cơ sở với nhiều lý do. Quan điểm của Đảng ủy là kiên quyết giữ lại cơ sở này.

On Wed, 12/11/2013 | Submitted by Christian Bodewig
130
12/05/2013 | Hoàng Thùy
131

"Học sinh Việt Nam hơn các nước Anh, Mỹ trong khảo sát PISA, nhưng ở những phương diện khác không cần so sánh cũng biết ta yếu hơn. Đây sẽ là căn cứ để Bộ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục", Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển trao đổi với báo chí chiều 4/12.

12/10/2013 | Tác giả: Trần Dũng
132

Sau khi công bố kết quả của kỳ thi quốc tế PISA, đã có nhiều tiếng nói lạc quan cất lên, [1] Thậm chí có bài viết: "Giáo dục Việt Nam ưu việt hơn nhiều nước tiên tiến trên thế giới", "Không cần đầu tư nhiều cho giáo dục vẫn được kết quả cao".
Xin cung cấp thêm một góc nhìn khoa học xung quanh câu chuyện "PISA" để giúp độc giả hiểu toàn diện hơn.

12/09/2013 | Nguyễn Văn Tuấn
133

Bảng xếp hạng của PISA không nói gì về sự thông minh của học sinh Việt Nam, càng không phản ảnh chất lượng giáo dục của Việt Nam.

12/04/2013 | Nguyễn Thảo
134

Với 511 điểm ở môn Toán, Việt Nam xếp thứ 17 trong số 65 quốc gia tham gia PISA 2012 và cao hơn điểm số trung bình môn Toán - 494 điểm.

12/04/2013
135

Gửi phản hồi tới VietNamNet, nhiều bạn đọc bày tỏ "tôi thấy cay cay sống mũi". Bình luận sâu hơn, bạn đọc Nguyễn Giang cho rằng, đây mới chỉ là kết quả "trả bài tốt cho PISA". Còn câu trả lời chính xác, phải "soi" vào chất lượng nguồn nhân lực.

12/04/2013 | Văn Chung
136

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng: "Trong khuôn khổ kết quả đánh giá của PISA, cái gì mình hơn các nước thì mình tự hào. Lâu nay chất lượng giáo dục VN bị đánh giá thấp nên chúng tôi rất lo lắng. Kết quả này cũng mang thêm niềm tin cho ngành".

12/05/2013 | BizLive
137

Kết quả khảo sát của chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) mà Tổ chức Hợp tác Kinh tế thế giới công bố luôn thu hút sự quan tâm của nhiều giới. Ngay sau khi kết quả năm 2012 được loan đi vào ngày 3/12, đã có tờ báo đặt vấn đề hoài nghi về sự "ăn gian".

05/12/2013 | Song Hạnh
138

Các câu hỏi về khoa học có tình huống quen thuộc về sữa, ô tô, loài sinh vật. Số lượng câu hỏi toán nhiều nên mắc nhiều lỗi hơn. Học sinh cũng làm sai những câu hỏi xa lạ với trường học.

12/05/2013 | Hạnh Ngân
139

GS Hoàng Tụy cho rằng, có những đức tính hay kỹ năng của con người, PISA không thể kiểm tra được.

12/06/2013 | TĂNG THỊ THÙY
140

TTO - Kết quả khảo sát Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA của Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế OECD còn cho thấy học sinh Việt Nam trốn học cao hơn mức trung bình các nước do OECD khảo sát.

13/12/2013 | Trần Dũng
141

Tại sao Trung Quốc vẫn kêu gọi cải cách giáo dục và học tập theo mô hình của Hoa Kỳ dù rằng thành tích trong các kỳ thi của họ rất cao? Tại sao rất nhiều học sinh từ các nước châu Á muốn đến Hoa Kỳ để học? Tại sao các cha mẹ là người châu Á không muốn con mình trở lại nước nhà học? Tại sao người Việt thường được cho là thông minh nhưng chất lượng cuộc sống nói chung vẫn không cao? Câu trả lời xin nhường lại cho độc giả.

13/12/2013 | Phạm Tấn
142

Nước Mỹ đứng đầu thế giới về số lượng bằng sáng chế. Trong năm 2012, có gần 269.000 bằng sáng chế được chính phủ Mỹ cấp cho các cá nhân, tổ chức ở Mỹ. Chỉ riêng hãng IBM trong vòng 20 năm qua (từ 1993-2012) đã có 67.000 công trình được chính phủ Mỹ cấp bằng sáng chế.

Hãy thử so sánh giữa Mỹ với Trung Quốc, năm 2008, Mỹ có 14.399 đề nghị công nhận sáng chế ở các tổ chức quốc tế khác nhau, thì Trung Quốc (luôn đứng top đầu khảo sát giáo dục) chỉ có 473 đề nghị.

12/07/2013 | Nguyễn Thảo
143

Diane Ravitch, một sử gia giáo dục, một nhà phân tích chính sách giáo dục có tiếng. Bài viết của bà sau khi có kết quả PISA 2012, cung cấp góc nhìn từ bên trong nước Mỹ - nơi mà truyền thông nước này cũng đang đặt ra nhiều bàn luận sau mỗi kỳ có kết quả PISA (kết quả xếp hạng các nền giáo dục theo một chương trình khảo sát trình độ học sinh quốc tế của tổ chức OECD).

12/04/2013 | Sầm Hoa
144

Các học sinh tại Thượng Hải là những người làm toán, đọc hiểu và khoa học giỏi nhất trên thế giới, theo một nghiên cứu giao dục toàn cầu được công bố hôm thứ Ba (3/12).

Dec. 04, 2013 | By David Stout
145

China is uniquely not listed as a country in the rankings — unlike the U.S., Russia, Germany, Australia and other nations judged on the basis of their country-wide performances. Instead, China only shares Shanghai's score with PISA. (Hong Kong, a Special Autonomous Region of China, sends its own data.)
By not providing full national data, China is in effect cheating.

08/12/2013 | By D. D. GUTTENPLAN
146

International Education O.E.C.D. Warns West on Education Gaps

Asked afterward what the highest-performing systems had in common, Mr. Schleicher said: "High performers pay teachers more. They are also systems with a commitment to universal achievement."