"Chợ Đầu Mối" về Giáo Dục tại Việt Nam
A Clearinghouse on Education in Viet Nam
THƯ TÒA SOẠN - EDITOR’S NOTE

Chào quí bạn đọc Trồng Người,

Năm học mới đã bắt đầu trên khắp đất nước.  Lớp mới, thày cô mới, bạn bè cũ mới, và với một số em, cả nhà trường cũng mới nữa.  Nhưng tiếc là cái không khí không mới tí nào; những lo âu về việc học nhồi nhét, học thêm, học dọn thi, học vì những bạn khác đều đi học thêm cả… nên nếu mình không đi, có khi bị thầy cô xem là không cộng tác chăng.  Thế là cả nước xách cặp đi từ tờ mờ sáng, ăn uống vội vã, có khi còn không dám đi vệ sinh ở trường vì quá bẩn, hôi thối… rồi chạy từ trường sang lớp, sang nhà thầy/cô… đến tối mịt mới về đến nhà.  Mệt nhoài, và nếu ngủ được là may mắn.  Rồi tờ mờ sáng hôm sau lại tiếp tục… không ngừng nghỉ.

Nói như nhà văn lão thành Nguyên Ngọc mấy năm trước đây, “nếu tôi là học sinh ngày nay, tôi sẽ bỏ học.” 

Nhưng thật sự, bố mẹ và học sinh, sinh viên ngày nay không có mấy lựa chọn, trừ khi gia cảnh có đủ điều kiện cho con đi “tỵ nạn giáo dục” ở nước ngoài.  Không thì cả nhà đành chịu đựng với nhau chỉ với một hy vọng từ muôn đời là làm sao con mình sẽ khá hơn chính mình. Năm này qua năm khác, bao nhiêu gia đình nhịn ăn, nhịn mặc, không biết đến nghỉ hè hay du lịch là gì, có khi ốm cũng không dám đi chữa, cứ lờ đi và hy vọng nó sẽ qua…

Ngược lại, chính sách giáo dục ở nước này thay đổi liên miên, mà dường như chẳng theo một chiến lược nào.  Chỉ nguyên trong năm vừa rồi, nào thay đổi lung tung về thi cử, lên dự án rồi lại kéo xuống về sách giáo khoa, phải thừa nhận công trình dạy tiếng Anh của chính phủ không có hiệu quả, cấm dạy thêm rồi lại cho dạy thêm, TP HCM đòi cái gì cũng phải có qui chế đặc biệt, v.v….  và bắt đầu mùa thu này, các thầy cô bậc tiểu học sẽ không còn cho điểm các em như xưa nữa, mà sẽ chấm bằng những lời bình luận về sức học của các em.  Không chuẩn bị cho những người trong cuộc, nên các em thì ngỡ ngàng, bố mẹ thì hoang mang, và chính các thầy cô cũng không biết phải làm sao, nên một số nơi đã mua những con dấu với lời bình làm sẵn.  Ai nhanh tay mua được 10 con dấu khác nhau thì chắc cũng dùng như thời 0-10 được.   

Trong khung cảnh cả nước “bối rối” này, chỉ còn 2 tháng nữa là Việt Nam sẽ mở cửa chào đón mọi doanh nhân, dịch vụ, và công nhân tử vùng Đông Nam Á vào đây cạnh tranh với chính chúng ta và con em chúng ta, trên cái gọi là “sân nhà” mà chúng ta đã không còn kiểm soát nổi.

Chúc các em học sinh, sinh viên may mắn, ở sân trường cũng như ngoài thương trường.

Vũ-Đức Vượng
GIÁO DỤC NGOÀI CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM
by NPV, 12/09/2014 | Đàm Quang Minh, Phạm Thị Ly

VeDIAL: Tham luận của Đàm Quang Minh(Tổ chức giáo dục Hoa kỳ) và Phạm Thị Ly (Đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh) tại hội thảo Cải cách giáo dục đại học VED 2014.  Slides của bài tham luận có thể tải về tại Presentation 17: How To Operate A Private Education Institution In Vietnam?

 

GIÁO DỤC NGOÀI CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM –NHỮNG NÚT THẮT CẦN THÁO GỠ

Trong mấy năm gần đây, các trường ĐH ngoài công lập Việt Nam đã và đang tiếp tục đứng trước nhiều khó khăn thách thức nghiêm trọng. Tuy sự tăng trưởng của khu vực GDĐH tư trong hai thập kỷ qua về mặt số lượng là rất ấn tượng, số trường ngoài công lập (NCL) thực sự thành công chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nếu không có sự đáp ứng kịp thời của chính sách, chúng ta có thể sẽ thấy sự sụp đổ hàng loạt của các trường NCL trong tương lai, và điều đó chắc chắn là không có lợi cho sự phát triển của hệ thống GDĐH,  vì trong bối cảnh nguồn lực công dành cho GDĐH tiếp tục hạn chế, thì phát triển GDĐH NCL là con đường tất yếu để đáp ứng nhu cầu giáo dục và đào tạo kỹ năng cho tăng trưởng. Bài viết này thảo luận về những điểm cần tháo gỡ để GDĐH NCL có thể phát triển lành mạnh và đạt được những thành tựu xứng đáng với tiềm năng của nó.

 

Bối cảnh của GDĐH thế giới

Giáo dục đại học (GDĐH) trên thế giới đang biến đổi rất nhanh và vô cùng sâu sắc trên hầu hết mọi phương diện, đòi hỏi chúng ta phải kịp thời nhận thức lại nhiều khái niệm truyền thống về GDĐH nay đã không còn phản ánh đúng thực tại nữa. Có thể nói vắn tắt các xu hướng thay đổi này là: đại chúng hóa, thị trường hóa, tư nhân hóa, số hóa. Động lực của nhữngthay đổi đó bắt nguồn từ sự thay đổi cấu trúc của nền kinh tế và sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ truyền thông. Chính phủ các nước, một mặt nhận thức rõ tầm quan trọng của GDĐH, một mặt không đủ nguồn lực công để đáp ứng, đã thúc đẩy các trường năng động hơn, đáp ứng tích cực hơn và hệ quả là làm cho bản chất của nhà trường thay đổi một cách sâu sắc.

Xu thế đại chúng hóa. Quả thật đã qua cái thời GDĐH là đặc quyền của một tầng lớp tinh hoa. Trong vòng hai mươi năm qua, GDĐH đã mở rộng ở một quy mô chưa từng có tiền lệ trước đó. Trung Quốc hiện có 29 triệu sinh viên ĐH, là hệ thống lớn nhất thế giới hiện nay, trong khi năm 1998 chỉ có 6 triệu sinh viên, tỉ lệ dân số vào ĐH trong độ tuổi tăng gần 4 lần từ 7% đến 25% trong vòng chỉ 15 năm. Ở một số thành phố lớn, tỉ lệ này là trên 80%[1] . Ấn Độ có 11 triệu sinh viên, lớn thứ ba trên thế giới. Đang có hiện tượng khủng hoảng thừa: Ở Ấn Độ hiện nay, có từ 40-70% sinh viên ngành kỹ thuật ra trường không tìm được việc làm[2] . Tỉ lệ vào ĐH trong độ tuổi hiện rất cao ở một số nước: Hàn Quốc đã đạt đến gần 100%. Trên phạm vi toàn cầu, nếu như tổng số sinh viên tất cả các nước là 13 triệu vào năm 1960, thì năm 1995, con số đó là 82 triệu, và năm 2011 là 200 triệu (Philip G. Altbach, 2012). Ở Việt Nam mức tăng cũng không kém ấn tượng: từ 160.000 sinh viên năm 1993 tăng đến 2.177.299 năm 2013, tức 14 lần trong vòng 20 năm[3] .

Xu thế tăng học phí. Nếu như trước đây ở Hoa Kỳ và Châu Âu, chi phí cho GDĐH phần lớn do ngân sách nhà nước bao cấp, thì ngày nay, ngày càng tăng xu hướng đặt gánh nặng tài chính lên vai người học. Ở Mỹ, học phí đã tăng gấp năm lần trong vòng 30 năm qua. Số tiền nợ mà sinh viên Mỹ đang gánh chịu hiện nay đã lên đến hàng ngàn tỷ đô la, và đã tăng gấp đôi chỉ từ 2007 đến nay. 46% sinh viên Mỹ đã không tốt nghiệp, và 53,6% sinh viên tốt nghiệp hiện nay đang không có việc làm (Stamenka Uvalić-Trumbić & Sir John Daniel). Điều này đặt ra hai vấn đề, một là “lợi ích công” của GDĐH phải được định nghĩa lại như thế nào, khi gánh nặng học phí và nợ nần do việc học đã khiến GDĐH trở thành chủ yếu là đầu tư của cá nhân cho lợi ích riêng; và hai là câu hỏi về tính thiết thực của việc học được đặt ra gay gắt hơn bao giờ hết.  Cũng trong xu hướng đó, ngày càng nhiều các tổ chức GDĐH vì lợi nhuận xuất hiện, và khu vực này đang tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ, với mô hình quản trị như một doanh nghiệp, nhanh chóng thích ứng với tiến bộ kỹ thuật cũng như đáp ứng những đòi hỏi của thị trường. Bối cảnh này khiến quan niệm về trường ĐH như một tháp ngà hay thánh đường tri thức đã tồn tại hàng ngàn năm qua ở phương Tây đang bị thách thức mạnh mẽ.

Xu thế phát triển giáo dục như là một dịch vụ. Quan niệm truyền thống xem trường ĐH là cột trụ tinh thần của xã hội, và mang một trọng trách không chỉ với hiện tại, mà còn với quá khứ và tương lai. Trong bối cảnh tỉ trọng nguồn lực công cho GDĐH ngày càng giảm và nguồn lực tư nhân ngày càng tăng, quan niệm về trường ĐH như là một hoạt động dịch vụ ngày càng trở nên lấn át. Liệu trường ĐH có thể được xem như một doanh nghiệp giống như mọi doanh nghiệp khác và được điều chỉnh bởi các quy luật của thị trường, hay nó phải được xem là một doanh nghiệp đặc biệt và vận hành trong những hành lang pháp lý đặc biệt, là một câu hỏi vẫn đang tiếp tục gây tranh luận.

 

GDĐH ngoài công lập tại Việt Nam trong bức tranh chung của hệ thống GDĐH

Sự phát triển của GDĐH ngoài công lập về mặt số lượng. Trong hai thập kỷ qua, GDĐH NCL đã đạt được mức tăng trưởng cực kỳ ấn tượng về mặt số lượng. Từ năm 1988, ý tưởng chấp nhận GDĐH NCL bắt đầu hình thành, mãi 5 năm sau, trường NCL đầu tiên là Thăng Long mới được ra đời, và từ 1993 đến nay đã có 54 trường ĐH và 30 trường cao đẳng NCL. Cho đến nay, tổng số sinh viên (SV) đang học tại các trường ĐH-CĐ NCL đang chiếm khoảng 14% tổng số SV trong cả hệ thống. Chiến lược phát triển GD 2009-2020 có đề ra mục tiêu đến năm 2020đạt đến con số 40% tổng số SV học trong các trường NCL.  Tuy nhiên, mục tiêu này rất khó đạt được, nếu nhìn vào xu thế các năm gần đây, tỷ trọng SV vào học tại các trường NCL chẳng những không tăng, mà còn giảm, đến mức có ngành buộc phải đóng cửa.

Điều này trái ngược với xu hướng quốc tế. Trên thế giới, đầu tư công cho GDĐH ở các nước phát triển đang giảm. Sự tham gia của khu vực tư nhân vào GDĐH ngày càng nổi bật, nhất là ở Châu Á. Bảng 1 và Hình 1 sau đây cho thấy tỉ lệ trường tư và sinh viên trong các trường tư trên tổng số sinh viên và tổng số trường:

Bảng 1: Tỉ trọng của khu vực tư trong GDĐH ở môt số nước

Nước

Tỉ lệ % sinh viên các trường tư trên tổng số SV

Tỉ lệ % các trường tư trên tổng số trường

Korea

78

87

Taiwan

72

66

Nhật

77

86

Philippines

81

75

Indonesia

96

71

Malaysia

92

39

Pakistan

64

18

Việt Nam

14

19

 (Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên số liệu của Kai-ming Cheng, HKU, 2014)

Chất lượng GDĐH có vấn đề ở cả trường công lập lẫn NCL, nhưng nghiêm trọng hơn ở khu vực NCL, thể hiện qua tỉ lệ thất nghiệp, qua ý kiến chuyên gia và được ghi nhận trong nhiều văn bản chính sách cũng như tài liệu nghiên cứu.Tuy nhiên, bên cạnh những trường NCL không tạo được niềm tin cho người sử dụng lao động về chất lượng đào tạo, đã và đang có một số trường NCL thành công trong việc tạo ra một sự khác biệt về chất lượng đào tạo, có thể kể một số trường hợp như RMIT, FPT, Hoa Sen, Broward, v.v. Nhờ cơ chế năng động và mức độ tự chủ cao, các trường này nắm bắt rất bén nhạy nhu cầu và đòi hỏi của thị trường và đã đáp ứng với những nhu cầu ấy một cách có hiệu quả.

Nhìn vào cả hệ thống, thì bức tranh chung về kết quả đào tạo không mấy sáng sủa. Do hệ thống tăng trưởng quá nhanh, quá nóng, việc đầu tư cho chất lượng không theo kịp. Con số 72.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp trong Quý 4-2013 là một tín hiệu báo động. Nhiều doanh nghiệp cho biết, họ phải thực hiện tái đào tạo có khi một vài năm, thì những người tốt nghiệp ĐH mới có thể làm được việc.

Cạnh tranh công tư trong GDĐH. Hiện nay, trường công đang được hưởng một nguồn lực rất lớn từ ngân sách công. Cần phải tính đủ không chỉ là ngân sách hoạt động bao gồm lương, chi thường xuyên, đầu tư xây dựng, kinh phí mục tiêu, mà còn cả đất đai và hạ tầng. Khoản đất đai và hạ tầng này nếu quy ra thành tiền, thì rất lớn. Do vậy, trường công có mức thu học phí thấp hơn, là điều hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng như vậy có công bằng không, khi chính gia đình các em học ở trường tư đang đóng thuế để cung cấp ngân sách cho các trường công đó?

Quan niệm rằng trường công được bao cấp, dành cho các em nhà nghèo học giỏi, còn trường tư tự hạch toán lấy thu bù chi có lãi và có tích lũy, dành cho các em ‘hạng hai” xét về năng lực, tức là không đủ điểm vào các trường công lập, nhưng có đủ tiền trang trải học phí, là một quan điểm đã lỗi thời. Vì nó không công bằng như đã nói trên, và cũng không phản ánh đúng sự khác biệt thực chất nên có giữa trường công và trường tư, và không gíup cho cả trường CL lẫn  NCL phát huy hết thế mạnh của mình. Một quan niệm như thế sẽ mặc định trường NCL là trường “hạng hai”, một điều không hẳn đúng trong thực tế cũng như không có lợi cho cả hệ thống.

Sự khác biệt nên có giữa trường công lập và ngoài công lập là gì? Về bản chất, toàn bộ nguồn vốn đầu tư của trường công lập là nguồn ngân sách công, trong lúc nguồn vốn của trường tư là từ cá nhân (đầu tư hoặc hiến tặng), hoặc tập thể (nhóm người, hoặc công ty, tập đoàn).  Do nguồn vốn khác nhau, nên mục đích và sứ mạng cũng khác nhau. Trường NCL thực hiện cung ứng một dịch vụ để tìm kiếm lợi nhuận (đối với trường vì lợi nhuận) hoặc để thực hiện một sứ mạng phục vụ xã hội theo cách thức mà những người sáng lập mong muốn (đối với trường không vì lợi nhuận). Cả hai đều hoạt động theo cơ chế thị trường và chịu sự điều chỉnh theo quy luật cung cầu của thị trường. Trong lúc đó, trường công thực hiện những nhiệm vụ mà nhà nước giao cho, tức là bổ sung cho những khiếm khuyết của thị trường, để bảo đảm lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của toàn xã hội. Thế nhưng trong thực tế hiện nay, tuy trường công lập được hưởng ưu đãi từ nguồn vốn ngân sách, nhưng do học phí thấp, đã phải tìm mọi cách tạo ra nguồn thu, và hành động không khác gì các trường tư vì lợi nhuận. Đó là điều đã tạo ra một sân chơi bất bình đẳng và xói mòn động lực cải thiện chất lượng của cả trường công lẫn trường tư.

Quan niệm về trường NCL. Có hai vấn đề về cách nhìn đối với trường NCL. Một là, cái nhìn định kiến và thiếu thiện cảm của xã hội đối với khu vực GDĐH tư. Tình trạng này là kết quả của lối hoạt động dựa trên tầm nhìn ngắn hạn của khá nhiều trường NCL, và tầm nhìn ngắn hạn đó là kết quả của chính sách coi nhẹ tầm quan trọng của GDĐH NCL. Hai là, nhận thức không đầy đủ của giới làm chính sách về vai trò của GDĐH NCL cũng như thiếu vắng một quan điểm rõ ràng và nhất quán đối với GDĐH với tư cách một hoạt động dịch vụ. Nhà nước tỏ ra rất lúng túng trong việc đối xử với các trường NCL.

Nhìn chung, diễn tiến của chính sách đối với trường ĐH NCL hai mươi năm qua đã thể hiện một mâu thuẫn thường trực giữa xu hướng thị trường và quan điểm muốn kiểm soát nhà trường tránh khỏi tự do hóa và thương mại hóa (Xem Phụ lục: Tóm tắt các văn bản chính sách). Diễn tiến của chính sách thể hiện những diễn tiến trong nhận thức tuy đã trải qua nhiều thay đổi vẫn chưa bắt kịp thực tế và do đó đã gây ra mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột; đã để lại những hậu quả có thể dẫn đến sụp đổ nhiều trường NCL, và có hại cho sự phát triển của cả hệ thống, do đó cần được nghiên cứu để giải quyết rốt ráo[4] . Nói cách khác, các nhà làm chính sách đã không đánh giá đúng tầm quan trọng tất yếu của GDĐH NCL, đã không nhìn thấy và tạo điều kiện để phát triển điểm tích cực của GDĐH NCL, trái lại đã quá chú trọng vào việc kiềm chế mặt tiêu cực của GDĐH NCL (một cách chẳng mấy hữu hiệu) và trong thực tế là kềm hãm sự phát triển lành mạnh của nó.

Bất cập về chính sách đối với trường NCL. Trước hết là chính sách về sở hữu. Hiện nay chỉ có hai hình thức sở hữu là sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân đối với các trường. Đáng lẽ cần phải có ba hình thức sở hữu: trường công thuộc sở hữu nhà nước, thực hiện những nhiệm vụ mà nhà nước giao; trường tư vì lợi nhuận thuộc sở hữu tư nhân, đáp ứng nhu cầu của thị trường và tìm kiếm lợi nhuận; trường dân lập thuộc sở hữu cộng đồng, phi lợi nhuận, có sứ mạng bù đắp cho những khiếm khuyết của thị trường và phục vụ lợi ích công. Trong thực tế, sở hữu nhà nước đang bị biến dạng vì các trường công vận hành nhiều chương trình nhằm mục đích tạo nguồn thu chứ không tập trung cho việc thực hiện những nhiệm vụ mà nhà nước giao phó. Sở hữu tư nhân đang bị kiềm chế, do quy định về lợi nhuận không phân chia và do thành phần đương nhiên trong cơ cấu quản trị, do vậy, nhà đầu tư không cảm thấy quyền sở hữu của mình được bảo vệ, và đó là lý do kích thích tầm nhìn ngắn hạn, không đầu tư cho chất lượng lâu dài mà chỉ muốn kiếm lợi nhuận càng nhiều và càng nhanh thì càng tốt bất chấp hậu quả.

Thứ hai là chính sách về quản trị. Vì không thừa nhận trường ĐH có thể hoạt động thực sự như một doanh nghiệp, và vì tâm lý muốn kiềm chế tính chất vì lợi nhuận của các trường, nhà nước đã quy định hội đồng quản trị của các trường NCL buộc phải có một số thành phần đương nhiên. Chính sách này xuất phát từ mục đích tốt, muốn cho giới học thuật và những người có trách nhiệm bảo vệ lợi ích công có tiếng nói và tham gia cơ cấu ra quyết định của các trường NCL để giúp cho nó không bị thương mại hóa hoặc phát triển theo đường lối tiêu cực. Tuy nhiên, nó mâu thuẫn với tính chất của một trường vì lợi nhuận. Đã là trường vì lợi nhuận, mà người đầu tư lại không được toàn quyền quyết định, thì đầu tư vào giáo dục sẽ không công bằng so với đầu tư vào các lãnh vực khác. Một hệ quả nguy hiểm hơn, là trong cơ cấu đó, quyền lực phần lớn sẽ nằm trong tay những người điều hành. Nhà đầu tư, do e sợ rủi ro, sẽ trực tiếp nắm quyền điều hành, và trong nhiều trường hợp sẽ tạo ra lỗ hổng về năng lực lãnh đạo. Thêm vào đó, một cơ cấu quyền lực như thế tiềm tàng một khả năng mâu thuẫn rất lớn.

Thứ ba là chính sách kiểm soát chất lượng.Nếu nhà nước không can thiệp vào việc vận hành của các trường NCL, thì cần phải có một cơ chế giải trình trách nhiệm mạnh mẽ đối với các trường NCL để bảo vệ người học. Hiện nay, việc kiểm soát chất lượng được xem là trách nhiệm của nhà nước, vì lẽ đó các quy định có thể rất cứng nhắc và không phù hợp với thực tế. Những quy định không thích hợp như thế chỉ kích thích cách làm dối trá, và các phòng Đảm bảo Chất lượng đáng lẽ phải rà soát mọi nhân tố trong quá trình đào tạo để cải thiện chất lượng, thì lại phải dành thì giờ để chế biến các loại số liệu nhằm đối phó, để tỏ ra là tốt thay vì nỗ lực để tốt thực sự. Nếu cơ chế kiểm soát chất lượng này do các hiệp hội nghề nghiệp chuyên môn thực hiện, thì các tiêu chí đánh giá sẽ được thảo luận với nhau, và nêu ra công khai trước xã hội. Điều đó sẽ kích thích văn hóa tự cải thiện thay cho văn hóa đối phó.

 

Làm thế nào để một trường Đại học ngoài công lập có thể phát triển lành mạnh

Lịch sử phát triển các trường ngoài công lập tại Việt Nam có thể chia làm 2 giai đoạn chính. Giai đoạn 1 từ 1995 – 2000, giai đoạn đầu của sự bùng nổ các trường dân lập mà điển hình là các trường ĐHDL Đông Đô, ĐHDL Phương Đông, ĐHDL Thăng Long, ĐHDL Quản lý và Kinh doanh Công nghệ, ĐHDL Hải Phòng, ĐHDL Hùng Vương, ĐHDL Văn Lang. Các trường trong giai đoạn này chủ yếu là do các nhà giáo có uy tín, những người từng lãnh đạo các trường ĐH công lập thành lập. Quả thật sự có mặt của các trường này đã đem lại một sinh khí mới thay vào không khí ngột ngạt và căng thẳng của các ĐH công lập bấy giờ. Sự phát triển quá nóng và yếu kém trong quản trị đã dẫn tới việc không đảm bảo chất lượng và xảy ra sự kiện ĐHDL Đông Đô. Hiệu trưởng, hiệu phó của trường này phải hầu tòa vì tuyển sinh quá 2.8 lần so với quy định. Cũng lỗi này, nhưng các trường trong giai đoạn sau chỉ bị đình chỉ tuyển sinh và phạt hành chính. Tuy nhiên, tại thời điểm đầu của quá trình phát triển GDĐH NCL, các giáo sư, những người tiên phong cho GDĐH NCL lần đầu tiên đã phải hầu tòa và phạt 30 tháng tù nhưng được hưởng án treo. Giai đoạn 1 được đánh dấu bởi sự kiện năm 2001 số trường ngoài công lập giảm từ 30 xuống còn 23 và tỷ trọng trường ngoài công lập giảm từ 17% xuống còn 12%[5] .

Giai đoạn 2 từ năm 2001 đến 2013, được đánh dấu bởi sự công nhận các trường ĐH tư thục. Trong giai đoạn bùng nổ 2005 – 2009, số trường đã tăng từ 35 lên 77 tức là tăng hơn gấp đôi chỉ trong 5 năm. Nếu giai đoạn trước người thành lập trường là các nhà giáo thì giai đoạn hai đánh dấu sự có mặt của trường đại học quốc tế và các nhà đầu tư từ các doanh nghiệp như các trường Đại học RMIT, Đại học FPT, Đại học Tân Tạo, Đại học Hà Hoa Tiên, … Những trường ĐH mang dấu ấn doanh nghiệp đã thể hiện một hình ảnh chuyên nghiệp hơn với sự đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở vật chất và quản trị. Tuy nhiên, không phải trường nào cũng thành công và nhiều trường đi vào bi kịch bên bờ vực phá sản.

Trải qua chặng đường 20 năm, không nhiều trường ĐH NCL được coi là thành công. Và trong bối cảnh trường ĐH công lập được nâng cấp và phát triển ồ ạt, có mặt tại gần như các tỉnh thành thì số học sinh THPT giảm 12,9% từ 3,1 triệu xuống còn 2,7 triệu từ năm 2007 đến năm 2012 và sẽ tiếp tục giảm mạnh hơn do số học sinh THCS đã giảm 25,8% từ 6,6 triệu xuống 4,9 triệu từ năm 2005 đến 2012[6] , dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt để giành sinh viên.

Các trường ĐHNCL thành công là các trường thể hiện được sự khác biệt của mình với cả các trường công lập và ngoài công lập khác và những khác biệt này đáp ứng đúng nhu cầu cấp thiết của xã hội mà các trường công lập kém năng động không đáp ứng được. Với ưu thế về khả năng ngoại ngữ và môi trường năng động của nhiều sinh viên quốc tế, ĐH RMIT được ưa chuộng bởi sinh viên ra trường luôn được các công ty đa quốc gia chú ý. Một trong những động lực lớn nhất để FPT mở trường đại học là do chi phí đào tạo nhân viên quá cao do không thể tìm được đủ nhân viên vừa giỏi lập trình vừa biết ngoại ngữ, đặc biệt là các ngôn ngữ khó như Tiếng Nhật. Ngày nay, nỗi lo lắng này giảm đi rất nhiều dù người học CNTT đã giảm nhiều so với thập kỷ trước. Các chi nhánh tại nước ngoài của FPT với đa phần là các sinh viên tốt nghiệp từ đây là minh chứng cho sự thành công về đào tạo của ĐH FPT. Đảm bảo về việc làm với thu nhập tốt trong ngành CNTT là điểm hấp dẫn chính của ĐH FPT. Bên cạnh đó, việc đào tạo kỹ năng với các hoạt động sinh viên cũng đem lại thành công cho các trường ngoài công lập như ĐH Thăng Long hay ngay cả ĐH RMIT, ĐH FPT cũng nổi tiếng về việc này. Mục tiêu việc làm luôn là một trong những tiêu chí quan trọng trong đánh giá trường đại học. Trong khi các trường công lập còn chưa quan tâm đến việc xây dựng quan hệ với các doanh nghiệp thì những trường ĐHNCL như Hoa Sen, Bình Dương đã làm rất tốt việc này và cũng ghi danh mình vào các trường ĐH NCL thành công. Bên cạnh đó vẫn có các trường đào tạo đa dạng, thành công nhờ vào tổ chức xây dựng hình ảnh và tuyển sinh nhắm vào đối tượng trượt đại học công lập như các trường ĐH Công nghệ TP.HCM, ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội, ĐHDL Hải Phòng, ĐH Duy Tân. Những trường này có thể sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới khi sự cạnh tranh khốc liệt hơn.

Một trong những yếu tố giúp các trường ĐHNCL thành công là do quản trị chuyên nghiệp. Đứng đầu trong trong các trường này là RMIT và FPT trong chiến lược xây dựng hệ thống quản trị theo mô hình quốc tế. Các trường nhưThăng Long, ĐH Công nghệ TP.HCM cũng được coi là các trường có trình độ quản trị tốt và được tổ chức một cách rõ ràng. Thể hiện của việc quản trị tốt là việc có một hệ thống tài chính lành mạnh.

Nhìn từ góc độ học phí, các trường NCL có thể chia thành bốn phân khúc chínhnhư bảng 2 dưới đây. Bảng A là những trường đứng đầu về học phí. Phân khúc A chỉ có 2 trường tương đối thành công là Trường ĐH FPT và ĐH Hoa Sen. Hai trường này đã xây dựng được uy tín nhất định, có bề dày thành tích về đào tạo. Chính vì vậy tuy mức học phí khá cao nhưng vẫn rất nhiều sinh viên theo học. Có thể nói đây chính là hai điển hình tiêu biểu của GDĐH NCL tại Việt Nam. Phân khúc A+ hoàn toàn thuộc về các trường quốc tế với sự thành công đặc biệt của RMIT. Nếu coi doanh thu từ học phí là chỉ tiêu đánh giá thì doanh số của ĐH RMIT bằng tổng 3 trường mạnh nhất của Việt Nam cộng lại.Phân khúc B là phân khúc được coi là thành công nhất với nhiều trường có số lượng sinh viên khá lớn. Bên cạnh đó các trường này cũng nằm tại các trung tâm kinh tế đông dân cư và mức sống khá cao so với mặt bằng chung của cả nước. Những trường quyết định cạnh tranh với các trường công lập về học phí ở phân khúc C thì đều rơi vào tình trạng nguy hiểm. Lý do đơn giản là họ không thể cạnh tranh bằng cách đó khi phải gánh chi phí khổng lồ từ cơ sở vật chất trong lúc vẫn phải đảm bảo chất lượng. Những trường rơi vào trường hợp này phần lớn sẽ phải đóng cửa trong thời gian gần nếu không có những cải cách quan trọng. Những trường thuộc loại D là những trường tuyển sinh chủ yếu dựa vào các đối tượng thi trượt ĐH mà vẫn mong muốn có bằng ĐH. Các trường này thu học phí thấp và chỉ cao hơn học phí công lập không nhiều. Đa phần các trường trong phân khúc này đều gặp khó khăn vì không thể xây dựng được chất lượng đào tạo. Phần lớn trong số này gặp khó khăn nặng nề về tài chính.

Bảng 2: Phân khúc các trường NCL dựa trên mức thu học phí

 

TÊN TRƯỜNG

HỌC PHÍ TRỌN KHÓA

PHÂN KHÚC

1

ĐH RMIT

600.000.000

A+

2

Đại học Anh quốc

600.000.000

3

ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING

300.000.000

A

 

ĐẠI HỌC FPT

250.000.000

4

ĐH TÂN TẠO

180.000.000

5

ĐẠI HỌC HOA SEN

175.000.000

6

ĐH QUỐC TẾ SÀI GÒN

175.000.000

7

ĐẠI HỌC VĂN LANG

92.000.000

B

8

ĐẠI HỌC QUỐC TẾ MIỀN ĐÔNG

80.000.000

9

ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

70.000.000

10

ĐH Thăng Long

70.000.000

11

ĐH NGOẠI NGỮ TIN HOC TP.HCM

64.000.000

12

 ĐH Duy Tân

64.000.000

13

 ĐH Tài chính Ngân hàng HN

63.000.000

14

ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH

62.000.000

15

ĐH QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

60.000.000

16

 ĐH Nguyễn Trãi

60.000.000

17

 ĐH Kiến Trúc Đà Nẵng

50.000.000

 

18

ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

40.000.000

C

19

Đại học công nghệ Sài gòn (STU)

40.000.000

20

Đại học CNTT Gia Định

40.000.000

21

 ĐH Đại Nam

40.000.000

22

 ĐH DL Phương Đông

40.000.000

23

 ĐH Quốc tế Bắc Hà

40.000.000

24

 ĐH Thành Tây

40.000.000

25

 ĐH Dân lập Hải Phòng

39.600.000

26

 ĐH KD & Công nghệ HN

38.400.000

27

 ĐH Đông Á Đà Nẵng

36.000.000

28

Đại học Bình Dương

32.000.000

29

Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu

32.000.000

30

 ĐH Dân lập Đông Đô

32.000.000

31

 ĐH Hòa Bình

32.000.000

32

 ĐH CN và QL Hữu Nghị

32.000.000

33

 ĐH Dân lập Phú Xuân

32.000.000

34

 ĐH Thái Bình Dương

32.000.000

35

 ĐH Yersin Đà Lạt

32.000.000

36

 ĐH Phan Thiết

31.200.000

D

37

 ĐH Quang Trung

30.000.000

38

 ĐH Kinh Bắc

28.000.000

39

 ĐH Công nghệ Đông Á

28.000.000

40

 ĐH Phan Châu Trinh

28.000.000

41

 ĐH Lương Thế Vinh

26.000.000

42

 ĐH Việt Bắc

24.000.000

43

 ĐH Chu Văn An

24.000.000

44

 ĐH Thành Đông

23.200.000

45

 ĐH Thành Đô

22.000.000

46

 ĐH Hà Hoa Tiên

20.000.000

47

 ĐH Trưng Vương

20.000.000

48

 ĐH Công nghệ Vạn Xuân

20.000.000

(Nguồn: Do các tác giả tổng hợp).

Sâu xa trong từng tổ chức, các nhà lãnh đạo đều muốn xây dựng một đơn vị trường tồn đặc biệt khi tổ chức đó là một trường ĐH. Điều dễ thấy ở các trường ĐHNCL thành công là họ đã bắt tay vào việc xây dựng những giá trị lâu dài. Trường ĐH FPT là trường tư thục đầu tiên tham dự ACM Final, một cuộc thi về CNTT do IBM tổ chức với sự tham gia của hàng trăm tên tuổi lớn trên thế giới trong đó có cả các trường danh tiếng như MIT hay Giao thông Thượng Hải. Trong cuộc thi đó đội tuyển của một trường công lập có uy tín là ĐH KHTN của ĐHQG-HCM đã thực sự bị ĐH FPT bỏ xa. Bên cạnh đó, các trường như ĐH FPT hay ĐH Duy Tân cũng đã có những công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí thuộc danh mục ISI. Điều đó cho thấy, cho dù là các trường NCL và hoạt động vì lợi nhuận thì họ vẫn có động lực để phát triển dài hạn. Những trường này còn mạnh dạn mua bản quyền và dịch giáo trình từ các nhà xuất bản lớn như Pearson, Cengate, McGraw Hills để phục vụ đào tạo. Đó là việc mà các trường công lập và nhà nước chưa làm được. Bên cạnh đó, các trường này còn thành lập các trung tâm nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ dạy và học như MOOCs, Flip class, Blended Learning để áp dụng nâng cao chất lượng. Có thể khẳng định rằng để đạt được mục tiêu phát triển lâu dài, chính những trường ĐHNCL đang tiên phong trong việc cải cách GDĐH mà ngân sách nhà nước không phải chịu bất kỳ chi phí nào. Tuy nhiên, số các trường như vậy không nhiều. Chủ yếu vì các trường ĐHNCL vẫn đang phải vật lộn với các bài toán ngắn hạn trước mắt. Những chính sách vĩ mô không ổn định, đánh giá sai lầm về đầu tư giáo dục vì lợi nhuận đã khiến các nhà đầu tư cảm thấy bất ổn và suy nghĩ ngắn hạn. Khi các nhà đầu tư suy nghĩ ngắn hạn và muốn đảm bảo an toàn về vốn thì những yếu kém hiện nay của giáo dục NCL là tất yếu. Đó có lỗi phần nhiều do chính sách thay đổi, không nhất quán và nhìn nhận chưa đúng đắn về giáo dục như là một dịch vụ.

Một điều nữa có thể quan sát thấylà những trường ĐHNCL thành công  chính là các đơn vị tiên phong trong việc xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh hay nói cách khác là xây dựng được văn hóa trường học tích cực. Họ đang có những nỗ lực tạo ra một ốc đảo trong sự hỗn loạn, nhiều tệ nạn của nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Không phải các trường công lập mà chính các trường NCL là những trường nêu cao tính “Thực học – Thực nghiệp” hay “Học thật” tại giảng đường. Có người cho rằng, nếu có khảo sát về tỷ lệ chạy điểm, chạy thày, dạy thêm tại các trường đại học thì chắc rằng tỷ lệ tiêu cực tại các trường NCL sẽ thấp hơn nhiều so với trường công lập. Một phần lớn vì đời sống bằng lương của các cán bộ trường NCL được đảm bảo hơn khiến họ ít động lực để phải kiếm thêm thu nhập từ học trò. Sinh viên của các trường NCL như FPT, RMIT, Thăng Long cũng được tiếng là năng động hơn là các sinh viên trường công lập, có phần là vì họ đã xây dựng được một bản sắc văn hóa riêng một cách tích cực trong khuôn viên giảng đường. Các hoạt động sinh viên tại các trường này được đội ngũ nhân viên chuyên trách đảm nhận, tạo ra không khí tích cực và môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường. Chính môi trường văn hóa tích cực này giúp ích rất lớn cho sinh viên trong cuộc sống sau này. Và chính điều này ngược lại làm tăng uy tín của nhà trường đối với sinh viên, phụ huynh và xã hội.

 

Kết luận

Nhược điểm chính của các trường ĐH công lập hiện nay là thiếu động lực để đổi mới, trong lúc nhược điểm chính của các trường NCL là tầm nhìn ngắn hạn. Như trên đã phân tích, tầm nhìn ngắn hạn này là hệ quả của một chính sách thiếu nhất quán và không thể hiện một nhận thức đầy đủ về khả năng đóng góp của ĐH NCL. Nếu nhược điểm này được khắc phục, chính các trường NCL là nơi có động lực mạnh mẽ nhất để cải thiện chất lượng; do phụ thuộc vào học phí để tồn tại, chất lượng là lý do sống còn của họ.

Những nút thắt về mặt chính sách có lý do từ trong nhận thức chưa phù hợp về trường NCL và lúng túng trong cách xử lý mối quan hệ giữa tính chất dịch vụ, vì lợi nhuận với tính chất phục vụ lợi ích công của khu vực tư trong GDĐH. Trong lúc một hành lang chính sách cho trường ĐH phi lợi nhuận là rất cần thiết, thì cũng rất cần khẳng định sự tồn tại tất yếu và cần thiết của khu vực GDĐH vì lợi nhuận, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam, khi sự trưởng thành về văn hóa hiến tặng chưa đủ để hình thành những trường phi lợi nhuận thực sự. Vấn đề không phải là dùng những công cụ chính sách để hạn chế sự phát triển của khu vực GDĐH vì lợi nhuận, mà là một hành lang pháp lý khích lệ các trường vì lợi nhuận kinh doanh một cách lành mạnh. Sự phát triển tiêu cực của một số trường ĐH thời gian qua có nguyên nhân sâu xa từ tầm nhìn ngắn hạn và thiếu sự hỗ trợ quan trọng của chính sách. Những trường thành công chính là những trường có tầm nhìn dài hạn. Nhà nước không cần can thiệp vào cơ chế quản trị và vận hành của các trường NCL, thậm chí cũng không cần kiểm soát mức độ lợi nhuận của họ. Điều quan trọng nhất mà nhà nước cần làm, là bảo vệ lợi ích của người học, tức cũng chính là lợi ích của xã hội, thông qua những cơ chế bảo đảm chất lượng và minh bạch về trách nhiệm giải trình. Xét trong dài hạn, nhà nước cần khích lệ sự phát triển lành mạnh của các trường ĐH NCL vì họ góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu giáo dục bậc cao của người dân trong lúc nguồn lực công không thể đáp ứng hết được.

 

Tư liệu tham khảo.

Tiếng Anh

Tiếng Việt

  • Dương Tấn Diệp (2012). Quyền sở hữu tài sản các trường ĐH-CĐ ngoài công lập dưới góc nhìn theo quan điểm phát triển. Tạp chí Phát Triển & Hội Nhập Số 5 (15) – Tháng 7-8/2012.
  • Hiệp hội các trường ĐH-CĐ ngoài công lập Việt Nam (2014). Báo cáo hội nghị đánh giá 20 năm phát triển mô hình giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam  (1993 – 2013).
  • Lâm Quang Thiệp (2008). Về sự phát triển GDĐH tư ở Việt nam và Trung Quốc. Kỷ yếu Hội thảo Giáo dục So sánh 2007, do Trung tâm Nghiên cứu và Giao lưu Văn hóa GD của Trường ĐH Sư phạm TPHCM tổ chức.
  • Lê Viết Khuyến (2014) Định hướng cơ chế sở hữu cho các trường đại học ngoài công lập qua các văn bản chỉ đạo của nhà nước trong những năm gần đây (In press).
  • Phạm Thị Ly (2014). Khoảng trống về chính sách nhìn từ vụ việc ĐH Hùng Vương. Tạp chí Thời Báo Kinh tế Saigon số 2 -2014 ra ngày 9-1-2014, trang 58-60.
  • Phạm Thị Ly (2014). Cần thay đổi cách nhìn với các trường ĐH ngoài công lập. Tuổi trẻ Cuối tuần số ra ngày 21.2.2014.

 

PHỤ LỤC. Diễn tiến về chính sách đối với các trường ĐH ngoài công lập.

Thời gian

Tên văn bản

Nội dung liên quan

Những điểm đáng lưu ý

Ngày 14 /1/1993

Nghị quyết 4 BCH TW Đảng khóa 7

Chuyển một số trường công sang bán công. Khuyến khích mở trường dân lập. Cho phép mở trường tư thục ở bậc ĐH.

Công nhận sự tồn tại của bốn loại hình sở hữu: công lập, bán công, dân lập, và tư thục

Ngày 24/5/1993

Quyết định số 240/TTg của Thủ tướng Chính phủ

Ban hành Quy chế ĐH Tư thục.

  • HĐQT bao gồm không quá 2/3 số thành viên đại diện cho các chủ đầu tư; ít nhất phải có 1/4 số thành viên do Bộ trưởng Bộ GD trực tiếp chỉ định; ít nhất 2 thành viên được bầu đại diện cho đội ngũ cán bộ giảng dạy
  • Chưa có điều khoản nào đề cập vấn đề lợi nhuận

Ngày 3/1/1994

Quyết định số 04/QĐ-TCCB của Bộ GD-ĐT

Quy chế Tạm thời trường đại học bán công.

“Trường đại học bán công là đơn vị sự nghiệp hoạt động theo phương thức lấy thu để bù chi”

ngày 21/1/1994

Quyết định số 196/QĐ-TCCB

Quy chế tạm thời trường đại học dân lập.

Xác lập sở hữu tập thể của trường ĐH dân lập

Ngày 19/8/1999

 Nghị  định  73/1999/NĐ-CPcủa Chính phủ khuyến khích xã hội hóa

Điều 4 đã xác định: *Bán công là cơ sở được thành lập trên cơ sở liên kết giữa tổ chức nhà  nước  với  các  tổ  chức  không phải tổ chức nhà nước* Dân lập: là cơ sở do tổ chức đứng ra thành lập, được đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước* Tư nhân: là cơ sở do cá nhân, hộ  gia  đình  thành  lập  và  quản  lý điều hành.

  • Lợi nhuận được chia theo tỉ lệ vốn góp

 

  • Quy định nhiều ưu đãi về thuế: miễn tiền sử dụng đất, thuế giá trị gia tăng, giảm thuế thu nhập DN, miễn thuế thu nhập cá nhân với lợi nhuận từ vốn góp

Ngày 18/7/2000

Quyết định 86/2000/QĐ-TTg

Ban hành Quy chế trường đại học dân lập.

  • Tài sản của trường thuộc quyền sở hữu tập thể của những người góp vốn đầu tư, các giảng viên, cán bộ và nhân viên nhà trường
  • HĐQT bao gồm: Đại diện của tổ chức xin thành lập trường; đại diện các nhà đầu tư ; đại diện cho giảng viên, nhân viên; Hiệu trưởng; Đại diện cấp ủy Đảng
  • Khoản chênh lệch thu chi được dành lập quỹ dự trữ tài chính bắt buộc, đầu tư cơ sở vật chất và hoàn lại vốn vay, vốn góp.

Ngày 14/06/2005

Luật Giáo dục 2005

Định nghĩa lại 3 hình thức sở hữu  đối  với  các  trường  trong  hệ thống giáo dục quốc dân: công lập, dân  lập,  tư  thục  (Điều  48).

  • Khẳng định quyền được chia “thu nhập  còn  lại”  (thực  chất  là lợi nhuận) của các trường dân lập và tư thục cho thành viên góp vốn theo tỷ lệ vốn góp (Điều 66)
  • Khẳng định quyền sở hữu của thành viên góp vốn đối với tài sản, tài chính của trường tư thục; quyền sở hữu tập thể của cộng đồng dân cư cơ sở đối với tài sản, tài chính của trường dân lập (Điều 67)
  • Xác lập Vai trò của Hội đồng quản trị (Điều 53), là tổ chức đại diện duy nhất có quyền sở hữu của trường.

 

Ngày 18/4/2005

Nghị quyết 05/2005/NQ-CP

Chủ trương đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao.

  • Quyền sở hữu của các cơ sở NCL được xác định theo Bộ luật Dân sự.
  • Cơ sở NCL có thể hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận hoặc theo cơ chế lợi nhuận nhưng Nhà nước khuyến khích phát triển các cơ sở phi lợi nhuận. Đồng thời Chính phủ cũng khẳng định sẽ có các chính sách ưu đãi (về đất đai, thuế, đào tạo nhân lực) cho các cơ sở NCL, đặc biệt là các cơ sở phi lợi nhuận.

ngày 17/1/2005

Quyết định số 14/2005/QĐ-TTg

Quy chế tổ chức và hoạt động của trường ĐHTT.

  • Coi ĐHTT như một công ty cổ phần, thừa nhận quyền sở hữu toàn bộ tài  sản  của  trường là thuộc sở hữu của các nhà đầu tư (Điều 35).
  • Thu nhập còn lại sau khi thực hiện nghĩa vụ và trích lập quĩ, được phân chia cho các thành viên góp vốn theo tỷ lệ vốn góp (Điều 36)

Ngày 2/8/2006

Nghị định số 75/2006/NĐ-CP của Chính phủ

Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.

  • Hai loại hình trường ĐH bán công và dân lập bị xoá bỏ, chỉ còn một loại hình trường đại học NCL duy nhất là trường ĐHTT
  • Quy định đối tượng tham gia Hội đồng quản trị ĐHTT là những người góp vốn xây dựng trường (Điều 24).

 

Ngày 29/5/2006

Quyết định số 122/2006/QĐ-TTg. của Thủ tướng Chính phủ

Chuyển toàn bộ 19 trường đại học dân lập qua loại hình ĐHTT.

  • Yêu cầu việc chuyển đổi phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của những người đã có đóng góp thực sự trong quá trình hình thành và phát triển trường, quyền lợi của người lao động và quyền lợi của người học.
  • Không quy định rõ nhưng có hàm ý “đóng góp” về mặt chất xám

Ngày 30/5/2008

Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ

Có chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường.

Quy định nhiều ưu đãi về đất đai và về thuế

Ngày 17/4/2009

Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Quy chế tổ chức và hoạt động ĐHTT; thay thế Quy chế cũ ban hành năm 2005.

  • Quy định việc thành lập trường ĐHTT phải có ít nhất từ  3  thành  viên  (tổ  chức hoặc  cá  nhân)  tham  gia  góp  vốn điều lệ (Điều 7)
  • Khống chế “mỗi  thành  viên  chỉ được tham gia góp vốn điều lệ ở không  quá  2  trường  đại  học,  cao đẳng tư thục”. Khống chế tỷ lệ góp vốn cao nhất của mỗi thành viên là 51% so với vốn  điều  lệ  của  trường  (Điều  7) nhằm  chống  tình trạng  thao  túng  của  một  cổ  đông chiếm  tỷ  lệ  lấn  át.  Tuy  nhiên,  Điều 9 lại cho phép một cá nhân nắm giữ 51% vốn điều lệ thì sẽ nắm quyền quyết  định  tất  cả.
  • Đại hội đồng  cổ  đông  chưa được khẳng định là cơ quan quyền lực cao nhất, và không được liệt kê trong cơ cấu tổ chức trường ĐHTT  (Điều  8  và  Điều  9)
  • Tài sản là vốn góp được công nhận sở hữu tư nhân. Tài sản tăng thêm thuộc sở hữu chung của trường.

Ngày 16/7/2010

Thông tư số 20/TT-GDĐT

Quy định nội dung, trình tự, thủ tục chuyển đổi trường đại học dân lập sang loại hình trường ĐHTT.

  • Tài sản tăng thêm được coi là sở hữu chung không chia, giao cho HĐQT theo nguyên tắc “bảo tồn, phát triển”
  • Căn cứ để được công nhận là “người góp vốn” là tiền bạc, đất đai và vật dụng mà người đó mang vào trường, không tính đến các loại “vốn trừu tượng” như trí tuệ, công sức của các nhà giáo dục, nhà khoa học, nhà quản lý.

Ngày 10/11/2011

Quyết định số 63/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Sửa đổi và bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động ĐHTT.

  • Khẳng định Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của trường, tương  tự  như  Luật

doanh  nghiệp

  • Thành viên HĐQT phải là cổ đông có số cổ phần đóng góp đạt mức cần thiết theo quy định của từng trường” (Điều 10 Khoản 2). Quy định này đã loại giới chuyên môn ra khỏi cơ cấu quyền lực nếu họ không có nhiều tiền làm vốn  góp
  • Tài sản tăng thêm được coi là sở hữu chung không chia

Ngày 18/6/2012

Luật GDĐH do Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/1/2013

Thừa nhận sự phân biệt giữa ĐHTT vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận và đưa ra định nghĩa.

  • Cơ sở GDĐH tư thục và cơ sở GDĐH có vốn đầu tư nước ngoàihoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở GDĐH mà phần lợi nhuận tích lũy hằng năm là tài sản chung không chia, để tái đầu tư phát triển cơ sở; các cổ đông hoặc các thành viên góp vốn không hưởng lợi tức hoặc hưởng lợi tức hằng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ (Khoản 7 Điều 4).
  • Thành viên hội đồng quản trịcủa ĐHTT bao gồm 2 loại (a) Đại diện của các tổ chức, cá nhân có số lượng cổ phần đóng góp ở mức cần thiết theo quy định; và (b) Hiệu trưởng; đại diện cơ quan quản lý địa phương nơi cơ sở GDĐH có trụ sở; đại diện tổ chức Đảng, đoàn thể; đại diện giảng viên (Khoản 3 Điều 17).

 

Ngày 24/10/2013

Nghị định 141/2013-NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học

Quy định chi tiết về tài sản không phân chia của ĐH tư thục nói chung.Quy định các điều kiện để được công nhận là trường ĐH phi lợi nhuận và nêu rõ các chính sách ưu tiên. 

  • Tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia của ĐH tư bao gồm: a) Tài sản tích lũy được từ nguồn trích ít nhất 25% phần chênh lệch giữa thu và chi;b) tài sản hình thành từ lợi nhuận tích lũy được trong quá trình hoạt động;c) tài sản do Nhà nước đầu tư, cấp phát, giao quyền sử dụng;d) tài sản được tài trợ, ủng hộ, hiến tặng;

đ) tài sản được chuyển giao từ cơ sở GDĐH dân lập (nếu có).

  • Những trường đã đăng ký phi lợi nhuận nhưng không thực hiện đúng sẽ phải hoàn trả các khoản ưu đãi.

[1] Nguồn: Báo cáo của GS. Kai-ming Cheng, Hong Kong University.

[2]  Nguồn: Báo cáo của GS.Tilak, National University of Education Planning and Assessment, NUEPA, New Delhi tại Summer Institute Hong Kong, 2014.

[3]  Nguồn: Thống kê của Bộ GD-ĐT, trên trang web www.moet.gov.vn

[4] Xem: Phạm Thị Ly (2014). Cần thay đổi cách nhìn đối với các trường ngoài công lập. Tuổi trẻ Cuối tuần số ra ngày 21.2.2014.

[5] Nguồn: Tổng cục thống kê.

[6] Nguồn: Tổng cục thống kê.

Bài này đã đăng trên “Học Thế Nào” --  Các tác giả cho phép T.N. đăng lại.

 http://hocthenao.vn/2014/09/12/giao-duc-ngoai-cong-lap-o-viet-nam-dam-quang-minh-pham-thi-ly/

Đăng Bởi Bình Luận - 19:26 18-10-2014 -- Vũ-Đức Vượng

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

“Giáo dục rẻ tiền có phải là một nền giáo dục chất lượng thấp?” Trước đây thỉnh thoảng vẫn rộ lên ý tranh luận này, và trong vài hội thảo về giáo dục gần đây, ý kiến này cũng được đưa ra, thậm chí là khẳng định. Trao đổi vớiMột Thế Giới về điều này, chuyên gia giáo dục GS Vũ Đức Vượng, cho rằng: yếu tố quan trọng hơn cả quyết định chất lượng giáo dục là tự do học thuật!

GS Vượng chia sẻ quan điểm cùng báo Điện tử Một Thế Giới:

“Tôi không nghĩ là nó đơn giản như vậy. Chất lượng giáo dục phức tạp lắm, và tùy thuộc vào cá nhân, hoàn cảnh, nhu cầu, v.v.  của người học, người dạy, cũng như của xã hội, của thị trường. Trong đời có rất nhiều cái không đánh giá được, và nhiều cái thật sự là vô giá.”

 GS Vũ Đức Vượng - ảnh: VNN

 

- Cũng với ý kiến trên, có người cho rằng “chất lượng giáo dục ở nước ngoài cao vì đó là nền giáo dục đắt tiền”. Theo ông, điều này đúng không? 

Không. Giáo dục ở các nước tiên tiến đạt được chất lượng cao vì nó có chung một quá trình dài được tự trị về quản lý và tự do về học thuật. Không phải ngẫu nhiên mà các ĐH của họ khám phá hết máy này đến kỹ thuật khác, hoặc đặt ra những thuyết về kinh tế, triết học, xã hội, tâm lý.... hay dựng những phim, tấu những điệu nhạc bất hủ. Đó cả là một tiến trình tìm tòi, so sánh, thử nghiệm, cạnh tranh... với nhiều thất bại mới đến được những thành quả đó. Nếu giáo dục ở các nước đó đã không được tự do thì chắc chắn họ đã không đạt được chất lượng như bây giờ.

- Ông từng nói, để có một nền giáo dục thật sự thì tự chủ về tài chính là một trong ba yếu tố cần có, bên cạnh tự trị về quản lý và tự do học thuật. Khi nói đến tự chủ tài chính thì điều này có đồng nghĩa với tiền quyết định chất lượng giáo dục? 

Tự chủ tài chính chỉ là một điều cần, nhưng không đủ để đạt được giáo dục tốt. Nếu chia ra thứ bậc thì tự chủ tài chính mới là bước đầu; bước thứ hai là tự trị quản lý; và quan trọng hơn cả là tự do học thuật.

Các trường ở VN, công cũng như tư, hiện nay đều không có tự trị và tự do; và trong hoàn cảnh này, tôi không nghĩ có trường nào có thể vượt ra khỏi cái vòng luẩn quẩn đã làm giáo dục VN trì trệ và xuống cấp trong 40 năm qua. 

Ví dụ như hầu hết các trường ĐH tư ở VN hiện nay: họ có tự chủ tài chính nhưng chưa thể thành trường tốt được vì còn thiếu hai bước kế tiếp. Các trường ở VN, công cũng như tư, hiện nay đều không có tự trị và tự do; và trong hoàn cảnh này, tôi không nghĩ có trường nào có thể vượt ra khỏi cái vòng luẩn quẩn đã làm giáo dục VN trì trệ và xuống cấp trong 40 năm qua. 

- Ở các nước khác có sự phân biệt chất lượng giáo dục với tùy từng đối tượng (giàu nghèo) không? Họ giải quyết vấn đề này như thế nào?

Dĩ nhiên là phải có chứ.  Và họ cũng chưa giải quyết thỏa đáng được vấn đề này.

Nhưng cũng có nhiều cách để đối phó hoặc làm cho sân chơi đỡ thiên lệch phần nào. Tôi lấy ví dụ ở Mỹ, vì tôi quen thuộc hơn: có nhiều loại và đẳng cấp đại học: trường ĐH Cộng Đồng (Community Colleges) giá học phí rất rẻ và ai cũng ghi danh học được.  Họ có thể chỉ học những môn họ thích, không cần lấy bằng; hay có thể học lấy chứng chỉ chuyên nghiệp rồi đi làm; hay học tiếp lên đại học và lấy bằng cử nhân sau 4 năm.  

Trong số các trường đại học 4 năm trở lên, có những trường công được chính phủ tài trợ, và học phí tương đối thấp, thường khoảng từ 10.000 – 20.000 USD một năm, tùy theo bang. Trong số các trường tư, cũng có những trường học phí không cao lắm vì có nguồn tài trợ tư.  Và dí nhiên có những trường học phí khá cao (cỡ 50.000 USD/một năm trở lên và đó mới là học phí thôi.)

Thêm vào đó, để san bằng phần nào khoảng cách giầu - nghèo, đa số các trường đều có những loại học bổng cho sinh viên nghèo. ĐH Harvard chẳng hạn, sinh viên nào đủ điều kiện về học thuật để được nhận vào học nhưng thu nhập của gia đình dưới 80.000 USD một năm, sẽ được học bổng toàn phần (miễn phí).

Và chính phủ Mỹ cũng tạo thêm điều kiện cho sinh viên không đủ tiền đi học, bằng hai hình thức:  học bổng của chính phủ hoặc được mượn tiền với tiền lời thấp và sẽ phải trả lại sau khi tốt nghiệp. 

Ở Đức, theo tôi biết, còn có biện pháp hay hơn nữa: chính phủ đã bãi bỏ học phí ở ĐH công và tiền vay để sinh sống chỉ phải trả lại 10.000 Euro thôi.  

Đó là một số phương thức để giảm sự phân biệt giàu-nghèo; tuy nhiên cũng phải thừa nhận là khoảng cách này ngày càng lớn hơn lên, và đó là một vấn đề nan giải của cả xã hội chứ không còn hạn chế trong lĩnh vực giáo dục nữa. 

-Ông vừa nói tự do học thuật là yếu tố quan trọng hơn cả. Còn ở Việt Nam?

Tôi nghĩ tự do học thuật là động lực then chốt và nét đặc trưng của các đại học tiên tiến và thành công trên thế giới.  Giáo dục là tranh luận, khám phá, so sánh, lựa  chọn, và là một tiến trình mà ai cũng phải tiếp tục suốt đời.

Tôi nghĩ tự do học thuật là động lực then chốt và nét đặc trưng của các đại học tiên tiến và thành công trên thế giới.  Giáo dục là tranh luận, khám phá, so sánh, lựa  chọn, và là một tiến trình mà ai cũng phải tiếp tục suốt đời.

Hiện thời ở các trường ĐH Việt Nam còn nhiều môn học đã hết hiệu lực nhưng Bộ GD - ĐT và chính quyền vẫn trung thành bắt buộc các trường dạy. Sinh viên chán các môn này, và thật ra cũng không còn áp dụng được vào đời sống nữa; nhưng nhiều trường vẫn phải dạy và các môn này thành nguồn thu nhập khá tốt cho các trường.

Có nhiều người đề nghị thay đổi sách giáo khoa và thay cả giáo trình nhưng đây mới chỉ là mặt nổi của tảng băng và một phần tương đối nhỏ trong công cuộc cải cách giáo dục.  Quyết định “Dạy cái gì?” thì đơn giản hơn những vấn đề khác như “Dạy thế nào?”, “Ai được dạy”, “Ai được học”, “Học thế nào?”, “Dạy để làm gì?”  v.v… 

Giáo dục trên thế giới đã vượt xa chúng ta nên việc mượn giáo trình của họ không có gì khó. Cái khó là chúng ta có dám chấp nhận lối tư duy đằng sau các giáo trình đó không? Hoăc Nhà nước chúng ta có dám tin vào những người làm giáo dục và “cởi trói” để họ có thể làm giáo dục chân chính? Hay chúng ta vẫn khư khư “trói buộc” và kiểm soát từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ trong nhà trường, và hậu quả như ta đã thấy. Một tiêu cực nữa của những qui định và kiểm soát quá khắt khe, nhiều khi chồng chéo nhau trong giáo dục là tạo một chỗ trú ẩn cho những ai thiếu trách nhiệm hay thiếu khả năng:  họ thường viện cớ là “không được làm” cái này, cái nọ…. để lười không phải sáng tạo cũng như trốn trách nhiệm những khi sai phạm. 

Cám ơn những trao đổi ông dành cho báo Điện tử Một Thế Giới!

Lê Quỳnh (thực hiện)
11/10/14 07:17 | VŨ ĐỨC VƯỢNG

(GDVN) -Tự chủ tài chính, tự trị quản lý và tự do học thuật là cái kiềng ba chân để nền giáo dục đại học ở Việt Nam có hy vọng hoàn thành được sứ mạng thật sự của mình.

Một thực tế không ai chối cãi là giáo dục ở Việt Nam đã đi tụt hậu và tệ hơn nữa, trong vòng hai thập kỷ gần đây, tham nhũng đã ăn sâu vào giáo dục - từ lớp mầm non đầu tiên tới văn bằng tiến sĩ - đến nỗi ít phụ huynh nào dám nghĩ là con mình sẽ được giáo huấn thành người trong thời buổi này.

Nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan đã gây ra tình trạng này và cũng đã được nhiều người trong mọi giới, từ chính các sinh viên đến các lãnh đạo nhà nước, mổ xẻ trong nhiều thập niên qua. 

Góp ý cho vấn đề này, Báo Giáo dục Việt Nam giới thiệu bài viết của tác giả Vũ Đức Vượng, nguyên là giám đốc Chương Trình Giáo Dục Tổng Quát tại ĐH Hoa Sen, TP.HCM, và hiện biên tập tờ TRỒNG NGƯỜI, một “chợ đầu mối” về các vấn đề giáo dục tại Việt Nam, xuất bản hàng tháng ở San Francisco, Mỹ.

Bài viết này cũng đã được ông trình bày tại cuộc toạ đàm về hướng phát triển cho giáo dục ngoài công lập, mới được tổ chức gần đây tại TP.HCM.

Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn và cách hành văn của tác giả. Trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

Tôi sẽ đi ngay vào vấn đề làm sao để các trường ngoài công lập (NCL) phát triển vững mạnh, đáp ứng các nhu cầu chính đáng của sinh viên và của đất nước.

Tôi nghĩ có ba điều kiện chính trong cuộc cải tổ giáo dục mà ai cũng tuyên bố là phải “căn bản” và “toàn diện”: tự chủ về tài chính, tự trị về quản lý, và tự do học thuật.

 

Tự chủ tài chính

Mảng này có lẽ đơn giản nhất trong ba khía cạnh cải tổ: để các trường ĐH tự chủ về tài chính của họ. 

Bất công giáo dục đang dành hết cho đại học, cao đẳng ngoài công lập
(GDVN) - Nhiều nhà đầu tư vào các trường đại học ngoài công lập đã nêu lên ý kiến về tình trạng bất công, khiến cho mô hình này đang ngày càng gặp nhiều khó khăn.

Đa số các trường ngoài công lập mà thành công đã đạt được tự chủ này: họ thu học phí, trả lương giảng viên, nhân viên, xây cất trường ốc, tặng học bổng cho sinh viên ưu tú hay có hoàn cảnh khó khăn, mua sắm thiết bị, v.v.  và còn đóng thuế cho nhà nước nữa.  

Do đó, dự kiến tự chủ tài chính mà chính phủ đang thảo luận sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến các trường công lập, vì cho tới nay các trường công vẫn còn dựa vào ngân sách quốc gia hơn là hoạt động như một doanh nghiệp có trách nhiệm. 

Kinh nghiệm của các trường công lập bên Mỹ, hầu hết là trường của tiểu bang trong hệ thống chính trị liên bang, từ sau Thế chiến II có thể là một thí dụ trong trường hợp này: nhà nước sẽ giảm ngân sách cho các trường công, buộc các trường này sẽ phải xét lại biên chế cho hiệu quả hơn, chắc chắn sẽ phải tăng học phí, và sẽ phải dần dần hành xử giống như các trường ngoài công lập.

Đây không phải là một đại họa hay một nguy cơ cho các trường công. Ở Mỹ, hệ thống trường công vẫn là cột trụ của GDĐH, nên các trường công ở Việt Nam cũng còn rất nhiều lợi thế để giữ cương vị chủ chốt của họ.  

Nhưng lý do trường ở Mỹ thành công cho đến nay là hai điều kiện khác nữa, quan trọng hơn tự chủ tài chính nhiều; và đây mới là hai vấn đề cốt lõi mà các ĐH ở Việt Nam, công cũng như tư, phải đạt được thì mới có hy vọng thành công.

 

Tự trị quản lý

Có người đã ví von gọi GDĐH ở Việt Nam là một con gà công nghiệp.

Như một đứa con “gà công nghiệp” năm nay đã 40 tuổi nhưng mẹ vẫn lo cho từng bữa ăn, từng ly nước; vẫn giặt ủi quần áo và chỉ cho con mỗi ngày mặc bộ nào; vẫn kiểm soát con đi chơi với ai, ở đâu, làm gì … bất cứ lúc nào; bố vẫn mua xe cho con và cho tiền đổ xăng, và tiếng là muốn có cháu để bồng nhưng thực tế thì vẫn không muốn con cưng của mình lọt vào tay bất cứ người nào khác. 

Thế nên chi bằng, cứ o bế nó, dù nó có đôi lúc nghẹt thở đi nữa, nhưng nó vẫn nằm trong vòng kiểm soát của mình.  Còn gì bảo đảm hơn ?

Cũng vậy, nền giáo dục ở Việt Nam là một con gà công nghiệp, không được dạy tư duy độc lập, càng không dám phản biện lại bố mẹ mình vì vừa sợ mất miếng ngon vừa không biết phản biện thế nào. 

Tôi nghĩ GDĐH nước ta còn tệ hơn gà công nghiệp nhiều: con gà không có mục đích gì khác trong cuộc đời ngắn ngủi của nó là “leo lên bàn” hoặc để cúng ông bà, hay để các tay bợm nhậu hả hê với nhau. 

Sau đó chỉ còn đống xương và lông, đem ra hố rác là xong. Giáo dục thì khác: học xong mới là lúc đem ra áp dụng và giúp mình, giúp đời. Vì thế, nếu không để cho giáo dục tự do và tự tin thì nó sẽ không bao giờ dám bay bổng, dám sáng tạo.

Ngược lại, ở Mỹ, trẻ con từ rất bé đã được trau dồi ý thức tự lập, tự quyết định cho chính mình, nhưng trong khuôn khổ mỗi người là một thành viên cơ hữu của xã hội chứ không ai là một “hải đảo.” 

Lớn lên, xã hội và giáo dục Mỹ luôn dạy mỗi người có trách nhiệm với xã hội, và khi thấy điều gì bất công thì người dân có quyền đòi thay đổi. Bao nhiêu cải tổ trong xã hội Mỹ là dẫn chứng cho lối tư duy này, từ những vấn đề bình quyền của mọi người đến những vấn đề xã hội như cấm lái xe khi say xỉn, bài trừ tệ nạn hút thuốc lá, hay những luật để bào vệ môi trường…  Tất cả đều do sáng kiến, đề xuất, và thường là tranh đấu của người dân đòi chính quyền thay đổi.

Về giáo dục, không những các trường Mỹ tự chủ về tài chính, như đã nói bên trên, mà còn tự trị về quản lý. Mấy tháng nay, truyền thông trong nước đầy những tranh luận về ĐH lợi nhuận hay phi lợi nhuận (LN v. PLN), nên chắc quí vị trong cử tọa hôm nay không lạ gì với vấn đề này cũng như việc tự trị của các trường NCL. Ở đây, tôi chỉ dùng các các trường công bên Mỹ để làm ví dụ về tự trị quản lý.  

Nói một cách đơn giản, chính quyền tiểu bang chỉ định thành phần Hội Đồng Quản Trị gồm những người am tường và thiện chí để bảo vệ quyền lợi cho mọi người trong bang. 

Dĩ nhiên, trong trường hợp này, sinh viên và giảng viên là ưu tiên. HĐQT tuyển chọn, công khai, Hiệu trưởng rồi để HT gần như tự do quản lý nhà trường. Nhưng một số thành phần khác cũng có ảnh hưởng đến các chính sách hay cách làm việc của HT như tổ chức của các giảng viên (Academic Senate hay Faculty Association), các công đoàn (Unions) các nhóm có quan tâm riêng (interest groups) và Đoàn sinh viên, v.v….  

Mỗi nhóm cố gắng bảo vệ những quyền lợi chính đáng của các thành viên, nên hiệu trưởng không thể là nhà độc tài, nhưng lại rất có hiệu quả nếu thuyết phục, thỏa hiệp được với các thành phần khác trong trường.  

Chính quyền liên bang cũng như tiểu bang không can thiệp vào vấn đề quản lý của trường, chẳng hạn như không tỉnh nào có quyền phê chuẩn hay bãi nhiệm HT, việc này chỉ có HĐQT làm được. Cũng không có chuyện “tuyển cử” từ chính quyền địa phương như chúng ta đọc trên báo cách đây vài tuần.  Chỉ khi nào có vấn đề phạm pháp thì chính quyền mới vào cuộc.

Chính sách tự trị quản lý này đã giúp các trường ĐH công cũng như tư ở Mỹ phát triển và đạt được mức hiệu quả như ta đã thấy.  

 

Tự do học thuật

Tôi nghĩ tự do học thuật là động lực then chốt và nét đặc trưng của các đại học tiên tiến và thành công trên thế giới.  Giáo dục là tranh luận, khám phá, so sánh, lựa  chọn, và là một tiến trình mà ai cũng phải tiếp tục suốt đời.  Nhất là trong thế giới hôm nay khi iPhone 6 chưa kịp bán thì Apple đã chuẩn bị cho các sản phẩm mới hơn, hay hơn vào năm tới.

Hiện thời ở các trường ĐH Việt Nam còn nhiều môn học đã hết hiệu lực nhưng Bộ GD-ĐT và chính quyền vẫn trung thành bắt buộc các trường dạy. Sinh viên chán các môn này, và thật ra cũng không còn áp dụng được vào đời sống nữa; nhưng nhiều trường vẫn phải dạy và các môn này thành nguồn thu nhập khá tốt cho các trường.

Có nhiều người đề nghị thay đổi sách giáo khoa và thay cả giáo trình nhưng đây mới chỉ là mặt nổi của tảng băng và một phần tương đối nhỏ trong công cuộc cải cách giáo dục.  Quyết định “Dạy cái gì?” thì đơn giản hơn những vấn đề khác như “Dạy thế nào?”  “Ai được dạy”  “Ai được học”  “Học thế nào?”  “Dạy để làm gì?” v.v…  

Giáo dục trên thế giới đã vượt xa chúng ta nên việc mượn giáo trình của họ không có gì khó. Cái khó là chúng ta có dám chấp nhận lối tư duy đằng sau các giáo trình đó không?  Hoăc nhà nước chúng ta có dám tin vào những người làm giáo dục và “cởi trói” để họ có thể làm giáo dục chân chính? Hay chúng ta vẫn khư khư “trói buộc” và kiểm soát từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ trong nhà trường, và hậu quả như ta đã thấy. 

Một tiêu cực nữa của những qui định và kiểm soát quá khắt khe, nhiều khi chồng chéo nhau trong giáo dục là tạo một chỗ trú ẩn cho những ai thiếu trách nhiệm hay thiếu khả năng: họ thường viện cớ là “không được làm” cái này, cái nọ…. để lười không phải sáng tạo cũng như trốn trách nhiệm những khi sai phạm. 

Tóm lại, chỉ khi nào tự chủ tài chính đi cùng với tự do học thuật và tự trị về quản lý thì chúng ta mới có hy vọng dạy và học nghiêm túc để đào tạo những thế hệ Việt trẻ vừa là công dân tốt vừa là con người tốt.

Hôm nay chúng ta chú trọng vào các trường NCL nhưng những bước tôi vừa trình bày ở trên tưởng cũng không khác lắm với các trường công. 

Chính phủ đang thảo luận phương cách để các trường công được tự chủ hơn về tài chính.  Đó có thể là một chính sách khá hay, buộc các trường công cũng phải thoát ra khỏi sự lệ thuộc hoàn toàn vào ngân sách quốc gia và hành xử gần giống như các trường NCL. 

Nhưng tự chủ về tài chính này chỉ có ý nghĩa và hiệu quả khi mọi trường ĐH ở Việt Nam cùng được tự trị về quản lý và được bảo đảm tự do học thuật. Nói cách khác, tự chủ tài chính, tự trị quản lý và tự do học thuật là cái kiềng ba chân để nền giáo dục đại học ở Việt Nam có hy vọng hoàn thành được sứ mạng thật sự của chính nó. 

Tớ & Cậu: TRĂNG BAO NHIÊU TUỔI TRĂNG GIÀ …

- Mừng sinh nhật cậu nhé.  Hôm nay bọn mình phải “xử lý” hết chai Armagnac đặc biệt này mới được

- Thế thì tốt quá rồi.  Cám ơn cậu.  Mà cậu lôi đâu ra được món hàng quí này đấy?

- Lần tớ sang Pháp trình cái luận án TS tiến sung ấy mà.  Cô bồ mua cho 2 chai đặc biệt này từ miền quê hương của d’Artagnan đấy.  Do gia đình quen làm, chỉ để uống trong họ hàng, người thân thôi.  Không bán ra ngoài; và cái nhãn hiệu, như cậu thấy đây, viết tay với tên nông trại và năm làm thôi nhé.

- Lâu đời ra phết đấy chứ nhỉ?

- Tớ lấy TS lâu rồi mà.  Hồi ấy uống một chai ăn mừng với cô bạn; hai đứa một đêm say túy lúy với nhau.  Kỷ niệm đẹp quá nên tớ không nỡ uống với cô nào khác.  Đến bây giờ, bọn mình gần đất xa trời cả rồi, cho nên … “if not now, when?”

- Thế thì hoan hô tinh thần cấp tiến của cậu.  Và trẻ trung nữa chứ!

- Ừ, giống như cô gái phù thủy gì đó, cũng mới tuyên bố như vậy

- Emma Watson, đóng vai học trò phù thủy Hermione Granger trong bộ phim Harry Potter

- Lúc nhỏ trông thật xinh, học giỏi, bây giờ lớn lên lại đẹp và thông minh.  Còn làm đại sứ gì gì đó của Liên Hiệp Quốc nữa, đi tranh đấu cho nam nữ bình quyền

- Thế nên tớ theo lời Tản Đà, uống chai Armagnac này với các cậu là hợp lý nhất.  Mai kia xuống tuyền đài, mấy đứa con cháu tụi nó lôi ra nhậu với thịt chó hay chân gà thì nơi chin suối mình cũng ấm ức

- Thế đấy, Việt Nam ta làm việc thì biếng, nhưng nhậu nhẹt thì đứng đầu bảng.  Khổ cái là đa số các trự nhậu chỉ cố uống lấy nhiều chứ ít ai biết uống lấy ngon. 

- Còn mời bạn gái đi uống để tán tỉnh thì càng ít người biết cái nghệ thuật này

- OK.  Đầy đủ về lý lịch chai này rồi nhé.  Giờ mời các cậu nâng ly

- Nhưng đừng chúc gì về sinh nhật, sinh nhiếc nghe.  Tớ đã thề không ăn sinh nhật từ năm 51 tuổi rồi.  Khổ một cái là không ai cho mình quên đâu

- Nhưng rượu ngon thì cứ uống chứ!

- Dĩ nhiên.  Nhưng đến cái tuổi tụi mình, các cậu có thấy là mình gặp phải một cái dilemma khó xử không?

- Ngoài cái bệnh tật ra, không còn vung vít được nữa, ý cậu nói gì?

- Ở cái xã hội này, tiếng là coi trọng người già nhưng lại kỳ thị người già ra gì

- Tớ cũng thấy cái chuyện “kính lão đắc thọ” hơi giả tạo.  Đầu môi mép lưỡi vậy thôi, chứ thật sự ra cũng chẳng mấy ai coi bố mẹ, ông bà là người hữu dụng nữa.  Ngay cả ý kiến  mình chúng nó cũng bỏ ngoài tai thôi

- Tớ lại nhìn từ khía cạnh làm việc.  Và người lớn tuổi cũng có phần trách nhiệm trong sự kỳ thị này.

- Nghĩa là sao?

- Nhìn từ hai đầu cuộc sống đi.  Người trẻ, ra đời làm việc, chỉ mong sớm được về văn phòng ngồi, chỉ tay cho người khác làm.  Ở đầu kia, chúng ta về hưu sớm quá.

- Lâu nay tớ cũng nhận thấy điều này.  Ở những nghề mà mình dễ nhận thấy, như báo chí hay truyền hình chẳng hạn, phóng viên họ gửi đi thu thập tin phần lớn là khoảng 25-35 cả; rất ít ai trên 40.

- Nghề chạy bàn cũng thế.  Bọn mình đi ăn hàng thường xuyên hơn người dân bình thường, đúng không?  Các cậu có để ý là hầu hết nhân viên phục vụ đều là đám trẻ, đa số từ miền quê lên

- Thì bọn nó chưa có nghề ngỗng gì nên phải chạy bàn thôi

- Chính vậy.  Dân mình coi nghề phục vụ là một cái gì không hay, có khi đáng xấu hổ nữa

- Tại vì phục vụ là phải chiều khách hàng; mà khách hàng, ở đâu cũng có những phần tử không đáng cho mình phục vụ

- Nhưng đó là con đường hai chiều.  Mình có phục vụ tốt thì mới khai sáng cho những khách hàng còn u mê được.  Thời các cậu sống ở Âu châu hay Mỹ, các cậu thấy đó : có những người làm nghề chạy bàn suốt đời, nuôi được con cái thành người cũng như có tiền hưu lúc về già, và họ coi đó là một nghề như mọi nghề khác

- Tụi nó có cái tự trọng nên coi khách hàng cũng là người ngang hàng với nhau, tuy việc của họ là phục vụ trong thời gian khách ở  nhà hàng hay khách sạn của mình

- Cái này khó diễn tả ra lắm, nhưng tớ hiểu.  Nhớ hồi đi học, mình cũng hơi bị « khớp » với vài người « garcons »  già dặn, kinh nghiệm và rất biết việc. 

- Nhưng không chỉ nghề phục vụ đâu nhé.  Tớ thấy báo chí cũng thế.  Các sếp gửi những cô cậu mới vào nghề đi săn tin, trong khi những người có kinh nghiệm chút thì ở văn phòng biên tập và làm kinh doanh nhiều hơn là tác nghiệp báo

- Đúng đấy.  Nhiều lúc “bị” phỏng vấn bởi những cô –vì thường là các cô trẻ -- chưa nắm vấn đề, không có khái niệm tổng quát về xã hội, và chỉ hỏi được những câu biên tập ở nhà bảo hỏi.  Thế là hết.

- Thì các cậu xem trên TV cũng vậy.  Có chút cân bằng hơn về giới, nhưng đa phần cũng vẫn chú trọng đưa những gương mặt dễ nhìn, trẻ trung … chứ ít có talk show nào với người host trên 50 tuổi đời cả. 

- Tạ Bích Loan chắc cũng dưới 50 nhỉ ?

- Nhưng có hại gì không ?  Ai chả thích nhìn một cô duyên dáng hơn một ông già đầu bạc, có khi còn bụng phệ nữa ?

- Nói đến bụng phệ tớ mới sực nhớ ra : Từ hơn tháng nay, tớ đang sưu tầm các hình ảnh của các lãnh đạo trong chính quyền, và tớ thấy, trong khoảng 10-15 năm nay, vòng bụng của các bác –lại đa số là đực rựa cả, những người nắm quyền mà !—đã phình ra cùng tiến độ với các em học sinh tiểu học béo phì

- Khuôn mặt cũng đầy đặn hơn nhiều.  Ít khi thấy ai trong Quốc hội hay trong chính phủ với khuôn mặt gầy gò như Văn Cao hay Trịnh Công Sơn nữa

- Thế tức là nước ta đã đủ ăn đủ mặc chứ gì nữa ?  Nhưng bọn mình lại lạc sang một phạm trù khác mất rồi ; bữa nào sẽ đo vòng 2 của các bác quan chức xem sao.  Bây giờ trở lại việc host của các show trên TV còn trẻ quá, như vậy có hại gì không ?

- Hại quá đi chứ.  Thứ nhất là về kiến thức ; chưa sống lâu, chưa trải nghiệm nhiều, thì kiến thức còn nặng về « hái lượm », và thời sự hơn là có bối cảnh của vấn đề

- Hại nữa là về mặt tâm lý và xã hội.  Nếu mọi người chỉ thấy những khuôn mặt trẻ thì mặc nhiên là ta đã công nhận người già không còn gì hữu dụng nữa.  Hoặc chỉ có làm baby-sitters là được thôi

- Hồi xưa ở Mỹ tớ vẫn nghe National Public Radio và một tay bình luận tớ thích nhất là Daniel Schorr.  Bắt đầu vào nghề từ thế chiến thứ Hai, sau đó phóng viên ở Nga thời chiến tranh lạnh, rồi về Washington tác nghiệp, « được » vào enemy list của Richard Nixon, v.v…  nghĩa là suốt đời làm báo.  Hắn binh luận mỗi tuần hai lần trên NPR cho đến khi chết lúc 92 tuổi

- Sống thế mới là sống chứ.  Làm cái gì mình thích và mình giỏi suốt đời.  Không có chuyện về hưu hay đuổi cháu để đút cơm cho nó

- Ở Mỹ thì đông thành phần này lắm : Roger Angell viết cho tờ New Yorker từ năm 1946 thì phải, vẫn còn viết và hiệu đính các nhà văn khác

- Tớ lại thich hai cô đào thời trẻ của tớ, Jane Fonda và Barbra Streisand, bẩy mươi mấy cả rồi mà vẫn còn đóng phim, ra đĩa mới, và hoạt động chính trị

- Bên Pháp thì Jean-Luc Godard, đạo diễn từ thời Nouvelle Vague lúc tớ còn đi học và biểu tình ở bên ấy, vừa ra phim mới « Adieu au Langage » ở tuổi 84

- Frank Gehry, 85, mới xây xong Fondation Louis Vuitton ở Paris

- Betty White, 92, mà vẫn còn đóng hết vai này tới vai khác.  Carl Reiner, cũng 92, vừa mới xuất bản cuốn hồi ký thứ hai « I Just Remember »  

- Thì ngay ở Việt Nam mình đây này : bác Nguyễn Đình Đầu, tuổi đã chín mấy rồi, mà cũng vừa ra sách mới

- Nguyên Ngọc cũng phải « ngoài 80 » rồi chứ nhỉ ?  vẫn còn gân ra phết

- Thế mới thấy là « cái già xồng xộc » nó cũng không hành mọi người như nhau được

- Vậy thì tiếc nhỉ ?  Nước mình bắt đàn ông 60 tuổi về hưu, còn đàn bà thì chỉ tới 55

- Khối người ủng hộ đấy nhé.  Nhiều gia đình cần baby-sitters là một

- Và chính nhiều người cũng đong đóng chờ ngày không phải “sáng lái xe đi, tối lái về”

- Giới trẻ thì thường nghĩ đây là “nhường” việc lại cho con cháu

- Khổ nỗi là tiền lương hưu không đủ sống, nên lại phải kiếm việc làm thêm

- Thế ra cả nước đóng kịch với nhau à?

- Chứ còn gì nữa.  Ra cái luật có vẻ là thật bảo vệ người lao động cũng như trọng nữ quyền.  Nhưng quĩ hưu của nhà nước không đủ tiền trả sao cho tạm đủ sống; nên nhiều người tiếng là về hưu nhưng vẫn bôn ba tìm cái gì làm thêm

- Sống lâu quá cũng hơi phiền đấy chứ nhỉ? 

- Chưa biết chừng, bọn mình mà may mắn, tụi bác sĩ nó tìm ra được những tế bào gốc thay thế các tế bào cũ trong người mình, và mình sống đến 200 tuổi là bình thường

- Không biết có đủ rượu cho tụi mình uống không đây chứ

- Trăm năm nữa thì chưa biết, nhưng hiện tại chai Armagnac này chỉ còn đủ một vòng nữa thôi.  Ta cạn chén nhé

- Sante  -  Salud  -  Cheers  -  L’Chaim  -  

Tin tức trong tháng
Aug 14th, 2014 | BTimes
1

The methods local authorities are using to calculate the gross domestic product (GDP) are inaccurate and impractical, and not used in any country in the world, the Prime Minister said at a Ministry of Planning and Investment’s conference held on August 7.

02/08/2014 - 02:08 | HONG HANH
2

(Dân trí) - Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu Bộ GD-ĐT tiếp thu ý kiến góp ý nhân dân, dư luận xã hội, hoàn thiện phương án cuối cùng kỳ thi quốc gia 2015.

28/08/14 | NGỌC QUANG
3

(GDVN) - "Bộ trưởng Bộ GD & ĐT chịu trách nhiệm về vấn đề này và sớm lựa chọn phương án để công bố. Bộ chọn phương án nào thì phải nêu rõ lý lẽ, giải thích cho dân...".

23/08/2014 | VAN CHUNG
4

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết phương án 1 kỳ thi chung quốc gia sẽ sớm được công bố trong 1-2 tuần tới nhưng những tranh luận nảy lửa vẫn diễn ra trong cuộc hội thảo sáng 23/8 tại Viện Khoa học giáo dục VN.

27/08/2014 | P. Thao
5

(Dân trí) - Chiều 26/8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì cuộc họp về những nội dung lớn về đổi mới hệ thống giáo dục quốc dân; chương trình, sách giáo khoa (SGK); phương án tổ chức kỳ thi Trung học phổ thông (THPT).

26/08/2014
6

(Chinhphu.vn) - Sáng 26/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp về giao quyền tự chủ đối với các trường đại học công lập. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương, trường Đại học tham dự cuộc họp. Dưới đây là toàn văn thông cáo về cuộc họp.

28/08/2014 | H.A.
7

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết sẽ không giới hạn số trường ĐH công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ nếu đáp ứng đủ điều kiện.

26/08/2014 | Đình Hải - Đình Nam
8

Đẩy nhanh hơn, mạnh hơn việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học để tạo đột phá trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học, tạo điều kiện cho các trường đại học phát triển bền vững hơn.

20/08/2014 | Vĩnh Hà
9

TT - Năm học 2014-2015, Bộ GD-ĐT chỉ đạo tiếp tục mở rộng mô hình “trường học mới” vào bậc THCS, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết tại cuộc tập huấn triển khai mô hình này ngày 18-8.

19/08/2014 | Hồng Hạnh
10

(Dân trí) - Tính đến cuối năm 2013 - 2014 , cả nước có 471 trường ĐH, CĐ, số giảng viên trong các trường này là 91.633 người nhưng chỉ có 517 người có học hàm giáo sư. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho rằng, số lượng giảng viên hiện nay vẫn thiếu và yếu về số lượng.

02/08/2014 - 00:04 | Tue Van
11

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, ngày 30/5/1985, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước để tặng các nghệ sỹ, nhà giáo, thầy thuốc. Tính đến năm 2012, qua 12 lần xét tặng, Chủ tịch nước đã phong tặng 528 Nhà giáo Nhân dân và 6735 Nhà giáo Ưu tú.

18/08/2014 | Hồng Hạnh
12

(Dân trí) - Thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo đối với giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT đã đưa ra 7 giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo như chuẩn hóa cơ cấu hệ thống, kiểm định chất lượng đào tạo, phát triển chương trình chất lượng cao…

17/08/2014 | Hồng Hạnh
13

Tại hội nghị Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng năm 2014, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã cho biết: Bộ GD-ĐT đã ban hành các quy chế đào tạo, các quy định về điều kiện giảng viên, các cơ sở đào tạo đã có nhiều nỗ lực, huy động các nguồn lực để thực hiện đúng quy định, duy trì và phát triển các điều kiện đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, việc tổ chức đào tạo của các trường còn bộc lộ nhiều hạn chế.

18/08/2014 | S.H.
14

(Dân trí) - Tuyển sinh vượt chỉ tiêu, tuyển sinh không đúng đối tượng, thiếu giảng viên, cán bộ quản lý... Hàng loạt sai phạm của trong công tác đào tạo của ĐH Mở TPHCM đã được Thanh tra Chính phủ chỉ ra sau khi kết thúc thanh tra tại trường này.

02/08/2014 | S.H.
15

(Dân trí) - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga vừa có công văn gửi các trường ĐH, CĐ và học viện về việc xây dựng đề án tự chủ tuyển sinh. Theo đó, chậm nhất vào ngày 30/9 các trường phải gửi đề án tự chủ tuyển sinh.

30/08/14 | NGỌC QUANG
16

(GDVN) - Nhiều chuyên gia giáo dục nhận định, điểm thi tốt nghiệp THPT không đáng tin cậy để xét tuyển đại học, nhưng lãnh đạo Bộ Giáo dục cho rằng có căn cứ.

05/08/2014 | Hồng Hạnh
17

(Dân trí) - Sáng nay 5/8, Bộ Nội vụ đã công bố Quyết định số 1249/QĐ-TTg ngày 24/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại bà Nguyễn Thị Nghĩa giữ chức Thứ trưởng Bộ GD-ĐT.

27/08/2014 | S.H.
18

(Dân trí) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có Quyết định về việc công nhận kết quả tuyển dụng viên chức xét tuyển đặc cách vào các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS công lập trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội 2014. Theo đó có 1.069 thí sinh trúng tuyển đặc cách.

27/08/2014 | S.H.
19

(Dân trí) - Chiều 26/8, đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: Theo Nghị định 29, chỉ có thủ khoa xuất sắc được xem xét đặc cách tuyển thẳng. Các trường hợp còn lại kể cả thí sinh trong hay ngoài nước, tiến sĩ hay cử nhân đều phải qua xét tuyển theo bảng điểm học tập, thực hành.

29/08/2014
20

(Dân trí) - Ngày 29/8, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có thư gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới 2014-2015. Trong thư, Chủ tịch nước đề nghị, năm học 2014-2015 ngành Giáo dục cần tiếp tục phát huy và nhân rộng những mô hình mới, cách làm hay của các điển hình tiên tiến.

21

SOAS, University of London, invites applications to the second round of Alphawood Scholarships. The closing date for 2015 applications is 18 December at 1pm (UK time).
The scholarships are open to students who are normally resident in Brunei, Cambodia, East Timor, Indonesia, Laos, Malaysia, Myanmar/Burma, Singapore, Thailand and Vietnam. The scholarships are open to students wishing to study a range of courses from Postgraduate Diploma to Doctorate level, with English language tuition and pre-course training also available. Upon completion of degree programmes, students are expected to return to the region to contribute to the development of understanding and preservation of art and architecture in heritage organisations, museums and galleries, universities, research institutions and government departments. The aim of the academic programme is to advance the understanding and preservation of Buddhist and Hindu art in Southeast Asia through study and research,
The Alphawood Scholarship covers tuition fees in full, and a generous maintenance allowance towards the costs of living and studying in central London, as well as flights to and from the UK at the start and end of the course. Visa costs will also be covered.
Please visit the Alphawood Scholarships web page on the SOAS website for more information:https://www.soas.ac.uk/registry/scholarships/alphawood-scholarships.html
Or contact Simone Green, Project Administrator: simone.green@soas.ac.uk

16/08/2014 | Danielle M. LaSusa, Truthout | News Analysis
22

On June 19-21, 2014, Southern Illinois University at Edwardsville, hosted the first-ever "Diverse Lineages of Existentialism" conference. Hailed by many participants as an historic conference, it brought together hundreds of scholars from every continent (save Antarctica), who work in existentialism, phenomenology, and a variety of other approaches to philosophy and thought from Africana, feminist, Latino, Continental, Marxist and global perspectives.

Du 4 au 6 septembre, colloque Arts du Vietnam, nouvelles approches
23
September 4th, 2014
24

Launch of "Operation Light at the End of the Tunnel"

MIKE CERRE, a former ABC News Correspondent and Vietnam Veteran, will interview CHUCK SEARCY, a former Army Intelligence analyst during the war, who now works with Veterans for Peace and an International Advisor for Project RENEW, is working with Vietnamese teams to clean up the dangerous UXO and Agent Orange legacies left from the war.

01/08/2014 | Thụy Miên
25

(TNO) Theo thông cáo báo chí từ Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội vào ngày 1.8, chương trình học bổng Trao đổi học giả Fulbright Mỹ - ASEAN đã bắt đầu nhận hồ sơ cho năm học 2015.
Hạn nộp hồ sơ: Thứ sáu, ngày 31.10.2014. Chỉ chấp nhận hồ sơ trực tuyến, truy cập tại:https://apply.embark.com/student/fulbright/scholars/30

23/08/2014 | Pham Thanh
26

(Dân trí) - Tận tay trao cho các em những suất học bổng, Giáo sư Odon Vallet khẳng định, sự phát triển của dân tộc Việt Nam đặt lên vai thế hệ tri thức hệ trẻ.
Sáng nay (23/8), tại Văn Miếu Hà Nội, chương trình Gặp gỡ Việt Nam đã trao học bổng cho các học sinh, học viên cao học và nghiên cứu sinh xuất sắc khu vực miền Bắc. Đây là chương trình nằm trong kế hoạch trao 2.250 suất học bổng Vallet năm 2014, với tổng giá gần 20 tỷ đồng

27

Writers’ Workshop and Publication Project: Chinese Natural Resource Extraction in Southeast Asia: Cooperation or Conflict?

Date: May 25-26th, 2015
Venue: Institute of Southeast Asian Studies (ISEAS), 30 Heng Mui Keng Terrace, Singapore
Applications should be sent by email China-SEAsia@iseas.edu.sg by January 15, 2015.
Applications should contain:
(1) Abstract for proposed paper (no more than 300 words)
(2) Curriculum Vitae or short bio of relevant experience (no more than 300 words)
(3) Short statement of need and amount requested for travel support, if applicable
Selected applicants will be contacted by January 31, 2015.
More info, contact: Jason Morris-Jung jason_morris-jung@iseas.edu.sg or
Zhao Hong zhao_hong@iseas.edu.sg

AUG. 24, 2014 | By BENEDICT NIGHTINGALE
28

Richard Attenborough, a distinguished stage and film actor in Britain who reinvented himself to become the internationally admired director of the epic “Gandhi” and other films, died on Sunday. He was 90.
Until the early 1960s, Mr. Attenborough was a familiar actor in Britain but little known in the United States. But it was not until he appeared with his friend Steve McQueen and a sterling ensemble cast in the 1963 war film “The Great Escape,” his first Hollywood feature, that he found a trans-Atlantic audience. His role, as a British officer masterminding an escape plan from a German prisoner-of-war camp, was integral to one of the most revered and enjoyable of all World War II films.

AUG. 12, 2014 | By ENID NEMY
29

Lauren Bacall, the actress whose provocative glamour elevated her to stardom in Hollywood’s golden age and whose lasting mystique put her on a plateau in American culture that few stars reach, died on Tuesday in New York. She was 89.
With an insinuating pose and a seductive, throaty voice — her simplest remark sounded like a jungle mating call, one critic said — Ms. Bacall shot to fame in 1944 with her first movie, Howard Hawks’s adaptation of the Ernest Hemingway novel “To Have and Have Not,” playing opposite Humphrey Bogart, who became her lover on the set and later her husband.
It was a smashing debut sealed with a handful of lines now engraved in Hollywood history.

22/08/2014 | Hien Nhi
30

(TNO) Nhà văn Anh Đức, "cha đẻ" của nhân vật chị Tư Hậu và chị Sứ, đã qua đời vào rạng sáng nay 22.8, hưởng thọ 79 tuổi.
Nhà văn Anh Đức, tên thật là Bùi Đức Ái, sinh năm 1935 tại An Giang. Ông nhanh chóng gia nhập phong trào kháng chiến ở miền Nam, và được nhà văn Đoàn Giỏi phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu văn học.
Năm 1958, nhà văn Anh Đức cho ra đời tiểu thuyết Một chuyện chép ở bệnh viện, kể lại cuộc hội ngộ với người phụ nữ trẻ, giàu nghị lực tên Tư Hậu. Sau đó, nhân vật này đã trở nên quen thuộc với rất nhiều thế hệ người Việt khi tiểu thuyết được chuyển thể thành kịch bản của bộ phim Chị Tư Hậu nổi tiếng.

AUG. 22, 2014 | By DOUGLAS MARTIN
31

Over the years Mr. Chung — who died on Aug. 1 at 91 at his home in Daejeon, South Korea — amassed evidence that American troops had systematically killed more than 100, and possibly as many as 400, civilian refugees early in the Korean War near a railroad bridge outside the South Korean village of No Gun Ri. He sent more than a dozen petitions to the American government demanding an apology and compensation.

AUG. 3, 2014 | By MARGALIT FOX
32

Harun Farocki, an avant-garde German filmmaker and video artist whose work examined the ways images are used to inform, instruct, persuade and propagandize, died on Wednesday near Berlin. He was 70.<br>His best-known early film, “Inextinguishable Fire” (1969), is a meditation on the United States’ use of napalm in Vietnam. Little actual combat footage was employed; instead, Mr. Farocki presented images suggesting the sterile offices of the Dow Chemical Company, which manufactured napalm.

AUG. 20, 2014 | By ELLEN BARRY
33

NEW DELHI — B. K. S. Iyengar, who helped introduce the practice of yoga to a Western world awakening to the notion of an inner life, died on Wednesday in the southern Indian city of Pune. He was 95.<br>A meeting in 1952 with the violinist Yehudi Menuhin, an early yoga devotee, proved to be a turning point, and Mr. Iyengar began traveling with Mr. Menuhin, eventually opening institutes on six continents.

AUG. 16, 2014 | By PAUL VITELLO
34

Eroni Kumana, who lived his entire life on a tiny Pacific island called Rannoga, about 900 miles east of New Guinea, in a village without electricity, telephone service, running water or a paved road, left his mark on the history of the world on or about Aug. 5 and 6, 1943.
That was when he and a fellow boatman, Biuku Gasa, were credited with spotting and rescuing Navy Lt. John F. Kennedy and members of his PT-109 crew, nearly a week after their boat had been destroyed by a Japanese warship in theSolomon Islands.
When he died at 96 on Aug. 3 in his native village of Kongu, the monuments he left behind consisted mainly of the innumerable carved canoes and grass huts he had built or helped build during his lifetime, said Rellysdom A. Malakana, his grandson.

AUG. 14, 2014 | By MICHAEL FORSYTHE
35

Pierre Ryckmans, a Belgian-born scholar of China who challenged a romanticized Western view of Mao Zedong in the 1960s with his early portrayal of Mao’s Cultural Revolution as chaotic and destructive, died on Monday at his home in Sydney, Australia. He was 78.<br>Mr. Ryckmans, who was better known by his pen name, Simon Leys, fell in love with China at the age of 19 while touring the country with fellow Belgian students in 1955. One highlight was an audience with Prime Minister Zhou Enlai. The man-made famine of Mao’s Great Leap Forward and his Cultural Revolution, which began in 1966 and ended about the time of Mao’s death, in 1976, were still in the future. There was much to be admired in the new China.

AUG. 25, 2014 | By RICHARD PÉREZ-PEÑA
36

John G. Sperling, a pioneer of for-profit education who turned a $26,000 investment into the multibillion-dollar University of Phoenix, calling himself “an unintentional entrepreneur and an accidental C.E.O.,” died on Friday in the San Francisco area. He was 93.
Mr. Sperling, who lived in the Bay Area and in Phoenix, led the life of a stubborn iconoclast. A survivor of childhood illness, learning disability, poverty and physical abuse, he earned a doctorate from the University of Cambridge; a liberal former union organizer, he spent years battling government regulation; a longtime professor who did not enter business until his 50s, he became a spectacularly successful capitalist.
With the University of Phoenix, he defied convention by serving working adults, offering unusual class schedules, giving credit for skills earned outside classrooms — and turning a profit.

Aug 30th 2014
37

Simin Behbahani, the “Lioness of Iran”, died on August 19th, aged 87

She borrowed the styles of the masters, but not their substance. They wrote of goblets of wine, and nightingales, and laments for their beloved. She wrote of love, too, but also of politics and of life’s darker realities. “O moaning starving masses, what will you do? O poor anguished nation, what will you do?” asked the first line of her first published poem. Later she wrote about prostitutes hustling in the streets of Tehran, and about the pain of a mother unable to afford pistachios for her son. LINK

Nghiên cứu tư liệu
01/08/2014 | Thanh Tùng
1

(TNO) Đó là báo cáo của bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, tại hội nghị dinh dưỡng TP.HCM mở rộng lần 3 diễn ra ngày 1.8.

24/08/2014
2

Nhà giáo ưu tú Vũ Thế Khôi, trưởng nam của GS Vũ Đình Hòe (Bộ trưởng Giáo dục đầu tiên của Việt Nam Dân chủ cộng hòa) lần đầu tiên giới thiệu một tài liệu quý liên quan tới cải cách giáo dục thời kỳ nước nhà mới giành độc lập. Mô hình này có một số điểm ngày nay vẫn khả thủ như: tính hướng nghiệp (“tuyển trạch”) cụ thể sau mỗi bậc học (bắt đầu từ sau tiểu học, do nhiều học sinh vào đầu cấp đã khá lớn tuổi), sự liên thông giữa “ngành học tổng quát” (phổ thông văn hóa) “ngành học chuyên môn” (phổ thông chuyên nghiệp), tính thực hành cao (có đào tạo kỹ sư thực hành).

10/07/2014
3

Men Still Make up Majority of Computer Professionals<br>The U.S. Census Bureau reported today that 74 percent of those who have a bachelor’s degree in science, technology, engineering and math — commonly referred to as STEM — are not employed in STEM occupations. In addition, men continue to be overrepresented in STEM, especially in computer and engineering occupations. About 86 percent of engineers and 74 percent of computer professionals are men

AUG. 25, 2014 | By RICHARD PÉREZ-PEÑA
4

A series of federal surveys of selective colleges found virtually no change from the 1990s to 2012 in enrollment of students who are less well off — less than 15 percent by some measures — even though there was a huge increase over that time in the number of such students going to college. Similar studies looking at a narrower range of top wealthy universities back those findings. With race-based affirmative action losing both judicial and public support, many have urged selective colleges to shift more focus to economic diversity.

Aug. 21, 2014 | Belinda Luscombe
5

People have long suspected that there’s a cost to all this digital data all the time, right at our fingertips. Now there’sa study out of UCLA that might prove those digital skeptics right. In the study, kids who were deprived of screens for five days got much better at reading people’s emotions than kids who continued their normal screen-filled lives.
The California research team’s findings, published in the journal Computers in Human Behaviorthis month tries to analyze the impact digital media has on humans’ ability to communicate face-to-face.

AUG. 27, 2014 | Nicholas Kristof
6

Research in the last couple of decades suggests that the problem is not so much overt racists. Rather, the larger problem is a broad swath of people who consider themselves enlightened, who intellectually believe in racial equality, who deplore discrimination, yet who harbor unconscious attitudes that result in discriminatory policies and behavior.

28/08/2014 | Du Tử Lê
7

Trong lịch sử tân nhạc Việt, dường như không có một nhạc sĩ nào nổi tiếng ngay với sáng tác đầu tay, ở tuổi niên thiếu, khi chỉ mới 14, 15 tuổi, như trường hợp Cung Tiến. Có dễ chính vì thế mà, có người không ngần ngại gọi hiện tượng Cung Tiến là thiên tài của bộ môn nghệ thuật này.<br>Nói vậy, không có nghĩa chúng ta không có nhiều nhạc sĩ (cũng như thi sĩ), bước vào sân chơi VHNT rất sớm. Thậm chí có người chỉ ở độ tuổi lên 9, lên 10... Nhưng để được đám đông biết đến hay, được những người cùng giới công nhận thì, chí ít cũng phải nhiều năm sau. Ở đây, chúng ta cũng không nên loại trừ trường hợp, nếu có những nhạc sĩ (hay thi sĩ) thành danh chỉ với một bài duy nhất thì, cũng có những người viết nhạc (làm thơ) trọn đời vẫn không được dư luận biết tới!

Monday, August 18, 2014 | Hà Giang/Người Việt
8

Tác giả Lan Cao là một trong những người Mỹ gốc Việt viết sách tiếng Anh hiếm hoi được những nhà xuất bản có tiếng của Hoa Kỳ chọn in. Bà tên thật là Cao thị Phương Lan, và là ái nữ của cố đại tướng Cao Văn Viên, vị Tổng Tham Mưu Trưởng cuối cùng trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Tác giả Lan Cao vừa được Viking Penguin phát hành cuốn sách thứ hai, có tên “The Lotus and the Storm,” sau khi xuất bản cuốn “Monkey Bridge” rất thành công của bà vào năm 1997.

AUG. 5, 2014 | By PATTI SMITH
9

A devotional anticipation is generated by the announcement of a new Haruki Murakami book. Readers wait for his work the way past generations lined up at record stores for new albums by the Beatles or Bob Dylan. There is a happily frenzied collective expectancy — the effect of cultural voice, the Murakami effect. Within seven days of its midnight release, “Colorless Tsukuru Tazaki and His Years of Pilgrimage” sold over one million copies in Japan.
COLORLESS TSUKURU TAZAKI AND HIS YEARS OF PILGRIMAGE
By Haruki Murakami
Translated by Philip Gabriel
386 pp. Alfred A. Knopf. $25.95.

AUG. 7, 2014
10

You’re hosting a literary dinner party. Which three writers are invited?
Jhumpa Lahiri, Ann Patchett and Louise Erdrich. With three women, you know they will carry the conversation completely, no need for me to say a word, which is exactly how I like it. I love to hear women talk. I’ll make the salad, the seafood risotto, the rhubarb crisp, and clear the dishes, pour the wine, serve the coffee, and sit and smile. Afterward I’ll make it into a novella.

AUG. 29, 2014 | By CHRISTOPHER DICKEY
11

As I read those passages, I could not help reflecting on more recent history. Timberg does not draw the parallel, but I believe it is impossible to finish his account of the ordeals he went through and not think of all the men and women suffering in hospitals today from the wounds received in the even more thankless wars of Iraq and Afghanistan: “There is relief at having defied death and a kind of macho attitude that reflects the attention one is receiving and the camaraderie of fellow soldiers in similar circumstances,” Timberg writes. This is when we hear “the seriously injured serviceman who talks about how he’s not going to let his wounds beat him and how he just wants to get back into the fight.”
“Those are honest emotions, but they are situational,” Timberg adds. “The day ultimately comes when the attention diminishes, the good fellowship is no more because he is mostly alone, and he is faced with the chilling prospect of a lifetime of coping with what war has turned him into.”
BLUE-EYED BOY
A Memoir
By Robert Timberg
Illustrated. 304 pp. The Penguin Press. $27.95.

AUG. 28, 2014 | By RALPH BLUMENTHAL
12

But the final agony that abandoned hundreds of thousands of America’s South Vietnamese allies, while heroically saving others, is an often-overlooked chapter, now starkly exposed in “Last Days in Vietnam” a documentary by Rory Kennedy that opens Friday.
“It’s shocking to me how few people know what happened,” Ms. Kennedy said.

AUGUST 14, 2014 ISSUE | David Bromwich
13

Ivory Tower
a film directed by Andrew Rossi

Andrew Rossi’s documentary Ivory Tower prods us to think about the crisis of higher education. But is there a crisis? Expensive gambles, unforeseen losses, and investments whose soundness has yet to be decided have raised the price of a college education so high that today on average it costs eleven times as much as it did in 1978. Underlying the anxiety about the worth of a college degree is a suspicion that old methods and the old knowledge will soon be eclipsed by technology.

Ý kiến nhận xét
01/08/2014 08:58 (GMT + 7) | Thanh Tuấn – Trần Huỳnh
1

TT - Hầu hết đại biểu ở hội thảo về cải cách giáo dục đại học do Nhóm đối thoại giáo dục và Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM tổ chức ngày 31-7 đều báo động về tình trạng lạc hậu của bậc đào tạo này.

01/08/2014 | Nguyễn Loan
2

TS. Đàm Quang Minh - Tổ chức giáo dục Hoa Kỳ - không ngần ngại chỉ ra rằng, ĐH ngoài công lập ở Việt Nam đang chết dần "vì cơ chế và sự kỳ thị của xã hội". Đến năm 2020 sẽ có nhiều trường tư thục sụp đổ, thậm chí cả trường công lập vì không có sinh viên.

Theo ông Minh, nhiều người cho rằng Việt Nam có rất nhiều sinh viên theo học ở các trường, song thực tế cho thấy chúng ta chỉ có 9,7% người dân có bằng cấp (đại học, cao đẳng trở lên), trong khi đó ở Thái Lan là 17%; Malaysia là 24% còn Mỹ là 65,4%...

01/08/2014 | Hà Ánh - Đăng Nguyên
3

Theo GS Ngô Bảo Châu, điều đáng lo ngại nhất là quy trình xây dựng, cải tiến đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu ở các đại học VN hoàn toàn ngược với quy trình của các trường đại học ở các nước tiên tiến.
GS rất thẳng thắn khi chỉ ra rằng chất lượng chung của các trường ĐH là điểm tối nhất trong bức tranh chung của ngành giáo dục VN. Quy trình xây dựng, cải tiến đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu ở các ĐH VN là tập trung bồi dưỡng mọi nguồn lực để đưa chính những sinh viên tốt nghiệp của trường mình trở lại làm giảng viên. Trong khi đó các nước phương Tây hạn chế tối đa ứng viên tốt nghiệp từ trường mình. Các trường chỉ ưu tiên tuyển người mình tạo ra nên thiếu sự cạnh tranh của các nguồn khác.

17/08/2014 | Nguyễn Văn Tuấn
4

(Dân trí) - Nếu đọc qui chế đào tạo tiến sĩ thì người đọc có thể thấy qui trình đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam cũng tương đối chuẩn mực. Nhưng trong thực tế, đây đó xảy ra những chuyện có thể nói là ... không giống ai. Ở đây, tôi chỉ nêu vài vấn đề nổi cộm và hi vọng rằng sẽ được khắc phục trong tương lai gần.

Xin trân trọng giới thiệu bài viết của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, chuyên gia cao cấp tại Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, giáo sư Trường ĐH New South Wales (Australia) bàn về việc đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam.

27/08/2014 | Nguyen Van Tuan
5

Quan sát nền giáo dục VN hiện nay, tôi thấy có một vấn đề, đó là tình trạng chuộng chạy theo "sao". Giáo dục trung học thì chạy theo huy chương Olympic quốc tế. Giáo dục đại học thì mơ có tên trong các bảng xếp hạng đại học hàng đầu thế giới. Khoa học thì mơ đến giải Nobel.

18/08/2014 | Nguyễn Văn Tuấn
6

Chính sách chung của Chính phủ thì khá rõ ràng, nhưng khi xuống đến đại học thì mỗi nơi lại hiểu và làm mỗi khác, có lẽ tuỳ thuộc vào cá nhân lãnh đạo.
Có các trường đại học đẳng cấp quốc tế, nằm trong bảng xếp hạng Top 500, 200 khu vực và thế giới là mong muốn, mục tiêu của Chính phủ, cũng như là đích phấn đấu của nhiều lãnh đạo các đại học Việt Nam. Thế nhưng, trong thực tế đây đó vẫn còn những tư duy lỗi thời về nghiên cứu khoa học (NCKH), và có thể nói là làm cản trở sự hội nhập của đại học Việt Nam.

01/08/2014 | LE HUYEN
7

“Việc bổ nhiệm giáo sư không do sự chủ động của các trường; hệ thống quản lý, tư duy quản lý xin - cho vẫn còn khá rõ. Chính sách tiền lương, chính sách thu hút và đãi ngộ vẫn chưa rõ ràng. Thu nhập của giảng viên ĐH tại Việt Nam hiện còn quá thấp và khi xét tăng lương thì lại cứng nhắc” – lời GS Ngô Bảo Châu.

31/7/2014 | Phan Linh
8

Vị GS cho rằng, giáo dục đại học đã tụt hậu ngay với các nước trong khu vực, còn Bộ trưởng Nguyễn Quân nhận định, vấn đề nằm ở tự chủ tài chính, bản thân ông và Bộ trưởng Giáo dục cũng không quyết định được lương cho GS Châu.

"Việc xây dựng đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các trường đại học ở Việt Nam đang làm ngược quy trình với thế giới ở tất cả các bước", Giáo sư Ngô Bảo Châu nêu vấn đề tại Hội thảo về “Cải cách giáo dục đại học" diễn ra tại TP HCM ngày 31/7.

01 tháng 08 năm 2014 | Quý Hiên
9

TP - Hôm qua, tại TP Hồ Chí Minh, Nhóm Đối thoại Giáo dục của GS Ngô Bảo Châu đã tổ chức hội thảo chuyên đề Cải cách giáo dục đại học. Trong ngày đầu tiên, tám diễn giả lần lượt đưa ra bức tranh phác thảo đại học Việt Nam từ các góc quan sát của mình, gồm quản trị đại học, tự chủ, tài chính - chất lượng và số hóa.

02 tháng 08 năm 2014 | Quý Hiên
10

TP - Trong hai phiên thảo luận cuối cùng của hội thảo Cải cách Giáo dục Đại học (GDĐH) do nhóm Đối thoại Giáo dục của GS Ngô Bảo Châu chủ trì, diễn giả cũng như khách mời tiếp tục mổ xẻ những bất cập trong GD ĐH Việt Nam để cùng tìm kiếm, đề xuất giải pháp. Không chỉ đưa ra những bất cập về chính sách, các học giả cho rằng các trường ĐH cũng cần soi lại chính mình.

27/08/2014 | Tran Huynh
11

Ngày 27-8, ĐHQG TP.HCM đã tổ chức tọa đàm công tác tuyển sinh ĐH, CĐ với sự tham gia của nhiều trường ĐH phía Nam.
Tại đây, PGS.TS Phan Thanh Bình, giám đốc ĐHQG TP.HCM đã thông tin nội dung cuộc họp hội đồng quốc gia giáo dục diễn ra tại Hà Nội ngày 26-7.
Theo đó, ông Bình cho biết trước mắt trong năm 2015, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức một kỳ thi quốc gia chung để đánh giá trình độ phổ thông. Sau đó, dựa vào kết quả của kỳ thi này, các trường ĐH sẽ công bố mức điểm xét tuyển. Việc đánh giá thang điểm, các trường tốp trên đòi hỏi thang điểm cao, tốp dưới sẽ thấp hơn.
Còn đối với tốt nghiệp THPT có chuẩn riêng. Mỗi trường ĐH có thể sẽ xét tuyển hoặc tổ chức thi thêm để tuyển chọn thí sinh có trình độ phù hợp yêu cầu của trường mình. Thậm chí các trường có thể tổ chức kiểm tra năng lực trước kỳ thi chung (giống như cách làm hiện nay của Trường ĐH FPT test IQ, ngoại ngữ…).

05/08/2014 | Tuần VN
12

“Vấn đề của chúng ta là nói hay nhưng không làm, hoặc làm không được bao nhiêu. Chẳng hạn như nói Giáo dục là quốc sách hàng đầu nhưng trên thực tế từ khi nêu ra khẩu hiệu ấy cho đến nay thì giáo dục ngày càng ì ạch" - GS Chu Hảo nhận xét.

20/08/2014 | Lê Thanh Phong
13

Chưa lần nào có đại học Việt Nam lọt vào top 500 của Academic Ranking of World Universities và lần này tất nhiên cũng không. Sẽ không ai ngạc nhiên về sự vắng mặt của đại học Việt Nam trong top 500, bởi vì hiện thực đã chứng minh đầy đủ về chất lượng đào tạo đại học tại Việt Nam và đó cũng là câu trả lời vì sao.

01/08/2014 | Bùi Văn Nam Sơn
14

“Người Anh yêu tự do như yêu vợ, người Pháp yêu tự do như yêu người tình, còn người Đức yêu tự do như yêu... bà ngoại!” - nhận xét hài hước ấy của thi sĩ Đức Heinrich Heine phản ánh đúng tâm thế của thời đại trước, trong và sau Đại cách mạng Pháp.

17/08/2014
15

Giáo dục đại học là một thị trường thực sự và cần rất ít sự can thiệp của Nhà nước. PGS Trần Ngọc Anh (ĐH Indiana - Mỹ) nêu quan điểm như vậy trong chương trình "Đối thoại chính sách". Trong khi đó, GS Ngô Bảo Châu (ĐH Chicago - Mỹ), và PGS Đỗ Quốc Anh (Học viện Nghiên cứu chính trị Paris - Pháp) thì thận trọng hơn.

AUG. 16, 2014 | By DAVID L. KIRP
16

It’s impossible to improve education by doing an end run around inherently complicated and messy human relationships. All youngsters need to believe that they have a stake in the future, a goal worth striving for, if they’re going to make it in school. They need a champion, someone who believes in them, and that’s where teachers enter the picture. The most effective approaches foster bonds of caring between teachers and their students.

01/08/2014 | Trang Trịnh
17

LTS. Khẳng định dưới đây có thể gây sốc cho nhiều người, nhưng nghệ sĩ piano Trang Trịnh sẽ chứng minh một cách đầy thuyết phục cho điều cô nói bằng những trải nghiệm cá nhân trong thời gian cô sinh sống và học tập ở nước ngoài.

AUG. 18, 2014 | Frank Bruni
18

When job protections are based disproportionately on time served, he said, they don’t adequately inspire and motivate. Referring to himself and other tenure critics, he said, “We want a tenure system that actually means something, that’s a badge of honor you wear as one of the best practitioners in the field and not just because you’re breathing.”

AUG. 9, 2014 | Nicholas Kristof
19

YAMHILL, Ore. — ONE delusion common among America’s successful people is that they triumphed just because of hard work and intelligence.
In fact, their big break came when they were conceived in middle-class American families who loved them, read them stories, and nurtured them with Little League sports, library cards and music lessons. They were programmed for success by the time they were zygotes.

AUG. 30, 2014 | Frank Bruni
20

According to a 2012 Pew poll that drew considerable attention, nearly 20 percent of adults in this country fell into that category. Less than a third of those people labeled themselves atheists or agnostics. Seemingly more of them had a belief in some kind of higher power, but that conviction was unmoored, unclassifiable and maybe tenuous. These nomads aren’t looking for a church, but may want some of the virtues — emotional grounding, psychic grace — that are associated and sometimes conflated with one. The subtitle of “Waking Up” can be read as a summons to them: “A Guide to Spirituality Without Religion.”

AUG. 14, 2014 | By TSERING WOESER
21

The school was segregated; we minorities were isolated in a different part of the campus and we rarely saw any of our Han Chinese peers. Our teachers, all Han Chinese, had no experience teaching minorities. Most of my classmates were Tibetans; the rest were Yi people, a minority in the Chengdu region. We all came to the school speaking many different dialects and languages; some stuck to their mother tongues, others spoke Chinese dialects. But soon enough, every one of us mastered the local Chengdu dialect.
Only when we were older did we realize that in the process of assimilating we had left behind a piece of ourselves. I, for one, lost my grip on some traditional Tibetan sounds. My relatives in Lhasa would later say my tongue must have been operated on by the Chinese. Tibetan — my mother tongue — became so mangled that even my pronunciation of “Lhasa” didn’t sound right.

Trà dư tửu hậu
30/07/2014 14:31 (GMT + 7) | Minh Giảng
1

TTO - Sáng 30-7, Ban giám hiệu Trường ĐH Hoa Sen đã tổ chức một hội nghị có tên “Trước nguy cơ Trường ĐH Hoa Sen bị chiếm đoạt”.
Hội nghị có sự tham gia của ban giám hiệu trường, cán bộ, giảng viên, nhân viên và một số cổ đông của trường.
Mở đầu hội nghị, đại diện nhà trường trình bày về khả năng trường bị người khác sở hữu như thế nào, những khả năng nào sẽ diễn ra cũng như thảo luận với chủ đề: hệ quả đối với giảng viên, nhân viên, sinh viên, cổ đông và lợi ích xã hội khi nhóm cổ đông kiểm soát trường.
Nhiều giảng viên và các cá nhân liên quan đã đưa ra các ý kiến về vấn đề này và nội dung ý kiến có nhiều điều trái ngược nhau.

31/07/2014 | Minh Giảng
2

TT - Kết thúc hội nghị - một hội nghị có tên thật lạ: “Trước nguy cơ Trường ĐH Hoa Sen bị chiếm đoạt” do ban giám hiệu Trường ĐH Hoa Sen tổ chức sáng 30-7, bà hiệu trưởng Bùi Trân Phượng tâm sự trường đến cớ sự ngày hôm nay là có lỗi của bà khi chọn nhầm người và bố trí vị trí làm việc không đúng.

29/08/2014 | Minh Giang
3

TTO - Trường Đại học FPT vừa ký kết thoả thuận hợp tác với Công ty Cổ phần Thanh Hoa Concert đưa âm nhạc dân gian vào chương trình đào tạo của trường.

01/08/2014 05:30 (GMT + 7) | Doan Hue Dung
4

TT - Không nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, càng không nên giao kỳ thi này cho các địa phương tổ chức như ý kiến của một số người.

31/07/2014
5

"Theo tôi, thi tốt nghiệp PTTH mà đỗ 99% là không được. Bộ Giáo dục phải làm thế nào đó để chỉ đỗ 70% thôi thì chất lượng đầu vào đại học sẽ được nâng cao".
Trao đổi với PV , PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo và Đào tạo thẳng thắn cho biết, ông chưa yên tâm với cả 3 phương án mà Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu ra cho một kỳ thi quốc gia vào năm 2015.

24/08/2014 | Vĩnh Hà
6

TT - Với ba phương án kỳ thi quốc gia năm 2015 do Bộ GD-ĐT đưa ra, nhiều chuyên gia cho rằng bộ đang làm quy trình ngược và không đồng tình với cả ba.
“Tôi không hiểu cách làm của Bộ GD-ĐT khi đưa ra ba phương án đổi mới thi. Không hiểu bởi vì nội dung chương trình, hệ thống giáo dục chưa thay đổi và còn đang phải bàn nhưng đột nhiên bộ lại đưa ra các phương án để đổi mới. Việc đổi mới này dựa trên nghiên cứu như thế nào? Đổi mới thế nhằm mục đích gì? Cái này Bộ GD-ĐT chưa làm rõ” - GS-TSKH Phạm Minh Hạc mở đầu hội thảo bằng phát biểu thẳng thắn.

30/08/2014 | Hong Hanh
7

(Dân trí) - Góp ý về 3 phương án thi quốc gia, GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng: “Cả 3 phương án do Bộ GD-ĐT đề ra đều không hợp lý... Bộ cần lắng nghe nhiều ý kiến khác để tránh bắt học sinh làm chuột thí nghiệm cho một phương án chưa phải là tối ưu”.

07/08/2014 | Hồng Hạnh
8

(Dân trí) - Không chọn phương án nào trong 3 phương án thi quốc gia mà Bộ GD-ĐT đang trưng cầu ý kiến, GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học VN cho rằng: “Thi tốt nghiệp nên để cho các Sở GD-ĐT tổ chức còn thi đại học nên để cho các trường đại học tự tuyển sinh”.

21/08/2014 | Hong Hanh
9

(Dân trí) - Ngày 20/8 đã diễn ra phiên họp thứ 2 năm 2014 của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực. 5 vấn đề giáo dục được bàn thảo lấy ý kiến của các thành viên Hội đồng quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì hội nghị.

19/08/2014 | Hiền Linh
10

TT - Em sinh năm 1998, hiện là HS lớp 11 một trường chuyên ở tỉnh. Có thể nói vấn đề giáo dục được quan tâm nhiều nhất lúc này là việc tổ chức một kỳ thi quốc gia.
Với tư cách một học sinh, em muốn nêu lên vài ý kiến của mình về sự thay đổi này.

27/08/2014 | Hong Hanh
11

(Dân trí) - Tiếp tục góp ý về 3 phương án thi quốc gia, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng: Hãy giao trách nhiệm tổ chức thi tốt nghiệp phổ thông cho địa phương; bỏ phương án thi 2 và 3; bỏ kỳ thi “3 chung”; trao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường ĐH, CĐ

GS.TS Phạm Tất Dong cho rằng, khá nhiều nhà nghiên cứu khoa học giáo dục và quản lý giáo dục tham phiền rằng, nền giáo dục của Việt Nam là nềngiáo dục ứng thí: thi cử nặng nề, đua nhau học để thi cử, khẩu hiệu “dạy chữ, dạy nghề, dạy người” cuối cùng trở về với mục tiêu “dạy để thi”. Ứng thí trở thành căn bệnh trầm trọng”.

19/8/2014 | Quỳnh Trang
12

Thời gian gần đây, ba phương án cho kỳ thi quốc gia chung có thể được áp dụng vào năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo là đề tài được các trường ĐH, chuyên gia giáo dục, giáo viên, phụ huynh, học sinh bàn tán xôn xao, trong đó có không ít ý kiến trái chiều.
Trước làn sóng tranh luận ào ạt, nam sinh lớp 12 Nguyễn Đắc Toàn đã viết thư gửi tới Bộ trưởng Bộ Giáo dục, thẳng thắn chia sẻ nỗi bức xúc, hoang mang của mình và bạn bè về đề án thi mới cũng như những hạn chế của giáo dục Việt Nam.

17/8/2014 | Quỳnh Trang
13

Ngô Thanh Hiên, con gái GS. Ngô Bảo Châu từng học phổ thông tại trường Laboratory của ĐH Chicago (Mỹ) cho biết, ở cấp ba, mỗi năm em chỉ phải học và thi vài môn, trong đó Lịch sử là môn bắt buộc.
Ngô Thanh Hiên cho biết, khi học phổ thông tại trường Laboratory của ĐH Chicago (Mỹ), em phải học 6-7 môn nhưng theo kiểu cuốn chiếu, mỗi năm học và thi kết thúc một vài môn, không qua được môn nào thì học lại môn đó. Khác với Việt Nam là 3 năm cấp ba đều học và thi 11 môn, trượt một môn sẽ tuột lớp và học lại tất cả các môn khác.

21/8/2014 | Quỳnh Trang
14

Nếu Bộ GD&ĐT quyết định năm 2015 tổ chức một kỳ thi quốc gia chung thì học sinh lớp 12 (năm học 2014-2015) sẽ là lứa đầu tiên áp dụng cách thi này. Mai Huyền (lớp 12A6, THPT Liễn Sơn, Vĩnh Phúc) cho biết, từ khi nghe đề xuất phương án thi của Bộ, cả lớp em cùng các thầy cô đều hoang mang, không biết phải học như thế nào để phù hợp với kỳ thi quốc gia chung.

02/08/2014 | Lưu Trang
15

TT - “Em thấy hoang mang”, “Em sợ không ôn tập kịp”, “Làm sao ôn kịp môn tiếng Anh!”... đó là tâm tư của học sinh khối 12 Trường THPT tư thục Nhân Việt (TP.HCM) khi nhà trường thực hiện khảo sát về ba phương án tổ chức kỳ thi quốc gia.

17/08/2014 | Bích Lan
16

Cho rằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia chưa đủ tin cậy và chưa thể chọn lựa thí sinh ưu tú nhất, nhiều trường muốn giữ lại kỳ thi ĐH, CĐ.

16/08/2014 | T.Nguyễn - H.Ánh - Đ.Nguyên
17

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng cần cân nhắc kỹ lưỡng cách thức triển khai một kỳ thi quốc gia với 2 mục đích xét tốt nghiệp THPT và cơ sở xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ, nhưng trước mắt kỳ thi nên được thiết kế làm căn cứ để các trường tuyển sinh đầu vào.

17/08/2014 | Đăng Tài
19

Đổi mới chương trình sách giáo khoa (SGK) và phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia là hai vấn đề được các cán bộ, giáo viên tập trung thảo luận tại hội nghị triển khai Kế hoạch hành động của ngành GD-ĐT, thực hiện Nghị quyết số 29 - NQ/TW do Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Bình tổ chức tuần qua.
Ông Đoàn Đức Liêm, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Bình, đã thông báo nội dung kế hoạch hành động của ngành GD-ĐT triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW đến với lãnh đạo các phòng GD-ĐT, trường THPT và trung tâm GDTX, Dạy nghề.

20/08/2014 | Thủy Ngân
20

Làm sao đồng thuận được khi đề án Đổi mới chương trình - sách giáo khoa mà lãnh đạo Bộ GD-ĐT trình trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi Bộ trưởng Phạm Vũ Luận bác bỏ thông tin về kinh phí thì dự kiến chi tiêu cho đề án hơn 34.000 tỉ đồng. Trong đó chỉ có 105 tỉ đồng dành cho phần quan trọng nhất là biên soạn chương trình - sách giáo khoa, sách giáo viên. Còn đến 20.100 tỉ đồng (khoản kinh phí lớn nhất) dành cho trang thiết bị dạy học, dự kiến thay thế 50% thiết bị dạy học đang có. Trong thực tế trang thiết bị, đồ dùng dạy học được trang bị ở nhiều trường, nhiều nơi vẫn còn để trong kho, chưa sử dụng.

20 tháng 08 năm 2014 | Nguyễn Dũng
21

TP - Ngày 19/8, sau khi Tiền Phong đăng bài “Đề án SGK điện tử tại TPHCM tiêu tốn cả nghìn tỷ, có nên?”, PV Tiền Phong tiếp tục lấy ý kiến của dư luận về vấn đề này.

25/8/2014 | Đại Thắng
22

(TBKTSG Online) - Việc sử dụng một cách thái quá các thiết bị, ứng dụng điện tử vào nhà trường, nhất là trường tiểu học, chỉ khiến học sinh thụ động, chây lười.

24/08/2014 | THU PHUONG
23

Sử dụng sách giáo khoa điện tử giúp kết quả học tập tăng 20%, chuẩn bị kỹ năng tốt cho tương lai,v.v... nhưng có thể khiến não khó xử lý, lưu trữ thông tin, gây nguy hiểm cho học sinh, huỷ hoại môi trường.
Trang thông tin ProCon vừa đưa ra những mặt tích cực và tiêu cực xung quanh chuyện “đổi mới sách giáo khoa điện tử” đang gây tranh cãi trong dư luận thời gian gần đây. ProCon.org được điều hành bởi một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Santa Monica, California, Hoa Kỳ. Trang thông tin điện tử này chuyên nghiên cứu về những vấn đề gây tranh cãi trong xã hội.

24/08/2014 | Hoai Nam
24

ThS Lê Thị Lan Anh - Phó Viện trưởng Viện Phát triển Giáo dục và Trí tuệ Việt (IEDV) chia sẻ, đề án sách giáo khoa (SGK) điện tử của TPHCMđang nhận nhiều phản hồi khác nhau ở các khía cạnh như: đồng bộ hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, chất lượng máy tính bảng (MTB), các hình ảnh minh họa trong từng bài học, ảnh hưởng của việc sử dụng MTB thường xuyên đến trẻ em, tính khả thi của đề án… Với vai trò là người làm trong lĩnh vực giáo dục, điều ThS Lê Thị Lan Anh đặc biệt quan tâm chính chất lượng GV.

29 tháng 08 năm 2014 | Quý Hiên
25

TP - Hôm qua, vấn đề đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông lại được các nhà khoa học hàng đầu về giáo dục tập trung mổ xẻ trong hội nghị tham vấn chuyên gia do Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức.

28/8/2014 | Nguyễn Vạn Phú
26

Ngược lại, nội dung quan trọng nhất là xây dựng chương trình sách giáo khoa điện tử lại chỉ có kinh phí 1 tỉ đồng!
Với kinh phí đào tạo, có lẽ mọi người sẽ nghĩ phần lớn nhất ắt dành cho giáo viên trực tiếp giảng dạy? Không phải, mục chi lớn nhất là cho các hiệu trưởng đi tập huấn bốn tuần ở một nước “tiên tiến” nào đó như Nhật Bản hay Hàn Quốc, tốn chừng 250 triệu đồng/người. Có lẽ sẽ chẳng có sở tài chính nào đồng ý phê duyệt các khoản chi như thế này.

29/08/2014 | Tue Nguyen
27

Thống nhất về chủ trương cần có nhiều bộ sách giáo khoa nhưng nhiều ý kiến của các chuyên gia giáo dục cho rằng nếu Bộ GD-ĐT vẫn tiến hành biên soạn sách giáo khoa thì khó có sự cạnh tranh bình đẳng trong lĩnh vực này.

02/08/2014 20:34 (GMT + 7)
28

TTO - “Đào tạo trực tuyến mở đại trà, 80 – 95% học viên bỏ học”, đó là số liệu do TS. Giáp Văn Dương, Giám đốc Giapschool, đưa ra tại buổi toạ đàm khoa học “Giáo dục số tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức” diễn ra ngày 2-8 tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (298A Nguyễn Tất Thành, Q.4, TP.HCM).

27/08/2014 | Hong Hanh
29

(Dân trí) - “Với lý do học thêm 1 năm để phân luồng sớm ta cần phải làm thật rõ, liệu học sinh và cha mẹ học sinh có chịu học xong THCS không thi vào cấp 3 - THPT?" - đó là ý kiến của nhiều giáo viên khi Bộ GD-ĐT đưa ra dự thảo tăng thời gian học THCS lên 5 năm.

28/08/2014 | Duy Tuyen
30

(Dân trí) - Còn nhiều ý kiến khác nhau xung quanh Dự thảo phương án xác định lại số năm học của mỗi cấp học. Hầu hết ý kiến tỏ ra lo lắng cho hệ lụy của việc thay đổi. Trong đó, quan điểm chung, việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh là rất quan trọng.

27/08/2014 | Bich Lan
31

Việc kéo dài cấp THCS lên thành 5 năm chưa thể định hướng tốt nghề nghiệp cho học sinh. Điều quan trọng là phải đầu tư bài bản cho hệ thống dạy nghề.
Là người có kinh nghiệm nghiên cứu, biên soạn sách giáo khoa và đang góp ý cho Dự án đổi mới chương trình sách giáo khoa của Ủy ban Văn hóa-Giáo dục-Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, PGS Văn Như Cương cho rằng, hiện nay, các trường THCS là do phòng Giáo dục-Đào tạo của UBND của các quận, huyện quản lý còn các trường THPT lại do Sở GD-ĐT quản lý.

29/08/14 | NGỌC QUANG
32

Dự thảo đề án Đổi mới chương trình, SGK nêu ra 2 phương án xác định số năm học của các cấp học trong hệ thống giáo dục phổ thông (GDPT): Phương án 2 giữ số năm học như quy định hiện nay. Còn theo phương án 1 – phương án mà Bộ GD-ĐT đề nghị Chính phủ chọn – thì “Giáo dục tiểu học được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 5; giáo dục THCS từ lớp 6 đến lớp 10; giáo dục THPT từ lớp 11 đến lớp 12”. Cấp tiểu học và THCS gọi là giáo dục cơ bản, còn cấp THPT là giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Về lý do thay đổi, dự thảo đề án chỉ giải thích là nếu có thêm 1 năm cho giáo dục cơ bản thì “sẽ khắc phục được những khó khăn về trang bị kiến thức phổ thông nền tảng và phân luồng trong giáo dục cơ bản, phù hợp với xu hướng của một số nước phát triển”. Tuy nhiên, theo GS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cả 3 lý do này đều không thuyết phục.

28/08/2014 | Hong Hanh
33

(Dân trí) - Tiến sĩ Nguyễn Đình Châu, Chánh Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục, cho biết: “Các ý kiến của thành viên Ủy ban Quốc gia về đổi mới giáo dục đều thống nhất, giữ ổn định giáo dục phổ thông 12 năm như hiện nay”.

29 tháng 08 năm 2014 | Ngọc Khôi
34

TP - Trong hội nghị tham vấn các chuyên gia về đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông mà Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức hôm qua, GS Nguyễn Minh Thuyết phát biểu: “Tôi muốn cảnh báo để Quốc hội, các đại biểu Quốc hội và cả cơ quan trình đề án không bị “ru ngủ” vì câu chữ”.

01/08/2014 08:40 (GMT + 7) | VĨNH HÀ
35

TTO - Một điểm khác biệt lớn ở ba phương án được Bộ GD-ĐT công bố là môn ngoại ngữ đã trở lại là một môn thi bắt buộc.

04/08/2014 | TTO
36

TTO - Cả ba phương án cho một kỳ thi quốc gia được Bộ GD-ĐT công bố, ngoại ngữ trở thành môn thi bắt buộc, nhiều bạn đọc có ý kiến về vấn đề này.

19/8/2014 | Nguyễn Loan
37

Đưa ra nhiều ưu điểm của sách giáo khoa điện tử, song đề án trị giá 4.000 tỷ đồng của Sở Giáo dục TP HCM được cho là còn nhiều bất cập.

19/08/2014 | Lưu Trang
38

TT - Nếu đề án được thông qua, mỗi học sinh từ lớp 1-3 tại TP.HCM cần 3-5 triệu đồng để mua máy tính bảng.

19/08/2014 | TTO
39

TTO - Đề án trang bị 320.000 máy tính bảng cho HS đang bị dư luận nghi ngờ về tính khả thi, sẽ gây khó khăn cho phụ huynh và học sinh.

21/08/2014 | Hong Hanh
40

(Dân trí) - Ngày 21/8, trao đổi với báo chí, ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học - Bộ GD-ĐT cho biết: “Thực hiện đề án 4.000 tỷ không phải chuyện đơn giản. Sở GD-ĐT TPHCM phải xin phép thành phố và Bộ GD-ĐT để thực hiện".

26/08/2014 | Anh Phuong
41

Trước thông tin nghi vấn Công ty CP Tiến bộ Quốc tế (AIC) cùng NXB giáo dục “hậu thuẫn” cho TP Hồ Chí Minh thực hiện đề án 123 (đưa SGK và máy tính bảng vào các trường tiểu học công lập) nhằm trục lợi, bán thiết bị, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, TGĐ AIC bức xúc: tôi không hiểu vì sao lại có thông tin bịa đặt như vậy, và thông tin như vậy để nhằm mục đích gì?

26/08/14 | VIẾT CƯỜNG
42

(GDVN) -Lãnh đạo Công ty CP Tiến bộ quốc tế (AIC) thừa nhận rằng họ đến hội thảo với vai trò "tư vấn, giới thiệu" đơn vị tham gia đề án.
Đề án 4.000 tỉ đồng sắm máy tính bảng cho học sinh tiểu học lớp 1, 2, 3 mà Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM (Sở GD&ĐT TP.HCM) đưa ra tuy mới chỉ là đề án nhưng đã vấp phải phản ứng dữ dội từ dư luận.
Giới chuyên môn chỉ trích đây là đề án "sặc mùi tiền" và thiếu tình người. Nhiều phụ huynh còn tỏ ra gay gắt về nguồn gốc ý tưởng "vô nhân đạo" này do đâu mà có?

23/08/2014 | Hoai Nam
43

(Dân trí) - TPHCM đang đi những bước đầu tiên hướng tới xây dựng mô hình trường học thông minh với đề án sách giáo khoa điện tử. Tuy nhiên, để tăng tính khả thi, nhận được sự đồng thuận, đề án cần giải đáp thêm nhiều vấn đề.

20/08/2014 | Việt Phương
44

TT - Chương trình mỗi trẻ một máy tính bảng (OTPC) mà chính phủ cựu thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra khởi xướng đã bị chính quyền quân đội dẹp bỏ sau cuộc đảo chính hồi tháng 5-2014.
Chính quyền quân sự nói số tiền 6,97 tỉ baht (khoảng 219 triệu USD) tiết kiệm được từ OTPC sẽ được dùng để hỗ trợ giáo dục bằng nhiều cách khác nhau. Cách gì thì đang được bàn thảo, nhưng trong đó có ý tưởng đáng chú ý và nhận được sự ủng hộ là xây dựng lớp học thông minh của Văn phòng Ủy ban giáo dục cơ bản (OBEC).

25/08/14 | VIẾT CƯỜNG
45

(GDVN) - Một đề án được đánh giá “sặc mùi tiền” và thiếu tình người này đang dần hé lộ người đứng sau xúi giục.
Tóm tắt Đề án “Thí điểm mô hình đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 tại TP.HCM năm học 2014-2015” như sau: Toàn bộ sách giáo khoa (SGK) truyền thống được đưa vào sách điện tử dưới dạng 3D kết hợp với âm thanh, hình ảnh được cài đặt vào máy tính bảng.
Cũng theo đề án, kinh phí thực hiện là khoảng 4.000 tỉ đồng cho 327.127 học sinh từ lớp 1 đến lớp 3, trong đó có 5.334 học sinh thuộc diện chính sách sẽ do ngân sách nhà nước chi.

28/08/2014 | An Nhiên, thông tín viên RFA
46

“Vừa rồi, Sở giáo dục đã làm ra các trò rất là kỳ cục, chương trình tiếng Anh này kia, rồi sách giáo khoa độc quyền đủ thứ rồi, mà bây giờ làm thêm cái này nữa. Lấy lý do là học sinh nước ngoài họ làm như vậy rồi học sinh Việt Nam theo, nhưng mà đằng này là bắt mua cái hàng của Trung Quốc – Đài Loan, mà cái hàng này cái giá vốn chỉ có 900 trăm ngàn thôi mà bán ba triệu thì đó là thấy cái lời cắt cổ. Nhưng chuyện cắt cổ không nguy hiểm bằng đây là hàng 900 ngàn đương nhiên chất năng nó kém, màng hình nó không sáng, cảm ứng nó không nhạy, khả năng hư rất là cao, mà các loại iPad, máy tính bảng loại rẻ tiền đó chỉ hư là vứt đi chứ không có sửa.”

19/08/2014 | Ngọc Hà
47

TT - Có đến một nửa số cơ sở đào tạo không làm đúng quy trình đào tạo tiến sĩ. 2/3 nhà thẩm định độc lập đánh giá luận án không đạt yêu cầu.
Đó là kết quả trong lần đầu tiên tiến hành thẩm định công tác đào tạo tiến sĩ ở các trường ĐH do Bộ GD-ĐT thực hiện trong hai năm 2013 và 2014.

19/08/2014 | Hoàng Hương
48

TTO - Một số kỹ năng sư phạm cần thiết của sinh viên chưa được chuẩn bị chu đáo như chữ viết, trình bày bảng còn tùy tiện, phát âm quá nhỏ, sử dụng từ địa phương,…

AUG. 1, 2014 | By SE-WOONG KOO
49

The world may look to South Korea as a model for education — its students rank among the best on international education tests — but the system’s dark side casts a long shadow. Dominated by Tiger Moms, cram schools and highly authoritarian teachers, South Korean education produces ranks of overachieving students who pay a stiff price in health and happiness. The entire program amounts to child abuse. It should be reformed and restructured without delay.

03/08/2014 | Yên Trang
50

Tại sao chúng ta không học lấy cách làm của các nước Tây Âu để áp dụng. Đẻ ra nhiều kỳ thi nhưng kết quả không chất lượng chỉ gây tốn kém tiền của của xã hội.

03/08/2014 - 20:05 | S.H.
51

(Dân trí) - Sở GD-ĐT Hà Nội vừa có văn bản phê bình 20 trường THPT ngoài công lập và công lập tự chủ tài chính do tuyển sinh vượt chỉ tiêu quy định. Đơn vị này cũng thông báo, đã phê duyệt danh sách học sinh trúng tuyển theo đúng chỉ tiêu đã giao cho các trường.

05/08/2014 | S.H.
52

(Dân trí) - Sở GD-ĐT Hà Nội vừa phê bình 20 trường THPT ngoài công lập và công lập tự chủ tài chính vì tuyển sinh vượt quá chỉ tiêu được giao. Hướng giải quyết là chuyển những thí sinh vượt quá sang 68 trường THPT ngoài công lập còn thiếu chỉ tiêu.

10/08/2014 10:53 (GMT + 7) | Minh Giảng
53

TTO - Sáng 10-8, Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM đã tổ chức lễ tốt nghiệp và phát bằng tốt nghiệp cho 1.812 sinh viên ĐH, CĐ của trường.

02/08/2014 | NGÂN ANH
54

Trong thời gian qua, một loạt trường đại học mới đã có quyết định thành lập, hoặc được đồng ý chủ trương đầu tư.

15/08/2014 | L.D.H.
55

Năm 2009, hai năm sau khi Thủ tướng ban hành Quyết định “Quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ đến năm 2020”, Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật và du lịch Sài Gòn đã nộp đề án nâng cấp ĐH cho Bộ GD-ĐT.

30/8/2014 | Nguyễn Vinh
56

Ngày 29-4-2014 Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội đã mở phiên xử, kết quả là tuyên trắng án đối với cơ sở in Huy Thi với hai lý do: thứ nhất, phía Huy Thi phủ định mình là chủ lô hàng trên, nên một khi cơ quan điều tra chưa xác định được ai là chủ thì chưa thể luận tội; thứ hai, vì lô hàng trên chỉ mới ở dạng đang gia công, chưa được đưa ra thị trường, nên không xác định được thiệt hại thương mại mà cơ sở in này gây ra cho First News.
Không thỏa mãn với kết quả bản án trên, First News đã làm đơn kháng án. Và ngày 27-8-2014, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội tuyên y án sơ thẩm, bác kháng án của First News.

13/08/2014 | PV
57

Bộ Công thương vừa kết luận về sai phạm trong việc để lộ đề thi tuyển công chức năm 2013 tại Cục Quản lý thị trường.
Cụ thể, Bộ Công thương công bố hủy bỏ kết quả cuộc thi, tiến hành kỉ luật hàng loạt cán bộ có liên quan. Đồng thời giao Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Cục QLTT xem xét tổ chức thi lại theo quy định hiện hành.

08/07/2014 | Phạm Huyền
58

Bộ Công Thương vừa họp kiểm điểm vụ việc làm lộ đề thi công chức của Cục Quản lý thị trường. Tuy nhiên, mới chỉ có 2 cán bộ cấp phòng đã bị kỷ luật. Việc truy cứu trách nhiệm, xử lý vi phạm của cấp lãnh đạo Cục này vẫn đang xem xét.

14/08/2014 | Phạm Huyền
59

Bộ Công Thương xử lý vụ lộ đề thị công chức tại Cục Quản lý thị trường vừa chậm trễ, vừa vẫn nương nhẹ đối với các cá nhân vi phạm.

28/08/2014 | Trần Huỳnh
60

Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn bất ngờ bị hội đồng quản trị (HĐQT) nhà trường đề nghị Bộ GD-ĐT không công nhận hiệu trưởng.
Ngày 7-8, Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM đã có buổi làm việc với HĐQT và hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn. Tại đây đại diện Bộ GD-ĐT cho biết ngày 15-7, Bộ GD-ĐT có nhận được tờ trình của HĐQT ĐH Công nghệ Sài Gòn đề nghị không công nhận hiệu trưởng đối với GS.TS Đào Văn Lượng, hiệu trưởng nhà trường. Lý do được phía HĐQT nhà trường đưa ra là “do thỏa thuận hiệu trưởng đã kéo dài gần hai nhiệm kỳ và các hoạt động điều hành của hiệu trưởng hiện nay không còn phù hợp”.

15/08/2014 | Ái Châu
61

Tin tứ (TNO) Cuối giờ chiều 15.8, ông Đào Phan Thắng, Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên (TTGDTX) tỉnh Thanh Hóa đã ký quyết định kỷ luật đối với 3 cán bộ của trung tâm này vì đã có sai phạm trong việc thu hơn 1 tỉ đồng để chạy “chống trượt” đầu vào cao học của 40 thí sinh tại Thanh Hóa.

19/08/2014 | Đại Dương
62

(Dân trí) - Một cán bộ đang công tác tại Trường ĐH Nghệ thuật (ĐH Huế) bị phát hiện sử dụng bằng Ngoại ngữ giả để đủ điều kiện cấp bằng thạc sĩ. Sự việc đã được xử lý nhưng những người tố cáo giấu tên cho rằng hình thức kỷ luật quá nhẹ.

26/08/14 | HẢI NINH
63

(GDVN) - Khi được hẹn làm việc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề GTVT TW 2 không chịu tiếp báo chí vì lý do “thanh tra Bộ đang vào cuộc”.

23/08/2014 | A. TU (NLD)
64

Không chỉ mua bán điểm, một giảng viên trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định) còn bị tố cáo về hành vi gạ tình sinh viên để xóa biên bản vi phạm thi học kỳ.

28/08/2014 | Khac Tam
65

TTO - Ông Tăng Văn Hoàng, giảng viên của Trung tâm Dạy nghề và giáo dục thường xuyên huyện Kế Sách, bị kỷ luật vì có quan hệ nam nữ không lành mạnh.

18/08/2014 | Lê Phương
66

Mới đây, nhiều sinh viên (SV) hệ ĐH và CĐ ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) khóa 2007 - 2011 bị ảnh hưởng vì thông tin sai chính tả trên bằng do Trường ĐH Sài Gòn cấp. Bằng tốt nghiệp SV được cấp vào tháng 6/2011 do Hiệu trưởng Nguyễn Viết Ngoạn ký. Cụ thể, phần thông tin tiếng Anh trên bằng của khoa CNTT đều bị sai chính tả ở chỗ đáng lẽ tên chuyên ngành đúng phải viết là “information technology” nhưng bằng SV nhận được thiếu chữ "R" mà trở thành “infomation”.

03/08/2014 - 01:43 | Lê Phương - Công Quang
67

(Dân trí) - Sau khi diễn ra căng thẳng, lộn xộn thì đại hội đồng cổ đông bất thường do nhóm cổ đông sở hữu hơn 30% cổ phần của trường ĐH Hoa Sen tổ chức vào ngày 2/8 cũng quyết định xong việc bãi nhiệm Hội đồng quản trị (HĐQT) lâm thời và bầu ra HĐQT, Ban kiểm soát mới.

Theo kế hoạch, đại hội sẽ làm việc từ 8g30 nhưng sau đó gần một tiếng thì mới bắt đầu được. Lúc đầu, ban kiểm tra tư cách cổ đông thông báo có hơn 100 cổ đông, cổ đông ủy quyền tham gia với số cổ phần chiếm 70,5%. Đại hội đủ điều kiện tiến hành.

20:36 PM, 02-08-2014 | Theo Lao Động
68

Với lý do hội đồng quản trị (HĐQT), ban kiểm soát đương nhiệm không hoàn thành nhiệm vụ, có nhiều sai phạm trong vấn đề tài chính và tuyển dụng giảng viên…, ngày 2/8 nhóm những cổ đông (CĐ) chiếm trên 30% cổ phần Trường Đại học Hoa Sen đã triệu tập đại hội CĐ bất thường tại TP.HCM.

02/08/2014 | MINH GIẢNG - QUẾ SƠN
69

TT - Dự kiến hôm nay (2-8), đại hội đồng cổ đông bất thường Trường ĐH Hoa Sen sẽ diễn ra với nhiều nội dung, trong đó có việc bãi nhiệm hội đồng quản trị (HĐQT), bầu thành viên mới, tín nhiệm hiệu trưởng...

01/08/2014 | Phạm Quốc Lộc
70

LTS. Những diễn biến về đại học Hoa Sen đang diễn ra với nhiều kênh thông tin, cả chính thức và không chính thức. Từ trải nghiệm của một người trong cuộc, TS. Phạm Quốc Lộc đưa ra những quan điểm riêng về câu chuyện đang xảy ra ở trường đại học này.
Trong tuyên bố tôn chỉ thành lập trường đại học Hoa Sen năm 2006, Hoa Sen đã nêu rất rõ là một trường tư thục hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, theo luật Việt Nam, thì đại học tư thục vẫn phải tổ chức theo mô hình doanh nghiệp, tức có cổ đông và đại hội đồng cổ đông quyết định các chính sách lớn của nhà trường, bầu ra hội đồng quản trị, ban kiểm soát, và hội đồng quản trị bầu ra ban giám hiệu. Mâu thuẫn từ trong trứng nước (mà cơ bản là do luật định rất “đặc thù” của Việt Nam) nay được bộc lộ. Một số cổ đông sau nhiều năm thu gom cổ phần, nay thành cổ đông lớn, muối đòi cổ tức thật cao và muốn lấy cái câu “không vì mục tiêu lợi nhuận” ra khỏi quy chế hoạt động của nhà trường.

02/08/2014 | Minh Giang
71

TTO - Sáng 2-8, đại hội cổ đông bất thường Trường ĐH Hoa Sen 2014 đã diễn ra. Đại hội này do một nhóm cổ đông chiếm hơn 30% cổ phần triệu tập.

23/08/2014 | Hong Hanh
72

(Dân trí) - Sáng ngày 22/8, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đã tổ chức hội thảo Hội thảo điều lệ trường ĐH phi lợi nhuận, nhiều ý kiến phát biểu trái chiều về mô hình đại học phi lợi nhuận này.

22/08/2014 | NGAN ANH
73

Hội thảo điều lệ trường ĐH tư thục phi lợi nhuận diễn ra sáng ngày 22/8 có sự tham gia của các trường đại học ngoài công lập. Điều dễ nhận thấy là ngay cả những người theo đuổi mục tiêu phi lợi nhuận cũng có những cách nhìn khác nhau về vấn đề này.

03/08/2014 07:00 (GMT + 7) | Minh Giang
74

Sáng 2-8, đại hội đồng cổ đông bất thường Trường ĐH Hoa Sen 2014 đã diễn ra với 84 người tham gia, chiếm 70,08% cổ phần. Đại hội này do một nhóm cổ đông chiếm hơn 30% cổ phần triệu tập.
Kết quả bầu cử đại hội đồng cổ đông bất thường Trường ĐH Hoa Sen 2014, chủ tịch HĐQT mới là ông Lưu Tiến Hiệp và các thành viên Nguyễn Trung Đức, Nguyễn Ngọc Duy, Tô Ngọc Ngời, Huỳnh Minh Việt và Trần Phước Huy. Các thành viên ban kiểm soát gồm Nguyễn Hoàng Chương, Nguyễn Hữu Phát, Phan Hữu Tấn Đức, Võ Thị Anh Thy và Đặng Nguyễn Hương Quế Bình.
Kết quả bầu HĐQT này chưa có giá trị ngay mà còn phải chờ cơ quan chức năng, ở đây là UBND TP.HCM, xem xét công nhận (theo quy chế và hoạt động của trường ĐH tư thục do Chính phủ ban hành).

02/08/2014 | Nguyễn Loan
75

Sáng 2/8, 30% cổ đông Đại học Hoa Sen đã tổ chức Đại hội cổ đông bất thường để tiến hành biểu quyết bãi nhiệm chủ tịch HĐQT, hiệu trưởng trường và bầu lại HĐQT cũng như ban điều hành nhà trường.

Cũng trong đại hội này, vấn đề chia cổ tức được tranh luận nãy lửa. Có cổ đông đã đề xuất chia cổ tức đến 30%. Sau phần thảo luận căng thẳng, cuối cùng mức cổ tức năm 2013 được biểu quyết là 20% - mức cao nhất của trường từ trước đến nay.
Nguyễn Loan
(LTS: Phần cuối sai hoàn toàn : trong suốt ngày ĐH, không có khi nào hoặc ai đề cập đến v/đ cổ tức. Tôi tham dự cả ngày, và chứng kiến. VDV)

27/08/14 13:31 | NGỌC QUANG
76

(GDVN) - Phi lợi nhuận không có nghĩa là không có lợi nhuận, mà là việc mỗi tổ chức ứng xử như thế nào với khoản lợi nhuận thu được.
Một cổ đông của Đại học Hoa Sen đã chỉ ra rằng, những người nói trường hoạt động phi lợi nhuận cũng chưa bao giờ từ chối nhận cổ tức. Ở thời điểm cổ phần hoá trường này vào năm 2007, bà Bùi Trân Phượng - Hiệu trưởng Đại học Hoa Sen sở hữu 10.800 cổ phần tương đương 0,72%, sau 7 năm với nhiều đợt chia cổ tức và cổ phiếu, đến nay bà Phượng đã sở hữu 338.614 cổ phần tương đương 4,71%.

18/08/2014 | Minh Giảng
77

TT - Sau khi Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM ra nghị quyết chuyển đổi mô hình hoạt động của trường từ phi lợi nhuận sang lợi nhuận. Từ đây, đã xảy ra tranh chấp.

20/08/2014 | Trần Thắng
78

TTO - Chi phí đào tạo một SV Mỹ gấp đôi số tiền SV đóng học phí, nguồn tiền chi trả và tiền học bổng, nghiên cứu từ đâu? Tất cả từ tài sản đóng góp.

30/08/14 | XUÂN TRUNG
79

(GDVN) - Mấu chốt của vấn đề phân định đại học vì lợi nhuận hay không vì lợi nhuận nằm ở chỗ tài sản chung không chia được xác định của tập thể hay cộng đồng?

23/08/2014 | Vũ Thơ
80

Tại hội thảo góp ý về “Điều lệ trường đại học tư thục phi lợi nhuận” do Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập tổ chức ngày hôm qua (22.8) ở Hà Nội, nhiều chuyên gia giáo dục đã thẳng thắn nêu những bất cập của mô hình trường ĐH tư hiện nay.

28/08/14 06:53 | XUÂN TRUNG
81

(GDVN) - Những mâu thuẫn trong nội bộ nhà trường bởi các cơ chế của nhà nước khiến nhiều trường ngoài công lập phát triển không ổn định, đòi hỏi có một Điều lệ riêng.

14/8/2014 | Đoàn Khắc Xuyên
82

(TBKTSG) - Cuộc tranh chấp để giành quyền điều hành đại học tư thục Hoa Sen và cuộc tranh luận đi kèm về vấn đề đại học tư nên là phi lợi nhuận hay vì lợi nhuận đã làm bật ra một câu hỏi: Ở Việt Nam tìm đâu ra những người bỏ vốn vào đại học hay nói chung là vào lĩnh vực giáo dục chỉ vì muốn góp phần đào tạo cho xã hội một tầng lớp ưu tú thay vì chỉ nhắm tìm kiếm lợi nhuận tối đa như khi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Friday, 22 August 2014 | By George Joseph, In These Times
83

What made white businessmen from Dallas' segregated northern enclaves, who typically donate to their children's private academies, start caring about the plight of a low-income district? In Dallas Independent School District, 89 percent of studentsqualify for free or reduced lunch and 95.4 percent are students of color.

18/8/2014 | Hương Thu
84

Bộ Nông nghiệp vừa cấp giấy xác nhận thực vật biến đổi gene có đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi cho 4 sản phẩm ngô biến đổi gene đầu tiên ở Việt Nam.
Quyết định do Bộ trưởng Cao Đức Phát ký nêu rõ, bốn sản phẩm ngô biến đổi gene được phê duyệt lần này gồm giống BT 11, MIR162 của Công ty trách nhiệm hữu hạn Syngenta Việt Nam và giống MON 89034, NK603 của Công ty trách nhiệm hữu hạn Dekalb Việt Nam.

13/08/2014 | Anna Brones
85

GMOs have become an increasing concern in China. This spring, the Chinese Army banned all GMO grains and oil from its military supply stations. As the Wall Street Journal reports, “because of public concern over health risks and high-level discomfort with China becoming overly reliant on GMO strains developed by foreign companies, China has stopped short of allowing commercial distribution of GMO grains.”
China isn’t the only one. Russia has now announced that it won’t import GMO products, and the United States is having a hard time reaching a trade deal with the European Union because of GMOs.

01/08/2014 | Vũ Trung - Tuấn Vũ
86

Một khu đền tháp Chăm đổ nát được phát hiện dưới lòng đất cùng hàng trăm hiện vật và tượng cổ được tìm thấy khi khai quật trên diện tích 1.200m2 tại thôn Quá Giáng 2 (xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng)…

08/08/2014 | Thanh Nien News
87

Archeologists unearthed a huge collection of rock items dating back more than 20,000 years from the Dong Van Geopark in Vietnam's northern highlands.
Experts from the Institute of Archeology found the prehistoric tools during a 12-day excavation that ended Wednesday in Ha Giang Province.

22/08/2014 | Lâm Hoài
88

TTO - Đó là thông tin được TS Nguyễn Xuân Anh- viện trưởng Viện Vật lý địa cầu công bố tại họp báo thường kỳ lần đầu tiên tổ chức tại Hà Nội sáng 22-8.
Theo đó, tính đến tháng 8-2014, chỉ sau tám năm kể từ khi thành lập, trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần thuộc viện vật lý địa cầu đã phát hiện và báo tin gần 400 trận động đất trên toàn lãnh thổ và thềm lục địa Việt Nam.

18/08/2014 | Ngoc Minh
89

Dọc hai bên bờ sông Mã đoạn chạy qua địa phận H.Quan Hóa (Thanh Hóa), nhiều cơ sở chế biến lâm sản xả thẳng nước thải chưa qua xử lý ra sông, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Aug 8th, 2014 | By BTimes
90

Nearly 2,600 ha of forest have been cultivated in the northern province of Hoa Binh under a project using official development assistance (ODA) from the German Government.
The work was kick-started in May 2007 in Hoa Binh city and Luong Son, Kim Boi, Lac Son and Ky Son districts, focusing on forestation, community-based forest management, and biodiversity conservation.

12/08/2014 | Kính Hòa
91

Vừa qua tại thành phố Hồ Chí Minh, để thi công đường xe điện ngầm, nhiều cây to ở trung tâm thành phố bị đốn hạ, tượng đài Trần Nguyên Hãn bị di dời. Tại Hà nội, hàng cây cổ thụ trên đường Láng cũng bị đốn hạ để thi công những công trình đô thị. Những việc này gây ra sự nuối tiếc, thậm chí chỉ trích của nhiều cư dân hai thành phố đó. Kính Hòa phỏng vấn Tiến sĩ khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu về việc này.

24/08/2014 | K.Hoan - Nguyên Dũng
92

(TNO) Trong lúc đánh bắt cá tại vùng biển Hà Tĩnh, ngư dân Nguyễn Minh Vượng, chủ tàu cá NA 90390-TS (ngụ thôn Đại Bắc, xã Quỳnh Long) đã bắt được một con cá mặt trăng quý có kích thước khổng lồ.
Con cá mặt trăng mà anh Vượng bắt được nặng hơn 500 kg, dài gần 3 m, bề rộng tính cả vây có kích thước 2,5 m.

AUG. 27, 2014 | By DARCY L. OGADA
93

Vultures are among the longest-living birds, surviving up to 30 years in the wild. They reproduce very slowly, reaching sexual maturity at 5 to 7 years of age on average. They generally produce one chick every one to two years. This reproductive strategy worked well, until the poisonings.

AUG. 9, 2014 | By KEVIN FEDARKO
94

To be precise, there is not one menace but two. And many of the people who know this place best find it almost impossible to decide which is worse, given that both would desecrate one of the country’s most beloved wilderness shrines.

Thứ Hai, 21/04/2014 | Cam Tu
95

Từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường của Trường Đại học Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh, Nguyễn Thúy Uyên Phương đã là gương mặt gây chú ý trong giới trẻ bởi những sáng tác văn học sâu sắc và nhiều hoạt động gây tiếng vang trong phong trào sinh viên.
Không lâu sau đó, năng lực cùng tâm huyết với cộng đồng của chị đã được khẳng định qua những dự án giáo dục phi lợi nhuận như Chương trình “Hạt giống lãnh đạo” IPL, Dự án Sách Hay, Dự án OneBook… mà chị là người trực tiếp điều hành.
Rồi rời vị trí Phó Giám đốc Trường Doanh nhân Pace, Uyên Phương lên đường sang Mỹ tham gia Chương trình trao đổi chuyên gia Việt Nam-Hoa Kỳ. Khi trở về, chị lại tiếp tục tham gia sáng lập nên Trường Ngoại khóa Tomato – một mô hình trường ngoại khóa chuyên sâu dành cho trẻ em hoàn toàn mới ở Việt Nam.

Aug 8th, 2014 | By BTimes
96

American multinational conglomerate General Electric (GE) recently announced the appointment of Vu Thu Trang as CEO of its GE Haiphong Division.
GE said that Trang is the first Vietnamese national to manage the GE Haiphong Division since its founding in 2008.

18/08/2014 | Renata Bessi, Santiago Navarro F. and Translated by Miriam Taylor, Truthout | Report
97

"When the men leave, women stay and then begin to fulfill their designated cargos in schools, in community projects, in community service; even the responsibility for the survival of the household falls on women," said Carmen Alonso Santiago, an indigenous Zapotec woman and director of the non-governmental organization Flor y Canto (Flower and Song). For her, the necessity of assuming cargos (volunteer community service positions) and roles within the community is one of the principle ways that women begin to deepen their political participation. In this way, the departure of men brings greater obligations for women, but also opens greater possibilities and opportunities for the strengthening of women's emancipation in communities.

AUG. 27, 2014 | By THE NEW YORK TIMES
98

WASHINGTON — An Army general who was found to have mishandled an accusation of sexual assault has been forced to retire with a reduced rank, the Defense Department said on Wednesday.
An internal inquiry last year concluded that the officer, Maj. Gen. Michael T. Harrison, did not properly investigate accusations against a colonel under his command, did not remove the colonel from his position of authority, and failed to treat the accuser “with dignity, respect, fairness and consistency.”

AUG. 30, 2014 | By PAM BELLUCK
99

Bypassing the political process, private insurers have begun reimbursing doctors for these “advance care planning” conversations as interest in them rises along with the number of aging Americans. People are living longer with illnesses, and many want more input into how they will spend their final days, including whether they want to die at home or in the hospital, and whether they want full-fledged life-sustaining treatment, just pain relief or something in between. Some states, including Colorado and Oregon, recently began covering the sessions for Medicaid patients.

08/08/2014 | By the Monitor's Editorial Board
100

To keep ahead of an aging society, Britain now has an 'older workers' champion.' The big task, as more people in advanced nations put off retirement, is to shift attitudes about what is 'old.'

AUG. 30, 2014 | By MICHELE WILLENS
101

Yes, my generation, born between 1946 and 1964, has physical concerns: Friends are dying, joints are aching, and memories are failing. There are financial issues, with forced retirement and unemployment, children needing money and possibly a bed, and dependent parents. But for many of us, it is a psychological quandary that is causing the most unpleasantness: looking around and suddenly being the oldest.

31/07/2014 | By SCOTT SAYARE
102

Doctors in France have long held what, by American standards, might seem unthinkable discretion to make end-of-life choices for people in their care.
For patients unable to communicate, such decisions fall legally to the physician, who may withdraw treatment or administer care that will end a patient’s life so long as the stated intent is to relieve that patient’s suffering, and not to kill. The opinions of family members and fellow doctors must be heard, the law states, but by no means obeyed.

AUG. 20, 2014 | By PAM BELLUCK
103

Switzerland has long had a permissive law on assisted suicide, and a new study has found an increase in the number of people from other countries traveling to Switzerland to end their lives under the auspices of right-to-die organizations. The study, published in The Journal of Medical Ethics, looked at assisted suicides in Zurich, where Dignitas, the most prominent right-to-die organization, is based. The researchers found that 611 people from 31 countries had committed assisted suicide from 2008 to 2012. Since 2009, the number of those arriving from other countries for help with suicide has increased steadily, to 172 in 2012. Nearly half of all cases involved people with neurological disorders, like Parkinson’s disease and multiple sclerosis, diagnoses that are generally not terminal. Nearly 60 percent of the 611 were women. People committing assisted suicide came largely from Germany, Britain and France. Twenty-one arrived from the United States: five in 2010, nine in 2011, and seven in 2012.

AUG. 29, 2014 | By DAVID WALLIS
104

They are American retirees who have downsized to the extreme, choosing a life of travel over a life of tending to possessions. And their numbers are rising.

04/08/2014 | By PAULA SPAN
105

In fact, as I’ve pointed out before, the proportion of older adults living with their children has plummeted since 1940, primarily because the advent of monthly Social Security checks has allowed older people to live on their own. They’re the ones who shuddered, and they’ve been voting with their feet — for independent living — ever since.
“Multigenerational households tend to be a lifeline, a private safety net,” Dr. Fry said. “Poor and unemployed individuals are more likely to gravitate to it.”
The movement in the other direction is much smaller. “Over 35 years, the nation’s seniors have become more affluent. Their poverty rate has fallen,” Dr. Fry said. “They don’t need the safety net as much.”
Most 65- to 84-year-olds sharing homes were heads of households, the Pew researchers found.

31/07/2014 | Vũ Thơ
106

(TNO) Hôm nay 31.7, là thời hạn cuối cùng các trường công bố điểm thi đại học năm 2014. Trao đổi với PV Thanh Niên Online, Thứ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Bùi Văn Ga cho biết, ngày 8.8, Hội đồng xác định điều kiện đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ sẽ họp và công bố mức điểm xét tuyển cho từng khối thi (thay thế điểm sàn trước đây).

04/08/2014 | V.Thơ - M.Luân - H.Ánh - M.Quyên
107

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, các trường ĐH và qua thông tin báo chí, những năm gần đây số thí sinh đỗ thủ khoa hoặc đạt điểm cao thường là học sinh ở vùng nông thôn, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

27/08/2014 | Huynh Hai
108

Thông tin cho biết, trường nhận được 3.474 hồ sơ xét tuyển thẳng của các thí sinh ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Những thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT năm 2014 tại các huyện được quy định trong quy chế tuyển sinh năm 2014 và các văn bản của Bộ GD-ĐT được xét tuyển thẳng vào Trường ĐH Cần Thơ.
Qua xét duyệt, trong 3.474 hồ sơ có 3.424 thí sinh đủ điều kiện xét tuyển thẳng và 50 thí sinh không đủ điều kiện xét tuyển thẳng.

109

Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cuối tháng 7 đề nghị UBND tỉnh có văn bản gửi Bộ GD&ĐT cho phép Trường CĐ Cộng đồng Bà Rịa - Vũng Tàu ngừng tuyển sinh. Theo Sở, kỳ tuyển sinh năm học 2014-2015, trường này được Bộ giao 380 chỉ tiêu CĐ, 200 chỉ tiêu TCCN nhưng đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ tuyển sinh (17/4) trường chỉ nhận 32 hồ sơ đăng ký xét tuyển.

19/08/2014 | Hà Ánh - Đăng Nguyên
110

Không phải thí sinh nào đủ điều kiện xét tuyển đều có thể trúng tuyển trong đợt xét tuyển sắp tới. Vậy đâu là cơ hội cho những thí sinh này khi ngày mai (20.8), bắt đầu đợt xét tuyển vào các trường đại học?
Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, năm 2014 cả nước có hơn 1 triệu lượt thí sinh (TS) dự thi đủ 3 môn trong kỳ thi ĐH, CĐ. Trong số này, chỉ còn khoảng 30% (tương đương 100.000 chỉ tiêu bậc ĐH) xét tuyển. Vì vậy, cơ hội trúng tuyển đã thấp hơn nhiều.

17/08/2014 | Nguyễn Hùng
111

(Dân trí) - “Trong tuyển sinh chỉ cần hơn nhau 0,5 điểm là quyết định việc đỗ hay trượt. Vì thế, khi có sự thay đổi trong cách tính toán điểm xét tuyển thì vẫn phải giữ nguyên tắc đảm bảo công bằng giữa các thí sinh, không thể vì lý do nào đó mà thay đổi nguyên tắc này”.

17/08/2014 | A Tú
112

Để được nâng điểm xét tốt nghiệp, nhiều sinh viên trường ĐH Quy Nhơn chi tiền triệu mua điểm ngay tại lớp học.

Sáng 17/8, nguồn tin riêng của phóng viên báo Người Lao Động cho biết trong tuần qua có khoảng 10 cựu sinh viên khóa 33 (2010-2014) của trường ĐH Quy Nhơn mang bằng tốt nghiệp ĐH đến nộp cho phòng đào tạo trường này và viết giải trình. Đây là những đối tượng nằm trong số hàng chục trường hợp mới bị phát hiện được nâng điểm trong đợt xét tốt nghiệp cấp bằng vừa qua.

19/08/2014 | Doãn Công
113

(Dân trí) - Liên quan đến nghi án “mua điểm tốt nghiệp” sinh viên rớt thành đậu xảy ra tại Trường ĐH Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), một cán bộ Phòng Đào tạo của trường đã thừa nhận sửa điểm cho nhiều sinh viên khóa K33 tốt nghiệp tháng 6 vừa qua.

18/08/2014 | Đào Tuấn
114

Một trùm buôn gỗ từng theo học ngành y, với một trình độ “gần như không biết gì” khi mà “đi học thì thuê, đi thi thì chạy”. Bằng cao học cũng mua nốt. Chưa từng có bài báo hay công trình khoa học nào. Chưa một lần cầm tai nghe, chưa từng chích xilanh….

…Và anh trùm lái gỗ ấy có thể đàng hoàng trở thành một tiến sĩ y khoa, miễn là “có 200 triệu việc này mới xong”.

18/08/2014 | Phan Đăng
115

“Chi tiền triệu mua điểm, mua bằng. Tiến lên chi trăm triệu mua việc, chi tiền tỉ mua chức. Người tài chơi vơi rơi xuống đáy” - một bạn đọc không khỏi lo ngại bày tỏ như vậy trước việc nhiều sinh viên Trường ĐH Quy Nhơn chi tiền mua điểm.

18/08/2014 | Nhóm PV Dân Việt
116

Qua giới thiệu của một nguồn tin, PV Dòng Đời đã tìm gặp Phó Giáo sư (PGS) Đàm Khải Hoàn, Trưởng bộ môn Y học Cộng đồng, Đại học Y - dược Thái Nguyên để nhờ vị Phó GS này tìm cách “tậu” cho tấm bằng Tiến sỹ Y khoa danh giá.

22/08/2014 | NGAN ANH
117

Ngày 22/8, ĐH Thái Nguyên đã thông báo với báo chí kết quả xác minh ban đầu về vụ việc “Tiến sĩ 200 triệu”.
Trong bản giải trình, ông Hoàn thừa nhận nội dung ghi âm, ghi hình và những phát ngôn có nội dung 200 triệu đồng lấy được bằng tiến sĩ y khoa là có thật. Tuy nhiên, ông Hoàn cam kết những nội dung trên chỉ là phát ngôn thiếu chuẩn mực. Còn trên thực tế không có chuyện nhận 200 triệu đồng để giúp lấy bằng tiến sĩ.

22/08/2014 | (THEO DAN VIET)
118

Trong cuộc tiếp xúc với phóng viên (trong vai một người buôn gỗ), PGS Đàm Khải Hoàn - người bị "nghi vấn ra giá 200 triệu lấy bằng tiến sĩ" tỏ rõ mình nắm mọi ngóc ngách của việc làm nghiên cứu sinh bằng… tiền.

20/08/2014 | Ngọc Hà
119

TT - 200 triệu đồng có thể nhấc một người không chút bận tâm gì đến học hành, nghiên cứu lấy được bằng tiến sĩ y khoa danh giá? Câu chuyện “trà đá vỉa hè” lâu nay, giờ được “ngã giá” ngay tại nhà của vị phó giáo sư Trường ĐH Y dược - ĐH Thái Nguyên.
Một đất nước vốn trọng chữ nghĩa và khoa bảng, một đất nước vốn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu mà để tình trạng lạm phát “tiến sĩ ngoài ngành”, để phát sinh những giáo sư, phó giáo sư không gắn với nghề dạy học, để các trường đại học hàm oan vì thiếu tiến sĩ giảng dạy trong khi các cơ quan công quyền chật người khoe bằng tiến sĩ... Nỗi buồn ấy còn lớn hơn những câu chuyện vỉa hè hay thậm chí những cuộc ngã giá trong thư phòng sang trọng về tấm bằng có thể quy ngay được ra tiền.

13/8/2014 | Lê Hoàng
120

Trong số 40 học viên tham gia nộp hơn một tỷ đồng tiền "chống trượt" đầu vào cao học (ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa) thì gần 30 người là cán bộ công chức, viên chức đang công tác trong các sở ngành và cơ quan hành chính sự nghiệp.
Cụ thể, Sở Công Thương có 3 người, Chi cục Thuế 5 người, Sở Kế hoạch Đầu tư 3 người, Sở Tài nguyên và Môi trường, Bệnh viện Nhi, Bệnh viện mắt, Huyện ủy Quảng Xương, Huyện ủy Triệu Sơn, Đài Phát thanh Truyền hình Thanh Hóa… mỗi đơn vị có một người. Trong đó, nhiều người là cán bộ chủ chốt hoặc cán bộ nguồn thuộc diện quy hoạch lãnh đạo.

22/08/2014 | Ho Thu
121

Sau vụ lình xình “ra giá” 200 triệu đồng một tấm bằng tiến sĩ y khoa, bức tranh đào tạo sau đại học đã được những người trong cuộc “bật mí” với nhiều màu sáng tối hơn. Dưới đây là lời kể của một giảng viên đại học ở Hà Nội.

Đối với cao học (làm thạc sĩ) thời gian học thường bị rút ngắn lại. Ví dụ một năm phải học 2 học kỳ nhưng thực tế, vì học viên ở xa nên chỉ học tập trung vào 1 tháng, mỗi môn dạy trong mấy ngày nên chất lượng rất thấp.
Nếu giảng viên phải đi dạy cao học ở ngoại tỉnh thì thời gian dạy thường rất ngắn. Có những giảng viên nhân thể đi khỏi Hà Nội để tranh thủ chạy sô luôn.
Ví dụ, sáng dạy học ở một cơ sở này, chiều lại dạy ở một cơ sở khác cách đó mấy chục cây số. Ngoài ra, người ta còn dạy dồn kiến thức, kiểu như: lịch học 3 tuần chỉ dạy trong… một tuần.

29/08/2014 | Xuân Cường - Thu Phương
122

Nhiều chuyên gia khẳng định, để thu hút những người giỏi cần có môi trường học thuật, nghiên cứu và hơn cả là chính sách đãi ngộ và văn hóa tôn trọng ý tưởng của những người trẻ. Đặc biệt, cần trao quyền cho nhà tuyển dụng để họ có thể tuyển được những trí thức đảm bảo các yêu cầu của chính đơn vị đó.

17/08/2014 | Thanh Thủy
123

Theo ông Trần Tuấn Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu và thông tin thị trường lao động TPHCM (FALMY), ngoại ngữ hiện nay đang là một trong những điểm yếu nhất của nguồn lao động trẻ Việt Nam (kể cả với những lao động có trình độ đại học và trên đại học) so với các nước trong khu vực.

16/8/2014 | Ngọc Tuyên - Lệ Chi
124

Cục Thuế Hà Nội chỉ có 340 chỉ tiêu nhưng nhận tới 9.000 hồ sơ thi tuyển trong khi TP HCM tiếp nhận khoảng 5.000 ứng viên cho 540 vị trí tuyển.
"Lương của người mới vào làm nhà nước không cao, nhưng công việc ổn định, không phải lo thất nghiệp nên gia đình và bản thân mình vẫn muốn thử sức", Trang cho hay. Trước đó, cô cũng vừa nộp hồ sơ thi công chức tại 2 cơ quan khác.

04/08/2014 | Lê Vân - Xuân Cường
125

Cầm tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ “ngoại” về nước, không ít người đã bị sốc bởi mức thu nhập cũng như môi trường làm việc. Tệ hơn, một số người đã bị chính nơi cử đi khước từ vì không thể bố trí công việc phù hợp.
Theo Cục Đào tạo với nước ngoài, Bộ GD-ĐT thì tròn 10 năm thực hiện Đề án 322 các cơ quan của cả nước đã gửi đi đào tạo ở nước ngoài 7.129 người, trong đó tiến sĩ là 3.838 người, thạc sĩ là 2.042 người, với tổng kinh phí hơn 2.500 tỷ đồng.

21/08/2014 | Lê Vân - Xuân Cường
126

Tiến sĩ N.T từng tu nghiệp tại Pháp, hiện là Giám đốc dự án Licogi 16 cho rằng: Môi trường làm việc ở trong nước ít có sự tôn trọng với người trẻ.

27/08/2014 | Hoai Nam
127

(Dân trí) - Trong khi nhiều du học sinh tốt nghiệp rồi ở lại thì cũng không ít người chọn con đường quay về. Vì đâu họ trở về? Và trở về có thật sự “dại” như suy nghĩ của nhiều người?

Câu chuyện của những nhà leo núi trong cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia, 12/13 gương mặt đi du học và không trở về được xem như là điển hình cho việc “ngại” quay về của du học sinh (DHS) sau khi tốt nghiệp. Có muôn vàn lý do được mổ xẻ nhưng nói ngang nói dọc thì nguyên nhân được nhắc đến nhiều nhất là nơi này không có đất cho nhân tài dụng võ, không giữ được người giỏi.

18/08/2014 | Đình Toàn - Khánh Hoan - Nguyễn Dũng
128

Ở nhiều tỉnh, thành nhu cầu tuyển dụng giáo viên đã chựng lại nhưng các trường ĐH, CĐ sư phạm địa phương và khu vực tiếp tục tuyển sinh với số lượng chỉ tiêu khá lớn khiến sinh viên ngành này ra trường đối diện với nguy cơ không tìm được việc làm đúng với ngành đào tạo.

21/08/2014 | Phan Dan
129

270.000 là con số chỗ làm trống trung bình dự báo của TPHCM từ nay đến năm 2020, nhưng hiện tại, hàng nghìn sinh viên ra trường đang thất nghiệp.
Đây là số liệu do Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM đưa ra tại hội thảo Biến động việc làm ở TP.HCM - thực trạng và những vấn đề đặt ra do Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức sáng 20/8.

20 tháng 08 năm 2014 | Hà Nhân
130

TP - Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật Nguyễn Sỹ Cương đề nghị thanh tra toàn diện việc tuyển dụng công chức của Bộ Công Thương sau khi nhận được đơn tố cáo về dấu hiệu sai phạm trong thi tuyển tại Cục Quản lý cạnh tranh.
Ngày 18/8, đại biểu (ĐB) Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ chỉ đạo Thanh tra Bộ Nội vụ tiến hành thanh tra toàn diện việc tuyển dụng của Bộ Công Thương trong thời gian gần đây để làm rõ các sai phạm về tuyển dụng tại Bộ này và xử lý theo quy định của pháp luật.

22/08/2014 | ĐỖ THANH LAM
131

TT - Câu chuyện của tác giả Đỗ Thanh Lam viết về cô giáo Lệ Quyên dạy học tại Thái Lan đăng trên một trang mạng và nhanh chóng lan truyền trong cộng đồng mạng.
Chị dạy tiếng Anh ở Trường Banborthong, thuộc tỉnh Chaiyaphum, cách Bangkok 10 giờ đi xe. Chị tiếp xúc với những đứa trẻ cấp II da rám nắng, đã biết lái xe máy, lái máy cày, đã biết yêu, thi thoảng chạy ù qua hỏi chị: “Cô ơi, giá thuốc phiện ở VN có đắt không?”. “Cưới vợ VN có tốn tiền không?”. Và tụi nó thường hét lên khi chị bước tới trường: “Teacher suay!” (Cô giáo dễ thương).

25/08/2014 | Van Chung
132

Sở GD-ĐT Hà Nội lên tiếng về việc Đặng Minh Tuấn - một giáo viên đã có bằng tiến sĩ đang dạy hợp đồng tại Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam nhưng thi viên chức lại không đỗ.
Tối ngày 25/8, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở GD-ĐT Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn đã có trao đổi với VietNamNet xung quanh sự việc đang được dư luận hết sức quan tâm này.

26/08/2014 | S.H.
133

(Dân trí) - Trong khi nhiều người bất ngờ khi thầy giáo Đặng Minh Tuấn - một giáo viên đã có bằng tiến sĩ nhưng thi viên chức lại không đỗ vào Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam thì Hiệu trưởng nhà trường khẳng định: Đây là chuyện bình thường ở trường chuyên.

Trao đổi với PV Dân trí sáng ngày 26/8, cô Lê Thị Oanh - Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam chia sẻ: Thầy Tuấn là giáo viên hợp đồng của nhà trường 2 năm nay. Đây là thầy giáo có chuyên môn tốt cả về Toán học lẫn Vật lý. Ngoài khả năng về Tiếng Anh, thầy còn giỏi cả Tiếng Pháp nên nhà trường cũng bố trí việc dạy học phù hợp để thầy phát huy năng lực. Bên cạnh công tác chuyên môn thầy cũng say mê với hoạt động ngoại khóa của nhà trường. Là người được đào tạo ở nước ngoài nên thầy cũng có nhiều chia sẻ để định hướng học sinh cũng như tư vấn cho các em.

Friday, August 15, 2014 | Thiên An/Người Việt
134

HOUSTON, Texas (NV) - Có lẽ sẽ chẳng sai khi nói khó lắm mới có một người thứ hai như Daniel Nguyễn. Riêng bản thân chàng trai 20 tuổi này, anh tự mô tả mình là “một cậu nho sinh lạc lõng giữa thế kỷ 21.”
Sinh ra và lớn lên tại Mỹ nhưng tự tìm hiểu các tác phẩm chữ Hán-Nôm thời Nguyễn để dịch sang tiếng Anh cho bạn bè bản xứ cùng đọc, anh chàng "khác người" này đang cố gắng thực hiện những điều mà ít ai nghĩ đến.

02/08/2014 | T. Thuy
135

(Dân trí) - Tựa game đình đám từng “gây sốt” trên toàn cầu Flappy Bird đã được tác giả người Việt Nguyễn Hà Đông hồi sinh, tuy nhiên thay vì xuất hiện trên nền tảng di động như trước, Flappy Bird giờ đây lại dành riêng cho Amazon Fire TV.

12/08/2014 | By Carl Gibson
136

Raymond M. Burse, interim president of Kentucky State University in Frankfort, was re-hired at his old job (he previously served as president from 1982 to 1989) at a generous salary of $350,000. He decided to give himself a pay cut of almost 25 percent to raise the wages for 24 KSU employees, effective immediately. As a result of Burse’s sacrifice, those workers will now receive $10.25 an hour instead of $7.25. Burse has said he will take additional pay cuts if any other minimum wage workers are hired at KSU under his watch.

AUG. 27, 2014 | By DAVID JOLLY
137

PARIS — Christine Lagarde, the head of the International Monetary Fund, said on Wednesday that French prosecutors had placed her under formal investigation, in an escalation of a long-running inquiry into a murky business affair that dates to her time as finance minister under President Nicolas Sarkozy.
Ms. Lagarde said in a statement through her lawyer that she was being investigated for “simple negligence,” by the Court of Justice of the Republic, the judicial body that is charged with investigating the conduct of high government officials. The court in 2011 had ordered an investigation of whether Ms. Lagarde abused her authority in a dispute involving a multimillion-dollar payout in 2008 to a French tycoon.

Chén trà thứ 2
09/08/2014
1

Dear community members and beyond,
We have become aware of the recent false and hyperbolized claims that UCLA’s professor Quyên Di is bringing Communist teachings from Vietnam into his classroom. Recognized by the university as the official voice of the Vietnamese students, the Vietnamese Student Union (VSU) stands beside professor Quyên Di to disprove these misleading claims. Professor Quyên Di does not teach communism in his classroom but is a world-renowned educator who teaches the importance of preserving the culture and language of Vietnam.

AUG. 8, 2014 | By DAVID STREITFELD
2

SAN FRANCISCO —Judge Lucy H. Koh of the United States District Court in San Jose rejected as insufficient a proposed $324 million settlement in a class-action antitrust case that accused leading tech companies of agreeing not to poach one another’s engineers.
With the case once again heading to trial, it threatens to expose to further scrutiny the business practices of Steve Jobs of Apple. The blunt emails of Mr. Jobs, an unquestioned genius, could prove to be his company’s undoing.

AUG. 24, 2014 | By MIKI TANIKAWA
3

In a sign of changed times, a recent job fair in Tokyo, where Mr. White was scurrying around to meet officials at different corporate booths, was aimed exclusively at foreigners. Japanese companies are gearing up for an extensive international student recruitment campaign — a human resource strategy supporting a larger game plan to deploy their businesses more globally.

Guardian Professional, Friday 29 August 2014 | Claire Shaw
4

UCL and seven other universities are under increasing pressure to ‘put an end to modern-day slavery’ on their campuses in Qatar
UCL Qatar – based in Education City, Doha, set to be the world’s leading education hub – is one of eight universities approached by ITUC and asked to “clamp down” on the poor treatment of administrative staff, maintenance workers, gardeners and cleaners working on their campuses.
The other universities from both the US and France, include: Georgetown University, Cornell University, HEC Paris, Carnegie Mellon University, Northwestern University, Virginia Commonwealth University and Texas A&M University.

09/08/2014 | By DAVID STREITFELD
5

The retailer argues that people against e-books are against the future, and talks about how the book industry hated cheap paperbacks when they were introduced in the 1930s, and said they would ruin the business when they really rejuvenated it. Unfortunately, to clinch its argument it cites the wrong authority:
“The famous author George Orwell came out publicly and said about the new paperback format, if ‘publishers had any sense, they would combine against them and suppress them.’ Yes, George Orwell was suggesting collusion.”

AUG. 22, 2014 | By SAMUEL G. FREEDMAN
6

From Y.M.C.A. camps through Catholic Youth camps through the Ramah camps of Conservative Judaism, there is a long, rich history of religious and ethnic groups using summer camps to strengthen the denominational and ancestral identity of young people in a polyglot nation with an enticingly secular popular culture.
The Indian immigrants who arrived in the last half-century are relatively recent and especially avid adopters.

AUG. 30, 2014 | By CHOE SANG-HUN
7

“Sewol Owol,” Mr. Hong’s painting about the ferry sinking, alludes both to the disaster of the ferry, the Sewol, and the Gwangju killings. (“Owol” means May, the month when the massacre occurred.) Both events hit especially close to home for Mr. Hong, who not only witnessed the Gwangju murders, but has lived for years in Ansan, the city where the high school students who died aboard the Sewol were from.
“Thirty-four years after the Gwangju massacre, in the Sewol disaster, I saw another massacre perpetrated by a cartel of crude capitalist businesses, corrupt bureaucrats and an irresponsible and feckless government,” Mr. Hong said, referring to the corporate greed and government corruption that investigators saycontributed to the disaster. “This was state brutality.”

15/08/2014 | Quang Phong
8

(Dân trí) - Sau khi đăng bài “Gái miền Tây và 3 chữ “N” nổi danh thiên hạ” với nội dung vi phạm quy định của pháp luật về báo chí, báo điện tử Trí thức trẻ bị Bộ Thông tin và Truyền thông đình chỉ hoạt động 3 tháng, phạt hành chính 207 triệu đồng.

08/08/2014 10:08 (GMT + 7) | Ha Binh
9

TT - Tòa án nhân dân Q.9, TP.HCM vừa gửi giấy triệu tập giáo sư Nguyễn Đăng Hưng (Việt kiều Bỉ) để bàn về việc Trường ĐH Tôn Đức Thắng kiện đòi “bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và xin lỗi công khai”.

14/8/2014 | Nguyễn Vũ
10

Ông Renate Bayaz, Giám đốc truyền thông của NXB Srpinger cũng cho biết trong hợp đồng thành lập tạp chí này, trường Đại học Tôn Đức Thắng không hề được nhắc đến.
Thư của ông Bayaz là nhằm trả lời câu hỏi của TBKTSG Online rằng ai là chủ sở hữu, hay nói theo ngôn ngữ quen thuộc của Việt Nam, ai là cơ quan chủ quản của tạp chí APJCEN.

15/08/2014 | Trung Hiếu
11

(TNO) Chuyện Trường đại học Tôn Đức Thắng (gọi tắt là trường TĐT) kiện Giáo sư (GS) Việt kiều Bỉ Nguyễn Đăng Hưng vi phạm hợp đồng, nhất là đòi lại quyền "chủ quản" tạp chí khoa học Asian-Pacific Journal of Computational Engineering(APJCEN) do GS Hưng làm tổng biên tập, đang được sự quan tâm từ đông đảo giới khoa học trong và ngoài nước.

19/08/2014 | LÊ HUYỀN
12

Công an quận 7 (TP.HCM) đã gửi giấy triệu tập GS Nguyễn Đăng Hưng có mặt lúc 8h ngày 15/08 để “làm rõ những nội dung tố cáo liên quan đến ông Hưng” của Trường ĐH Tôn Đức Thắng.
Trao đổi với VietNamNet, GS Nguyễn Đăng Hưng cho biết ông vắng mặt trong buổi triệu tập với lý do sức khỏe.

19/08/2014 | Hà Bình
13

TT - Công an Q.7 (TP.HCM) đã gửi giấy mời GS Nguyễn Đăng Hưng (Việt kiều Bỉ) đến đội cảnh sát điều tra tổng hợp để “làm rõ nội dung đơn tố cáo liên quan đến ông Hưng”.

19/08/2014 | Cong Quang
14

(Dân trí) - “Trong vụ kiện này, chúng ta đã đi quá xa khi bàn về tạp chí APJCEN. Xin nói rõ, Trường ĐH Tôn Đức Thắng không có ý định giành tạp chí. Trường chỉ đòi GS Nguyễn Đăng Hưng phải có trách nhiệm những cam kết với nhà trường”, luật sư Phạm Tất Thắng nói.

20/08/2014 | Công Quang
15

(Dân trí) - Không chỉ kiện Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng ra TAND quận 9 (TPHCM), Trường ĐH Tôn Đức Thắng tiếp tục tố cáo giáo sư này đến cơ quan cảnh sát điều tra công an quận 7, TPHCM và đề nghị khởi tố hình sự.

21/08/2014 | Trung Hieu
16

(TNO) Chiều 21.8, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM đã có buổi làm việc với giáo sư (GS) Nguyễn Đăng Hưng (Việt kiều Bỉ) liên quan đến thông tin Trường ĐH Tôn Đức Thắng kiện ông này.
“Trường ĐH Tôn Đức Thắng kiện GS Hưng là chuyện bình thường nhưng liệu trường đã làm đúng quy trình hay chưa... Rất nhiều Việt kiều phản hồi với Ủy ban về sự việc này”

23/08/2014 | Cong Quang
17

(Dân trí) - Dù rút đơn khởi kiện và tòa ra quyết định đình chỉ vụ án nhưng Trường ĐH Tôn Đức Thắng vẫn hoàn thiện thủ tục để khởi kiện GS Nguyễn Đăng Hưng để đòi bồi thường vi phạm hợp đồng và xin lỗi công khai.

Ngày 22/8, bà Trần Thị Kim Quy, Thẩm phán TAND quận 9, TPHCM đã có quyết định số 30/2014QĐST-LĐ đình chỉ giải quyết vụ án lao động thụ lý số 24/2014/TLST-LĐ về việc “tranh chấp bồi thường thiệt hại giữa người sử dụng lao động và người lao động”. Nguyên đơn vụ kiện là trường ĐH Tôn Đức Thắng và bị đơn là giáo sư Nguyễn Đăng Hưng (nguyên cố vấn cấp cao của trường, ngụ P. Phú Hữu, Quận 9).