"Chợ Đầu Mối" về Giáo Dục tại Việt Nam
A Clearinghouse on Education in Viet Nam
THƯ TÒA SOẠN - EDITOR’S NOTE

Chào các em sinh viên và các bạn đồng nghiệp,

Nhà văn Gabriel Garcia Marquez vừa mất hôm 10-4-2014, thọ 87 tuổi.  Chúng tôi tưởng niệm ông không những vì ông là một nhà văn lớn, với tầm ảnh hưởng rất sâu rộng, (Giải Nobel về văn chương năm 1982) mà còn vì ông thuộc trong số những nhà văn, nhà tư tưởng chuyển hướng văn chương và văn hóa thế giới từ một cái khung Âu châu đã ăn sâu trong mấy thế kỷ thuộc địa sang một khung trời cởi mở, thông thoáng và nhất là tôn trọng những giá trị, những truyền thống và lối sống ở những châu lục khác.  Những Tagore, Tôn Dật Tiên, Gandhi, v.v.  ở đầu thế kỷ XX là những người đi khai phóng; và sau GGM là những Salman Rushdie, Maxine Hong Kingston, v.v. ….     Hay trong bối cảnh Việt Nam ta, chữ quốc ngữ và những nhà văn hóa như Phan Khôi, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Phan Châu Trinh, hay nhóm Tự Lực Văn Đoàn…  cũng là những người tiên phong xây dựng một văn hóa Việt mới, thoát khỏi vòng cương tỏa của Khổng Tử và các triều đại Trung Quốc suốt hơn 20 thế kỷ.

Một bạn đọc cũng chia sẻ với chúng tôi một bài GGM đã viết hồi năm 1980 sau chuyến sang thăm Việt Nam thời hậu chiến, và đã đăng trên tạp chí Rolling Stone ( 29-5-1980.)   Chúng tôi thích bài này, không những chỉ vì GGM viết về đất nước chúng ta trong một giai đoạn lịch sử chuyển mình từ chiến tranh sang hòa bình và trở lại chiến tranh, mà còn vì chúng tôi thấy lại được một vài lãnh đạo của Việt Nam với một lòng yêu nước chân thành, sáng suốt và can đảm.

Chúng tôi rất muốn đăng lại nguyên văn bài này ở đây, nên đã liên lạc với Rolling Stone để xin phép in lại; nhưng rất tiếc bản quyền bây giờ trực thuộc gia đình GGM, chứ không còn với tạp chí nữa.  Vì chưa liên lạc được với gia đình, nhất là trong thời gian tang chế vừa qua, nên chúng tôi chỉ đăng địa chỉ truy cập (đường link) dưới đây để bạn đọc chủ động tìm đọc trong lúc rảnh rỗi.   Chúng tôi tin rằng các bạn sẽ không tiếc khoảng thời gian đọc 4,800 chữ của nhà văn Garcia Marquez:

The Vietnam Wars

Fighting to reclaim its devastated country, Vietnam faces a hostile China and the threat of a defeated enemy within its borders

by GABRIEL GARCÍA MÁRQUEZ - MAY 29, 1980
Translated from the Spanish by Gregory Rabassa

Young people Ho Chi Minh City, Vietnam.
Dirck Halstead/Liaison

Read more >>

Ngoài ra, nhân kỷ niệm 50 năm ngày ông Tim Berners-Lee đưa ra ý tưởng lập World Wide Web, chúng tôi muốn đánh dấu dịp này như sáu thế kỷ trước nhân loại đã chào đón máy in của Gutenberg, với một bài lập trường ngắn gọn của báo Christian Science Monitor.

Và sau cùng, chúng tôi ghi nhận một sự ra đi khác, lần này của ký giả - văn sĩ  Jonathan Schell, với một bài ông tự kể về cái “duyên” với Việt Nam từ khi mới chập chững vào nghề.  Thêm một dẫn chứng cho cái thuyết mà chúng tôi hay gọi là “những ngẫu nhiên của cuộc đời.”

Như thường lệ, chúng tôi mong quí bạn chuyển tiếp TRỒNG  NGƯỜI đến những thân hữu, sinh viên, đồng nghiệp quan tâm đến giáo dục tổng quát và giáo dục tại Việt Nam ở thời điểm này.

Chúc các em sinh viên và các bạn đồng nghiệp tháng năm vui tươi và riêng cám ơn các bà mẹ, hiện tại cũng như tương lai, vì tất cả các chị đều là anh hùng cả.

Hòa bình,

Vũ-Đức Vượng
Chủ biên

AN EDITORIAL OF THE CHRISTIAN SCIENCE MONITOR:
March 13, 2014

Today is the 25th anniversary of the World Wide Web, which Tim Berners-Lee first proposed while working at the CERN physics lab in Switzerland. Dr. Berners-Lee wanted to make sure that scientists working collaboratively would have access to the same information and that nothing would be lost.

As he put it in his original proposal: “The aim would be to allow a place to be found for any information or reference which one felt was important, and a way of finding it afterwards. The result should be sufficiently attractive to use that the information contained would grow past a critical threshold.”

His plan slowly gained popularity in the scientific community. It passed an especially critical threshold in 1992 when researchers at the University of Illinois at Urbana-Champaign developed the Mosaic browser, which made the Web accessible not just to scientists but laypeople.

The Web has revolutionized everything from education to business, politics to communication (you are likely reading this column via the Web), science to nonsense. It is a huge benefit, an occasional annoyance, and an unprecedented disrupter. But Berners-Lee’s original vision is the Web at its best: a tool for intelligent collaboration.

John Yemma - yemma@csmonitor.com
31 March 14 | By Tom Engelhardt, Christian Appy, TomDispatch

I wasn’t very political in college but I do remember noticing that this Vietnam War seemed to be a sort of unsolvable problem. At the time, I didn’t see how we could pull out and I suppose I bought into the domino theory. But I didn’t see how we could win. It just looked bad. When I graduated from college in 1965, I went to Japan to study and spend a year abroad. On the way back from Japan I had a round-the-world ticket that permitted me to stop anywhere I wanted. I had a certain ambition to be a writer of factual pieces so I decided I would go to Vietnam. I remember reading Bernard Fall’s latest book on the plane, which was my little crash education. When I landed in Vietnam I was the very definition of a pest -- a graduate student who had no knowledge and who vaguely thought he might like to write something.

Somehow or other it occurred to me that François Sully might be in Vietnam working for Newsweek. He was a French reporter I’d met at Harvard when he was a Nieman Fellow so I called up the Newsweek office and, lo and behold, he was there and invited me over.

It was a loft-like office with a back room full of the pseudo-military gear that journalists wore. When I greeted Sully I had Bernard Fall’s book under my arm and mentioned that I had been reading it. There was another fellow at a desk who said, “Could I see the book?” So I went over and gave him the book.

He opened it up and signed it. It was Bernard Fall!

So here were these two ebullient, life-loving Frenchmen, brave and brilliant journalists, both. And just out of sheer high spirits, they took me up -- this nuisance, this pest, this ignorant graduate student. They used their connections to perform a kind of miracle. They persuaded the military to give me a press pass on the somewhat deceptive basis that I was there for the Harvard Crimson. I had actually written for the Crimson, and very possibly they would have wanted me reporting for them, but we made up that little tale.

Well, if you had a press pass in Vietnam, it was a free travel ticket all over the country. You could hitchhike rides on helicopters and transport planes, wherever you wanted. It was a meal ticket. It was a hotel reservation anywhere. It gave a fantastic freedom to see what you wanted to see. I think the reason was the cooperation between the press and the military during the Second World War, and the Korean War had carried over for a while to Vietnam. So just a day or two later Fall and Sully called me up at my ratty hotel and said, “Something is going to happen. It’s all secret, but you can go and see it if you want. Come over to such-and-such a place at four-thirty A.M. and there’ll be a bus.” These two wonderful journalists, both of whom later lost their lives in the war, gave me this one-hundred-and-eighty-degree life-changing gift, which set me on the journalistic path I’ve been on ever since.

We got on a bus and were taken out to an airstrip where we were flown off in a C-5 to a big dusty field in the jungle. A spiffy major with an easel told us we were there for Operation Cedar Falls -- the largest military operation of the war to that date. The idea was to clear out the infamous Iron Triangle [a 40-square-mile patch of jungle with its southernmost tip just a dozen miles north of Saigon], which had been the source of so much woe for the South Vietnamese army and a revolutionary stronghold since the war against the French. The American military wanted to clear it out once and for all. On the major’s easel there was a great menu of things they were going to do. One of the items on the list was a helicopter attack on the village of Ben Suc. When we got to that item on the list, I asked, “What’s going to happen to the village after it’s attacked?” The major said, “Well, we’re going to destroy it and move the people out.”

“Then what?” I said.
“Well, we’re going to bulldoze it and bomb it.”

So I thought, okay, I’ll just follow that particular story from start to finish. It didn’t feel like a singularly adventurous or bold thing to do. And I do recall one little act of cowardice. When they asked which of the 60 helicopters we wanted to go on, many of the journalists were clamoring to be on the first or second helicopter. I was delighted to be on helicopter number 47. You could say that the operation came off beautifully. It worked exactly as planned. The helicopters flew in, moved the people out, destroyed the village. Mission accomplished. But to what end? Most of the reporting about Operation Cedar Falls told you how many Viet Cong were captured or killed, and those may have been true facts. But they left out what I believed was fundamental -- that we were destroying villages and throwing people off their land.

The unmistakable fact was that the general population despised the United States and if they hadn’t despised it before we arrived, they soon did after we destroyed their villages. Our whole goal was to build up a political system that would stand after we left, with a functioning government supported enough by its people so it could fight on its own. But our policies were destroying whatever support that government might ever have had, which was probably about zero to begin with. The more we’d win on the battlefield -- and we did just about every day in just about every battle -- the more we lost the political war.

The more we “won,” the more we lost. That was the paradox of Vietnam. American soldiers went over thinking they were freeing an enslaved people from their oppressors. I do think the Communists were pretty oppressive. However, it just so happened that they were the representatives of national dignity and that seemed to trump whatever oppression they dealt out. Whatever the reason, the people by and large supported them and they were the de facto government of a very considerable part of South Vietnam. So the idea that the Viet Cong were a sort of mysterious band of people that could be rooted out and separated from the population at large just didn’t have a basis in political reality.

One thing that struck me very powerfully was the capacity of both the officer corps and the press corps to see things in terms of a story they had brought with them to Vietnam and not to see what was actually going on under their noses. For example, when I came back to Vietnam in the summer of 1967 I went up to Quang Ngai Province and saw that the place was being leveled by American bombing. But when I got home, I remember reading a story in the New York Times about how the marines had built a hospital in this area. Apparently the Hiroshima-like devastation that was around that hospital was not visible to the reporters of the New York Times because they weren’t telling about that.

And it wasn’t a subtle thing. The fire and smoke was pouring up to the heavens. You didn’t have to be a detective or do any investigative journalism. The flames were roaring around you. I mapped it all out and seventy, eighty percent of the villages were just dust -- ashes and dust. But that was not the story. The story was still how we were going to help the South Vietnamese resist the attack from the North. In Vietnam I learned about the capacity of the human mind to build a model of experience that screens out even very dramatic and obvious realities.

When I first went back to Vietnam that summer I joined the journalistic pack, the “boys on the bus.” What they were covering at the time was this fraudulent election, a completely farcical election. One day we were all taken to a village for a campaign rally, but the candidates somehow didn’t make it. Apart from the journalists, the only person who showed up was an ancient guy going around with a bullhorn shouting that there was going to be an election rally. This was supposed to be democracy in action and we were the only people there.

To report on that as if it was something real would have been absolutely absurd so I just took the next helicopter out and somehow decided to begin covering the air war in the South -- the air slaughter, really. People had been writing about the bombing of North Vietnam, but the air war in the South was far more devastating and not getting much attention.

So in Quang Ngai I started going up in forward air control (FAC) planes -- little Cessna two-seater spotter planes that would direct the pilots to their targets. These little planes were constantly turning and twisting, in part to avoid enemy ground fire. That and the overwhelming heat made me constantly nauseous. But I had my notebook right there in the plane and the setup was unbelievably perfect for reporting. It was as if it had been designed for reporting. It gave you this fantastic perch. You could sit over the scene of the action, witness it, and you were conveniently supplied with earphones in which you heard conversations among the pilots, the forward air controller, and the ground. The quotes were coming right into the earphones and I wrote them down as if it were a lecture at Harvard. It was an amazing stroke of journalistic luck.

The idea that the U.S. military was operating under constraints in South Vietnam is ridiculous. We pulverized villages from the air if we merely imagined that we received hostile fire. I witnessed it with my own eyes and I saw the leaflets we dropped which said, “If you fire on us, we will destroy your village,” and then a follow-up leaflet that said, “You did fire on us, and we did destroy your village.” And U.S. planes were actually bombing churches. They would see the church, target it, and blow it up. I saw that happen.

And sometimes they cracked jokes about it. They were trying to imagine that the war was something like World War II. When you were in the air you could try to forget about all the paradoxes of policy that made your very successes counterproductive. But I sensed a deep uneasiness and regret among the pilots. They sometimes sang rather brutal ditties that seemed to me like confessions in a way:

“Strafe the town and kill the people,
Drop napalm in the square,
Get out early every Sunday
And catch them at their morning prayer.”

I wasn’t inclined to blame the people doing it so much as the people ordering it. I got along well with the soldiers and their officers. I liked them very much. Maybe that was a defensive thing. It would have been very uncomfortable for me to be in a position of feeling fury at the people doing it. Those are deep questions. You know, just following orders is no excuse. These were atrocities -- bombing villages from the air, just pulverizing houses, attacking people on the basis of little or no information. And there was this absurd supposition that if someone ran away from your attack, they automatically belonged to the Viet Cong.

It was a massacre from the air that was going on every day and I was a part of it in a way. I was kind of doing it. That was the feeling. The FACs were equipped with phosphorous rockets. They were used as markers for the bombers, but phosphorous rockets are particularly horrifying weapons -- worse than napalm. It’s something that burns that you can’t put out. The rocket would blow up the house and then people would run out. I was witnessing from a distance, but I had a real feeling of complicity. I mean I didn’t push the button, but I was there.

When I got back from Vietnam I met Jerry Wiesner, provost of MIT and a friend of my parents. He had been Kennedy’s science adviser and knew Secretary of Defense McNamara. We had lunch and when I told him about what I’d seen in Vietnam he said, “Would you be willing to go and talk to McNamara about this?” I said, “Yeah, sure,” and the meeting was arranged. So I went down to the Pentagon, where I’d never set foot, and was ushered into the secretary of defense’s office. It’s the size of a football field -- a proper imperial size. And there was McNamara, all business as usual, with that slicked-back hair of steel. I began to tell my story and he said, “Come over to the map here and show me what you’re talking about.”

Well, I truly had my ducks in a row. I had overflown the entire province of Quang Ngai and half of Quang Tin. And so I really had chapter and verse. After a while he interrupted and asked, “Do you have anything in writing?” I said, “Yes, but it’s all in longhand.” So he said, “Well, I’ll put you in General so-and-so’s office -- he’s off in South America -- and you can dictate it.” And so for three days I sat in the general’s office dictating my longhand, book-length New Yorker article on the air war in South Vietnam. Up from the bowels of the Pentagon would come typed copy. It was a dream for me, probably saving me a month’s work because this was long before word processors.

Three days later, stinking to high heaven because I had no change of clothes, I reappeared in McNamara’s office. I handed it to him, he took it, and that was the last I heard about it from him. But I learned later that a foreign service officer in Saigon was sent around Vietnam to retrace my steps and re-interview the pilots and the soldiers I had quoted. He even read back to the pilots the gruesome ditties they had sung for me at the bar. The foreign service officer had to admit that my book was accurate but he added, “What Schell doesn’t realize is what terrible circumstances our troops are in. He doesn’t realize that old ladies and children are throwing hand grenades because the people are against us.” Hence, the Vietnam War makes sense because the South Vietnamese are against us!

So why couldn’t we get out? When it became clear that the costs were so much greater than anything at stake on the ground in Vietnam itself, then why couldn’t we just withdraw? None of the official war aims made much sense. It was hard to maintain that we were fighting for freedom or democracy in South Vietnam since the government we were defending was so obviously corrupt and dictatorial. Nor could we honestly claim to be preventing aggression when the only foreign combatants in Vietnam were Americans or soldiers paid for by the United States like the South Koreans. Even the domino theory seemed to fall apart in the face of intense nationalism, support for reunification throughout Vietnam, and the historical conflicts between Vietnam and China.

But the one justification that proved most durable was this idea of credibility. Fighting for American credibility was not a tangible goal; it was the defense of an image -- an image of vast national strength and the will to use it. According to the doctrine of credibility, the United States was engaged in a global public-relations struggle in which a reverse in any part of the world, no matter how small, could undermine the whole structure of American power.

Part of the concern with maintaining credibility stemmed from a kind of psychological domino theory. In other words, policy makers worried that if the United States did not prevail in Vietnam, it would cast doubt on our determination to prevail anywhere. If the United States lost in Vietnam, then countries and revolutionaries all over the world would see that we were a paper tiger who couldn’t win wars and they would be emboldened to resist our will. So what was at stake in Vietnam was the ability of the United States to maintain control all over the world on a psychological basis.

But there was another component of the doctrine of credibility that is in a way the most subtle and the least noticed, but I think the most important. It was nuclear policy. In nuclear strategy one of the crucial facts is that you can’t actually fight a nuclear war. The moment that you fight the war you’ve lost it because everybody loses in a nuclear war. The purpose of deterrence is to prevent a nuclear war from happening. It depends entirely on producing a psychological impression in the mind of the enemy that you are a very tough guy -- so tough you’re ready to commit suicide and drag the enemy down with you.

Well that is a kind of crazy proposition. It doesn’t have a lot of inherent credibility. Why would you commit suicide to defend yourself? So it’s a real strain to keep producing an impression of toughness. All you could do in the arena of nuclear confrontation was build up your arms and talk tough. You couldn’t prove your toughness by actually using the weapons. 'Round about the end of the 1950s there were a number of thinkers, including Henry Kissinger, who began to say, well, okay, we’re paralyzed in the nuclear arena, but we can go out and win a few on the periphery. Here’s a place where we can actually fight wars and show how tough we are. At the same time [Soviet Premier] Khrushchev began to talk about the necessity of fighting wars of national liberation in the Third World so the Soviets were making their own contribution to the rhetorical battle. Thus, the model for Vietnam was actually created before we ever went directly into that war. Because the so-called peripheral wars were supposedly winnable, and since they occurred in a context of a very shaky credibility based on nuclear weapons that you couldn’t use, these limited wars came to bear an additional burden.

It was as if World War III were being fought in Vietnam. In the nuclear age, the whole structure of credibility and deterrence seemed to depend on winning these wars out there on the periphery. This was the sort of theoretical trap that the policy makers found themselves in. They thought they were not only preventing the toppling of dominoes but total war itself. And if you believed the assumptions, then almost no cost was too high to pay in Vietnam.

(Tác giả đã cho phép TRỒNG NGƯỜI đăng lại nguyên văn.  Mời các bạn đọc thêm 2 bài khác ở mục “Data & Research.)
ĐÃ THẤY SÓNG HẤP DẪN BAN SƠ CỦA TẠO HOÁ 1
Nguyễn Xuân Xanh

Điều quả không thể hiểu được ở vũ trụ là nó có thể hiểu được.

ALBERT EINSTEIN

Chúng ta đang sống trong thời của những ngọn gió vũ trụ thổi dồn dập vào hồn. Bản giao hưởng vũ trụ do con người viết lấy có thêm những giai điệu mới. Hai năm trước, lần đầu tiên boson Higgs đã được con người nhìn thấy. Thế giới ăn mừng. Đó là hạt cơ bản cực kỳ nhỏ bé nhưng lại có nhiệm vụ “gia trì” cho mọi thứ vật chất thấy được trong vũ trụ để tồn tại, trong đó có bản thân chúng ta. Kỳ diệu thay.

Giai điệu đó chưa dứt thì ngày 17. 3.2014 vừa qua nhóm nghiên cứu BICEP2 dưới sự lãnh đạo của các giáo sư GS John Kovac, Clem Pryke, Jamie Bock và Chao-lin Kuo tuyên bố trong một cuộc họp báo tại Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithson rằng sóng hấp dẫn từ buổi ban sơ của lịch sử vũ trụ: từ thời điểm 10-34, tức là một phần tỉ tỉ tỉ tỉ giây giây sau big bang (hãy tưởng tượng giây phút vi phân này!), đã được con người nhìn thấy! Kinh ngạc và kỳ diệu thay! Đó là giai đoạn mà, theo thuyết big bang, vũ trụ từ một bào thai vô cùng nhỏ nhưng với một năng lượng cực lớn trong khoảnh khắc đã phát triển đột biến thành “lạm phát” một phát kiến tình cờ nhưng vĩ đại của Alan Guth và chuyển động với tốc độ hơn ánh sáng theo đủ mọi hướng. Đó là thời kỳ “chuyển dạ” và “đau đẻ” của tạo hóa.2 Thần Vệ nữ không còn dấu diếm được bí mật cuộc sinh nở của mình.

Tại buổi buổi họp báo ở Harvard các nhà khoa học hàng đầu nói lên sự đồng tình của mình: khám phá sóng hấp dẫn ban sơ của nhóm nghiên cứu BICEP2 (Background Imaging of Cosmic Extragalactic Polarization) rất xứng đáng với giải Nobel.

Làm sao con người có thể đứng trên quả đất bằng hạt bụi này giữa biển thiên hà trùng trùng điệp điệp lại có thể “nhìn thấy” những gì xảy ra ở lúc big bang cách đây 13.7 tỉ năm ánh sáng? Bức xạ của vũ trụ ban đầu, sau ngần ấy thời gian và khoảng đường, đã nhạt yếu đi nhiều và xoắn lại, nằm trong những mẫu vân bị phân cực của sóng vi ba vũ trụ, được biết dưới tên kiểu-B. Vậy mà con người vẫn còn nhận ra được. Điều đó giống như tìm được kim dưới đáy biển!

Cho đến nay, các nhà vật lý chỉ quan sát được bức xạ nền (cosmic microwave background radiation, đơn giản CMB) ở dạng sóng điện từ của vũ trụ từ thời điểm năm thứ 380.000, một trạng thái thực ra vẫn còn là “sơ sinh” của vũ trụ. Đó cũng chính là một dạng tàn dư của Big Bang. Vào thời điểm đó vũ trụ tiếp tục giãn nở nhưng nguội dần để cho các nguyên tử hydro và helium hình thành và vật chất kết tinh lại thành sao, thiên hà. Do sự kết tinh đó, các đám mây bức xạ trở thành “quang đãng” trong vũ trụ, ánh sáng mới truyền đi được không phải bị cản trở, người ta có thể quan sát dễ dàng hơn. Đi ngược về trước, người ta chỉ thấy “sương mù”. Bức xạ nền này được quan sát hết sức tình cờ bởi hai nhà vật lý Mỹ Arno Penzio và Robert Wilson của Bell Labs 50 năm trước. Dĩ nhiên, hai ông được tưởng thưởng giải Nobel sau đó.

Các nhà khoa học từng có ý nghĩ rằng bức xạ nền này có thể chứa đựng dấu vết của sóng hấp dẫn ban sơ. Vệ tinh COBE nhận thấy có những thăng giáng nhỏ xíu trong cái biển phẳng lặng của bức xạ nền. Martin White và Lawrence Krauss năm 1992 cho rằng các sóng hấp dẫn của Big Bang đã làm cho bức xạ nền “gợn sóng”. Chính sự gợn sóng đó sẽ cho thông tin về sóng hấp dẫn ban sơ. Đó là đầu mối của các sự khảo sát.

unnamed (36)

Bản đồ của bức xạ vũ trụ nền (CMB) từ thời gian năm 380.000 sau Big Bang. (Nguồn NASA) Sự biến thiên màu sắc tương ứng với biến thiên nhiệt độ của vũ trụ trẻ: đó là những hạt giống cho các vì sao và thiên hà ngày nay chúng ta quan sát. Các nhà thiên văn học nghi ngờ ẩn chứa trong bức tranh này là dấu ấn thứ hai có thể tiết lộ cho chúng ta sóng hấp dẫn ban sơ: ánh sáng bị phân cực. Một sóng hấp dẫn sẽ ép không-thời gian lại theo một hướng (vũ trụ sẽ nóng hơn tí), và giãn nó ra theo một hướng khác (vũ trụ nguội hơn tí). Các photon của ánh sáng sẽ tán xạ với một chiều ưa thích, để lại một dấu ấn chút ít phân cực trên CMB khi sóng hấp dẫn đi qua. Khám phá các mẫu phân cực còn có thể cung cấp một chứng cứ rằng ngay sau Big Bang vũ trụ giãn nở với tốc độ hàm mũ, do đó bị lạm phát, với một hệ số ít nhất 1025. Lạm phát là cơ chế duy nhất có khả năng phóng đại các sóng hấp dẫn sinh ra từ các thăng giáng lượng tử trong lực hấp dẫn thành các tín hiệu có thể dò ra.

Có thể nói, một trong những điều thú vị là với BICEP2 các nhà vật lý đã “xộc” được vào vùng năng lượng cực kỳ cao của vũ trụ lúc lạm phát, 1016gigaelectronvolt, vùng mơ ước của các máy gia tốc trên trái đất. Đấy cũng là vùng năng lượng mà ở đó theo thuyết Đại thống nhất (Grand Unified Theory, GUT) người ta tin rằng ba lực cơ bản của thế giới, điện từ, lực yếu và lực mạnh, trở thành một thể thống nhất không phân biệt được. Hơn nữa, nếu những sóng hấp dẫn diễn ra trong giai đoạn của các thăng giáng lượng tử của lạm phát, điều đó có nghĩa rằng, trong giai đoạn đó, hấp dẫn và lượng tử được thống nhất làm một, điều bao người đã mơ ước? Thuyết hấp dẫn lượng tử (quantum gravity) tử có cơ sở, cũng như việc lượng tử hóa hấp dẫn vào một cội nguồn.

unnamed (37)

Thí dụ sóng hấp dẫn như sóng gợn trong tấm vải không-thời gian (Courtesy of Brian Greene)

Lịch trình các giai đoạn phát triển của vũ trụ. (1) là giai đoạn các sóng hấp dẫn được sinh ra trong những thăng giáng lượng tử ngay sau big bang. (2) Sóng được phóng đại lên bởi lạm phát thành những tín hiệu. (3) Sóng được in hằn thành những mẫu vân của bức xạ nền của sóng vi ba vũ trụ. (Courtesy of Sean Carroll)

Ai phát hiện ra sóng hấp dẫn này đầu tiên? Đó là Albert Einstein.

bigbang

Ông đã nghiên cứu sóng này năm 1916 dựa trên các phương trình trường của thuyết tương đối rộng của ông vừa hoàn tất, được trình bày trước Hàn lâm viện Khoa học Phổ, và việc nghiên cứu kéo dài đến 1918. Theo ông, vật chất ở dạng khối lượng hay năng lượng gây ra độ cong của không-thời gian bốn chiều, làm cho nó không còn là hình học phẳng Euclid nữa, mà phi-Euclid cong. Nếu khối vật chất đó biến động, nó sẽ gây ra sóng của các độ cong và truyền đi trong không-thời gian, giãn ra và co lại.3 (Khác với sóng điện từ truyền trong không gian 3 chiều) Sóng hấp dẫn giống như một cuộc động đất trong không-thời gian. Một supernova nổ cũng gây ra các sóng hấp dẫn. Có thể tưởng tượng một cô gái ngồi trên cầu đung đưa hai chân trên mặt nước gây ra các đợt sóng. Các sóng hấp dẫn sẽ tạo nên sự phân cực trong bức xạ nền, gây ra “gợn sóng” bức xạ nền, và nhóm BICEP2 đã tìm thấy dấu ấn của chúng trong đó. Sự quan sát này là cực kỳ khó khăn. Do năng lượng hấp dẫn truyền đi trong không gian ngày càng yếu đi, giống như ánh sáng. Einstein hoài nghi con người có thể quan sát được chúng.

Năm 1969 Joseph Weber tin rằng mình đã khám phá sóng hấp dẫn bằng cách sử dụng những thiết bị thô sơ gồm hai thanh aluminum treo trong chân không. Khi một sóng hấp dẫn đến, nó sẽ làm giãn chúng ra theo chiều thẳng góc với sóng và ép chúng lại. Stephen Hawking cũng muốn chế tạo thiết bị dò thử để kiểm tra kết quả ngạc nhiên của Weber. Nhưng dĩ nhiên tất cả không đơn giản như thế.

song-2

Hai người khám phá đầu tiên sự tồn tại của sóng hấp dẫn (thông qua việc sử dụng kính thiên văn radio) là Joseph Taylor và Russell Hulse vào năm 1974 từ một cặp sao neutron (một trong đó là pulsar) có chuyển động quanh nhau.4 Trong khi đó, các thiết bị dò được chế tạo rất nhạy cảm từ những năm 1970, trong đó có các máy dò LIGO, nhạy cảm cả mười triệu lần hơn thiết bị thô sơ của Weber, nhưng cho đến 2013 vẫn chưa có sự phát hiện nào tin cậy về sóng hấp dẫn ban sơ. Nhưng sóng hấp dẫn ban sơ phải đợi đến BICEP2 mới giải quyết được, như được công bố ngày 17.3 vừa qua.

venus

Thần Vệ nữ, Sinh nở. Tác phẩm của Sandro Botticelli (Wiki).

becip2

Viễn vọng kính BECIP2 ở phía trước, đón nhìn ‘sóng chuyển dạ’ của vũ trụ.
(Steffen Richter/Associated Press)

Lịch sử vũ trụ học có ba thuyết khác nhau.Thuyết đầu tiên là thuyết big bang của Georges Lemaître và George Gamov những năm 1920 thế kỷ trước dựa trên thuyết tương đối rộng Einstein. Thuyết thứ hai của Fred Hoyle về một thế giới “tĩnh” (Steady State) mà TS Nguyễn Trọng Hiền gọi là “trạng thái vĩnh hằng”, không tiến hóa. Hoyle từ chối thuyết của Lemaître và Gamov mà ông gọi nó bằng cái tên “Big Bang”. Từ đó có cái tên lịch sử. Thuyết này chiếm được cảm tình của nhà thờ. Thuyết thứ ba của nhà vũ trụ học Cambridge Neil Turok là vũ trụ trải qua một chuỗi big bang không có khởi đầu và kết cục, do đó không có sóng ban sơ. Cho nên khám phá sóng hấp dẫn ban sơ là một chứng cứ mạnh mẽ nhất cho thuyết Big Bang. Với khám phá sóng hấp dẫn, Stephen Hawking cho rằng mình đã “thắng cược” trước Turok. Ông này vui và hồn nhiên thật. Mới năm rồi ông thua cược $100 vì hạt Higgs, bởi ông cá rằng không thể nào có cái gọi là hạt Higgs.

unnamed (39)

Vật lý từ thế kỷ 20 đầy những điều kỳ diệu, và còn tiếp tục. Khoảng một thế kỷ trước (1919), thế giới kinh ngạc khi các đoàn thám hiểm Anh công bố ánh sáng trên trời bị lệch đi trong vùng mặt trời theo đúng góc lệch của tiên đoán Einstein bằng thuyết tương đối rộng! Tòa nhà vật lý Newton lung lay, và Einstein qua đêm đã trở thành người “anh hùng toàn cầu”. Khoa học đã lần lượt vén những bức màn huyền bí che mắt, từng lớp, lớp thô trước, lớp tinh sau, và tạo ra những“‘cảm xúc vũ trụ” thi vị. “Chúng ta không là gì cả”, như nhà thơ Đức F. Hölderlin nói, “nhưng những gì chúng ta đi tìm là tất cả.”

unnamed (40)

Michelangelo ơi, ông hãy sống lại mà tạc những cảm xúc vũ trụ này thành “tác phẩm thứ hai” của con người trong cuộc khám phá những kỳ bí của tạo hóa. Diogenes ơi, hậu sinh đã có cái đèn lồng mạnh mẽ có thể nhìn suốt đến cội nguồn rồi. Galilei ơi, cuộc cách mạng thiên văn bằng kính viễn vọng do ông gây ra hơn 400 năm trước gây chấn động châu Âu, giờ có năng lực nhìn thấy 13.7 tỉ năm ánh sáng về trước, gây chấn động thế giới. Chẳng phải là những điều kỳ diệu đầy chất thơ sao?

unnamed (41)

TS Nguyễn Trọng Hiền và Jamie Bock (Caltech/JPL) trò chuyện với Robert Wilson (Harvard, phải), tại cuộc họp báo vừa qua. Wilson là một trong hai người phát hiện ra bức xạ nền 50 năm trước, thiết lập cơ sở thực nghiệm cho mô hình Big Bang. Wilson kể “Hoyle đến cuối đời vẫn không chấp nhận thuyết Big Bang.”

Khám phá sóng hấp dẫn diễn ra trước thềm kỷ niệm 100 năm thuyết tương đối rộng vào năm 2015 tới. Đối với cộng đồng Việt Nam khám phá này càng làm tăng thêm cung bậc cảm hứng khi một thành viên của nhóm BICEP2 là người Việt Nam, TS Nguyễn Trọng Hiền của Đại học Caltech. Cũng khó tưởng tượng nổi về mặt con người, một thanh niên của khúc ruột miền Trung nghèo khó, tay trắng và ngơ ngác từ chiếc thuyền tị nạn được phép đặt chân lên nước Mỹ hoa lệ lại có cái đam mê thánh thiện như bẩm sinh của “thánh hiền khoa học”, vượt mọi khó khăn từ khoảng cách hụt hẫng to lớn của hai nền văn hóa trong nỗi nhọc nhằn và nước mắt, can đảm chấp nhận mọi thử thách để làm một cuộc viễn du cô đơn vào những miền cội nguồn của vũ trụ. Và giờ đây Anh là một trong những người đầu tiên nhìn thấy ánh sáng của giây phút ban sơ, lúc thời gian, không gian và năng lượng quyện nhau trong một bào thai bắt đầu cuộc khởi động dữ dội như đau đẻ để tạo thành vụ trụ bình yên hôm nay. Những giây phút trải nghiệm đó, niềm vui đó, lên đến tột đỉnh, chắc chắn không gì quý hơn trong cuộc đời đối với Anh. Anh giống như một hậu duệ của Columbus, ngày nào bước lên chiếc thuyền ở bờ biển Việt Nam để làm cuộc hành trình định mệnh không biết về đâu nhưng để rồi cuối cùng, chung sức với các đồng đội mình trên con thuyền mạo hiểm BICEP2, khám phá cả một vương quốc mới trên trời cho nhân loại. Cuộc mạo hiểm Biển Đông đã biến thành cuộc mạo hiểm Vũ trụ thắng lợi. Xin chúc mừng và có lời khâm phục Anh.

N.X.X
Tháng Ba, 2014

1  Một phần của bài này đã được đăng trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần ngày 30-3-2014. Xin đọc thêm bài trả lời phỏng vấn authentique của TS Nguyễn Trọng Hiền trong số đó.

2  TS Hiền cho biết cuộc kiểm tra vừa qua diễn ra ở băng tần 150 GHz. Sắp tới sẽ có thêm một cuộc kiểm tra ở băng tần 100 GHz. Lúc đó mới có kết luận chung cuộc.

3  Henri Poincaré dường như đã đề cập sóng này năm 1908 lúc chưa có thuyết tương đối rộng của Einstein. Ông nói, trong một thuyết hấp lực tương đối tính, có thể có sự phát ra các “ondes d’acceleration” (sóng gia tốc).

4  Điều thú vị là hai sao này ngày càng tiến gần nhau theo hình xoắn ốc, rất chậm, do chính các sóng hấp dẫn chúng phát ra liên tục tông (ngược) vào chúng; và mỗi năm chúng gần nhau 2,7 phần tỉ khoảng cách chúng, đúng theo tiên đoán của định luật Einstein. “Khi các sóng hấp dẫn truyền vào không gian, chúng gây ra một phản lực lên các sao, như phản lực tác dụng lên cây súng khi súng vừa bắn ra”, Kip Thorne giải thích. “Phản lực của các sóng đẩy các sao vào gần nhau và ngày càng nhanh hơn, nghĩa là phản lực làm cho các sao chuyển động chầm chậm theo đường xoắn ốc vào nhau.” Không gì khác hơn có thể giải thích, ngoài các cú tông bằng sóng hấp dẫn khiến cho các sao này tiến gần nhau, như Kip Thorne viết. Taylor và Hulse nhận được giải Nobel năm 1994.

Tớ & Cậu: QUÂN TỬ TẦU - CHỜ THAY “GEN”

- Trong đám bọn mình, có mấy đứa thoát được bệnh “đái đường” nhỉ?

- Chắc không nhiều đâu.  Hồi tớ còn đi làm, ngồi trong một văn phòng có 6 đứa xồn xồn lúc ấy thì đã có 5 đứa Đ Đ rồi.  Cả nam lẫn nữ

- Tớ thì “sống chung hòa bình” với Đ Đ hơn chục năm nay rồi.  Còn ngồi đây chém gió với các cậu được chỉ là nhờ uống mỗi ngày mấy viên thuốc đấy

- Tớ cũng vậy.  Không có khám nghiệm, thử máu và uống thuốc đều đều thì chắc cũng đã leo lên bàn thờ ngồi rồi chứ đâu còn chén chú chén anh như thế này

- Nhưng cậu còn có kế hoạch lâu dài hơn nữa cơ mà?

- Ừ, có chứ.  Trong quãng đời hành nghề y của tớ, tớ đã chứng kiến biết bao nhiêu khám phá mới lạ và hữu ích, chỉ trong vòng vài chục năm nay thôi

- Và cái nào nằm trong kế hoạch của cậu?

- GEN.  Tớ đang chờ trong khoảng 10 năm nữa, bọn nghiên cứu khoa học sẽ tìm được cách thay thế vài cái gen trong người tớ, và voilà! xác ông già này sẽ như mới, không còn Đ Đ hay áp huyết cao nữa.  Cholesterol cũng vậy

- Nghe cậu nói thì cái xác mình cứ như cái xe ôtô cũ ấy, hỏng ống bô thì thay cái mới, hỏng hộp số cũng đơn giản như đang giởn

- Đúng vậy.  Xác mình có khác gì cái xe hơi cũ đâu

- Nhưng cậu có chắc là bọn mình sống được đến ngày giải phóng đó không?

- À, đó mới là câu hỏi ngàn vàng.  Nói đổ xuống sông xuống biển chứ tuần sau tớ đi tầu từ Sài Gòn ra Qui Nhơn đây này; cậu thuyền trưởng nhà mình vô phúc tham lam thế nào chở hàng hóa gấp ba lần trọng tải cho phép thì biết đâu tớ cũng đi gặp 250 đứa học sinh Hàn quốc bây giờ chứ làm sao mà có được phẫu thuật gen? 

- Nói bậy nào.  Cũng còn luật pháp và chính quyền kiểm soát nữa chứ

- Thế cậu quên vụ đắm tầu du lịch ở Hạ Long năm ngoái hay sao?  Hay vụ lật ca-nô ở Cần Giờ mới đây vài tháng.  Bộ GT-VT mình lo đường bộ còn chưa xong nữa huống hồ đường thủy

- Ừ đúng đấy.  Tớ thấy cái tầu Sewol cũng tham chở quá tải nên mới bị lật

- Nhưng đáng tội nhất là tay thuyền trưởng: bảo mọi người ngồi yên, rồi chính hắn ta bỏ tầu trước hết chạy lấy mình

- Không biết Hàn quốc có luật tử hình không, chứ tớ thấy tên thuyền trưởng này thật đáng lắm.  Ít nhất hơn 300 gia đình nạn nhân sẽ ăn mừng công lý …

- Hoặc bỏ hắn vào bao, buộc chặt lại rồi thẩy xuống biển… cho hợp với tình cảnh của các nạn nhân của hắn

- Dẫu sao tớ cũng thấy được hai điều hay trong vụ chìm xuồng này

- Có cái gì hay ho ở đây ư?

- Một là anh chàng hiệu phó cái trường này, tuy sống sót, nhưng rất đau buồn và có lẽ cũng hơi mặc cảm tại sao mình sống mà 250 học sinh lại chết thảm, nên đã tự vận

- Có khí khái đấy.  Còn cái hay kia?

- Thủ tướng Hàn quốc, tuy không phải là quan chức trực tiếp trách nhiệm về tai nạn này, nhưng đã xin lỗi nhân dân Hàn và đệ đơn từ chức vì thấy mình là người có trách nhiệm tối hậu trong chính quyền

- Thế ra cái mà người mình hay chế diễu là “quân tử Tầu” cũng còn chút nào “quân tử thật” đấy chứ

- Nhưng trong tháng rồi các cậu có để ý đến một câu chuyện lớn ở Á châu mà đến gần 2  tháng rồi vẫn chưa  vào hồi kết?

- Ý cậu nói chuyến bay Mã Lai 370 chứ gì?

- Ừ.  Các cậu có nhận xét gì không?

- Tớ thì tớ thấy cũng hay.  Sống trong xã hội hôm nay, nhất cử nhất động đều bị dòm ngó, không phải do nhà hàng xóm hay vệ tinh trên trời thì cũng ông nhà nước, mà có khi còn là nước ngoài Việt Nam nữa, như Cục An Ninh của Mỹ chẳng hạn.  Thế mà chiếc máy bay to đùng, chở hơn 300 người biến đâu mất mà đến bây giờ vẫn không thấy tăm hơi.  Ít nhất còn một cái gì giấu được

- Tớ thì lại thấy cảnh “cháy nhà ra mặt chuột”.  Mấy tuần lễ đầu, các bác trong vùng Đông Nam Á này xốn xang lên, tung mọi tầu bay, tầu thủy của mình để khoe khả năng của mình với thiên hạ.  Hải quân và Không quân Việt Nam mình cũng vậy

- Ông anh phía Bắc, có lẽ phần vì muốn phô trương ta đây làm chủ Biển Thái Bình Dương, phần vì có hơn nửa hành khách là công dân của mình, nên ra cái điều ta đây lắm 

- Tụi nó còn chê nhà anh Mã Lai nữa chứ.  Nhưng rốt cuộc, sau vài tuần thì cũng vẫn chỉ có các bác láng diềng mắt xanh mũi lõ có đủ phương tiện và kinh nghiệm để dò tìm

- Dạo tháng trước tớ sang Mỹ thăm mấy người tình cũ, nên xem CNN hơi nhiều.  Lạ lắm các cụ ạ; cả cái đài này gần như dành 24/24 cho chuyến bay 370.  Hết talk show này lại tiếp sang panel khác.  Mấy ngày đầu tớ hơi bỡ ngỡ sao dân Mỹ lại quan tâm đến một chuyến bay từ Mã Lai sang Tầu thế nhỉ.  Lúc xem đi xem lại, rồi còn thấy quí đài “phịa” ra những giả thuyết này nọ cho các “chuyên gia” chém gió, tớ mới ngã ngửa ra là họ chỉ cần câu ngừoi xem thôi.  Chẳng lý gì tới sự thật cả

- Ừ, đúng đấy.  Tớ thấy cả Obama cũng đã pha trò về cái ám ảnh này của CNN

- Thế có cụ nào dám sờ mu rùa rồi tiên tri xem chiếc máy bay đang nằm ở đâu không?

- Dễ ợt.  Nằm ở đáy Nam Ấn Độ Dương chứ đâu

- Tớ nghĩ là ở khoảng từ Pakistan đến Khazakstan

- Tớ cảm thấy nó ở gần Indonesia hơn

- Không, ở ngay trong Vịnh Thái Lan đây này.  Đi tầu từ Phú Quốc ra chắc gặp đấy

- Vậy nhé.  Khi nào tụi nó tìm ra chiếc máy bay 370 này, và hy vọng lúc đó bọn mình chưa về Âm phủ, đứa nào đoán xa nhất sẽ phải đãi cả bọn một chầu bê thui và vang đỏ nhé.

- OK Salem.

Tin tức trong tháng
03/11/2014 | RFA
1

Theo thống kê của bộ Thông tin Truyền thông, tính đến cuối năm 2013, Việt Nam có 838 cơ quan báo chí in, 92 báo điện tử, 67 đài phát thanh truyền, 1 hãng thông tấn quốc gia. Tất cả đều chịu sự quản lý chung của chính phủ

25/03/2014 | Hồng Hạnh
2

(Dân trí) - Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, thực hiện Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg về việc điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006 - 2020, Bộ GD-ĐT dừng tiếp nhận hồ sơ đề nghị nâng cấp và thành lập mới trường ĐH, CĐ.

03/03/2014 | Nguyễn Hùng
3

(Dân trí) - Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) khẳng định với PV Dân trí: "Thời điểm này, Bộ GD-ĐT vẫn chưa chốt thời gian đăng ký môn tự chọn ở kỳ thi tốt nghiệp THPT".
Cũng theo ông Trinh, một số báo trích dẫn theo nguồn tin Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT, thời gian để học sinh lớp 12 đăng ký môn thi tự chọn bắt đầu từ 17/3 đến hết ngày 17/4 là hoàn toàn sai sự thật. Cục khảo thí không có ai trao đổi, cung cấp thông tin như vậy cả.

01/04/2014 | S.H.
4

(Dân trí) - Bộ GD-ĐT vừa có văn bản gửi các Sở GD-ĐT, Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng về hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2014. Lịch thi từ sáng 2/6 đến trưa 4/6.

01/04/2014 | Vĩnh Hà
5

TTO - Ngoài hai môn ngữ văn và toán thi bắt buộc, học sinh có quyền chọn 2 môn thi trong số các môn ngoại ngữ, vật lý, hóa học, lịch sử, địa lý và sinh học. Đây là quy định chính thức trong Hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2014 do Bộ GD-ĐT vừa ban hành ngày 1-4.

17/03/2014 | Hồng Hạnh
6

(Dân trí) - Hôm nay 17/3, các thí sinh thi vào ĐH, CĐ năm 2014 sẽ bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) theo tuyển Sở GD-ĐT.
Thời gian kết thúc nộp hồ sơ đợt này đến 17/4/2014. Từ 18/4, những thí sinh chưa nộp hồ sơ theo tuyến Sở được nộp trực tiếp tại các trường ĐH.

15/03/2014 | Văn Chung
7

Ngày 15/3, Cục Khảo thí&Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) chính thức công bố danh sách 53 trường ĐH-CĐ được phép tuyển sinh riêng trong năm 2014.

14/03/2014 | Hồng Hạnh
8

(Dân trí) - Sáng 14/3, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị Tổng kết 20 năm phát triển các trường ĐH, CĐ ngoài công lập. Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: "Tạo sân chơi bình đẳng giữa các trường đại học công và tư".

14/03/2014 | Chi Mai
9

"Bộ GD-ĐT có dám khẳng định không có tình trạng con đẻ - con nuôi không?" - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bất ngờ đặt câu hỏi khi phát biểu tại hội nghị tổng kết 20 năm phát triển các trường ĐH, CĐ ngoài công lập ngày 14/3.

21/03/2014 | S.H.
10

(Dân trí) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đối với Bộ GD-ĐT trong việc triển khai thực hiện một số công việc liên quan đến giáo dục đại học.

Văn bản nêu rõ: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao cho Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan thực hiện một số công việc. Cụ thể, khẩn trương hoàn thành dự thảo Điều lệ trường ĐH để thay thế Điều lệ trường ĐH và Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường đại học tư thục hiện hành theo đúng quy định tại Nghị định số 141/2013/NĐ-CP, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III/2014.

12/03/2014 | Phạm Kim Anh
11

Ngày 11/3, tại buổi quán triệt Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo ở Đảng bộ cơ quan Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đi sâu phân tích việc phải đổi mới tư duy trong giáo dục hiện nay. Điều này không chỉ riêng ngành giáo dục mà các chủ thể khác của xã hội cũng phải tham gia vào quá trình đổi mới.

17/03/2014 | Hồng Hạnh
12

(Dân trí) - Ngày 17/3, Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi các cơ sở giáo dục đại học yêu cầu báo cáo số lượng giảng viên đang giữ các chức danh/ngạch: giáo sư, phó giáo sư, giảng viên cao cấp, giảng viên chính, giảng viên.

11/03/2014 | Hồng Hạnh
13

(Dân trí) - Ngày 11/3, Bộ GD-ĐT công bố Thông tư sửa đổi bổ sung quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 với nhiều thay đổi về các đối tượng như sinh viên người dân tộc, sinh viên con của những chiến sĩ bị ảnh hưởng hóa chất, sinh viên khuyết tật, v.v. ….

07/0/2014 | Hồng Hạnh
14

(Dân trí) - Ngày 7/3, Bộ GD-ĐT có công văn yêu cầu các đại học, học viện, các trường ĐH, CĐ báo cáo tên gọi bằng tiếng nước ngoài.
Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường gửi báo cáo về Bộ trước ngày 15/3/2014.

08/03/2014 | Tiến Thưởng - Kiều Trinh
15

Nhiều đại học nào ở Việt Nam tự nhận là "University", gán cả mác "International", thậm chí những trường tên tiếng Việt giống nhau nhưng tiếng Anh khác nhau.
"Không nước nào đặt tên trường như ở Việt Nam, đại học nào cũng dùng University. Tên gọi không chuẩn thì làm sao hội nhập, làm sao để sinh viên tốt nghiệp sang học tiếp ở các trường quốc tế", ông Đam nói.

28/03/2014 | Nguyễn Hùng
16

(Dân trí) - Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động giai đoạn 2014 - 2017 đối với 4 trường ĐH do Bộ GD-ĐT đề xuất đã được Chính phủ chấp thuận. Trước ngày 30/5/2014, đề án thí điểm sẽ được Chính phủ phê duyệt.
Tại thông báo số 131/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhất trí nội dung cơ bản của Đề án đổi mới cơ chế hoạt động đối với 4 trường đại học trực thuộc Bộ (gồm Trường ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân và Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh), trình Thủ tướng Chính phủ xem xét trước 30/4/2014 và phê duyệt trước ngày 30/5/2014.

29/03/2014 | Nguyễn Tập
17

Ngày 27.3, Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của ĐH Quốc gia do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ký.
Theo đó, ĐH Quốc gia được chủ động mở ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ; giám đốc ĐH Quốc gia được quyết định mở thí điểm các ngành và chuyên ngành đào tạo chưa có trong Danh mục đào tạo nhà nước. Ngoài ra, ĐH này được tự quyết định về phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh.

27/03/2014 | Phạm Kim Anh
18

(Dân trí) - Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận khi nói về việc giải bài toán đào tạo lại hàng ngàn giáo viên hiện nay để bắt nhịp với Đề án đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.

27/03/2014 | Lê Phương
19

Đó là khẳng định của ông Lê Hồng Sơn - giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM tại buổi họp báo về "Ngày hội giáo dục phát triển TPHCM năm 2014" sẽ diễn ra vào tháng 4 tới tại hội trường Thống Nhất. Để thể hiện quyết tâm của thành phố, năm nay với chủ đề của ngày hội là "Đổi mới, hội nhập, phát triển". Theo ông Sơn thì nhiều năm qua giáo dục thành phố đã thực hiện nhiều mô hình thí điểm và bây giờ là dịp để tổng kết lại những thành tựu đã đạt được.

24/03/2014 | Kính Hòa, phóng viên RFA
20

Trung tuần tháng ba năm 2014, trang thông tin điện tử của chính phủ có một bài viết về dự luật doanh nghiệp sửa đổi đang được Bộ Kế hoạch và đầu tư soạn thảo. Nội dung chính của bài viết này là về một điểm mới được bộ luật đang chỉ sửa này đề cập đến, đó là khái niệm doanh nghiệp xã hội. Theo bà Phạm Kiều Oanh Giám đốc trung tâm sáng kiến hỗ trợ cộng đồng thì doanh nghiệp xã hội là các doanh nghiệp phi lợi nhuận, có đối tượng phục vụ là các tầng lớp khó khăn trong xã hội. Cũng theo bà Oanh thì hiện các doanh nghiệp hoạt động theo hướng phi lợi nhuận không có được ưu đãi gì để thực hiện sứ mạng xã hội của họ.

12/03/2014 | An Việt
21

"Chúng ta đã tiến hành 3 lần cải cách giáo dục. Tuy nhiên cả 3 lần cái cách đều chưa thay đổi được quan điểm chỉ đạo của việc thiết kế mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục và đặc biệt là chưa thay đổi được phương pháp dạy, phương pháp học và phương pháp kiểm tra, thi cử và đánh giá... Lần này, chúng ta sẽ phải thay đổi căn bản."
"Hiện nay, Bộ GD-ĐT đã có những cơ sở để khẳng định công cuộc đổi mới giáo dục sẽ thành công. Trong đó, nhiều mô hình, phương pháp dạy học mới đã được Bộ thử nghiệm thành công từ nhiều năm trước như mô hình trường học mới (VNEN), chương trình dạy tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục. Các mô hình này đã triển khai tại tỉnh Lào Cai và đã nhân rộng ra các địa phương khác cả nước."

11/03/2014 | L.Thư
22

Theo luật Quốc tịch năm 2008 và các văn bản hướng dẫn, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị và chưa mất quốc tịch Việt Nam trước ngày luật có hiệu lực (1/7/2009) thì phải đăng ký giữ quốc tịch tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong thời hạn 5 năm (1/7/2009-1/7/2014), nếu không đăng ký thì sẽ mất quốc tịch sau ngày 1/7/2014.
Cho tới nay mới có hơn 4.000 người đăng ký giữ quốc tịch, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số 4,5 triệu người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

04/03/2014 | Theo Chinhphu.vn
23

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định thành lập Học viện Chính trị Công an nhân dân.<br>Học viện Chính trị Công an nhân dân là cơ sở giáo dục đại học công lập, trực thuộc Bộ Công an, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

17/03/2014 | S.H.
24

(Dân trí) - Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý chủ trương thành lập Trường Đại học Việt Nhật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội. Đây sẽ là trường ĐH đào tạo đa ngành.

20/03/2014 | Hồng Hạnh
25

(Dân trí) - Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý chủ trương thành lập Trường Đại học Việt Nhật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội với quy mô 6.000 sinh viên.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) chủ trì, phối hợp với phía Nhật Bản, Bộ GD-ĐT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan xây dựng dự án khả thi thành lập Trường Đại học Việt Nhật theo hướng xây dựng một trường đại học chất lượng cao, cơ sở vật chất hiện đại.

04/03/2014 | Thanh Trúc
26

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam, được thực hiện từ 11/4/2014.
Quy chế này quy định công tác quản lý người nước ngoài học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam, bao gồm: học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp; sinh viên cao đẳng, đại học; học viên chương trình đào tạo thạc sĩ; nghiên cứu sinh; học viên chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ; thực tập sinh.

Press Preview: Monday, April 7, 10:00 a.m | Exhibition Location: The Tisch Galleries, Gallery 899
27

A ground-breaking international loan exhibition devoted to the Hindu-Buddhist art of first- millennium Southeast Asia will go on view at The Metropolitan Museum of Art beginning April 14. Some 160 sculptures will be featured, many of them large-scale stone sculptures and bronzes. They include a significant number of designated national treasures lent by the governments of Cambodia, Vietnam, Thailand, Malaysia, and Myanmar, as well as stellar loans from France, the United Kingdom, and the United States.

19/03/2014 | by yasmin ramlan
28

THE (Malaysian) National Museum is holding an exhibition featuring the Bronze Age in South-East Asia centring around the Dongson culture.
A total of 70 artefacts have been specially brought in from the National Museum of History Vietnam for the exhibition which runs until May 4.
"The Dongson exhibition is one of the many events organised in conjunction with Visit Malaysia Year 2014.

21/03/2014 | Chi Mai
29

Hội thảo "Ký ức và Lịch sử" do Trung tâm Văn hóa Pháp - L'Espace và Nhà xuất bản Tri Thức tổ chức, với diễn giả Alain J. Lemaître - giáo sư sử học hiện đại (Trường Đại học Haute Alsace, Mulhouse) và nhà sử học Dương Trung Quốc - Tổng thư ký Hội khoa học Lịch sử Việt Nam.
Giáo sư Alain J. Lemaître cho biết, ở Pháp, lịch sử đã góp phần xây dựng bản sắc dân tộc. Khi ông Nicolas Sarkozy lên làm tổng thống đã nhất quyết đưa lịch sử vào kỳ thi tú tài. Hiện nay dưới thời tổng thống François Hollande, về mặt chính sách vẫn quy định lịch sử là môn bắt buộc trong kỳ thi tú tài.

30

Peter Zinoman, Professor of History, UC Berkeley
Prof. Zinoman will discuss his new book recently published by UC Press. The book is a comprehensive study of Vu Trong Phung, Vietnam's greatest and most controversial 20th century writer, who died in 1939 at the age of 28, and who is known for his politically provocative novels and sensational works of reportage that were banned by the communist state from 1960 to 1986.
4:00 - 5:30 p.m.
IEAS Conference Room, 6F
2223 Fulton St., Berkeley, CA

(March 30th, 2014). | New York
31

IVCE would like to announce the call for applications for our educational program: Vietnam Teaching Assistantship (ViTA).
Type of work: Teaching your choice of English, TOEFL, SAT, GRE, GMAT.
Eligibility: at least a Sophomore in college or Graduate.
Length of project: 8 weeks (4-week stay in two cities) or longer.
Location: Can Tho Univ, Nha Trang Univ, Hue Univ, Thai Nguyen Univ, Da Nang Univ, HCM University of Social Sciences and Humanities, and Ha Noi Institute of Technology.
Housing: College provides the guest housing, except in Ho Chi Minh City
Application: http://www.ivce.org/education.php?educationid=0000000006
Deadline: April 25, 2014.

28 March 2014, Warsaw | Polish Academy of Science,
32

Papers presented at the conference will be published on our peer-review journal on a special number expected at the end of this year. They will be available online at http://ceemr.uw.edu.pl/.

07/03/2014 | Hồng Hạnh
33

(Dân trí) - Honeywell vừa chính thức phát động Chương trình Trại hè xanh 2014 trên toàn cầu. Các giáo viên trung học cơ sở yêu thích giảng dạy về phát triển bền vững sẽ có cơ hội tham gia chương trình trại hè 5 ngày tại thành phố San Diego, bang California, Hoa Kỳ, từ ngày 22 - 27/6/ 2014, và nhận được học bổng bao gồm chương trình giảng dạy 5 ngày, vé máy bay khứ hồi, chi phí khách sạn và những chi phí tài liệu đào tạo khác. Năm 2013, 70 giáo viên trung học từ 10 quốc gia đã được lựa chọn nhận học bổng này.

22/03/2014 | M.G.
34

TTO - Bộ GD-ĐT thông báo tuyển 380 ứng viên đi học ĐH và sau ĐH tại Liên bang Nga trong năm 2014.
Đối với các chỉ tiêu đào tạo ĐH, phía Nga dự kiến dành cho việc hỗ trợ nhu cầu của Trường ĐH Công nghệ Việt - Nga, hoạt động của Trung tâm Khoa học và văn hóa Nga tại Hà Nội, thỏa thuận hợp tác song phương giữa các bộ, ngành của Liên bang Nga và Việt Nam…

21/03/2014 | TTO
35

TTO - Trong tháng 3-2014, Chính phủ Úc sẽ công bố luật mới cập nhật và bổ sung các quy định về cách xét visa du học cho du học sinh quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng.

23 tháng 3, 2014 | Vũ Quí Hạo Nhiên
36

Một cây đại thụ đáng kính của ngành báo chí, phát thanh Việt Nam từ trong nước ra đến hải ngoại, nhà báo Vũ Ánh (1941-2014), qua đời đột ngột tại Quận Cam ngày 14/3.
Trong 50 năm trời, từ khi mới ra đại học năm 23 tuổi, ông liên tục làm báo. Thời trước 1975, ông làm phóng viên chiến trường, dần dần lên đến Chánh sự vụ Sở Thời sự đài Phát thanh Sài Gòn, một chức vụ khiến ông bị bắt và bị giam trong trại cải tạo suốt 13 năm.
Ông mất khoảng vài phút hay vài giờ sau khi làm xong công việc ông từng làm trong nửa thế kỷ: viết báo. Bài báo cuối cùng, "Hà Nội vẫn chưa đủ niềm tin cởi trói báo chí," ông gửi đi lúc 11:37, và không bao lâu sau đó ông qua đời.

13/03/2014 | By WILLIAM YARDLEY
37

Joel Brinkley, a Pulitzer Prize-winning reporter who spent more than two decades at The New York Times, where he displayed range, rigor and lucid writing as a White House correspondent, as Jerusalem bureau chief and as an editor, died on Tuesday in Washington. He was 61.
Mr. Brinkley was a son of David Brinkley, the widely respected television news anchor, and he established his own journalism reputation early in his career. In 1980, while working at The Louisville Courier-Journal, he won a Pulitzer for international reporting for his coverage of the Cambodian refugee crisis. He was not yet 30.

20/03/2014 | By PAUL VITELLO
38

Charlotte Brooks, one of only a handful of women ever hired to work as a full-time staff photographer at Look magazine, the major rival to Life in the heyday of American glossy photojournalism, died on March 15 at her home in Holmes, N.Y. She was 95.
Like most women in journalism during the 1950s and '60s, Ms. Brooks was assigned almost exclusively at Look to provide pictures for what were known as women's features: articles about children, families, education, homes, food and other constituent parts of women's supposed domain.

22/03/2014 | By MARGALIT FOX
39

Vera Chytilova, a filmmaker often called the first lady of Czech cinema, whose work — subversive, experimental and strongly feminist — was long banned in her homeland, died on March 12 in Prague. She was 85.
Mordant, darkly farcical satires of life in Communist Czechoslovakia, Ms. Chytilova's movies might employ disjointed, nonlinear narratives; rapid, deliberately dizzying cuts; speeded-up or slowed-down action; and stark shifts between black-and-white and color from one scene to the next.
"I was daring enough to want to do what I wanted," she said, "even if it was a mistake."

28/03/2014 | By Emily Langer
40

Jeremiah A. Denton Jr., a retired Navy rear admiral and former U.S. senator who survived nearly eight years of captivity in North Vietnamese prisons, and whose public acts of defiance and patriotism came to embody the sacrifices of American POWs in Vietnam, died March 28 at a hospice in Virginia Beach. He was 89.

07/03/2014 | Trần Phương Trà
41

Sinh năm Tân Mùi 1931 ở Đông Thôn, xã Hoằng Xuyên, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa (khi đi học khai sinh năm 1933) tốt nghiệp Đại học Sư phạm Văn khoa Hà Nội năm 1956, thầy Ninh Viết Giao được phân công về dạy trường phổ thông cấp 3 Huỳnh Thúc Kháng ở Vinh.
Thầy là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa 5 và 6, Chủ tịch Hội Văn Nghệ dân gian tỉnh Nghệ An.
Phó Giáo sư Ninh Viết Giao đã công bố 50 cuốn sách gồm nhiều thể loại văn hóa dân gian: Câu đố Việt Nam (1958), hát phường vải (1961), Ca dao xứ Nghệ, Kho tàng vè xứ Nghệ (gồm 9 tập), truyện cổ tích, truyện cười dân gian, hương ước Nghệ An, Tục thờ thần và thần tích Nghệ An, Văn hóa ẩm thực dân gian xứ Nghệ, Nghề truyền thống, Văn bia, Từ điển nhân vật xứ Nghệ, Nghệ An: lịch sử và văn hóa. Nghệ An: Đất phát nhân tài v.v..

15/03/2014 | By DOUGLAS MARTIN
42

Ms. Hernández, who became one of the first four members of Mr. Castro's general staff, and who died at 92 on March 9 in Havana, went on to share many secrets with the man she helped make the Cuban revolution — beginning with its opening volley, an attack on the Moncada army barracks in southeastern Cuba on July 26, 1953.<br>For her revolutionary services, which included helping to start the Cuban Communist Party, Ms. Hernández was named a national heroine, among many other honors. After the Vietnam War ended on terms most Communists liked, she was her country's ambassador to the united Vietnam.

10/03/2014 | By DOUGLAS MARTIN
43

Roger Hilsman, a foreign policy adviser in the Kennedy administration who helped draft a cable giving tacit American support to a coup against President Ngo Dinh Diem of South Vietnam, died on Feb. 23 at his home in Ithaca, N.Y. He was 94.
As assistant secretary of state for Far Eastern affairs, he joined with Michael Forrestal of the National Security Council and W. Averell Harriman, undersecretary of state for political affairs, to draft Cable 243 — often referred to as the Hilsman cable. Dated Aug. 24, 1963, it was sent to the United States ambassador to Saigon, Henry Cabot Lodge Jr.

10/03/2014 | By WILLIAM YARDLEY
44

Maj. Kurt Chew-Een Lee, a Chinese-American who led Marines into battle against the Chinese in the Korean War and was cited for bravery for helping to preserve a crucial evacuation route for 8,000 American soldiers, was found dead on March 3 at his home in Washington. He was 88.
"Certainly, I was never afraid," he told The Washington Post in 2010. "Perhaps the Chinese are all fatalists. I never expected to survive the war. So I was adamant that my death be honorable, be spectacular."

11/03/2014 | By BRUCE WEBER
45

Drawn to the kind of serious subject that had a tabloid sheen, Joe McGinniss, who died on Monday at 71, was a journalist provocateur whose book-length probes into political lives and horrific crimes often triggered controversy, critical debate and mega-sales.

18 tháng 3, 2013 | Vũ Quí Hạo Nhiên
46

Giọng nói quen thuộc trên đài phát thanh trong cộng đồng Việt Nam ở Mỹ qua đời hôm 16/3 tại Quận Cam.
Ông Vũ Quang Ninh, người bình luận trên đài mỗi tuần và cũng là tổng giám đốc đài phát thanh Little Saigon Radio (LSR), thọ 85 tuổi.
Ông Ninh là một nhân vật lão thành trong làng truyền thông Việt Nam, cụ thể là phát thanh.
Rồi tới năm 1993, khi đã 65 tuổi, tới tuổi về hưu, ông đứng ra đồng sáng lập đài Little Saigon Radio, cho tới nay được xem là đài phát thanh có nhiều người nghe và có ảnh hưởng mạnh nhất tại Little Saigon.

04/03/2014 | By DENISE GELLENE
47

Dr. Sherwin B. Nuland, a surgeon and author who drew on more than 35 years in medicine and a childhood buffeted by illness in writing "How We Die," an award-winning book that sought to dispel the notion of death with dignity and fueled a national conversation about end-of-life decisions, died on Monday at his home in Hamden, Conn. He was 83.

02/03/2014 | By DAVE KEHR
48

Alain Resnais, the French filmmaker who helped introduce literary modernism to the movies and became an international art-house star with nonlinear narrative films like "Hiroshima Mon Amour" and "Last Year at Marienbad," died on Saturday in Paris. He was 91.
His death was confirmed by the French president, François Hollande, who called Mr. Resnais one of France's greatest filmmakers.

26/03/2014 | By MARGALIT FOX
49

Jonathan Schell, a best-selling nonfiction author whose books explored warfare in its myriad 20th-century incarnations, from a scathing indictment of United States policy in Vietnam to a sobering portrait of the world in the aftermath of a nuclear holocaust, died on Tuesday at his home in Brooklyn. He was 70.
Mr. Schell came to public notice in his early 20s with his first book, "The Village of Ben Suc" (1967), which chronicled the systematic devastation of a South Vietnamese village by American forces. He came to greater prominence in 1982 with "The Fate of the Earth," a study of the perils of the nuclear arms race that spent several months on The New York Times's best-seller list.

20/03/2014 | By SOMINI SENGUPTA
50

Khushwant Singh, an Indian diplomat, author and journalist who was one of his country's best-known chroniclers of strife and slaughter, died on Thursday at his home in New Delhi.
His most widely read work was "Train to Pakistan," a slim, chilling novel about the 1947 partition of British-ruled India, in which sectarian strife claimed an estimated one million lives as the twin republics of India and Pakistan were born.
"Why am I an Indian?" he asked in an essay. "I did not have any choice: I was born one. If the good Lord had consulted me on the subject I might have chosen a country more affluent, less crowded, less censorious in matters of food and drink, unconcerned with personal equations and free of religious bigotry."

07 tháng 03 năm 2014 | Người Lao Động
51

Nghệ sĩ Vũ Minh Vương (tên thật là Nguyễn Văn Hoàng), sinh năm 1955, tại Tân Châu - An Giang, đã trút hơi thở cuối cùng lúc 23 giờ 20 phút ngày 6-3 tại Bệnh viện Điều dưỡng quận 8, TP HCM, hưởng dương 59 tuổi.
Nghệ sĩ Vũ Minh Vương là kép chánh của nhiều đoàn cải lương nổi tiếng những năm 1980 và đầu thập niên 1990. Anh đã từng đóng các vai kép chánh trên sân khấu đoàn: Khánh Hồng (An Giang), Sông Bé 1, 2, 3, Sông Bé Mới… Thời kỳ cải lương hưng thịnh, danh tiếng của anh được biết đến khi qua các vai diễn trên Sân khấu Đoàn cải lương Sống Chung.

01/03/2014 | By WILLIAM YARDLEY
52

Dr. Yablonsky, who was 89 when he died on Jan. 29 in Santa Monica, Calif., became a prominent and provocative public intellectual in the 1960s, combining academic analysis, experiential research and sometimes direct, unconventional efforts to solve social problems.

18/03/2014 | By AUSTIN RAMZY
53

Bishop Joseph Fan Zhongliang, who was imprisoned for more than two decades for resisting a Chinese crackdown on religion and spent his final years under house arrest after Pope John Paul II named him bishop of Shanghai, died on Sunday at his home in Shanghai. He was 95.

Nghiên cứu tư liệu
08/03/2014 | By THE EDITORIAL BOARD
1

Perhaps no one understood both the necessity and the costs of a free press better than Thomas Jefferson. In a 1787 letter to a friend, he wrote, “Were it left to me to decide whether we should have a government without newspapers, or newspapers without a government, I should not hesitate a moment to prefer the latter.”
Two decades later, Jefferson, by then a president battered by years of criticism, saw things differently. “Nothing can now be believed which is seen in a newspaper,” he wrote. “Truth itself becomes suspicious by being put into that polluted vehicle.”
This tension lies at the heart of the First Amendment’s guarantee that “no law” may abridge “the freedom of speech, or of the press.” How is society to preserve open criticism of the government, while also protecting individuals from libel, or the publication of damaging false statements?
Fifty years ago this Sunday, the Supreme Court answered that question with a landmark decision in New York Times v. Sullivan. The ruling instantly changed libel law in the United States, and it still represents the clearest and most forceful defense of press freedom in American history.

17/03/2014 | By DENNIS OVERBYE
2

Inflation has been the workhorse of cosmology for 35 years, though many, including Dr. Guth, wondered whether it could ever be proved.
If corroborated, Dr. Kovac’s work will stand as a landmark in science comparable to the recent discovery of dark energy pushing the universe apart, or of the Big Bang itself. It would open vast realms of time and space and energy to science and speculation.

Dennis Overbye | 41722
3

It was the second time in less than two years that ideas thought to be radical just decades ago had been confirmed (at least so the optimists think) by experiment.
The first was the discovery of the Higgs boson, associated with an energy field that gives mass to other particles, announced in July 2012. Now the South Pole telescope team, led by John M. Kovac of the Harvard-Smithsonian Center for Astrophysics, has presented physicists with another clue from what the Russian cosmologist Yakov B. Zeldovich once called the poor man’s particle accelerator — the universe itself.

12/03/2014 | By ANNIE LOWREY
4

Those are some of the findings of a landmark government-sponsored report on the size and structure of the sex economy, including massage parlors, brothels and expensive escort services. The study also found that four in five pimps elect not to deal drugs and that little money trades hands in the child pornography business.
The report does not estimate the size of the illicit sex economy nationwide, instead analyzing the trade as of 2007 in eight cities: Miami, Dallas, Washington, Denver, San Diego, Seattle, Atlanta and Kansas City, Mo.

Friday, 07 March 2014 | By Kanya DAlmeida, Inter Press Service | News
5

In the most exhaustive account of the issue to date, the Global Coalition to Protect Education from Attack (GCPEA) Thursday released a 250-page report detailing attacks on schools, universities, teachers, students and academics, by both state and non-state actors.
Covering the five-year period from 2009-2012, and following on the heels of less comprehensive studies put forth by the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organisation (UNESCO) in 2007 and 2010, "Education Under Attack 2014" documents threats and the deliberate use of force against those involved in educational activities for "political, military, ideological, sectarian, ethnic or religious reasons."

13/03/2014 | Katy Steinmetz @katysteinmetz
6

There are about 900 new additions to the Oxford English Dictionary, announced this week, including first-timers like 'bathroom break,' 'beatboxer,' 'DIYer,' 'scissor-kick' and— wait for it —'scimitar-horned oryx'

25/03/2014 | By MOTOKO RICH
7

Recent research shows that brain development is buoyed by continuous interaction with parents and caregivers from birth, and that even before age 2, the children of the wealthy know more words than do those of the poor. So the recorder acts as a tool for instructing Deisy’s parents on how to turn even a visit to the kitchen into a language lesson. It is part of an ambitious campaign, known as Providence Talks, that is aimed at the city’s poorest residents and intended to reduce the knowledge gap long before school starts. It is among a number of such efforts being undertaken throughout the country.

Mar 2nd, 2014 | Health &amp; Drugs | By BTimes
8

“I’d been thinking of a method that would do least harm to the body of a child with such a problem, and finally came up with this method. Injecting stem cells through hepatic artery requires least penetration into the body and its organs, and thus it minimizes the possible trauma from surgery.”

15/03/2014 | Xuân Long
9

TT - Đó là kết quả từ cuộc điều tra quốc gia về lao động trẻ em được Bộ Lao động - thương binh và xã hội công bố sáng 14-3. TS Nguyễn Thị Lan Hương, viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội, cho biết kết quả điều tra trong ba tháng năm 2012 cho thấy VN hiện có khoảng 18,3 triệu trẻ em trong độ tuổi 5-17, trong đó 1,75 triệu em (chiếm 9,6%) đang phải làm việc và được xếp vào nhóm lao động trẻ em, tức là làm việc nhiều giờ.

14 Tháng Ba 2014
10

Các nhà ‘‘nhiếp ảnh’’ Pháp, tiêu biểu nhất là Emile Gsell (1838-1879), Gustave Ernest Trumelet-Faber (1852-1916), Charles-Edouard Hocquard (1853-1911), Aurélien Pestel (1855-1897), Firmin-André Salles (1860-1929), Pierre Dieulefils (1862-1937) … đã thu vào ống kính những hình ảnh về Việt Nam dưới nhiều góc độ : danh lam thắng cảnh, nếp sống sinh hoạt, văn hóa xã hội, đất nước con người.
Các thông tin liên quan đến các cuộc triển lãm :
‘‘Quan hệ Việt-Pháp qua bốn thế kỷ’’ : Centre d’accueil et de recherche des Archives nationales - CARAN, 11 rue des Quatre-Fils 75003 Paris, từ 20/03 đến 20/05/2014. Vào cửa miễn phí từ 10 giờ đến 17giờ 30, ngoại trừ thứ Bảy và Chủ Nhật.
Triển lãm "Objectif Vietnam", ảnh chụp Việt Nam vào thế kỷ XX của trường Viễn Đông Bác Cổ tại viện bảo tàng Cernuschi, 7 avenue Velasquez 75008 Paris, từ 14/03 đến 29/06/2014
Hội thảo quốc tế "De l'Indochine coloniale au viet Nam actuel" (Từ thuộc địa Đông Dương đến Việt Nam hiện thời) với sự tham gia của các trường đại học Paris IV, Lyon III và dậi học Nantes, từ 20/03 đến 22/03/2014.

18/03/2014 | Saigoneer
11

The survey, conducted in 8 cities and provinces across the country, was given to nearly 2,600 Vietnamese families, or 5,297 people, between the ages of 18 and 69. The data revealed that 38% would support the legalization of gay marriage.

12/03/2014 | By KATE TAYLOR
12

This exercise, which held a prekindergarten class in Brooklyn riveted one morning last week, was not an effort to introduce high-impact aerobics into preschool. It was part of an ambitious experiment involving 4,000 children, lasting more than six years and costing $25 million, and designed to answer a fundamental question: When it comes to preschool, what actually works?

26/03/2014 | By THE EDITORIAL BOARD - NYT
13

A new report released by the Department of Education’s Office for Civil Rights, examining the disciplinary practices of the country’s 97,000 public schools, shows that excessively punitive policies are being used at every level of the public school system — even against 4-year-olds in preschool. This should shame the nation and force it to re-evaluate the destructive measures that schools are using against their most vulnerable children.

06/03/2014 | By Stacy Teicher Khadaroo, Staff writer
14

In choosing which college to attend, about 46 percent say the cost of attendance was very important – the highest percentage found since the UCLA survey started asking the cost question 10 years ago.

15

For scholars with interest in cultural studies, a Vietnamese journal Văn hóa học (Cultural Studies) was launched in 2012 by VICAS (Vietnam Institute of Culture and Arts Studies).
Tables of contents in Vietnamese and English for 10 issues in the past 2 years can be found at:
A new online magazine from Hanoi, Ly Luan Chinh Tri/Political Theory,
has been launched, with English and Vietnamese versions. It is
published by the Ho Chi Minh National Academy of Politics and seems
similar to Tap Chi Cong San, the ideological journal of the Vietnamese
Communist Party (I do not know if TCCS is still published).
This journal might be of interest to those who do not mind sifting
through party propaganda. Here is the website:
http://lyluanchinhtri.vn/en/index.php/home.html (English)
http://lyluanchinhtri.vn/index.php/trang-chu.html (Vietnamese)
Steve Denney

03/03/2014 | Đình Quân
16

(TNO) Sáng 3.3, hai tờ báo là Sài Gòn Tiếp thị (SGTT) bộ mới và Thế Giới Tiếp thị (TGTT) đều xuất bản số đầu tiên giới thiệu với bạn đọc. Đáng chú ý, hai tờ báo đều khẳng định tờ báo của mình có bề dày lịch sử 19 năm phát triển.

19/03/2014 | by Huy Tu Nguyen
17

Gui Nguoi Yeu Va Tin (Vietnamese Edition)

De tai chinh cua cuon sach Gui Nguoi Yeu va Tin là Doi Tra. Song trong mot xa hoi chi thay toan gian doi, nguoi ta can mot cho nuong tua, can tam su voi mot nguoi minh co the tin, mot nguoi minh yeu thi cang quy bau.

18

Waibel, M. & H. Hilbert (eds.) (2014)
TP. Hồ Chí Minh: MEGA City Photo Book, Times Publishing House Ho Chi Minh City / Vietnam, 302 pages, ISBN: 978-604-936-338-2
The photo book is published in three languages, in Vietnamese, German and English.
a short-movie introducing about the photo book TP. HCM MEGA City has been uploaded to youtube:
http://www.youtube.com/watch?v=vZySMoudUmA
You will also find more information about this publication on the Goethe Institute website: http://www.goethe.de/ins/vn/han/en12207801v.htm
"Ho Chi Minh City, the economic hub and biggest urban agglomeration of Vietnam has recently emerged as the country’s first mega city. The vibrant metropolis is rapidly changing against the backdrop of globalization, but has preserved an almost rural character in many of its small alleys. For many people, the mega city is a place of hope for a better future. Can these dreams be fulfilled if the number of inhabitants continues to rise by millions and climate change is flooding entire city districts?
Michael Waibel is a senior researcher and project leader in urbanism at the Department for Geography of the University of Hamburg, Henning Hilbert is a scientific coordinator at the Vietnamese-German University of HCMC. Their book invites the reader on a fascinating journey through the familiar and lesser-known aspects of this bustling city to witness its vibrancy and dynamism from a comprehensive perspective.
The large-sized publication with an attractive format contains over 600 photos targeting a wide audience."

29 tháng 3 2014
19

Kaplan, Robert D., 2014, Asia's Cauldron: The South China Sea and the End of a Stable Pacific, Random House Publishing Group. Kindle Edition
You can read chapter III : The Fate of Viet Nam

12/03/2014 | Vân Sam
20

Theo thông tin của VietNamNet, chỉ vài giờ trước khi buổi ra mắt diễn ra, Cục Xuất bản đã có công văn yêu cầu đơn vị xuất bản tạm ngừng phát hành để kiểm định lại.
Trả lời báo VietNamNet về lý do buổi ra mắt "Con đường Hồi giáo" đã không diễn ra như dự tính, đại diện truyền thông Nhã Nam cho biết buổi ra mắt sách chỉ tạm thời hoãn lại vì một số lý do bất khả kháng, hiện ê kíp đang chờ thêm thông tin chứ không phải bị hủy. Anh cũng không nêu cụ thể về những nguyên nhân tác động của việc bị trì hoãn này.

Thứ Ba, 11/03/2014 | Ngọc Diệp
21

“Nên đưa giải trở về với chức năng ban đầu - giải thưởng của một hội nghề nghiệp. Điện ảnh Việt Nam chỉ có một giải thưởng duy nhất mang tính quốc gia, đó là giải Bông sen vàng” - NSND, đạo diễn Đặng Nhật Minh nêu ý kiến.
- Nhìn vào danh sách các phim dự giải Cánh diều năm nay có thể thấy rằng phim tư nhân đang làm nên diện mạo của điện ảnh Việt Nam hôm nay.
- Các hãng phim tư nhân đã giúp tăng số lượng cho điện ảnh Việt Nam. Nhưng chất lượng thì không thể nói như vậy. Họ có công tạo ra một nền điện ảnh giải trí, một thị trường kinh doanh điện ảnh sôi động.

23 tháng 03 năm 2014 | Trần Thanh
22

Riêng chuyến vào Nam mấy năm trước, anh đã tiêu hết 100 triệu đồng mà chỉ mang về được một ba lô sách, bản thảo, thủ bút của cụ Nguyễn Văn Vĩnh. Vợ anh tái xám mặt khi chồng tự thú. Nhưng biết đam mê của Cường khó gì ngăn nổi, nên dần dần chị cũng không giật mình trước những cú đầu tư như thế. Mua được sách quý, nhưng Cường buồn buồn: “Hết rồi, gia đình cụ Nguyễn Văn Vĩnh chắc không còn gì của cụ nữa”.

16 tháng 03 năm 2014 | Trần Thanh
23

Bộ sưu tập của Thăng có khoảng 2.000 cuốn. “Từ khi có diễn đàn sách xưa, giao dịch trở nên tốt hơn, và mọi người đều nhận ra có những bộ sưu tập nằm ở vị trí cao hơn hẳn. Tất nhiên, những cuốn ở giá trị thấp như đường Láng (Hà Nội) vẫn luôn có và cần, nhất là những người mới bắt đầu sưu tập”.
Cách đây dăm bảy năm, có thể may mắn vớ được ở vỉa hè hoặc hàng đồng nát những cuốn có giá trị. Những năm gần đây thì không thể gặp may nữa, vì người mua và người bán đã hiểu sách.

18/03/2014 | By MANOHLA DARGIS
24

The audacity of “The Missing Picture” — a brilliant documentary about a child who held on to life in Cambodia’s killing fields — is equaled only by its soulfulness. On April 17, 1975, the day the Khmer Rouge seized the capital, Phnom Penh, the 13-year-old Rithy Panh, his family and millions more were driven from that city and other towns and villages and straight into hell. Four years later, many of his relatives, including his father, mother, sisters and a niece and nephew were dead; decades later, Mr. Panh, now a filmmaker, has told his story in a movie in which the act of remembrance serves as a form of resistance.

Sunday, 02 March 2014 | By Anne Elizabeth Moore, Truthout | Interview
25

Academy award nominee Rithy Panh talks about Cambodian memory and history, finding other survivors of Khmer Rouge genocide for his film, "The Missing Picture," the country's relationship with Vietnam, and his dream of building a film industry and archive.
Best foreign film
Broken Circle Breakdown (Belgium)
WINNER: The Great Beauty (Italy)
The Hunt (Denmark)

13 Tháng Ba 2014 | Thanh Hà
26

Liên hoan điện ảnh quốc tế Créteil, ngoại ô Paris, dành cho các nữ đạo diễn lần thứ 36 mở ra từ ngày 14 đến 23/03/2014. Phim « Căn phòng của Mẹ - Homostratus » của nhà làm phim Síu Phạm đại diện cho Việt Nam tranh giải.
Síu Phạm bắt đầu làm phim khi tuổi đã về hưu. « Đó … hay đây » bộ phim đầu tay của bà đã ra mắt khán giả tại liên hoan phim quốc tế Busan năm 2011. Tác phẩm thứ nhì của bà là « Căn phòng của mẹ » chưa được trình chiếu tại Việt Nam, nhưng đã dự Liên hoan Vacxava trước khi đến Créteil.

10 Tháng Ba 2014 | Trọng Nghĩa
27

Theo thông lệ tháng Ba thường được xem là tháng của khối Pháp ngữ Francophonie. Tháng Ba 2014 này lại trùng hợp với Năm Việt Nam tại Pháp, mà Việt Nam lại là một nước sáng lập khối Pháp ngữ. Trong bối cảnh thuận lợi đó, các sinh hoạt liên quan đến Việt Nam đặc biệt nở rộ tại Pháp, nhất là tại Paris, trong tháng Ba này. Độc đáo nhất trong số này có lẽ là ba sinh hoạt văn học nghệ thuật có sự tham gia tích cực của Học viện Ngôn ngữ và Văn minh Phương Đông INALCO tại Paris.

18/03/2014 | Việt Linh
28

Là học sinh rời thành phố lên rừng tham gia kháng chiến năm 1968, rồi được trở về thành phố trong tư cách người chiến thắng trên những chuyến xe tải quân dụng sau tháng 4-1975, nên tôi đã thích thú khi bắt gặp truyện ngắn Chung cư (tác giả Nguyễn Hồ -1995), có bối cảnh và tâm cảnh quen thuộc để tôi viết kịch bản và dựng thành phim cùng tên năm 1998.

04/03/2014 | By A. O. SCOTT
29

“Particle Fever” is a fascinating movie about science, and an exciting, revealing and sometimes poignant movie about scientists. The Large Hadron Collider, after all, is a human endeavor, and the people who have devoted their lives to chasing the Higgs are a compelling and diverse collection of characters.
…. Monica Dunford, an American postdoctoral fellow who runs and bicycles through the hills around CERN in all weather, demolishes the categories of nerd and jock. She’s both and neither. (The prominence of women in this movie also quietly challenges the male domination of science, both in the popular imagination and, too often, in real life.)

14/03/2014 | Khải Trí
30

"Blue Is the Warmest Colour" thực sự gây choáng ở cảnh sex kéo dài 5 phút giữa hai cô gái, khiến người ta phải đặt câu hỏi đâu là ranh giới giữa nghệ thuật và khiêu dâm.
Với Blue Is the Warmest Colour (Xanh là màu ấm nhất), lần đầu tiên trong lịch sử của mình, LHP Cannes 2013 đã phá lệ trao giải Cành cọ vàng phim xuất sắc nhất cho cả đạo diễn lẫn diễn viên (vốn trước nay chỉ dành cho đạo diễn).

02/03/2014
31

The following is an interview Philip Roth gave to Daniel Sandstrom, the cultural editor at Svenska Dagbladet, for publication in Swedish translation in that newspaper and in its original English in the Book Review.

10/03/2014 | By DWIGHT GARNER
32

The first volume, “The Story of the Jews: Finding the Words 1000 BC-1492 AD,” is before us. The second, out this fall, takes us up to the present day. It bears a rather more somber subtitle: “When Words Fail: 1492-Present.”
It’s no accident that the subtitles alight on language. Mr. Schama is a wordy, frequently witty writer about a wordy, witty culture. Considering the Dead Sea Scrolls, for example, he can’t help summarizing a bit of the implied content in one of them this way: “We are going to write the enemy into capitulation! Surrender to our verbosity or else!”

28/02/2014 | Books Oxford University Press / By Nicholas Freudenberg
33

The following is an excerpt from Nicholas Freudenberg's new book, Lethal but Legal: Corporations, Consumption, and Protecting Public Health (Oxford University Press, 2014). Reprinted here with permission.

Ý kiến nhận xét
24-03-2014 | Vương Trí Nhàn
1

Lùi lại nhìn ngành giáo dục của ta từ hồi kháng chiến chống Pháp, rồi qua chống Mỹ và hậu chiến gần 40 năm nay, tôi thấy nó được xây dựng ngoài những chuẩn mực chặt chẽ mà mọi nền giáo dục phải có. Như một cơ thể, nó thuộc loại tiên thiên bất túc, tức sinh ra đã không đủ các bộ phận cần thiết, sinh ra đã bất thành nhân dạng .
Ta hay có lối làm lấy được, tức là chưa đủ điều kiện, nhưng thấy cần, vẫn cứ làm

03/10/2014 | Chi Mai
2

Trao đổi với VietNamNet, TS Nguyễn Hữu Lam (giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Quản trị, Đại học Kinh tế TP.HCM) bày tỏ quan điểm, sau hơn một năm Luật Giáo dục ĐH có hiệu lực chưa thấy có chuyển biến gì mà chủ yếu là những hô hào sáo ngữ.
Theo tôi, hai khâu quan trọng cần tập trung làm là đổi mới chương trình và nâng cao năng lực giảng viên. Hiện nay các đề án 322, 911 để cung cấp giảng viên cho các trường đại học là chưa ăn thua, chưa thấm vào đâu cả. Và để đổi mới hai khâu này thì phải chú trọng vào đổi mới cách làm chứ làm theo cách cũ là không ổn. Tư duy cũ, hệ thống cũ, cách làm cũ thì không thể có kết quả mới!

25/03/2014 | Lê Huyền
3

Thomas J.Vallely, nhà sáng lập chương trình Việt Nam tại ĐH Harvard, Chủ tịch quỹ tín thác Đổi mới ĐH Việt Nam trở thành người nước ngoài đầu tiên nhận giải Vì sự nghiệp Văn Hóa và Giáo dục, giải Văn hóa Phan Châu Trinh lần thứ 7 (vừa được trao tối 24/3).
Thomas khẳng định, Giáo dục là mệnh lệnh kinh tế và chính trị ở Việt Nam.

03/07/2014 | Nguyễn Hiếu
4

(Dân trí) - Không chỉ một học sinh đạt mức trung bình yếu như cháu tôi đạt danh hiệu học sinh giỏi, mà gần như ở cấp tiểu học thì tỉ lệ học sinh giỏi, khá ở lớp nào, trường nào cũng có tình trạng tương tự như vậy...
Tôi ngạc nhiên hỏi cô giáo chủ nhiệm của lớp cháu. Cô giáo cho biết: “Ông cũng mừng cho con, là lớp 4C của con có 58 học sinh thì 40 cháu trong đó có cháu ông đạt danh hiệu học sinh giỏi. Còn lại là học sinh khá. Không có cháu nào là học sinh trung bình chứ chưa nói là kém”.
Tương lai đất nước sẽ ra sao khi ngành giáo dục vẫn chưa giải quyết được “bi kịch học đường” - một thứ tệ nạn xã hội. Vì đồng lương chưa thỏa đáng dành cho thầy cô?. Vì quyền lợi vật chất của đội ngũ những người trồng người, hàng chục thế hệ học sinh đã qua, hiện nay và sắp tới vẫn đang nặng trĩu, oằn người vì bi kịch học đường khủng khiếp này?. Hay đơn giản chỉ vì nhà nước ta chưa thực sự quan tâm, chưa tìm ra đường hướng tốt nhất, phù hợp nhất đến nghiệp trồng người ở nước ta.

03/01/2014 | Nguyễn Khánh Trung
5

Tiến sĩ Nguyễn Khánh Trung (Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục - IRED) cho biết: Bạo lực sẽ tái tạo bạo lực, bởi đứa trẻ không những có khuynh hướng là “tái bản” của người lớn trong tương lai mà còn có khuynh hướng “xuất xưởng” sớm những hành vi bạo lực này ngay hiện tại với những người xung quanh.

07/03/2014 | Amy Chozick
6

You’ve played piano since you were a child, and you’ve written about parallels between this pursuit and digital news. Can you explain that? Amateur music-making used to be very commonplace and was valued in its own right. When recorded sound came along, most people became the passive receivers of other people’s music. I do think that mirrors something that’s going on in journalism at the moment, which is that anybody can blog, anybody can tweet, anybody can write and publish.

John Nichols on March 14, 2014
7

He reminded me of his belief that those in positions of economic, social and political power should always be asked five questions:
“What power have you got?”
“Where did you get it from?”
“In whose interests do you use it?”
“To whom are you accountable?”
“How do we get rid of you?”
Benn asked these questions everywhere he went. I saw him write them on the chalkboards of classrooms and lecture halls. I heard him repeat them at rallies, protests and marches.

12/03/2014 | By PHYLLIS KORKKI
8

Since ancient times, the elusive concept of wisdom has figured prominently in philosophical and religious texts. The question remains compelling: What is wisdom, and how does it play out in individual lives? Most psychologists agree that if you define wisdom as maintaining positive well-being and kindness in the face of challenges, it is one of the most important qualities one can possess to age successfully — and to face physical decline and death.

February 28, 2014 |
9

The following is an edited transcript of remarks given by Noam Chomsky on 4 February 2014 to a gathering of members and allies of the Adjunct Faculty Association of the United Steelworkers in Pittsburgh, PA. The transcript was prepared by Robin J. Sowards and edited by Prof. Chomsky.

Thursday, 13 March 2014 | By Michael D. Yates, Counterpunch | Op-Ed
10

My students were mostly the children of factory workers, miners, and other laborers, just the young people I wanted to reach and move to action. However, nearly all of them were hostile to radical perspectives, having been taught that such views were un-American. Their animosity was sometimes palpable, especially when I pointed out the many things they did not know about our country's unsavory relationships with the rest of the world.

14/03/2014 | MARK OPPENHEIMER
11

One of the strange, wonderful facts about many atheists is their eccentricity and intellectual omnivorousness. Christopher Hitchens, author of “God Is Not Great: How Religion Poisons Everything” (2007), was a literary critic, a journalist in several war zones and a biographer of George Orwell. Sam Harris, who wrote “The End of Faith” (2004), also writes about free will and about lying; his next book promises to expand on his case for psychedelic drugs. Several professional magicians, like James Randi and the illusionists Penn and Teller, work to promote atheism on the side.
“My father insisted that I and my sisters not be indoctrinated into any religion at any age,” Mr. Joshi said, “We were allowed to investigate the matter for ourselves if we felt like it. My mother to this day is a devout Hindu — believes in reincarnation, the whole bit — but has never forced that down anybody’s throat. You might say I was a passive atheist through my teenage years.”

25/3/2014 | Cát Khuê
12

“Suy tôn thần tượng” - với tất cả sự đa dạng của nó - không chỉ có ở giới trẻ Việt Nam và không chỉ có ở… giới trẻ ! Ở đâu cũng có và nơi mọi lứa tuổi. Đó là một nhu cầu tâm lý, một hiện tượng xã hội phổ biến, vừa thú vị vừa quan trọng, cần được chia sẻ, tìm hiểu và tìm cách tiếp cận cho phù hợp. Như nhiều người khác, tôi cũng có… thần tượng và ước mong được tự do trong “không gian lý tưởng” ấy của riêng mình.

Jemima Kiss -- The Guardian, 11 March 2014
13

The inventor of the world wide web believes an online "Magna Carta" is needed to protect and enshrine the independence of the medium he created and the rights of its users worldwide.
"Unless we have an open, neutral internet we can rely on without worrying about what's happening at the back door, we can't have open government, good democracy, good healthcare, connected communities and diversity of culture. It's not naive to think we can have that, but it is naive to think we can just sit back and get it."

Wednesday, 19 March 2014 | By Henry A Giroux, Truthout | Op-Ed
14

As universities turn toward corporate management models, they increasingly use and exploit cheap faculty labor while expanding the ranks of their managerial class. Modeled after a savage neoliberal value system in which wealth and power are redistributed upward, a market-oriented class of managers largely has taken over the governing structures of most institutions of higher education in the United States. As Debra Leigh Scott points out, "administrators now outnumber faculty on every campus across the country."1 There is more at stake here than metrics.

30/03/2014 | By JENNIFER SCHUESSLER
15

It has long been one of the most contentious questions in 20th-century intellectual history: Just how much, and what kind, of a Nazi was the German philosopher Martin Heidegger?
Now, the recent publication in Germany of the first three volumes of Heidegger’s private philosophical notebooks has brought the controversy roaring back, revealing what some say is an unmistakable smoking gun: overtly anti-Semitic statements, written in Heidegger’s own hand, in the context of his philosophical thinking.

Friday, 21 March 2014 | Friday, 21 March 2014
16

March 29 has been designated "Vietnam Veterans Day,” according to a proclamation issued by President Obama in 2012. The Vietnam War, according to the proclamation, "is a story of patriots who braved the line of fire, who cast themselves into harm's way to save a friend, who fought hour after hour, day after day to preserve the liberties we hold dear." Now I have no problem acknowledging the debt owed to all whose lives were affected by this war, Vietnamese, Cambodians, Laotians and Americans alike. What I find intolerable, even disgraceful, however, is that even 50 years later, our leaders are incapable of telling the truth about the war and choose rather to perpetuate the lie that these "sacrifices," at least those of the Americans, were "to preserve the liberties we hold dear." Such rhetoric - although perhaps inspiring to some - hinders reconciliation, dishonors the veteran, and damages the moral integrity of this nation.

17

Confucius Institutes censor political discussions and restrain the free exchange of ideas. Why, then, do American universities sponsor them?
Marshall Sahlins -- October 29, 2013
There’s another big difference: CIs are managed by a foreign government, and accordingly are responsive to its politics. The constitution and bylaws of CIs, together with the agreements established with the host universities, place their academic activities under the supervision of the Beijing headquarters of the Chinese Language Council International, commonly known as Hanban. Although official documents describe Hanban as “affiliated with the Ministry of Education,” it is governed by a council of high state and party officials from various political departments and chaired by a member of the Politburo, Vice Premier Liu Yandong. The governing council over which Liu presides currently consists of members from twelve state ministries and commissions, including Foreign Affairs, Education, Finance and Culture, the State Council Information Office, the National Development and Reform Commission, and the State Press and Publications Administration. Simply put, Hanban is an instrument of the party state operating as an international pedagogical organization.

03/05/2013 | Kính Hòa, phóng viên RFA
18

Inra Sara: Champa và Đại Việt là hai quốc gia rạch ròi. Cõi đàng trong này không phải là đất vô chủ, mà có chủ là Vương quốc Champa. Nam tiến là có thật, chuyện Champa mất về tay Đại Việt là có thật, cái tất yếu của mạnh được yếu thua. Champa thua là thua về văn hóa, văn hóa xuất thế Ấn Độ thua văn hóa xử thế Trung Hoa, con người A La Hán thua lý tưởng đấng trượng phu của khổng giáo. Dẫu sao dân tộc Chăm cũng tồn tại trong nền văn hóa đó. Suốt 10 thế kỷ Nam tiến phải ghi nhận là người Việt hiếm khi phá hoại đền tháp Chăm, có khi họ còn biến tháp Chăm thành của họ để thờ. Bên cạnh điểm son đó còn có chính sách đàn áp cộng đồng Chăm của vua Minh Mạng là một sự kiện đen tối nhất trong quan hệ giữa hai dân tộc này.

16/03/2014 | Tô Thị Phương Thùy
19

Mỗi người có một giấc mơ khác nhau. Người thì mong có một công việc ổn định, thu nhập cao, người lại chỉ muốn leo được lên đỉnh Everest – nóc nhà thế giới. Tôi muốn có một môi trường mới mẻ, gặp được những người thú vị, làm được nhiều điều khác nhau. Tôi ưa thích một tương lai bất ngờ, khó đoán định và không muốn một lộ trình được vạch ra rõ ràng…

16 tháng 3, 2014 | BBC
20

Trao đổi với BBC hôm 16/3/2014, Giáo sư Thuyết cho rằng nhu cầu lập hội đoàn là một nhu cầu chính đáng đã được Hiến pháp Việt Nam thừa nhận, do đó mặc dù Việt Nam chưa có luật được ban hành về lập hội, các cơ quan hành pháp, trong lúc đợi luật được xây dựng, công bố, vẫn có thể căn cứ vào những văn bản pháp quy đã có để hướng dẫn người dân thực hiện quyền của họ.
Cựu đại biểu cho hay hiện vẫn chưa biết khi nào một đạo luật về quyền lập hội sẽ được trình lên Quốc hội Việt Nam, tuy theo kế hoạch được dự kiến mà ông biết, tới năm 2015-2016, Việt Nam có thể sẽ có luật biểu tình được trình ra Quốc hội.

4 tháng 3, 2014 | BBC
21

Trao đổi với BBC hôm 03/3/2014, nhà phê bình văn học, dịch giả Phạm Xuân Nguyên cho hay theo dự kiến của nhóm chủ trương và vận động, Văn đoàn Độc lập sẽ là một tổ chức xã hội dân sự mang tính chất hoàn toàn độc lập, ái hứu nghề nghiệp, tuy nhiên sẽ có một mức độ cạnh tranh nhất định về hoạt đông và chuyên môn, nội dung với Hội nhà văn hiện hữu của Nhà nước.

06/03/2014 | Kính Hòa, phóng viên RFA
22

Ngày 3/3/2014 một nhóm các nhà văn, nhà thơ Việt nam ra tuyên bố tiến hành một cuộc vận động để thành lập Văn đoàn độc lập. Theo tuyên bố này thì Văn đoàn có những việc làm cụ thể như sau:
-Đoàn kết tương trợ giữa những người viết văn tiếng Việt trong và ngoài nước;
-Tạo điều kiện nâng cao về nghề nghiệp, thúc đẩy sáng tạo cá nhân, khuyến khích đổi mới trong sáng tác và nghiên cứu phê bình văn học và ngôn ngữ;
-Bảo vệ mọi quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng, hợp pháp của hội viên, đặc biệt là quyền tự do sáng tác và công bố tác phẩm, cũng như quyền tự do tiếp cận tác phẩm văn học của mọi người.

07 Tháng Ba 2014 | Thụy My
23

Ngày 03/03/2014, Ban vận động thành lập Văn đoàn Độc lập Việt Nam đã ra tuyên bố nhấn mạnh, đất nước cần một cuộc phục hưng dân tộc, mà nền tảng là phục hưng văn hóa. Tuyên bố cho biết, trước nguy cơ đánh mất những giá trị nhân bản cốt lõi, những người viết văn không thể nói rằng hoàn toàn không có phần trách nhiệm về thực trạng đó.

25/03/2014 | Nguyễn Thảo – Thu Phương
24

Bức thư của một bạn trẻ tự xưng là du học sinh Nhật Bản tại Việt Nam đang gây xôn xao cộng đồng mạng những ngày qua.
Trong khi đó, Việt Nam được tác giả đánh giá là “con nhà giàu”: giàu tài nguyên, giàu truyền thống, giàu văn hóa… Thế nhưng, người Viêt Nam lại sống vô trách nhiệm, chỉ biết nghĩ đến lợi ích cá nhân: ô nhiễm môi trường, vệ sinh thực phẩm, thói ghen tị, mánh khóe, lừa lọc…

17/03/2014 | Theo Pháp Luật – TP HCM
25

Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 24.300 tiến sĩ. Trong đó chỉ có hơn 9.000 tiến sĩ đang giảng dạy tại các trường. Như vậy 15.000 tiến sĩ còn lại không ít người đang làm quan chức. Vấn đề đặt ra ở đây là tấm bằng tiến sĩ giúp gì cho việc lãnh đạo, quản lý đất nước hay nó chỉ làm tăng thêm nạn “tiến sĩ giấy”? Các chuyên gia, nhà phê bình am tường về lĩnh vực nghiên cứu cũng như hành chính công để cùng bàn thảo.

03/06/2014 | Chi Mai
26

Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT, tính đến năm 2013 có 633 tiến sĩ là giảng viên các trường cao đẳng, 8.519 tiến sĩ là giảng viên các trường đại học.
Trong khi đó, Việt Nam có khoảng 24.300 tiến sĩ. Vậy 15.000 tiến sĩ đang làm việc ở những đâu?

thứ hai, 24 tháng 3, 2014 | BBC
27

Hôm 23/3/2014, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng chính quyền đã có những hành xử không bình thường với luận văn "Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn học" và nhóm thực hiện gồm tác giả luận văn - giảng viên hợp đồng Đỗ Thị Thoan và người hướng dẫn luận văn, PGS. TS Nguyễn Thị Bình thuộc Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội 1.

28

Thư gửi cộng đồng đại học và cộng đồng nghiên cứu Việt Nam

Sáng nay, 18/3/2014, tôi đọc được trên trang Bauxite Việt Nam bài « Tư liệu: Công văn của Ban Tuyên giáo Trung ương », và biết được rằng Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà nội đã ra quyết định thành lập Hội đồng Khoa học thẩm định lại luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan. Hội đồng Khoa học này (không rõ gồm những ai) đã ra quyết định thu hồi luận văn không công nhận học vị thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan.
Đồng thời qua đơn kêu cứu của người hướng dẫn khoa học của luận văn này, đăng trên báo Kinh doanh và Pháp luật, tôi được biết PGS Nguyễn Thị Bình bị buộc về hưu trước thời hạn 5 năm không có lý do, và bà đã viết đơn thư hỏi Trường ĐHSPHN nhiều lần nhưng không được hồi âm.
Tôi viết thư này đề nghị tất cả những người Việt Nam đã và đang làm việc trong hệ thống đại học và nghiên cứu, ở Việt Nam hay ở nước ngoài, lên tiếng về vụ việc này và có các hoạt động để bảo vệ hai đồng nghiệp của chúng ta là Đỗ Thị Thoan và Nguyễn Thị Bình. Đừng để họ vì có sự can đảm trong hoạt động nghiên cứu mà phải chịu bất công. Các anh chị bảo vệ họ, cũng là bảo vệ chính các anh chị, bảo vệ phẩm giá và danh dự của những người làm giáo dục và nghiên cứu, bảo vệ nền giáo dục và học thuật của nước nhà, bảo vệ các sinh viên đang học tập ở các trường đại học, và bảo vệ các thế hệ tương lai của chúng ta.
Trân trọng cảm ơn !
Sài Gòn, 18/3/2014
Nguyễn Thị Từ Huy

Trà dư tửu hậu
Nguyễn Văn Tuấn
1

Tôi có may mắn được tiếp xúc với nhiều tập san khoa học, bạn bè và đồng nghiệp trong nước từ Nam chí Bắc. Qua những tiếp xúc đó, tôi biết được vài chuyện (không dám nói tất cả) rất … khó tin. Khó tin nhưng hoàn toàn có thật. Những chuyện này ảnh hưởng đến cái mà tiếng Anh gọi là “credibility” (độ tin cậy) của khoa học nước nhà.

27 tháng 03 năm 2014
2

Thực tế, số giáo sư, tiến sĩ chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có trường đại học Việt Nam nào được đứng trong bản xếp hạng 500 trường đại học hàng đầu thế giới đã được PGS-TS Phạm Bích San, Phó Tổng thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) thừa nhận.

15/03/2014 | Lê Phương
3

Nhiều chuyên gia giáo dục, nhà khoa học tại Hội thảo Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện do Viện Sư Phạm Kỹ Thuật (Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM) tổ chức hôm 14/3 đều cho rằng giáo dục nghề nghiệp hiện nay còn quá nhiều bất cập.
Viện dẫn cho những bất cập của giáo dục nghề nghiệp hiện nay, PGS.TS Ngô Anh Tuấn, Viện Trưởng Viện Sư phạm Kỹ thuật đã đưa ra những con số thống kê cho thấy tỷ trọng lao động đã qua đào tạo ở nước ta rất thấp. Trong tổng số hơn 51 triệu người trong độ tuổi lao động thì chỉ 7,3 triệu người đã được đào tạo. Còn 86,7% dân số trong độ tuổi lao động chưa được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, nhất là lao động nông thôn.

28/03/2014 | Hồng Hạnh – S.H
4

(Dân trí) - Sở GD-ĐT Hà Nội vừa thực hiện kiểm tra 28 trường THPT trên địa bàn thành phố, trong đó 14 trường công lập và 14 trường ngoài công lập, đoàn kiểm tra đã phát hiện nhiều trường cắt xén chương trình học.
Bộ GD-ĐT vừa có văn bản gửi các Sở GD-ĐT hướng dẫn tổ chức ôn thi tốt nghiệp năm 2014. Theo đó, các trường THPT phải hoàn thành chương trình lớp 12 theo đúng kế hoạch đề ra và tuyệt đối không được cắt xén chương trình đã quy định để tổ chức ôn thi.

21/03/2014 | Mỹ Dung
5

TT - Ngày 20-3, PGS.TS Trần Thiên Phúc - phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cho biết từ tháng 9-2014, toàn bộ chương trình đào tạo của trường này sẽ được giảng dạy theo giải pháp CDIO (hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai, vận hành các sản phẩm, hệ thống thực - đào tạo theo yêu cầu thực tế). Hiện toàn bộ các khoa của trường đã được tập huấn để thiết kế đề cương môn học theo giải pháp CDIO.

Liên Hiệp Quốc đề nghị dạy về tình dục cho học sinh từ 12 tuổi | Trọng Thành
6

Theo AFP, hôm nay 07/03/2014, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thuộc Liên Hiệp Quốc, có thông điệp nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục về quan hệ tình dục, tại nhà trường, cho học sinh từ 12 tuổi trở lên để các em làm quen với việc sử dụng các phương tiện tránh thai.

03/06/2014 | Trường Sơn
7

Theo tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thụy Anh, điều tưởng như vô lý này là một trong những kinh nghiệm thú vị mà các bậc phụ huynh Việt Nam có thể học từ người Do Thái.
Theo tiến sĩ Thụy Anh, các phụ huynh Do Thái dạy con em mình hiểu rõ mối quan hệ hữu cơ giữa tiền bạc và mua sắm và họ cho trẻ vốn riêng. Khác với phụ huynh Việt Nam, phụ huynh Do Thái không chủ trương cho trẻ để dành toàn bộ số tiền, ngược lại họ khuyến khích trẻ tiêu hết tiền một cách hợp lý như mua quà ăn vặt, đồ chơi hoặc quần áo mà trẻ thích. Sau khi chi tiêu, bố mẹ sẽ phân tích cho trẻ hiểu mua sắm như vậy là có hợp lý, cần thiết hay không. Từ đó rút ra kinh nghiệm gì, bài học gì. Họ quan niệm thà cho con tiền tiêu vặt định kỳ và đặt ra quy định hạn chế chi tiêu còn hơn để nó chìa tay xin tiền phụ huynh như “ăn mày”.

19/03/2014 | Thanh Thúy
8

TT - Là một giáo viên dạy tiếng Anh bậc tiểu học, mỗi ngày gặp học sinh một, hai tiết nhưng tôi luôn tranh thủ những tình huống bất ngờ xảy ra trong lớp hoặc những gì liên quan đến bài dạy để lồng ghép vào đó một bài học nho nhỏ về đạo đức.

03/05/2014 | Đông Nguyên
9

Trong thời buổi hiện đại này, chúng ta đã cố gắng dạy dỗ con em mình đủ mọi kiến thức trong cuộc sống: toán, văn, lý, hóa, ngoại ngữ... và đủ các kỹ năng sống hiện đại, nhưng riêng lòng nhân ái thì dường như lại bị quên mất. Lòng nhân ái ngày nay bỗng trở thành hiếm hoi như một món hàng xa xỉ.

13/03/2014 | S.H.
10

Lãnh đạo nhà trường cho hay, sinh viên theo học ngành Quan hệ lao động được trang bị kiến thức, kỹ năng đàm phán xử lý các mối quan hệ lao động, kỹ năng tổ chức lực lượng công nhân, viên chức, lao động; phương pháp phân tích, đánh giá và ra quyết định liên quan trong ứng xử với người lao động và đoàn thể của họ; kỹ năng tham gia vào quá trình quản trị kinh doanh như một nhà quản trị nguồn nhân lực; có kỹ năng thương lượng thuyết phục.

03/01/2014 | Đại Dương
11

(Dân trí) - Sáng 1/3 tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế đã diễn ra lễ khai trương Trung tâm đào tạo nghề Việt Nam - Thái Lan đầu tiên tại tỉnh Thừa Thiên - Huế.

March 19, 2014, | DAVID BORNSTEIN
12

Head Start Trauma Smart is based on an evidence-based trauma intervention framework known as ARC (Attachment, Self-Regulation and Competency) developed by Kristine Kinniburgh and Margaret Blaustein at the Trauma Center at Justice Resource Institute in Brookline, Mass. Trauma interventions can be highly effective, but the challenge today is extending them from therapeutic settings — which are limited and expensive — into the broad systems that serve larger numbers of children.

19 tháng 03 năm 2014 | Hà Thiên Hương
13

Nếu hôm nay dạy cho trẻ tầm quan trọng của bảo vệ môi trường, trật tự an toàn giao thông, giáo dục giới tính vào chương trình giảng dạy (bắt đầu từ tuổi mẫu giáo ở những khái niệm đơn giản nhất), kỹ năng sống cần thiết thì chỉ 5-10 năm nữa chúng ta có quyền hy vọng một thế hệ mới văn minh, có tri thức trình độ bắt kịp với thời đại.
Thay vì nhồi nhét kiến thức và áp lực thành tích, nhà trường và cha mẹ xin hãy tạo cơ hội cho trẻ khám phá bản thân, ấp ủ hy vọng và có đủ niềm tin, năng lực biến các ước mơ thành hiện thực trong tương lai.

07 tháng 03 năm 2014 | Công Nguyễn
14

Ngay buổi học bơi đầu tiên theo chương trình của trường, một học sinh lớp 6 đã chết đuối tại hồ bơi. Sự việc thương tâm xảy ra tại trường THPT Tây Thạnh, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP HCM hôm 6/3.
Thầy Phạm Ngọc Trân, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Quang Khải, cho biết: Môn học bơi là môn tự chọn nằm trong chương trình dạy thể dục của nhà trường. Nhà trường ký hợp đồng với công ty phát triển thể thao cộng đồng để dạy bơi cho các em. Theo hợp đồng, bên phía nhà trường sẽ cử giáo viên thể dục phụ trách điểm danh và quản lý các em trên bờ. Còn phía công ty dạy bơi chịu trách nhiệm dạy bơi và quản lý các em dưới nước.

03/12/2014 | Hoài Nam
15

(Dân trí) - Học sinh mới học bơi lần đầu hoặc chưa biết bơi thuần thục, khi tiếp nước bắt buộc phải được trang bị áo phao, phao bơi và tập trung ở những giới hạn độ sâu phù hợp lứa tuổi.

26 tháng 03 năm 2014 | Nguyễn Huy
16

Đến nay, 11 bể bơi thuộc chương trình này được trao lại cho Đà Nẵng tiếp tục công tác dạy bơi cho học sinh. Từ năm 2013, TASC rút dần hỗ trợ kinh phí theo lộ trình để Đà Nẵng chủ động. Tuy nhiên, ngành giáo dục Đà Nẵng mới chỉ chủ động kế thừa vật chất mà chưa có kế hoạch triển khai cụ thể, khiến nhiều bể bơi hoạt động cầm chừng, rồi “đắp chiếu”.
Theo Sở GD&ĐT Đà Nẵng, từ năm 2014, thực hiện chỉ đạo UBND TP Đà Nẵng về việc dạy bơi học sinh tiểu học, thay vì miễn phí học bơi cho học sinh, ngành giáo dục tiến hành “xã hội hóa” thu phí người học và yêu cầu các trường tự chủ kinh phí để triển khai.

19/03/2014 | Hoài Nam
17

Hầu hết học sinh (HS) đều thích thú với giờ học bơi khi được thỏa thích vùng vẫy, đùa nghịch dưới nước. Đổi lại, thầy cô phụ trách lớp lại căng như dây đàn, lo lắng đến sự an toàn của các em. Tiết học bơi chỉ kéo dài trong 30 phút nhưng với GV kéo dài dằng dặc.

03/04/2014
18

Sáng 3/3, thầy trò Trường THCS Lương Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận bùi ngùi tiếc thương và cảm kích trước tấm gương học sinh Chung Thị Kim Vân, sinh năm 2001, lớp 6A5 đã dũng cảm xả thân cứu một em nhỏ thoát đuối nước và em đã vĩnh viễn ra đi.

03/05/2014 | Văn Chung
19

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận vừa kí Quyết định truy tặng bằng khen cho em Chung Thị Kim Vân vì hành động dũng cảm cứu người và gửi tới gia đình em số tiền 10 triệu đồng chia sẻ nỗi đau.

13 tháng 03 năm 2014 | Chung Linh
20

Tại thời điểm hiện nay Zuni có 300 bài giảng, 1.700 đề thi của 8 môn thi đại học: Toán, Lý, Hóa, Anh, Văn, Sinh , Sử , Địa được tổ chức khoa học theo từng chuyên đề chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các đề thi thử được thu thập từ đề thi của nhiều năm trước và luôn được cập nhật thêm từ đề thi thử của các trường cấp 3 danh tiếng trên khắp đất nước. Tại phòng thi thử, đề thi được thể hiện dưới hình thức trắc nghiệm có tính giờ, giúp các bạn làm quen dần với áp lực trong phòng thi.

20/03/2014 | Phong Đăng
21

Ban Giám đốc Học viện Báo chí & Tuyên truyền cùng thường trực Hội đồng thi đua – khen thưởng và kỷ luật sinh viên của nhà trường đã họp để bàn về việc bổ sung, sửa đổi Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên.
Trong khi một số đồng ý quy định sẽ thúc đẩy việc rèn luyện của SV thì ngay sau khi được đưa lên website của sinh viên HV Báo chí-TT, 94,04% ý kiến “phản đối, rắc rối và quá nhiều điểm bất hợp lý”; số ủng hộ chỉ 3%.

18/03/2014 | Mỹ Quyên
22

Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM: Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM chỉ tuyển sinh ngành Việt Nam học dành cho thí sinh người nước ngoài. Chương trình học đi sâu nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội… của Việt Nam.

03/07/2014 | Hồng Hạnh
23

Nếu như cách đây chừng 5 năm, đa số còn băn khoăn “Việt Nam học là gì?” thì nay câu hỏi đó hầu như không còn được đặt ra nữa. Người học quan tâm nhiều hơn đến chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo Việt Nam học, và quan tâm đặc biệt đến các cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường.

18/03/2014 | Theo Bloomberg
24

Richard Lyons, Trưởng khoa Kinh tế thuộc Đại học California, Berkeley, mới đây đã đưa ra một dự báo khá sốc cho tương lai của các trường kinh tế tại Mỹ: "Một nửa số các trường kinh tế ở đất nước này có thể sẽ bị đóng cửa trong 5 - 10 năm nữa”.
Mối đe dọa đầu tiên đó là nhiều chương trình MBA(quản trị kinh doanh) hàng đầu sẽ bắt đầu cung cấp trực tuyến. Điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các trường kinh tế.

03/09/2014 | Vietnam
25

Chương trình, sách giáo khoa mới sẽ được lần lượt triển khai bắt đầu ở lớp 1, 6 và lớp 10 từ năm học 2016-2017. Đến năm học 2021-2022, các lớp cuối cấp đều thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới.

03/09/2014 | Vĩnh Hà
26

TT - Ngày 8-3, Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội tổ chức hội nghị tham vấn chuyên gia về đề án đổi mới chương trình - sách giáo khoa (SGK) phổ thông sau năm 2015.

03/08/2014 | Tuệ Nguyễn
27

(TNO) Dự kiến đến năm 2022 sẽ hoàn thành lộ trình đổi mới chương trình - sách giáo khoa. PGS Văn Như Cương lo lắng, thời gian đó có thể đến 2, thậm chí là 3 vị Bộ trưởng khác nhau của ngành giáo dục mà chưa thay xong một bộ sách giáo khoa

03/08/2014 | Chi Mai
28

Có rất nhiều vấn đề được các chuyên gia đặt ra tại hội nghị góp ý cho Đề án Đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông sau năm 2015 do Ủy ban Văn hóa, giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức ngày 8/3. Các ý kiến cho thấy Ban soạn thảo đề án còn rất nhiều việc phải làm trước khi trình Quốc hội.

03/11/2014 | Hoài Nam
29

(Dân trí) - Một hội thảo do chính thầy trò của ngôi trường ở huyện Mang Thít (Vĩnh Long) tổ chức đề cập đến thực trạng văn hóa đọc hiện nay của học sinh. Cô học trò Nguyễn Thị Huỳnh Như, HS lớp 12/3 chia sẻ, sách đang bị nhiều học trò xem là “kẻ lạ mặt”. Nếu có đọc, nhiều bạn đọc sách theo trào lưu, đọc tràn lan chứ chưa có phương pháp đọc hiệu quả.

18 tháng 03 năm 2014 | Toan Toan
30

GS. Chu Hảo, Giám đốc NXB Tri thức lý giải thêm, nền giáo dục của chúng ta từ sau 1975 đến nay không khuyến khích học sinh đọc sách, nặng về nhồi nhét kiến thức, cho nên học sinh sinh viên chỉ đủ thời gian, chăm chăm đọc giáo trình để thi cho trót lọt. Không còn thời gian và hứng thú trau dồi kiến thức khác.
Ở các nước tiên tiến, học sinh được hướng dẫn đọc sách từ bé. Đặc biệt là những lớp cuối năm phổ thông, những tác phẩm kinh điển, tác giả lớn của thế giới, của đất nước họ, họ đều giao cho học sinh đọc, không hẳn toàn tác phẩm, có thể đọc một phần, đọc giới thiệu rồi trao đổi nhóm. Các thế hệ ông bà, bố mẹ không được hướng dẫn đọc sách, không có thói quen thì con cái cũng không có. Văn hóa đọc đang lâm nguy là lâm nguy ở nghĩa này.

15/03/2014 | By WALTER DEAN MYERS
31

Of 3,200 children’s books published in 2013, just 93 were about black people, according to a study by the Cooperative Children’s Book Center at the University of Wisconsin.
I’ve reached an age at which I find myself not only examining and weighing my life’s work, but thinking about how I will pass the baton so that those things I find important will continue. In 1969, when I first entered the world of writing children’s literature, the field was nearly empty. Children of color were not represented, nor were children from the lower economic classes. Today, when about 40 percent of public school students nationwide are black and Latino, the disparity of representation is even more egregious. In the middle of the night I ask myself if anyone really cares.

27/03/2014 | Trần Văn Tám
32

TT - Trong bài “Ngọt sắt hay ngọt sắc?” (Tuổi Trẻ 25-3), GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, chủ biên sách giáo khoa Tiếng Việt 4, đã giải thích rất cặn kẽ về từ “sắc” hay “sắt” trong đoạn văn Trái vải tiến vua của nhà văn Vũ Bằng.

25/03/2014 | Nguyễn Minh Thuyết
33

Báo Tuổi Trẻ ra ngày 22-3 có đăng bài “Sách giáo khoa sai hay giáo viên sai?” của tác giả Thúy Hằng, phản ánh thắc mắc của một số phụ huynh học sinh lớp 4 ở tỉnh Tiền Giang về việc đáp án bài thi chính tả “Trái vải tiến vua” của nhà trường khác với sách giáo khoa (SGK).

26/03/2014 | Nguyễn Đức Dân
34

TT - Đó là ý kiến của GS-TSKH Nguyễn Đức Dân sau bài phản hồi của chủ biên SGK Tiếng Việt 4 của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết “Ngọt sắt” hay “ngọt sắc” - Tuổi Trẻ 25-3).

26/03/2014 | Nguyễn Tiến Tài
35

TTO - Xung quanh tranh luận “Sách giáo khoa sai hay giáo viên sai?”, Tuổi Trẻ Online tiếp tục nhận được bài viết của luật sư NGUYỄN TIẾN TÀI. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

03/12/2014 | Hồng Hạnh
36

Cụ thể, hồ sơ ĐKDT gồm có: Một túi hồ sơ và 2 phiếu ĐKDT có đánh số 1 và 2. Ba ảnh chụp theo kiểu chứng minh thư cỡ 4x6cm có ghi họ, tên và ngày, tháng, năm sinh của thí sinh ở mặt sau (một ảnh dán trên túi đựng hồ sơ, hai ảnh nộp cho trường).
Ba phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh để các sở GD-ĐT gửi giấy báo dự thi, giấy chứng nhận kết quả thi và giấy báo trúng tuyển.

16/03/2014 | By PETER TEFFER
37

In 2002, government leaders of the member states called for “at least two foreign languages to be taught from a very early age,” and in 2005, the Union’s executive body, the European Commission, declared a long-term objective “to increase individual multilingualism until every citizen has practical skills in at least two languages in addition to his or her mother tongue.”
Though the objective has been restated repeatedly over the past decade in various official commission and European Parliament documents, progress toward the multilingual target, often referred to as “mother tongue plus two,” seems to be slowing down.

28/03/2014 | THE ETHICIST
38

I am a public-school teacher with a limited budget for supplies. Is it unethical to illegally download copyrighted instructional materials for use in my class? BEN L., BROOKLYN
It is not. In fact, it’s sometimes not even illegal. In 1976, Congress created copyright exceptions for educational purposes. Copyright law allows “face-to-face” exhibition and presentation of a copyrighted work, assuming the purpose is academic. There is also the doctrine of fair use, which states that copies “for purposes such as criticism, comment, news reporting, teaching (including multiple copies for classroom use), scholarship or research, is not an infringement of copyright.”

15/03/2014 | By WILLIAM J. BROAD
39

In Washington, budget cuts have left the nation’s research complex reeling. Labs are closing. Scientists are being laid off. Projects are being put on the shelf, especially in the risky, freewheeling realm of basic research. Yet from Silicon Valley to Wall Street, science philanthropy is hot, as many of the richest Americans seek to reinvent themselves as patrons of social progress through science research.
The result is a new calculus of influence and priorities that the scientific community views with a mix of gratitude and trepidation.

24/03/2014 | By TAMAR LEWIN
40

Richard C. Levin, who stepped down as president of Yale University in June, will next month become the chief executive of Coursera, a California-based provider of online academic courses.
Founded two years ago by a pair of computer science professors at Stanford University, Coursera enrolls seven million people in hundreds of free massive open online courses, or MOOCs, from more than 100 partner universities in 19 countries.

22/03/2014 | Hoài Nam
41

(Dân trí) - Học sinh than phiền về một số môn học còn thiếu thực tế, thông tin trò được tiếp cận nhiều nhưng hạn hẹp và lạc hậu.
Nhiều nội dung liên quan đến chương trình giáo dục, đời sống học đường và cả các vấn đề xã hội được học sinh (HS) THPT đề cập trong buổi đối thoại với lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM sáng 21/3.

20/03/2014 | Nguyệt Nguyệt
42

Cô bảo cốt lõi của vấn đề là gieo vào lòng các em tình yêu lịch sử chứ không phải cách học vẹt để đối phó, lấy điểm cao. Cô không đặt nặng việc kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút hay 45 phút. Cô bảo: “Kiểm tra càng nhiều càng tạo nhiều áp lực cho các em, các em lại học tủ để cho qua, học trước quên sau chứ không thực chất, có khi còn dùng phao hay quay bài. Nếu cứ bắt ép các em phải nhớ từng chi tiết thì kết quả luôn không như mong muốn. Cô không muốn cả lớp trở thành đàn vẹt”.

22/03/2014 | Hoang Huong
43

TT - Đó là phản ảnh của nhiều học sinh tại buổi đối thoại sáng 21-3, giữa lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM với 150 học sinh đại diện cho học sinh các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn TP.

03/02/2014 | Song Nguyên
44

Tuần cuối của tháng 2 đầy ắp thông tin sôi động của giáo dục, từ vĩ mô như phiên họp của Chính phủ về giáo dục, hay vi mô như chuyện chữ viết của học sinh tiểu học. Tất cả đều đang trong dòng vận động của "đổi mới giáo dục", dù là ý chí của nhà cầm quyền hay sự hối thúc từ cuộc sống.

03/02/2014 | Ngân Anh
45

Sau khi Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) công bố kết quả chọn môn thi tốt nghiệp THPT, độc giả đã gửi email về VietNamNet bày tỏ cảm nghĩ của mình. Có hai “phe” rõ rệt.

03/02/2014 | Vĩnh Hà – H. Hương
46

Theo kết quả thăm dò của Trường THPT Lương Thế Vinh, môn vật lý có 75,6% học sinh chọn, tiếng Anh 56,3%, hóa học 50,8%, địa lý 11,4%, sinh học 5,3%. Đặc biệt, môn lịch sử tuyệt nhiên không có học sinh nào đăng ký dự thi, tỉ lệ 0%. Khảo sát sơ bộ nhiều trường THPT trên toàn quốc cũng cho thấy bức tranh u ám với môn học này. Nguyên nhân do đâu?

03/04/2014 | T.Nguyễn - B.Thanh - M.Luân
47

Thăm dò ở một số trường THPT về việc chọn môn thi tốt nghiệp THPT của học sinh đã cho kết quả đúng như dự đoán và khảo sát của Báo Thanh Niên vào đầu năm nay: môn sử ít học sinh lựa chọn nhất.

03/09/2014 | Vũ Quốc Lịch
48

(Dân trí) -Trong trường phổ thông, việc học sinh không "mặn mà" với các môn khoa học xã hội đã diễn ra từ lâu. Thực tế qua thống kê số hồ sơ thi đại học nhiều năm thì hầu hết học sinh đăng ký các môn tự nhiên, thí sinh khối C rất ít, chỉ chiếm khoảng 5-10%.
Góp ý về đổi mới thi tốt nghiệp THPT hiện nay, thầy Vũ Quốc Lịch - giáo viên Trường THPT Hà Nội - Amterdam đã chỉ rõ nguyên nhân vì sao học sinh ít chọn học môn xã hội.

03/05/2014 | Châu An
49

Ông Võ Vĩnh Long, trưởng Phòng GD-ĐT TP Phan Rang - Tháp Chàm, thừa nhận phòng đã không kiểm tra phần ngày tháng năm khi ký cấp bằng tốt nghiệp THCS cho học sinh. Theo ông Long, phôi bằng tốt nghiệp THCS này do bộ phân cấp; in thông tin học sinh, ngày tháng năm ký trên bằng là do sở in; còn vô sổ, ký đóng dấu là do phòng. Việc in sai năm ký là do sở.

03/03/2014 | Duy Tuyên
50

(Dân trí) - Theo kế hoạch, Trường Trung cấp Y dược Văn Hiến đã có thông báo về việc cấp bằng cho học sinh nhà trường tốt nghiệp từ cuối năm 2013. Trước đó, có 428 học sinh bị “treo” bằng do sự chậm trễ của nhà trường.

13/03/2014 | Phan Phan – Nguyễn Duy
51

(Dân trí) - Chiều 13/3, Trường Đại học Vinh (Nghệ An) đã tổ chức lễ “Bế giảng và trao bằng kỹ sư cho sinh viên khóa 50” khóa học 2009 - 2014 cho hơn 500 sinh viên.

17/03/2014
52

Ngày 15/3/2014, Trường Đại học FPT chính thức khai trương Trung tâm Anh ngữ FPT (GEM) tại Hà Nội, mở đầu cho kế hoạch triển khai chuỗi trung tâm Anh ngữ cho trẻ em ở độ tuổi từ 6-13 tuổi trên toàn quốc.

26 tháng 03 năm 2014 | Thanh Giang
53

Theo nội dung thoả thuận hợp tác giữa trường ĐH Victoria và ĐH FPT, trường ĐH FPT sẽ triển khai chương trình đào tạo cấp bằng đại học, chịu trách nhiệm về giảng viên, tổ chức giảng dạy, quản lý chất lượng trong suốt thời gian đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp. Quy mô đào tạo dự kiến bắt đầu từ 120 sinh viên trong năm 2014, tăng lên 1000 sinh viên vào năm 2016.
Chương trình đào tạo tại ĐH Victoria-FPT sẽ tương đồng với chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm đang triển khai tại Đại học FPT tại Việt nam.

03/07/2014 | Hồng Hạnh
54

(Dân trí) - Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước vừa công bố Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động. Theo đó, Quy chế bổ sung quy định tuổi của thành viên HĐCDGS nhà nước tính đến thời điểm được bổ nhiệm không quá 70 tuổi.

13/03/2011 | Vũ Thơ
55

Bộ GD-ĐT cho biết, theo Nghị định của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, có hiệu lực kể từ ngày ký 15.2.2011, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền công nhận, không công nhận hội đồng quản trị (HĐQT), chủ tịch HĐQT và hiệu trưởng đối với các trường ĐH tư thục đóng trên địa bàn. Đối với các trường CĐ tư thục trên địa bàn tỉnh, việc công nhận, không công nhận HĐQT, chủ tịch HĐQT và hiệu trưởng được giao cho Giám đốc Sở GD-ĐT quyết định.

18/03/2014 | Nguyễn Thảo
56

Vào học muộn hơn sẽ giúp cải thiện điểm số và sức khỏe tổng thể của học sinh – một nghiên cứu mới của ĐH Minnesota (Mỹ) cho hay. Dự án nghiên cứu kéo dài 3 năm, sử dụng dữ liệu từ hơn 9.000 học sinh của 8 trường trung học ở 3 bang.

17/03/2014 | Công Bính
57

Theo đó, TS. Huỳnh Trọng Dương đã trúng tuyển Hiệu trưởng trường ĐH Quảng Nam và ông Lương Văn Vui, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm đào tạo phát triển nguồn chất lượng cao Quảng Nam trúng tuyển chức Hiệu trưởng trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Quảng Nam.

14/3/2014 | Công Bính
58

(Dân trí) - Ngày 13/3, UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức khai mạc đợt thi tuyển chức danh Hiệu trưởng Trường ĐH Quảng Nam, Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Quảng Nam.
Có 7 ứng viên tham gia dự thi các chức danh Hiệu trưởng Trường ĐH Quảng Nam, Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Quảng Nam. Trong đó, thi tuyển chức danh Hiệu trưởng Trường ĐH Quảng Nam có 2 ứng viên là TS. Vũ Thị Phương Anh và TS. Huỳnh Trọng Dương, cả 2 đang là Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Quảng Nam.

16/03/2014 | Chung Hoàng
59

Hôm nay (16/3), Bộ Tư pháp lần đầu tiên tổ chức thi tuyển chọn người giữ chức danh Phó Giám đốc Học viện Tư pháp theo hình thức bảo vệ đề án trước hội đồng khoa học.
Học viện Tư pháp là cơ quan thuộc bộ, chức danh Phó Giám đốc được thi tuyển sẽ phụ trách công tác đào tạo, một trong những thách thức trước mắt của cơ quan này sau khi Chính phủ cho phép các cơ quan tư pháp khác cũng được đào tạo các chức danh tư pháp (Tòa án được phép đào tạo thẩm phán, Viện kiểm sát đào tạo kiểm sát viên, Liên đoàn Luật sư đào tạo luật sư...)

17/03/2014 | Chung Hoàng
60

Trao đổi với báo chí bên lề buổi thi tuyển chức danh Phó Giám đốc Học viện Tư pháp ngày 16/3, Bộ trưởng Hà Hùng Cường trăn trở khi thấy ít người đáp lại chính sách thu hút nhân tài của Bộ.
"Chúng tôi đã mời cả các luật sư đang làm việc ở các công ty, văn phòng luật, cán bộ pháp chế các bộ và doanh nghiệp nhà nước... Rất tiếc cuối cùng chỉ có 2 người, mà quanh đi quẩn lại vẫn là trong Bộ Tư pháp", ông Cường nói.

24/03/2014 | Ngân Anh
61

Theo Nghị định Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015, thì năm học 2014 - 2015 mức trần học phí đại học nhóm ngành cao nhất là Y Dược từ 685 nghìn đồng tăng lên 800 nghìn/ tháng/ sinh viên…

21/03/2014 | Hồng Hạnh
62

(Dân trí) - Năm học 2014 - 2015, mức trần học phí nhóm ngành cao nhất là Y Dược từ 685 nghìn đồng tăng lên 800 nghìn/tháng/sinh viên; Nhóm ngành thấp nhất là Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản mức trần học phí từ 485 nghìn đồng tăng lên 550 nghìn đồng/tháng/sinh viên…

13/03/2014 | Theo SGGP
63

Trong 8 năm (từ năm 2006 đến nay), Đà Nẵng đã phải chi 600 tỷ đồng cho việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua hai đề án 393 và 922, tính bình quân, mỗi năm là 75 tỷ đồng.
Tại hội nghị, nhiều đại biểu cho rằng, Đà Nẵng cần siết chặt việc cam kết đào tạo vì những người được đưa đi đào tạo rồi bỏ nửa chừng, đi làm cho công ty nước ngoài hoặc lấy chồng ở nước ngoài chứ không về phục vụ cho thành phố như đã cam kết. Trong số 608 người được đưa đi đào tạo thì có đến 29 trường hợp (tương đương với khoản chi phí 33 tỷ đồng) bỏ khỏi đề án, hiện chỉ mới thu hồi được 2,3 tỷ đồng, còn hơn 31 tỷ đồng…chưa biết khi nào thu được.

13/03/2014 | Nguyễn Trung Nguyên
64

Việc giáo dục học sinh cần lắm sự hợp tác của gia đình các em. Những hình phạt như đã nói cho thấy phần nào hạn chế của người thầy khi thấy các em sai sót. Đến lúc các em không còn bận tâm gì về chuyện thưởng phạt nữa, cái sai trong các em sẽ khó mà khắc phục.

21/03/2014 | Hoàng Hưng
65

Ngày 21/3, nguồn tin từ tỉnh Bình Phước cho biết: Ngành giáo dục tỉnh Bình Phước vừa chỉ đạo kiểm điểm, kỷ luật nghiêm khắc đối với 3 giáo viên Trường Tiểu học Hoàng Diệu (huyện Bù Gia Mập), vì “sáng kiến” ra hình phạt… phạt 19 học sinh ăn ớt cách đây hơn một tháng.
Trường Tiểu học Hoàng Diệu đã kỷ luật với hình thức cắt thi đua của 3 thầy, cô giáo trên trong năm học 2013 - 2014. Riêng cô Lê Thị Ánh Tuyết, không cho làm khối trưởng khối 4, đưa ra khỏi nguồn phát triển Đảng và không cho làm thành viên ban thanh tra nhân dân.

21/03/2014 | Vân Sơn - Phước Đạt
66

(Dân trí) - “Sáng kiến” bắt học trò ăn ớt để trị “bệnh” nói chuyện riêng trong lớp của 3 giáo viên cấp tiểu học tại Bình Phước đã bị ngành Giáo dục tỉnh này xử lý kỷ luật. Theo đó, các giáo viên sẽ bị cắt thi đua trong một năm; loại khỏi nguồn đối tượng Đảng.

21/03/2014 | Hồng Hạnh
67

(Dân trí) - Ngày 21/3, tại Hà Nội, các nhà lãnh đạo và chuyên gia giáo dục từ vương quốc Anh, Lào và Việt Nam đã họp để hoạch định tình huống dự đoán tương lai của nền giáo dục đại học khu vực ASEAN.
Kết quả nghiên cứu từ chương trình thảo luận này sẽ được trình bày trước các chủ tịch, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng tại Hội nghị Các hiệu trưởng Đại học khu vực ASEAN do Hội đồng Anh tổ chức vào tháng 5 năm 2014 tại TP Hồ Chí Minh.

03/12/2014 | Phạm Mỹ
68

Đó là quan điểm của TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội, Hiệu trưởng trường THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng trong buổi hộ thảo: Nâng cao kỹ năng sống với chủ đề: “Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội trong việc thúc đẩy giới trẻ sống trung thực, trách nhiệm và nghị lực”. Hội thảo diễn ra sáng 11/3 tại trụ sở Trung tâm Thông tấn Quốc gia (số 5, Lý Thường Kiệt, Hà Nội). Buổi hội thảo nằm trong chuỗi chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” được tổ chức bởi Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam - Ban Thanh Thiếu Niên VTV6, Báo Thanh Niên, Tập đoàn Hoa Sen, phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam.

23/03/2014 | Lê Huyền
69

“Thưa lãnh đạo, tại sao môn Đạo đức nhằm giáo dục đạo đức con người phải đo bằng điểm số? Tại sao sách giáo khoa lịch sử thiếu nhiều sự kiện quan trọng như chiến tranh biên giới Tây Nam, Tây Bắc, hải chiến Trường Sa, Gạc Ma….
Nhiều câu hỏi được học sinh chất vấn tại buổi đối thoại giữa lãnh đạo Sở GD-ĐT với học sinh TP.HCM trong chương trình “Tiếng nói của học sinh TP.HCM” lần thứ 6.

11 tháng 03 năm 2014 | Thái An
70

TPO - Đó là đề xuất của nhà giáo ưu tú, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội, tại hội thảo nâng cao kỹ năng sống, tổ chức tại Hà Nội ngày 11/3, cho rằng, nên bỏ cách phân loại hạnh kiểm học sinh tốt, xấu, theo kiểu dán nhãn, kỳ thị. Theo ông, cần quan tâm hơn đến những học sinh sinh yếu kém, “vì nếu người tích cực làm cũng chỉ bằng người phá”. Ông nói: “Khi thầy đánh giá xếp loại yếu kém, phải nhìn theo hướng động, là cách để gần gũi với học trò, điều chỉnh, tạo động lực cho học trò tiến bộ, tránh nhìn cái yếu kém một cách kỳ thị”.

13/03/2014 | By Katy Murphy and Jessica Calefati
71

SACRAMENTO -- A legislative push to permit California's public universities to once again consider race and ethnicity in admissions appears to be on life support after an intense backlash from Asian-American parents who fear it will make it harder for their children to get into good schools.

06/03/2014 | Erica E. Phillips
72

With the U.S. Supreme Court poised to rule on race-conscious college-admissions policies, University of California officials say they still struggle to meet diversity goals for their university system 18 years after state voters banned affirmative action.
For that reason, UC officials filed a friend-of-the-court brief in the Supreme Court's review of a nearly identical ban at Michigan's public universities.

11/03/2014 | By RICHARD PÉREZ-PEÑA
73

CORVALLIS, Oregon — As the anthropology instructor engaged her class, a fault line quickly developed. American students answered and asked questions, even offered opinions, but the foreigners — half the class, most from China — sat in silence.
It became clear that some had understood little of the lecture here at Oregon State University and were not ready to be enrolled. In fact, they are not, at least not yet.

27/03/2014 | COREY KILGANNON
74

Ms. Cerasoli, a former New York City schoolteacher, currently teaches two Italian classes at Mercy, splitting time between its Westchester and Midtown Manhattan campuses. For her, the professorial lifestyle has meant spending some nights sleeping in her car, showering at college athletic centers and applying for food stamps and other government benefits.

12/03/2014 | Michelle Goldberg
75

Carole Vance and Kim Hopper, longtime professors at Columbia University’s Mailman School of Public Health, learned that they were losing their jobs because they hadn’t brought in enough grant money.

13/03/2014 | Maya Rhodan @m_rhodan
76

The Obama Administration is taking aim at institutions designed to propel students into careers, but that too often land them deep in debt instead. On Friday, the Department of Education released new regulations that will cap loan payments for graduates of so-called “gainful employment programs,” offered both at for-profit schools and community colleges, to 20% of discretionary income and 8% of total income. The institutions must stick to the caps and keep loan default rates under 30% in order to continue receiving federal financial aid.

18/03/2014 | AP / Steven DuBois
77

“I think everybody agrees that with a high school education by itself, there is no path to the middle class,” said State Sen. Mark Hass, who is leading the no-tuition effort in Oregon. “There is only one path, and it leads to poverty. And poverty is very expensive.”

28/03/2014 | Anh Phương
78

Tại Trung Quốc, bên cạnh sự khâm phục mà nhiều người dành cho bé Đậu Đậu (6 tuổi), đang có một sự tranh cãi, thậm chí là phẫn nỗ với cách giáo dục được cho là "thương cho roi cho vọt" của cha mẹ em.

03/04/2014 | Võ Văn thành
79

TTO - Đó là trả lời của ông Nguyễn Xuân Bình (chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ Nội vụ) :
 

03/03/2014 | Ngọc Hà
80

TT - Đó là ý kiến của GS Hoàng Tụy khi nhắc đến phát ngôn của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận tại cuộc họp của Hội đồng quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực cho rằng bằng giả, bằng dỏm chỉ chui vào cơ quan nhà nước.

03/04/2014 | Hồng Hạnh
81

Nói về lý ý kiến của Bộ trưởng Luận hoàn toàn đúng nhưng tôi nghĩ nếu đặt lại câu hỏi, ai tạo ra bằng giả này. Các cơ quan tư nhân không tạo ra bằng giả được cho nên chính các ông nhà nước tạo ra bằng giả.
Tôi thấy, hiện nay, bằng thật học giả chui vào ngành Giáo dục nhiều nhất. Ngành Giáo dục hiện nay đang quy định nhiều về tiến sĩ, thạc sĩ nên làm giả rất nhiều như vụ việc tuyển sinh thạc sĩ ở Thanh Hóa vừa qua. Hiện nay đào tạo của ta chưa đi vào thực chất. Chính sách tuyển dụng cũng chưa thực chất còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, việc sính bằng cấp mới tạo ra việc học giả, bằng thật.

03/05/2014 | Chi Mai
82

Theo GS Hoàng Tụy, để “chặn” đường đi của những tấm bằng thật chất lượng giả thì phải vượt qua được 3 “chướng ngại vật”: hậu duệ, quan hệ, tiền tệ.
o;Lần đầu tiên một quan chức có trách nhiệm, có vị trí dám nói thẳng ra một sự thật đã tồn tại sờ sờ ra đó từ nhiều năm qua. Đó cũng là điều đáng trân trọng” – Tạm gọi bằng thật chất lượng giả là “bằng rởm”, GS Hoàng Tuỵ cho rằng nạn bằng giả, bằng rởm “Là một trong những biểu hiện của tính gian dối từ mấy chục năm qua đã trở thành “đặc tính” của người Việt Nam”..

03/06/2014 | Hồng Hạnh
83

(Dân trí) - Nói về nạn “bằng giả”, “bằng thật học giả” hiện nay, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng: “Bằng cấp chỉ là cái áo, không làm nên thầy tu. Người học chỉ chạy theo bằng cấp mà không học thật thì không thể có năng lực thật”.

07 tháng 03 năm 2014 | Nguyễn Khánh Trung
84

Tôi thấy nhiều người hay có thói quen đỗ lỗi cho cơ chế thị trường khi nói đến những tiêu cực trong xã hội hiện nay. Theo tôi thì ngược lại, căn nguyên của nhiều vấn đề trong xã hội ta hiện nay là đến từ việc chúng ta không dứt khoát theo cơ chế thị trường, mà cứ nữa này nữa kia mâu thuẫn nhau, giẫm đạp, nứu kéo lẫn nhau, làm cho xã hội không có một lộ trình rõ ràng để tiến bước về phía trước.

03/08/2014 | Hồng Hạnh
85

GS Hoàng Tụy là bậc thầy của tôi, thầy nói đúng. Hiện nay, người ta không chơi bằng giả vì dễ phát hiện mà chơi bằng thật mới an toàn nhưng làm sao để có bằng thật đó mới là chuyện. Đây là một sân chơi tinh vi và nó tai hại hơn bằng giả rất nhiều. Sân chơi này có cơ chế của nó, người đứng ngoài biết nhưng đành chịu.

03/04/2014 | Chi Mai
86

“Hiện nay đánh kết quả học tập, đặc biệt là thi tốt nghiệp, mới chỉ đánh giá theo kiến thức là chủ yếu và đánh giá còn mang tính hình thức, chưa thực sự đánh giá theo năng lực đầu ra và các thầy cô cũng đánh giá quá dễ dãi, bởi vậy, như một “cái ống”, thi vào chừng nào thì tốt nghiệp chừng ấy, trừ những em học không nổi, nợ thi một số môn học mới không được tốt nghiệp. Do vậy, ngành giáo dục cần đổi mới mạnh mẽ kiểm tra đánh giá,…”

03/09/2014 | Song Nguyên
87

Quốc nạn chuộng hư danh bằng cấp mà tiêu biểu là nạn "tiến sĩ giấy" một lần nữa khiến dư luận bất bình. Trong khi đó, các cơ quan chức năng đang đau đầu với bài toán chỗ học đàng hoàng cho trẻ mầm non. Đó là những thông tin giáo dục đáng chú ý trong tuần đầu tiên của tháng 3.

18/03/2014 | Tấn Thái
88

Ngày 17-3, thông tin từ Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Cà Mau cho biết qua xác minh bằng tốt nghiệp THPT (hệ bổ túc) số hiệu 0642165 của ông Nguyễn Văn Niềm - phó bí thư Đảng ủy xã Tam Giang, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau - không có trong danh sách tốt nghiệp khóa thi ngày 18-8-2008. Tại kỳ thi này ông Niềm có thi nhưng không đậu.

27/03/2014 | By HELENE COOPER
89

WASHINGTON — The Air Force said Thursday that it had fired nine officers and accepted the resignation of the commander at Malmstrom Air Force Base in Montana as it continued to deal with a widespread cheating scandal among the men and women entrusted with the launching of intercontinental ballistic missiles.

03/01/2014 | Nguyễn Trung Nguyên
90

TT - 100% học sinh lên lớp; 100% tốt nghiệp tiểu học, THCS; 100% hạnh kiểm trung bình trở lên... những chỉ tiêu ngặt nghèo đối với giáo viên này lại đang là chiếc ô an toàn đối với học sinh cá biệt.

18/03/2014 | Văn Chung
91

“Quan điểm của Bộ là làm quyết liệt, khẩn trương, triển khai nghiêm túc trong toàn ngành, đặt sự an toàn tính mạng, thuận lợi trong việc đến trường, lớp học của học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên lên hàng đầu” – ông Phạm Ngọc Phương, Chánh Văn phòng Bộ GD-ĐT cho hay.
Sau khi đọc và xem hình ảnh các cô giáo, học sinh vượt suối bằng túi nilon, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói Bộ Giao thông Vận tải sẽ cho triển khai xây cầu treo để phục vụ các thầy cô, học sinh và người dân.

18/03/2014 | Phong Đăng
92

GĐ Sở GD-ĐT Điện Biên Lê Văn Quý không bất ngờ với thông tin thầy trò phải chui túi nilon qua suối nhưng ông cho rằng giáo viên, học sinh không nên có hành động nguy hiểm như vậy.
Sáng 18/3, trao đổi với VietNamNet, GĐ Sở GD-ĐT Điện Biên Lê Văn Quý cho biết ông không bất ngờ với những thông tin nêu trên và cho rằng đó là sự việc bình thường đối với một tỉnh vùng cao như Điện Biên.

19/03/2014 | Thanh Trang
93

Năm 2013 Bộ trưởng Phạm Vũ Luận “ghi điểm” với chuyến công tác tới Bản Khoang (thôn Can Hồ A (xã Bản Khoang, huyện Sa Pa, Lào Cai). Tuy nhiên, ông Luận cho biết Bản Khoang chưa phải là địa điểm sâu nhất mà ông Luận đã tới.

17/03/2014 | Song Đăng
94

Những hình ảnh sống động của các cô giáo và học trò ở Điện Biên vượt sông mùa lũ đến trường học bằng cách...chui vào bao nilon nhanh chóng được chia sẻ trên các trang mạng xã hội ngày hôm nay, 17/3.

19/03/2014 | Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
95

Trước những hình ảnh gây shock rất lớn này, Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, đang phụ trách nghiên cứu giáo dục thuộc Hiệp hội các trường đại học ngoài công lập cho biết cảm giác của bà:
Tôi rất khâm phục cô giáo vì cô phải dùng một cách rất nguy hiểm tới tính mạng như vậy...Tôi phẫn nộ vì tại sao nhà nước lại không lo xây dựng đường xá để mọi người phải đi lại một cách khổ sở và liều mạng như vậy?

19/03/2014 | Hồng Hạnh
96

Trao đổi với PV Dân trí ngày 19/3, ông Phạm Ngọc Phương - Chánh Văn phòng Bộ GD-ĐT cho biết: “Đây là trách nhiệm của cả xã hội khi đứng trước sự việc trên. Do đã phân cấp thẩm quyền quản lý, việc quy hoạch xây dựng là của UBND các tỉnh, xây dựng đường xá là của ngành giao thông. Bộ GD-ĐT tập trung vào làm các công tác chuyên môn, phối hợp với các địa phương xây dựng hạ tầng trường, lớp ở một số dự án về kiên cố hóa trường, lớp, điểm trường”.

19/03/2014 | Đức Bình
97

Theo ông Nguyễn Đình Giang, ngay sau khi báo Tuổi Trẻ phản ánh vụ “chui vào túi nilông để... qua suối” thì chiều 17-3, đang công tác ở Nhật Bản nhưng Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng vẫn điện thoại trực tiếp về cho ông chỉ đạo Sở GTVT tỉnh phối hợp, khẩn trương khảo sát để nhanh chóng xây dựng một cây cầu treo. Ngay sau khi nhận chỉ đạo từ bộ trưởng, ông đã yêu cầu phó giám đốc Sở GTVT làm trưởng đoàn công tác, trực tiếp có mặt tại Sam Lang từ sáng 18-3 để khảo sát, tính toán phương án xây dựng cầu.

19/03/2014 | Vũ Hoàng, phóng viên RFA
98

"Nó nói lên những điều hết sức quan liêu của những người làm việc cho Nhà nước, bởi vì dân ở đấy nói chuyện này rất bình thường, nhưng đối với những người làm việc thì phải thấy đó là những điều hết sức không bình thường. Ngay khi clip này đưa ra, bộ trưởng Đinh La Thăng quyết định xây ngay một cái cầu như thế, một cái cầu treo để vượt sông. Đó là điều hoan nghênh, nhưng cách quản lý như thế là “mất bò mới lo làm chuồng.”
Đứng về phía quản lý nhà nước thì không thể chấp nhận được bởi một cái cầu hay một phương tiện nào qua sông không phải là tốn kém gì nhiều so với tất cả những thứ mà Việt Nam đang làm là xây chùa chiền, làm lễ hội hàng năm có đến 8,000 lễ hội, tốn tiền bao nhiêu như thế, nhưng chỉ có mỗi việc như thế này lại không chú ý đến, thì đấy là điều khó chấp nhận."
-GS. Văn Như Cương

19/03/2014 | Đức Bình
99

TT - “Em quá bất ngờ khi biết nhờ clip của mình mà tới đây người dân Nà Hỳ và người dân bản Sam Lang, trong đó có học sinh của em, sẽ có một cây cầu treo mới bắc qua suối Nậm Pồ. Em vui lắm, giờ không biết nói sao...”

13/03/2014 | Lê Huyền
100

Bộ GD-ĐT đã yêu cầu không tổ chức dạy thêm ngoại ngữ cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non; không quảng bá, tiếp thị các chương trình, phần mềm làm quen với ngoại ngữ chưa được Bộ cho phép áp dụng. Trong thực tế, một bộ phận không nhỏ phụ huynh tỏ ra tiếc về điều này.

18/03/2014 | Nguyễn Hùng
101

(Dân trí) - Ở những nơi có điều kiện, phụ huynh có nhu cầu, các cơ sở giáo dục mầm non có thể tổ chức thí điểm cho trẻ làm quen với ngoại ngữ khi đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động làm quen với ngoại ngữ của trẻ.
Trước đó, Bộ GD-ĐT đã có công văn số 694/BGDĐT- GDMN ngày 18/2/2014 về việc chấn chỉnh việc tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Trong đó có quy định: Tuyệt đối không tổ chức dạy thêm ngoại ngữ cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non; không quảng bá, tiếp thị các chương trình, phần mềm làm quen với ngoại ngữ chưa được Bộ GD-ĐT cho phép áp dụng.

20/03/2014 | Tuệ Nguyễn
102

Sau khoảng 3 tuần phát đi lệnh cấm dạy ngoại ngữ ở trường mầm non, ngày 19.3, Bộ GD-ĐT lại có văn bản cho phép dạy ở những nơi đủ điều kiện.

21/03/2014 | Thùy Ngân
103

Trở lại với 2 văn bản liên quan đến dạy tiếng Anh trong trường mầm non. Trên thực tế nếu ai đó phân biệt được giữa “dạy thêm ngoại ngữ” (cho trẻ) và (cho trẻ) “làm quen với ngoại ngữ” quả là tài.

19/03/2014 | B. Thanh
104

Giáo viên phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngoại ngữ (hoặc cao đẳng ngoại ngữ) trở lên, đạt năng lực ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, tức là chứng chỉ B2 của khung tham chiếu chung châu Âu hoặc tương đương và được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm mầm non.

21/03/2014 | Nguyễn Hùng
105

(Dân trí) - Chỉ trong một thời gian ngắn, Bộ GD-ĐT liên tiếp ra hai văn bản có phần “trái ngược” nhau. Một văn bản yêu cầu tuyệt đối không tổ chức dạy thêm ngoại ngữ cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non nhưng sau đó lại đồng ý cho phép “thí điểm”.
Sự bất cập trên khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Phải chăng Bộ GD-ĐT đã không nhất quán khi ban hành văn bản hay một lý do nào khác? Để làm sáng tỏ vấn đề này phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi với bà Phan Lan Anh - Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục Mầm non (Bộ GD-ĐT).

21/03/2014 | Hoài Nam
106

(Dân trí) - Không riêng gì các ông bố bà mẹ băn khoăn nên cho trẻ học ngoại ngữ ở độ tuổi nào mà ngay đến các nhà quản lý dường như cũng đang lúng túng về vấn đề này.
Câu hỏi nên cho con học tiếng Anh ở độ tuổi nào được đặt ra từ lâu và đến nay dường như vẫn chưa có giải đáp nào thật sự thỏa đáng. Nhiều gia đình cho con học ngoại ngữ từ sớm mà không biết xấu tốt ra sao, chỉ hy vọng sau này con nói được tiếng nước ngoài như người bản ngữ. Các trung tâm ngoại ngữ cũng mở vô số lớp học cho trẻ từ 3 tuổi, thậm chí cả lứa tuổi nhỏ hơn.

03/07/2014 | Tuệ Nguyễn
107

Hiện có gần 5.600 nhóm lớp mầm non không phép trên cả nước. Nhiều phụ huynh buộc phải gửi con vào các nhóm lớp không đảm bảo chất lượng trong khi các cơ quan quản lý lại nói rất khó đóng cửa các cơ sở này.
Chỉ 34,4% phụ huynh quan tâm đến chất lượng chăm sóc trẻ

17/03/2014 | (NLĐ)
108

Thấy Bảo tự múc ăn, bà Mơ giành đút cho cháu. Do Bảo ói ra nhiều lần, bà ta đã đánh vào mông, lấy dép đang đi đánh mạnh vào mặt cháu.

27/03/2014 | Văn Chung
109

Một số phụ huynh có con học tại trường than thở, họ nhận được yêu cầu từ giáo viên phải đóng 500.000 đồng/học sinh để hỗ trợ nhà trường tổ chức biểu diễn nghệ thuật vào đêm 28/3. Hoạt động nhằm chào mừng kỷ niệm 5 năm thành lập trừng tiểu học, 7 năm thành lập trường THCS-THPT và 83 năm ngày thành lập Đoàn TNCS HCM.
Trao đổi với VietNamNet sáng 27/3 - bà Đồng Thị Lan, Chủ tịch Hội đồng quản trị nhà trường cho biết đây là lần đầu tiên trường tổ chức sự kiện lớn tại Trung tâm hội nghị quốc gia.
Chương trình có tổng kinh phí dự tính lên đến gần 3 tỷ đồng từ thuê sân khấu, âm thanh, ánh sáng, trang phục, thuê đạo diễn bay từ nước ngoài về chỉ đạo, chi bồi dưỡng cho giáo viên,…

07 tháng 03 năm 2014 | Nguyễn Huy
110

TP - Chiều 6/3, Thanh tra Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng cho hay: vừa tạm dừng hoạt động Trung tâm bồi dưỡng văn hóa và luyện thi ĐH DANIEN (Cty TNHH DANIEN, đường Trần Cao Vân, Thanh Khê Đà Nẵng), vì chưa được cấp phép.

03/08/2014 | Phan Sông Ngân
111

TT - Liên quan vụ “Bất ngờ dừng đấu thầu dự án xây trường” (Tuổi Trẻ ngày 6-3), ông Trần Nguyên Lập - trưởng Phòng GD-ĐT Nha Trang, Khánh Hòa - vừa cho biết lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa tại cuộc họp ngày 20-2 thông báo lấy lại khu đất đã quy hoạch xây trường để dành cho một doanh nghiệp làm dự án bệnh viện quốc tế.

19/03/2014 | Thái Bá Dũng
112

TT - Ngày 18-3, Phòng Giáo dục TP Kon Tum đã đến Trường mầm non Họa Mi (phường Trần Hưng Đạo, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) để trao quyết định cách chức đối với bà Nguyễn Thị Thanh Loan - hiệu trưởng nhà trường. … kết quả thanh tra cho thấy trong thời gian làm hiệu trưởng Trường Họa Mi, bà Loan đã ém nhiều khoản tiền ăn trưa, tiền hỗ trợ của học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số với tổng số tiền trên 200 triệu. Ngoài ra, bà Loan cũng thu sai nguyên tắc 140 triệu đồng tiền hỗ trợ dành cho cán bộ, giáo viên.

13/03/2014 | Nguyễn Duy
113

(Dân trí) - Mới đây, Sở GD-ĐT Nghệ An qua thanh tra đã phát hiện 15 trường học thu tiền trái quy định và buộc phải hoàn trả lại trước ngày 15/3/2014.
Theo đó, Thanh tra Sở GD-ĐT Nghệ An đã thanh tra 79 trường học (trong đó có 23 trường trung học phổ thông, 18 trường trung học cơ sở, 19 trường tiểu học và 19 trường mầm non) của 17/20 huyện, thành phố, thị xã.

03/01/2014 | Lưu Trang
114

TT - Trong học kỳ I năm học 2013-2014, Sở GD-ĐT TP.HCM đã kiểm tra và xử lý nhiều cơ sở đào tạo ngoại ngữ, tin học, văn hóa ngoài giờ...
Đáng nói là có những cơ sở bị xử phạt nhưng vẫn chây ì không nộp phạt và tiếp tục hoạt động, né tránh các đoàn kiểm tra.

19/03/2014 | Hoài Nam
115

Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, GĐ TT Y tế dự phòng TPHCM cho hay thành phố đang đối mặt với nhiều loại dịch bệnh như sởi, thủy đậu, sốt xuất huyết... Xu hướng bệnh tay chân miệng đến sớm hơn mọi năm, có mức tương đương năm 2012, tăng 20 ca mỗi tuần, tập trung ở trẻ dưới 3 tuổi, lứa tuổi ở trường mầm non.
Ông Nguyễn Trí Dũng nhấn mạnh, nếu việc phòng bệnh lỏng lẻo, nguy cơ xuất hiện bệnh và chùm bệnh trong trường học rất lớn. Nhất là ở các trường tổ chức bán trú HS đông rất khó kiểm soát, nguy cơ lây lan cao.

21/03/2014 | NLĐ
116

Nghi án cho trẻ uống thuốc mê rồi bắt cóc tại Trường Tiểu học Kỳ Đồng (quận 3, TP HCM) vừa qua cho thấy việc người lạ xâm nhập trường học quá dễ dàng. Trước đó, liên tiếp những vụ học sinh (HS) bị người lạ dẫn đi khiến phụ huynh hoang mang như 7 HS ở quận 8 bị người lạ rủ đi phát quà mà gia đình và nhà trường không biết; 1 HS Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (quận Gò Vấp) cũng bị người lạ đưa đi.

22/03/2014 | Nguyễn Sĩ Dũng
117

Ở ta hiện nay có thể xin rất nhiều thứ và cho cũng rất nhiều thứ. Kể hết ra thì nhiều thứ lắm, nhưng chung quy vẫn là hai thứ quan trọng nhất: tiền và quyền.
Cơ chế xin-cho là một trong những tàn dư còn sót lại của thời kỳ bao cấp. Nét đặc trưng quan trọng nhất của cơ chế này là quyền tự do ý chí to lớn của người cho, và vị thế thấp kém của người xin, một vị thế "Bắt ở trần phải ở trần-Cho may ô mới được phần may ô".

14/03/2014 | SƠN LÂM - CHÍ QUỐC
118

TT - Ngoài việc nuôi heo, làm vườn, hàng trăm nhà nông ở TP Cần Thơ cũng đầu tư làm hầm biogas, không đốt củi, tiết kiệm điện... nhằm hạn chế phát ra khí thải carbon (CO2) để... bán chỉ số carbon.
Mô hình đang được nhân rộng theo dự án Phát triển nông thôn dựa trên cơ chế phát triển sạch (CDM) do Trường đại học Cần Thơ và Trung tâm nghiên cứu thế giới của Nhật Bản về khoa học nông nghiệp (JIRCAS) phối hợp thực hiện. Và đây là dự án đầu tư “tín chỉ carbon” đầu tiên được triển khai tại ĐBSCL.

10/03/2014 | Gia Minh, biên tập viên RFA
119

Rừng Việt Nam chứa đựng nhiều loại cây thuốc nam có tác dụng trị bệnh mà dân gian sử dụng suốt bao đời qua. Thế nhưng nạn phá rừng lâu nay và tình trạng thu mua cây thuốc nam của thương lái Trung Quốc đang khiến cho nguồn vốn quí đó tại Việt Nam bị tận diệt.
Trong chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này, lương y Nhất Nam, một người hoạt động trong lĩnh vực y học cổ truyền và mong muốn bảo tồn, phát triển nguồn vốn thuốc nam quí giá đó của Việt Nam trao đổi cùng Gia Minh về tình hình liên quan.

RFA 23.03.2014
120

Phó thủ tướng Việt Nam, Hoàng Trung Hải hồi ngày thứ bảy cuối tuần qua, lên tiếng cho hay từ năm 2006 cho đến năm ngoái 27 tỉnh và thành phố triển khai 205 dự án thủy điện với diện tích đất lâm nghiệp bị chuyển đổi là gần 20 ngàn héc ta; thế nhưng tính đến nay mới chỉ có 11 tỉnh, thành phố phê duyệt phương án trồng rừng hoặc thu tiền để trồng rừng.
 

19/03/2014 | Thanh Nien News
121

According to a study by the HCMC-based Institute for Environment and Resources released last November, millions of people in HCMC and Binh Duong are using tap water from the Saigon and Dong Nai which are polluted by discharges from residential areas, hospitals, factories, waterway transport vessels, farms, and even garbage dumps.

25/03/2014 | By ANDREW JACOBS and IAN JOHNSON
122

BEIJING — From taxi tailpipes in Paris to dung-fired stoves in New Delhi, air pollution claimed seven million lives around the world in 2012, according to figures released Tuesday by the World Health Organization. More than one-third of those deaths, the organization said, occurred in fast-developing nations of Asia, where rates of cardiovascular and pulmonary disease have been soaring.

28/03/2014 | By GARDINER HARRIS
123

Ms. Khatun now lives in a bamboo shack that sits below sea level about 50 yards from a sagging berm. She spends her days collecting cow dung for fuel and struggling to grow vegetables in soil poisoned by salt water. Climate scientists predict that this area will be inundated as sea levels rise and storm surges increase, and a cyclone or another disaster could easily wipe away her rebuilt life. But Ms. Khatun is trying to hold out at least for a while — one of millions living on borrowed time in this vast landscape of river islands, bamboo huts, heartbreaking choices and impossible hopes.

24/03/2014 | RACHEL NUWER
124

When Maori settlers arrived in New Zealand in the 13th century, they were greeted by some formidable inhabitants: the moa, nine species of flightless birds up to 12 feet tall.
Over the next century or so, the moa disappeared. Their very existence was unknown until the 19th century, when excavations of Maori shell heaps revealed oven-charred skeletons, gizzard stones and eggshells.

31/03/2014 | By MARLISE SIMONS
125

PARIS — The United Nations’ highest court on Monday ordered Japan to halt its annual whaling hunt in the Southern Ocean around Antarctica, saying that its present program was not being carried out for scientific purposes, as Japan has claimed.
In a 12-to-4 judgment, the International Court of Justice in The Hague found that Japan was in breach of its international obligations by catching and killing minke whales and issuing permits for hunting humpback and fin whales within the Southern Ocean Whale Sanctuary, established by the International Whaling Commission.

17/01/2014 | By Sylvia Pfeifer
126

Paper is the fourth biggest consumer of energy among all industrial sectors, according to the International Energy Agency. It is also fourth largest industrial emitter of carbon dioxide, producing 237m tonnes in 2011. Of the total, China accounted for 91m tonnes, North America 56m tonnes and Europe (OECD countries) 36m tonnes.
In March 2011, the European Commission set a challenging target of reducing carbon dioxide emissions by 80 per cent by 2050. In November 2011, the paper industry launched its own 2050 road map, which analysed how to achieve this target.

03/06/2014 | Ngọc Hậu
127

TTO - Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Tây Ninh cho biết ngành bảo vệ thực vật tỉnh vừa thả 220.850 cặp ong ký sinh để trừ bệnh rệp sáp hồng trên gần 300ha mì tại 30 xã thuộc 7 huyện và thành phố tại Tây Ninh.

03/06/2014 | Thanh Nhã
128

TT - Giới săn ảnh sếu đầu đỏ cho biết từ đầu năm đến nay, lượng sếu về kiếm ăn và sinh sống tại vùng đồng cỏ bàng Phú Mỹ, huyện Giang Thành, Kiên Giang rất ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Trong khi đó, hàng trăm con sếu đầu đỏ được ghi nhận đang tụ hội về khu bảo tồn Anlung Pring rộng 217ha ở khu Aparasát, thuộc ấp Thốt Nốt, xã Ton Hon, huyện Kampontrach, tỉnh Kampốt, Campuchia.

20/03/2014 | The Nation
129

The movement for fossil-fuel divestment has swelled to what an Oxford University study calls the fastest-growing divestment movement in history, one with the potential to shift the political ground beneath the fossil-fuel lobby’s feet. There are more than 500 campaigns globally—including on some 400 college and university campuses in the United States, along with city and state governments and major religious institutions. Ten colleges and more than twenty cities—including Seattle, San Francisco and, as it happens, Cambridge, Massachusetts—have committed to divest.

12/03/2014 | By LALITA CLOZEL
130

But now they are finding their nets weighed down by an invasive species: the crépidule, or Atlantic slipper shell, a curious type of sea snail that has spread from the East Coast of the United States.
“As a businessman, I see an opportunity here,” he said, after extricating a snail, still alive, from its shell with a knife.
The slipper shells, which he affectionately calls “the problem,” could become a delicacy — served either raw or cooked, he said.
The community of Cancale now finds itself torn between disgust and relief at Mr. Clément’s project to fish and sell the sea snails for consumption.

Friday, March 07, 2014 | Hoàng Xuân
131

Never mind what people say - in my opinion, Vietnam has the most freedom in the world.
My neighbor died recently. For a whole week they played drums and gongs all the time except occasionally when dozens of women gathered to pray to Amitabha loudly chanting a single word for three hours straight.

03/07/2014 | Minh Hường
132

Nhân dịp kỷ niệm 104 năm ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/2014), chiều 6/3, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức lễ trao thưởng cho 8 nữ cán bộ có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học.
Đại học Quốc gia Hà Nội hiện có gần 1.200 nữ Thạc sỹ, Tiến sỹ và Tiến sỹ khoa học. Đây là lần đầu tiên Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện trao thưởng cho các nhà khoa học nữ của các trường đại học trực thuộc.
Được nhận giải thưởng lần này, TS. Vũ Kim Chi, Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: “Cán bộ nữ, nhất là cán bộ nữ làm công tác khoa học sẽ có rất nhiều khó khăn. Mặc dù đảm trách công tác nghiên cứu khoa học, nhưng việc gia đình luôn đặt lên hàng đầu. Vì vậy, công việc nghiên cứu khoa học thực sự chỉ đặt được vào thời gian ở cơ quan”.

03/07/2014 | Văn Trường
133

TT - Đó là gánh hát có tên Đồng Nữ Ban ra đời năm 1927 do bà Trần Ngọc Diện (còn gọi là cô Ba Diện, 1884-1944) sáng lập và làm chủ. Bà Ba Diện là cô ruột của GS.TS Trần Văn Khê. Điểm đặc biệt là gánh hát này được thành lập và hoạt động dưới sự lãnh đạo Tỉnh bộ VN thanh niên cách mạng đồng chí hội Mỹ Tho.

28/03/2014 | Phạm Thanh
134

(Dân trí) - Nỗi ám ảnh phải bỏ học đề về nhà lấy vợ, lấy chồng vẫn đeo đuổi những cô bé, cậu bé học trò ở vùng hồ Ba Bể. Niềm lo sợ nhiều khi chen vào niềm hy vọng được tiếp tục học hành còn đang lấp lánh trong đôi mắt thơ ngây.
Tại dãy nhà nội trú dành cho học sinh cấp 2, nhóm học sinh nữ người Mông, Dao, Tày, Nùng... xúm xít ngồi bện tóc cho nhau, vừa chuyện trò rủ rỉ. Học sinh cấp 2 học buổi chiều nên buổi sáng các em tự học. Cô bé tên Phóng năm nay học lớp 9, má đỏ hây hây, toét miệng cười khi gặp người lạ. Phóng kể, nhà em ở bản xa, cứ cuối tuần, bắt đầu từ sáng sớm em đi bộ từ trường về, đến tối mịt sẽ về đến nhà. Ở với bố mẹ một đêm, sáng sớm hôm sau Phóng lại địu gạo, thịt ngược về trường chuẩn bị cho tuần học mới. Đi lại xa xôi nhưng Phóng không hề thấy mệt. Trong bản, em là một trong 3 đứa con gái được bố mẹ gửi đi học. Những kiến thức được học, được đọc thêm trong sách báo giúp Phóng thấy thế giới bên ngoài thật mới lạ, hấp dẫn. Em mong được học hết cấp 3 rồi về xuôi học Đại học, để trở thành cô giáo, trở về dạy lại những em học sinh vùng Ba Bể quê mình. Nhưng niềm mơ ước của em đang bị đe dọa bởi sau cái Tết vừa qua, bố mẹ Phóng có ý sẽ gả chồng cho em. Bố mẹ em lo con gái học cao quá không lấy được chồng, trong khi con gái ở bản 15 tuổi có đứa đã sinh con.

03/06/2014 | Phạm Thu Huyền
135

Ai ở xa về bản Cà Là Pá, xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) có lẽ cũng sẽ ngạc nhiên trước hình ảnh những người phụ nữ mới… 13, 15 tuổi quần quật làm việc nuôi chồng con và cả gia đình chồng.
Cứ Thị Sênh cưới chồng từ năm 15 tuổi. Ngay sau khi cưới chồng, Cứ Thị Sênh đã một mình gánh vác công việc gia đình. Chồng của Cứ Thị Sênh là Giàng A Tầng năm nay 19 tuổi. Như bao đàn ông khác ở Cà Là Pá, Giàng A Tầng gần như không làm việc gì. Cứ Thị Sênh một mình với con nhỏ trong tay, và tần tảo với công việc bán chít kiếm tiền mưu sinh cho cả gia đình.

15/03/2014 | Duy Thanh
136

TT - Một nữ sinh lớp 12 ở Khánh Hòa lỡ có thai bị trường đề nghị viết đơn xin thôi học với lý do “gia đình không đủ điều kiện cho đi học”. Thương bạn, một nhóm bạn đã viết đơn kêu cứu để nữ sinh này được trở lại trường.

22/03/2014 | Hà Ánh
137

Có nhiều ngành học mở ra không dành cho nữ hoặc rất ít được nữ giới lựa chọn.

03/05/2014 | Hương Giang
138

Nhiều đại biểu nhận thấy điểm yếu nhất khiến công tác BĐG và VSTBPN vẫn đang chỉ mấp mé mục tiêu mong muốn chính là vì mới chỉ có phụ nữ quan tâm, tham gia các hoạt động BĐG và VSTBPN, còn nam giới gần như bàng quan hoặc chỉ tham gia chiếu lệ.

03/08/2014 | Thu Phương, Công an Nhân dân
139

Đại tá, PGS.TS Vương Thị Kim Oanh, Phó Trưởng bộ môn Tâm lý, Học viện ANND là nữ nhà giáo đầu tiên của Học viện ANND được nhận chức danh Phó Giáo sư năm 2013 tâm sự, cuộc đời làm nhà giáo đã thú vị nhưng làm một nhà giáo trong lực lượng CAND lại càng thú vị hơn, đã mang đến cho cô nhiều sự trải nghiệm.

13/03/2014 | Sơn Hà
140

"Tôi làm thơ trước khi biết viết nhạc và thơ tôi làm chủ yếu là để chửi đàn ông. Nói nôm na thì khi căm tức một ai đó thì tôi sẽ làm thơ mà người ta hay gọi là thơ con cóc" - ca sĩ Phương Thảo.

13 tháng 3, 2014
141

Về mặt nhân sự, mới đây, Ban Tổ chức Trung ương Đảng đã công bố kế hoạch đợt một của năm 2014 luân chuyển 44 cán bộ chủ chốt trong đó có 25 quan chức giữ các chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy; 19 cán bộ giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố.
Trong đợt luân chuyển có hai quan chức là Ủy viên Trung ương Đảng, 19 quan chức là thứ trưởng và tương đương, 25 quan chức là cục trưởng, vụ trưởng và tương đương, có ba quan chức là nữ.

18/03/2014 | Nguyễn Hùng
142

(Dân trí) - Trao đổi với Dân trí, Trung tướng Nguyễn Đức Tỉnh – Cục trưởng Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng) nhấn mạnh: “Chỉ tiêu dành cho nữ đối với khối trường quân sự là rất ít trong khi lượng đăng ký đông. Chính vì thế cần phải lượng được sức mình khi quyết định dự thi”.

20/03/2014 | By GLORIA STEINEM
143

When I was a student here decades ago, I loved bookstores and teashops like this. It seemed to me that wherever four or so Bengalis were gathered together, there was a political argument and a new poetry magazine. Now, women are not just an audience. We are talking and also putting our own books on these shelves. You might say we are creating a psychic country of women and men in places like shelters and bookstores that circle the world.

20/03/2014 | By MIRIAM BALE
144

With the new documentary “Anita,” the Oscar-winning director Freida Mock (“Maya Lin: A Strong Clear Vision”) brings a fresh perspective to a somber and awkward chapter of modern American politics: the Senate hearings to confirm Clarence Thomas to the Supreme Court amid accusations of sexual harassment by Anita Hill.

07/03/2014 | By STUART ELLIOTT
145

In a campaign from the United Nations that seeks to promote women’s rights, there is not a woman in sight – and that is deliberate.
The strategy behind the campaign, which is to begin on Friday morning, is revealed by its theme, “He for she” – in other words, men ought to stand up for the rights of the women of the world who are their mothers, sisters and daughters.

22/03/2014 | by Rachel Martin
146

President Jimmy Carter has written more than two dozen books over the course of his career, about everything from the art of aging to how to achieve peace in the Middle East. All his writing is anchored by a deep-seated belief in the equality of all people.
In his new book, A Call To Action, Carter tackles a fundamental question of equality head-on: the subjugation of women in cultures around the world. Carter joins NPR's Rachel Martin to talk about the state of human trafficking and whether religion can be a conduit for lasting change around gender.

By CAROL VLASSOFF | March 6, 2014,
147

In 2008, despite tremendous economic progress, gender inequality remained entrenched. Parents still had to give huge gifts (instead of dowry, now illegal) to get their daughters married. Girls typically signed away their land to brothers at the time of their marriage. Most young brides, even those with secondary and tertiary education, were confined to the household and experienced pressure from their mothers-in-law to have children as quickly as possible.

07/03/2014 | By HILARIE M. SHEETS
148

Women run just a quarter of the biggest art museums in the United States and Canada, and they earn about a third less than their male counterparts, according to a report released on Friday by the Association of Art Museum Directors, a professional organization.

04/03/2014 | Maureen Dowd
149

Although Sunday’s Oscars seemed like a pantheon of diversity for women, gays, blacks and transgenders, Hollywood is disintegrating faster than it is transitioning to modernity. As films lose cultural hegemony to TV, Oscar voters and industry top brass are still overwhelmingly white, male and middle-aged. … Women accounted for 6 percent of directors, 10 percent of writers, 15 percent of executive producers, 17 percent of editors and 3 percent of cinematographers.

08/03/2014 | Nicholas Kristof
150

Domestic violence deserves far more attention and resources, and far more police understanding of the complexities involved. This is not a fringe concern. It is vast, it is outrageous, and it should be a national priority.
Women worldwide ages 15 to 44 are more likely to die or be maimed as a result of male violence than as a consequence of war, cancer, malaria and traffic accidents combined. Far more Americans, mostly women, have been killed in the last dozen years at the hands of their partners than in the wars in Iraq and Afghanistan.

29/03/2014 | By CHOE SANG-HUN
151

HADO-RI, South Korea — On a recent morning, as she has for 60 years, Kim Eun-sil carried her diving gear to a rocky beach on the eastern side of this island to spend the day free-diving in water more than 20 feet deep to harvest seafood by hand.
>Ms. Kim, 80, figures she can work a few more years at a job women here have done for centuries but which now is fast disappearing.

30/03/2014 | By SUZANNE DALEY
152

MELILLA, Spain — It was 9 a.m., and hundreds of Moroccan women, many of them older, were already at work, bent over and straining, trying to inch up the hill to the border post here. Many had bundles as big as washing machines lashed to their backs.
About 300 million euros worth of goods (about $412 million) arrive in Melilla’s port each year, virtually all headed for Morocco and beyond. But first, women like Mrs. Rmamda, will carry them on their backs — or try to roll them uphill — for about a quarter-mile so Moroccan traders can avoid import taxes. Any package hand-carried to Morocco is considered luggage and therefore duty free.

Cập nhật lúc: 06/03/2014 | Minh Ngọc / Theo báo nước ngoài
153

Giám đốc Cục chống buôn người của cảnh sát Ghana là bà Patience Quayce cho hay, đối tượng Hwuan Se Hui, 49 tuổi, và một đồng bọn là thành viên của một nhóm tội phạm quốc tế chuyên buôn người.
Các nghi can này bị cáo buộc đã hứa với các phụ nữ người Việt Nam là họ sẽ được đưa sang Mỹ lao động trong một công ty, nhưng lại mang họ đến Takoradi của Ghana, nơi họ bị ép làm gái mại dâm trong nhiều tháng.

10/03/2014 | Tường An, thông tín viên RFA, Paris
154

Sáng ngày 9 tháng ba vừa qua, tại Đài loan đã có khoảng 150 người lao động xuất khẩu biểu tình gồm khoảng 100 người Việt Nam và 50 người Philippines, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan. Mục đích của cuộc biểu tình này là đòi tăng lương cho những người lao động giúp việc nhà tại Đài Loan, đòi được đối xử công bằng, bình đẳng về ngày nghĩ cũng như tiền lương.

03/03/2014 | Huy Khánh
155

(Dân trí) - Nam sinh lột phăng áo đồng phục, hung bạo ra tay đánh bạn, trong khi một vài nam sinh khác "hỗ trợ" còn một nữ sinh khác ra sức bảo vệ nạn nhân.

03/03/2014 | Xuân Sinh - Văn Dũng
156

(Dân trí) - Sáng nay 3/3, thầy Trần Văn Hùng - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) xác nhận việc nam sinh hung bạo đánh bạn nữ trong lớp xảy ra tại trường này. Hình ảnh vụ việc đã được quay lại và tung lên mạng.
Thầy Trần Văn Hùng cho biết sự việc xảy ra vào tháng 11/2013 tại lớp học 11A5. Nguyên nhân được xác định là do mâu thuẫn chuyện tình cảm. “Em Nguyễn Anh T. và Đặng Thị C. học cùng lớp lại có quan hệ tình cảm với nhau. Sau đó, giữa 2 em xảy ra mâu thuẫn và C. đòi chia tay, sau đó thì xảy ra sự việc trên”.
“Nhà trường đã tiến hành họp và đưa ra hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với em Nguyễn Anh T., phê bình em Đặng Thị C. trước toàn trường” - thầy Hùng cho biết thêm.

03/07/2014 | Lê Thị Linh Trang
157

Gần đây, lại có thêm những vụ học trò đánh nhau gây nhức nhối. Nhà trường đã làm gì trước nạn bạo lực học đường?

07/03/2014 | By KERRY HANNON
158

As the population ages, jobs like massage therapist and others like senior fitness trainers, dietitians and nutritionists, personal assistants, handymen, drivers and caterers who prepare meals for shut-ins are on the upswing.
By 2050, according to the Pew Research Center projections, the nation’s population of people 65 and older is expected to slightly more than double, to 86 million from 41 million in 2010. This aging population is spurring new fields and job openings for those in their 50s to 70s to care for those who are 80 and older

12/03/2014 | By STEVEN GREENHOUSE
159

Ms. Lowell personifies a disconnect among Americans: while nearly three-fourths of Americans say they will continue working after retiring from their main job, only 18.9 percent of Americans age 65 or older actually remain in the work force. Many workers in their 40s, 50s and early 60s are convinced that they will want to or need to work well past 65 and even after retiring from their principal job, yet many retire earlier than they anticipated. There are many reasons for this: Perhaps they had health problems or grew unsatisfied with their jobs, or they realized that their nest egg was large enough for them to get by in retirement — or, like Ms. Lowell, they needed to care for a loved one.

12/03/2014 | By JOHN HANC
160

Mr. Cass is a retired hair technician — a specialist in hair coloring — and once owned two hair salons in Scarsdale, N.Y. But a stroke in semiretirement left him partly paralyzed in 2012. Now, as a resident of the Hebrew Home at Riverdale — where fine arts classes are a popular activity among the approximately 1,000 residents — he has found, at age 77, a talent he never realized he had.

19/3/2014 | Tiến Thưởng - Kiều Trinh
161

Thay vì được dùng miễn phí thông tin tuyển sinh ĐH, CĐ trên mạng, thí sinh cả nước có thể phải bỏ ra gần 2 tỷ đồng để mua 50.000 cuốn cẩm nang này.
Ngày 17/3, đúng thời điểm bắt đầu thu hồ sơ tuyển sinh ĐH, CĐ 2014, Bộ Giáo dục và NXB Giáo dục mới ban hành cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh đại học cao đẳng năm 2014" dày 400 trang, giá bán 38.000 đồng, số lượng in 50.000 bản.
Ở Lời mở đầu của cuốn "Những điều cần biết", NXB Giáo dục Việt Nam cho hay, toàn bộ nội dung cuốn sách này được đăng tải trên trang thông tin của Bộ ở địa chỉ www.moet.edu.vn. Tuy nhiên, khi truy cập địa chỉ này lại xuất hiện thông báo: "Vùng thông tin cấm truy cập".

21/03/2014 | Lê Phương
162

(Dân trí) - Nhiều trường ĐH, CĐ đã phải lên tiếng đính chính lại thông tin tuyển sinh vì cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014” do NXB Giáo dục phát hành đưa thông tin thiếu chính xác.

28/03/2014 | S.H.
163

Bộ GD-ĐT cho biết: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam được Bộ GD-ĐT tạo giao nhiệm vụ tổ chức biên soạn và phát hành tài liệu "Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014" để phục vụ công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2014. Các thông tin trong tài liệu này do các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng cung cấp và chịu trách nhiệm.

03/07/2014 | H.Ánh - V.Thơ
164

Do Bộ GD-ĐT chưa công bố chính thức quy chế tuyển sinh năm nay nên đại diện các trường ĐH-CĐ gặp nhiều khó khăn khi tham gia hội nghị tập huấn máy tính do Bộ GD-ĐT tổ chức sáng 6.3 tại TP.HCM. Băn khoăn lớn nhất của các chuyên viên là những thay đổi về những chính sách ưu tiên khu vực, đối tượng.

03/09/2014 | Hồng Hạnh
165

Tham gia Ngày hội có gần 100 gian tư vấn của hơn 80 trường ĐH, CĐ, trung cấp, trường nghề và các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Đây là nguồn thông tin lớn, là cơ hội để học sinh, phụ huynh được trao đổi trực tiếp với đại diện các trường mà mình quan tâm.
Để thu hút thí sinh đến gian hàng của mình, Học viện Cảnh sát nhân dân đã bố trí vài chục sinh viên tham gia phát tờ rơi không chỉ trong gian hàng của mình mà đi khắp hội chợ để tư vấn cho các thí sinh. Đặc biệt, để gần gũi với các thí sinh, sinh viên Học viện Cảnh sát đã thể hiện nhiều điệu múa, điệu nhảy sôi động trong tiếng cổ vũ nhiệt tình của thí sinh.

03/08/2014 | Nguyên Hạnh
166

“12 giờ đêm, cả phòng trọ túc trực quanh máy tính để chờ giây phút website của trường “mở cửa”. Thế nhưng website quá tải, túc trực cả đêm, thậm chí nhờ thêm người thân “canh” máy tính, đến khi đăng kí xong thì những môn muốn học đều quá tải…”.

05/03/2014 | By TAMAR LEWIN
167

Saying its college admission exams do not focus enough on the important academic skills, the College Board announced on Wednesday a fundamental rethinking of the SAT, ending the longstanding penalty for guessing wrong, cutting obscure vocabulary words and making the essay optional.

06/03/2014 | By TODD BALF
168

Starting in spring 2016, students will take a new SAT — a three-hour exam scored on the old 1,600-point system, with an optional essay scored separately. Evidence-based reading and writing, he said, will replace the current sections on reading and writing. It will use as its source materials pieces of writing — from science articles to historical documents to literature excerpts — which research suggests are important for educated Americans to know and understand deeply. “The Declaration of Independence, the Constitution, the Bill of Rights and the Federalist Papers,” Coleman said, “have managed to inspire an enduring great conversation about freedom, justice, human dignity in this country and the world” — therefore every SAT will contain a passage from either a founding document or from a text (like Lincoln’s Gettysburg Address) that is part of the “great global conversation” the founding documents inspired.

06/03/2014 | Jennifer Finney Boylan
169

BELGRADE LAKES, Me. — I WAS in trouble. The first few analogies were pretty straightforward — along the lines of “leopard is to spotted as zebra is to striped” — but now I was in the tall weeds of nuance. Kangaroo is to marsupial as the giant squid is to — I don’t know, maybe D) cephalopod? I looked up for a second at the back of the head of the girl in front of me. She had done this amazing thing with her hair, sort of like a French braid. I wondered if I could do that with my hair.

March 7, 2014 -- TIME | Leon Botstein
170

The changes recently announced by the College Board to its SAT college entrance exam bring to mind the familiar phrase “too little, too late.” The alleged improvements are motivated not by any serious soul searching about the SAT but by the competition the College Board has experienced from its arch rival, the ACT, the other major purveyor of standardized college entrance exams. But the problems that plague the SAT also plague the ACT. The SAT needs to be abandoned and replaced. The SAT has a status as a reliable measure of college readiness it does not deserve. The College Board has successfully marketed its exams to parents, students, colleges and universities as arbiters of educational standards. The nation actually needs fewer such exam schemes; they damage the high school curriculum and terrify both students and parents.

06/03/2014 | By the Monitor's Editorial Board
171

The College Board unveiled a new SAT Wednesday aimed at better assessing critical thinking in college applicants. Its changes reflect evolving notions among higher ed, computer labs, and brain-research institutes about human intelligence.

28/03/2014 | Nguyễn Thảo
172

Những thay đổi ở kỳ thi SAT đang gây lo ngại là sẽ gây khó khăn cho nhiều sinh viên quốc tế.
Mới đây, tổ chức College Board đã quyết định sẽ giảm bớt những từ vựng ít khi được sử dụng trong bài thi SAT. Ngoài ra, họ cũng bỏ bài luận bắt buộc và bổ sung thêm phần kiến thức liên quan tới lịch sử Mỹ.

03/06/2014 | Hồng Hạnh
173

(Dân trí) - Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi tới Trường ĐH Hà Tĩnh và Trường ĐH Phú Yên về việc dừng tuyển sinh 6 ngành học trong năm 2014 do không bảo đảm yêu cầu tối thiểu về đội ngũ.

19/03/2014 | S.H.
174

(Dân trí) - Bộ GD-ĐT vừa quyết định cho phép 30 ngành đào tạo ĐH khối nghệ thuật của 13 trường được phép tuyển sinh trở lại sau khi cho phép áp dụng linh hoạt các điều kiện đặc thù của ngành để huy động giảng viên cơ hữu trong giai đoạn quá độ từ 2014 - 2017.

03/05/2014 | Văn Chung
175

Bộ GD-ĐT cho biết đã nhận được báo cáo giải trình của gần 30 trường và đề nghị được tuyển sinh trở lại khoảng 100 ngành đào tạo. 62 ngành đã được phép tuyển sinh trở lại.
Đầu năm 2014, Bộ GD-ĐT đã quyết định dừng đào tạo 207 ngành đại học. Ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, tính đến chiều ngày 4/3, Bộ Giáo dục đã nhận được báo cáo giải trình của gần 30 trường và đề nghị được tuyển sinh trở lại khoảng 100 ngành đào tạo.

03/06/2014 | Thủy Ngân
176

Nếu theo dõi thông tin, sẽ không quá ngạc nhiên trước sự việc chỉ hơn một tháng thông báo tạm dừng tuyển sinh 207 ngành đào tạo bậc ĐH, CĐ, Bộ GD-ĐT đã cho phép 62 ngành được tiếp tục tuyển sinh ngay trong năm nay.
Điều này đã diễn ra nhiều lần trên thực tế mà điển hình là Thông tư 57 không cho phép các trường ĐH, học viện đào tạo trình độ TCCN. Thông tư này ban hành vào cuối năm 2011 và có hiệu lực từ năm 2012, được dư luận hết sức hoan nghênh. Thực tế lúc bấy giờ theo thống kê của Bộ, các trường TCCN chỉ đào tạo 40% học sinh bậc học này, còn lại 60% ở các trường ĐH. Điều này không chỉ vô lý mà còn không đúng với luật Giáo dục hiện hành khi luật quy định trường ĐH chỉ đào tạo bậc ĐH, CĐ, thạc sĩ, tiến sĩ. Ấy thế mà thông tư (này về sau được điều chỉnh để kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2017.

03/06/2014 | Nguyễn Hùng
177

(Dân trí) - Chỉ sau hơn 1 tháng ra quyết định cảnh báo 207 ngành Đại học có nguy cơ bị đình chỉ tuyển sinh năm 2014, Bộ GD-ĐT vừa “xóa án” cho 62 ngành. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến việc 62 ngành Đại học được tuyển sinh trở lại?
Ông Bùi Anh Tuấn: Vừa qua Bộ đã cho phép một số ngành được đào tạo trở lại, với những lý do chủ yếu sau: Nhà trường chủ động bố trí lại đội ngũ; Trường tuyển dụng được thêm giảng viên; Một số thầy cô giáo mới tốt nghiệp nhận bằng thạc sĩ, tiến sĩ; Một số trường đã rà soát lại cơ cấu ngành đào tạo, dừng một số ngành để tập trung cho những ngành là thế mạnh và đủ lực lượng của trường; Một số trường trước đây báo cáo không chính xác đội ngũ giảng viên ở một số ngành nay báo cáo giải trình lại.

18/03/2014 | S.H.
178

(Dân trí) - Bộ GD-ĐT vừa ký quyết định cho thêm 9 trường ĐH, CĐ được phép tuyển sinh riêng. Đây là những trường đã có đề án gửi lên Bộ GD-ĐT và đã được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu đề ra.

13/03/2014 | Hồng Hạnh
179

(Dân trí) - Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, hiện nay có 64 trường đại học, cao đẳng gửi đề án tự chủ tuyển sinh về Bộ. Trong tuần này, Bộ sẽ công bố các đề án phù hợp với quy chế để các trường triển khai thực hiện.

18/03/2014 | Hồng Hạnh
180

(Dân trí) - Trong cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH,CĐ 2014” mà Bộ GD-ĐT giao nhiệm vụ cho NXB Giáo Dục VN tổ chức biên soạn và phát hành có ghi rõ 132 trường không tổ chức thi theo kỳ thi chung của Bộ GD-ĐT.
Trong số 132 trường, có 47 trường đại học, còn lại là các trường cao đẳng. Các trường này, dùng kết quả kỳ thi “3 chung” để xét tuyển.

21/03/2014 | Hồng Hạnh
181

(Dân trí) - Thí sinh thi liên thông có quyền lợi như tất cả các thí sinh khác. Thí sinh được sử dụng kết quả thi liên thông để xét tuyển học hệ chính quy hoặc liên thông cùng ngành tại các cơ sở đào tạo.
Đó là quy định mới thực hiện về tuyển sinh ĐH, CĐ 2014 mà Bộ GD-ĐT đã công bố.

22/03/2014 | Hà Ánh
182

Cả thí sinh và những người phụ trách tuyển sinh ở các trường ĐH, CĐ đều bối rối vì danh sách ưu tiên tuyển sinh không rõ ràng, thiếu thống nhất.

17/03/2014 | Hồng Hạnh
183

(Dân trí) - Quy định tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển mà Bộ GD-ĐT đã công bố năm nay có nhiều điểm thay đổi. Do đó, thí sinh đăng ký vào khối các trường Công an nhân dân cũng hết sức lưu ý vì ngoài thực hiện theo quy định của Bộ GD-ĐT, khối trường này có quy định riêng.

21 tháng 03 năm 2014 | Hồ Thu
184

TP - Ngày 20/3, Bộ GD&ĐT triệu tập hơn 20 trường ĐH, CĐ khu vực Hà Nội để bàn thảo về việc tìm tiêu chí thay điểm sàn. Sau hơn 4 giờ làm việc kết quả là có thể có 4 điểm sàn!

20 tháng 03 năm 2014 | Hồ Thu
185

TP - Chủ trương mới của ngành GD&ĐT cho phép 1-2 đợt tuyển sinh trong năm, bỏ điểm sàn và thay vào đó là những tiêu chí mới “đảm bảo chất lượng đầu vào” thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà tuyển sinh.

25 tháng 03 năm 2014 | P.V
186

Thí sinh thi đề ĐH được xét tuyển ĐH hoặc CĐ, thi đề CĐ được xét tuyển CĐ. Điểm trúng tuyển theo ngành học và khối thi.
Đồng thời, Trường xét tuyển ĐH, CĐ căn cứ kết quả bậc THPT (30% chỉ tiêu) theo Đề án tuyển sinh riêng đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt tại Văn bản số 1184/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 13/3/2014, thí sinh xem chi tiết trên website bvu.edu.vn:

03/03/2014 | S.H.
187

(Dân trí) - Trường ĐH Thành Đô cho biết, năm 2014 nhà trường vẫn tiếp tục tham dự kì thi tuyển sinh “3 chung” của Bộ GD-ĐT. Điểm mới so với mùa tuyển sinh năm trước là nhà trường mở thêm 5 ngành đào tạo mới ở bậc ĐH và CĐ.

03/03/2014 | Vũ Thơ
188

(TNO) ĐH Quốc gia Hà Nội vừa công bố đề án tuyển sinh riêng. Theo đó, ĐH này sẽ tuyển sinh bằng bài thi đánh giá năng lực từ năm 2014 và sẽ tổ chức thi 4 đợt trong năm từ năm 2016. Cụ thể như sau:

03/07/2014 | S.H.
189

(Dân trí) - Năm 2014, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tuyển mới 2.760 chỉ tiêu (dành 325 chỉ tiêu cho đào tạo theo địa chỉ). Trường tiếp tục tham dự kì thi “3 chung” do Bộ GD-ĐT tổ chức và có nhiều nét mới trong tuyển sinh ở nhiều mã ngành.

03/06/2014 | Gia Binh
190

(TNO) Ngày 6.3, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã phê duyệt chỉ tiêu (CT) tuyển sinh năm học 2014-2015 của Trường cao đẳng y tế Lâm Đồng với tổng cộng 1.170 CT.

28/03/2014 | Nguyễn Thảo
191

ĐH George Washington đã cho phép tờ The Washington Post quan sát những cuộc thảo luận của ban tuyển sinh vào cuối tháng 2, mang đến một cái nhìn hiếm hoi về thời kỳ khủng hoảng bên trong một cơ sở tuyển sinh. Nó cho thấy cách mà những điều tra ban đầu về trí tuệ, lòng quyết tâm và khao khát của sinh viên quyết định cả số phận của ứng viên và cả số phận của các trường đại học tư nhân đang khát khao nâng tầm hình ảnh của mình.
Ai cũng muốn có một công thức cho việc tuyển chọn, nhưng thực tế thì chẳng có công thức nào cả.

29/03/2014 | Mỹ Quyên
192

Ngay sau khi hàng loạt đề án tuyển sinh riêng của các trường đại học được Bộ GD-ĐT phê duyệt, trong đó có hình thức xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT, các trường cao đẳng, trung cấp như ngồi trên đống lửa.

29/03/2014 | Minh Giảng
193

TT - Năm 2013, số lượng học sinh nhập học bậc trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) trên cả nước đạt khoảng 180.000, giảm gần 100.000 học sinh so với năm trước đó. Có những ngành các trường xin mở, bộ khuyến cáo các ngành này rất khó tuyển, việc làm không nhiều nhưng các trường vẫn cố mở.

03/03/2014 | Huỳnh Hải
194

(Dân trí) - Trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh tổ chức tại ĐH Cần Thơ, nhiều học sinh phổ thông ở ĐBSCL rất quan tâm đến các ngành Quân đội, Công an. Đại diện ban tư vấn tuyển sinh tư vấn, học sinh cần suy nghĩ kỹ trước khi quyết định chọn ngành thi.

03/11/2014
195

(Dân trí) - Năm 2014 khối các trường Quân đội vẫn tổ chức thi theo phương thức “3 chung” của Bộ GD-ĐT. Về cơ bản công tác tuyển sinh giữ ổn định so với năm trước. Tuy nhiên nhiều trường mở ngành đào tạo hệ dân sự để đáp ứng nhu cầu của xã hội

03/11/2014 | Lê Phương
196

(Dân trí) - Trường ĐH Văn Hiến TPHCM vừa công bố tuyển 2.500 chỉ tiêu tuyển sinh hệ ĐH, CĐ trong năm 2014. Năm nay, trường sẽ tuyển thêm 10 chuyên ngành mới. Theo đó, trường dành 2.000 chỉ tiêu tuyển hệ ĐH và 500 chỉ tiêu vào hệ CĐ.

14 tháng 03 năm 2014
197

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cán bộ làm công tác chính trị, xã hội theo hướng đào tạo lãnh đạo trẻ, có trình độ đại học, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Đoàn Thanh niên các cấp và các cơ quan trong hệ thống chính trị.

03/07/2014 | Theo Zing
198

Một cuộc thăm dò của Falmi (Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động, thuộc Sở LĐTBXH TP.HCM) mới đây cho thấy cứ 4 học sinh đăng ký thi ĐH, CĐ thì có 3 em không hiểu gì về ngành nghề mình chọn.

03/01/2014 | V. Hà – H. Hương
199

TT - Nhận định này được lãnh đạo của nhiều trường THPT trên cả nước chia sẻ sau khi khảo sát sơ bộ việc chọn môn thi tự chọn của học sinh lớp 12.
Ông Trần Hữu Hòa, phó hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie (TP.HCM), cho biết nhà trường đang làm công tác tư vấn và thông tin kỹ hơn, rõ hơn về các môn thi. Sau đó sẽ cho học sinh chọn môn lại.

03/02/2014 | Huỳnh Hải
200

(Dân trí) - Nhiều học sinh về tham dự ngày hội tư vấn tuyển sinh tại ĐH Cần Thơ trong ngày 2/3 đã đến gian hàng chữ thư pháp để xin chữ lấy may mắn cho các kỳ thi sắp tới.

20/03/2014 | Minh Giảng
201

TT - Một diễn biến không vui trước mùa tuyển sinh 2014: hàng loạt trường ĐH, CĐ và trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập phải “sang tên đổi chủ” vì khó khăn đầu vào, nội bộ lủng củng và cả tâm lý chán ngán làm giáo dục.

21/03/2014 | Ngọc Hà
202

TT - Nhiều nhà đầu tư vào các trường ngoài công lập đã thốt lên như vậy trước thảm cảnh của loại hình trường này.
“Luật giáo dục ĐH năm 2012 quy định HĐQT trường tư có thêm một thành viên mới là chính quyền địa phương nơi trường đặt trụ sở, để trông nom tài sản chung của nhà trường. Họ có hiểu biết về giáo dục ĐH không? Họ ở cấp nào, phường, quận, hay tỉnh? Việc đưa họ vào trong HĐQT để trông nom tài sản chung sẽ gây nhiều rối loạn vì họ không hiểu biết gì về trường để biểu quyết về đường lối đưa trường đi lên. Trông nom tài sản chung chỉ nên dành cho những người sáng lập vì họ biết đưa trường đi đến đâu...” - GS (Hoàng Xuân) Sính phân tích.

22/03/2014 | Ngoc Ha
203

TT - Cần thật lòng thừa nhận hệ thống trường ngoài công lập là “của ta” đích thực, chứ không phải “của ai khác” để thúc đẩy, hướng dẫn và lãnh đạo nó đi lên, GS Trần Hồng Quân, chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, chia sẻ.

15/03/2014 | Ngọc Hà
204

TT - Sau 20 năm, hệ thống các trường ĐH, CĐ ngoài công lập chỉ đạt quy mô khiêm tốn với hơn 300.000 SV, chiếm 14,4% tổng số SV trong cả nước. Lễ tổng kết chính danh do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 14-3, lãnh đạo nhiều trường ngoài công lập đã không ngần ngại bộc bạch hết nỗi khốn khổ của trường tư hiện nay.
Bà Trần Kim Phương - chủ tịch hội đồng quản trị Trường CĐ ASEAN - cho rằng trường công với đủ lợi thế về cơ sở vật chất, về nhân lực được đầu tư toàn bằng tiền nhà nước, nhưng rốt cuộc khi tuyển sinh lại “vớt hết từ con cá mập cho đến con tôm, con tép”, đẩy các trường tư vào thế khốn khó.

20/03/2014 | Lê Huyền
205

Hiệu trưởng TC Bến Thành - ông Lương Quang Ngọc cho rằng: cứ đến mùa tuyển sinh hằng năm, các trường luôn “thót tim” bởi những quy định đang đẩy họ vào thế phá sản.
“Mỗi ông Bộ trưởng ra đời là một chính sách khác nhau, chúng tôi không biết đâu mà lần bởi những chính sách này thiếu thực tế. Bộ bảo các “ông” TCCN không lo xây dựng cơ sở vật chất làm sao tuyển được thí sinh trong khi lo mỗi vấn đề tuyển sinh, lo đã chết rồi. Bộ quan tâm “con đẻ” (trường công) là đúng. Nhưng việc cho “con đẻ” mở ngành mới nên cho mở những ngành trường tư không có” - ông Ngọc nói

27/03/2014 | Hồ Thu
206

Trước mùa tuyển sinh 2014, rộ lên thông tin nhiều trường ĐH ngoài công lập (NCL) đã phải sang tên đổi chủ. Lý giải về điều này, những người trong cuộc nói gì?.
TS Hoàng Xuân Sính, Hiệu trưởng trường ĐH Thăng Long nói: Điều này không mới vì tôi đã dự báo từ lâu, sau chuyến vi hành tới các trường NCL ở khu vực phía Bắc.
Theo bà, vì sao nhiều trường NCL lại có kết cục như vậy?
Vì không tuyển sinh được! Trường Đông Á (Bắc Ninh) chẳng hạn, ai dám gửi con đến học giữa đồng không mông quạnh; Trường Lương Thế Vinh (Nam Định), dù có đủ trường đẹp, thư viện, ký túc xá nhà xưởng đầy đủ, học phí rẻ nhưng ai sẽ đến học khi bên cạnh nó có tới 3 trường ĐH công lập (CL)…

16/03/2014 | Vũ Trung
207

Nhiều trường Trung cấp chuyên nghiệp tại khu vực miền Trung đang đối mặt với nguy cơ “xóa sổ” khi nhiều năm nay không có người học.

14/03/2014 | Chi Mai
208

“Có ý kiến đã nói rằng giáo dục là dịch vụ. Đúng, giáo dục là dịch vụ nhưng là dịch vụ công hay tư, đem lại lợi ích cho toàn xã hội hay từng cá nhân, gia đình muốn đầu tư? Tất cả các quyết định, nghị định liên quan đến ngoài công lập trước đây hay sau này, bế tắc hay hanh thông chủ yếu xoay quanh vấn đề này”. (TS Bùi Trân Phượng, HT ĐH Hoa Sen)

18/03/2014 | Thùy Ngân
209

Trong một cuộc phỏng vấn với hiệu trưởng một trường ĐH tư thục được xem là uy tín hiện nay, khi tôi đặt vấn đề các trường ngoài công lập hiện đang gặp khó khăn; để vượt qua, các trường phải làm gì, vị hiệu trưởng này nói chắc nịch: “Chỉ có một công thức: Chăm lo cho chất lượng. Bằng chất lượng và uy tín, nghĩa là nói sao làm vậy. Những trường thật sự muốn tiến thì họ dần dà cũng phải đi vào con đường chất lượng mà thôi”. … Vì thế, dù trong cùng một hoàn cảnh nhưng bên cạnh những trường tư èo uột, bát nháo vẫn có những trường tạo được danh tiếng.

20/03/2014 | Chi Mai
210

Phần lớn sinh viên vào trường dưới áp lực của gia đình chứ không phải điểm đến của xã hội, nên lúc nào cũng thừa - thiếu nhân lực là vậy.
Lớp trẻ là người thừa kế quản lý xã hội trong tương lai. Nhưng rõ ràng họ không nhìn thấy được mục tiêu sâu xa, mà vì gia đình là chính. Cha mẹ yêu cầu phải học, áp lực hình thành từ rất lâu đời trong xã hội là phải vào đại học. Không học được đại học là không ra gì, uổng công nuôi dạy...
Đặc biệt ở miền Trung và miền Bắc quan niệm này khá nặng nề.

26/03/2014 | Hồng Hạnh
211

(Dân trí) -Theo bản tin cập nhật thị trường lao động do Bộ LĐ-TB&XH cùng Tổng cục Thống kê công bố, trong quý IV-2013, cả nước có 900.000 người thất nghiệp, trong đó có tới 72.000 cử nhân, thạc sĩ. Vậy, vì sao số lượng cử nhân thất nghiệp nhiều như vậy?

03/03/2014 | Chi Mai
212

Kết quả khảo sát PASEC 10, đồng thời những thống kê mới từ cuộc khảo sát PISA mà Bộ GD-ĐT mới đưa ra có tác dụng khẳng định những gì mà các chuyên gia giáo dục cảnh báo cũng như người dân lo ngại từ lâu.
Ngoài kiến thức được đo đạc thì những hạn chế của học sinh Việt Nam cũng được “xếp hạng” theo các tiêu chí của quốc tế một cách “đàng hoàng”, chứ không chỉ còn là lo ngại cảm tính.

Nguyễn Thảo - Chi Mai
213

Ngày 29/11, Ngân hàng Thế giới đã công bố báo cáo có tựa đề "Phát triển kỹ năng: Chuẩn bị lực lượng lao động cho một nền kinh tế hiện đại ở Việt Nam".

27/02/2014 | Ngọc Hà
214

TT - Đại bộ phận các trường không đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, lại trượt dài đào tạo theo cái mình có mà không đào tạo cái xã hội cần. GS. TSKH Nguyễn Minh Đường - ủy viên Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực - lý giải tại sao nhiều sinh viên cao đẳng chưa ra trường đã lo thất nghiệp.

27/03/2014 | Vũ Tuấn Anh
215

Trả lời câu hỏi "Ai không để cử nhân thất nghiệp?" độc giả Vũ Tuấn Anh (Viện Quản lý Việt Nam) cho rằng, bản thân sự chọn lựa của sinh viên và gia đình là nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp gia tăng.

17/03/2014 | Chi Mai
216

Mẹ muốn tôi làm bác sĩ, ba muốn tôi làm luật sư, vì kết quả học tập ở phổ thông của tôi khá cao. Biết con trai mê nhạc, ba mẹ đã cảnh báo: “Nếu không học đại học, ba mẹ sẽ từ con”.
Không còn cách nào tôi đành đi học đại học, coi như kiếm cái bằng… tặng cho ba mẹ, chứ tôi đã sớm xác định là theo con đường âm nhạc từ lâu rồi.

26/03/2014 | Chi Mai
217

Theo bản tin cập nhật thị trường lao động quý I-2014 do Bộ LĐ-TB&XH cùng Tổng cục Thống kê công bố ngày 21/3, đã có thêm 72.000 lao động thuộc nhóm có trình độ ĐH, CĐ bị thất nghiệp so với số thất nghiệp ở quý IV-2012.

22/03/2014 | Chung Hoàng
218

Nói chuyện với cán bộ Trung ương Đoàn và các bộ ngành, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định dù nước nghèo vẫn cố gắng chăm lo cho thế hệ trẻ việc học tập và tạo việc làm.

03/04/2014 | Nhiên An
219

Một bài báo của cây bút nổi tiếng Thomas Friedman trên tờ New York Times gần đây về cách mà hãng Google tuyển dụng nhân viên thêm một minh chứng quyết liệt cho khuynh hướng tuyển dụng mới mà bằng cấp hay chuyên môn cao không là yếu tố tiên quyết.
Bạn làm được gì mới quan trọng

14/03/2014 | By GLENN HUTCHINS
220

In the German job-share model (known as “Kurzarbeit”), if an employer cuts an employee’s hours so that income is reduced by more than 10 percent, the government compensates workers for a large portion of wages lost. This enables companies to cut costs during downturns without having to lay workers off. And then they’re better placed for a recovery because they’ve been able to preserve their pool of skilled labor. America should have a similar program to enable people to share jobs and to give employers an incentive to cut hours rather than staff.

03/08/2014 | Phan Thành
221

TT - Được địa phương xét duyệt, cấp kinh phí đưa đi học ở các trường ĐH-CĐ, thế nhưng sau khi tốt nghiệp nhiều sinh viên cử tuyển không được bố trí việc làm. Thực trạng này đang diễn ra tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Ma Hiếu, người đồng bào dân tộc Chu Ru (xã Ta Tru, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng), tốt nghiệp cử nhân ngành lịch sử VN Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM từ năm 2007 nhưng đến nay vẫn chưa có việc làm. Cầm tấm bằng tốt nghiệp loại trung bình khá trên tay, Hiếu buồn rầu cho biết năm 2001 được Nhà nước hỗ trợ mọi kinh phí cho đi học, ngày ra trường nghĩ chắc chắn rằng tỉnh sẽ bố trí việc làm ổn định. Thế nhưng, sau khi tốt nghiệp vẫn không thấy động tĩnh gì nên tự làm hồ sơ nộp ở các phòng ban cấp xã, huyện nhưng cũng chẳng thấy phản hồi. Không còn cách nào khác, Hiếu chỉ biết ở nhà khai hoang rẫy trồng mấy sào lúa và cà phê kiếm ăn qua ngày.

03/12/2014 | (Theo Lao Động)
222

Học sư phạm, công tác trong ngành giáo dục - đào tạo, nhưng nhiều người lại nằm “bên lề” chính sách dành cho nhà giáo. Không chỉ bị thiệt thòi, nhiều nhà sư phạm còn vĩnh viễn mất cơ hội trở thành nhà giáo, do tình trạng mất cân đối giữa dự báo và đào tạo. Đó là nghịch lý đã và đang tồn tại trong ngành giáo dục, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - mảnh đất được coi là “vùng trũng” của cả nước về chất lượng nguồn nhân lực…
Thực tế đáng buồn và lo ngại là, hiện ngành giáo dục ở khu vực ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung, những giáo viên, giảng viên rất sợ… phải làm lãnh đạo, làm việc trong môi trường “cấp cao”, với lý do: Họ sẽ đứng bên lề các chính sách, chế độ khen thưởng… dành cho nhà giáo.

27/03/2014 | Gia Hương
223

Ngày 26.3, ông Trần Đình Huân, Trưởng phòng GD-ĐT H.Sa Thầy (Kon Tum), cho biết năm học 2013 - 2014 huyện này thiếu gần 200 biên chế viên chức.
Nguyên nhân dẫn đến việc thiếu số lượng giáo viên lớn như vậy là do từ năm 2008 trở về trước, huyện hạn chế tuyển dụng công chức do ngân sách địa phương dành cho giáo dục hạn hẹp.

03/07/2014 | Duy Tuyên
224

(Dân trí) - Nhiều năm qua, “bài toán” dôi dư giáo viên tại huyện miền núi Ngọc Lặc (Thanh Hóa) vẫn chưa có lời giải, hiện có hơn 200 giáo viên bậc THCS nằm trong diện này. Trong đó, đa phần giáo viên ở các trường có tình trạng dôi dư chỉ dạy trung bình 10 tiết/tuần.
Trở lại câu chuyện năm 2008, tại thời điểm này, theo báo cáo của UBND huyện Ngọc Lặc trên địa bàn huyện ở cả bậc tiểu học và THCS còn thừa giáo viên. Nhưng ngày 3/9/2008, ông Phạm Văn Phượng (hiện là Phó giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa) vẫn ký tuyển dụng 142 viên chức khối THCS. Ngoài ra ông Phượng còn ký thêm 215 suất giáo viên hợp đồng thời hạn 3 tháng. Việc làm này khiến ngành giáo dục và đào tạo huyện Ngọc Lặc vốn đã thừa lại càng “bội thực” giáo viên.

20/03/2014 | Chung Hoàng
225

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng biên chế để làm chính sách ở các bộ đang thiếu.
Luật và pháp lệnh đều là theo chương trình của QH nên khó giảm, nhưng nghị định, thông tư thì có thể, nếu trong xây dựng luật QH chia sẻ trách nhiệm, làm luật chất lượng, hạn chế những quy định giao Chính phủ, theo bà Tiến.

03/07/2014 | T. Hằng
226

Hôm qua 6.3, Ban Chỉ đạo Tây Bắc và Bộ LĐ-TB-XH tổ chức hội nghị về công tác dạy nghề, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động (LĐ) vùng Tây Bắc.
Theo Bộ LĐ-TB-XH, tình hình LĐ dịch chuyển giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay tương đối phức tạp và khó quản lý. Mỗi năm có khoảng 80.000 lượt người LĐ Việt Nam di cư tự do sang Trung Quốc. Riêng năm 2012 và 5 tháng đầu năm 2013 có khoảng 50.000 lượt LĐ Việt Nam xuất nhập cảnh trái phép sang Trung Quốc làm việc bất hợp pháp. Trong đó, Lạng Sơn có khoảng 28.000 người, Hà Giang có 15.000 người; Cao Bằng 3.000 người…

03/07/2014 | N.Chung - H.Thắng - N.T.Tâm
227

Theo luật Du lịch, người nước ngoài không được làm hướng dẫn viên trên lãnh thổ VN. Nhưng thực tế rất nhiều hướng dẫn viên người Nga vẫn hoạt động dẫn khách tại thị trường VN.
Một cán bộ Trung tâm bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa thừa nhận có nhiều HDV là người nước ngoài. Vị này cũng cho biết không hiểu họ đang thuyết minh những gì cho du khách.

03/11/2014 | Trương Anh Ngọc
228

Báo cáo mới nhất của AlmaLaurea, một tổ chức tập hợp số liệu về các cử nhân của 64 trường đại học ở Italy, cho biết, kể từ 2008, năm khởi đầu của cuộc khủng hoảng kinh tế, số sinh viên ra trường không tìm được việc làm cho đến nay đã tăng gấp ba lần.
Theo thống kê của AlmaLaurea, năm 2013, trung bình có 25,7% số cử nhân vẫn thất nghiệp dù đã ra trường ít nhất một năm.

24/03/2014 | By ROBIN POGREBIN
229

Architecture generally involves creating monuments to permanence from substantial materials like steel and concrete. Yet this year, the discipline’s top award is going to a man who is best known for making temporary housing out of transient materials like paper tubes and plastic beer crates.
On Monday, the Japanese architect Shigeru Ban was named the winner of this year’s Pritzker Architecture Prize, largely because of his work designing shelters after natural disasters in places like Rwanda, Turkey, India, China, Haiti and Japan.

25/03/2014 | Lê Huyền
230

Với những đóng góp độc đáo trong nghiên cứu sử học, nhà nghiên cứu Sử học Tạ Chí Đại Trường đã vinh dự nhận giải Nghiên cứu, giải Văn hóa Phan Châu trình lần thứ 7.
Nhà nghiên cứu (NNC) Tạ Chí Đại Trường được xem là một trong những nhà sử học xuất sắc, có những đóng góp quan trọng, độc đáo và mới mẻ, đặt ra nhiều vấn đề không chỉ về các sự kiện, các nhân vật, các giai đoạn lịch sử riêng rẽ. Ông còn được nhận định là người có những vẫn đề về cách nhìn và suy nghĩ lịch sử một cách thực sự khoa học, khách quan, chân thật.

19/03/2014 | Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ
231

Sinh viên Nguyễn Phương Uyên, người bị kết án 3 năm tù treo tại phiên phúc thẩm hồi ngày 16 tháng 8 năm ngoái, vừa có đơn đề nghị Giám đốc Thẩm hủy bản án phúc thẩm mà cô đang phải chịu, về tội danh tuyên truyền chống Nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

21/03/2014 | VOV News
232

Theo đó, 7 nhà giáo được đề nghị xét tặng Nhà giáo ưu tú lần thứ XIII năm 2014, gồm: Ngô Thị Minh Hà, Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Việt Triều hữu nghị; Lê Ngọc Lan, Giám đốc Trung tâm GDTX Ba Đình; Lê Ngọc Quang, Phó GĐ Sở GD-ĐT Hà Nội; Trần Minh Trang, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở GD-ĐT Hà Nội; Đỗ Thị Lan, Giáo viên trường THPT chuyên Nguyễn Huệ; Bùi Tiến Dũng, Hiệu trưởng trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục; Đinh Lê Thị Thiên Nga, Giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam.

05/03/2013 | Vân Tùng
233

Trở về từ Paris tráng lệ, mong muốn của chị không phải là một cuộc sống giàu sang. Chị là Nguyễn Nga, với giấc mơ biến cầu Long Biên thành một không gian bảo tàng treo lơ lửng giữa trời và nước.

07 tháng 03 năm 2014 | Tuấn Kiệt
234

TS Luân tâm sự, nhiều lúc, chị tưởng mọi cố gắng đã đi vào ngõ cụt khi điều kiện tại Việt Nam còn thiếu thốn. TS Luân đã “ôm” con virus sang tận Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ để tìm môi trường thuận lợi phát triển virus trên tế bào. Thành công, chị lại mang virus đã được nuôi cấy về Việt Nam, mất thêm 2 năm nữa để tìm ra quy trình phù hợp.

15/03/2014 | Vũ Phong
235

Trước sự chứng kiến của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và Tổng thư ký Pháp ngữ Abdou Diouf trong lễ kỷ niệm ngày quốc tế Pháp ngữ vừa diễn ra, Giáo sư Phan Huy Lê đã vinh dự nhận Giải thưởng danh dự Pháp ngữ năm 2014 (Prix d’honneur de la Francophonie 2014) do nhóm các Đại sứ quán, phái đoàn và tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội (GADIF) trao tặng.

03/12/2014 | Vũ Quý
236

(Dân trí) - Đại sứ Việt Nam tại Ý Nguyễn Hoàng Long và kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, vừa được vinh danh trong danh sách 214 Lãnh đạo trẻ toàn cầu năm 2014 do Diễn đàn kinh tế thế giới bình chọn.

09 tháng 03 năm 2014 | Nông Hồng Diệu
237

TP - Cuối cùng sau nhiều năm lặng thầm, những “đứa con tinh thần” của thi sỹ Du Tử Lê đã được đón nhận tại Việt Nam bằng sự ra mắt của tập thơ “Giỏ hoa thời mới lớn”.
90 bài thơ tình với nhiều cung bậc cảm xúc của nhà thơ hải ngoại lần đầu tiên được giới thiệu với độc giả trong nước. Tiền Phong Chủ Nhật đã có cuộc trò chuyện với thi sỹ.

14/03/2014 | Ban Giáo Dục
238

Với tiến sĩ Tạ Hải Tùng (ĐH Bách khoa Hà Nội) - một người trẻ ở tuổi 34 với "gia sản lớn" là nhiều nghiên cứu khoa học uy tín, thì cá tính và niềm đam mê của mỗi con người là những gì quý giá nhất, giúp định vị bản thân trong xã hội.

13/03/2014
239

Phan Minh Đức, nhà vô địch cuộc thi đường lên đỉnh Olympia năm 2010 cho biết, để thành công ở môi trường du học, tự học và tự nghiên cứu giữ vai trò quyết định.
Nhân dịp về nước, Phan Minh Đức đã có những chia sẻ thú vị, bổ ích về khoảng thời gian học tập, làm việc tại Trường ĐH Kỹ thuật Swinburne, Úc.

03/12/2014 | Khôi Linh
240

(Dân trí) - Một tháng sau khi gỡ bỏ trò chơi Flappy Bird trên hai gian hàng App Store và Google Play, trong một cuộc trả lời phỏng vấn dài trên trang Rolling Stone, tác giả Nguyễn Hà Đông cho biết đang “xem xét” liệu có nên “hồi sinh” game này hay không.

03/12/2014
241

Trong cuộc phỏng vấn mới đây với tạp chí danh tiếng Rolling Stone, Nguyễn Hà Đông tiết lộ đã bỏ công việc lập trình cho xe taxi và đang nghĩ đến việc mua một chiếc xe Mini Cooper cùng một căn hộ mới để ở. Đông cũng đã làm chiếc hộ chiếu đầu tiên trong đời.
Sau khi Đông tuyên bố sẽ hạ Flappy Bird xuống, hơn 10 triệu người đã tải game này chỉ trong vòng 22 tiếng. Và rồi Đông nhấn nút, Flappy Bird biến mất hoàn toàn. Khi được hỏi vì sao lại làm vậy, Đông trả lời rành rọt, không chút đắn đo: "Tôi làm chủ vận mệnh của chính mình. Một người có tư duy độc lập".

03/05/2014 | Lê Huyền
242

Ngày 5/3 Trường doanh nhân Đắc Nhân Tâm (Dale Cernegie Việt Nam) chính thức khởi kiện ông Lê Như Hiếu (nguyên là thầy giáo của trường) vì vi phạm bản quyền tác giả của Dale Cernagie Việt Nam.

05/03/2014 | By SIDDHARTHA DEB
243

Roy, perhaps best known for “The God of Small Things,” her novel about relationships that cross lines of caste, class and religion, one of which leads to murder while another culminates in incest, had only recently turned again to fiction. It was another novel, but she was keeping the subject secret for now. She was still trying to shake herself free of her nearly two-decade-long role as an activist and public intellectual and spoke, with some reluctance, of one “last commitment.” It was more daring than her attacks on India’s occupation of Kashmir, the American wars in Iraq and Afghanistan or crony capitalism. This time, she had taken on Mahatma Gandhi.

27/03/2014 | By ADAM BRYANT
244

What I remember most about growing up was how fair my mother was across the board. To her, it didn’t matter whether you were her son, her daughter, her brother-in-law or her husband’s cousin. What’s right is right, what’s wrong is wrong, and she always had the person’s best interest at heart. That sense of integrity, of fairness, left an impact on me. It doesn’t matter who you are. It doesn’t matter where you come from. It doesn’t matter what my relationship is with you. What’s right is right; what’s wrong is wrong.

28/02/2014 | By Stell Simonton, Contributor
245

It's all in a day's work for Harrell-Bond who, long past a typical retirement age, is hard at work in her apartment in Oxford, England. It's crowded with papers, laptops, and student interns providing the thing that refugees tell her they most need – legal aid.
In 2009 she founded the Fahamu Refugee Programme. It now has one paid employee, her codirector Themba Lewis. Its goal is ambitious: to create a global clearinghouse of information so that lawyers and advocates – across borders and cultures – can find resources to support a refugee's case.

22/03/2014 | By REEVE HAMILTON
246

Though Gov. Rick Perry preferred someone else, the university system’s Board of Regents appointed Dr. Cigarroa as chancellor in 2009, making him the first Hispanic to lead a major public university system. Dr. Cigarroa accepted the post with his family’s encouragement, and despite his personal reservations — “They say it’s very political, and I hate meetings,” he recalled telling his father. Thus began an improbable tenure that was as notable for its achievement as it was for its discord.

07 tháng 03 năm 2014 | Theo Dân Trí
247

Theo Goodman, Nakamoto là một người Mỹ gốc Nhật, 64 tuổi, đã có 6 con và từng tốt nghiệp cử nhân vật lý tại đại học bách khoa bang California. Tên của Nakamoto lần đầu xuất hiện trong một bài báo năm 2008 với đề xuất về tiền kỹ thuật số. Hầu hết mọi người đều cho rằng đó chỉ là một bí danh. Nhưng theo điều tra của bà Goodwin, thì tên đầy đủ của ông là Dorian Prentice Satoshi Nakamoto

12/02/2014 | An Dien
248

In its latest show of endorsing controversial genetically modified organisms (GMOs), Vietnam is set to allow three foreign companies to plant their GMO corn varieties on a small scale even before they have approval to sell the seeds here.
Dekalb Vietnam, which operates under US mega-corporation Monsanto, Pioneer Hi-Bred Vietnam under the US’s Dupont, and Syngenta of Switzerland, were licensed to carry out lab research and tests on the seeds here in 2011.

Chén trà thứ 2
27/3/2014 | Vũ Thơ
1

Do những sai lầm về chính sách, quy định mà nhiều trường đại học tư hoạt động như những công ty kinh doanh giáo dục. Những câu chuyện trong loạt bài sau đây có thể là khó tin nhưng nó đã và đang xảy ra ở nhiều trường khiến xã hội mất niềm tin vào các trường tư.
Ông Dương Phan Cường, hiện là chủ tịch HĐQT, (ĐH Chu Văn An – Hưng Yên) đã đưa một nhà đầu tư mới là bạn ông vào thâu tóm vốn điều lệ của trường với mức giá chênh lệch rất cao để giành được hơn 51% số vốn góp (theo đúng quy định của Quy chế 61) và trở thành nhóm cổ đông thao túng trường này bất chấp mọi quy định về giáo dục

28/03/2014 | Đăng Nguyên
2

Trường ĐH Hùng Vương (TP.HCM) là một ví dụ điển hình vì những sai lầm về chính sách đã đẩy một trường mà những nhà sáng lập theo đuổi con đường bất vụ lợi, những năm đầu phát triển ổn định trở nên bất ổn, vô hướng như hiện nay.

29/03/2014 | Đăng Nguyên
3

Mâu thuẫn của Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Sài Gòn không thể giải quyết được và kéo dài quá lâu một phần cũng vì sự không rõ ràng của quy định hiện hành.

31/03/2014 | Vũ Thơ
4

Theo quy chế về trường đại học tư thục, chủ tịch Hội đồng quản trị được quyền quản trường và được kiêm nhiệm cả chức vụ hiệu trưởng. Vì thế, không ít trường ĐH tư đã không cần tới vai trò của hiệu trưởng, nhiều trường không có cả vị trí này.

04/01/2014 | Viên Ninh - Đăng Nguyên
5

Những chuyện xảy ra ở các trường ĐH tư mà Báo Thanh Niên nêu ra trong các số báo vừa qua là hậu quả của nhiều vướng mắc về quy chế, chính sách. Trong đó đặc biệt là quy trình chuyển đổi từ dân lập sang tư thục.

04/02/2014 | Đăng Nguyên
6

Những vướng mắc của chính sách khiến các nhà quản lý giáo dục lo ngại nhiều nhà đầu tư lợi dụng biến trường học thành nơi kinh doanh. Ngược lại, những nhà đầu tư lại cho rằng chính sách vẫn chưa bảo vệ được đồng vốn họ bỏ ra.

04/03/2014 | Vũ Thơ - Viên Ninh
7

Sự thiếu minh bạch, không rõ ràng trong các quy định khiến nhiều trường ĐH tư dù thực sự hoạt động vì lợi nhuận nhưng lại cho rằng không vì lợi nhuận khiến hệ thống trường ĐH này phát triển lộn xộn như hiện nay.

03/03/2014 | Bộ GD-ĐT
8

Mời độc giả thử sức với một số dạng bài thi thuộc lĩnh vực toán học của Chương trình đánh giá học sinh quốc tế” (PISA) do OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới) khởi xướng và chỉ đạo.

03/02/2014 | Song Nguyên
9

Một khảo sát của Cục Điều tra dân số Mỹ cho thấy từ vị trí 13 năm 1980, đến năm 2010, tiếng Việt đã trở thành 1 trong 5 ngôn ngữ không phải tiếng Anh phổ biến ở đất nước này.

03/04/2014 | Nguyễn Thảo
10

Báo cáo của Cục Điều tra Dân số Mỹ cho biết có 1,4 triệu người nói tiếng Việt tại nhà ở Mỹ vào năm 2011.
Từ giữa những năm 1970 tới giữa những năm 1990, dân số người Việt ở Mỹ tăng lên đáng kể, chủ yếu là do số lượng người nhập cư gia tăng. Số lượng người Việt tăng 134,8% từ năm 1980 đến năm 1990, 82,6% từ năm 1990 đến năm 2000. Từ năm 2000 trở đi, tỷ lệ tăng bắt đầu giảm dần, chỉ có 37,9% từ năm 2000 tới năm 2010.

03/04/2014 | PetroTimes
11

Nhiều người dân miền biển Bình Minh, huyện Thăng Bình, Quảng Nam đang đứng ngồi không yên vì trót nghe môi giới đưa con qua Nhật Bản du học tự túc, kết cục là tiền mất, nợ nần chất chồng, tay trắng trở về quê.

03/01/2014 | Hoài Nam
12

(Dân trí) - Những trang viết đúng, viết đẹp, cẩn thận của học trò trưng bày tại Ngày hội “Em tập viết đúng, viết đẹp cấp tiểu học” TPHCM năm học 2013 - 2014 hút hồn người xem.

03/03/2014 | Nguyễn Ngọc Lanh
13

Câu chuyện "tranh luận rèn chữ đẹp" ở đây không chỉ là chuyện "cho trẻ học hay không", mà đằng sau đó còn gắn với các triết lý, quan niệm chi phối giáo dục.

26/02/2014 | Văn Chung
14

Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) Trần Thị Thắm cho biết, Bộ GD-ĐT không khuyến khích việc cho trẻ rèn chữ bên ngoài nhà trường, nhất là ở các lò luyện viết chữ đẹp. Việc làm như vậy mất quá nhiều thời gian, gây áp lực cho con trẻ và cả phụ huynh.

03/02/2014 | Văn Chung
15

Phản hồi các trao đổi về kiến nghị luyện bỏ chữ đẹp của mình, tiến sĩ Vũ Thu Hương cho rằng, giáo dục tiểu học hiện nay đang thiếu trầm trọng các nội dung để hình thành một con người hoàn chỉnh.

13/03/2014 | Thanh Trúc
16

Ban đầu, khi khởi sự cấp học bổng cho sinh viên nghèo và xa nhà, nhận thấy các em ăn uống kham khổ mà như vậy có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, Mắt Thương Nhìn Đời đã khởi xướng mô hình Bếp Ăn Sinh Viên với giá 5.000 đồng mỗi xuất ăn
Ba lợi ích thiết thực nhất của Bếp Ăn Sinh Viên, chị Diệu Liên nói tiếp, đặc biệt cho những em thuộc các gia đình nghèo và đang sống xa nhà, là tiết kiệm được tiền chợ, tiết kiệm thời gian nấu nướng, ăn uống điều độ, không bỏ bữa mà còn bảo đảm sức khỏe

12/03/2014 | By MICHAEL WINERIP
17

Mr. Golden is one of about 600 student volunteers from a dozen colleges around Alabama who have been trained to help enroll people for insurance under President Obama’s signature law. They have canvassed churches, job fairs, barber shops in black neighborhoods, libraries — wherever people unlikely to have health care gather.
The all-volunteer organization, known as Bama Covered, is believed to be the only group doing enrollment that is made up solely of college students. The effort has the feel of student activism from an earlier time, like the push to register blacks to vote during the civil-rights era. By the end of February, Alabama reached 84 percent of its projected enrollment goal, ahead of the national figure of 75 percent.

14/03/2014 | By PAUL SULLIVAN
18

“We used to be trying to open our doors to all students,” said Mr. Marshall, who has worked at independent schools for nearly four decades. “Now, it’s ‘Who can afford us?’ ”
That’s not many families. After paying $200,000 for four years of boarding school, parents are looking at another $200,000 or more for college. And that is for one child.
The magnitude of these costs mean that even parents with annual incomes of more than $300,000 are applying for financial aid and receiving it. Both Tabor and Webb said that about a third of students received aid.

07/03/2014 | By TREVOR GRAFF and JOHN ELIGON
19

TOPEKA, Kan. — Kansas’s highest court ruled on Friday that funding disparities between school districts violated the state’s Constitution and ordered the Legislature to bridge the gap, setting the stage for a messy budget battle in the capital this year.

16/03/2014 | By STEPHEN CASTLE
20

Most of these claims are directed at Britain’s preparatory schools, which typically admit children 4 to 13, with students living at the school starting at 7 or 8. Fees can be substantial, but in a country where private schooling is often seen as a key to success, many parents pay up in an effort to prepare pupils for entry to famous establishments for older children, like Eton College, Harrow School and Winchester College (known in Britain as public schools despite being private and expensive).
Britain’s fee-paying schools have a track record of brutality. These days, most have shed the strictness and austerity of previous eras, but many upper-class Britons remember childhoods of cold showers, inedible food and relentless corporal punishment.

FEB. 23, 2014 | By CHRISTOPHER F. SCHUETZE
21

This month’s referendum in Switzerland over tighter immigration laws is already affecting the country’s role in, and access to, some European education programs.
Erasmus+, the newest iteration of the popular European student exchange program, and Horizon 2020, an 80-billion-euro, or about $110 billion, research program led by the European Union that started in January, have become bargaining chips in bilateral negotiations between the Union and Switzerland that have taken place on the heels of the Swiss vote.
A week after the referendum, the Swiss government backed away from an agreement to allow citizens of Croatia, which joined the Union in July, to work freely in Switzerland. Last week, the Union suspended planned talks on Swiss participation in Erasmus+ and Horizon 2020.

19/03/2014 | By RICK GLADSTONE
22

The Spanish government has been flooded with thousands of inquiries about legislation it approved last month that will grant dual citizenship to descendants of Sephardic Jews expelled from Spain more than 500 years ago, the country’s justice minister said on Wednesday.
The minister, Alberto Ruiz-Gallardón, who considers the legislation his most important achievement, said in an interview at The New York Times that he anticipated that more than 150,000 people, scattered in the Sephardic Jewish diaspora, would seek Spanish citizenship under the measure, aimed at righting what the government has called a grievous error. The bill is expected to receive unanimous parliamentary approval.

27/03/2014 | By RICHARD PÉREZ-PEÑA
23

Careers require more education than in the past, the income disparity between those with and without a degree has widened, and the rising cost of college has sharpened families’ focus on the bottom line. When politicians talk about promoting education, it is couched in terms of meeting the demands of a more sophisticated job market and competing economically with other nations.
Reports on the amount of money poured into higher education, high salaries for administrators and competition among schools invite comparisons to big business, with major college sports looking like an industry within that industry. And it is hard not to think of education as a commodity for sale in an era when colleges vie for students with promises not about the caliber of their academics, but also about the comfort of their dorms, the quality of their food and the amount of financial aid they can offer.

Wednesday, 12 March 2014 | By Kevin Mathews, Care2 | Report
24

The proposal would give Vermont Economic Development Authority a banking license and allocate it 10% of taxes collected by the state, rather than the current scenario where large banks outside of the state hold (and use) Vermont’s money. With Vermont in control of its own finances, the state could use the money to fund projects that benefit the state and local economies, including granting loans to Vermonters.

28/03/2014 | By MICHAEL STEINBERGER
25

Suddenly, though, Paris is showing signs of renewed vigor, much of it coming from an unexpected source: Young foreign chefs. The city’s most-sought-after tables now are at places like Spring, whose chef, Daniel Rose, is American, and Bones, whose chef, James Henry, is Australian. These are not restaurants serving foreign dishes; they are restaurants serving French fare that happens to be produced by non-French chefs. At the same time, the most talked-about French chef in Paris these days, Gregory Marchand, did much of his training in New York and London and brings a distinctly Anglo-American sensibility to cooking and hospitality. As a group, these chefs are reviving an artisanal spirit that had largely vanished from French food culture, composing menus based entirely on what’s available in the market on a given day and cultivating relationships with individual vendors. (“I have 16 different suppliers for the four dishes on the menu,” Rose says. “It’s kind of crazy.”)

March 10, 2014 by Common Dreams | Sarah Lazare, staff writer
26

Sixty young people sign open letter to Netanyahu announcing their resistance to the draft in biggest wave of refusal since 2008
Under the banner of Shministim — Hebrew for 12th graders — the group of conscientious objectors condemns the dehumanization of Palestinians living under occupation. In the Palestinian territories, "human rights are violated, and acts defined under international law as war-crimes are perpetuated on a daily basis," their letter states.

21/03/2014 | By TANZINA VEGA
27

CAMBRIDGE, Mass. — A tone-deaf inquiry into an Asian-American’s ethnic origin. Cringe-inducing praise for how articulate a black student is. An unwanted conversation about a Latino’s ability to speak English without an accent.
This is not exactly the language of traditional racism, but in an avalanche of blogs, student discourse, campus theater and academic papers, they all reflect the murky terrain of the social justice word du jour — microaggressions — used to describe the subtle ways that racial, ethnic, gender and other stereotypes can play out painfully in an increasingly diverse culture.

13/03/2014 | By Mark C. Eades
28

Since taking power in January 2013, China's current leadership under President Xi Jinping has unleashed a far-reaching crackdown on both domestic and foreign media in China. This policy has included stepped-up censorship of domestic media, increased restrictions on foreign news organizations and journalists working in China, and unprecedented blocking of foreign news websites. The new strategy is part of a broader ideological crackdown aimed at protecting the Chinese Communist Party's monopoly on political power under conditions of rapid economic, social, and technological change in China.