"Chợ Đầu Mối" về Giáo Dục tại Việt Nam
A Clearinghouse on Education in Viet Nam
THƯ TÒA SOẠN - EDITOR’S NOTE

Chào các em sinh viên và quí thân hữu,

Với số 24 này, chúng tôi hân hạnh đánh dấu tròn 2 năm gây dựng TRỒNG NGƯỜI như thêm một dụng cụ cho các em sinh viên, học sinh tiện nghiên cứu, mở rộng kiến thức với chính mình và với thế giới, cũng như tạo một chợ đầu mối cho các đồng nghiệp, chuyên gia, phụ huynh cần truy cập những biến chuyển liên quan đến giáo dục ở Việt Nam.

Chúng tôi hy vọng đã đạt được phần nào hai mục đích trên; với số lượng người nhận không nhiều, nhưng mỗi tháng vẫn tăng đều, và những số cũ vẫn lưu cho bất cứ ai cần.

Tháng này chúng tôi giới thiệu một số dữ liệu mới về cộng đồng người Mỹ gốc Việt, chiếm hơn nửa tổng số người gốc Việt trên khắp thế giới và cũng đóng góp không ít cho nhiều lãnh vực phát triển trong nước.  Đặc biệt các cụ trong CLB “Tớ & Cậu” tháng này có vẻ lạc quan hơn một tí về xã hội ta đang sống; chứng minh rằng cùng một thực tại nhưng nhìn từ những góc cạnh khác nhau thường dẫn đến những quan niệm hay hành động khác nhau một trời một vực.

Hà Nội đã vào thu và ở Sài Gòn mưa đã gần tạnh, chúc các bạn và các em một tháng 10 thanh thản, không bận tâm với lễ hội nào.

Hòa bình,

Vũ-Đức Vượng.

BÀI THƠ VỀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA VĂN CAO
(Không có trong trong triển lãm CCRĐ)

Bảo tàng lịch sử quốc gia VN vừa trưng bày triển lãm vềCải cách ruộng đất 1946-1956, để chứng minh là cuộc cải cách đúng đắn vì "dân cày có ruộng". Bây giờ hàng triệu dân cày đâu còn ruộng nữa, thì sao ? Thật trớ trêu cho câu chuyện đang cố vùi đi, lại bới lên như một niềm tự hào ?

Tôi đã được Nhà thơ - Nhạc sĩ Văn Cao cho công bố bài thơ về Cải cách ruộng đất của ông, Đồng chí của tôi, như một bi kịch mà ông giữ mãi trong sổ tay cho đến khi từ biệt cõi đời...

Giữa quá nhiều bất trắc cuộc đời, tiếng thơ Văn Cao chẳng bao giờ đổi giọng. Chữ nghĩa của ông như được viết ra từ ngòi bút kim cương chứ không phải bút lông bút sắt. Và khi tiến hành chọn bản thảo tập thơ , Văn Cao rất vui lòng ủy thác cho Nguyễn Thụy Kha, Thanh Thảo và tôi tuyển chọn. Hầu như ông hoàn toàn yên tâm về việc đó. Ông nói : “ Ba thằng mày bảo được là được ! ”. Dù là trong thời kì “đổi mới” rất mạnh mẽ, chúng tôi vẫn thấy ông có một bài thơ mà nhà xuất bản khó lòng chấp nhận, đấy là bàiĐồng chí của tôi viết năm cải cách ruộng đất (1956). Bài thơ tràn đầy lòng tin vào chủ nghĩa xã hội mà cảnh tỉnh những sai lầm của hiện tại, nó là tiếng lòng thống thiết của người cộng sản bị xử bắn oan gửi tới các đồng chí của mình. Không trung thực với Đảng, không có lòng can đảm của một đảng viên, không chan chứa một trái tim nhân đạo… không thể viết được một bài thơ rớm máu như thế. Nhưng 30 năm và hơn thế nữa, nó vẫn chỉ là bài thơ của riêng ông. Chúng tôi biết điều đó, và đề nghị ông “để lại”, ông đồng ý ngay. Đầu năm 1995, tôi nhắc lại với ông bài thơ ấy, và thấy đã đến “thời” bài thơ có thể in được rồi, nhưng ông nói sau khi nhấp một ngụm rượu: “ Thôi, cứ để sau khi mình chết rồi in cũng chưa muộn ”. Ngày ông qua đời, tôi bỗng mở sổ tay xem lại bài thơ ấy, và tôi đã khóc.

Nguyễn Trọng Tạo

 

ĐỒNG CHÍ CỦA TÔI

VĂN CAO

Người ta các đồng chí của tôi
Treo tôi lên một cái cây
Đợi một loạt đạn nổ
Tôi sẽ dẫy như một con nai con
Ở đầu sợi dây
Giống như một nữ đồng chí
Một anh hùng của Hà Tĩnh
Tôi sẽ phải kêu lên
Như mọi chiến sĩ bị địch bắn
Đảng Lao động Việt Nam muôn năm
Cho mọi người hiểu khi tôi chết
Vẫn còn là một đảng viên
Cho mọi người hiểu khi tôi chết
Máu của tôi vẫn còn là máu của Việt Nam

Ở dưới gốc cây có các cụ già các bà mẹ
đã nuôi cách mạng
Các em nhỏ từ ba tuổi đứng nhìn tôi
dẫy chết
Có mẹ tôi
Ba lần mang cơm đến nhà tù
Hãy quay mặt đi
Cho các đồng chí bắn tôi

Tôi sợ các cụ già không sống được
Bao năm nữa
Để nhìn thấy xã hội chủ nghĩa
Của chúng ta.
Chết đi mang theo hình đứa con
Bị bắn

Tôi sợ các em còn nhỏ quá
Sẽ nhớ đến bao giờ
Đến bao giờ các em hết nhớ
Hình ảnh tôi bị treo trên cây
Bị bắn

Hãy quay mặt đi
Cho các đồng chí bắn tôi…

Nước mắt lúc này vì Đảng nhỏ xuống
Dòng máu lúc này vì Đảng nhỏ xuống
Đảng Lao động Việt Nam muôn năm
Đảng Lao động…

1956

AUGUST 25, 2014 | SPOTLIGHT
By Hataipreuk Rkasnuam and Jeanne Batalova

Vietnamese Shopping Center in Virginia
Vietnamese shopping center in Virginia (mj*laflaca/Flickr)

Within the past four decades, the once-tiny population of Vietnamese immigrants in the United States has grown into one of the country’s largest foreign-born groups. Vietnamese migration to the United States has occurred in three waves, the first beginning in 1975 at the end of the Vietnam War, when the fall of Saigon led to the U.S.-sponsored evacuation of approximately 125,000 Vietnamese refugees. This first wave consisted mainly of military personnel and urban, educated professionals whose association with the U.S. military or the South Vietnamese government made them targets of the communist forces. In the late 1970s, a second wave of Vietnamese refugees entered the United States in what became known as the “boat people” refugee crisis. This group came from mainly rural areas and was often less educated than earlier arrivals; many were ethnic Chinese immigrants fleeing persecution in Vietnam. The third wave entered the United States throughout the 1980s and 1990s; unlike earlier arrivals, this group contained fewer refugees and included thousands of Vietnamese Amerasians (children of U.S. servicemen and Vietnamese mothers) as well as political prisoners.

Since the end of the Vietnam War in 1975, the Vietnamese immigrant population in the United States has risen significantly, increasing from about 231,000 in 1980 to nearly 1.3 million in 2012, making it the sixth largest foreign-born population in the United States. This growth occurred most rapidly during the 1980s and 1990s, when the Vietnamese immigrant population roughly doubled within each decade. Although refugees comprised the first two waves of Vietnamese immigration, subsequent migration has mainly consisted of immigrants reunifying with relatives in the United States. As of 2012, Vietnamese immigrants comprised about 3 percent of the total foreign-born population, which stood at 40.8 million.

Figure 1. Vietnamese Immigrant Population in the United States, 1980-2012

Figure 1

Source: Migration Policy Institute (MPI) tabulation of data from the U.S. Census Bureau’s 2006, 2010, and 2012 American Community Surveys (ACS), and 1980, 1990, and 2000 Decennial Census.

The Vietnamese immigrant population is the fourth largest foreign-born population from Asia, after India, the Philippines, and China. Click here to view how the number of immigrants from Vietnam and other countries has changed over time.
Although the vast majority of Vietnamese migrants settle in the United States, others reside in Australia (226,000), Canada (185,000), and France (128,000). Click here to see where migrants from Vietnam have settled worldwide.

Today, most Vietnamese immigrants in the United States obtain lawful permanent residence (LPR status)—also known as receiving a “green card”—through family reunification channels, either as immediate relatives of U.S. citizens or as other family-sponsored immigrants; few do so through employment-based channels. As of January 2012, Vietnamese immigrants were the tenth largest unauthorized immigrant population in the United States. An estimated 160,000 Vietnamese are unauthorized, representing 1 percent of the approximately 11.4 million unauthorized immigrants residing in the United States.

Definitions

The U.S. Census Bureau defines the foreign born as individuals who had no U.S. citizenship at birth. The foreign-born population includes naturalized citizens, lawful permanent residents, refugees and asylees, legal nonimmigrants (including those on student, work, or other temporary visas), and persons residing in the country without authorization.
The terms foreign born and immigrant are used interchangeably.

Compared to the total foreign-born population in the United States, Vietnamese immigrants were more likely to have limited English proficiency and less likely to be college educated. On the other hand, they were more likely than the overall immigrant population to be naturalized U.S. citizens and to have higher income and lower poverty rate, and were less likely to be uninsured.
Using the most recent data from the U.S. Census Bureau’s American Community Survey (ACS), the Department of Homeland Security’s (DHS) Yearbook of Immigration Statistics, and the World Bank’s Annual Remittance Data, this Spotlight provides information on the Vietnamese immigrant population in the United States, focusing on the size, geographic distribution, and socioeconomic characteristics of the population.

Distribution by State and Key Cities
Most Vietnamese immigrants settled in California (40 percent) and Texas (12 percent), followed by Washington State (4 percent), Florida (4 percent), and Virginia (3 percent) pooled 2008-12 ACS data show. The three counties with the most Vietnamese immigrants were all in California: Orange County, Los Angeles County, and Santa Clara County. Together, the three counties accounted for 26 percent of the Vietnamese immigrant population in the United States.

Figure 2. Top Destination States for Vietnamese Immigrants in the United States, 2008-12

Figure 2

Note: Pooled 2008-12 ACS data were used to get statistically valid estimates at the state and metropolitan statistical area levels, for smaller-population geographies.
Source: Migration Policy Institute (MPI) tabulation of data from U.S. Census Bureau pooled 2008-12 ACS.

Click here for an interactive map that shows the geographic distribution of immigrants by state and county. Select Vietnam from the dropdown menu to see which states and counties have the highest distributions of Vietnamese immigrants. The major metropolitan areas with high concentrations of Vietnamese immigrants were the greater Los Angeles, San Jose, Houston, San Francisco, and Dallas metropolitan areas. Together, these five metropolitan areas were home to approximately 41 percent of the Vietnamese immigrant population in the 2008-12 period.

Figure 3. Top Metropolitan Area Destinations for Vietnamese Immigrants in the United States, 2008-12

Figure 3

Source: MPI tabulation of data from U.S. Census Bureau pooled 2008-12 ACS.

Table 1. Top Concentrations by Metropolitan Area for the Foreign Born from Vietnam

Table 1

Source: MPI tabulation of data from the U.S. Census Bureau pooled 2008-12 ACS.

Click here for an interactive map that highlights the metropolitan areas with the highest distributions of immigrants. Select Vietnam from the dropdown menu.

English Proficiency

Definitions

South Eastern Asia, or Southeast Asia, is a subregion of Asia defined by the U.S. Census Bureau to include Brunei, Myanmar, Cambodia, Indonesia, Laos, Malaysia, the Philippines, Singapore, Thailand, Vietnam, and East Timor.

In 2012, approximately 68 percent of Vietnamese immigrants (ages 5 and over) were Limited English Proficient (LEP), compared to 47 percent of the foreign born from South Eastern Asia, and 50 percent of the total U.S. foreign-born population. In addition, the proportion of Vietnamese immigrants who spoke only English at home was 7 percent, compared to 11 percent of the foreign born from South Eastern Asia and 15 percent of the total U.S. foreign-born population.
(Note: The term Limited English Proficient refers to any person age 5 and older who reported speaking English “not at all,” “not well,” or “well” on their survey questionnaire. Individuals who reported speaking only English or speaking English “very well” are considered proficient in English).

Educational and Professional Attainment

In 2012, approximately 23 percent of Vietnamese immigrants ages 25 and over had a bachelor’s degree or higher, compared to 37 percent of the foreign born from South Eastern Asia and 28 percent of the total U.S. foreign-born population. (The rate for the U.S.-born population was 29 percent.)
About 83 percent of Vietnamese immigrants were of working age (18-64), while 13 percent were ages 65 or older. The median age for Vietnamese immigrants was 46, consistent with the median age for other immigrants from South Eastern Asia, but higher than the overall U.S. foreign-born population (43), and the U.S.-born population (36).
Sixty-nine percent of Vietnamese immigrants (ages 16 and over) were in the civilian labor force in 2012, similar to the workforce participation rates for the foreign born from South Eastern Asia (68 percent), and slightly higher than the overall U.S. immigrant population (67 percent) and the U.S.-born population (63 percent). Vietnamese immigrants were more likely to be employed in service occupations (32 percent) compared to the foreign born from South Eastern Asia (26 percent), the total U.S. foreign-born population (25 percent), and the U.S.-born population (17 percent).

Figure 4. Employed Immigrant Workers in the Civilian Labor Force (Ages 16 and Older) by Occupation and Origin, 2012

Figure 4

Source: MPI tabulation of data from the U.S. Census Bureau 2012 ACS.

 

Income and Poverty

In 2012, the median household income among Vietnamese immigrants was $55,736—significantly lower than for immigrants from South Eastern Asia ($65,488), but higher than for the total immigrant population ($46,983) and the U.S.-born population ($51,975).
Fifteen percent of Vietnamese immigrants lived in poverty in 2012, slightly higher than the poverty rate for the foreign born from South Eastern Asia (12 percent), but equivalent to the poverty rate for the native-born population (15 percent) and lower than the 19 percent for the overall foreign-born population.

Immigration Pathways and Naturalization

In 2012, approximately 1,259,000 Vietnamese immigrants resided in the United States, comprising 31 percent of the 4 million foreign-born from South Eastern Asia, 11 percent of the 11.9 million foreign-born from Asia, and 3 percent of the 40.8 million overall foreign-born population. Vietnamese immigrants were much more likely to be naturalized citizens (76 percent), compared to 67 percent of the foreign-born from South Eastern Asia and 46 percent of the total U.S. foreign-born population.
Most Vietnamese immigrants arrived in the United States before 2000 (75 percent), 20 percent between 2000 and 2009, and 5 percent in 2010 and thereafter.

Figure 5. Vietnamese Immigrants in the United States by Period of Arrival, 2012

Figure 5

Source: MPI tabulation of data from the U.S. Census Bureau 2012 ACS.

Vietnamese migration to the United States began as a refugee flow, over time transforming into one of family reunification. Since 1980, there has been a general downward trend of Vietnamese refugees who arrived or were granted LPR status in the United States.

Figure 6. Vietnamese Refugee Arrivals and Vietnamese Immigrants Granted Lawful Permanent Residence as Refugees and Asylees, 1975-2012

Figure 6

Notes: The dotted portion of the line for refugee arrivals from Vietnam prior to 1982 indicates that these numbers are estimates obtained from Table 7.2 in “Southeast Asian Refugee Migration to the United States” by Linda W. Gordon. In 1975, about 125,000 Vietnamese refugees arrived in the United States as the result of a U.S.-sponsored evacuation program following the end of the Vietnam War. From 1976 to 1977, the number of refugee arrivals dropped significantly for the most part because the United States denied admission to Vietnamese individuals except for family reunification. As a result of continuing political and ethnic conflicts within Southeast Asia, the number of refugees from Vietnam and its neighboring countries rose dramatically beginning in 1978. In response to this humanitarian crisis, Western countries, including the United States, began admitting greater numbers of refugees from the region, many of whom were living in refugee camps.
Sources: MPI tabulation of data from DHS, 2012 and 2002 Yearbook of Immigration Statistics(Washington, DC: DHS Office of Immigration Statistics), www.dhs.gov/yearbook-immigration-statistics; U.S. Immigration and Naturalization Service (INS), Statistical Yearbook of the Immigration and Naturalization Service for 1978-1996 (Washington, DC: U.S. Government Printing Office); INS, 1977, 1976, and 1975 Annual Reports (Washington, DC: U.S. Government Printing Office); Linda W. Gordon, “Southeast Asian Refugee Migration to the United States,” Center for Migration Studies special issues, 5 (3) (1987): 153-73; Rubén G. Rumbaut, “A Legacy of War: Refugees from Vietnam, Laos, and Cambodia,” in Origins and Destinies: Immigration, Race, and Ethnicity in America, eds. Silvia Pedranza and Rubén G. Rumbaut (Belmont, CA: Wadsworth, 1996); Gail P. Kelly, “Coping with America: Refugees from Vietnam, Cambodia, and Laos in the 1970s and 1980s,” Annals of the American Academy of Political and Social Science, 487 (1996): 138-49.

Nearly all Vietnamese immigrants (99 percent) who received a green card in 1982 were refugees. In contrast, just 2 percent of Vietnamese immigrants getting a green card in 2012 had been refugees, while 96 percent did so as a result of family ties. For the most part, more recent arrivals are family members of earlier refugees and Amerasians from Vietnam.

Figure 7. Immigrants Granted Lawful Permanent Residence, 1982 and 2012

Figure 7

NotesFamily-sponsored refers to immediate relatives of U.S. citizens and other family-sponsored immigrants; Employment-based refers to those entering the United States for employment or investment; Other refers to those entering the United States through the Diversity Visa Lottery program and other miscellaneous classes of admission.
Source: MPI tabulation of data from DHS, 2012 Yearbook of Immigration Statistics (Washington, DC: DHS Office of Immigration Statistics, 2013), www.dhs.gov/publication/yearbook-2012.

 

Health Coverage

Vietnamese immigrants were more likely to have health insurance coverage than the total foreign-born population, but less likely than immigrants from South Eastern Asia and the U.S.-born population. About 22 percent of Vietnamese immigrants were uninsured in 2012, compared to 17 percent of the foreign born from South Eastern Asia, 33 percent of the total foreign-born population, and 12 percent of the native-born population.

Figure 8. Vietnamese Immigrants in the United States by Type of Health Coverage, 2012

Figure 8

Note: The sum of shares by type of insurance is likely to be greater than 100 because people may have more than one type of insurance.
Source: MPI tabulation of data from the U.S. Census Bureau 2012 ACS.

 

Diaspora

The Vietnamese diaspora population in the United States is comprised of approximately 2 million individuals who were either born in Vietnam or reported Vietnamese ancestry, according to tabulation of data from the U.S. Census Bureau’s pooled 2008-12 ACS.

 

Remittances

Total remittances sent to Vietnam via formal channels equaled $11 billion in 2013, representing about 6 percent of the country’s gross domestic product (GDP), according to data from the World Bank. The amount of remittances received by Vietnam has increased tenfold since the late 1990s.

Figure 9. Annual Remittance Flows to Vietnam, 2000-13

Figure 9

Source: MPI tabulations of data from the World Bank Prospects Group, “Annual Remittances Data,” April 2014 update. The Vietnamese diaspora in the United States transferred about $5.7 billion in remittances to Vietnam in 2012.

Visit the Data Hub’s collection of interactive remittances tools, which track remittances by inflow and outflow, between countries, and over time.

 

Sources
Baker, Bryan and Nancy Rytina. 2013. Estimates of the Unauthorized Immigrant Population Residing in the United States: January 2012. Washington, DC: Department of Homeland Security, Office of Immigration Statistics. Available Online. 
Centers for Disease Control and Prevention. 2008. Chapter 1: Vietnamese History and Immigration to the United States. In Promoting Cultural Sensitivity: A Practical Guide for Tuberculosis Programs That Provide Services to Persons from Vietnam. Atlanta: Centers for Disease Control and Prevention. Available Online.
Department of Homeland Security (DHS), Office of Immigration Statistics. Various years. Yearbook of Immigration Statistics. Washington, DC: DHS, Office of Immigration Statistics. Available Online.
Gordon, Linda W. 1987. Southeast Asian Refugee Migration to the United States. Center for Migration Studies special issues 5 (3): 153-73.
Kelly, Gail P. 1986. Coping with America: Refugees from Vietnam, Cambodia, and Laos in the 1970s and 1980s. Annals of the American Academy of Political and Social Science 487: 138-49.
Rumbaut, Rubén G. 1996. A Legacy of War: Refugees from Vietnam, Laos, and Cambodia. In Origins and Destinies: Immigration, Race, and Ethnicity in America, eds. Silvia Pedranza and Rubén G. Rumbaut. Belmont, CA: Wadsworth. 315-33. Available Online.
U.S. Census Bureau. 2012. 2012 American Community Survey 1-Year Estimates. American FactFinder.Available Online
---. 2010. 2010 American Community Survey: Foreign-Born Regions, Subregions, and Country Codes List.Available Online. 
U.S. Immigration and Naturalization Service (INS). Various years. Statistical Yearbook of the Immigration and Naturalization Service. Washington, DC: INS.
---. Various years. Annual Reports. Washington, DC: INS.
World Bank Prospects Group. 2013. Annual Remittances Data, April 2014 update. Available Online.
---. Bilateral Remittances Matrix, May 2013 version. Available Online.
IF YOU HAVE QUESTIONS OR COMMENTS ABOUT THIS ARTICLE, CONTACT US AT  Source@MigrationPolicy.org

09.09.2014 | Cao Huy Huân

Trong thế kỷ 21, có những điều mà trong thế kỷ trước không ai nghĩ rằng sẽ có nhiều thay đổi đến vậy. Giờ phút này, một công dân trẻ như tôi ngồi đây, viết những dòng chữ này thì đất nước Việt Nam, nơi tôi đang sống, làm tôi thất vọng về trình độ phát triển. Sáng nay tôi được đọc một bản nói rằng năng suất lao động của người Việt chỉ bằng 1/5 của người Malaysia, 2/5 của người Thái Lan và tệ hơn, chỉ bằng 1/15 của người Singapore.

Singapore, một đất nước nhỏ bé về diện tích, đang ám ảnh những công dân Việt Nam ở thế kỷ 21 này. Những khu dân cư, những trung tâm thương mại, những thành phố mới được xây dựng… tất cả đều được “ăn theo” mô hình và kỹ thuật của Singapore. Nhưng tại sao lại là Singapore? Chẳng phải những mô hình, những kỹ thuật đó Singapore cũng đã học tập từ những quốc gia phương Tây tiên tiến hay sao? Tại sao từ một làng chài kém phát triển trên bán đảo Malay, Singapore đã phát triển thành một quốc gia đứng thứ 2 ở châu Á về mức sống? Câu trả lời có thể dẫn đến nhiều nguyên nhân, nhưng căn nguyên nhất vẫn là yếu tố con người.

Lý Quang Diệu, nhân vật đã thay đổi và biến làng chài nhỏ bị dịch bệnh triền miên trở thành đất nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu của châu Á. Singapore là nơi mà những kiến trúc hiện đại cùng chung sống với thiên nhiên chan hòa, nơi cả thế giới ngưỡng mộ về chuẩn mực môi trường xanh sạch, nơi có làn sóng di dân ngược từ châu Âu sang châu Á. Nhưng trong những ngày đầu lập nước vào thập niên 60 thế kỉ trước, Lý Quang Diệu, thủ tướng đầu tiên của Singapore, đã từng nói “hy vọng là một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài Gòn”. Thật  đáng kinh ngạc khi có một thời chính nhà lãnh đạo của Singapore đã mơ tưởng và bị ám ảnh về sự phát triển của Sài Gòn.

Còn bây giờ thì sao? Sau hơn 30 năm, chính người Việt Nam đang thèm thuồng được như Singapore  ngày nay. Sau khi Mỹ rút khỏi miền nam Việt Nam, chính Lý Quang Diệu, người từng có tuổi thơ sinh sống tại Biên Hòa, đã nắm ngay lấy cơ hội đó để biến thời cuộc thành lợi ích cho Singapore. Sau năm 1975, tất nhiên Mỹ và phương Tây đóng cửa với Việt Nam, mọi giao thương với châu Á đều dành cho đồng minh của họ. Singapore được Lý Quang Diệu phát triển thành cảng trung chuyển đường biển lớn nhất tại khu vực. Và đúng theo quy luật về thương mại - kinh tế, Singapore được thừa hưởng những đặc quyền của một cảng biển lớn, một cửa ngõ hướng vào Đông Nam Á và cả châu Á.

Lý Quang Diệu cho rằng, cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Mỹ là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của những nước phi Cộng sản ở châu Á. Rõ ràng là trước khi tuyên bố như thế, Lý Quang Diệu đã nhanh chóng nắm lấy cái “tiền đề quan trọng” đó để biến Singapore từ một quốc gia non trẻ kém phát triển thành một đất nước giàu có. Lý Quang Diệu nhận định rằng, sau khi Mỹ rút khỏi miền nam Việt Nam, lập tức những đồng minh của Mỹ ở châu Á tranh thủ thời cơ để trở thành 4 con rồng châu Á, và sau này có thêm sự xuất hiện của 4 con hổ Đông Nam Á. Bốn con rồng được nói đến là Singapore, Nam Triều Tiên, Hong Kong và Đài Loan. Bốn con hổ là Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia. Vậy Việt Nam đã biến đi đâu trong bản đồ khu vực? Và lý do gì Việt Nam lại tụt hậu một cách nhanh chóng như vậy?

Lý Quang Diệu từng nói rằng lẽ ra vị trí số một ở châu Á phải là của Việt Nam. Theo ông, vị trí địa lý chiến lược, tài nguyên thiên nhiên phong phú là hai yếu tố hàng đầu có thể đưa Việt Nam trở thành người khổng lồ ở châu Á. Ông cho rằng, đất nước Singapore nhỏ bé với diện tích và dân số chỉ xấp xỉ Sài Gòn, hoàn toàn không có tài nguyên thiên nhiên, chỉ có một ít đất để xây dựng và ngay cả nước sinh hoạt cũng phải nhập từ nước bạn Malaysia, nhưng Singapore đã phát triển trở thành đất nước có GDP cao thứ hai ở châu Á chỉ sau Nhật Bản. Lại nói đến Nhật Bản, Lý Quang Diệu cũng chỉ ra những bất lợi của quốc gia này, đó là một quốc gia bại trận sau Chiến tranh thế giới thứ hai, không giàu tài nguyên, quanh năm động đất và sóng thần,  nhưng chỉ vài  năm sau khi chiến tranh kết thúc, Nhật Bản là người khổng lồ châu Á. Lý Quang Diệu cho rằng, sự thành công của một quốc gia bao gồm ba yếu tố: điều kiện tự nhiên (vị trí chiến lược và tài nguyên thiên nhiên), con người và thời cơ. Trong đó, để có yếu tố thời cơ, thì yếu tố con người phải vững và nhanh nhạy. Lý Quang Diệu đánh giá rất cao điều kiện tự nhiên của Việt Nam, nhưng ông không đánh giá cao yếu tố con người trong sự phát triển chậm chạp này. Tôi hay đọc các bài viết trong nước ca ngợi sự thông minh, tính cần cù, chịu khó của người Việt. Xin lỗi, tôi không thấy được sự thông minh và cần cù đó. Xin nhắc lại, năng suất làm việc của người Việt Nam chỉ bằng 1/15 của người Singapore, tức là một người Singapore làm việc bằng 15 người Việt Nam. Dân số Singapore là 5 triệu dân, dân số Việt Nam là hơn 90 triệu dân. Vậy tức là năng suất làm việc của 5 triệu dân Singapore chỉ mới bằng 75 triệu dân Việt Nam, thế nhưng GDP của Singapore là gần 300 tỷ USD, trong khi GDP của Việt Nam là khoảng 170 tỷ USD. Đó chỉ là một so sánh chung chung, chưa tính đến dân số ở độ tuổi lao động của hai quốc gia. Một khi yếu tố con người đã yếu kém như thế thì yếu tố cơ hội cũng sẽ chẳng có nhiều.

Lý Quang Diệu tiếc vì Việt Nam không biết trọng dụng người tài, ông nói rằng người tài ở Việt Nam đã định cư ở nước ngoài hết rồi. Tôi đồng tình với quan điểm này của Lý Quang Diệu. Tôi thường nghe nói về cậu bé thần đồng Đỗ Nhật Nam và cũng thường xem các video thi hùng biện tiếng Anh của em. Báo chí và truyền thông Việt Nam cũng hay đề cập đến em, nhưng tuyệt nhiên không thấy có một động thái nào của chính phủ Việt Nam dành cho Đỗ Nhật Nam. Phải chăng đối với chính phủ Việt Nam, cậu bé ấy không phải là nhân tài cần đầu tư và phát triển? Chưa kể là trong một lần phát biểu về truyện tranh, cậu bé ấy đã bị những người lớn Việt Nam công kích, chỉ vì em không thích đọc truyện tranh mà chỉ thích đọc sách khoa học. Thật trớ trêu. Đỗ Nhật Nam chỉ là một trường hợp thần đồng được báo chí ưu ái, nhưng cũng bị chính phủ thờ ơ. Vậy còn những thần đồng thầm lặng khác ở cái đất nước hơn 90 triệu dân này thì sẽ nhận được hỗ trợ gì từ chính phủ? Trong mọi sự phát triển, yếu tố con người luôn tối quan trọng. Thật đáng tiếc.
Nói thế nào đi chăng nữa, Lý Quang Diệu cũng chỉ là người ngoài, không phải người Việt Nam. Thế nhưng những nhận định khách quan của ông cũng đáng để suy ngẫm về sự phát triển của một quốc gia nhiều thuận lợi như Việt Nam. Tôi thường thấy Việt Nam rất tự hào về lực lượng lao động trẻ với giá nhân công rẻ của minh. Tôi cảm thấy đó là một điều đáng xấu hổ. Giá nhân công rẻ chẳng qua là do trình độ, tay nghề kém nên chẳng thể đòi hòi được trả công cao. Gần đây, quốc gia láng giềng với GDP thấp hơn Việt Nam là Campuchia cũng đã tự chế tạo được xe hơi. Ngược lại, khi hãng điện tử Samsung đưa ra danh sách những mặt hàng có thể đặt gia công với các doanh nghiệp Việt Nam thì mới vỡ lẽ là Việt Nam chưa thể sản xuất nổi cái sạc pin, usb và ngay cả vỏ nhựa cho điện thoại di động. Tất nhiên, Việt Nam đã đánh mất cơ hội gia công cho hãng này. Việt Nam còn sẽ đánh mất nhiều cơ hội như thế cả về quy mô và số lượng nếu cứ tiếp tục tự hào với những cái thuộc về quá khứ và không nhận thức được một cách thấu đáo và nghiêm túc rằng mình đang ở đâu trên bản đồ khu vực và thế giới. Lý Quang Diệu nói phải mất 20 năm nữa Việt Nam mới bằng Malaysia, vậy thì 20 năm nữa Malaysia sẽ phát triển ra sao và mãi mãi người Việt Nam sẽ bị ám ảnh bởi sự thua kém của mình hay sao?


Cao Huy Huân

Sinh trưởng ở Việt Nam và học tập tại Hoa Kỳ. Là một đại diện cho thế hệ sinh ra và lớn lên sau bước ngoặt lịch sử 1975.

Tớ & Cậu: CHÍNH CHÚNG TA

- Hôm nay trông cậu có vẻ yêu đời đấy nhé.  Bộ mặt tuơi rói.  Có chuyện gì vui cho bọn này ăn ké đi

- Đêm qua khó ngủ, tớ mới vào bếp vừa nhâm nhi tí Cognac vừa triết lý vụn với chính mình

- Nhưng sao cậu tươi thế?  Mỗi khi tớ mất ngủ như cậu thì ngày hôm sau không mệt thì cũng bực mình anh ách

- Thường thì tớ cũng thế thôi; nhưng đêm qua tớ chợt khám phá ra một hiện tượng xã hội đáng lạc quan

- Trong cái xã hội ngổn ngang như đất nước mình mà cậu tìm được điều lạc quan thì cũng siêu thật.  Kể nghe đi

- Tớ nhận ra bọn thi sĩ nói một câu cũng đúng lắm: trong đêm đen nhất cũng còn vài ngôi sao, tuy xa nhưng vẫn lấp lánh

- Hay là tên nào bật que diêm châm thuốc bên kia đường?

- Cũng có thể ; nhưng nghe tớ đã nhé.   Đất nước mình đang trong lúc gọi được là đen tối, đen tối lắm, phải không ?

- Ừ.  Thế các ngôi sao cậu thấy ở đâu ?

- Ở những hành vi tự phát của những cá nhân có chút ý thức về cuộc sống.  Đôi khi chỉ là chuyện rất nhỏ nhưng thỉnh thoảng cũng có những hoạt động rất có tổ chức

- Góc nhìn hay đấy.  Tớ vẫn hay bị bọn trẻ chê là « bác bi quan quá »

- Hôm vừa rồi ngồi uống bia ở một quán tương đối bình dân, bỗng có một cô có vẻ là dân châu Âu bước vào, mặt trông có vẻ tò mò muốn ngồi nghỉ chân hay thử tí bia

- Đi một mình hay với bạn ?

- Một mình mới nên chuyện chứ.  Nàng vào ngồi như mọi người, gọi bia Sài Gòn uống một mình, bộ mặt rất thanh thản, hơi dễ coi nữa là khác

- Để tớ đoán.  Cậu định thử thời vận đến làm quen bắt chuyện chứ gì ?

- Không hề.  Chuyện tầm thường như vậy thì đâu có gì đáng nói.  Tớ chỉ ngồi quan sát qua một góc con mắt thôi.  Cô nàng uống chừng 2/3 chai bia, có vẻ lưỡng lự nên đi hay ở … bỗng có một chàng trai Việt từ một bàn khác mang 2 chai bia đến chào cô ta

- Ngôn ngữ có tốt không ?

- Khá tốt.  Thấy có vẻ xuôi sẻ ở cả hai bên.  Nói tiếng Anh với nhau

- Dân Âu châu trẻ bây giờ gần như đứa nào cũng nói tiếng Anh thạo cả.  Ngay cả bọn Pháp tuy ngoài miệng vẫn chê Mỹ

- Đúng thế.  Cậu này mời cô này chai thứ hai, cả hai nói chuyện có vẻ tâm đắc chứ không ngượng nghịu như những lần gặp gỡ đầu

- Cậu này cũng khá « savoir faire » đấy chứ.  Rồi sao nữa ?

- Sau khi xong chai thứ hai, cô này gọi tính tiền.  Chàng trai giơ tay lên nhè nhẹ có vẻ như  nói cho phép tôi mời cô.  Nàng hơi nghiêng đầu cám ơn, rồi sau đó họ chia tay bằng một cái bắt tay, rồi cô ấy đi

- Cậu hỏi chàng này cho ra chuyện chứ ?

- Đương nhiên.  Về lí do thì rất đơn giản : cậu này thỉnh thoảng cũng phai đi công tác khi trong nước, khi ngoài nước, và cũng đã từng nhiều lần ngồi uống bia một mình vì không quen ai

- Tiếng Anh có chữ gọi là « empathy » tớ vẫn lúng túng chưa dịch được ra tiếng Việt cho chuẩn ; đến khi hỏi bác Nguyên Ngọc, ông ấy gợi ý dịch là «thấu cảm » tớ thấy cũng hay.  Nhưng cậu kể tiếp đi

- Một  lí do nữa khi tớ hỏi thêm thì cậu này mới nói là rất bất bình với công việc của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch nước mình

- Thế thì tớ cũng đồng tình.  Nước mình có đầy tiềm năng về cả 3 mặt, nhưng cái Bộ này đã rất thành công ở việc làm hại cả 3.  Mảng nào cũng xuống câp trong khi các nước lân cận họ lên như diều

- Thì cứ nhìn Vịnh Hạ Long cũng đủ thấy ta đã phí phạm của trời cho như thế nào

- Tớ còn đọc ở đâu đấy là du khách đến Việt Nam chỉ có 6% trở lại lần thứ hai

- Còn tổng số du khách đến Việt Nam không bằng 1/3 con số vào Thái Lan, dù Băng Cốc  biểu tình lung tung và miền Nam còn giết nhau vì tôn giáo

- Thể thao thì mọi người đều chứng kiến rồi đấy

- Và chắc cái Bộ này chẳng hề biết văn hóa Việt là gì

- Nhưng trở lại câu chuyện chàng trai này : lí do thứ hai cậu ta  mời cô du khách này một chai bia là để giúp tạo một hình ảnh đẹp cho Việt Nam

- Hay đấy.  Kiểu như mỗi người đều có thể là một đại sứ du lịch ngay trong cuộc sống thường ngày .  Chả cần các cô chân dài mà dốt

- Thế còn ngôi sao nào khác không ?

- Có chứ.  Cho nên tớ mới nhận ra rằng tình hình nước ta, dù bết bác thế nào đi nữa, cũng chưa hoàn toàn tuyệt vọng

- Cậu lại chiêu hồn Trịnh Công Sơn rồi chăng ?  « Đừng tuyệt vọng, em ơi, đừng tuyệt vọng… » He he he

- Tớ nghiêm túc đấy.  Các cậu có nhớ vụ ở Hà Tĩnh, phụ huynh phản đối Sở Giáo dục nhập hai trường vào làm một nên tẩy chay không đưa con đến trường xa nhà không ?

- Mới xẩy ra hồi đầu năm học chứ đâu.  Hình như mấy trăm em học sinh thì phải

- Hơn 600 em.  Có nghĩa là phụ huynh ở vùng này có liên lạc với nhau, và có tự tổ chức được việc phản đối Sở GD địa phương

- Ừ.  Đáng là một tia sáng trong đêm đen lắm

- Chưa hết.  Hơn 100 tiểu thương chợ Tam Kỳ (Quảng Nam) đã kéo nhau đến UBND TP Tam Kỳ phản đối cách sắp xếp chợ mới xây không hợp lý làm họ sống dở chết dở vì không có khách hàng

- Tớ cũng thích phản ứng của ba bạn văn lão thành của Bọ Lập đã mau mau đến thăm nuôi khi Bọ bị bắt và khởi tố hình sự.

- Ba bố này là những ai vậy ?

- Nguyễn Duy, Hoàng Phủ Ngọc Tường và Ngô Thảo

- Có thế chứ

- Cũng cái vụ Bọ Lập, ba nhà giáo gốc Việt nặng ký ở Mỹ đã viết thư công khai khuyên chính phủ nên thả người tù lương tâm và tật nguyền này

- Ai vậy ; tớ chưa nghe

- Đàm Thanh Sơn, Vũ Hà Văn và Ngô Bảo Châu

- Còn bao nhiêu ca của các phụ huynh phải đi tranh đấu cho con họ, khắp nước. Từ những việc sơ đẳng như ăn uống hay vệ sinh ở trường đến những chuyện trường lạm thu đủ mọi thứ phí hay các thày cô ép học sinh đi học thêm ở nhà mình…

- Hay cái cô bé gì thoát nạn ở Nepal rồi có giờ tình nguyện trong trường tiểu học nào bên đó.  Cô này so sánh sách giáo khoa dạy tiếng Anh ở Nepal với sách GK của ta về cùng môn học.  Thấy sách GK của ta tệ quá nên đã không ngần ngại viết thư thẳng cho « Bác Luận » nhà mình, yêu cầu sửa đổi

- Cũng giống như Đinh La Thăng đã phải than phiền với báo chí là nhà vệ sinh ở sân bay thiếu nước cũng có người nhắn tin trực tiếp cho BT để than phiền

- Tớ thì lại nhớ đến cô kiến trúc sư Nguyễn Nga, người Pháp gốc Việt về Hà Nội và đã dốc toàn tâm, toàn lực để bảo tồn cầu Long Biên như một bảo tàng văn hóa và nghệ thuật của Hà Nội

- Tớ cũng có nghe dự án này.  Nghe đâu chính phủ Pháp đã hứa tài trợ từ chục năm nay nhưng không giải ngân vì chính phủ mình không làm ra được dự án mà lại không chịu phê duyệt dự án của bà « Nga Long Biên »

- Thế đấy.  Cầu Long Biên xây xong năm 1902, giúp tạo nên Hà Nội ngày nay và hồi đánh Mỹ đã là chứng tích lịch sử của toàn dân bảo vệ đất nước.  Nhưng Bộ GTVT và TP Hà Nội lại muốn phá đi xây cái cầu mới bằng bê tông, giống như đang xẩy ra ở bao nhiêu chùa chiền khắp miền Bắc

- Làm tớ nhớ lại thời tụi mình còn trẻ : xuống đường như cơm bữa, chống đối đủ mọi thứ

- Và còn là cơ hội gặp những bạn đồng hành thú vị nữa chứ. Tớ vẫn còn giữ liên lạc với một cô bồ ruột từ thời đó

- Chí lý !  Hồi trẻ không nói làm gì nhưng mới hồi tháng năm ở ngay Sài Gòn đây, tớ cũng tham gia biểu tình chống TQ đặt giàn khoan trong lãnh hải Việt Nam.  Hôm ấy đông người lắm và tớ cũng thành bạn được với gần chục người rất hay mà chỉ vì đi biểu tình mới gặp  được  nhau

- Ở một phạm vi nhỏ hơn, tớ thường cản đường những ai lái xe máy lên lề đường, cạnh tranh với người đi bộ

- Hay.  Tụi nó biết thừa là tụi nó phạm luật, nhưng vì không ai phản đối nên cứ thừa thắng xông lên.  Tranh thủ được nhiều lắm là vài ba phút, nhưng hủy hoại văn hóa giao thông

- Chưa kể là còn dạy cho con cái chính mình cái tật coi thường luật pháp

- Cũng ở phạm vi nhỏ, tớ lại hay giúp các cô cậu phục vụ nhà hàng

- Đại họa của văn hóa ẩm thực Việt đấy.  Nhưng cậu đòi thay đổi bằng cách nào ?

- Vài cách tớ hay dùng là yêu cầu để cho khách đọc qua thực đơn đã, rồi trở lại lấy order ; sau khi dọn thức ăn lên, cứ độ 10 phút quay lại bàn hỏi thăm xem khách có cần gì thêm không ; làm gì sai như đổ chén nước chấm hay mang lầm món ăn, thì một lời xin lỗi đủ làm khách quên giận 

- Tớ ghét nhất dân phục vụ cứ tụm năm, tụm ba đấu láo, chẳng để ý gì đến khách.  Mỗi khi cần gì lại phải « Em ơi » như gọi người tình ấy, không thì phải khua tay như người chết đuối. Thế cậu có « boa » không ?

- Thường thì có chứ.  Lương tụi nó cũng đâu có bao nhiêu, và hay bị chủ « hành » nữa, nên tớ dúi tiền vào tay chính người phục vụ chứ không để khơi khơi nhiều khi lọt vào tay người khác.  Hay là vào tay chủ tiệm nữa thì phí quá

- Vậy cậu đi ăn nhưng có vẻ vẫn để tâm đấy nhỉ ?

- Phải vậy thôi.  Muốn thay đổi xã hội thì phải bắt đầu ngay ở những gì mình sửa được

- Như bài hát tụi này ở miền Nam hay hát thời xuống đường, chống Mỹ-Thiệu, của Tôn Thất Lập thì phải : Chính chúng ta …

Tin tức trong tháng
05/09/2014 | Nguyễn Hùng
1

(Dân trí) - Hôm nay 5/9, hơn 22 triệu học sinh, sinh viên cả nước hào hứng bước vào năm học mới 2014-2015. Sau một năm thực triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngành Giáo dục đã có những chuyển biến tích cực và sẽ tiếp tục được phát huy hơn nữa trong năm học mới.
Theo dự báo của Bộ GD-ĐT, năm học 2014-2015 có hơn 4 triệu trẻ tham gia vào bậc học mầm non, hơn 15 triệu học sinh (HS) phổ thông các cấp, hơn 400.000 HS trung cấp chuyên nghiệp và gần 2,2 triệu sinh viên (SV) đại học, cao đẳng.

15/9/2014 | Hoàng Thùy
2

Ngày 15/9, Phó chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ký quyết định phê duyệt danh sách 5 ủy viên của Ủy ban.
5 ủy viên Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo gồm: Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển; Thứ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Ngọc Phi; Phó trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Ngọc Hoàng; Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Lê Văn Học và lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

15/09/2014 | NGÂN ANH
3

"Đổi mới quản trị ĐH; Đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo, phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá theo chuẩn đầu ra..." chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với giáo dục ĐH trong năm học 2014 – 2015.
Tại lễ khai giảng năm học mới của ĐHQG Hà Nội sáng 15/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu một số bất cập của giáo dục ĐH cần khắc phục trong thời gian tới.
Đó là chất lượng đào tạo, NCKH còn thấp, hiệu quả còn hạn chế; cơ cấu đào tạo, nghiên cứu chưa hoàn chỉnh; nội dung, phương pháp đào tạo, nghiên cứu còn có những mặt lạc hậu; quản trị đại học còn nhiều bất cập. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng với chuyên môn được đào tạo ngay sau khi tốt nghiệp chưa cao…

06/09/2014 | VĂN CHUNG
4

Thủ tướng đồng ý tổ chức một kỳ thi quốc gia để xét tốt nghiệp THPT và làm cơ sở để tuyển sinh ĐH, CĐ. Phương án đổi mới thi phải được công khai ngay trong đầu năm học 2014-2015.
Văn phòng Chính phủ vừa thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo, tại cuộc họp của Uỷ ban này vừa qua. Theo đó, Thủ tướng đồng ý tổ chức một kỳ thi quốc gia để xét tốt nghiệp THPT và làm cơ sở để tuyển sinh ĐH, CĐ.

04/09/2014 | Hồng Hạnh
5

(Dân trí) - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, sắp tới, Chính phủ sẽ quy định mức trần học phí nhất định để các trường có thể thu trong hành lang quy định. Hành lang này sẽ đảm bảo mức chi hiện nay. Như vậy, mức học phí đại học sẽ thay đổi.

18/09/2014 | Đại Dương
6

(Dân trí) - Ngày 17/9, PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Đại học Huế cho biết, Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý chủ trương thành lập Trường Đại học Luật thuộc Đại học Huế.<br>Khoa Luật thuộc ĐH Huế tiền thân là Trường Luật thuộc Viện Đại học Huế (năm 1957). Ngày 19/11/1990, Hiệu trưởng Trường ĐH Tổng hợp Huế ban hành quyết định thành lập Tổ Pháp lý, sau đó đổi tên thành Bộ môn pháp lý. Ngày 26/1/2000, Giám đốc ĐH Huế ra quyết định thành lập khoa Luật thuộc Trường ĐH Khoa học, trên cơ sở nâng cấp Bộ môn Luật. Cơ cấu khoa Luật có ba bộ môn: Luật Hành chính - Nhà nước, Luật Tư pháp - Dân sự và Luật Kinh tế - Quốc tế.

18/09/2014 | Tuệ Văn
7

Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý chủ trương thành lập Trường Đại học Khánh Hòa trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang và Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang, trực thuộc UBND tỉnh Khánh Hòa, có trụ sở chính tại TP Nha Trang.

04/09/2014 | Nguyễn Hùng
8

(Dân trí) - Bộ GD-ĐT vừa chính thức ban hành thông tư số 30 Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học. Theo đó sẽ không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên mà thay vào đó là những lời nhận xét theo hướng tích cực để động viên, khích lệ học sinh.

03/09/2014 | Khánh Hiền
9

(Dân trí) - Từ việc thí điểm không chấm điểm học sinh lớp 1, Bộ GD-ĐT dự kiến hướng tới bỏ chấm điểm học sinh ở bậc tiểu học. Xung quanh vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng trách nhiệm giáo viên sẽ nặng nề hơn và giáo viên phải công tâm.

27/09/2014 | Hồng Hạnh
10

(Dân trí) - Báo cáo giải trình về Đề án chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015 tại kỳ họp Thường vụ Quốc hội sáng nay ngày 27/9, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết: “Tổng cộng kinh phí để triển khai đề án chương trình, sách giáo khoa mới là là 778,8 tỷ đồng”.

30/09/2014 | V. Hà
11

TT - Khẳng định Bộ GD-ĐT sẽ tham gia biên soạn sách giáo khoa của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho thấy chủ trương nhiều bộ SGK có thể sẽ chết yểu từ trong trứng nước.

23/09/2014 | Tuệ Nguyễn
12

(TNO) Ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo cho biết: Tuy chưa quyết định cụ thể nhưng cả nước sẽ có khoảng 20 cụm thi vừa để xét tốt nghiệp THPT và vừa để xét vào đại học, cao đẳng (kỳ thi 2 trong 1 - NV) do các trường đại học chủ trì.

23/09/2014 | Ngọc Hà
13

TT - Những tưởng khi tổ chức kỳ thi quốc gia sẽ không còn các khối thi A, B, C, D... như Bộ GD-ĐT thông báo trước đó. Không ngờ, Bộ GD-ĐT lại yêu cầu không bỏ khối thi.

23/09/2014 | NGÂN ANH
14

Tại phiên giải trình sáng 23/9, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận ví mình như đang “trả lời vấn đáp” trong phiên giải trình về việc đổi mới các kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ.
Các đại biểu quốc hội (ĐBQH) tham dự phiên họp đã nêu hàng loạt những băn khoăn, vướng mắc của bản thân và của các cử tri về kỳ thi THPT quốc gia năm 2015.

24/09/2014 | Vĩnh Hà
15

Sáng 23-9, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã trực tiếp giải trình và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại phiên họp của Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội liên quan tới phương án tổ chức kỳ thi quốc gia.
Nhiều ý kiến bày tỏ băn khoăn với giải pháp “thi cụm” của Bộ GD-ĐT và những vấn đề liên quan đến quyền lợi thí sinh.

24/09/2014 | S.H.
16

(Dân trí) - Sáng 24/9, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống của Học viện (9/1949-9/2014) và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh lần 2. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới dự và phát biểu.

13/09/2014 | David Brown
17

In Hanoi this week, a short-lived exhibition at Vietnam's National History Museum, Land Reform 1946-57, triggered a national moment to relive a long-ago trauma.

New York (Sept 25th, 2014)
18

Film Series by IVCE

IVCE is pleased to announce a screening series of "Facing to the ocean: selected documentaries from Vietnam" at colleges in U.S during October 2014.
For details of this series, see http://www.ivce.org/event.php?menueventid=ME00000015

SEPT. 18, 2014 | By JORI FINKEL
19

starting Saturday, visitors will be able to see for themselves, spread across the floor, where so many Legos were heading: an ambitious installation by the Chinese activist-artist Ai Weiwei, featuring 176 portraits of prisoners of conscience and political exiles around the world — from the South African leader Nelson Mandela and the Tibetan pop singer Lolo to the American whistle-blower Edward Snowden — composed of 1.2 million Lego pieces. The work is part of an exhibition running through April 26 called “@Large: Ai Weiwei on Alcatraz,” organized by For-Site, a San Francisco producer of public art, in the prison hospital, A Block cells, dining hall and that former laundry building.

SEPT. 19, 2014 | By TAMMY LA GORCE
20

“Speak Truth to Power: Human Rights Defenders Who Are Changing Our World” is on loan from theRobert F. Kennedy Center for Justice and Human Rights in Washington, of which Ms. Kennedy is president. The exhibition is derived from Ms. Kennedy’s 2000 book of the same title, a collaboration with the Pulitzer Prize-winning photographer Eddie Adams, who died in 2004.
The show describes the achievements of an international cast of human rights defenders and the often grim situations that propelled them.

SEPT. 17, 2014 | By FELICIA R. LEE
21

Twelve men and nine women, whose work is as diverse as studying the racial elements in perceptions of crime and translating contemporary Arab poetry, have been named the 2014 fellows of the John D. and Catherine T.MacArthur Foundation. The fellowships, based on achievement and potential, come with a stipend of $625,000 over five years and are among the most prestigious prizes for artists, scholars and professionals.

22

Hoover Institution Library & Archives Fellowships

The Hoover Institution Library and Archives at Stanford University is pleased to announce fellowships of up to $2500 to students, faculty, and independent scholars to conduct research based on our collections. We have a number of collections potentially of interest to scholars of Vietnam, a few of which are listed here: http://www.hoover.org/library-archives/collections/southeast-asia

Available to international students, faculty, and independent scholars, this support provides reimbursement of up to $2,500 for airfare and hotel costs to conduct research at the Library & Archives

Application deadline: November 1, 2014
Award notification: by December 19, 2014
Term of residency: 10 days, anytime between January 5 and December 18, 2015
Fellowship Application Form: http://www.hoover.org/library-archives/fellowships

SEPT. 15, 2014 | By WILLIAM YARDLEY
23

Tony Auth, a Pulitzer Prize-winning cartoonist who for more than 40 years drew sharp and often darkly comic lines of attack across the spectrum of American life, finding absurdities in all corners of it, died on Sunday in Philadelphia. He was 72.

SEPT. 20, 2014 | By ROBERT BERKVIST
24

Polly Bergen, an actress, singer and businesswoman who won an Emmy in 1957 for her portrayal of the alcoholic torch singer Helen Morgan and was nominated for another 50 years later for her role on the television show “Desperate Housewives,” died on Saturday at her home in Southbury, Conn. She was 84.

SEPT. 29, 2014 | By THE ASSOCIATED PRESS
25

Nicolae Corneanu, an Orthodox bishop who in 1999 acknowledged collaborating with the Securitate, Romania’s feared secret police, confirming suspicions that senior clerics had been closely tied to the regime of theCommunist dictator Nicolae Ceausescu, died on Sunday at his home in Bucharest, Romania. He was 90.
In an interview with the Italian Catholic magazine Il Regno, published in April 1999, Bishop Corneanu said that he had been recruited as an informer in 1948 when he was arrested by the Communists. He said he had signed papers that led, in 1981, to the excommunication of five dissident priests who had accused church leaders of prostituting the church to the demands of Communist rulers. He also informed on priests visiting Communist Romania.

19 Tháng Chín 2014
26

The death of Grant Evans at the age of 66 is a notable loss for Australian scholarship on Southeast Asia and a sad event for his many friends. As one of a few academic specialists on Lao society and history anywhere in the world, his death at such an early age leaves a gap that will not be easily filled. And the fact that he will no longer be present to welcome visitors to Vientiane robs us of a host who was always generous in sharing knowledge and wise advice as well as a drink and a meal in his house beside the Mekong River.

SEPT. 2, 2014 | By PAUL VITELLO
27

Col. Bernard F. Fisher, who received the first Medal of Honor awarded to an aviator during the Vietnam War for a daring rescue of another pilot in the face of enemy fire on an airstrip, died on Aug. 16 in Boise, Idaho. He was 87.
Colonel Fisher held the rank of major on March 10, 1966, when, despite the warnings of fellow pilots and radio controllers, he landed on an embattled airstrip where another flier had crashed, taxied under heavy fire to find him, and got his comrade and himself out alive.

14.09.2014 | RFA
28

Nhà văn, nhà báo, nhà giáo Nguyễn Xuân Hoàng vừa qua đời hôm thứ Bảy vừa rồi tại thành phố San Jose, bang California, hưởng thọ 74 tuổi.
Ông sinh ngày mùng 7 tháng Bảy năm 1940 tại Nha Trang, tốt nghiệp Sư Phạm, Ban Triết, tại Ðại Học Sư Phạm Ðà Lạt, năm 1961. Sau đó ông giảng dạy bộ môn này tại các trung học Ngô Quyền (Biên Hòa) và Petrus Ký (Sài Gòn). Trong thời gian từ 1972 đến 1974, ông đảm nhiệm vị trí Thư Ký Tòa Soạn tạp chí Văn tại Sài Gòn.
Ông sang Hoa Kỳ định cư từ năm 1985. Năm 1986, ông làm Tổng Thư Ký nhật báo Người Việt tại Quận Cam, California và đảm nhiệm vị trí này trong hơn 10 năm. Từ năm 1998 đến 2005, ông chuyển về định cư tại San José và đảm nhiệm vai trò Tổng Thư Ký cho ấn bản Việt Mercury, thuộc San Jose Mercury News. Sau đó ông cùng gia đình chủ trương tuần báo Việt Tribune, phục vụ cộng đồng Việt Nam tại vùng San José.
Nguyễn Xuân Hoàng là nhà văn nổi tiếng từ rất sớm và có sức viết mạnh. Từ trước 1975, ông đã nổi tiếng với các tác phẩm như “Khu Rừng Hực Lửa”, “Kẻ Tà Đạo”, sau ngày định cư ở Hoa Kỳ ông thành công với những quyển truyện và tạp ghi khác, trong đó có “Người Đi Trên Mây” được viết hồi 1987 và “Căn Nhà Ngói Đỏ” ông viết hồi 1989.

15/9/2014 | Thanh Hiệp
29

Nhắc đến đạo diễn Trần Quốc Huấn, người trong giới không thể không nhớ đến bộ phim Người lính kèn về làng, mà nói như NSND Đào Bá Sơn: “Huấn gửi nhiều tâm huyết vào phim, như chính tiếng kèn xung trận ngày ấy cứ vang lên trong tim anh hoài bão về văn thơ, nghệ thuật mang tính cầu toàn.

Đạo diễn Trần Quốc Huấn sinh ngày 26-9-1952 tại Nam Định. Ông đến với điện ảnh rồi ra đi như cuộc dạo chơi. Năm 1969, đang theo học Đại học Tổng hợp Hà Nội, ông nhập ngũ, tham gialực lượng công an vũ trang. Đến năm 1976, ông xuất ngũ, tiếp tục học và tốt nghiệp Đại họcTổng hợp Hà Nội. Với nguyện vọng tiếp tục được cống hiến cho văn học nghệ thuật nên sau khitốt nghiệp loại giỏi, ông về công tác tại Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam và 2 năm sau thì thi vào khóa đạo diễn Đại học Sân khấu Điện ảnh Việt Nam. Từ năm 1983 đến 1993, ông là đạo diễn của Hãng phim Truyện I. Nơi đây, ông và các đồng nghiệp đã thực hiện rất nhiều bộ phim hay, được công chúng yêu thích, trong đó có Người lính kèn về làng.

SEPT. 27, 2014 | By WILLIAM YARDLEY
30

Gerald A. Larue, an ordained minister, scholar and eventual agnostic who, as the first president of the Hemlock Society, was an early and leading advocate of giving the terminally ill the option to end their own lives, died on Sept. 17 in Newport Beach, Calif. He was 98.
David Larue said that his father liked religion for all the good it could inspire people to do, but that he was not much for worship and praise — or rigidity.
“He was really trying to define how you can live your life without external laws that were set down thousands of years ago that were in many cases wrong,” he said.

SEPT. 20, 2014 | By PATRICK McGEEHAN
31

Terence J. Moakley, a persistent advocate for the disabled who fought for wheelchair users to have access to taxicabs and transit systems, died on Sept. 5 in Manhattan. He was 69.
Over four decades of advocating the rights of the disabled, Mr. Moakley, a quadriplegic, developed a reputation for making well-researched, even-tempered appeals. But he was not above participating in a public stunt to attract attention to a cause.
In April 2004, Mr. Moakley and six other wheelchair users staged a “roll-in” at a taxi stand outside Pennsylvania Station in Manhattan to show how hard it was for them to get around by cab. Ten years later, the Taxi and Limousine Commission agreed to add about 7,000 accessible vehicles to its fleet by 2020.

SEPT. 12, 2014 | By ROBERT D. McFADDEN
32

The Rev. Ian Paisley, Northern Ireland’s firebrand Protestant leader, who vowed never to compromise with Irish Catholic nationalists, then, in his twilight, accepted a power-sharing agreement that envisioned a new era of peace in Northern Ireland after decades of sectarian violence, died on Friday in Belfast. He was 88.

SEPT. 4, 2014 | By ROBERT D. McFADDEN
33

Joan Rivers, the raspy loudmouth who pounced on America’s obsessions with flab, face-lifts, body hair and other blemishes of neurotic life, including her own, in five decades of caustic comedy that propelled her from nightclubs to television to international stardom, died on Thursday in Manhattan. She was 81.
Ms. Rivers was one of America’s first successful female stand-up comics in an aggressive tradition that had been almost exclusively the province of men, from Don Rickles to Lenny Bruce. She was a role model and an inspiration for tough-talking comedians like Roseanne Barr, Sarah Silverman and countless others.

SEPT. 4, 2014 | By BRUCE WEBER
34

Sergio Rodrigues, whose tables, chairs and other living accessories set the standard for modern furniture design in his native Brazil and who forged a path to the international market for his countrymen, died on Monday at his home in Rio de Janeiro. He was 86.
Mr. Rodrigues began his career in the 1950s, when Brazilian interior design had not kept pace with the modernism of the nation’s leading architects, like Oscar Niemeyer and Lúcio Costa. Mr. Rodrigues was known for designs that made use of distinctive woods indigenous to Brazil, including jacaranda, peroba and imbuia, and were said to reflect the sociable, witty nature of the Brazilian national character.

18/09/2014 | Văn Việt
35

TT - Giáo sư, nhà nghiên cứu triết học Trần Văn Toàn - tác giả tác phẩm Hành trình đi vào triết học - đã qua đời tại Pháp ngày 13-9 do tuổi già, bệnh nặng, thọ 83 tuổi.
Ông được biết đến với các tác phẩm: Xã hội và con người (1965), Tìm hiểu triết học của Karl Marx (1967),Hành trình đi vào triết học (Ðại học Hoa Sen và NXB Tri Thức tái bản, 2009), Tìm về ý nghĩa của lao động và kỹ thuật (Ðại học Hoa Sen và NXB Tri Thức, 2011).

Nghiên cứu tư liệu
14/09/2014 | Trịnh Sinh
1

Tìm thấy một ngôi mộ của văn hóa Đông Sơn đã khó. Lại khó gấp nhiều lần ở khu Tây Bắc rừng núi trùng điệp. Thế mà vừa có một phát hiện ngôi mộ táng thủ lĩnh chôn theo nhiều hiện vật trong một hang đá ở xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.

22/09/2014 | Hòa Ái
2

Hội thảo Phổ biến kết quả nghiên cứu trẻ em ngoài nhà trường của VN do Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) vừa tổ chức trong tháng 9, công bố con số 1.127.345 trẻ em từ 5 đến 14 tuổi chưa từng đi học, bỏ học hoặc có nguy cơ bỏ học.
PGS-TS Lê Khánh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính của Bộ GDĐT cho biết trong số hơn 1 triệu trẻ em này, đa phần thuộc thành phần nghèo khó, sống ở các khu vực xa xôi, hẻo lánh, là trẻ em dân tộc thiểu số, khuyết tật, trẻ phải lao động, trẻ em di cư…Tỷ lệ trẻ em dân tộc thiểu số chưa bao giờ đi học khá cao. Trong đó, dân tộc H’Mông chiếm tỷ lệ cao nhất, 23,02%. Nghèo đói và hủ tục là các nguyên nhân chính cản trở việc tiếp cận trường học của trẻ em thiểu số được TS Nguyễn Phong, chuyên gia tư vấn của nghiên cứu này, nêu ra.

18/9/2014 | Hoàng Thùy
3

Theo Hội Toán học Việt Nam, đội tuyển dự thi Olympic Quốc tế Toán học của Việt Nam trung bình được xếp thứ 9,65 sau 40 năm tham dự, với 228 lượt học sinh, giành 213 huy chương (93,4%). Trong đó 52 huy chương vàng, 94 huy chương bạc, 67 huy chương đồng, một giải thưởng đặc biệt (Lê Bá Khánh Trình) và 3 bằng danh dự.<br>Việt Nam không tham gia kỳ thi Olympic Toán học quốc tế (IMO) các năm 1977 và 1981. Kỳ thi 1980 không diễn ra, vì nước đã đăng cai không thể tổ chức.

29/09/2014 | Nguyên Nga - Mai Phương
4

Với 3 tỉ lít bia trong năm 2013, VN trở thành quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về tiêu thụ bia, nhưng cũng trong năm 2013 theo Tổ chức Lao động quốc tế, năng suất lao động của người VN thuộc mức thấp nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chỉ bằng 1/15 so với Singapore.

24/09/2014 | Liên Châu
5

Dự báo xấu nhất đến năm 2050, VN sẽ thừa 2,3 - 4,3 triệu đàn ông nếu không ngăn chặn được mức gia tăng mất cân bằng giới tính khi sinh.

23/9/2014 | Nam Phương
6

Tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh tăng dần từ 105, 106 lên 120 bé trai trên 100 bé gái, tập trung chủ yếu ở miền Bắc, đặc biệt là đồng bằng sông Hồng.
Phát biểu tại buổi họp báo về mất cân bằng giới tính khi sinh sáng 23/9, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết, trong mấy thập kỷ tỷ lệ nữ chiếm khoảng 53-52%, nam giới 47-48% và được duy trì khá ổn định. Nhưng trong 14 năm qua, tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh tăng dần từ 105, 106 đến 120 bé trai trên 100 bé gái. Nếu vấn đề này không được giải quyết hiệu quả thì chỉ trong thời gian ngắn Việt Nam sẽ dư thừa 2,3-4,3 triệu thanh niên nam so với nữ.

24/09/2014 | SONG NGUYÊN
7

Việt Nam có gần 5% trong tổng số sinh viên trong nước du học bậc cao đẳng và đại học tại 49 quốc gia trên thế giới. Trong đó, có đến 90% du học tự túc, tỷ lệ này đã tăng gấp mười lần so với 10 năm trước.
Đây là con số của năm 2012, theo khảo sát "Giá trị du học: Bước đệm thành công" do Ngân hàng HSBC công bố ngày 22/9.

05 tháng 09 năm 2014 | Nguyễn Hà
8

TP - Kết quả điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ năm 2013-2014 của Tổng Cục thống kê Việt Nam và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc được công bố ngày 4/9 cho thấy, tỷ lệ trẻ em được bú sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu vẫn thấp, tỷ lệ trẻ tử vong dưới 1 tháng tuổi có xu hướng tăng. Đời sống, trình độ của phụ nữ các vùng miền vẫn có sự chênh lệch rõ rệt.
Ông Nguyễn Đình Chung, Phó Vụ trưởng Vụ thống kê Xã hội và Môi trường (Tổng cục thống kê), thông tin, 5 năm qua, tỷ suất trẻ tử vong dưới 5 tuổi chiếm khoảng hai mươi phần nghìn. Trong đó, đa số trẻ tử vong được xác định là dưới 1 tháng tuổi và con số này có xu hướng tăng lên.

SEPT. 4, 2014 | By SOMINI SENGUPTA
9

UNITED NATIONS — One in 10 girls worldwide have been forced into a sexual act, and six in 10 children ages 2 to 14 are regularly beaten by parents and caregivers, according to a report issued Thursday by the United Nations’ children’s agency, Unicef.
The report, drawing on data from 190 countries, paints a picture of endemic physical and emotional violence inflicted daily on children, mostly at home and in peacetime rather than on the streets or during war. Homicide is especially common in some of the Latin American countries from which children are fleeing by the tens of thousands into the United States: It is the leading killer of adolescent boys ages 19 and under in El Salvador, Guatemala and Venezuela. Central and Eastern Europe report the lowest rates of homicide among children.

SEPT. 24, 2014 | By GARDINER HARRIS
10

NEW DELHI — An Indian spacecraft affectionately nicknamed MOM reached Mars orbit on Wednesday, beating India’s Asian rivals to the Red Planet and outdoing the Americans, the Soviets and the Europeans in doing so on a maiden voyage and a shoestring budget.

SEPT. 10, 2014 | Eduardo Porter
11

The United States once led the world in educating large numbers of its citizens, but that is no longer true. Compared with most other advanced industrial nations, the United States ranks near the bottom in the share of its working-age citizens who surpass the educational attainment of their parents.

16/09/2014 | Hồ Sỹ Anh
12

Dù Bộ GD-ĐT cấm dạy thêm ở bậc tiểu học nhưng tới 74,6% phụ huynh có con bậc học này cho biết đã cho con đi học thêm. Trong đó 56,9% phụ huynh nêu lý do để củng cố kiến thức căn bản trong chương trình và bổ sung kiến thức nâng cao ngoài chương trình.

17/09/2014 | Hồ Sỹ Anh
13

Vấn đề dạy thêm, học thêm đã được xã hội quan tâm và có nhiều ý kiến trái chiều. Một bộ phận cho rằng cần thiết nhưng đa số cho rằng sẽ có tiêu cực và nảy sinh nhiều hệ lụy khác.

18/09/2014 | Bích Thanh -Minh Luân
14

Nhà giáo dục nói chương trình tiểu học đâu có nặng nề để học sinh phải đi học thêm. Trong khi phụ huynh thì đưa nhiều lý do chính đáng không thể làm khác.

04/09/2014 | Công Nhật
15

TT - Công ty Nghiên cứu thị trường GCOMM vừa thực hiện khảo sát online trong tháng 8-2014 xoay quanh câu hỏi: Hình ảnh người Việt ra sao trong mắt giới trẻ?
Điều đáng lưu ý là có tới 87% chọn phương án trả lời “giảm đi rất nhiều” và “giảm đi” ở câu hỏi “Theo bạn, những đức tính của người Việt hiện đang tăng/giảm so với quá khứ?”.

Fri, Sep 12, 2014, | Thomas C. Frohlich
16

According to data recently released by the Organization for Co-operation and Development (OECD), more than half of Russian adults held tertiary degrees in 2012 -- the equivalent of college degree in the United States -- more than in any other country reviewed. Meanwhile, less than 4% of Chinese adults had tertiary qualifications in 2012, less than in any other country. 24/7 Wall St. reviewed the 10 countries with the highest proportion of adults holding a college degree.

Thứ Hai, 04/08/2014 | Thanh Hoa
17

Forbes xếp hạng những trường đại học kinh tế dựa trên tỷ lệ kinh doanh của mỗi trường – số lượng cựu sinh viên và sinh viên thành công trong việc trở thành một nhà kinh doanh hay nhà sáng lập, so với tổng số học viên của trường (đã tốt nghiệp và chưa tốt nghiệp) do Linked cung cấp.

SEPT. 15, 2014 | By KAREN WEINTRAUB
18

Stem cells broke into the public consciousness in the early 1990s, alluring for their potential to help the body beat back diseases of degeneration Alzheimer’s, and to grow new parts to treat conditions like spinal cord injuries.
As many as 4,500 clinical trials involving stem cells are underway in the United States to treat patients with heart disease, blindness, Parkinson’s, H.I.V., diabetes, blood cancers and spinal cord injuries, among other conditions

SEPT. 4, 2014 | Neil Irwin
19

Parchment, a company that processes transcripts for high school students applying to college, analyzed data from the approximately 28,000 applicants who used the service to apply for college this past academic year. Using the choices that these students made when they were admitted to more than one institution — what economists call “revealed preference” — it created a ranking system of where American high schoolers choose when they have a choice.

SEPT. 2, 2014 | Kevin Carey
20

Four years ago, the sociologists Richard Arum and Josipa Roksa dropped a bomb on American higher education. Their groundbreaking book, “Academically Adrift,” found that many students experience “limited or no learning” in college. Today, they released a follow-up study, tracking the same students for two years after graduation, into the workplace, adult relationships and civic life. The results suggest that recent college graduates who are struggling to start careers are being hamstrung by their lack of learning.

SEPT. 4, 2014 | By PRANAY SINHA
21

The statistics on physician suicide are frightening: Physicians are more than twice as likely to kill themselves as nonphysicians (and female physicians three times more likely than their male counterparts). Some 400 doctors commit suicide every year. Young physicians at the beginning of their training are particularly vulnerable: In a recent study, 9.4 percent of fourth-year medical students and interns — as first-year residents are called — reported having suicidal thoughts in the previous two weeks.&nbsp;

28/09/2014 | T. LÊ
22

Trong buổi trò chuyện chiều ngày 27/9 tại Hội sách Hà Nội – thành phố vì hòa bình, ông đã có những chia sẻ rất chân thành và thể hiện sự am hiểu về văn hóa Việt Nam cũng như giới thiệu luôn cuốn sách “Hữu Ngọc- đồng hành cùng thế kỉ văn hóa-lịch sử Việt Nam” của mình.

11/09/2014 | P.N.
23

Giải thưởng Sách hay 2014 (GTSH 2014) do Viện IRED tổ chức đã bước vào mùa giải thứ 4. Theo Điều lệ GTSH, mục đích của giải thưởng thường niên này là “Góp phần lựa chọn sách hay, quảng bá sách hay và lan tỏa tri thức từ những cuốn sách hay; gợi mở những xu hướng đọc sách, viết sách, dịch sách và làm sách tiến bộ”.

13/09/2014 | T.NG
24

Ban tổ chức giải thưởng Sách hay 2014 do Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục (IRED) tổ chức vừa trao giải cho những tác giả, dịch giả có những tư tưởng, triết lý tiến bộ, khai minh cao.

17/09/2014 | V.V.TUÂN - KHẢI MÔNG
25

Trong số 13 cuốn sách được trao giải thưởng Sách hay 2014 (Tuổi Trẻ ngày 12-9), ở lĩnh vực sách nghiên cứu, cuốn sách Văn hóa tộc người Việt Nam của Nguyễn Từ Chi (NXB Thời Đại và tạp chí Văn Hóa Nghệ Thuật ấn hành, 2013) đã được trao giải.
Tuy nhiên, đây lại là cuốn sách được “tái bản và sửa chữa” một cách cẩu thả, vi phạm bản quyền từ cuốn sách gốc mang tên Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người của Nguyễn Từ Chi (NXB Văn Hóa Thông Tin và tạp chí Văn Hóa Nghệ Thuật ấn hành) năm 1996.

SEPT. 2, 2014 | By JENNIFER SCHUESSLER
26

More than 50 years after its publication, Hannah Arendt’s “Eichmann in Jerusalem” remains enduringly controversial, racking up a long list of critics who continue to pick apart her depiction of the Nazi war criminal Adolf Eichmann as an exemplar of “the banality of evil,” a bloodless, nearly mindless bureaucrat who “never realized what he was doing.”
Bettina Stangneth, the author of “Eichmann Before Jerusalem: The Unexamined Life of a Mass Murderer,” published in an English translation this week by Alfred A. Knopf, didn’t aim to join those critics. An independent philosopher based in Hamburg, she was interested in the nature of lies, and set out around 2000 to write a study of Eichmann, the Third Reich’s head of Jewish affairs, who was tried in Israel in 1961, in light of material that has emerged in recent decades.

SEPT. 9, 2014 | By MARTIN FACKLER
27

MATSUE, Japan — Before Japan’s attack on Pearl Harbor, Emperor Hirohito criticized plans to go to war with the United States as “self-destructive” and opposed an alliance with Nazi Germany, though he did little to stop the war that Japan waged in his name, according to the long-awaited official history of his reign released on Tuesday.
The 12,000-page history of Hirohito, who was emperor from 1926 to 1989, including during World War II, also shows him exulting over the victories of his armies in China.
While the agency’s official history of Hirohito was long awaited by scholars, it failed to contain some hoped-for material, such as records of several meetings between the emperor and Gen. Douglas MacArthur, the commander of the American-led occupation forces after the war, who decided against putting Hirohito on trial as a war criminal. Instead, it contained information only about the two leaders’ first meeting, on Sept. 27, 1945, that had already been made public in the past, according to the news agency Kyodo News.

13/09/2014 | Ngọc Bi - P.C.Tùng
28

Bộ phim Dịu dàng (tựa Anh: Gentle) do Lê Văn Kiệt đạo diễn, hãng phim Coco Paris sản xuất, với vai nam chính do Dustin Nguyễn diễn xuất, dựa theo tác phẩm Một sinh vật dịu dàng của nhà văn Nga Fyodor Dostoyevsky, vừa chính thức nhận được lời mời tham dự tranh giải của các liên hoan phim (LHP) quốc tế: Busan 2014 (Hàn Quốc) diễn ra từ ngày 2 - 11.10; Warsaw 2014 (Ba Lan) từ 10 - 19.10; Cairo (Ai Cập) từ ngày 9 - 11.11.

15/09/2014 | Cát Khuê
29

Không phải lần đầu tiên, những cái tên Việt có trên thông tin của Liên hoan phim (LHP) Busan (Hàn Quốc). Bởi nhiều năm trước, lần lượt những cái tên như Đặng Nhật Minh, Nguyễn Phan Quang Bình, Lưu Huỳnh, Bùi Thạc Chuyên, Phan Đăng Di, Vũ Ngọc Đãng, Nguyễn Hoàng Điệp đã từng được xướng danh ở nơi chốn đáng tự hào cho dân làm phim châu Á này.
Nhưng khi cả năm đạo diễn VN cùng có mặt ở Busan thì đích thực là tín hiệu đáng mừng cho điện ảnh Việt...

21/09/2014 | Hoài Vũ
30

Hoàng Điệp: Vâng, chào chị, cái phim Đập cánh giữa không trung thì nếu để tóm tắt cái phim thì nó là một cuộc hành trình khám phá cái bản thân mình của một cô gái trẻ tên là Huyền, với thách thức đầu đời khi mà đang mang thai và không thể giữ cái thai.
Nó là một câu chuyện của một cô gái trong cái ngưỡng cửa mà cô ta sẽ trưởng thành, mà cô ta phải đối mặt những cái khó khăn trong cái cuộc đời. Trong cuộc đời của một con người sẽ có những giây phút có ăn, có uống, có vui, có sướng, có những lúc ở bên người yêu, có những lúc cãi vã, có những lúc xao xuyến một người đàn ông.
Còn cái tựa đề tiếng anh chính là cái tựa đề gợi cảm và chính xác: Flapping in the middle of no where. Tức là nó cho thấy một hành trình mà nó có một cái tính khá là vô vị, khó lên cao và khó xuống thấp. Nó thể hiện một cái trạng thái nửa như là chới với, nửa như là chơi vơi, trạng thái hoang mang và lưỡng lự.

12/09/2014 | Dan Southerland,Tổng biên tập RFA -- Việt-Long dịch thuật
31

Tôi ở trên một trong những chiếc trực thăng cuối cùng rời khỏi Việt Nam vào cuối tháng tư 1975.
Làm phóng viên tường trình chiến tranh ở Việt Nam, Campuchia cho báo The Christian Science Monitor trong khoảng đầu thập niên 1970, trước đó mấy năm đã làm cho UPI tại Việt Nam, tôi không ngạc nhiên khi một cuốn phim tài liệu mới về Việt Nam đã kéo tôi trở lại giòng thác ký ức, mà tôi ước gì có thể xóa đi một số hình ảnh đó trong tâm tư.
Tôi sống ở Việt Nam khá lâu, đủ để biết thương cảm cho những người Việt miền Nam mà tôi biết là bị mắc kẹt không lối thoát, quân đội Bắc Việt vây quanh và đang nhanh chóng tiến vào. Tôi hiểu nỗi sợ hãi của một số người và mối hy vọng ngây thơ của những người khác. Tôi đã, vào phút cuối, dàn xếp được cho một cựu viên chức cao cấp của Việt Nam ra đi. Nếu không ông ấy rất có thể đã mất mạng trong một cái chết chậm, từ từ, trong một "trại cải tạo". Tôi cũng giúp được một giáo sư đại học đi thoát vào ngày cuối của cuộc chiến tranh, khi ông gọi tên tôi qua hàng rào bao quanh Tòa Đại sứ Mỹ. Nhưng tôi đã không thành công với những người quen biết khác. Tôi khuyên cô giáo dạy tiếng Việt của tôi hãy ở lại, vì tôi cảm thấy chế độ mới có thể sẽ không làm gì ác đối với bà, và vì người mẹ của bà cần có bà. Nhưng tôi không thuyết phục được một người thông dịch viên làm việc với tôi ra đi, anh tin rằng sẽ không ai trừng phạt anh, vì anh khá nghèo. Thật sai lầm!

SEPT. 18, 2014 | By J. HOBERMAN
32

Georgian cinema is exotic and, like the mountainous terrain celebrated by the Russian writers Lermontov and Tolstoy, can be forbidding as well as fiercely beautiful. It is also largely unknown. Georgian films have never been easy to show as Georgian films; they were routinely dubbed into Russian for distribution elsewhere, while Soviet authorities preferred to show them abroad as packages devoted to movies produced by a range of national studios. And most Georgian films were held by the Russian archiveGosfilmofond.

Ý kiến nhận xét
05 tháng 09 năm 2014 | Nguyễn Tuấn
1

TP - “Nếu theo lộ trình đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) được Quốc hội thông qua cuối năm nay thì cần phải đào tạo lại đội ngũ giáo viên ngay từ bây giờ”.
Vậy nguồn lực tại các trường sư phạm hiện nay có đáp ứng được yêu cầu đào tạo lại hàng triệu giáo viên trong thời gian ngắn như vậy không?
Chắc chắn có nhiều khó khăn. Có thể nói cách đào tạo hiện nay tại các trường sư phạm đã lỗi thời lắm rồi.
Chính các trường cũng phải tự mình thay đổi cả chương trình và cách dạy mới. Nhưng nhìn chung hệ thống các trường sư phạm còn manh mún. Vừa rồi, chúng ta lại cho nâng cấp hàng loạt trường cao đẳng sư phạm thành đại học đa ngành, đào tạo cả ngân hàng, tài chính, kinh doanh, du lịch. Tức là ta coi các ngành khác là chính, chạy theo đáp ứng yêu cầu của xã hội, vì mục tiêu kinh tế, coi nhẹ sư phạm.

29/09/14 | NGỌC QUANG
2

(GDVN) - Trong thế kỷ 21 này, ngành nào cũng có biến đổi và biến đổi nhanh chóng, nhưng có một ngành mãi vẫn lạc hậu và không thay đổi gì hết, đó là sư phạm.
GS Hồ Ngọc Đại nhận định: "Ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước, khi chúng ta bắt đầu chuẩn bị cuộc cải cách giáo dục với nhiều ảo tưởng, Thủ tướng Phạm Văn Đồng hỏi về tôi cuộc cải cách giáo dục như thế nào? Tôi trả lời ngay: "Sẽ thất bại, vì chiến lược về nền giáo dục hiện đại dông dài, ly kỳ, khó hiểu. Cho đến bây giờ, Việt Nam chúng ta nếu nhìn về mặt triết học thì ngang bằng lịch sử, nhưng thực chất là đang tụt lùi 1-2 thế kỷ”.

31/08/14 | NGỌC QUANG
3

(GDVN) - Bàn về ba phương án thi tốt nghiệp THPT của Bộ Giáo dục, GS Nguyễn Lân Dũng nói thẳng, không có nơi nào trên thế giới tích hợp như Việt Nam.

Để kịp tiến độ công bố phương án chốt vào đầu năm học mới, hiện Bộ GD & ĐT đang tích cực lấy ý kiến về kỳ thi quốc gia qua các kênh trên tinh thần làm sao để kỳ thi không gây xáo trộn quá lớn, quá khó cho học trò. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, một số chuyên gia giáo dục và giáo sư đầu ngành đã cho rằng, người chịu ảnh hưởng lớn nhất trong câu chuyện này chính là các thí sinh, dù có hay không có “kỳ thi quốc gia” thì học sinh cũng không thể trở thành “chuột thí nghiệm” của người lớn.
GS Nguyễn Lân Dũng đã nói thẳng rằng, cả ba phương án do Bộ Giáo dục đề ra đều không hợp lý

04/09/2014 | HỒNG NHUNG
4

(GDVN) - Hãy nhớ rằng chúng ta được nuôi dưỡng bằng dòng sữa mẹ Việt Nam, tuy rất ngọt ngào nhưng được chắt lọc từ biết bao

Trong buổi lễ khai giảng năm học 2014-2015, PGS Văn Như Cương - Chủ tịch, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh có bài phát biểu trước toàn thể thầy cô và học trò. Đó là lời căn dặn của một người thầy, một người Việt Nam với trái tim nhiệt huyết gửi đến các học trò, những thế hệ tương lai của đất nước.

05/09/2014 | NGỌC QUANG
5

(GDVN) - GS Nguyễn Lân Dũng ví von, với kiểu học Lịch sử ép nhớ quá nhiều số liệu, GS Phan Huy Lê không dở tài liệu mà phải viết ngay lời giải thì liệu được mấy điểm?

23/09/2014 | Lê Vinh Quốc
6

Để xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới, việc đầu tiên là phải xác định triết lý giáo dục mới cho nó.
“Thực học” đối với các nước tiên tiến từ lâu đã trở thành lẽ đương nhiên không cần đề xướng. Nhưng đối với Việt Nam, nơi mà truyền thống học để thi đỗ làm quan cùng với tệ nạn dạy học giả để đạt những giá trị giả mà lấy bằng cấp thật vẫn đang ngự trị xã hội thì việc nhấn mạnh thuộc tính này là rất cần thiết. Thuộc tính này chính là “bốn trụ cột” mà UNESCO đã khẳng định.

21/09/2014 | Duong Chi Anh
7

Khủng hoảng trong giáo dục chủ yếu xuất phát từ chính sách yếu kém và các văn bản luật không định lượng được tình hình thiếu minh bạch, bảo vệ lợi ích cục bộ, không nghiêm trong thi hành...

22/08/2014 | Vũ Thị Phương Anh
8

Các điều khoản trong Luật Giáo dục đại học cho thấy quyền tự chủ thực sự của các trường đại học khó có thể trở thành hiện thực vì có quá nhiều điểm hoàn toàn trái với tinh thần tự chủ đại học hoặc mơ hồ đến độ không thể thực thi.

05/09/2014 | Vũ Phan
9

Có một nhầm tưởng dai dẳng về giáo dục VN - đó là do chúng ta còn nghèo, phần chi cho giáo dục ít nên đành chịu chất lượng thấp. Kể cả khi tính theo con số thống kê chính thức hay con số thực chi thì tỷ lệ chi cho giáo dục trên GDP của nước ta vào loại cao nhất nhì thế giới.
Yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục, ngay từ cấp tiểu học cho đến bậc đại học là tinh thần tự do trong học tập, tư duy lật đi lật lại vấn đề, cách suy nghĩ học để lấy kiến thức, để ứng xử trong cuộc sống chứ không phải học để thi cử hay vì bằng cấp. Môi trường giáo dục của chúng ta hiện đang thiếu vắng một tinh thần như thế, cả ở thầy lẫn trò. Cũng không phải do sự hạn chế hay ràng buộc nào về mặt chủ trương, chính sách; tất cả chỉ do một quán tính từ thời tập trung bao cấp, quen với nếp học từ chương, quen với thái độ “độc quyền chân lý” trong ngành giáo dục. Quan trọng nhất là không ai xem đó là vấn đề quan trọng cần cải tiến.

25/09/2014 | Nguyễn Hoàng Ánh
10

Do số phận đưa đẩy, tôi sinh ra trong một gia đình ba đời làm nghề gõ đầu trẻ. Từ nhỏ tôi đã hít thở không khí nghề này, nghe hết chuyện thâm cung bí sử của các trường, cả đời gắn bó và rồi có điều kiện quan sát cả giáo dục ở những nước khác. Tôi có thể thấy xã hội VN đã ngộ nhận quá nhiều về giáo dục. Và đây là những ngộ nhận theo tôi là phổ biến và nguy hại nhất:

15/09/2014 | Nguyễn Sỹ Phương
11

Khác với kinh tế quản lý tập trung, nền kinh tế thị trường tuân theo quy luật cung cầu. Thị trường nhân dụng cũng không ngoại lệ. Chúng luôn dịch chuyển từ chỗ thừa sang chỗ thiếu để lập thế cân bằng mới cả về cơ cấu lẫn số lượng, trong khi đó cả về chính sách lẫn nhận thức dân chúng nước ta chưa hẳn sẵn sàng thích ứng với quy luật lưu thông chất xám trong thời đại toàn cầu hoá mà vẫn nặng kỳ thị nó coi đó là chảy máu chất xám.

03/09/2014 | NGUYỄN DUY XUÂN
12

Thầy giáo Nguyễn Duy Xuân, một người tự nhận "số phận đã gắn cuộc đời với những lễ khai trường, khi tôi chọn cho mình cái nghiệp nhà giáo" đã chia sẻ những suy tư của mình khi thời khắc ngày khai trường lại tới. VietNamNet giới thiệu bài viết của ông, và mong nhận được những chia sẻ khác của các thầy cô giáo, phụ huynh, học sinh nhân dịp đầu năm học mới, theo địa chỉ: bangiaoduc@vietnamnet.vn.

05/09/2014 | CHI MAI
13

Bà Nguyễn Thanh Hải có hai con gái, đang học lớp 8 và năm thứ ba ĐH. “Con ngoan, trò giỏi, công dân năng động” là “sản phẩm” mong đợi của phụ huynh - PGS.TS Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Đại Biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình đối với ngành giáo dục.

25/04/13 | Đ.Q
14

(GDVN) - Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cho biết, ông đã xem clip "Sự trăn trở của kẻ lười biếng" và cũng đã nhận được bài viết của một nữ sinh lớp 12 nhân sự kiện này. Theo ông, Bộ trưởng GD&ĐT nên theo dõi, đối thoại với các em.

SEPT. 27, 2014 | By DAVID P. BARASH
15

It’s irresponsible to teach biology without evolution, and yet many students worry about reconciling their beliefs with evolutionary science. Just as many Americans don’t grasp the fact that evolution is not merely a “theory,” but the underpinning of all biological science, a substantial minority of my students are troubled to discover that their beliefs conflict with the course material.

SEPT. 9, 2014 | Tom Friedman
16

“We think it’s a big deal” where we go to college, Busteed explained to me. “But we found no difference in terms of type of institution you went to — public, private, selective or not — in long-term outcomes. How you got your college education mattered most.”
Graduates who told Gallup that they had a professor or professors “who cared about them as a person — or had a mentor who encouraged their goals and dreams and/or had an internship where they applied what they were learning — were twice as likely to be engaged with their work and thriving in their overall well-being,”

SEPT. 21, 2014 | By VICKI MADDEN
17

In spite of our collective belief that education is the engine for climbing the socioeconomic ladder — the heart of the “American dream” myth — colleges now are more divided by wealth than ever. When lower-income students start college, they often struggle to finish for many reasons, but social isolation and alienation can be big factors. .. At the 193 most selective colleges, only 14 percent of students were from the bottom 50 percent of Americans in terms of socioeconomic status. Just 5 percent of students were from the lowest quartile.
The more elite the school, the wider that gap. I remember struggling with references to things I’d never heard of, from Homer to the Social Register. I couldn’t read The New York Times — not because the words were too hard, but because I didn’t have enough knowledge of the world to follow the articles. Hardest was the awareness that my own experiences were not only undervalued but often mocked, used to indicate when someone was stupid or low-class: No one at Barnard ate Velveeta or had ever butchered a deer.

AUG. 31, 2014 | By BEN CARPENTER
18

Career training must start early because getting students to decide what job they want — and teaching them how to thoroughly research that job, get internships and conduct a job search for a full-time position — is not a quick or easy task. This course would ask students to consider their skills and interests. What are they good at? What do they like to do? Then students would be taught how to thoroughly research the industries and jobs that utilize their talents. The best way to do this is by arranging dozens of one-on-one informational interviews with contacts generated from family, friends and their school’s alumni database.

SEPT. 6, 2014 | Frank Bruni
19

As we pepper students with contradictory information and competing philosophies about college’s role as an on ramp to professional glory, we should talk as much about the way college can establish patterns of reading, thinking and interacting that buck the current tendency among Americans to tuck themselves into enclaves of confederates with the same politics, the same cultural tastes, the same incomes. That tendency fuels the little and big misunderstandings that are driving us apart. It’s at the very root of our sclerotic, dysfunctional political process.

SEPT. 10, 2014 | By NICK BILTON
20

I’ve met a number of technology chief executives and venture capitalists who say similar things: they strictly limit their children’s screen time, often banning all gadgets on school nights, and allocating ascetic time limits on weekends.
I was perplexed by this parenting style. After all, most parents seem to take the opposite approach, letting their children bathe in the glow of tablets, smartphones and computers, day and night.
Yet these tech C.E.O.’s seem to know something that the rest of us don’t.

27/09/2014 | NGUYỄN TIẾN DŨNG
21

Lời tòa soạn: Trong bài viết dưới đây, GS Nguyễn Tiến Dũng (ĐH Toulouse) kể lại câu chuyện nhà khoa học Laurent Lafforgue báo động về sự sa sút của giáo dục Pháp.
Laurent Lafforgue - giải thưởng Fields năm 2002 - đã dành nhiều thời gian tìm hiểu nguyên nhân, và đã đưa ra các kết luận "trời giáng", hay nói chính xác hơn là một “bản án”, đổ lên đầu các quan chức giáo dục,khiến cho người ta “sợ” đến nỗi ép ông phải từ chức khỏi Hội đồng giáo dục chỉ sau ít hôm ngồi trong đó “do bất đồng tư tưởng”.

14/09/2014 | Tường Nguyễn
22

Đây hẳn là một tín hiệu lạc quan cho ngành giáo dục Pháp: Theo một điều tra từ hội sinh viên mang tên La Fabrique (thành lập năm 2013), sau khi tổ chức thăm dò ý kiến trên một mẫu là 3.000 sinh viên, kết quả cho thấy 71% sinh viên được hỏi cho biết họ hài lòng về nội dung chương trình học và 62,5% thích thú với quá trình giao tiếp với giảng viên khi những thắc mắc của sinh viên đã được giải đáp thỏa đáng sau buổi học.
Song song đó, 75% cũng đã phát biểu rằng quá trình giảng dạy đại học (ĐH) đã giúp cung cấp nhiều kiến thức phong phú và đã tạo điều kiện tốt giúp sinh viên tự hoàn thiện bản thân như họ mong muốn.

Trà dư tửu hậu
08/09/2014 | XUÂN TRUNG
1

Trên đây là ý kiến của GS. Phạm Phụ (Trường Đại học Bách khoa – ĐH QG TP.HCM) khi nhận định về mô hình đại học không vì lợi nhuận tại Việt Nam.

Theo GS.Phạm Phụ, dấu hiệu cơ bản nhận biết trường hoạt động không vì lợi nhuận sẽ có ba điều kiện: Không có cổ đông, tài sản của trường là tài sản của cộng đồng, không phải của nhà nước, cũng không thuộc về cá nhân nào. Tài sản này được đóng góp bởi các nhà mạnh thường quân và không chia lợi nhuận cho bất cứ ai. Điều nữa, học phí bình quân sẽ thấp hơn chi phí. Điều thứ ba, theo GS. Phạm Phụ trường không vì lợi nhuận phải được quản lý bởi mội Hội đồng ủy thác, hội đồng này bao gồm những chính khách, những nhà giáo có tâm huyết, những học giả chứ không phải là những người đóng góp vốn.

18/09/2014 | Nguyễn Tiến Triển
2

Như chúng ta đã biết, chữ Việt của ta là thứ chữ La-tinh hóa, được hình thành trên cơ sở bảng chữ cái La-tinh được cải biến cho phù hợp với việc ghi âm tiếng Việt. Vì vậy mỗi chữ cái đều có một tên riêng và mỗi chữ dùng để ghi một âm tiếng Việt hay còn gọi là âm chữ. Ví dụ: Chữ A dùng để ghi âm “a”, hay nói cách khác, chữ A có âm chữ là “a”; chữ B (bê) dùng để ghi âm “bờ”, nói cách khác chữ B có âm chữ là “bờ”; hay chữ G (giê) dùng để ghi âm “gờ”, nói cách khác, chữ G có âm chữ là “gờ”... Tuy nhiên hiện nay rất nhiều người đọc sai tên chữ như chữ B (bê) đọc là chữ “bờ”, chữ C (xê) đọc là chữ “cờ”; hay chữ G (giê) đọc thành chữ “gờ”…

13/09/2014 | T. Luy
3

TTO - Quy mô đào tạo ở các trường y tăng nhanh, đội ngũ giảng viên, điều kiện, phương tiện giảng dạy chưa theo kịp, từ đó tạo ra các thế hệ SV thiếu chuyên nghiệp.

Đó là vấn đề được GS.TS Phạm Thị Minh Đức - Phó chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam đặt ra tại Hội thảo “Tăng cường tính chuyên nghiệp trong thực hành nghề y” được Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ ngày 13-9.

22/09/2014 | Van Truong
4

TT - Học làng nhàng, trượt ĐH hoặc chỉ trúng tuyển vào các trường điểm thấp, nhưng các thí sinh này được cử đi học bác sĩ, dược sĩ - ngành vốn chỉ dành cho những người rất giỏi.
Gần 1.000 sinh viên được các tỉnh gửi học tại Trường ĐH Y dược Cần Thơ theo diện cử tuyển.
Thế nhưng chính trường này thừa nhận hoàn toàn không yên tâm về chất lượng của khoảng 500 bác sĩ đã và sắp ra trường. Vấn đề nằm ở khâu tuyển chọn đầu vào quá dễ dãi.

23/09/2014 | Vân Trường
5

TT - “Việc cử tuyển sinh viên đi học ngành y phải khắt khe, tiêu chuẩn cao hơn các ngành khác” - đó là khẳng định của PGS.TS Nguyễn Trung Kiên, phó hiệu trưởng Trường ĐH Y dược Cần Thơ.

14/09/2014 | Hoài Nam
6

(Dân trí) - Học sinh, sinh viên xem việc lên mạng “cóp” lại thông tin thành của mình là việc tràn lan, phổ biến và các bạn xem đó là điều bình thường. Đó chỉ mới là một trong những hệ lụy làm bào mòn tư duy khi lạm dụng công nghệ.

Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Võ Thị Tường Vy, ĐH Sư phạm TPHCM tại chuyên đề “Những tác động của công nghệ số đối với đời sống gia đình và việc giáo dục đạo đức lối sống cho con trẻ” do Nhà Văn hóa Phụ nữ TPHCM tổ chức ngày 13/9.

22/09/2014 | Hieu Trung
7

TT - Bệnh đạo văn đang làm xấu đi hình ảnh của nền giáo dục và khoa học Hàn Quốc, thậm chí còn lây lan sang cả các lĩnh vực khác trong xã hội.
Các chuyên gia Hàn Quốc cho rằng cần phải giáo dục chặt chẽ học sinh từ nhỏ về sự trung thực, tội đạo văn và đề ra luật rõ ràng, chặt chẽ để trừng phạt tội đạo văn, sao chép. Chỉ như vậy mới có thể ngăn chặn được tình trạng học sinh, sinh viên và các nhà nghiên cứu sao chép, cắt dán.

04/09/2014 | Nhóm PV
8

Bằng tốt nghiệp cao đẳng: 3 triệu; bằng đại học: 4,5 triệu; thạc sĩ: 5 triệu; tiến sĩ: 7 triệu đồng… Đó là giá các loại bằng cấp mà một đường dây lớn công khai rao bán trong nhiều năm nay. Vì sao đường dây này lại tồn tại lâu và ngang nhiên hoạt động như vậy?

25/09/2014 | Hồng Hạnh
9

(Dân trí) - Bộ GD-ĐT vừa ban hành Chỉ thị về việc tăng cường triển khai thực hiện nhiệm vụ dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân. Theo đó, sẽ quản lý chặt chẽ việc in ấn, cấp phát, sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quốc gia theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho VN.

23/09/2014 | Hà Thành
10

Sinh viên dùng chứng chỉ tiếng Anh giả để xét tốt nghiệp ngày càng nhiều kể từ khi các trường ĐH, CĐ thực hiện chuẩn đầu ra tiếng Anh.

04/09/2014 | Tuệ Nguỹen
11

Bộ GD-ĐT yêu cầu huy động các điều kiện để có thể thu nhận hết số học sinh đã hoàn thành chương trình tiếng Anh thí điểm lớp 5 vào học tiếp chương trình này ở lớp 6 khi thực hiện việc dạy ngoại ngữ theo chương trình - sách giáo khoa mới.

03/09/2014 | Nguyễn Vũ Phan
12

Triển khai Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020, từ nhiều năm nay nhiều địa phương đã mở các lớp tiếng Anh thí điểm cho học sinh tiểu học bắt đầu từ lớp 3. Sẽ không vấn đề gì nếu có sự tiếp nối mạch lạc, đồng bộ trong chương trình học khi các học sinh này bước vào THCS hay THPT.

15/09/2014 | Bích Thanh
13

Sau 5 năm học chương trình tiếng Anh tăng cường với sự đầu tư rất lớn về tiền bạc của phụ huynh và thời gian của học sinh thì khi lên lớp 6, học sinh theo học chương trình này tại TP.HCM vẫn phải học với sách giáo khoa tiếng Anh của Bộ GD-ĐT dành cho học sinh mới bắt đầu làm quen với tiếng Anh!

13/09/2014 | V.HÀ - NG.HÀ
14

TT - Trên 500 câu hỏi gửi về Tuổi Trẻ bày tỏ băn khoăn về kỳ thi quốc gia tại buổi giao lưu trực tuyến với Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn) ngày 12-9,

25/09/2014 | Trần Ngọc Tuấn
15

Như một "luật bất thành văn", hầu hết giám khảo khi chấm bài môn văn thường quan niệm rằng điểm môn văn không bao giờ trên... 8. Cũng như nhiều người cho rằng chỉ những người lãng mạn, mơ mộng mới học giỏi văn.

20/09/2014 | NGUYỄN NGỌC KIM AN
16

TT - Gửi mẹ của con. Mẹ ơi, con gái năm cuối cấp rồi, sắp phải bước vào kỳ thi quan trọng nhất cuộc đời.

13/09/2014 | Gia Hương
17

Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT Kon Tum, năm học 2014 - 2015, ngành giáo dục tỉnh này triển khai dạy tiếng Bahnar và Giarai ở 15 trường tiểu học của các huyện Sa Thầy, Kon Rẫy và TP.Kon Tum.
Theo đó, sẽ có 819 học sinh ở 10 trường tiểu học được học tiếng Bahnar và 255 học sinh học tiếng Giarai. Học sinh được rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc và viết của mỗi thứ tiếng. Tổng thời gian của cả năm học là 33 tuần. Học sinh các trường thực hiện chương trình học tiếng Bahnar và Giarai được cấp phát sách giáo khoa, vở và tài liệu tham khảo.

25/09/2014 | Trương Quang Nam
18

Trường hợp này xảy ra tại lớp đại học liên thông vừa làm vừa học ngành sư phạm mỹ thuật khóa 4 (2012 - 2014) do Trường ĐH Nghệ thuật (ĐH Huế) mở dạy tại Trường ĐH Quảng Bình.

17/09/2014 | Công Khanh
19

Trên thực tế, tác giả SGK trung học thường là giáo viên trung học cao cấp (tạm dịch từ professeur agrégé, chiếm khoảng 26% giáo viên trung học) hoặc thanh tra sư phạm vùng (IPR). Rất hiếm khi giảng viên đại học trực tiếp tham gia biên soạn SGK phổ thông.
SGK Pháp không chỉ trình bày phần bài học mà còn giới thiệu các hoạt động tiếp cận bài học và hệ thống hóa bài tập theo chủ đề lẫn cấp độ khó. Theo nghĩa của nước ta hiện nay, nó không chỉ đơn thuần là SGK mà còn là một quyển sách tham khảo đáng tin cậy.
Điều này là một trong những nguyên nhân khiến học sinh Pháp không phải tham gia học thêm vì sợ không giải được bài tập.
Một môn học ở một khối lớp có nhiều bộ SGK của nhiều nhóm tác giả khác nhau. Giáo viên bộ môn là người quyết định học sinh của mình nên chọn bộ sách nào.

29/09/2014 | Tuệ Nguyễn
20

GS Trần Đình Sử, nguyên giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, nhận định: “Tôi chưa thấy đổi mới lần này có gì khác so với chương trình hiện hành. Chương trình hiện hành bị phê phán rất nhiều nhưng không phải lỗi của chính chương trình ấy mà lỗi của người thực hiện nó. Cái gì sẽ đảm bảo cách làm hiện nay là thành công, nếu không đổi mới cách làm thì một bộ hay nhiều bộ sách giáo khoa (SGK) cũng thế mà thôi”. GS Sử cảnh báo: “Cách làm cũ thì khó cho ra kết quả mới được”.

13/09/2014 | ĐÀM Q. MINH &amp; NGUYỄN T. THU HUYỀN
21

Có thể nhận thấy rằng những chuyển đổi gần đây của giáo dục Việt Nam là khá tích cực. Trong số đó, có thể nói đến việc chấp nhận nhiều bộ sách giáo khoa (SGK) và loại bỏ sự độc quyền bấy lâu nay trong lĩnh vực này. Hai giải pháp của Bộ GD-ĐT đề xuất có một giải pháp là để các đơn vị tự làm và Bộ chỉ đóng vai trò kiểm duyệt, giải pháp còn lại là Bộ sẽ tự làm một bản và duyệt các bản khác. Vậy hai phương án này bản chất sẽ đi dẫn đến những kịch bản như thế nào?

28/09/2014 | Hồng Hạnh
22

(Dân trí) - Sau khi nghe tờ trình đề án đổi mới chương trình, SGK phổ thông sau 2015 của Chính phủ, mặc dù nhất trí cao với tờ trình nhưng nhiều đại biểu vẫn còn nhiều băn khoăn và đề nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ GD-ĐT trong biên soạn, sử dụng sách giáo khoa.

24/09/2014 | HOÀNG THỊ TUYẾT
23

TT - Tự đề án đã vẽ nên con đường trở lại “độc bản”, “độc quyền” trong giáo dục phổ thông khi nghiêng về phương án để Bộ GD-ĐT chủ động tổ chức biên soạn đầy đủ một bộ SGK.

28/08/2014 | CHI MAI
24

GS Đào Trọng Thi - chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã có trao đổi với báo chí về phương án một kỳ thi quốc gia và đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

30/09/2014 | NGÂN ANH
25

NXB Giáo dục Việt Nam đã có văn bản báo cáo và xin ý kiến Bộ trưởng GD-ĐT về việc chi phí nhuận bút SGK và mức chi trả tiền bản quyền sử dụng tác phẩm văn học trong SGK trước những thông tin cho rằng NXB sẽ phải trả bản quyền tới hơn 20 tỷ đồng.

30/09/2014 | Nguyễn Hùng
26

(Dân trí) - Trước luồng thông tin phải trả bản quyền sách giáo khoa (SGK) lên đến hơn 20 tỷ đồng, NXB Giáo dục Việt Nam đã có văn bản báo cáo Bộ GD-ĐT về việc chi phí nhuận bút SGK và mức chi trả tiền bản quyền sử dụng tác phẩm văn học trong SGK.

08/09/2014 | Minh Luân
27

Tiếp theo tài liệu dạy học vật lý các lớp bậc THCS mà Sở GD-ĐT TP.HCM đã biên soạn từ năm 2011, trong năm học mới sở này đưa vào sử dụng tài liệu giảng dạy toán lớp 6 và dự kiến tiếp tục soạn các môn khác.

26/09/2014 | Hoàng Hương
28

Để rộng đường dư luận, Tuổi Trẻ đã trao đổi với TS Bùi Mạnh Hùng - Trường ĐH Sư phạm TPHCM:

Để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông trước hết phải đổi mới chương trình và sách giáo khoa, sau đó là đổi mới tất cả các yếu tố còn lại để cả hệ thống được vận hành một cách đồng bộ, nhưng trong đó có ba yếu tố cần tập trung hơn cả, vì tầm quan trọng và mức độ nan giải của nó, đó là: chương trình, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất.

18/09/2014 | VĂN CHUNG
29

Phụ huynh lo lắng khi con phải học thuộc nội dung kiến thức phụ nữ có thai nên làm gì trong sách Khoa học lớp 5. VietNamNet đã gặp gỡ một số giáo viên tiểu học và chủ biên cuốn sách để nghe giải thích.

Trao đổi với VietNamNet, bà Bùi Phương Nga-chủ biên cuốn sáchKhoa học lớp 5 hiện hành cho biết: “Có người nói quá sớm. Có người lại mong SGK đề cập vấn đề này sớm hơn, kĩ hơn. Trên quan điểm của nhà giáo dục, chúng tôi xuất phát quyền lợi các cháu. Trước khi viết sách, từ những năm 1995 đến 1997, chúng tôi đã làm điều tra rất kĩ. Kết quả là không ít em độ tuổi nhỏ đã phát dục sớm, hiện tượng các em trai em gái bị lạm dụng tình dục không phải ít. Vì vậy, nếu dạy càng sớm cho trẻ các kiến thức này càng tốt”.

18/09/2014 | S.H.
30

(Dân trí) - Sách khoa học lớp 5 đã được tái bản đến lần thứ 7 nhưng bỗng trở thành đề tài tranh luận khi phụ huynh phát hiện con mình phải học thuộc lòng một bài học ở phần Con người và sức khỏe. Nhiều giáo viên không tán thành với cách dạy này.

Trong sách khoa học lớp 5, "Bài 5: Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe?" của nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có nội dung dạy trẻ về việc Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì? Tại sao?

23/09/2014 | VĂN CHUNG
31

Từ ngày 15/10, các trường tiểu học trên cả nước sẽ tiến hành việc bỏ chấm điểm thường xuyên. Hiện nay, nhiều trường đang chờ hướng dẫn thực hiện.

30/09/2014 | Bích Thanh - Minh Luân
32

Để có được nhận xét chính xác và giúp phụ huynh nắm rõ thực lực của học sinh, nhiều giáo viên chấm bài nháp bằng điểm sau đó mới ghi nhận xét vào vở cho học sinh nên mất rất nhiều thời gian. Có giáo viên còn nói thẳng: “Bài kiểm tra nào phải nộp cho trường, cho phòng thì cô nhận xét còn những bài tập khác còn lại cô vẫn cho điểm như bình thường để khỏi mất thời gian”.

28/09/14 | HỒNG NHUNG
33

(GDVN) - Nơi đô thị lớn thì đánh giá tốt, nhỏ hơn thì đánh giá khá, có nơi đánh giá trung bình, nhưng cũng có nơi không biết thế nào là đánh giá....

Trao đổi với Báo Giáo dục Việt Nam, TS Ngô Gia Võ – Trưởng khoa Giáo dục Tiểu học của Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã bày tỏ quan điểm về cách đánh giá mới này.

16/09/2014 | Hữu Duyệt
34

Triết lý cơ bản của nền giáo dục Phần Lan là niềm tin vào khả năng của con người. Những người làm chính sách giáo dục của Phần Lan tin rằng bất kỳ ai cũng mang trong mình những giá trị có thể đóng góp cho xã hội. Mục đích của giáo dục, không phải là đưa con người vào một khung khổ, mà là giúp học viên phát hiện và phát huy tố chất vốn có của bản thân. Do đó trường học là nơi rất bình đẳng, mọi học sinh đều hưởng những cơ hội ngang nhau, để trẻ tự do phát triển cá tính, nguyện vọng và tài năng.

17/09/2014 | Đại Thắng
35

Nhiều chuyên gia giáo dục nhận định giáo dục Nhật Bản thời kỳ cận-hiện đại được bắt đầu từ thời Minh Trị (1868-1912). Tuy nhiên, các văn bản pháp luật, các quy định giáo dục thời Minh Trị chưa nhắc đến “triết lý giáo dục”. Mãi sau Thế chiến thứ II, các nhà nghiên cứu giáo dục người Nhật cho rằng giáo dục Nhật Bản ngay từ trước 1945 vận hành theo triết lý “mỗi người học sẽ trở thành một cá nhân hoàn thiện đạo đức” - được thể hiện trong Sắc chỉ giáo dục (hay còn được biết đến là “thánh chỉ” của Thiên hoàng Minh Trị ban bố vào năm 1879). Triết lý “đạo đức” trong thánh chỉ của Minh Trị chứa thông điệp giáo dục đạo đức mang màu sắc Nho giáo - hết lòng vì vua, trung quân mới là ái quốc.

17/09/2014 | Đại Thắng - Hữu Duyệt
36

Nền giáo dục Mỹ hướng đến việc đào tạo ra những con người tự do, có thể dễ dàng thích nghi với cuộc sống đang biến động từng ngày. Người Mỹ hiểu rằng việc “bó buộc” trẻ em trong những quyển sách “quốc định” chỉ khiến sức tưởng tượng và sự sáng tạo của trẻ bị giới hạn. Điều đó đồng nghĩa với việc hạn chế khả năng sống của trẻ trong một thế giới hội nhập, đa dạng. Đó là lý do tại sao chương trình học tại các trường ở Mỹ rất giàu tính trải nghiệm, kích thích sự phát hiện, khuyến khích trẻ đưa ra tất cả suy nghĩ “xung quanh một câu hỏi”.

18/09/2014 | Trung Nhân - Đại Thắng
37

Trong công cuộc phục hồi, phát triển kinh tế sau Thế chiến thứ II của đất nước “cỗ xe tăng” có sự đóng góp rất quan trọng của nền giáo dục đậm chất Nhân bản - Trải nghiệm - Thực tế.

Giáo dục Đức “lấy người học làm trung tâm” nhằm cân bằng và phát triển được ba yếu tố cần thiết để trẻ bước vào xã hội sau này là: Tính cách cá nhân (tính cách, thái độ, các mối quan hệ, nhân cách); Tính chuyên nghiệp (tri thức, khả năng tư duy) và tính thực tiễn (cách thức vận dụng, khả năng sáng tạo).

SEPT. 5, 2014 | By ANDREW ROSS SORKIN
38

“Big History” did not confine itself to any particular topic, or even to a single academic discipline. Instead, it put forward a synthesis of history, biology, chemistry, astronomy and other disparate fields, which Christian wove together into nothing less than a unifying narrative of life on earth. Christian explained to the camera that he was influenced by the Annales School, a group of early-20th-century French historians who insisted that history be explored on multiple scales of time and space. Christian had subsequently divided the history of the world into eight separate “thresholds,” beginning with the Big Bang, 13 billion years ago (Threshold 1), moving through to the origin of Homo sapiens (Threshold 6), the appearance of agriculture (Threshold 7) and, finally, the forces that gave birth to our modern world (Threshold 8).

21/09/2014 | D. Kim Thoa
39

TT - Các tỉ phú Mỹ từ lâu xem giáo dục là một lý do xứng đáng để họ tham gia công tác xã hội. Ông chủ của Microsoft cũng không phải là ngoại lệ.
00:00
Sau những trải nghiệm không vui lắm với dự án “Common Core”, hơn ba năm qua tỉ phú Bill Gates đã và đang dành nhiều tâm huyết cho dự án đưa môn lịch sử vào trường học theo một cách tiếp cận mới: kể chuyện.

SEPTEMBER 14, 2014 | By DIDI KIRSTEN TATLOW
40

Mr. Zhao examines how China’s contemporary examination-driven system emerged from an authoritarian, imperial culture, and how it has become an object of admiration among some policy makers in the West after Shanghai students ranked at the top in the Program for International Student Assessment, or PISA, test twice in a row. That throws up a puzzle that he unpicks: Chinese educators, parents and students believe their system is broken and have been trying to change it for decades. At best it produces a narrow kind of intelligence. At worst it replicates a rigid culture in which everyone competes for a few elite jobs that are dispensed, and controlled, by the state. So why is the West trying to “catch up” with China?
(He is) the author of “Who’s Afraid of the Big Bad Dragon: Why China Has the Best (and Worst) Education System in the World,” being published this week.

SEPT. 14, 2014 | By NATASHA SINGER
41

Legislators in the state (California) passed a law last month prohibiting educational sites, apps and cloud services used by schools from selling or disclosing personal information about students from kindergarten through high school; from using the children’s data to market to them; and from compiling dossiers on them. The law is a response to growing parental concern that sensitive information about children — like data about learning disabilities, disciplinary problems or family trauma — might be disseminated and disclosed, potentially hampering college or career prospects. Although other states have enacted limited restrictions on such data, California’s law is the most wide-ranging.

Wednesday 24 September 2014 | theguardian.com
42

Conservative school board proposes history education should be to promote patriotism and respect for authority

SEPT. 1, 2014 | By JAMES R. GROSSMAN
43

If we want students to understand what is happening in Missouri or the Middle East, they need an unvarnished picture of our past and the skills to understand and interpret that picture. People don’t kill one another just for recreation. They have reasons. Those reasons are usually historical.

AUG. 30, 2014 | By REEVE HAMILTON
44

Over 20 states allow at least some community colleges to offer bachelor’s degrees. In California, a bill that would allow them was sent to the governor recently for his signature. Supporters are optimistic that he will sign the measure.
“I think the evidence suggests, not only within Texas but around the country, that there is a niche for these kinds of programs,”

07/09/2014 | CHI MAI
45

Thời gian qua, trong giáo dục ĐH có một loạt vụ việc như trường ĐH Tôn Đức Thắng kiện GS Nguyễn Đăng Hưng, thanh tra ĐH mở TP.HCM phát hiện hàng loạt sai phạm, vụ GS Đàm Khải Hoàn “bằng Tiến sĩ Y khoa giá 200 triệu”, vụ mua điểm tại ĐH Quy Nhơn, tranh chấp tại ĐH Hoa Sen, ĐH Công nghệ Sài Gòn...

20/09/2014 | Trần Huỳnh
46

TT - Không phải đây là năm đầu tiên ĐHQG TP.HCM thực hiện những điều này. Tất cả hằng năm đều được báo cáo Bộ GD-ĐT nhưng đến năm nay ĐHQG TP.HCM lại bị “thổi còi”.

28/09/2014 | Hoài Nam
47

(Dân trí) - “Mở đường” cho các công trình, dự án xã hội hóa, đầu năm học, nhiều trường lại dùng đến chiêu “than nghèo kể khổ” đánh vào tâm lý “tự nguyện” của phụ huynh.

09/06/2014 | NGÂN ANH
48

Một loạt quy định, hướng dẫn đã được Bộ GD-ĐT công bố trước thềm năm học mới và sẽ có hiệu lực ngay từ năm học 2014 – 2015.

28/09/2014 | Hoài Nam
49

(Dân trí) - Đầu năm học, nhiều người tránh việc đi họp phụ huynh không phải vì thiếu quan tâm đến con mà họ không muốn mất thời gian đến chỉ để nghe thông báo về các khoản tiền phải đóng.
 

22/09/2014 | Nguyen Chi
50

(Dân trí) - Đầu năm học mới, hàng trăm bạn đọc ở các địa phương trong cả nước gửi thông tin đến báo Dân trí phàn nàn về khoản thu ở các trường. Qua các ý kiến bạn đọc cho thấy phụ huynh rất bức xúc về các khoản thu này, “bảo là tự nguyện nhưng không đóng không được”…

23/09/2014 | LÊ Đang Đạt
51

Đại hội phụ huynh Trường THCS Colette diễn ra vào sáng 21/9. Nội dung được ban đại diện phụ huynh các lớp quan tâm nhất chính là đề xuất của trường về việc đóng góp xây dựng nhà vệ sinh thông minh cho học sinh (HS) với số tiền đầu tư khoảng 2 tỷ đồng.

16/09/2014 | Vũ Thơ
52

UBND TP.Hà Nội vừa có kết luận thanh tra về Trường đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị (UTM), trong đó chỉ rõ nhiều sai phạm của trường này.
Theo bản kết luận, tại thời điểm kiểm tra, trường không có hiệu trưởng và chỉ có duy nhất phó hiệu trưởng đã 81 tuổi, lại được bổ nhiệm sai quy định. Độ tuổi bổ nhiệm theo quy định là không quá 70 nhưng ông Đỗ Doãn Hải, Phó hiệu trưởng nhà trường được bổ nhiệm khi đã 79 tuổi. Đội ngũ giảng viên vào thời điểm tháng 10.2013 cũng chỉ có 8 người, trong đó, khoa Công nghệ thông tin chỉ có 1 giảng viên.

24/09/2014 | Đăng Đức
53

(Dân trí) - Chiều 23/9, ông Trần Ngọc Lân, Chủ tịch UBND huyện Gio Linh (Quảng Trị) cho biết, huyện đã thống nhất phương án hợp đồng lại đối với tất cả các giáo viên, nhân viên trường học có tên trong danh sách, thời hạn hợp đồng được thực hiện như năm học 2013 - 2014.

17/09/2014 | Vĩnh Hà
54

TT - Nỗ lực xây dựng trường lớp của Hà Nội không thể theo kịp sự xuất hiện của hàng loạt chung cư, khu đô thị mới.

16/09/2014 | Hoàng Hương
55

TT - Lớp học có sĩ số 50 học sinh trở lên là tình trạng chung ở nhiều trường điểm, trường nổi tiếng của TP.HCM hiện nay.

16/09/2014 | Vĩnh Hà
56

TT - Hà Nội hiện có 433 trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia từ năm 2008 trở về trước. Đợt kiểm tra gần đây, nhiều trường không giữ được các tiêu chí như thời điểm mới được công nhận.

Ông Phạm Xuân Tài, phó Ban văn hóa - xã hội HĐND TP Hà Nội, cho biết theo thống kê tại 23 quận huyện trong đợt kiểm tra năm 2014, có 43 trường vượt sĩ số cho phép và 124 trường không đạt chuẩn về cơ sở vật chất.
Đây mới chỉ là kết quả kiểm tra của chưa đến 50% trong số trường đạt chuẩn trên.

09/04/2014 | Nguyễn Duy
57

(Dân trí) - Ngày 3/9, Sở GD-ĐT Nghệ An cho biết, sau kỳ nghỉ hè năm học 2013-2014, toàn tỉnh có 660 học sinh không trở lại lớp học. Theo đó, các cấp ngành GD-ĐT tỉnh Nghệ An cũng đang cố gắng hết sức để vận động các em trở lại lớp.

18/09/14 | XUÂN TRUNG
58

Sự việc trên xảy ra tại Trường THPT Nguyễn Du, H. Thanh Oai, Hà Nội.
Cũng theo vị hiệu trưởng này, trường đang làm từng bước để nâng cao chất lượng, đây cũng là nguyện vọng của phụ huynh. Việc xáo trộn các lớp cũng là chọn ra những học sinh tốt để đào tạo bồi dưỡng đội tuyển, được vào các lớp “chọn” các em còn có điều kiện học thêm, học các thầy cô giỏi…(việc tổ chức học thêm, ông Lập thừa nhận chỉ thu mỗi học sinh 6.000đ/tiết), đối với những em ở lớp thường mà không thi đại học, không có nguyện vọng, thậm chí không học hè thì trường cũng không ép buộc.

29/09/14 | XUÂN TRUNG
59

(GDVN) - Nhận định này được ông Lê Ngọc Quang – Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định với phóng viên, sau những dấu hiệu tiêu cực tại ngôi trường này.
Cũng theo ông Quang, do hiện tượng của Trường THPT Nguyễn Du là trường hợp cá biệt nên phải dùng một đoàn thanh tra riêng. Ông Quang cho rằng, đoàn thanh tra này sẽ tập trung làm rõ các vấn đề như báo Giáo dục Việt Nam phản ánh gồm: Dạy thêm, học thêm, thi, kiểm tra đầu năm học, chuyển lớp, các vấn đề tiêu cực khác.

15/09/2014 | Hoài Nam
60

(Dân trí) - Giáo viên có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường tại những cơ sở đã được cấp phép hoạt động. Tuy nhiên, không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà họ đang dạy chính khóa khi chưa được đơn vị quản lý cho phép.

Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Lê Hồng Sơn vừa ký văn bản hướng dẫn thực hiện về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố thực hiện theo quyết định số 21/2014 của UBND TPHCM.

25/09/2014 | TR.NINH
61

TT - Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có hướng dẫn về việc dạy thêm, học thêm trong trường phổ thông, trong đó yêu cầu ngưng các hoạt động dạy học tăng tiết có thu tiền.
Hầu hết trường THCS và THPT tại TP.HCM đều có các hoạt động dạy tăng tiết trái buổi có thu tiền (gọi chung là dạy thêm, học thêm) ngay trong trường.
Phương pháp được đa số trường thực hiện là duy trì lớp học chính khóa và chuyển thành lớp học thêm trái buổi để tránh sự xáo trộn, giáo viên chủ nhiệm (hoặc giáo viên dạy toán, văn) sẽ quản lý lớp học chính khóa và cả buổi thứ hai.
Ở khá nhiều trường, 100% học sinh chính khóa học thêm tại trường vào buổi còn lại.

03/09/2014 | Lan Xuân
62

Đưa con đi khai giảng năm học mới về, cô con dâu phấn khởi khoe: “Ba ơi, may quá, năm nay cô giáo chủ nhiệm của cu Bin không dạy thêm”. Thấy nét mặt mừng rỡ của con dâu, tôi cũng vui lây.

24/09/14 | PHƯƠNG THẢO
63

(GDVN) - Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa Phạm Thị Hằng vừa có gửi các phòng giáo dục huyện, thị xã, các trường THPT cần chấn chỉnh lại công tác thu chi đầu năm học.

18/09/2014 | Hoài Nam
64

(Dân trí) - Năm học 2013 - 2014, TPHCM tạm ngưng chương trình tuyển giáo viên Philippines được triển khai vào năm học trước đó. Còn năm nay vẫn chưa có chủ trương chính thức.

Chương trình tuyển 100 giáo viên (GV) Philippines dạy tiếng Anh thực hiện đề án “Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh (HS) phổ thông và chuyên nghiệp TPHCM giai đoạn 2011-2020” được TPHCM thực hiện từ năm học 2012 - 2013.
Theo kế hoạch ban đầu, ngân sách thành phố chi trả 50% kinh phí. Nhưng do tình hình khó khăn nên việc chi trả kinh phí 2.000 USD/tháng/người cho GV Philippines thực hiện theo chủ trương xã hội hóa, 100% do phụ huynh chi trả.

21/09/14 | HÀ LINH
65

(GDVN) - Bị tố cáo lạm thu, Hiệu phó nhà trường phủ nhận, nhưng học sinh đã trưng ra nhiều bằng chứng chỉ ra nhiều khoản thu có dấu hiệu rất bất thường...

Như tin đã đưa về trường hợp Trường THPT Hùng Vương, Q.5, TP.HCM bị tố lạm thu mà Báo giáo dục Việt Nam đã phản ánh, học trò đã chỉ ra nhiều khoản vô lý, có dấu hiệu lạm thu. Tuy nhiên, phía nhà trường phủ nhận, chỉ cho rằng có sự thiếu minh bạch giữa co giáo chủ nhiệm với học trò mà thôi.

22/09/14 | HÀ LINH
66

Sau khi Báo Giáo dục Việt Nam liên tục phản ánh về các nghi vấn lạm thu tại trường, chiều ngày 21/9, thầy Nguyễn Tấn Lộc – Hiệu trưởng trường THPT Hùng Vương, Q.5, TP.HCM đã chủ động gặp và cung cấp thông tin tới phóng viên. THầy Lộc tiếp tục giải thích về những băn khoăn, thắc mắc của các học sinh khối lớp 11 của trường trong thời gian vừa qua.
Thay mặt lãnh đạo trường THPT Hùng Vương, thầy Nguyễn Tấn Lộc – Hiệu trưởng đã khẳng định: Các khoản thu của trường đối với các em học sinh là minh bạch. Tuy nhiên, lỗi ở đây là do các giáo viên chủ nhiệm không giải thích cho các em học sinh hiểu, nên mới xảy ra những chuyện như báo đã nêu.

14/09/2014 | Hồng Đức
67

“Hội đồng xét tuyển thu tiền của giáo viên là do anh em trong hội đồng tự nghĩ ra và vận động ủng hộ, vì huyện đang còn nghèo. Theo đó, hội đồng đã thu được của 22 người, với tổng số tiền hơn 280 triệu. Hiện nay, Hội đồng xét tuyển đã tổ chức trả lại số tiền nêu trên cho các giáo viên”.

27/09/2014 | Trương Nguyễn
68

(Dân trí) - “Phương pháp giáo dục của hiệu trưởng nhà trường quá yếu và phải chịu trách nhiệm. Sở kiên quyết xử lý để nhà trường hoạt động ổn định, đảm bảo quyền lợi của học sinh”. Đó là trả lời của ông Nguyễn Văn Hòa - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đắk Nông với báo chí ngày 26/9.
Theo đó, ông Nguyễn Văn Hòa cho biết: Căn cứ vào tình hình thực tế, năm học 2012 - 2013 Sở đã quyết định hợp nhất trường THCS Hoàng Văn Thụ và trường THPT mới xây dựng thành Trường THCS và THPT Lê Duẩn (xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong). Do Trường THCS Hoàng Văn Thụ có hiệu trưởng bị lỷ luật, hai phó hiệu trưởng bất hòa nên Sở quyết định đưa thầy Lê Đức Ánh về làm công tác quản lý theo quy hoạch của Sở.
“Trường mới giữ nguyên Ban Đại diện Cha mẹ Học sinh (CMHS) của trường cấp 2 cũ. Đội ngũ cán bộ không đồng thuận, người quản lý thiếu chuyên môn, kinh nghiệm, quản lý không chặt chẽ, kế toán trình độ yếu nên đã xảy ra những việc đáng tiếc”, ông Hòa nói.

24/09/2014 | Trương Nguyễn
69

(Dân trí) - Không những trường đề ra hàng chục khoản thu vô lý, các vấn đề thu - chi của trường rất mập mờ. Lãnh đạo nhà trường còn yêu cầu phụ huynh nào không đóng đủ tiền học, phải viết giấy khất nợ có thời hạn số tiền học phí mới được nhận học sinh vào lớp.

26/09/2014 | Thúy Hằng
70

“Tôi đi dạy đã được 5 năm, làm chủ nhiệm từ năm 2013 đến nay. Tôi luôn cố gắng để học sinh ngoan hơn, tiếp thu được kiến thức tốt hơn. Tôi không ngờ chỉ một hành động của tôi lúc nóng nảy, không kiềm chế được bản thân đã khiến nhiều người nghĩ tôi là một giáo viên ác độc, ghê gớm…”.

26/09/2014 | Quốc Cường - Xuân Thái
71

(Dân trí) - Ông Nguyễn Văn Tuế, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở Giáo dục Đào tạo Quảng Ninh cho biết, Sở đã tạm đình chỉ đối với cô Nguyễn Thị Thương, giáo viên trường THPT Trần Hưng Đạo (Đông Triều, Quảng Ninh) có hành vi cư xử thiếu chuẩn mực với học sinh.

25/09/2014 | Doãn Công
72

(Dân trí) - Nữ sinh viên L.T.N, lớp Kế toán K35B, Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định) bị kỷ luật vì vi phạm quy chế thi; thầy giáo được "minh oan" nhưng đoạn ghi âm cuộc gọi và 2 tin nhắn “gạ tình” của người bí ẩn xưng là thầy L. vẫn chưa lộ diện…

04/09/2014 | Ngọc Minh
73

Ngày 3.9, ông Ngô Tiến Ngọc, Chủ tịch UBND H.Ngọc Lặc (Thanh Hóa), cho biết UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng yêu cầu các ông Phạm Xuân Sinh và Trịnh Hồng Xuân, hiệu trưởng và kế toán Trường THCS dân tộc nội trú H.Ngọc Lặc, phải nộp lại hơn 940 triệu đồng tiền học bổng, tiền ăn của học sinh còn dư trong các năm từ 2011 đến 2013.

21/09/2014 | Hoai Nam
74

(Dân trí) - Sự tử tế là chủ đề của buổi tọa đàm “Tôi chọn tử tế” thuộc dự án “Tử tế là” diễn ra ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM sáng 20/9 với sự tham dự của hàng trăm sinh viên.

26/09/14 | ANH MINH
75

(GDVN) - Trò tố thầy, thầy tố trò, còn đâu là môi trường giáo dục tôn sư trọng đạo, hai chữ “giáo dục” giờ đây phải được hiểu thế nào?

25/09/2014 | Hà Minh
76

(Dân trí) - Không thi đại học nhưng bất ngờ 60 cựu học sinh Trung cấp Dược của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành được cán bộ trường gọi lên nộp hồ sơ và cấp giấy trúng tuyển vào ngành Dược hệ liên thông từ TCCN lên ĐH. Nhà trường cho biết đây là sự nhầm lẫn của cán bộ Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh.

25/09/2014 | Trần Huỳnh
77

TT - Hàng chục dược sĩ trung học bất ngờ được cán bộ tuyển sinh Trường ĐH Nguyễn Tất Thành mời đến trường cấp giấy báo trúng tuyển liên thông từ trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) lên ĐH ngành dược học hệ chính quy.

30/09/2014 | Lưu Trang
78

TT - Trường tiểu học Phan Văn Trị, quận 1, TP.HCM vừa lát lại sân trường bằng một loại gạch trơn bóng, không có độ nhám như loại gạch lát sân thường thấy, rất dễ trơn trượt.

29/09/14 | THEO BAOBAOVEPHAPLUAT.VN
79

(GDVN) - Trường Quốc tế Việt Úc (VAS) được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng hàng loạt nguy hiểm vẫn đang rình rập các em học sinh đang theo học tại trường này.
Theo phản ánh của chị P.T.T.Trang (Quận 7) - Phụ huynh học sinh trường VAS, con chị đang theo học một ngôi trường theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng chất lượng lại tỉ lệ nghịch với số tiền phụ huynh đã bỏ ra. Chị Trang cho biết, trong một lần đến trường đón con, chị phát hiện ra nhiều vấn đề liên quan đến vệ sinh ăn uống, vệ sinh thân thể cho các em học sinh cũng như phòng chống cháy nổ hoàn toàn kém.

14/09/2014 | VĂN CHUNG
80

Với vốn đầu tư 350 tỉ đồng, Trường THCS Nghĩa Tân, Hà Nội đã đi vào sử dụng với mới với cơ sở hạ tầng hiện đại gồm: bể bơi, hầm để xe, sân chơi, thảm cỏ, lớp học, nhà ăn, thư viện đạt tiêu chuẩn….
Trường THCS Nghĩa Tân nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội được thành lập từ tháng 8/1987, với tổng diện tích nhà trường là 11.562m2.

14/9/2014 | Lê Hoàng
81

Năm học mới 2014 - 2015, tại huyện miền núi Như Xuân (Thanh Hóa) có khoảng 40 điểm trường ngừng hoạt động với 59 phòng học không sử dụng, gây lãng phí nhiều tỷ đồng.

14/09/2014 | Quốc Anh
82

(Dân trí) - Trường ĐH Văn hóa TPHCM có hơn 3.500 sinh viên, nhưng kí túc xá (KTX) hiện tại đáp ứng chưa được 10% nhu cầu chỗ ở. Trong khi đó, khu KTX tại cơ sở 2 đáp ứng 2.000 chỗ ở sinh viên, đã hoàn thành 85% khối lượng công việc, lại trong cảnh “đắp chiếu” 2 năm nay vì thiếu vốn.
Trường ĐH Văn hóa TPHCM (phường Thảo Điền, quận 2, TPCHM) có hơn 3.500 sinh viên (SV) theo học mỗi năm. Trong số đó, 90% là SV từ các tỉnh về đây, trong đó có cả các SV đến từ vùng Trung du miền núi phía Bắc. Theo Ban giám hiệu nhà trường, khoảng 3.000 SV có nhu cầu chỗ ở.

14/09/2014 | Duy Tuấn – Văn Đức
83

Được đầu tư hơn 31 tỷ đồng để xây dựng cơ sở mới, tuy nhiên vừa hoàn thiện được phần thô thì trường THPT Mai Kính (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị giải thể. Vì thế suốt nhiều năm qua, ngôi trường đang xây dở bị bỏ hoang, thành nơi trú ngụ cho trâu bò.

28/09/2014 | Đặng Tài - Phúc Lịnh
84

(Dân trí) - Trong khi hàng ngàn học sinh ở huyện miền núi Minh Hóa (Quảng Bình) thiếu chỗ học, phải học tạm bợ ở nhà văn hóa thôn, ở những ngôi trường xuống cấp thì cũng chính ở huyện nghèo này hiện đang có nhiều công trình trường học “đắp chiếu” suốt nhiều năm nay.

04/09/2014 | VN+
85

Màn biểu diễn hiphop và beatbox đầy ấn tượng của thầy Hiệu trưởng Nguyễn Quốc Bình trong lễ khai giảng năm học trường Trung học phổ thông Việt Đức (Hà Nội) vào sáng nay (4/9) đã khiến học sinh "tròn mắt," rúng động cả sân trường.

06/09/2014 | THEO GTVT
86

Được biết đến là một “thầy giáo lắm chiêu”, tuy nhiên món quà đầy bất ngờ của thầy hiệu trưởng trường Việt Đức với màn biểu diễn mang đậm phong cách “teen” hip hop và beatbox trong lễ khai giảng năm học mới vẫn khiến các học sinh vỡ òa trong phấn khích.

Vì sao, một thầy hiệu trưởng lại sẵn sàng gạt bỏ vẻ ngoài đạo mạo để hòa vào không khí của các bạn trẻ, thầy Nguyễn Quốc Bình chia sẻ những mong ước giản dị của mình.

07/09/2014 | Thúy Liễu
87

(TNO) Ngày 6.9, một đoạn clip dài hơn 2 phút được tung lên mạng xã hội với màn múa cột trước mặt đông đảo học sinh ngay trong ngày khai trường 5.9.
Sau khi clip đăng tải cư dân mạng ngay lập tức truy tìm được địa điểm diễn ra vụ việc là tại phân hiệu Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm (thuộc Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp Lê Thị Hồng Gấm, Q.3, TP.HCM).

08/09/2014 | 08/09/2014
88

(Dân trí) - Ngay ngày đầu tuần sáng nay 8/9, Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm (TPHCM) đã tổ chức hai cuộc họp nội bộ để giải quyết sự cố cựu nam sinh “múa cột” sau lễ khai giảng năm học mới của trường.

09/09/2014 | Lê Phương
89

(Dân trí) - Sau cuộc họp của hội đồng sư phạm Trường Lê Thị Hồng Gấm (Q.3, TPHCM) vào chiều nay, nhà trường đã đưa ra hướng giải quyết cuối cùng là kỷ luật khiển trách cán bộ trợ lý thanh niên đã không kiểm soát được màn văn nghệ phản cảm sau lễ khai giảng ngày 5/9/2014.

15/09/2014 | Nguyễn Hùng
90

(Dân trí) - UBND quận Hoàng Mai (Hà Nội) khẳng định, việc phê duyệt 3 công ty được phép đưa thực phẩm vào trường học là hoàn toàn minh bạch. Tuy nhiên, với những chứng cứ chúng tôi có được trong tay thì lời khẳng định này cần phải được xem xét lại.

12/09/2014 | Nguyễn Hùng
91

(Dân trí) - Bữa ăn bán trú là thỏa thuận thống nhất giữa phụ huynh với nhà trường. Tuy nhiên, khi chưa có sự thống nhất, bàn bạc với các bậc phụ huynh, UBND Hoàng Mai (Hà Nội) đã “cấp phép” cho 3 công ty “độc quyền” cung cấp thực phẩm vào trường học.

04/09/2014
92

Tại buổi tọa đàm “Lợi nhuận và phi lợi nhuận trong giáo dục” ngày 4-9 do Báo Người Lao Động tổ chức với sự đồng hành của các trường ĐH: Đông Á, Duy Tân và Phan Châu Trinh, nhiều chuyên gia giáo dục nhìn nhận lại nguyên nhân của những lùm xùm xảy ra tại một số trường tư thục thời gian vừa qua và cho rằng dù là mô hình lợi nhuận hay phi lợi nhuận thì các trường ĐH phải vì người học.

16/9/2014 | Nguyễn Loan
93

Không có hiệu trưởng để điều hành hoạt động và HĐQT đã hết nhiệm kỳ nhưng Trường CĐ Công nghệ thông tin TP HCM không thể tiến hành đại hội cổ đông bầu người điều hành vì tranh chấp quyền sở hữu vốn.
UBND TP HCM vừa có văn bản đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn việc sử dụng các nguồn vốn và nhân sự điều hành Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin TP HCM để trường có thể tổ chức Đại hội cổ đông, bầu Hội đồng Quản trị và Hiệu trưởng nhiệm kỳ tiếp theo.

08/09/2014 | Lê Trường Tùng
94

TS Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Đại học FPT, cho rằng, mặc dù còn thiếu một khung pháp lý mạch lạc cho việc hình thành các trường đại học tư phi lợi nhuận thật sự ở Việt Nam, nhưng hoàn toàn có thể vận dụng các quy định pháp lý hiện có để bắt tay ngay vào công việc nhiều ý nghĩa xã hội đó.

10/09/2014 | VÂN ĐĂNG
95

(GDVN) - “Những hành lang pháp lý phủ kín “các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau” đang hiện hữu trong GDĐH mới là điều mà chúng ta chờ đợi”.
Bây giờ nhiều người đầu tư không yên tâm; việc chuyển đổi các trường đại học dân lập sang trường đại học tư thục không hoàn tất, có trường muốn ở lại với mô hình ĐHDL để tiếp tục hoạt động theo cơ chế sở hữu tập thể nhưng không được chấp thuận; xuất hiện sự tranh giành quyền lực khốc liệt không đáng có giữa các thành viên trong chính một số trường đại học tư thục.

05/09/2014 | Trần Trọng Dương
96

Mới đây, Đại học Phan Châu Trinh (TP Hội An) đã tổ chức công bố mô hình đại học phi lợi nhuận và lộ trình thực hiện. Nhân dịp này, nhà văn Nguyên Ngọc, Chủ tịch Hội đồng quản trị của trường, trả lời phỏng vấn tạp chí Tia Sáng cho biết vì sao mặc dù trường muốn đi con đường bất vụ lợi ngay từ đầu nhưng phải đến bây giờ mới có thể “trở lại” với mô hình đó.

19/09/14 | XUÂN TRUNG
97

(GDVN) - Tài sản chung của trường không chia, số lãi hàng năm được đầu tư trở lại trường, giúp cơ sở vật chất nhà trường tốt lên và người học hưởng lợi.

Trao đổi về vấn đề trường đại học không vì lợi nhuận hay trường vì lợi nhuận, PGS. Nguyễn Văn Hùng - Hiệu trưởng Trường Đại học Lương Thế Vinh nhận định, dấu hiệu cơ bản của mô hình trường không vì lợi nhuận là những người đầu tư vào trường mà không lấy lãi, tuy rằng điều này ở Việt Nam chưa thể đòi hỏi có ngay. Nhưng những nhà giáo dục, những người đầu tư vào giáo dục hết phải là người chuyên tâm, có tâm thực sự vì sự nghiệp giáo dục.

10/09/2014 | Khánh Hoan
98

Các trường THPT dân lập ở Nghệ An đang đứng trước nguy cơ đóng cửa, khiến hàng trăm giáo viên có thể thất nghiệp vì không tuyển được học sinh.
Khoảng 10 năm trước, sự ra đời của các trường THPT dân lập (THPTDL) được xem như cơ hội giảm tải cho ngành giáo dục Nghệ An. Nhưng năm học 2014 - 2015, trong số 20 trường THPTDL ở tỉnh này, có 4 trường tuyển tạm đủ chỉ tiêu, còn lại mỗi trường chỉ có một vài lớp, nhiều trường chỉ tuyển được dăm bảy trò, chuẩn bị đóng cửa.

06/09/2014 | Minh Giảng
99

TT - Đó là nội dung chính trong văn bản giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Lê Hồng Sơn vừa ký gửi Bộ GD-ĐT.

SEPT. 24, 2014 | By GERALDINE FABRIKANT
100

The new manager at Harvard, Stephen Blyth, succeeds Jane L. Mendillo as chief executive of the Harvard Management Company, the university’s investment arm. Harvard, which on Tuesday reported a gain of 15.4 percent for the fiscal year, still has the largest endowment, at $36.4 billion. But it suffered significantly during the financial crisis and was forced to sell some assets, like private equity holdings, at distressed prices.

SEPT. 8, 2014 | By RICHARD PÉREZ-PEÑA
101

Harvard University on Monday will announce the largest gift in its history, $350 million to the School of Public Health, from a group controlled by a wealthy Hong Kong family, one member of which earned graduate degrees at the university.
The foundation is led by two brothers, Ronnie and Gerald Chan, whose businesses include the Hang Lung Group, a major developer of real estate in Hong Kong and elsewhere in China, and the Morningside Group, a private equity and venture capital firm. The School of Public Health will be renamed for their father, T. H. Chan, who founded Hang Lung.

SEPT. 12, 2014 | By PAUL SULLIVAN
102

Historically, wealthy Latin Americans have had little interest in philanthropic giving aimed at solving social problems.
According to the World Giving Index, Costa Rica is the highest-ranked Latin American country in terms of giving at 23 on the 2013 list. Mr. Beeck’s native Peru is ranked 74th, Mexico 76th and Argentina 78th. (France is 77th.) Brazil is tied for 90th, with Iraq, Mali and Mauritania.

SEPT. 6, 2014 | By ERIC LIPTON, BROOKE WILLIAMS and NICHOLAS CONFESSORE
103

More than a dozen prominent Washington research groups have received tens of millions of dollars from foreign governments in recent years while pushing United States government officials to adopt policies that often reflect the donors’ priorities, an investigation by The New York Times has found.
The money is increasingly transforming the once-staid think-tank world into a muscular arm of foreign governments’ lobbying in Washington. And it has set off troubling questions about intellectual freedom: Some scholars say they have been pressured to reach conclusions friendly to the government financing the research.

19/08/2012 | By GAYATRI RANGACHARI SHAH
104

Through a law upheld by the Indian Supreme Court this past spring, and the tenacity of Mr. Disht’s employer, Seema Talreja, who organized the boy’s application, Pankaj is attending a private academy, the Mother’s International School, where he receives individual attention from motivated teachers.
Mrs. Talreja, who has employed Mr. Disht for five years, wanted to help with his family’s education. She took advantage of the recent legislation, which requires Indian private schools to admit 25 percent of their student body from ages 6 to 14 from families making less than 100,000 rupees, or $1,800, a year.

19/09/2014 | Thanh Trúc
105

Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề tồn tại thủy ngân trong không khí, là cảnh báo từ buổi hội thảo có tên Mạng Lưới Quan Trắc Thủy Ngân Khu Vực Châu Á Thái Bình Dương. Cuộc hội thảo do Tổng Cục Môi Trường Việt Nam phối hợp tổ chức cùng Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ, Chương Trình Lắng Đọng Khí Quyển Quốc Gia Mỹ và Cục Bảo Vệ Môi Trường Đài Loan hôm 10/9 vừa qua.

25/09/14 | NGỌC QUANG
106

(GDVN) - Tại Việt Nam, tỷ lệ người hút thuốc lá ở độ tuổi từ 15 tuổi trở lên là 47,4% đối với nam giới, 1,4% đối với nữ giới và tỷ lệ hút thuốc lá chung là 23,8 %.

Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Tài chính - ông Đinh Tiến Dũng đề cập tại buổi làm việc sáng nay của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.

18/09/2014 | Richard Schiffman
107

Within the past half century the oceans have been transformed from the planet's most productive bioregion into arguably its most abused and critically endangered. That is the conclusion of a report issued earlier this summer by the Global Ocean Commission, a private think tank consisting of marine scientists, diplomats and business people, which makes policy recommendations to governments.

17/09/2014 | Mark Karlin
108

On Earth Day, they did the food miles for their particular lunch, and they found out that the asparagus that they served, that we served to them, had traveled 17,000 miles before they ate it. And so this was a real shocker for me, because asparagus is grown 50 miles from here, maybe 100 at the most.
But what they found out is that the asparagus they ate on Earth Day was grown in South America, flown to China for processing, and then flown back to the Bay Area for us to eventually get it and serve it. So, that just blew my mind.

Sept. 5, 2014 | Elizabeth Barber
109

Amid hot partisan debate, California is poised to become the first U.S. state to ban single-use plastic bags, after Governor Jerry Brown said on Thursday that he expected to sign a bill nixing their use.

22/09/2014 | By Dana Hull
110

Organizers of the growing movement to persuade investors to divest from fossil fuels will announce a major milestone Monday, when more than 50 foundations, institutions and wealthy individuals who control at least $50 billion in assets will pledge to begin pulling their investments from fossil fuels, particularly coal and oil.
The announcement, a day after more than 300,000 climate activists descended on New York City for an unprecedented People's Climate March, is the latest sign that divestment is gaining steam.

SEPT. 25, 2014 | By MICHAEL D. SHEAR
111

President Obama on Thursday signed a proclamation expanding a protected marine reserve in the Pacific Ocean, putting a total of 370,000 square nautical miles off limits to commercial fishing. The designation makes the Pacific Remote Islands Marine National Monument six times larger than it was and will protect the coral reefs and unique marine ecosystems threatened by fishing and the effects of climate change. Mr. Obama’s action creates the largest marine reserve in the world and builds on his efforts to deal with environmental issues through executive action in the face of stiff Republican opposition in Congress.

12/09/2014 | TÂM PHAN
112

Cô con gái 2 tuổi của tôi khá độc lập, tính tình hòa nhã cởi mở, gặp ai cũng tươi cười chào hỏi thân thiện. Cháu ăn uống rất tốt, hầu như không từ chối món gì, tới giờ ăn là tự kéo bàn ăn ra rồi tự xúc ăn rất ngon lành. 8 giờ tối, cháu chào bố mẹ rồi đi vào phòng ngủ riêng. Tôi chỉ đi theo vào phòng đắp chăn cho con, hôn nhẹ lên trán con chúc ngủ ngon, rồi tắt đèn đi ra… 7 giờ sáng hôm sau, cháu tỉnh dậy và đánh thức bố mẹ bằng một bài hát.
Và đây là những gì tôi đã áp dụng cho con gái mình.

15/9/2014 | Trung Sơn
113

UBND thành phố cho biết, theo số liệu thống kê đến cuối năm 2013, thành phố có 58 điểm, tụ điểm, tuyến đường có phát sinh tệ nạn mại dâm. Qua kết quả khảo sát, điều tra thống kê, trên địa bàn có khoảng 15.200 cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội với hơn 17.600 tiếp viên nữ làm việc tại các cơ sở này. Trong đó, số người nghi bán dâm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ khoảng 5.500 người và số người nghi bán dâm ở nơi công cộng là 200 người.

SEPT. 6, 2014 | By MOTOKO RICH
114

Across the country, teaching is an overwhelmingly female profession, and in fact has become more so over time. More than three-quarters of all teachers in kindergarten through high school are women, according to Education Department data, up from about two-thirds three decades ago. The disparity is most pronounced in elementary and middle schools, where more than 80 percent of teachers are women.

SEPT. 26, 2014 | By KATE ZERNIKE
115

Rutgers University is to announce on Monday that it is endowing a chair named for Gloria Steinem, a symbol of modern American feminism.
The chair will be endowed by grants from the Ford, Knight, and Revson Foundations, as well as by individual gifts, including one from Sheryl Sandberg, the chief operating officer of Facebook and the author of “Lean In: Women, Work, and the Will to Lead,” and one from Mort Zuckerman, the owner and publisher of The Daily News and U.S. News and World Report.

SEPT. 19, 2014 | By DAVID HOCHMAN
116

Elementary school students, retirees, elite athletes, surgeons, politicians, victims of bullying and sexual assault, beleaguered refugees, people dealing with mental illness or physical limitations (including a quadriplegic): they have all written to say that adopting a confident pose — or simply visualizing one, as in that last case — delivers almost instant self-assurance.

SEPT. 18, 2014 | By KAREN CROUSE
117

ST. ANDREWS, Scotland — A coastal fog hung over the Old Course for much of the day Thursday, forcing golfers to strain to follow their shots. But clarity of a historic nature emerged just a few yards from the first tee, where the Royal and Ancient Golf Club voted overwhelmingly to admit its first female members.
As evening descended here, on the same day Scots voted on whether to declare independence from the United Kingdom, Peter Dawson, the secretary of the club, announced the results of a postal balloting of the club’s 2,400 male members, many of whom were on site in matching blue jackets and patterned blue ties. About three-quarters of the members participated in the voting, he said, with 85 percent of them opting to accept women.

SEPT. 18, 2014 | By A. HOPE JAHREN
118

In August, Lego began selling a set called “Research Institute” that features three female scientist minifigures: a paleontologist, an astronomer and a chemist. I am well qualified in two of those fields, and I am here to say that playing with a different set of dolls will not adequately prepare your daughters for a career in science. You must teach them, rather, to manage their dreams. They need to know that daring to act upon their dreams of science can be both a beautiful and a dangerous thing.

theguardian.com, Monday 29 September 2014 | Associated Press in Sacramento
119

Officials say legislation will begin a paradigm shift in how college campuses in California prevent and investigate sexual assaults

The governor of California, Jerry Brown, has signed a bill that makes the state the first in the United States to define when “yes means yes” and adopt requirements for colleges to follow when investigating sexual assault reports.

SEPT. 13, 2014 | By RANA F. SWEIS
120

For many Syrians stuck in Jordan’s squalid and sometimes dangerous refugee camps, marrying girls off at younger and younger ages is increasingly being seen as a necessity — a way of easing the financial burden on families with little or no income and allaying fears of rape and sexual harassment in makeshift living spaces where it is harder to enforce the rule of law. As a result, Unicef says, the number of marriages involving girls younger than 18 has ballooned since the war in Syria started.

SEPT. 3, 2014 | By MARTIN FACKLER
121

According to GovernanceMetrics International, a research company based in New York that monitors corporate behavior, women make up less than 1 percent of the board members in Japanese corporations, ranking the country at the bottom of advanced economies. By comparison, women make up 11.4 percent of corporate boards in the United States and 9 percent in Germany.
It is a similar story in politics. The United Nations says 8.1 percent of Japan’s national lawmakers are women, less than half of the 18.3 percent in the United States.

SEPT. 5, 2014 | Gail Collins
122

We’re entering another election season in which women’s issues loom large. (In North Carolina, one recent poll showed the gender gap between Tillis and his Democratic opponent, Senator Kay Hagan, is 32 percent.) The Republicans are trying to avoid the disastrous tone-deafness that cropped up two years ago when a leading Senate candidate suggested that a gal could not get pregnant if she was raped.

15/09/2014 | Rebecca Nathanson
123

La Barbe, meaning “beard” in French, is a French feminist direct action group that interrupts high-level meetings to draw attention to the lack of women in decision-making positions in every sector of society. On that Wednesday afternoon, they were calling attention to gender inequality among psychoanalysis experts. Organizers estimate that the group has staged about 150 interruptions since its creation in 2008. Started in Paris, it now has chapters in cities throughout France, as well as in countries including Australia, Denmark and Mexico.

SEPT. 27, 2014 | By TARA MOHR
124

Women today inhabit a transitional historical moment. We have tremendous new freedoms and new opportunities, but the legacy of a very different past is around us and inside us. Learning to respond to praise and criticism — without getting hooked by it — is for most of us, a necessary rite of passage.

SEPT. 18, 2014 | By ALAN BLINDER and CAMPBELL ROBERTSON
125

ATLANTA — The message from a furious public to the National Football League over the past few weeks has been clear: Charges of domestic violence should have serious consequences.
But in a sign that the outrage has expanded, a federal judge in Alabama on Thursday faced abrupt and potent pressure to resign after he was charged with striking his wife last month at a luxury hotel here.

SEPT. 23, 2014 | By LAURIE GOODSTEIN
126

The Vatican said on Tuesday that it had placed under house arrest and opened criminal proceedings against one of its former ambassadors, Archbishop Jozef Wesolowski, who has been accused of sexually abusing boys he met on the street while serving in the Dominican Republic.

20/09/2014 | Pháp Luật TPHCM
127

Đây là phân tích của ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch LĐLĐ Việt Nam tại hội thảo khoa học “BHXH trong những năm đổi mới và định hướng phát triển” do Ban Kinh tế Trung ương cùng BHXH Việt Nam tổ chức tại TP.HCM , ngày 19-9. Hội thảo đã thu hút 200 chuyên gia, nhà quản lý trong nước và quốc tế tham dự.

26/09/2014 | CẨM QUYÊN
128

Dù áp dụng cách tính nào trong 2 cách mà ban soạn thảo dự án luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đưa ra thì lương hưu cũng sẽ giảm ít nhất 10%.

Hiện có sự bất bình đẳng trong cách tính lương bình quân để hưởng lương hưu giữa khu vực nhà nước và tư nhân cũng như nữ giới sẽ thiệt thòi so với nam vì tuổi hưu không được điều chỉnh lên 60.

SEPT. 5, 2014 | By ALINA TUGEND
129

WILLS, health care directives, lists of passwords to online accounts. By now, most people know they should prepare these items — even if they haven’t yet — and make them available to trusted family members before the unthinkable, yet inevitable, happens.
But the information family and friends will need when a loved one dies goes far beyond those much-talked-about documents, and having them can make the end of life just a little less painful for those who remain behind.

14/09/2014 | Sarah Lazare
130

Harvard researchers find that excessively expensive housing failing to meeting seniors' needs and forcing many into premature institutionalization
Entitled "Housing America’s Older Adults—Meeting the Needs of An Aging Population," the study notes that the population of older adults in the U.S. is rapidly growing, with those aged 50 and over expected to reach 132 million by 2030. But housing for this population, which the report states is "central to quality of life," is already proving excessively expensive, inaccessible, and "ill-suited" to meet the unique needs of elderly people.

SEPT. 17, 2014 | By PAM BELLUCK
131

“The bottom line is the health care system is poorly designed to meet the needs of patients near the end of life,” said David M. Walker, a Republican and a former United States comptroller general, who was a chairman of the panel. “The current system is geared towards doing more, more, more, and that system by definition is not necessarily consistent with what patients want, and is also more costly.”

27/09/2014 | Lê Phương
132

(Dân trí) - Theo phương án kỳ thi quốc gia năm 2015, Bộ GD-ĐT cho phép thí sinh được tự in giấy báo điểm để tham gia xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Đa phần lãnh đạo các trường và các Sở GD-ĐT khu vực phía Nam đều băn khoăn trước khả năng khó kiểm soát được lượng thí sinh ảo.
GS.TS Mai Hồng Quỳ - Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TPHCM cho biết: “Chúng tôi rất lo lắng trước vấn đề ảo. Năm nào chúng tôi cũng dự toán gọi thêm 30% bởi vì thực tế số lượng thí sinh vào trường không bao giờ như dự kiến của mình. Với tình hình năm nay thì trường cũng sẽ căn cứ vào lượng ảo của 3 năm tuyển sinh liên tiếp và bộ phận công nghệ thông tin của phòng đào tạo sẽ phải tính toán, dự toán số ảo để gọi thêm đảm bảo đủ đầu vào. Vì vậy trường chúng tôi cũng đồng ý với nhiều ý kiến các trường chỉ cấp 3 phiếu điểm chứ nếu cấp thoải mái thì sẽ rất khó cho các trường".

24/09/14 | XUÂN TRUNG
133

(GDVN) - Nghị quyết 29 không đề cập tới việc phải tổ chức một kỳ thi 2 mục đích, thi quốc gia chỉ là một phương án, chứ không phải cách duy nhất để đổi mới giáo dục.

Trên đây là quan điểm của GS. Đào Trọng Thi – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc Hội khi đề cập tới cách tổ chức Kỳ thi quốc gia vào năm 2015.

07/09/2014 | XUÂN TRUNG
134

Thủ tướng yêu cầu một số nhiệm vụ mà Bộ GD&ĐT cần tập trung triển khai trong thời gian tới, trong đó việc hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân được cơ bản giữ ổn định như hiện nay gồm mầm non, tiểu học 5 năm, THCS 4 năm và THPT 3 năm; giáo dục phổ cập là 9 năm. Từ sau THCS, phân luồng THPT và định hướng nghề nghiệp.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo hướng tách chương trình với sách giáo khoa, thực hiện chủ trương một chương trình, nhiều sách giáo khoa.

24/09/2014 | Tuệ Nguỹen
135

Một kỳ thi THPT quốc gia được kỳ vọng sẽ tiết kiệm và hiệu quả, vậy tại sao không để học sinh thi tại địa phương như các kỳ thi tốt nghiệp trước đây ?

24/09/2014 | Hồng Hạnh
136

(Dân trí) - Để kỳ thi quốc gia THPT 2015 diễn ra theo đúng tinh thần đổi mới, công bằng, minh bạch, giảm tốn kém, giảm áp lực, nhiều ý kiến đại biểu quốc hội và chuyên gia giáo dục đã chỉ ra điểm yếu mà kì thi cần phải khắc phục.

24/09/2014 | Nguyễn Hùng
137

(Dân trí) - Tại Hội nghị Triển khai phương án thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2015 tổ chức chiều 23/9, nhiều trường ĐH, CĐ phía Bắc bày tỏ quan điểm sẽ chỉ sử dụng kết quả của kì thi THPT quốc gia được tổ chức ở cụm thi do ĐH chủ trì.

17/09/2014 | VĂN CHUNG
138

Trước nhiều ý kiến cho rằng, nên bỏ thi tốt nghiệp THPT và giữ lại kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ - lãnh đạo Bộ GD-ĐT khẳng định: việc thi tốt nghiệp vẫn cần thiết khi hệ thống giáo dục ĐH, CĐ Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu…

19/09/2014 | Ngọc Hà
139

TTO - Đó là quyết định được Bộ GD-ĐT đưa ra ngày 19-9 về việc tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy 2015 đối với các trường dùng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để tuyển sinh.

26/09/2014 | Lê Phương
140

(Dân trí) - Thời điểm này lẽ ra các trường ĐH, CĐ đã “chốt” xong kỳ tuyển sinh năm 2014 và bắt đầu bước vào năm học mới. Tuy vậy hiện vẫn còn nhiều trường tiếp tục “thấp thỏm” chờ thí sinh trong đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung vì tỷ lệ nhập học thấp bất ngờ.

10/09/2014 | PV thực hiện
141

TS Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng ĐH FPT, cho rằng, việc đổi sang phương án một kỳ thi quốc gia chung (gọi là kỳ thi trung học phổ thông quốc gia) là cơ hội hết sức quan trọng để có thể thay đổi việc dạy học theo hướng hướng nghiệp sớm và giảm tải.

28/08/2014 | VĂN CHUNG
142

Vào dịp khai giảng năm học mới, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sẽ công bố phương án chính thức cho một kỳ thi THPT quốc gia. Phương án 3 cần có thời gian nên lựa chọn sẽ chỉ còn một trong hai phương án còn lại.

09/09/2014 | XUÂN TRUNG
143

(GDVN)- Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia hàng năm sẽ được tổ chức vào trung tuần tháng 6. Năm 2015, kỳ thi được tổ chức trong các ngày 9, 10, 11 và 12 tháng 6.

Môn thi: Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, thí sinh phải thi 4 môn (gọi là 4 môn thi tối thiểu) gồm 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 môn tự chọn trong số các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí.

Ngoài 4 môn thi tối thiểu, thí sinh có thể đăng ký thi thêm các môn khác trong số các môn tự chọn để có thêm cơ hội xét tuyển vào đại học, cao đẳng.

27/09/2014 | Đại Dương
144

(Dân trí) - Ngày 25/9 tại TP Huế, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội nghị công tác tổ chức kỳ thi THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2015, các trường ĐH-CĐ khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã bày tỏ ý kiến làm thế nào chất lượng thi được tốt nhất.
Theo nguồn tin riêng của Dân trí, đa số ý kiến hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ đều thống nhất chủ trương với Bộ GD-ĐT về tổ chức 2 cụm thi ở ĐH chủ trì và Sở GD-ĐT địa phương chủ trì. Tuy nhiên, vấn đề chất lượng ở khối thi do Sở GD-ĐT chủ trì được các trường ĐH, CĐ quan tâm.

30/09/2014 | Hồng Hạnh
145

(Dân trí) - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga vừa có công văn gửi Cục An ninh Chính trị nội bộ (A83) Bộ Công an đề nghị phối hợp xác minh, xử lý vi phạm liên quan đến đường dây chạy điểm vào đại học chính quy năm 2014.

23/09/2014 | Minh Anh - Đan Hạ
146

Từ “thông báo tuyển sinh” của một tờ rơi, phóng viên Thanh Niên đã thâm nhập và phát hiện sự thật về một đường dây “chạy” điểm vào các trường ĐH với chi phí lên đến hàng chục ngàn USD.

24/09/2014 | Minh Anh - Đan Hạ
147

Khi tiếp cận với một số trường, chúng tôi biết rằng việc 'chạy' điểm vào các trường đại học có cả một đường dây và càng hiểu vì sao đơn vị môi giới hết sức tự tin khi ra giá với người học.

11/09/2014 | Tuệ Nguyễn
148

Dù đồng thuận với phương án tổ chức một kỳ thi quốc gia mà Bộ GD-ĐT chính thức công bố nhưng nhiều người, đặc biệt là học sinh, giáo viên, vẫn còn nhiều băn khoăn mong muốn giải đáp sáng rõ.
PGS Văn Như Cương, Chủ tịch Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội, khẳng định: “Tôi đồng thuận với phương án tổ chức một kỳ thi THPT quốc gia của Bộ trong năm 2015 vì tính khả thi của nó và không làm xáo trộn quá lớn với học sinh. Tuy nhiên những gì Bộ công bố mới chỉ chốt trên những nét lớn. Thầy trò chúng tôi đang rất mong chờ những quy định cụ thể nhưng cũng rất quan trọng trong quy chế cho kỳ thi này”.

23/09/2014 | Ngọc Hà
149

TT - Sau mươi ngày công bố trường ĐH, CĐ được tự chọn môn thi tuyển sinh, nghĩa là không còn ràng buộc về khối thi truyền thống, Bộ GD-ĐT lại vừa yêu cầu các trường sử dụng kết quả kỳ thi quốc gia.

01/09/2014
150

(Dân trí) - Đề nghị thực hiện phương án thi 1 vào năm 2015; đề nghị giao kỳ thi tốt nghiệp THPT về cho các địa phương, chỉ tổ chức thi đại học... đó là những ý kiến tiếp tục đưa ra góp ý về 3 phương án thi mà Bộ GD-ĐT đang trưng cầu ý kiến.

23/09/2014 | TTO
151

TTO - Sau hội nghị, các sở GD-ĐT, các trường ĐH, CĐ thông tin đầy đủ các quy định của kỳ thi tới cán bộ, học sinh trong phạm vi quản lý để xã hội và thí sinh yên tâm.

13 tháng 09 năm 2014 | Quỳnh Trang
152

Nguyên Bộ trưởng Giáo dục và Đào Tạo, GS Phạm Minh Hạc chỉ ra, trong thông tư công bố quyết định chọn phương án kỳ thi quốc gia chung của Bộ GD&ĐT còn nhiều khúc mắc.

29/09/2014 | Vĩnh Hà
153

TT - Phương án tổ chức kỳ thi quốc gia đã được Bộ GD-ĐT công bố, nhưng khi triển khai thực hiện vẫn còn quá nhiều băn khoăn từ các sở GD-ĐT và các trường ĐH - CĐ.


Những vấn đề nảy sinh ở khâu thực hiện vẫn chưa được Bộ GD-ĐT giải đáp và đề ra giải pháp. Cần làm gì trước tình thế này? Tuổi Trẻ trao đổi với các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục.

13 tháng 09 năm 2014 | Nguyễn Dũng
154

TP - Liên quan kỳ thi quốc gia, nhiều chuyên gia cho rằng, một đề thi làm hai nhiệm vụ vừa tốt nghiệp THPT, vừa làm cơ sở tuyển sinh đại học là hoàn toàn có thể, song cần phải thay đổi ngay cách dạy và học.

04/09/2014 | Đan Phương
155

Hầu hết những thạc sỹ, tiến sỹ khi du học ở nước ngoài cũng đều mong muốn trở về góp phần phát triển cho đất nước. Tuy nhiên, sau khi về nước, họ đều cho rằng để xin vào làm việc trong các cơ quan nhà nước làm việc không hề dễ. Hơn nữa môi trường làm việc và sự cạnh tranh ở các cơ quan nhà nước không lành mạnh như ở các công ty nước ngoài.

04 tháng 09 năm 2014 | Theo Dòng Đời
156

Lương Phương Thảo, người đoạt giải Nhất cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm 2002 và cũng là người duy nhất trong số 13 quán quân của cuộc thi này chọn con đường quay trở về Việt Nam làm việc và sinh sống.
Chúng tôi đã điện thoại gặp Phương Thảo nhưng cô từ chối trả lời phỏng vấn. Cô cho biết sau khi có thông tin về việc hầu hết các quán quân Đường lên đỉnh Olympia đã ở lại nước ngoài làm việc, trừ cô, đã có nhiều tờ báo hẹn gặp để viết bài, nhưng cô đều từ chối.
Hỏi Thảo tại sao, cô chỉ trả lời, cô không muốn xuất hiện trên báo chí ít nhất trong lúc này.

18/09/2014 | NGUYỄN ANH THI
157

Gần đây không chỉ từng người lẻ tẻ ra đi, mà còn có quốc gia thu hút được cả trăm nhà khoa học Việt Nam sang học tập, nghiên cứu và làm việc.

Cách đây vài ngày, cuộc hội ngộ những tài năng Việt Nam từng tham dự Kỳ thi Olympic Toán quốc tế và đoạt giải thưởng 40 năm qua thật đáng chú ý. Bởi họ đều từng là những tấm gương, thần tượng cho các thế hệ noi theo, nhất là những người đoạt huy chương vàng. Nhưng đằng sau những tấm huy chương lại là câu chuyện khiến nhiều người suy ngẫm.

Thi từ Việt Nam, học ở Nga, cống hiến cho Mỹ?

18/09/2014 | NGÂN ANH
158

Lăn lộn trên thương trường là con đường không ít huy chương toán quốc tế lựa chọn, bên cạnh những người tiếp tục đi theo hướng nghiên cứu và giảng dạy - như một lộ trình được định sẵn cho một "học sinh giỏi".

16/09/2014 | NGÂN ANH
159

228 lượt học sinh Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế (IMO) trong 40 năm qua đã giành 52 huy chương vàng, 94 huy chương bạc, 67 huy chương đồng, 1 giải thưởng đặc biệt.

Ngoài ‘nhân vật” đã trở nên quen thuộc Ngô Bảo Châu, những vàng, bạc, đồng khác trong 40 năm qua hiện đang làm gì, ở đâu?

15/09/2014 | NGÂN ANH
160

Những câu chuyện, những tâm sự của các giáo sư, các cựu thành viên đội tuyển Việt Nam tham dự các kỳ thi Olympic Toán quốc tế được ôn lại nhân dịp kỷ niệm 40 năm Việt Nam tham dự Olympic Toán học quốc tế IMO (1974 – 2014).

26/09/2014 | Nguyễn Thị Phương Trang
161

Mình tốt nghiệp đại học sư phạm chuyên ngành toán năm 2010. Ngày cầm tấm bằng cử nhân trên tay, lòng mình rộn rã vui vì hình dung ngày được bước chân vào một ngôi trường cấp 3, ngày được cầm tháng lương đầu tiên về phụ mẹ…Bốn năm đã qua, mình làm được những gì? Đó là cảnh cứ đầu mỗi năm học mới, mình trông chờ sự phân công của Sở giáo dục; là cảnh mình mòn mỏi đợi việc, còn mẹ mình đi ra đi vào thở ngắn than dài thương xót cho con gái. Mình học có tệ không? Không tệ, vì trong số những bạn bè cùng khóa ngày ấy, điểm trung bình môn của mình cao nhất. Thế mà suốt 4 năm nay, mình lao đao tìm việc.
Mới đây, mình đọc một bài báo viết về tình hình nhân sự ở tỉnh mình, mới biết sở giáo dục hiện đang lưu trữ 900 bộ hồ sơ, nghĩa là ngay trong tỉnh mình đã có 900 con người đang ở nhà chờ việc giống như mình.

17/09/2014 | Vĩnh Hà
162

TT - Số liệu này được Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cung cấp tại hội nghị tham vấn chuyên gia về thực hiện chính sách pháp luật đối với giáo dục mầm non diễn ra ngày 16-9.

28/08/2014 | VĂN CHUNG
163

Mới đây, VietNamNet nhận được phản ánh về những sai phạm trong cách tính điểm thi công chức giáo dục ở huyện Chương Mỹ năm 2014. Chúng tôi đã có buổi làm việc với UBND huyện Chương Mỹ, Hà Nội và phòng Nội vụ huyện Chương Mỹ.

04/09/2014 | VĂN CHUNG
164

Ngày 29/8, công văn do Phó GĐ Sở Nội vụ Hà Nội Nguyễn Thị Vinh ký trả lời về cách tính điểm cho ứng viên dự xét tuyển viên chức giáo dục năm 2014 sau phản ánh của một số quận huyện.

18/09/2014 | Tuấn Khanh
165

Mới đây, trong câu chuyện thông báo về tỷ lệ thất nghiệp của viện Khoa học lao động và xã hội, đã gây không ít bàn tán trong dân chúng. Tỷ lệ thất nghiệp quý 2/2014 của Việt Nam được xác định là 1,84% mở ra nhiều ý kiến tranh biện: Liệu con số đó đã phản ánh đúng một hiện trạng Việt Nam hay không? Bản thân việc công bố một con số đơn thuần dựa theo lý thuyết điều tra, mà không có phần mở rộng, dẫn giải đúng đằng sau con số đó, liệu có là một thái độ đúng của trí thức thật lòng với đất nước, dân tộc?

18/09/2014 | Nguyễn Tú
166

(TNO) Sáng nay 18.9, Trường CĐ Phương Đông TP.Đà Nẵng cùng Viện Goethe Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác giảng dạy tiếng Đức nhằm tuyển dụng sinh viên ngành điều dưỡng làm việc tại CHLB Đức.

Thứ Ba, 08/07/2014 | Thanh Hương
167

Theo một báo cáo của Ủy hội Thương mại quốc tế (ITUC) đánh giá các quốc gia về việc đối xử với công nhân, Trung Quốc và Hàn Quốc ở trong nhóm sáu quốc gia được xem là đối xử tệ với công nhân nhất thế giới.
Các quốc gia được đánh giá thông qua 97 tiêu chí về quyền của công nhân. Đây là một phần của đánh giá chỉ số nhân quyền toàn cầu năm 2014. Theo đó, các quốc gia sẽ được cho điểm từ mức 1 điểm (bảo vệ công nhân tốt nhất) đến 5 điểm (đối xử với công nhân tệ nhất). Trung Quốc và Hàn Quốc đều ở mức 5 điểm. Các nước khác cùng trong nhóm này gồm có Cộng hòa Trung Phi; Campuchia, Syria, và Belarus.

15/09/2014 | Timo Hannay
168

Isn’t the point of a scientific PhD to train and accredit the next generation of researchers and professors? That’s certainly the common sense assumption, but common sense is wrong. According to figures from the Royal Society, only 3.5% of science PhD graduates end up pursuing longterm careers in university research, and fewer than 0.5% eventually become professors. A larger number end up in industrial or governmental research. The overwhelming majority – over three-quarters – pursue careers in other walks of life.

14/09/2014 | Quốc Phong
169

Giáo sư Vũ Khiêu, sinh ngày 19.9.1915, song tuổi trong hồ sơ đi theo kháng chiến thì lại là 1916. Thật khó có thể tưởng tượng nổi bậc đại thụ về triết học và nhiều ngành khoa học xã hội như ở tuổi ông lại có sức làm việc kỳ lạ, giàu khát vọng và muốn cống hiến cho đời khi đã sang tuổi 100 đến thế!

18/09/2014 | HOÀI PHƯƠNG
170

Đây là album tập hợp những bản nhạc đàn tranh biểu diễn cùng tứ tấu đàn dây Tây phương theo đúng thể thức Nhã nhạc truyền thống, trong đó, một số bài được Trí Nguyễn sáng tạo thêm khi đưa vào một vài trích đoạn ngắn trong những tác phẩm của các nhà soạn nhạc cổ điển nổi tiếng như Vivaldi, Beethoven, Mussorgsky...

20/09/2014 | THU PHƯƠNG
171

Grigori Perelman - "kẻ lập di" được mệnh danh là thiên tài toán học, người thông minh nhất hành tinh với công lao giải được bài toán Thiên niên kỷ đã khước từ hàng loạt những giải thưởng triệu đô danh giá và quay về "ở ẩn".

SEPT. 15, 2014 | By MICHAEL D. SHEAR
172

On Monday, Mr. Obama hailed the service of two young soldiers,saying the honor came late because “sometimes even the most extraordinary stories can get lost in the fog of war or the passage of time.”
But, he added: “To all of you who serve and your families who serve along with them, the nation is grateful. And your commander in chief could not be prouder.”

SEPT. 18, 2014 | By ALAN BLINDER
173

Microphone in hand, Mr. Carter quickly replied: “Well, my favorite dessert is ice cream, and my favorite ice cream is mango. But I don’t turn down other flavors when mango is not available.”
And so began Mr. Carter’s annual town-hall meeting with Emory freshmen, in which he for 33 years has stood gamely before throngs of teenagers. No query is off limits.

SEPT. 20, 2014 | By REEVE HAMILTON
174

In addition to increasing student success, Dr. Khator said she was focused on growing the university’s footprint in energy, health care and the arts, since those are most relevant to Houston’s economy.
“The hardest thing for any organization in transformation is really changing the culture,” she said. “That has been the toughest thing in all of this. But as time passes, that has become easier.”

SEPT. 6, 2014 | By DAVID BARBOZA
175

When the Alibaba Group goes public later this month in an offering that could value the company at about $160 billion, investors will have little doubt about who is in control of the company. Mr. Ma, 49, is the public face. He is the chief negotiator. He is the top strategist. He is the biggest individual investor, with a 9 percent stake.

SEPT. 15, 2014 | By THOMAS FULLER
176

BANGKOK —Mr. Thaksin’s name was scrubbed from the book by the Ministry of Education, said the textbook’s author, Thanom Anarmwat.
To members of the Bangkok establishment who supported the May military coup, which ousted an elected government backed by Mr. Thaksin, he is seen as venal, corrupt and, perhaps most of all, a threat to their power.
To his supporters, Mr. Thaksin was the first politician in Thailand to focus on the needs of voters outside Bangkok and gain their allegiance by delivering universal health care, microloans and more efficient government services.

SAMUEL G. FREEDMAN | SEPT. 19, 2014
177

Stares would qualify as the benign end of the spectrum for many American Sikhs, who follow a monotheistic religion founded in South Asia about 600 years ago. Because they are so often mistaken for fundamentalist or even jihadist Muslims — the turban being associated with the leaders of Al Qaeda, Hezbollah, the Taliban and the Islamic State — American Sikhs have endured a substantial amount of hate crime. While the F.B.I. does not break down separate statistics for attacks against Sikhs specifically, the last 13 years have seen numerous beatings and several killings, most notoriously the fatal shooting of six worshipers at a Sikh temple outside Milwaukee in 2012.
Mr. Singh has made it his mission, in deeply felt and highly idiosyncratic ways, to address the ignorance and thus defang the hate.

SEPT. 29, 2014 | By RICHARD FAUSSET
178

ATLANTA — The criminal trial of a dozen public school educators opened here Monday with prosecutors alleging that the teachers and administrators had engaged in a “widespread, cleverly disguised” conspiracy to cheat on standardized test scores in an effort to protect their jobs and win favor and bonuses from administrators.
But a procession of defense lawyers used their opening statements to cast doubt on the trustworthiness of witnesses who will be called by the prosecution in the trial. Some of them, they said, had made contradictory statements, were of questionable character, or had received plea deals or immunity in exchange for testifying.

Sept. 16, 2014 | Elizabeth Barber
179

David Tovar represented himself as a graduate of the University of Delaware but in fact had no such degree

22/09/2014 | Kim Thomas
180

Staff ‘angry and disappointed’ at purchase of seven designer chairs for graduation ceremonies at a time of redundancies

22/09/2014 | Hồng Hạnh
181

(Dân trí) - Sáng nay 22/9, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã trao quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng mới trường ĐH Kinh tế Quốc dân nhiệm kỳ 2013 - 2018. Theo đó, tân Hiệu trưởng nhà trường là GS.TS Trần Thọ Đạt.

25/09/2014 | Hồng Hạnh
182

(Dân trí) - UBND TP Hà Nội vừa ra quyết định công nhận TS Đàm Quang Minh giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường ĐH FPT theo đề nghị của Hội đồng quản trị FPT và ĐH FPT. TS Đàm Quang Minh sinh năm 1979, năm nay 35 tuổi, hiện là hiệu trưởng đại học trẻ nhất Việt Nam.

26/09/2014 | Ngân Anh - Lê Huyền
183

Ông Đàm Quang Minh vừa trở thành "hiệu trưởng trẻ nhất Việt Nam". Còn những hiệu trưởng khác đang ở trong độ tuổi nào?

29/09/2014 | Tâm An
184

Theo đơn kiến nghị của Hội đồng Sư phạm Trường Tiểu học Điện Biên Phủ, tập thể giáo viên nhà trường không đồng ý với quyết định của Phòng GD-ĐT quận Thanh Khê (Đà Nẵng) về việc điều động cô Vương Thị Vân về làm hiệu trưởng của trường vì cô Vân đã từng bị kỷ luật vì sai phạm khó bỏ qua. “Tai tiếng” của cô Vân, phụ huynh học sinh của trường đều biết nên khó tin tưởng một người như cô Vân quản lý, chăm sóc con em ở trường. Đơn kiến nghị này cũng nói rõ: “Nếu luân chuyển Hiệu trưởng thì chúng tôi chấp nhận bất kì Hiệu trưởng mới nào trừ cô Vương Thị Vân trên”. Có khoảng 40 chữ ký của giáo viên trong trường trong đơn kiến nghị phản đối cô Vân về làm hiệu trưởng mới của trường.

03/09/2014
185

Sáng ngày 28/8/2014, tại Trường Cao đẳng Bách Việt đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Viện Goethe Việt Nam và nhà trường về việc thí điểm giảng dạy tiếng Đức như Ngoại ngữ 2, trong khuôn khổ thực hiện Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 tại các trường chuyên nghiệp của Bộ GD-ĐT Việt Nam.

Chén trà thứ 2
30/09/2014 | Trung Anh
1

(Dân trí) - Khi đạn hơi cay được cảnh sát bắn ra, người biểu tình ở Hồng Kông chỉ có duy nhất chiếc ô để che chắn. Họ đã mang theo ô để tránh cái nắng gay gắt trong ngày.

Kể từ đó hình ảnh và thiết kế về chiếc ô đã được đăng tải như một chỉ dấu của sự đoàn kết. “Cách mạng ô” đã trở thành hiện tượng nghệ thuật trong biểu tình trên mạng.
Cùng với dải ruy băng màu vàng, ô đã trở thành biểu tượng không chính thức cho các cuộc biểu tình trên đường phố ở Hồng Kông hiện nay.

18/09/2014 | Hoài Nam
2

(Dân trí) - Các chủ đề về học hành, tình bạn, các em học sinh thường tâm sự với bố mẹ còn những chuyện liên quan đến tình yêu, tình dục, các em lại có xu hướng “ém nhẹm” người lớn.

04/09/2014 | Nguyệt Ánh
3

Chiều 3/9, Đảng bộ Trường THPT Trần Quốc Tuấn, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên cho 2 học sinh là Nguyễn Thị Tường Vân và Bùi Thị Cẩm Ly. Đây là những học sinh giỏi toàn diện 3 năm liền là học sinh giỏi cấp tỉnh. Trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng vừa qua, cả 2 đỗ cùng lúc 2 trường Đại học với số điểm cao.
Ông Nguyễn Văn Dục, Bí thư Đảng ủy - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trần Quốc Tuấn cho biết, nhà trường đặc biệt quan tâm theo dõi, giúp đỡ và kết nạp Đảng viên là những học sinh xuất sắc.

21/09/2014 | Thu Phuong
4

Tờ The Atlantic vừa đưa tin trang web có tên “Seeking Arrangement” đang triển khai dịch vụ ‘mai mối’ giữa những đại gia và nữ sinh viên trẻ để tạo nên những “mối quan hệ cùng có lợi”.

Jonathan Rosenberg Sept. 24, 2014 | Eric Schmidt
5

In a new book out this week chock full of Google-flavored business wisdom, How Google Works, Google executive chairman and former CEO Eric Schmidt and former Senior Vice President of Products Jonathan Rosenberg share nine insightful rules for emailing (or gmailing!) like a professional

SEPT. 12, 2014 | Pamela Druckerman
6

At age 84, Mr. Mischel is about to publish his first nonacademic book, “The Marshmallow Test: Mastering Self-Control.” He says we anxious parents timing our kids in front of treats are missing a key finding of willpower research: Whether you eat the marshmallow at age 5 isn’t your destiny. Self-control can be taught. Grown-ups can use it to tackle the burning issues of modern middle-class life: how to go to bed earlier, not check email obsessively, stop yelling at our children and spouses, and eat less bread. Poor kids need self-control skills if they’re going to catch up at school.

SEPT. 17, 2014 | By PENELOPE GREEN
7

It’s a practice nearly unheard-of in decades past, although it is the case that Gen. Douglas MacArthur’s mother followed him to college at West Point, renting a suite at a hotel overlooking the school. While Pinky MacArthur exhibited a 19th-century version of helicopter-parent behavior — nudging her son to study, writing a chief of staff to encourage him to promote her boy — these parents’ choices, they say, reflect a confluence of factors: a new emphasis on family life and new realities regarding work flexibility and longevity.

03/09/2014 | Xuân Mai
8

Nalanda, một trong những trường đại học lâu đời nhất thế giới ở bang Bihar, miền Đông Ấn Độ, đã khai giảng trở lại hôm 1/9. Ngôi trường cổ xưa đón sinh viên lần đầu tiên sau 800 năm tại một cơ sở mới ở TP Rajgir, cách thủ phủ Patna của bang Bihar khoảng 100 km.

Phó Hiệu trưởng Gopa Sabharwal cho biết trường đã có 15 sinh viên (trong đó có 5 nữ) và 11 giảng viên. Số sinh viên này được tuyển chọn từ hơn 1.000 ứng viên trên toàn thế giới. Nhận xét về yêu cầu tuyển sinh nghiêm ngặt, Phó Hiệu trưởng Sabharwal nói với đài NDTV: “Nalanda là đại học nghiên cứu và chúng tôi chỉ chọn những người giỏi nhất”.

SEPT. 3, 2014 | By MANU JOSEPH
9

The target of the question at the party was of modest means, but she was with the affluent mothers — like an equal, which she was. Her child was a beneficiary of the Right to Free and Compulsory Education Act, which took effect in 2010. The act requires that all private schools inIndia, except those run by and for minority communities, reserve 25 percent of their seats for children in the neighborhood who are from 6 to 14 years of age and socially or financially disadvantaged. The schools must also provide this education free.

SEPT. 4, 2014 | By HELEN GAO
10

A huge gap in educational opportunities between students from rural areas and those from cities is one of the main culprits. Some 60 million students in rural schools are “left-behind” children, cared for by their grandparents as their parents seek work in faraway cities. While many of their urban peers attend schools equipped with state-of-the-art facilities and well-trained teachers, rural students often huddle in decrepit school buildings and struggle to grasp advanced subjects such as English and chemistry amid a dearth of qualified instructors.

SEPT. 23, 2014 | By EDWARD WONG
11

ALTAY, China — A university professor who has become the most visible symbol of peaceful resistance by ethnic Uighurs to Chinese policies was sentenced to life in prison on Tuesday after being found guilty of separatism by court officials in the western region of Xinjiang, which Uighurs consider their homeland.
The punishment handed down to Ilham Tohti was the harshest that Chinese officials have imposed on a political dissident in recent years. Mr. Tohti was convicted after a two-day trial in Urumqi, the regional capital, that ended last Wednesday. He was taken by the police last January from his home in Beijing, where he teaches economics at Minzu University, and brought to Xinjiang, where he was charged with separatism.

Thứ Ba, 23/09/2014 | Lam Hồng
12

Khái niệm "xã hội hài hoà” được triết gia Khổng Tử đưa ra từ nửa thiên niên kỷ trước. Nhằm mục đích thúc đẩy "quyền lực mềm", tuyên truyền cho chính sách trỗi dậy hòa bình, Trung Quốc (TQ) đã lấy tên của vị triết gia này đặt cho các Trung tâm Trao đổi Văn hóa TQ ở nước ngoài. Nhưng những mối đe doạ từ Bắc Kinh đã khiến những Viện Khổng trở thành nỗi sợ hãi của nhiều quốc gia.

Thứ Tư, 23/07/2014 | Thanh Tâm
13

Hiệp hội Giáo sư Đại học Hoa Kỳ (AAUP) hối thúc các trường đại học Tây phương cắt đứt quan hệ với Học viện Khổng Tử.
Lý do AAUP đưa ra là trung tâm văn hóa này của Bắc Kinh hoạt động như một công cụ của nhà nước và được cho là không tôn trọng tự do học thuật, lồng ghép các tuyên truyền chính trị.

13/09/2014 | Nguyễn Duy
14

Ông David McCawley, Trưởng bộ phận Lãnh sự Mỹ tại VN, chia sẻ 6 yếu tố mà sinh viên cần nắm để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn thị thực du học.

Wednesday, 03 September 2014 | By Clarissa A León,
15

In France, lunch menus are prepared two months in advance and sent away to a nutritionist who gives the menu final approval. The nutritionist can make adjustments to the meal, such as suggesting a dessert be swapped for fruit if "she thinks there's too much sugar that week," writes Plantier. Not only that, but lunches are prepared on site. There are no "ready made frozen" meals to speak of, no box-cutters excavating fish sticks or fries; instead, school cooks prepare everything by hand.
Another bigger contribution to French students' healthy disposition? Recess. Students have two 15-minute and one 60-minute recess every day, writes Plantier, and they also have the advantage of walking or biking to and from school, which students only attend four -- not five -- days out of the week.

SEPT. 2, 2014 | By MELISSA EDDY
16

BERLIN — The first to be singled out for systematic murder by the Nazis were the mentally ill and intellectually disabled. By the end of World War II, an estimated 300,000 of them had been gassed or starved, their fates hidden by phony death certificates and then largely overlooked among the many atrocities that were to be perpetrated in Nazi Germany in the years to follow.
Now, they are among the last to have their suffering publicly acknowledged. On Tuesday, the victims of the direct medical killings by the Nazis were given their own memorial in the heart of Berlin.

SEPT. 9, 2014 | By FARHAD MANJOO
17

Four times before in its history, at media events planned with military precision, Apple introduced a new invention that radically altered how the technology industry conceived of its future. The company hopes it did that again for a fifth time on Tuesday by unveiling the Apple Watch, a stylish smartwatch that is the company’s first advance into a new product category since it created the iPad in 2010.
Any question about how well Tim Cook, Apple’s chief executive, is managing the reins of the world’s most valuable company will most likely be put to rest after Tuesday’s profusion of product announcements at the Flint Center in Cupertino, Calif., where Steve Jobs first showed off the Macintosh in 1984.

06/09/2014 | Linh Thư - Hồng Nhì
18

Một quốc gia biển với kinh tế biển được xác định là thế mạnh nhưng việc áp dụng khoa học công nghệ, tri thức làm đòn bẩy cho sự phát triển hạn chế, gần như không, đến ngay cả nghiên cứu về biển đảo cũng chưa mạnh. Thiết lập một bộ về biển đảo là cần thiết.

Ít nhất 2 ý kiến xung quanh vấn đề trên nêu đại diện tại cuộc làm việc của Chủ tịch MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân với 21 Giáo sư hàng đầu VN trên mọi lĩnh vực về việc phát huy đóng góp của đội ngũ trí thức cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, sáng nay ở Hà Nội.

collegia09/09/2014 | S.H.
19

(Dân trí) - Trong quá trình tiếp cận với một số giáo viên tiểu học để tìm lời giải “bài toán tính gà”, phóng viên Dân trí đã phát hiện ra một số tình tiết khá thú vị. Trong sách giáo khoa lớp 2 và 3 có những dạng toán tương tự nhưng không ra đề dưới dạng trắc nghiệm.

04/09/2014 | THEO INFONET
20

Mới đây, bài kiểm tra của em học sinh do một phụ huynh đăng tải trên một trang mạng xã hội đang nhận được nhiều sự quan tâm, tranh luận thắc mắc tính đúng sai của đáp án mà giáo viên đưa ra.