"Chợ Đầu Mối" về Giáo Dục tại Việt Nam
A Clearinghouse on Education in Viet Nam
Vấn đề trong tháng
24/09/2016 | Nguyễn Thảo (Yunita Ong – Forbes) | Bản tin số 48

Năm 1966 Thủ tướng Diệu đã ra chỉ đạo tất cả học sinh cần phải học tiếng mẹ đẻ của mình.
“Nếu chỉ đơn ngữ trong tiếng mẹ đẻ của chúng ta, chúng ta sẽ không kiếm sống được. Còn nếu đơn ngữ tiếng Anh sẽ là một trở ngại” – ông viết trong hồi ký của mình. “Chúng ta sẽ mất bản sắc văn hóa, sự tự tin về bản thân và về vị thế của mình trong thế giới này”.

13/09/2016 | Nguyễn Thảo (Theo Japan Times) | Bản tin số 48

Việc giảng dạy tiếng Anh ở các trường học của Nhật Bản sẽ trải qua một cuộc cải cách lớn trong tương lai gần khi Chính phủ nước này đang cố gắng nuôi dưỡng nhiều tài năng ngôn ngữ hơn trong thời đại toàn cầu hóa.

23/09/2016 | Ngân Anh | Bản tin số 48

GS Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước (nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT) cho biết ông từng viết thư ngỏ gửi Bộ Chính trị về cần có quyết sách với tiếng Anh.
“Theo tôi đó là tiếng Anh, sau đó mới đến các thứ tiếng quốc tế khác” – ông Nhung khẳng định.
“Vì chính các nước khi tiếng mẹ đẻ của họ trùng với một thứ tiếng quốc tế nào đó, ví dụ như tiếng Pháp, Đức, Nga, Tây Ban Nha, Trung quốc, Nhật Bản..., họ cũng đều coi tiếng Anh là ngoại ngữ số một”.

25/09/2016 | Bản tin số 48

Từ thực tế bản thân, mặc dù tiếng Nga và văn hóa Nga đã thấm đẫm vào máu của tôi, nhưng vì tương lai con em chúng ta, tôi khẩn thiết đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo hãy xem xét lại cẩn trọng đề án dạy tiếng Nga và tiếng Trung như dự kiến. Hai thứ tiếng này chỉ nên dạy cho ai có nhu cầu và dạy ở các trường chuyên và ở bậc đại học. Còn dồn tất cả nhân lực và tiền bạc cho việc phổ cập bắt buộc tiếng Anh từ lớp 3 cho đến lớp 12 và cả ở bậc đại học. Tiếng Anh sẽ giúp mở toang cánh cửa để con cháu chúng ta hội nhập vào thế giới văn minh”.

27/09/2016 | Minh Khuê | Bản tin số 48

Ở Việt Nam hiện nay, nhiều cử nhân tiếng Anh, thậm chí rất đông thầy cô giáo tốt nghiệp khoa tiếng Anh các trường đại học sư phạm còn phát âm không chuẩn tiếng Anh thì nói gì đến các người đẹp. Kết quả thi tốt nghiệp phổ thông trung học nhiều năm gần đây tại Việt Nam cho thấy số thí sinh đạt đểm dưới trung bình môn tiếng Anh chiếm trên dưới 60%. Vì vậy, đừng nên đòi hỏi chuẩn mực tiếng Anh quá cao ở các người đẹp thí sinh thi hoa hậu, á hậu trong mặt bằng chung tồi tệ về ngoại ngữ như vậy.

17/9/2016 | Hoàng Phương | Bản tin số 48

Đề án đưa ra lộ trình đạt chuẩn đối với giáo viên tiếng Anh các cấp học phổ thông quy định theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Năm 2016 là 45% giáo viên tiểu học, 55% giáo viên trung học cơ sở, 65% giáo viên THPT.

20/09/2016 | Ngân Anh | Bản tin số 48

Theo thông tin của các báo ra ngày 20/9, việc dạy và học tiếng Anh trên địa bàn TP.HCM ngay đầu năm học mới đã có nhiều điểm tích cực lẫn vướng mắc.

17/09/2016 | Hạ Anh - Thanh Hùng | Bản tin số 48

Tại hội nghị triển khai giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 của đề án "dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020", Bộ GD-ĐT đã đưa ra nhiều giải pháp cho nhiệm vụ quan trọng này.

22/9/2016 | Hoàng Phương | Bản tin số 48

- Vì sao Đề án lại chọn tiếng Nga, tiếng Trung Quốc trở thành ngoại ngữ thứ nhất?
- Việc lựa chọn ngoại ngữ thứ nhất được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định từ năm 2006, bổ sung năm 2011 gồm tiếng Anh, tiếng Nga, Trung, Pháp và Nhật. Đến nay, Đề án không lựa chọn hay xem xét các ngoại ngữ khác ngoài 5 thứ tiếng trên.

23/09/2016 | Nguyễn Thảo | Bản tin số 48

Cần có lộ trình, đầu tư cho việc đào tạo cử nhân tiếng Nga, tìm những cố vấn chuyên gia... là những góp ý của NGƯT Vũ Thế Khôi, nguyên trưởng khoa phiên dịch tiếng Nga – Anh – Pháp – Trung, ĐH Ngoại ngữ Hà Nội về đề án đưa tiếng Nga và tiếng Trung thành ngoại ngữ thứ nhất ở trường phổ thông.