"Chợ Đầu Mối" về Giáo Dục tại Việt Nam
A Clearinghouse on Education in Viet Nam
Vấn đề trong tháng
21/09/2015 01:05 GMT+7 | Trần Quang Quý (nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT | Bản tin số 36

VietNamNet nhận được bài viết của PGS Trần Quang Quý thành viên Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước xung quanh câu chuyện Trường ĐH Tôn Đức Thắng tự bổ nhiệm chức danh giáo sư. Dưới đây là nội dung bài viết.

20/09/2015 | LÊ HUYỀN | Bản tin số 36

Trao đổi với VietNamNet, GS Nguyễn Đăng Hưng khẳng định ông luôn cổ vũ việc cải tổ giáo dục Việt Nam, nhất là thay đổi cách tổ chức hệ thống đại học phù hợp với xu thế hội nhập. Ông cho rằng Bộ GD-ĐT cần nhanh chóng đề xuất quy chế cho việc trao quyền bổ nhiệm cho các trường ĐH.

23/09/2015 | Hồng Hạnh | Bản tin số 36

Trao đổi với Dân trí, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo - Bộ GD-ĐT Nguyễn Hải Thập cho biết: "Trường đại học Tôn Đức Thắng đã dừng việc tự phong GS,PGS vì nhà trường đã hiểu nhầm quyết định của Chính phủ nên soạn thảo văn bản chưa chuẩn, chưa chặt chẽ".

23/09/2015 | Lê Châu Nhân | Bản tin số 36

Các trường đại học tự phong giáo sư mà chất lượng thấp thì họ sẽ bị đào thải, xã hội sẽ quay lưng, giới học thuật và nghiên cứu khoa học sẽ tẩy chay. Cuộc sống sẽ có cơ chế loại trừ những thứ giả dối.

25/09/2015 | LÊ HUYỀN | Bản tin số 36

Chia sẻ với VietNamNet, GS Vũ Hà Văn cho biết các nước phát triển có hai cách bổ nhiệm giáo sư. Cách thứ nhất là qua Hội đồng Nhà nước, như một số nước châu Âu, đặc biệt các nước Đông Âu cũ. Cách thứ hai là qua các Hội đồng trường, trường nào phong giáo sư trường đó, như đang làm tại Mỹ.
"Dù là hai cách khác nhau nhưng về thủ tục tương đối giống nhau. Người được đề cử trước hết phải được duyệt bởi một Hội đồng chuyên môn, hay nếu như ở trường đại học thì đó là hội đồng của khoa. Sau khi được hội đồng này duyệt rồi mới đưa lên hội đồng cao hơn, như Hội đồng Nhà nước hay Hội đồng trường".

30/09/2015 | Lưu Tiến Hiệp | Bản tin số 36

TS Lưu Tiến Hiệp chia sẻ những suy nghĩ của ông về việc có nên trao quyền bổ nhiệm chức danh giáo sư cho các trường đại học hay không, xuất phát từ thông lệ quốc tế và bối cảnh Việt Nam.

23/09/2015 | LÊ HUYỀN | Bản tin số 36

Ủng hộ việc trường ĐH được bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư, nhà giáo Trần Hữu Tá cho rằng nếu Trường ĐH Tôn Đức Thắng hội đủ các điều kiện nên để trường làm.
"Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước phản đối quyết liệt trước việc làm của trường Tôn Đức Thắng. Trong giới khoa học nhiều người tán thành, nhiều người phản đối và thứ ba là tán thành nhưng có điều kiện. Tôi thuộc người thứ ba. Tôi nghĩ, vấn đề này Bộ GD-ĐT không giải quyết được mà phải chờ ý kiến những người cấp cao hơn từng có thời gian làm công tác giáo dục."

21/9/2016 | Hoàng Phương | Bản tin số 48

Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 (gọi tắt là Đề án) được phê duyệt năm 2008. Mục tiêu là đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong các trường, để "đến năm 2020, đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa, biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam".

23/09/2016 | V.HÀ - N.HÀ | Bản tin số 48

Trước những băn khoăn của xã hội về đề án ngoại ngữ 2020 (2008-2020), Tuổi Trẻ trao đổi với Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga xung quanh vấn đề nói trên.

22/09/2016 | Cầm Phan | Bản tin số 48

Ở Singapore - quốc gia thường được lấy làm hình mẫu về khả năng chuyển đổi và sử dụng tiếng Anh nhuần nhuyễn trong toàn dân, chính phủ lúc còn non trẻ của ông Lý Quang Diệu đã thực thi ngay mục đích “nhiều tiếng nói - một ngôn ngữ” bằng một chính sách áp dụng văn bản tiếng Anh và giao tiếp Anh ngữ trong toàn hệ thống chính quyền.